Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của bột lá cây chè đại (trichanthera gigantea) đến năng suất, chất lượ...

Tài liệu ảnh hưởng của bột lá cây chè đại (trichanthera gigantea) đến năng suất, chất lượng thịt, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên

.PDF
65
29
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN QUANG HUY ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ CÂY CHÈ ĐẠI (TRICHANTHERA GIGANTEA) ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT, CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU, HÌNH THÁI LỚP NHUNG MAO RUỘT Ở GÀ THỊT NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN QUANG HUY ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ CÂY CHÈ ĐẠI (TRICHANTHERA GIGANTEA) ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT, CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU, HÌNH THÁI LỚP NHUNG MAO RUỘT Ở GÀ THỊT NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 8 42 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Từ Quang Tân PGS.TS. Từ Trung Kiên THÁI NGUYÊN - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nguồn số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Huy i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm và các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên TS Từ Quang Tân và PGS.TS Từ Trung Kiên đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã thường xuyên tạo mọi điều kiện về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ tại Trại Gia cầm - Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Học viên Nguyễn Quang Huy ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC HÌNH............................................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 1.1. Giới thiệu chung về cây Chè đại ............................................................... 3 1.2. Sắc tố trong bột lá thực vật và tác dụng của sắc tố thực vật đối với vật nuôi...... 7 1.3. Tính chất lý hoá học của máu .................................................................. 10 1.4. Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu ở gà .......................................................... 15 Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 19 2.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................. 19 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 20 2.3.1. Bố trí thí nghiệm...................................................................................... 20 2.3.2. Thức ăn thí nghiệm .................................................................................. 21 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.................... 21 2.3.4. Phương pháp xử lý các số liệu................................................................. 25 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 26 3.1. Ảnh hưởng của bột lá Chè đại trong khẩu phần đến năng suất, chất lượng thịt của gà thí nghiệm .................................................................... 26 3.1.1. Ảnh hưởng của BLCĐ đến tỷ lệ nuôi sống của gà ở các lô thí nghiệm .. 26 3.1.2. Ảnh hưởng của BLCĐ đến sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ....... 27 iii 3.1.3. Ảnh hưởng của BLCĐ đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ..... 30 3.1.4. Ảnh hưởng của BLCĐ đến sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .... 33 3.1.5. Ảnh hưởng của BLCĐ đến tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm .............. 34 3.1.6. Ảnh hưởng của BLCĐ đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm .......................................................................................... 36 3.1.7. Ảnh hưởng của BLCĐ đến năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ........................................................................... 39 3.1.8. Ảnh hưởng của BLCĐ đến tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm .......................................................................... 41 3.1.9. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà thí nghiệm .......................... 43 3.1.10. Ảnh hưởng của BLCĐ đến một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm...... 44 3.2. Ảnh hưởng của bột lá Chè đại trong khẩu phần ăn đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của gà thí nghiệm ................................................. 48 3.2.1. Ảnh hưởng của BLCĐ đến các chỉ tiêu sinh lý máu của gà thí nghiệm ....... 48 3.2.2. Ảnh hưởng của BLCĐ đến các chỉ tiêu sinh hóa của gà thí nghiệm............. 48 3.3. Ảnh hưởng của bột lá Chè đại đến hình thái nhung mao ruột non ......... 49 3.3.1. Ảnh hưởng của BLCĐ đến hình thái nhung mao đoạn tá tràng .............. 49 3.3.2. Ảnh hưởng của BLCĐ đến hình thái nhung mao đoạn hỗng tràng......... 50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 52 1. Kết luận .......................................................................................................... 52 2. Đề nghị........................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 54 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung BLCĐ Bột lá Chè đại ĐC Đối chứng KL Khối lượng KLTB Khối lượng trung bình KP Khẩu phần KPCS Khẩu phần cơ sở SS Sơ sinh TĂ Thức ăn TCPTN Tiêu chuẩn phòng Thí nghiệm TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN Thí nghiệm VCK Vật chất khô iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................. 20 Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà ở các giai đoạn ........................................ 26 Bảng 3.2: Sinh trưởng tích lũy của gà ở các tuần tuổi .................................. 27 Bảng 3.3: Tăng khối lượng trung bình của gà TN ở các giai đoạn .............. 30 Bảng 3.4: Sinh trưởng tương đối của gà qua các giai đoạn tuổi ................... 33 Bảng 3.5: Tiêu thụ thức ăn trung bình của gà ở các giai đoạn ..................... 35 Bảng 3.6: Tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1kg tăng khối lượng của gà ở các giai đoạn ................................................................................. 37 Bảng 3.7: Tiêu tốn năng lượng trao đổi trung bình cho 1kg tăng khối lượng ở các giai đoạn ................................................................... 40 Bảng 3.8: Tiêu tốn Protein trung bình cho 1kg tăng khối lượng ở các giai đoạn ......42 Bảng 3.9: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ..................................... 44 Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm (gà trống + mái)......... 45 Bảng 3.11: Thành phần hóa học của gà thí nghiệm......................................... 47 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của BLCĐ đến số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của gà thí nghiệm .................................... 48 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của BLCĐ đến hàm lượng protein tổng số và hàm lượng albumin của máu ................................................................ 48 Bảng 3.14: Chiều cao trung bình nhung mao ruột đoạn tá tràng ở gà ............. 49 Bảng 3.15: Chiều cao trung bình nhung mao ruột đoạn hỗng tràng ở gà........ 50 v DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị tăng khối lượng trung bình của gà thí nghiệm ................... 29 Hình 3.2. Đồ thị sự sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ........................ 32 Hình 3.3. Đồ thị sự sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ...................... 34 Hình 3.4. Đồ thị mức tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1kg tăng khối lượng .... 39 Hình 3.5: Cấu trúc thành ruột non đoạn tá tràng (H.E x 40) ......................... 49 Hình 3.6: Cấu trúc thành ruột non đoạn hỗng tràng (H.E x 40) .................... 50 vi MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Các sản phẩm từ gà (thịt gà, trứng gà) từ lâu đã là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với con người. Thịt gà, trứng gà có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến, có khả năng tiêu hóa và hấp thu cao ở người. Gà là đối tượng dễ nuôi, với chi phí thấp (so với nhiều vật nuôi khác), phù hợp với tập quán chăn nuôi của người dân. Chính vì vậy, chăn nuôi gà chiếm tỉ trọng lớn cho cơ cấu ngành chăn nuôi của nước ta, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng, thức ăn là yếu tố đóng vai trò then chốt và chiếm đến 70% chi phí chăn nuôi, thức ăn làm tăng tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng cũng như sức sản xuất của vật nuôi. Những năm gần đây, việc chăn nuôi gà ở Việt Nam chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, giúp nâng cao đáng kể khả năng tăng năng suất ở vật nuôi, song cũng đặt vấn đề về chất lượng thịt và trứng. Trong xã hội hiện đại, nhu cầu về thực phẩm của người dân đã có sự thay đổi rất lớn, không còn là ăn đủ, ăn no mà người tiêu dùng hiện nay chú trọng nhiều đến chất lượng của sản phẩm: ăn ngon, ăn sạch. Các sản phẩm chăn nuôi phải đảm bảo không tồn dư các chất kích thích sinh trưởng, các chất kháng sinh, các chất ảnh hưởng đến mùi vị của thịt và trứng... Chính điều này đã đặt ra yêu cầu cho các nhà khoa học là phải làm sao tìm ra những loại thức ăn mới vừa đảm bảo khả năng tăng năng suất vật nuôi, vừa đảm bảo chất lượng thịt và trứng… Một trong những hướng nghiên cứu hiện nay là sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật (dạng tươi, ủ hay dạng bột) trong chăn nuôi, tạo ra những sản phẩm an toàn hơn cho con người. Theo hướng này, rất nhiều các loài thực vật đã được nghiên cứu, sử dụng làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi gà như: cây sắn, keo dậu, chè đại, mục túc... [1], [20]. Cây Chè đại (Trichanthera gigantea) có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ, được dùng làm thức ăn cho gia súc, được nhập về Việt Nam năm 1993 từ Colombia. Đây là loài cây cho năng suất khá cao và thích nghi tốt với nhiều vùng khí hậu khác nhau. Cây rất giàu protein, khoáng và vitamin. Hàm lượng 1 protein trong lá thay đổi từ 15 - 22%, hàm lượng calci đặc biệt cao so với các loại cây thức ăn khác. Đồng thời, không có các chất alkaloid hay tanin, hàm lượng saponin và steroid thấp. Đã có những nghiên cứu cho thấy sử dụng cây chè đại làm thức ăn cho gia súc đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao [12], [20]. Tuy nhiên, việc sử bột lá cây Chè đại trong chăn nuôi gà thịt có mang lại hiệu quả kinh tế hay không vẫn đang là vấn đề đặt ra. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của bột lá cây Chè đại (Trichanthera gigantea) đến năng suất, chất lượng thịt, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần có bột lá cây Chè đại trong chăn nuôi gà thịt nhằm: - Xác định ảnh hưởng của BLCĐ trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của gà thịt. - Xác định ảnh hưởng của BLCĐ đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của gà thịt. - Xác định ảnh hưởng của BLCĐ đến hình thái lớp nhung mao ruột non của gà thịt. 3. Nội dung nghiên cứu - Xác định ảnh hưởng của khẩu phần chứa 2 – 4%, 4 – 6 % BLCĐ đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của gà thịt: + Khả năng sinh trưởng (tỉ lệ nuôi sống, sinh trưởng tích lũy…). + Khả năng cho thịt và thành phần hóa học của thịt. + Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của gà thịt. - Xác định ảnh hưởng của khẩu phần chứa 2 – 4%, 4 – 6 % BLCĐ đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của gà thịt: số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng protein tổng số, hàm lượng huyết sắc tố. - Xác định ảnh hưởng của khẩu phần chứa 2 – 4%, 4 – 6 % BLCĐ đến hình thái lớp nhung mao ruột non đoạn tá tràng và hỗng tràng của gà thịt. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây Chè đại * Tên gọi, nguồn gốc và phân loại thực vật Chè đại (Trichanthera gigantea) hay còn được gọi là chè khổng lồ, trà lá to, cỏ gigantea, là loài cây nhiệt đới được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm từ lâu đời do có thành phần dinh dưỡng cao. Cây Chè đại thuộc họ Acanthaceae (họ Ô rô), họ phụ Ancanthoideae, bộ Trichanthereae (chi thực vật có hoa), giống Hera; loài Trichanthera gigantea, tên khoa học là Trichanthera gigantea. Cây Chè đại có nguồn gốc từ vùng chân núi Andean của Colombia, được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau của châu Mỹ, được trồng thành công ở Việt Nam, Campuchia và Philippine. Đây là loài cây thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, phát triển tốt trên đất acid (pH 4,5), thoát nước tốt, thường gặp ở dọc các con sông, con suối. Ở Việt Nam, cây Chè đại được nhập khẩu vào năm 1993 từ Colombia với mục đích làm thức ăn cho gia súc 10], [20]. * Đặc điểm sinh thái Cây Chè đại thích nghi được với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Cây có thể sống ở độ cao khoảng từ 0 đến 2000 m so với mặt nước biển. Cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm và lượng mưa hàng năm từ 1.000 đến 2.800 mm (Acero, 4 1985, Murgueitio, 1989, Jaramillo and Corredor, 1989) [20]). Cây Chè đại phát triển được trong điều kiện đất acid, kém màu mỡ nhưng thoát nước tốt. Ở Việt Nam cây Chè đại cho thấy khả năng phát triển tốt ở nơi có khí hậu nóng ẩm của miền Bắc hay ở Miền Trung với lượng mưa hàng năm 3.415 mm, nhiệt độ 21-29oC, ẩm độ 79-91% và thích hợp cả với Miền Nam với lượng mưa hàng năm 1.600 - 1.700 mm, nhiệt độ trung bình 26-28oC và ẩm độ 7888% [1], [6], [10]. 3 * Đặc điểm sinh vật Chè đại là loại cây bụi hoặc có thể cao đến 5m. Cây có tán tròn, nhánh bậc 2, thân có nhiều mấu lồi nhỏ, phân bố tạo thành 2 - 4 đường bên ở hai phía dọc theo thân. Khi còn non thân mềm nhiều nước, sau trồng khoảng 6 tháng, cây sinh trưởng cứng cáp, thân màu nâu, hoá gỗ cứng phía ngoài, phía trong mềm nhưng không hoá bấc. Lá Chè đại hình cánh quạt dài đến 26 cm và rộng 14 cm thuôn nhọn về chót lá, bản hẹp, cuống lá dài 1-5 cm, có màu xanh sẫm, mọc đối chéo chữ thập, lá đơn nguyên, giòn, có lông nhỏ mịn và hơi ráp, khi khô lá ngả mầu đen. Mỗi quả của cây Chè đại có 35 - 40 hạt, có 1.123 quả/kg và 4.050.000 hạt/kg (Acero, 1985). Tuy nhiên, hạt cây thường khó hoặc hiếm khi nảy mầm nên tỷ lệ trồng bằng hạt chỉ đạt 0-2% (CIPAV, 1996) nên người ta thường chọn cách nhân giống bằng hom. Theo Mc Dade (1983), nguyên nhân là do cây không tự thụ phấn khi nhụy hoa không có hạt phấn. Cây Chè đại có khả năng ra rễ từ gốc đến ngọn, ngay cả một mẩu lá nhỏ cũng có khả năng ra rễ, tuy nhiên lá không có khả năng tạo thành cây mới. Rễ là một trong những bộ phận giúp cây Chè đại có thể nhân giống, phần thân trưởng thành tại vị trí gần đất sẽ hình thành rễ, các rễ này khi tiếp xúc với đất sẽ hình thành cây mới [10], [20], [21]. Bên cạnh rễ, người ta còn dùng hom để nhân giống cây Chè đại. Cây Chè đại có khả năng nhân giông vô tính rất nhanh, trong 6 tháng từ một cây con có thể cho ra ít nhất 100 cây mới. Tuy nhiên, khi sử dụng các đoạn hom có đường kính 4 cm, dài 50 cm để nhân giống thì tỷ lệ nảy mầm có thể đạt 95%. Nhưng khi sử dụng các đoạn hom có đường kính lớn hơn (3,2-3,8 cm) và chiều dài ngắn hơn (20-30 cm) để nhân giống thì tỉ lệ mọc mầm có thể sẽ thấp hơn 50% [20]. Cây Chè đại có hoa nở theo chu kỳ nhưng cây chỉ ra hoa ở vùng miền Nam Việt Nam còn vùng miền Bắc chưa thấy cây Chè đại ra hoa. Chè đại là cây ưa ẩm, chịu bóng râm vừa, có tốc độ sinh trưởng đều trong năm. Tuy nhiên gặp sương muối cây bị táp lá và sinh trưởng kém. 4 Cây Chè đại rất nhạy cảm với phân đạm; khi thiếu đạm lá ngả mầu vàng, nhưng chỉ một lượng nhỏ phân đạm cũng làm lá xanh trở lại. Cây được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành và cành giâm có thể nẩy mầm tốt ở các mùa trong năm. Cây ưa ẩm vừa phải, nếu ở nơi thiếu nước thì năng suất bị hạn chế vì cây có lá mỏng và to bản nên thoát nước rất mạnh. Cây Chè đại ít bị sâu bệnh nhưng khi trồng với mật độ cao và đất quá ẩm thì thường bị bệnh thối nhũn lá, hầu hết lá chuyển thành màu xám đen và nhũn với tốc độ lây lan rất nhanh. Tuy nhiên, chữa trị hết sức đơn giản, chỉ cần cắt bỏ những cây bị sâu bệnh, sau đó thu hoạch toàn bộ, làm sạch cỏ, bón bổ sung phân lân và vôi. * Giá trị sử dụng trong chăn nuôi Chè đại là loại cây trồng mới sử dụng làm thức ăn cho gia súc, được nhập vào Việt Nam năm 1993 từ nước Colombia, đây là loại cây thân bụi, lá to, năng suất khá cao, giàu protein, khoáng và vitamin. Hiện nay, cây Chè đại được trồng nhiều ở miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc nước ta để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thỏ và cá. Kết quả cho thấy sử dụng loại cây này đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong chăn nuôi. Cây Chè đại có hàm lượng nước trong lá cao, từ 80-85% khi lá ở độ tuổi 30-45 ngày, vì vậy lá mềm mại nhưng lại khó phơi khô; tỷ lệ protein thô trong VCK của lá dao động từ 18-26% tùy thuộc vào tuổi của lá; trong protein hầu hết là protit, nitơ phi protit rất ít; tỷ lệ lipit thấp, khoảng 2-3% VCK; tỷ lệ xơ thô thấp, khoảng 10-18% VCK tùy theo tuổi của lá; tỷ lệ khoáng rất cao (2025% VCK), hàm lượng calci cao hơn rất nhiều so với các loại cây thức ăn khác, do đó có thể sử dụng bột lá Chè đại như một nguồn cung cấp can xi cho vật nuôi. Tỷ lệ protein và khoáng trong VCK của lá cao đã làm cho tỷ lệ dẫn xuất không chứa nitơ thấp hơn so với một số loại lá khác, nó dao động từ 30-40% VCK. Tỷ lệ lipit và dẫn xuất không chứa nitơ trong VCK đều thấp dẫn đến năng lượng của bột lá thấp. Đây là điều cần lưu ý khi phối hợp bột lá vào khẩu 5 phần ăn của vật nuôi; bổ sung thêm dầu, mỡ để bù đắp năng lượng thiếu hụt là yêu cầu bắt buộc khi bổ sung bột lá vào khẩu phần ăn của gia cầm. Trong thí nghiệm kiểm tra các chất kháng dinh dưỡng đã chứng minh rằng, trong cây Chè đại không có alkaloid hay tanin, hàm lượng saponin và steroid thấp. Hàm lượng phenol tổng số và steroid là 450 và 6,2 ppm. Bằng phương pháp tiêu hóa dạ cỏ để xác định tỷ lệ tiêu hoá đối với lá cây Chè đại thấy rằng tỷ lệ phân giải chất khô là 77% [20]. Cây Chè đại có thể thu hoạch lứa đầu vào lúc 4-6 tháng sau khi trồng, năng suất đạt 15,64 đến 16,74 tấn/ha (thân lá tươi) với mật độ trồng 40.000 cây/ha (với khoảng cách 0,5m x 0,5m). Sản lượng sinh khối (lá tươi và thân) đạt trên 50 tấn/ha/năm; khi trồng với mật độ 17.690 cây/ha (khoảng cách 0,75m x 0,75m) và khoảng cách cắt 1,5 - 3 tháng một lần, năng suất bình quân đạt 17 tấn/ha/lứa ở năm thứ 2 trở đi. Sản lượng sinh khối (lá tươi và thân) đạt trên dưới 100 tấn/ha/năm. Cây Chè đại có khả năng tái sinh mạnh mẽ, ngay cả trong điều kiện thu hoạch nhiều lần mà không cung cấp phân bón. Điều này cho thấy quá trình tổng hợp nitơ có thể xảy ra ở phần rễ thông qua hoạt động của Mycorrhiza hay những vi sinh vật khác [20], [21]. Cây Chè đại chịu được cắt liên tục nhiều lần trong năm vì hình thành nhánh non rất tốt. Tuy nhiên, tốc độ tái sinh chậm nên trong năm đầu có thể thu được khoảng 4 lứa, các năm sau khoảng 5-6 lứa/năm. Cắt ngang phần thân lá mà gia súc có thể ăn được. Sau khi thu cắt nên để héo rồi mới cho gia súc ăn hoặc có thể ủ chua với cám hoặc bột sắn/bã sắn... theo tỷ lệ 3 - 5% cám (tính theo khối lượng lá tươi). Nhiều đối tượng vật nuôi có thể sử dụng thân lá cây thức ăn này, như bò, dê, lợn, gà, cá... Lá Chè đại giàu protein và sắc tố do đó ngoài cho vật nuôi ăn tươi còn có thể chế biến thành bột lá bổ sung vào thức ăn của gia cầm. Mặc dù năng suất Chè đại không cao nhưng phân bố sinh khối đều trong năm, đặc biệt có tỷ lệ lá cao vào lúc giáp vụ nên Chè đại là cây thức ăn xanh tốt trong vụ đông - xuân. 6 Có thể sử dụng lá Chè đại như là thuốc chữa bệnh táo bón cho gia súc mà không gây độc hại. 1.2. Sắc tố trong bột lá thực vật và tác dụng của sắc tố thực vật đối với vật nuôi * Sắc tố trong thực vật Các sắc tố đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực vật và các vi sinh vật quang hợp khác. Chúng là yếu tố hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời trong quá trình quang hợp và tham gia vào nhiều quá trình sống trong cây. Sắc tố thực vật được chia thành các nhóm sau: Chlorophyll, carotenoids (caroten và xanthophyll); flavonoid (chalcone, anthocyanin, flavone, flavonol) và betalain (betaxanthin, betacyanin). Đã có khoảng 750 loại caroteinoids, 7.000 loại flavonoid và hơn 500 loại anthocyanin được phát hiện ra (Davies, 2004). Trong các nhóm sắc tố trên, chlorophyll và carotenoids là những chất quan trọng cho chức năng quang hợp. Theo Dzugan (2006) thì chlorophyll ở thực vật được chia thành 2 loại là chlorophyl a (màu xanh nhạt) và chlorophyl b (màu vàng xanh). Carotenoids có nhiều ở sắc lạp và lục lạp ở màng tế bào thực vật. Tuy nhiên, chỉ một vài loại carotenoids là tiền vitamin A, còn những chất khác không có hoạt tính như vitamin A. Người ta đã chứng minh rằng carotenoids có khả năng chống oxy hóa rất [6], [9]. Carotenoids được chia thành 2 nhóm: caroten màu đỏ da cam và xanthophyll vàng da cam. Caroten (C40H56) là một loại cacbua hydro chưa bão hòa, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Trong thực vật thường có 4 loại tiền vitamin A là: β, α, δ caroten và kriptoxantin. Nếu cắt đôi phân tử β-caroten ta có 2 phân tử vitamin A, nên β-caroten được xem là tiền vitamin A. Hàm lượng β-caroten trong cỏ tươi tự nhiên: 150 - 250 mg/kg VCK, cây ngô già: 15 - 60 mg/kg VCK, của cà rốt: 150 - 200 mg/kg VCK, rơm rạ: 4 mg/kg VCK [6]. Xanthophyll có công thức hóa học là C40H56On (n từ 1 - 6). Vì số lượng nguyên tử oxy có thể từ 1 đến 6 nên có nhiều loại xanthophyll: Kriptoxantin (C40H56O1), lutein (C40H56O2), violacxantin (C40H56O4),... [6], [14]. 7 Flavonoid bao gồm anthocyanin, chalcone, aurone, flavone và flavonol. Flavonoid là chất hóa học hoạt động với nhiều chức năng: như tạo màu cho cánh hoa, quả, chống tia UV, chống oxy hóa, kháng khuẩn và sự hoạt động của virus. Trong các sắc tố thuộc nhóm flavonoid thì anthocyanin là phổ biến nhất và tạo ra các màu đỏ tươi, đỏ, xanh và màu tím cho hoa, quả và thân cây [9], [11]. Betalain là các chất thay thế anthocyanin ở các loài caryophyllale. Chúng cũng có thể tìm thấy ở một số loại nấm. Betalain có nguồn gốc từ tyrosine. Chúng được chia thành 2 nhóm là betaxanthin có màu vàng và betacyanin có màu đỏ, màu tím. * Tác dụng của sắc tố đối với vật nuôi Sắc tố dùng để phối hợp vào thức ăn vật nuôi hầu hết thuộc nhóm carotenoids. Carotenoids có một vai trò rất lớn đối với gia cầm, nó không chỉ tăng độ đậm màu của sản phẩm mà nó còn làm cho gia cầm khỏe mạnh và mau lớn. Đối với gia cầm sinh sản còn làm tăng sản lượng trứng, tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ nuôi sống,... Tuy nhiên, động vật hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp carotenoids nên bắt buộc phải được cung cấp từ thức ăn. Với khẩu phần ăn thông thường thì nguồn carotenoids sử dụng để tạo màu da và lòng đỏ trứng là xanthophyll hay oxycarotenoids của ngô, gluten ngô và bột lá thực vật [9], 11]. Màu sắc tự nhiên của lòng đỏ chính là màu sắc của xanthophyll. Ở gà đẻ xanthophyll tích trữ ở cơ, da sẽ được huy động mạnh mẽ vào buồng trứng khi thành thục và một phần được chuyển vào lòng đỏ. Gà đẻ có thể huy động 20 60% sắc tố từ thức ăn vào lòng đỏ [9]. Đối với gà thịt, người tiêu dùng thường quan tâm đến màu da của gia cầm, đó là da phải có màu vàng tươi. Sắc tố apocarotenoic acid ethyl ester là một carophyll có màu vàng khi phối hợp vào có tác dụng làm tăng màu sắc da gà. Khi các carotenoids tích lũy đầy đủ thì hương vị của thịt gà tăng, do đó làm tăng chất lượng của thịt gà, cải thiện độ vàng da ngực và thành phần axit béo của thịt. 8 Trong chăn nuôi gà công nghiệp, gà bị nuôi nhốt, thức ăn hỗn hợp không đủ lượng sắc tố nên đã giảm màu sắc da, thịt, làm mất đi hương vị thơm ngon của thịt gà [9]. Màu tốt nhất sử dụng cho gà thịt là màu vàng, vì thế sắc tố được sử dụng là lutein (màu vàng) và zeaxanthin (màu cam), xanthophyll. Bình thường da gà có màu vàng là do trong khẩu phần ăn có ngô, trong ngô có lutein và zeaxanthin. Để thịt gà có màu đỏ người ta sử dụng sắc tố như canthaxanthin hoặc citranaxanthin. Để màu sắc thịt gà đỏ đậm, cần có các thành phần nguyên liệu và tỷ lệ giữa các màu như sau: 3 mg màu vàng (lutein) - 1,5 mg màu cam (zeaxanthin) - và 1 mg màu đỏ (canthaxanthin). Trong thực tế, thức ăn của gà có từ 2 - 6 mg canthaxanthin/kg thức ăn. Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định tăng hàm lượng carotenoids trong khẩu phần bằng cách phối trộn bột lá thực vật vào khẩu phần có tác động tốt đến sinh trưởng, phát triển của gà thịt và làm tăng năng suất, chất lượng trứng của gà đẻ. Sử dụng khẩu phần có chứa bột lá Keo giậu đã làm tăng tỷ lệ đẻ và tỷ lệ ấp nở của trứng thêm 4,87 và 6,85%, đồng thời làm giảm tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng và trứng giống lần lượt là: 6,47 và 7,00%. Từ Quang Hiển và cs (2008) [7] cũng cho biết bổ sung bột lá Keo giậu vào khẩu phần của gà thịt có tác dụng cải thiện sinh trưởng của gà thêm 8,72%, giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 5,86% và giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng đến 7,10%. Tác giả Trần Thị Hoan (2012) [9] cũng kết luận khẩu phần bột lá sắn đã làm tăng từ 2,0 - 6,2% khối lượng của gà thịt lúc 10 tuần tuổi, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ gà loại I của gà đẻ lần lượt là 3,79 4,60%; 2,78 - 4,18% và 0,8 - 3,54%. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng khẩu phần thức ăn cho thủy sản có chứa sắc tố astaxanthin đã làm tăng lượng thức ăn ăn vào của cá, tăng mầu sắc hồng tươi của thịt cá và tăng tỷ lệ nuôi sống của cá. Khi tăng astaxanthin từ 0 đến 1,0 ppm, số lượng cá sống sót tăng từ 17,00% lên 70,00%, nếu tiếp tục tăng 9 lên thì tỷ lệ này lên đến 87,00%, và khi sử dụng mức tối đa là 13,7 ppm, tỷ lệ sống tăng lên trên 98,00%. Khi phối hợp carotenoids vào khẩu phần ăn của cá tầm thì khả năng chuyển hóa thức ăn tăng hơn 30% so với khẩu phần ăn không có carotenoids, còn sắc tố astaxanthin làm tăng khả năng sinh sản của lợn như: số con/lứa, tỷ lệ nuôi sống [1], [3], [14], [21]. 1.3. Tính chất lý hoá học của máu * Thành phần máu Thành phần máu phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể, tuổi, giới tính, điều kiện nuôi dưỡng và các yếu tố khác. Trong máu gà con có 14,4% chất khô, của gà trưởng thành có 15,6 - 19,7%. * Tỷ trọng của máu Tỷ trọng của máu gà và ngỗng là 1,050, của máu vịt là 1,056. Tỷ trọng máu có thể tăng lên khi máu bị đặc lại và giảm đi khi bị thiếu máu. * Độ nhớt của máu Độ nhớt của máu gà trung bình bằng 5 (4,7 - 5,5), nó phụ thuộc vào số lượng hồng cầu, nồng độ protein và muối. Tăng độ nhớt thường gặp khi cơ thể bị mất nước, ví dụ khi bị ỉa chảy hoặc khi tăng số lượng hồng cầu. Khi tăng độ nhớt của máu, huyết áp tăng và giảm sự khuyếch tán nước từ mao quản ra các mô. Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào nồng độ các muối tan trong đó, trước hết là muối natri clorua [8]. * Áp suất thẩm thấu Trong máu và dịch mô, áp suất thẩm thấu tạo thành chủ yếu do NaCl, dung dịch 0,9% NaCl, tương ứng với áp suất thẩm thấu máu của động vật có vú được tính là dung dịch sinh lý. Áp suất thẩm thấu gà bằng dung dịch 0,93% NaCl. * pH Độ pH: đối với động vật máu nóng, pH máu thường nằm trong khoảng 7,0 - 7,8%; đối với gà là 7,42 - 7,56. Theo mức kiềm dự trữ trong máu có thể đoán được sức đề kháng của cơ thể, cường độ của các quá trình sinh lý. Sự dao động lượng kiềm dự trữ trong 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất