Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến n...

Tài liệu an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của việt nam từ năm 1995 đến nay

.PDF
186
289
68

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VŨ TIẾN ĐẠT AN NINH DẦU MỎ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9 31 02 06 Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VŨ TIẾN ĐẠT AN NINH DẦU MỎ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số : 9 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Đỗ Sơn Hải 2. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “An ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ năm 1995 đến nay” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả đƣợc trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Vũ Tiến Đạt LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên và cán bộ Học viện Ngoại giao đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Đỗ Sơn Hải, Trƣởng khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao Học viện Ngoại giao, thầy PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế - Học viện Ngoại giao và thầy PGS.TS Dƣơng Văn Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao về sự động viên, chỉ bảo và hƣớng dẫn tận tình của các thầy đã dành cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sĩ này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy, cô trong Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao, Lãnh đạo và cán bộ Khoa Đào tạo sau Đại học của Học viện Ngoại giao, cũng nhƣ các đồng nghiệp công tác tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tiếp cận với các nguồn tài liệu, số liệu cần thiết, cũng nhƣ có những ý kiến đóng góp quý báu để luận án đƣợc hoàn thiện hơn. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những ngƣời thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ và vợ con tôi, những ngƣời đã luôn ủng hộ, động viên về mặt tinh thần để tôi theo đuổi công tác nghiên cứu trong thời gian tôi vừa học tập, vừa công tác ở cơ quan, cũng nhƣ vào thời điểm khó khăn nhất đối với tôi. Bởi vậy, tôi luôn cố gắng hết sức và muốn dành tất cả những thành quả này cho họ. Với đề tài “An ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ năm 1995 đến nay”, đây là một đề tài mới, mang tính thời sự, đòi hỏi học viên cần đi sâu nghiên cứu vấn đề một cách nghiêm túc. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực của bản thân trong việc hoàn thiện luận án, tuy nhiên cũng sẽ không thể tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn để luận án này đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nghiên cứu sinh Vũ Tiến Đạt MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20 1.1. Khái niệm về an ninh và an ninh dầu mỏ ........................................ 20 1.1.1. Khái niệm về an ninh .................................................................... 20 1.1.2. Khái niệm về dầu mỏ và an ninh dầu mỏ ..................................... 26 1.2. Tình hình an ninh dầu mỏ thế giới trƣớc thập kỷ 1990 ................. 30 1.3. Tầm quan trọng của an ninh dầu mỏ trong đời sống quốc tế ....... 35 1.3.1. Vấn đề dầu mỏ trên thế giới hiện nay ........................................... 35 1.3.2. Sự cạnh tranh về dầu mỏ trong quan hệ quốc tế ........................... 40 1.3.3. An ninh dầu mỏ trong chính sách đối ngoại của các quốc gia ..... 46 TIỂU KẾT...................................................................................................... 53 CHƢƠNG 2 : VAI TRÒ VÀ THỰC TRẠNG CỦA AN NINH DẦU MỎ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ...... 55 2.1. Hội nhập quốc tế và hội nhập quốc tế của ngành công nghiệp dầu mỏ ................................................................................................................ 55 2.1.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế ............................................................................................ 56 2.1.2. Hội nhập quốc tế của ngành công nghiệp dầu mỏ của Việt Nam . 65 2.1.3. Tác động của hội nhập quốc tế đến an ninh dầu mỏ của Việt Nam ......69 2.2. Vai trò của an ninh dầu mỏ đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc................................................................................. 72 2.2.1. An ninh dầu mỏ trong an ninh năng lƣợng quốc gia .................... 72 2.2.2. Hoạt động thăm dò, khai thác dầu mỏ góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển .................................................................................... 75 2.2.3. An ninh dầu mỏ đóng vai trò thúc đẩy hội nhập quốc tế của Việt Nam ......................................................................................................... 79 2.3. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu mỏ của Việt Nam ................... 82 2.3.1. Sự cần thiết của hợp tác quốc tế về thăm dò khai thác dầu mỏ .... 84 2.3.2. Quá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu mỏ ............................................................................................................ 88 2.3.3. Kết quả của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu mỏ của Việt Nam trong thời gian qua ..................................................... 91 2.3.4. Một số hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng tới việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu mỏ của Việt Nam ............. 96 TIỂU KẾT.................................................................................................... 100 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH DẦU MỎ CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỚI NĂM 2030.....101 3.1. Chiến lƣợc hội nhập quốc tế của Việt Nam tới năm 2030 ............ 101 3.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh dầu mỏ ....................................................................................................... 104 3.2.1. Dự báo về thị trƣờng dầu mỏ thế giới và Việt Nam đến năm 2030 ...... 105 3.2.2. Cơ hội, thuận lợi.......................................................................... 109 3.2.3. Nguy cơ, thách thức .................................................................... 112 3.2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia về đảm bảo an ninh dầu mỏ và bài học rút ra đối với Việt Nam ............................................................ 122 3.3. Giải pháp và khuyến nghị nhằm đảm bảo an ninh dầu mỏ của Việt Nam đến năm 2030................................................................................... 130 3.3.1. Giải pháp bảo đảm an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế ............................................................................................................ 131 3.3.2. Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo an ninh dầu mỏ của Việt Nam trong thời gian tới .................................................................................. 136 TIỂU KẾT.................................................................................................... 139 KẾT LUẬN .................................................................................................. 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 144 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 161 Phụ lục 1: Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.............. 161 Phụ lục 2: Bản đồ phân Lô dầu mỏ trên lãnh thổ Việt Nam .............. 171 Phụ lục 3: Đóng góp của Petrovietnam trong nền kinh tế trong những năm qua ..................................................................................................... 172 Phụ lục 4: Sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm giai đoạn 1986-2015........173 Phụ lục 5: Các dự án TDKT dầu mỏ mà Việt Nam triển khai hợp tác tại một số quốc gia trên thế giới.............................................................. 174 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á 2 ANTT Traditional Security An ninh truyền thống 3 ANPTT Non-Traditional Security An ninh phi truyền thống 4 APEC 5 ASEAN 6 CNH-HĐH 7 BCC 8 CNOOC Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Asia-Pacific Châu Á – Thái Bình Dƣơng Cooperation Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á - Công nghiệp hóa - Hiện đại Industrialization Modernization Business hóa Cooperation Hợp đồng hợp tác kinh Contract doanh China National Offshore Tổng Công ty Dầu khí Hải Dƣơng Trung Quốc Oil Corporation Code of Conduct for the 9 COC Parties in the South China Sea Declaration on Conduct of 10 DOC the Parties in the South China Sea 11 EU European Union 12 FDI Foreign Direct Investment 13 FTA Free Trade Agreement Bộ Quy tắc ứng xử các Bên ở Biển Đông Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông Liên minh Châu Âu Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Hiệp định Mậu dịch tự do 14 IEA 15 IMF 16 ODA Energy Cơ quan Năng lƣợng Quốc International Agency tế International Monetary Fund Official Development Assistance Organization 17 OECD Economic for Co-operation and Development 18 19 ONGC OPEC Oil and Natural Quỹ Tiền tệ quốc tế Hỗ trợ phát triển chính thức Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Gas Công ty Dầu khí Quốc gia Ấn Độ Corporation Limited Organization of the Petroleum Exporting Countries Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ Petrovietnam Exploration Tổng Công ty Thăm dò khai 20 PVEP 21 PETROVIETNAM 22 PSC 23 SNG (CIS) 24 TDKT 25 TOE Ton of Oil Equivalent Tấn dầu tƣơng đƣơng 26 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 27 WTO World Trade Organization Production Corporation thác Dầu khí Việt Nam Vietnam Oil and Gas Group Petroleum Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Sharing Hợp đồng chia sản phẩm Contract Commonwealth Dầu khí of Cộng đồng các Quốc gia Độc lập Independent States Exploration and Production Thăm dò Khai thác Tổ chức Thƣơng mại Thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, dầu mỏ đã trở thành một loại năng lƣợng mang tính chiến lƣợc, là “nguồn máu” nuôi sống ngành công nghiệp, an ninh dầu mỏ gắn liền với cuộc sống và sự an toàn của mỗi quốc gia. Trên thực tế, dầu mỏ đã trở thành một “thƣơng phẩm mang tính chính trị chiến lƣợc”, các quốc gia đang cố gắng tranh giành nguồn tài nguyên này để bảo đảm an ninh quốc gia, thậm chí một số chính trị gia đã tuyên bố “ai chiếm đƣợc dầu mỏ cũng có nghĩa là đƣợc cả thế giới”. Đối với các nƣớc lớn trên thế giới nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và EU đều tìm mọi cách gây ảnh hƣởng hoặc liên doanh hợp tác trên lĩnh vực năng lƣợng với những khu vực có trữ lƣợng dầu mỏ lớn nhƣ Trung Đông, Trung Á, Bắc Phi, Mỹ La-tinh. Dầu mỏ đƣợc phát hiện từ lâu nhƣng mới bắt đầu đƣợc khai thác mang tính công nghiệp rộng rãi từ nửa cuối thế kỷ XIX, dầu mỏ là một bộ phận cấu thành của vấn đề an ninh năng lƣợng quốc gia, ứng dụng của dầu mỏ đã tạo nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Một mặt, dầu mỏ làm cho cuộc sống của nhân loại ngày càng thay đổi, mặt khác con ngƣời cũng ngày càng phụ thuộc và trở nên không thể tách rời khỏi dầu mỏ. Trong các mối quan hệ quốc tế hiện đại, dầu mỏ trở thành nguyên nhân của những cuộc đối kháng, xung đột, thậm chí cả chiến tranh để tranh giành ảnh hƣởng và khống chế nguồn dầu mỏ. Trên thực tế, nhiều cuộc chiến tranh đã xảy ra trên thế giới mà nguyên nhân sâu xa cũng bắt nguồn từ dầu mỏ. Trong những năm gần đây, chủ đề an ninh năng lƣợng, đặc biệt là an ninh dầu mỏ luôn trở thành vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của mỗi quốc gia, cũng nhƣ trên các diễn đàn năng lƣợng quốc tế toàn cầu. Mặc dù khoa học công nghệ đã phát triển vƣợt bậc và ngày càng có nhiều nguồn năng lƣợng mới đƣợc sử dụng nhƣ năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời, dầu đá phiến... 2 Tuy nhiên, dầu mỏ vẫn là một trong những nguồn năng lƣợng chủ đạo, có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống thế giới trong nhiều năm tới, đặc biệt trong viễn cảnh một ngày không xa, nguồn dầu mỏ đƣợc ví nhƣ “vàng đen” của nhân loại sẽ dần cạn kiệt trong tƣơng lai. Đối với các quốc gia trên thế giới, tốc độ phát triển càng cao thì yêu cầu về đảm bảo an ninh dầu mỏ cho nền kinh tế càng lớn và trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam kể từ khi mở cửa nền kinh tế từ năm 1986 đến nay đã thu đƣợc những kết quả quan trọng, mang lại nhiều đổi thay tích cực cho nền kinh tế và vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Sau hơn ba mƣơi năm đổi mới, đất Việt Nam về cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm đầu mở cửa. Tăng trƣởng kinh tế trong những năm qua luôn đạt mức cao, ổn định, cơ cấu nền kinh tế đƣợc chuyển đổi theo hƣớng CNH - HĐH với sự gia tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp. Để đạt đƣợc điều nói trên thì việc đảm bảo nhu cầu về dầu mỏ để phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH luôn đƣợc nhà nƣớc Việt Nam coi trọng và mang tính chiến lƣợc quốc gia trong bối cảnh mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ không ngừng tăng nhanh. Dự báo trong những năm tới, nhu cầu về dầu mỏ vẫn tiếp tục tăng cao hơn nữa khi công cuộc CNH - HĐH của Việt Nam tiếp tục mở rộng cả về quy mô và mức độ. Trong khi đó nguồn dự trữ dầu mỏ quốc gia có hạn và sản lƣợng khai thác đang có chiều hƣớng đi xuống, khả năng sản xuất, cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ trong nƣớc bị hạn chế cả về sản lƣợng và chất lƣợng. Trong tƣơng lai gần, Việt Nam sẽ phải đối diện với việc nhập khẩu các nguồn dầu mỏ từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nƣớc. Ngoài ra, sự biến động liên tục của tình hình chính trị và kinh tế trên thế giới luôn tiềm ẩn những bất ổn, rủi ro có thể làm gián đoạn các nguồn cung năng lƣợng, trong đó có dầu mỏ. Đây cũng là tác nhân gián 3 tiếp tạo ra nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ thế giới, nó sẽ tác động và ảnh hƣởng trực tiếp đến việc đảm bảo an ninh dầu mỏ đối với Việt Nam trong việc thực hiện Chiến lƣợc an ninh năng lƣợng quốc gia và sự nghiệp CNH HĐH đất nƣớc trong thời gian tới. Về lý luận, mặc dù đã có một số nghiên cứu quốc tế và Việt Nam đề cập đến an ninh dầu mỏ, an ninh năng lƣợng nhƣ một bộ phận của vấn đề an ninh phi truyền thống, nhƣng những nghiên cứu đi sâu vào phân tích nội hàm và nội dung của đảm bảo an ninh dầu mỏ trong bối cảnh hội nhập còn thiếu vắng. Về thực tiễn, đối với Việt Nam, nhận thức về các thách thức của an ninh dầu mỏ trong quá trình hội nhập quốc tế còn có bất cập, chƣa đầy đủ và chƣa theo kịp những diễn biến nhanh chóng của tình hình. Do đó, việc tìm ra các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về mặt chính sách nhằm đảm bảo an ninh dầu mỏ trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần vào sự ổn định an ninh năng lƣợng quốc gia và phát triển kinh tế xã hội là yêu cầu cấp thiết, khách quan đặt ra trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển và hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu nhƣ hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên và căn cứ vào đặc thù công tác của bản thân, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “An ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ năm 1995 đến nay” cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Theo Cơ quan Năng lƣợng quốc tế (IEA), vấn đề an ninh năng lƣợng không phải là vấn đề mới, đã đƣợc đƣa vào nghiên cứu đặc biệt từ sau khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Tính đến nay, số lƣợng các bài nghiên cứu quốc tế về an ninh năng lƣợng vô cùng đa dạng và phong phú, tuy nhiên số lƣợng các bài viết về an ninh dầu mỏ còn rất hạn chế. Đa phần các bài viết về an ninh dầu mỏ chỉ xem dầu mỏ nhƣ là một nhân tố cấu thành của an ninh năng lƣợng nói chung và phân tích trong tổng thể về an ninh năng lƣợng, chứ không có đi 4 sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa an ninh dầu mỏ với hội nhập quốc tế. Trƣớc tiên, có thể kể đến công trình nghiên cứu của một số tác giả nhƣ sau: + Công trình nghiên cứu của Hillard G. Huntington (2008) “The Oil Security Problem” sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật đề đánh giá mức ảnh hƣởng của giá dầu liên quan đến chính trị, các chính sách xã hội và nền kinh tế. Dự báo giá dầu cũng nhƣ tác động của nó đến tăng trƣởng kinh tế Mỹ 10 năm tiếp theo trên cơ sở nghiên cứu số liệu giai đoạn 1997-2006 để xem xét đến vấn đề an ninh dầu mỏ. + Công trình nghiên cứu của Christopher Dula (2015) “The Future of Petroleum Security in ASEAN” đăng trên tạp chí Asian Management Insights số 02 năm 2015. Tác giả đã đi vào phân tích sự thay đổi trong nhu cầu dầu khí của các nƣớc Châu Á trong những năm qua đang tăng lên nhanh chóng và xu hƣớng này càng tiếp tục sẽ đe doạ sự cân bằng nguồn cung, đặc biệt là các nƣớc Đông Nam Á. Từ đó để đảm bảo an ninh dầu khí cho sự phát triển thì cần có những giải pháp về hợp tác đầu tƣ và khai thác, chế biến các sản phẩm dầu khí, hoá dầu, kinh doanh và phân phối các sản phẩm của ngành dầu khí giữa các nƣớc ASEAN. + Công trình nghiên cứu của E.G. Frankel (2008) “Oil and Security: A World beyond Petroleum” cung cấp một sự đánh giá toàn diện về các nhân tố kinh tế xã hội, chính trị, môi trƣờng ảnh hƣởng đến việc sử dụng và phát triển của năng lƣợng toàn cầu. Xem xét việc phát triển công nghệ tạo ra nhiên liệu và năng lƣợng thay thế nhiên liệu dầu khí nhằm đảm sạch hơn và an toàn an ninh năng lƣợng trong tƣơng lai. + Công trình nghiên cứu của Bo Kong (2009) “China’s International Petroleum Policy” tập trung vào xem xét cách thức quản lý trong lĩnh vực dầu mỏ của Trung Quốc, những điểm chính trong chính sách về hội nhập dầu mỏ quốc tế của quốc gia này, bên cạnh việc gia tăng ảnh hƣởng về chính trị và kinh tế của mình, Trung Quốc cũng phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn, 5 thách thức trên bàn cờ dầu mỏ quốc tế trong bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp và bất ổn về chính trị ở nhiều quốc gia giàu tiềm năng dầu mỏ, điều này ít nhiều đã tác động đến chính sách ngoại giao dầu mỏ của Trung Quốc. + Công trình nghiên cứu của Subhes C.Bhattacharyya và Govinda R.Timilsina (2009) “Energy demand models for policy formulation – A comparative study of energy demand models” tổng kết những dạng mô hình dự báo nhu cầu năng lƣợng đƣợc sử dụng trên thế giới từ những năm 70 đến trƣớc năm 2009. Với việc sử dụng các mô hình dự báo để xác định tổng cầu của nền kinh tế cũng nhu cầu năng lƣợng của các lĩnh vực của nền kinh tế từ đó đƣa ra các chính sách phù hợp đảm bảo nhu cầu này. + Công trình nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Năng lƣợng Châu Á - Thái Bình Dƣơng Asia Pacific Energy Research Centre (2009), “APEC Energy Demand and Supply”, trong đó có dự báo trong giai đoạn 2005-2030 tỷ lệ nhu cầu sử dụng năng lƣợng bình quân mỗi năm 3,4% tƣơng ứng với tỷ lệ tăng dân số bình quân mỗi năm là 1,1% và tỷ lệ tăng GDP bình quân là 6,5%/năm. + Công trình nghiên cứu của các tác giảBruce Jones, David Steven và Emily O'Brien (2014), “Fueling a New Order? The New Geopolitical and Security Consequences of Energy” chỉ ra những biến đổi lớn trong thị trƣờng năng lƣợng quốc tế, đặc biệt là dầu mỏ có tác động địa chính trị sâu sắc, kể cả trong quan hệ an ninh giữa các cƣờng quốc hàng đầu thế giới.Những thay đổi này đã tăng cƣờng sức ảnh hƣởng của Mỹ trên thế giới; đồng thời những thay đổi trong sản xuất và tiêu thụ năng lƣợng toàn cầu đang ngày càng khiến những cƣờng quốc mới nổi phải đối mặt với nhiều rủi ro. Ngoài những nguy cơ trực tiếp về địa chính trị còn có một tập hợp các rủi ro phát sinh khi các thị trƣờng năng lƣợng quốc tế mạnh gặp phải những thể chế nhà nƣớc yếu kém. Những rủi ro này có thể thấy đƣợc từ việc phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh 6 vận chuyển năng lƣợng qua đƣờng ống và đƣờng biển, cho đến mối quan hệ với các quốc gia kém phát triển bền vững và cả vấn đề thiếu năng lƣợng do không có khả năng sản xuất cũng nhƣ nhập khẩu. + Công trình nghiên cứu của học giả Zhang Jianxin (2010), “Oil Security Reshapes China’s Foreign Policy” làm rõ những vấn đề về khái niệm an ninh năng lƣợng, tầm quan trọng của dầu mỏ đối với Trung Quốc từ đó chi phối đến chính sách ngoại giao dầu mỏ và chiến lƣợc đảm bảo an ninh năng lƣợng dầu mỏ của Trung Quốc. + Các công trình nghiên cứu của Shinji Omoteyama (2009), “Energy sector Situation in Vietnam” và của United Nations ESCAP(2007), “Impacts of current energy policies and energy development in Vietnam from sustainability point of view” đều cho thấy nhu cầu sử dụng năng lƣợng của Việt Nam, trong đó có dầu mỏ đang tăng rất nhanh để đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá và phát triển kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, cũng đặt ra mối đe doạ trong việc đảm bảo nguồn cung ứng khi tính hiệu quả trong sử dụng năng lƣợng ở Việt Nam đang còn thấp. + Tác phẩm “International Oil Security: Problem and Policies” của tác giả Michael A.Toman đăng trên Tạp chí Energy Journal số 02 - 04 tháng 1 năm 2002. Trong bài viết, tác giả đã phân tích các thành tố cấu thành của an ninh năng lƣợng. Các yếu tố đó theo Michael A. Toman bao gồm: Quyền lực điều tiết thị trƣờng bởi các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ, sự biến động giá cả của dầu mỏ và các loại năng lƣợng khác. Sau đó, tác giả đã khẳng định mức độ nghiêm trọng của vấn đề an ninh dầu mỏ hiện nay thông qua một ví dụ về Trung Đông và sự can thiệp của Mỹ tại Trung Đông, từ đó đề xuất chính sách hành động phù hợp. Bên cạnh đó, có thể kể đến bài viết “The oil security problem” của tác giả Hillard G. Huntington đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế về kinh tế năng lƣợng tháng 2 năm 2008, tác giả đã nêu ra những thách thức 7 năng lƣợng mà nhiều quốc gia sẽ gặp phải trong một vài thập kỷ tới. Huntington đã đƣa ra những ví dụ về sự thất bại của thị trƣờng có thể ảnh hƣởng đến an ninh dầu mỏ nói riêng và an ninh dầu mỏ nói chung của một quốc gia nhƣ thế nào. Sau đó, tác giả đã tập trung phân tích tính dễ tổn thƣơng của nền kinh tế khi xảy ra tình trạng gián đoạn về nguồn cung dầu mỏ bởi sự phụ thuộc của hầu hết các quốc gia về nguồn năng lƣợng dầu mỏ nhƣ hiện nay. Cuối cùng, ông đƣa ra khuyến nghị để có thể giảm thiểu những tác động có thể xảy ra do gián đoạn nguồn cung dầu mỏ trong tƣơng lai, các quốc gia nên tập trung cắt giảm trữ lƣợng dầu mỏ tiêu dùng hơn là tìm cách hạn chế nguồn dầu mỏ nhập khẩu. Ngoài ra, có thể kể đến công trình nghiên cứu của Yergin, Daniel đƣợc đăng trên Tạp chí Foreign Affairs số tháng 5 năm 2006, với nội dung bài viết “Ensuring Energy Security”. Trong đó tác giả nhấn mạnh một số nguyên tắc mà các quốc gia phải tuân theo để duy trì an ninh năng lƣợng. Trƣớc tiên, đó là đa dạng hóa nguồn cung. Sự đa dạng hóa sẽ làm giảm ảnh hƣởng của việc gián đoạn nguồn cung nhờ có những nguồn khác thay thế, cũng nhƣ mang lại thị trƣờng ổn định, vốn là mối quan tâm hàng đầu của cả ngƣời tiêu dùng lẫn ngƣời sản xuất. Quy tắc thứ hai đƣợc biết đến nhƣ là khả năng phục hồi hay “khoảng dƣ an ninh”. Khoảng dƣ này bao gồm nhiều yếu tố, bao gồm năng suất dự phòng, các kho dự trữ chiến lƣợc, nguồn cung thiết bị dự phòng, khả năng dự trữ đầy đủ theo chuỗi cung ứng. Cuối cùng, tác giả đã chỉ ra nguyên tắc về sự mở rộng khái niệm an ninh năng lƣợng theo hai chiều: Sự công nhận tính toàn cầu hóa của an ninh năng lƣợng và chuỗi cung ứng năng lƣợng toàn cầu cần đƣợc bảo vệ. Về vấn đề an ninh dầu mỏ, tác giả Thomas Loren Friedman trong tác phẩm “The First Law of Petropolis” đăng trên tạp chí Foreign Policy số 154 tháng 5 năm 2006 đã phát hiện rằng: Giá dầu luôn tỷ lệ nghịch với tiến trình 8 tự do ở những quốc gia nhiều dầu mỏ. Theo đó, khi giá dầu thô trung bình của thế giới càng lên cao thì quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, các cuộc bầu cử tự do và công bằng, bộ máy tƣ pháp độc lập, nền pháp trị và các đảng chính trị độc lập càng bị mất dần. Và những xu hƣớng tiêu cực này đang đƣợc củng cố bởi một thực tế rằng khi giá dầu càng lên cao thì các nhà lãnh đạo ở các quốc gia dầu mỏ lại càng ít nhạy cảm với những gì thế giới nghĩ hay nói về họ. Ngƣợc lại khi giá dầu càng hạ thấp thì các quốc gia dầu mỏ càng buộc phải hƣớng đến một hệ thống chính trị xã hội trong sạch hơn, nhạy cảm hơn và thu hút nhiều đầu tƣ nƣớc ngoài hơn. Ngoài những bài viết nghiên cứu chung về an ninh năng lƣợng, nhiều học giả đã xuất bản những công tình nghiên cứu về vấn đề này tại một số quốc gia và khu vực cụ thể. Có thể kể đến công trình nghiên cứu của Lauran Steveny về “An ninh năng lượng tại Châu Âu và công trình nghiên cứu Năng lượng và an ninh: Lý thuyết và thực tiễn ở Mỹ và Trung Quốc”. Các bài viết về cơ bản đã nêu bật đƣợc thực trạng tình hình an ninh năng lƣợng chung và an ninh dầu mỏ nói riêng, đƣa ra một khung phân tích lý thuyết hoàn chỉnh. + Tác phẩm: “Dầu mỏ và An ninh” của tác giả Bo Heineback, Nhà xuất bản Almqvist & Wiksell, Thuỵ Điển năm 1974 đã chỉ ra tình trạng thiếu hụt nguồn dầu mỏ, dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 - 1974 đã tác động đến các vấn đề an ninh quốc gia, trong đó có các cuộc chạy đua vũ trang, gia tăng quân sự, bất ổn chính trị ở một số nƣớc có thể xảy ra nếu nguồn cung dầu mỏ không đƣợc đảm bảo giữa các nƣớc. Ngoài ra, còn có một số bài báo viết về vấn đề an ninh năng lƣợng trên thế giới đã đƣợc đăng tải trên một số Tạp chí, trang mạng uy tín nhƣ: + Bài viết: "Châu Á trước những thách thức an ninh năng lượng và lương thực" của Song Phƣơng đăng trên báo điện tử tại website www.petrotimes.vn ngày 11/12/2012, tác giả đã dự báo sự phát triển quá 9 nóng tại các quốc gia châu Á đi kèm với nhu cầu về năng lƣợng và lƣơng thực tăng cao. Giải quyết bài toán này cần nỗ lực chung của toàn khu vực, mọi hành động đơn phƣơng đều bị coi là nguy hiểm. + Bài viết: "Chính sách năng lượng mới của Mỹ" của Nguyễn Thông đã coi trọng việc khai thác, tiết kiệm năng lƣợng và phát triển các nguồn năng lƣợng kiểu mới, thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn năng lƣợng truyền thống. + Bài viết: "Vấn đề an ninh năng lượng ở Đông Á: Thực trạng và giải pháp" của Hoàng Minh Hằng đã cho rằng, năng lƣợng có một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện chất lƣợng cuộc sống mà còn làm cho kinh tế và xã hội phát triển. Mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo đều coi việc đảm bảo nguồn năng lƣợng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững của mình. Đông Á hiện là một trong những khu vực có mức cầu về năng lƣợng lớn trên thế giới. Trong tƣơng lai, mức cầu này sẽ còn tăng hơn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, đảm bảo an ninh năng lƣợng đang ngày càng trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với toàn khu vực. + Bài: "Quan hệ đối tác về công nghệ tái tạo: Lối thoát cho an ninh năng lượng" (Technology Partnerships for Renewables: Key to Energy Security) của tác giả Bertrand Fort, Francis X. Johnson đã đƣa ra cách tiếp cận riêng để giải quyết an ninh năng lƣợng và an ninh môi trƣờng. Đáng chú ý, tác giả đã chỉ ra giải pháp công nghệ cho đảm bảo an ninh năng lƣợng, nhờ đó mới có thể tận dụng đƣợc năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng sạch, năng lƣợng mới. Điều đó tạo nên ý nghĩa kép: Vừa đảm bảo an ninh năng lƣợng, vừa đảm bảo an ninh môi trƣờng. + Bài: "Năng lượng và An ninh phi truyền thống ở châu Á" (Energy and Non-Traditional Security (NTS) in Asia) của Mely Caballero-Anthony, Youngho Chang, Nur Azha Putra đã đề cập đến an ninh năng lƣợng, tƣ duy chính sách truyền thống đã tập trung vào việc bảo đảm cung cấp mà không chú trọng nhiều đến tác động kinh tế, xã hội và môi trƣờng. 10 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Đối với Việt Nam, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực dầu mỏ nhƣng chƣa thực sự phong phú mà mới chỉ tập trung vào một số đề tài nhƣ: + Cuốn sách “Cuộc khủng hoảng giá dầu hiện nay: Xu hướng, nguyên nhân tác động và giải pháp” của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật năm 2016 đã khắc họa rõ nét diễn biến thực trạng tình hình dầu mỏ toàn cầu từ năm 1973 đến nay, phân tích nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng giá dầu giảm hiện nay, xu hƣớng tình hình dầu mỏ đến năm 2020. Tác giả đã khái quát đầy đủ bức tranh cung - cầu về dầu mỏ của Việt Nam, tác động của cuộc khủng hoảng giá dầu giảm hiện nay đối với Việt Nam, đặc biệt đã đề xuất đƣợc một số giải pháp thực tiễn cũng nhƣ các khuyến nghị chính sách cụ thể nhằm giúp Việt Nam đối phó chủ động và hiệu quả với những diễn biến khó lƣờng của giá dầu nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh dầu mỏ để phục vụ cho sự nghệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. + Luận án Tiến sĩ: “Đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” của Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tới hai vấn đề chính đó là: (i) xây dựng và lựa chọn mô hình để dự báo nhu cầu sử dụng dầu mỏ ở Việt Nam; (ii) phân tích thực trạng cung cầu dầu mỏ ở Việt Nam trong những năm qua kết hợp với các kết quả dự báo cung và cầu đƣa ra các giải pháp thực hiện để đảm bảo nhu cầu dầu mỏ cho tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng làm rõ tính chất đặc thù của các hoạt động dầu mỏ, những khó khăn, thách thức đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. + Luận án Tiến sĩ kinh tế:“Nghiên cứu về phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam” của Tiến sĩ Đinh Văn Sơn năm 2011 đã đi sâu phân tích và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan