Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong ca từ của nhạc sĩ nguyễn văn chung...

Tài liệu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong ca từ của nhạc sĩ nguyễn văn chung

.PDF
108
23
95

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sĩ này do tôi nghiên cứu và thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh. Để hoàn thành luận văn này, ngoài các tài liệu tham khảo đã liệt kê, tôi cam đoan không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thanh Hà LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh – ngƣời đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện, Khoa Ngôn ngữ học – Học viện Khoa học xã hội, Phòng Tổ chức cán bộ, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ngƣời thân, bạn bè đồng nghiệp, những ngƣời luôn cổ vũ động viên tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng sự nỗ lực và khả năng của mình, tuy nhiên, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của Quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU…………………………………………………………….. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………… 13 1.1. Ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm…………………………………………... 13 1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống…………………………… 13 1.1.2. Ẩn dụ ý niệm…………………………………………………... 16 1.1.3. Sơ đồ hình ảnh…………………………………………………. 19 1.1.4. Ánh xạ ẩn dụ…………………………………………………... 20 1.1.5. Tính nghiệm thân……………………………………………… 21 1.2. Âm nhạc…………………………………………………………. 22 1.2.1. Nhạc trẻ Việt Nam……………………………………………... 22 1.2.2. Ca từ và vai trò của ca từ………………………………………. 24 1.3. Tình yêu……………………………………….…………………. 26 1.3.1. Tình yêu là gì ………………………………………………… 26 1.3.2. Ẩn dụ ý niệm về tình yêu…………………………………….... 28 1.4. Tiểu kết…………………………………………...………………. 30 CHƢƠNG 2: ẨN DỤ CẤU TRÚC VỀ TÌNH YÊU TRONG CA TỪ CỦA NGUYỄN VĂN CHUNG………………………………... 32 2.1. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là một cuộc hành trình………………...... 32 2.2. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là một giấc mơ………………………….. 43 2.3. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là sự say mê…………………………….. 45 2.4. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là ánh sáng……………………..……….. 48 2.5. Tiểu kết…………………………………………………………... 49 CHƢƠNG 3: ẨN DỤ BẢN THỂ VỀ TÌNH YÊU TRONG CA TỪ CỦA NGUYỄN VĂN CHUNG………………………………........... 51 3.1. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là một đồ vật……………………………... 52 3.2. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là dƣỡng chất………………….…………. 54 3.3. Ẩn dụ ý niệm tình yêu là nguồn hơi ấm…………………………. 57 3.4. Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG TRONG BÌNH CHỨA…………………………………………………………………. 62 3.5. Tiểu kết…………………………………………………………… 67 KẾT LUẬN ………………………………………………………….. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………….. 70 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ …... 75 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ tập trung vào việc khảo sát ngữ liệu hay quan sát trực tiếp ngôn từ mà còn bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến ngôn ngữ nhƣ văn hóa, ý thức, niềm tin, tín ngƣỡng… Nghiên cứu ngôn ngữ từ bình diện ẩn dụ ý niệm là một trong những khuynh hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nƣớc quan tâm trong thời gian gần đây. Có thể thấy rằng nhiều nghiên cứu cũng nhƣ nhận định về ẩn dụ ý niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam ít nhiều cũng gắn kết hay đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới nhƣ Lakoff & Johnson (1980, 2003) [43], Tissari (2001) [46], Montgomery (2002) [44], Kovecses (2002, 2010) [41],… Trần Văn cơ (2011) [5, tr. 293] cho rằng “ Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm) – đó là một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận đƣợc tri thức mới. Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con ngƣời nắm bắt và tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tƣợng khác nhau”. Nói cách khác, ẩn dụ ý niệm là vấn đề không thể quan sát trực tiếp: con ngƣời giải thích các hiện tƣợng ngôn ngữ dựa trên sự nhận thức của mình. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi con ngƣời. Các ca khúc nhạc trẻ thƣờng là sản phẩm của những con ngƣời “trẻ”, đối tƣợng phục vụ của chúng cũng thƣờng là những ngƣời “trẻ” hoặc có tâm hồn “trẻ” và chúng chắc chắn có những điểm riêng. Với vị trí, tầm quan trọng nhƣ vậy, cùng với những nét riêng biệt mà chúng có, các ca khúc nhạc trẻ hiện nay xứng đáng trở thành đối tƣợng để nghiên cứu, tìm hiểu. Cho đến nay các công trình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong lĩnh vực 1 âm nhạc tuy đã có nhƣng chƣa nhiều, đặc biệt là còn thiếu các nghiên cứu về những sáng tác của các nhạc sĩ trẻ nhƣng có những đóng góp lớn trong nền âm nhạc nƣớc nhà. Nguyễn Văn Chung là một nhạc sĩ trẻ có vị trí trong đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay, sở hữu trong tay rất nhiều ca khúc nổi tiếng, trong đó có những ca khúc đã đƣa tên tuổi của nhạc sĩ ra tầm thế giới …Với cảm hứng sáng tác bắt nguồn từ những cảm xúc thật, những rung động trong cuộc sống và những mối tình của chính tác giả. Chính vì thế, những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung luôn rất chân thật, tình yêu trong ca khúc của Nguyễn Văn Chung luôn đẹp và trong sáng, dù buồn nhƣng không bi lụy, trách móc nhƣ những ca khúc thị trƣờng. Đây có lẽ cũng là lý do những sáng tác của Nguyễn Văn Chung rất đƣợc công chúng đón nhận và yêu thích, nhất là với những khán giả trẻ. Việc tìm hiểu giá trị ca từ của Nguyễn Văn Chung cũng là vấn đề đáng đƣợc quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là soi chiếu ca từ dƣới góc độ ngôn ngữ. Nhƣ vậy, cho đến nay, với sự hiểu biết tốt nhất của tác giả, chƣa có một công trình nào nghiên cứu ca từ của nhạc sĩ trẻ theo hƣớng ngôn ngữ học tri nhận. Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong ca từ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ý niệm về tình yêu 2.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nƣớc Trong những năm qua, lý thuyết của phép ẩn dụ đã phát triển và mở rộng. Ban đầu, xu hƣớng của các nghiên cứu đều cho rằng phép ẩn dụ ý niệm chủ yếu đƣợc căn cứ vào kinh nghiệm thân thể, đặc biệt là trong các ý niệm về cảm xúc của con ngƣời. Sau đó, các nghiên cứu tiếp tục chứng minh rằng ẩn dụ ý niệm không chỉ nằm ở lĩnh vực thời gian, mà còn ở trong các lĩnh vực nhƣ sự kiện, nhân quả, đạo đức, pháp luật… Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm tiếp tục phát 2 triển gắn với các lý thuyết thần kinh, các nghiên cứu chỉ ra rằng kinh nghiệm hàng ngày, kinh nghiệm cảm giác của con ngƣời là cơ sở đƣa ra các đánh giá chủ quan của nhận thức ngôn ngữ (Kovecses (1990) [39]). Năm 2002, Fauconnier và Turner [34] đã phát triển một lý thuyết về không gian pha trộn, là một kiểu không gian tinh thần tƣởng tƣợng kết hợp với lý thuyết thần kinh của ngôn ngữ, trong đó, các ánh xạ ẩn dụ đƣợc thực hiện trên cơ sở vật lý giống nhƣ một bản đồ thần kinh, và nhƣ thế chúng tạo thành các cơ chế thần kinh tự nhiên trong các suy luận ẩn dụ. Tiếp đó, cùng với một số nhà nghiên cứu khác, Lakoff (1980) [43] đã phát triển tƣ tƣởng về vai trò của ẩn dụ trong việc hình thành hệ thống ý niệm của con ngƣời và cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên. Tƣ tƣởng này đã đƣợc Lakoff phát triển thành học thuyết “Trí tuệ nhập thân”, chủ trƣơng nghiên cứu sự phụ thuộc của những năng lực tƣ duy của con ngƣời và những quan niệm về thế giới, kể cả những hệ thống triết học vào những đặc điểm cấu tạo của cơ thể con ngƣời và bộ não con ngƣời. Kể từ lần đầu tiên phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học nhƣ lý thuyết văn học, nghiên cứu pháp luật, ngôn ngữ học và triết học đã thực hiện một cách thú vị ứng dụng của lý thuyết này. Họ đã xác định đƣợc ẩn dụ ý niệm nằm ở trung tâm của pháp luật, thơ ca, chính trị, tâm lý học, vật lý, khoa học máy tính, toán học và triết học. Nghiên cứu của họ cho thấy cấu trúc ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ cách con ngƣời suy nghĩ nhƣ thế nào trong một số lĩnh vực trí tuệ. Nhƣ vậy, có thể thấy lý thuyết ẩn dụ ý niệm ngày càng đƣợc xây dựng tỉ mỉ và cụ thể, mở rộng không chỉ trong lĩnh vực ngôn ngữ học mà còn giúp tìm hiểu các lĩnh vực nghiên cứu đa ngành khác. Akuno và các cộng sự (2018) [33] đã nghiên cứu biện pháp ẩn dụ trong nhạc Dholuo Benga đƣợc lựa chọn vào thập niên 1970 và 2000 của hai nghệ 3 sĩ Ochieng Kabaselleh và Atomi Sifa, với hi vọng giải thích việc dụng ngôn trong các ca khúc viết về tình yêu trong nhạc Dholuo Bengan theo thời gian. Mƣời ba ẩn dụ tình yêu đã đƣợc tìm ra từ 10 ca khúc tình yêu của Ochieng Kabaselleh và Atomi Sifa. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong việc ý niệm hóa ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ THỰC PHẨM ở hai khung thời gian 1970 và 2000 trong nhạc Dholuo Bengan. Các ẩn dụ về thực phẩm trong ca từ của hai nghệ sĩ dòng nhạc Dholuo Bengan đều là các loại thực phẩm có sẵn tại địa phƣơng nhƣ mật ong, đƣờng, kẹo, sữa, lạc và rau củ truyền thống. Chính điều này giải thích sự lựa chọn những đặc trƣng miền nguồn của hai nghệ sĩ khi cấu trúc hóa ý niệm TÌNH YÊU LÀ THỰC PHẨM. Nghiên cứu này cho rằng các phép ẩn dụ ý niệm cụ thể có nguồn gốc từ ẩn dụ tổng quát MỤC TIÊU CỦA TÌNH YÊU LÀ THỰC PHẨM, trong đó, các ẩn dụ bậc dƣới bao gồm: PHỤ NỮ LÀ TIỀN BẠC, PHỤ NỮ LÀ CÀ PHÊ, PHỤ NỮ LÀ RAU QUẢ. Điều này cũng tƣơng đồng với Kovecses (1990) [39] khi cho rằng đàn ông gọi phụ nữ là thức ăn ngon nhƣ mật ong, bánh ngọt, bánh kẹo, bánh quy… Nghiên cứu này đã khẳng định rằng có những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong việc ý niệm hóa giữa Ochieng Kabaselleh (1970) và Atomi Sifa (những năm 2000) trong các sáng tác của mình. Cả hai nghệ sĩ đều coi những ngƣời yêu nhau là những món ăn mà họ cho là ngon. Hai nghệ sĩ đều có nhận thức chung về các loại thực phẩm ngon bao gồm kẹo, mật ong, đƣờng, sữa và sử dụng nó nhƣ một miền nguồn để nói về phụ nữ và tình yêu. Johansson (2016) [38] nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong lời bài hát A Thousand Kissed Deep, Here it is và Boogie Street từ album Ten New Songs (2001) của Leonard Cohen. Các ẩn dụ ý niệm đƣợc khai thác và phân tích thuộc về miền đích TÌNH YÊU, SỰ SỐNG, và CÁI CHẾT. Lý do để tác giả lựa chọn ca từ trong 3 ca khúc này để nghiên cứu là bởi giữa chúng có sự kết nối với nhau và cùng nằm trong hệ thống ý niệm của con ngƣời về tình yêu, 4 sự sống và cái chết. Thời điểm năm 2001 Leonard Cohen đã nhiều năm không cho ra mắt album và bƣớc vào thiền viện, núi Baldy ở ngoại ô Los Angeles ở California. Trong thời gian này, ông sống trong sự cô đơn cùng cực và dƣờng nhƣ chỉ giao tiếp với chính bản thân mình. Nhiều ngữ cảnh đƣợc sử dụng trong lời bài hát của Leonard Cohen xuất phát từ Kinh thánh với Ki tô giáo và Do thái giáo, đƣợc lồng trong chủ đề cuộc sống, tình yêu và cái chết. Cái chết trong ca khúc phản ánh sự trỗi dậy và sụp đổ của con ngƣời. Thiên đƣờng của cuộc sống đƣợc phản ánh trong chính cuộc sống trần trụi hàng ngày, và cái chết thƣờng đƣợc thể hiện bởi miền nguồn bóng đêm. Harpela (2015) [36] đã lựa chọn khảo sát từ 33/200 ca khúc của Minogue và tiến hành khảo sát các ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong ca từ nhƣ TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH, TÌNH YÊU LÀ ÂM NHẠC, TÌNH YÊU LÀ SỰ VẬN ĐỘNG... Nhạc sĩ Minogue đã sử dụng các phép ẩn dụ mở rộng và hình thành các chuỗi ẩn dụ trong các ca khúc của mình, kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ tƣợng trƣng, tạo nên một phong cách nhạc Pop mới lạ. Với ẩn dụ bản thể về tình yêu liên quan đến miền nguồn vật chứa, tác giả mong muốn sẽ là một ý tƣởng hấp dẫn để tiếp cận dữ liệu từ quan điểm của các nghiên cứu về giới hay kỳ thị. 2.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Ở trong nƣớc, nghiên cứu đƣợc xem là sớm nhất về khuynh hƣớng tri nhận có thể kể đến Nguyễn Lai (1990) [18] trong công trình Từ ch h ng v n ộng ti ng Việt. Tuy trong công trình này tác giả không dùng đến thuật ngữ “tri nhận” nhƣng các nghiên cứu về quá trình phát triển ngữ nghĩa của các từ chỉ hƣớng RA VÀO, LÊN XUỐNG, ĐẾN TỚI, LẠI QUA, SANG VỀ hoàn toàn đƣợc xem xét và triển khai theo đƣờng hƣớng của ngôn ngữ học tri nhận với giả thuyết nghiệm thân. 5 Các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong Việt ngữ học trong mấy thập kỷ qua là khá nhiều, với nhiều mảng thành tựu nhƣ nghiên cứu về các ẩn dụ không gian và thời gian (với các tên tuổi: Lý Toàn Thắng (2005) [24], Nguyễn Đức Dân (2009) [6], Nguyễn Văn Hiệp (2012) [15], Nguyễn Hữu Đạt (2013) [9], Nguyễn Văn Hán (2011) [10],…), nghiên cứu về các ẩn dụ ý niệm cảm xúc, các ẩn dụ chỉ tình cảm của con ngƣời (Phan Thế Hƣng (2009) [17], Ly Lan (2012) [19], Trần Bá Tiến (2012) [29], Vi Trƣờng Phúc (2014) [23], …). Các nghiên cứu đã khẳng định và chứng minh rằng yếu tố cơ thể hóa ngôn ngữ, kinh nghiệm nghiệm thân và sự tác động của thế giới bên ngoài, mà cụ thể là văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đã tạo ra những ẩn dụ ý niệm vừa mang tính phổ quát, vừa mang đặc trƣng tƣ duy dân tộc. Các cộng đồng dân tộc khác nhau, do sự khác nhau về các nhân tố văn hóa, xã hội… sẽ tỏ ra sự khác biệt về các phƣơng thức tƣ duy và mô hình tri nhận trong các biểu thức ngôn ngữ. Ngay cả những cá thể khác nhau trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ, do không đồng nhất về vốn tri thức nền, không đồng nhất trong những hiểu biết về quy ƣớc xã hội và trải nghiệm sống sẽ dẫn đến việc sử dụng và lý giải các ẩn dụ ý niệm khác nhau. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về thực vật (Trần Thị Phƣơng Lý (2008) [21]; Lý Toàn Thắng (2005) [24]; Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015) [13],…) là các nghiên cứu tìm hiểu phƣơng thức chuyển di ý niệm từ miền nguồn thực vật (cây cỏ) sang miền đích con ngƣời, dựa trên các nền tảng kinh nghiệm phổ quát cho phép thực hiện sự nhận thức thông qua con đƣờng chuyển di này, từ đó chỉ ra cách thức tri nhận của ngƣời Việt thông qua mô hình chuyển di ý niệm về thực vật, phản ánh “thế giới quan” và “cách nhìn thế giới” của ngƣời Việt. Ngoài ra, còn các hƣớng nghiên cứu vai trò của ẩn dụ ý niệm trong sự hành chức cụ thể qua các tác phẩm văn, thơ (Lê Thị Ánh Hiền (2009) [14], Nguyễn Thị Bích Hạnh (2009) [11], Võ Thị Dung (2003) [7], Nguyễn Thị Thùy (2013) [28]…) 6 Cho tới nay, nghiên cứu ẩn dụ ý niệm riêng biệt về tình yêu không nhiều, chủ yếu xuất hiện ở một số công trình luận án, luận văn hoặc bài viết, có thể kể đến nhƣ “Cấu trúc ý niệm tình yêu trong ca từ của nhạc sĩ Diên An” của Phạm Văn Thỏa (2015) [27]. Trong bài viết này, tác giả có đƣa ra bốn mô hình ẩn dụ ý niệm tình yêu trong ca từ của Diên An gồm: TÌNH YÊU LÀ CON NGƢỜI, TÌNH YÊU LÀ CUỘC ĐỜI, TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, và TÌNH YÊU LÀ KHÔNG GIAN. Cũng trong ngữ liệu ca từ của Diên An, tác giả đƣa ra các ẩn dụ ý niệm ý niệm về hạnh phúc và buồn nhƣ HẠNH PHÖC LÀ GIA VỊ, HẠNH PHÖC LÀ SỰ ẤM ÁP, HẠNH PHÖC LÀ SỰ MẤT TRÍ, HẠNH PHÖC LÀ ÂM THANH, BUỒN LÀ VẬT THỂ, BUỒN LÀ VỊ GIÁC, BUỒN LÀ ÂM THANH, BUỒN LÀ ĐAU ĐỚN… Tất cả cùng cấu trúc nên ý niệm về tình yêu trong các ca khúc của nhạc sĩ. Trong bài viết “Về bốn ẩn dụ ý niệm trong thơ Nguyễn Bính”, tác giả Phan Ngọc Trần (2014) [32] có nghiên cứu 3 ẩn dụ ý niệm về tình yêu, đó là HÔN NHÂN LÀ CHUYẾN ĐÕ NGANG, TÌNH CẢM LÀ SỢI TƠ TẰM, và TÌNH YÊU LÀ VIỆC DỆT VẢI, trong đó các trạng thái từ miền nguồn CHUYẾN ĐÕ nhƣ con đò, chuyến đò, ngƣời khách qua sông, giông bão, chìm đò, bến bờ… đã đƣợc ánh xạ thành miền đích HÔN NHÂN nhƣ tình trạng hôn nhân, các sự kiện, khó khăn trong hôn nhân, sự đổ vỡ hay ổn định của hôn nhân; các trạng thái từ miền nguồn SỢI TƠ TẰM nhƣ ngƣời vƣơng tơ, lƣợng tơ, độ rối của tơ, chất dính của tơ ánh xạ sang miền đích TÌNH CẢM nhƣ ngƣời dính líu trong một mức độ tình cảm, mức độ tình cảm, sự phức tạp và dai dẳng trong tình cảm; các trạng thái từ miền nguồn DỆT VẢI nhƣ ngƣời dệt, sợi tơ, con thoi, khung cửi, tấm vải…ánh xạ sang miền đích TÌNH YÊU nhƣ tâm tƣ, tình cảm ngƣời đang yêu, phƣơng tiện trong tình yêu, kết quả tình yêu, và sự vun đắp trong tình yêu… Phan Văn Hòa và Hồ Trịnh Quỳnh Thƣ (2011) [16] trong bài viết “Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH trong ti ng Anh và ti ng Việt” đã đƣa ra một lƣợc đồ 7 hình ảnh làm cơ sở tri nhận cơ chế ánh xạ các thuộc tính giữa hai miền không gian nguồn và đích, bằng các ngữ liệu trong thi ca, tác giả đã so sánh những tƣơng đồng của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH trong tiếng Anh và tiếng Việt. Ở cấp độ chuyên khảo, nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về tình yêu xuất hiện trong công trình “Ẩn dụ tri nh n trong ca từ Trịnh Công Sơn” của Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015) [13]. Trong công trình này, tác giả không tách nghiên cứu riêng ẩn dụ ý niệm về tình yêu mà lồng nó trong các ẩn dụ cấu trúc nhƣ CON NGƢỜI LÀ CÂY CỎ, CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH, trong đó, thông qua các tri thức của miền nguồn “cây cỏ”, tình yêu của con ngƣời đƣợc tri nhận nhƣ những nụ, mầm, nõn, búp, chồi, hoa đang khoe sắc, đƣơng nhụy, và trạng thái mất sức sống, héo hon, rơi rụng của cây, lá, trái, quả là trạng thái hƣ hao của tình yêu, sự quay lƣng hoặc tình yêu tan vỡ; thông qua các tri thức miền nguồn “cuộc hành trình”, các trạng thái của cuộc hành trình trong đời ngƣời nhƣ gặp phải sự cố, băn khoăn trong lựa chọn hƣớng đi, ngã rẽ, điểm dừng, đích đến…đều có gắn với tình yêu của con ngƣời, trong đó, trạng thái mệt mỏi, rã cánh, tuyệt vọng trong tình yêu luôn đi kèm với hứng khởi, phấn chấn, hi vọng… Nguyễn Thị Thùy (2013) [28] trong luận văn thạc sĩ “Ẩn dụ tri nh n trong thơ Xuân Diệu” có đề cập đến một số ẩn dụ tình yêu trong thơ Xuân Diệu nhƣ SỨ GIẢ TÌNH YÊU LÀ CHIM VÀ CÁ, ĐÔI UYÊN ƢƠNG LÀ CHIM (hay ONG) VÀ BƢỚM. Tóm lại, cũng giống nhƣ các bộ môn có tính chất liên ngành ở Việt Nam, những vấn đề về ngôn ngữ học tri nhận nói chung và lý thuyết ẩn dụ ý niệm nói riêng trong mấy năm qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các lĩnh vực đƣợc giới nghiên cứu quan tâm nhiều nhất nhƣ cách thức tri nhận và định vị không gian, thời gian; các ẩn dụ ý niệm cảm xúc; ẩn dụ ý niệm của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời; ẩn dụ ý niệm thực vật; ẩn 8 dụ môi trƣờng tự nhiên hay hoạt động của con ngƣời; ẩn dụ trong sự hành chức cụ thể trong các tác phẩm thi ca… Tuy nhiên, ẩn dụ ý niệm xét trong sự hành chức trong các tác phẩm âm nhạc, đặc biệt là thể hiện trong các văn bản ca từ là lĩnh vực chƣa dành đƣợc nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, cần tiếp tục đƣợc quan tâm khai thác. 2.2. Nguyễn Văn Chung và các nội dung sáng tác Nguyễn Văn Chung sinh ngày 12 tháng 4 năm 1983 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp bậc Trung học tại trƣờng Lê Hồng Phong, anh theo học tại Khoa Ngoại ngữ, chuyên ngành Du lịch, Đại học Ngoại ngữ - Tin học tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm nhất đại học, Nguyễn Văn Chung đã yêu một cô gái ở Long Xuyên. Một thời gian sau đó, ngƣời con gái này di cƣ, Nguyễn Văn Chung không nhận đƣợc bất cứ tin tức nào về cô nữa. Lúc này, anh bắt đầu sáng tác nhạc để chia sớt những nỗi buồn của bản thân, những nhớ thƣơng về mối tình không thể quên với ngƣời con gái này. Ban đầu, việc sáng tác của Nguyễn Văn Chung chỉ là không chuyên. Nhƣng những tác phẩm của anh rất đƣợc công chúng đón nhận và đã có đƣợc chỗ đứng vững chắc trong làng âm nhạc. Ca khúc đầu tiên khi Nguyễn Văn Chung mới vào nghề là Ngƣời Thầy Năm Xƣa, đƣợc ca sĩ Nguyên Vũ mua lại bản quyền và trình bày, gặt hái đƣợc rất nhiều thành công. Sau đó, Nguyễn Văn Chung ký hợp đồng chuyên nghiệp với công ty Nhạc Xanh và cho ra đời những ca khúc đầu tiên nhƣ Đêm trăng tình yêu, Vầng trăng khóc, Tình yêu mang theo, Mộng thủy tinh... đều trở thành những ca khúc nổi tiếng. Những sáng tác của Nguyễn Văn Chung rất đa dạng: tình bạn bè, tình lứa đôi, tình mẫu tử… Đó là tình cảm trong sáng, nhẹ nhàng thời cắp sách đến trƣờng của lứa tuổi học trò; là niềm vui, hạnh phúc, nỗi buồn, sự mong nhớ, chờ đợi, nỗi đau, cô đơn trong những bài hát viết về tình yêu; là sự ấm áp, bình yên trong những bài hát viết về gia đình; là sự hồn nhiên ngây thơ của những 9 đứa trẻ trong những sáng tác viết về thiếu nhi. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến mảng sáng tác viết về tình yêu lứa đôi trong ca từ của nhạc sĩ. Trên cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi cho rằng cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu trên khối liệu ca từ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung để góp phần làm sáng tỏ thế giới tinh thần, khám phá các lớp vỉa tầng sâu kín trong thế giới vô thức cũng nhƣ phong cách sáng tác của anh. 3. Mục đ ch nghiên cứu Mục đích của luận văn là dùng lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận để lý giải thích những mô hình ẩn dụ ý niệm về tình yêu trên cứ liệu ca từ Nguyễn Văn Chung. Dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, các mô hình ẩn dụ ý niệm đƣợc khai thác, giải mã và suy nghiệm dựa trên thuyết nghiệm thân, các trải nghiệm sinh học, vật lý, các cơ chế thần kinh và phản xạ hành vi. Từ đó, có thể làm sáng tỏ tính khác biệt về phong cách và cá tính sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các ca khúc viết về tình yêu trong hệ thống những sáng tác của Nguyễn Văn Chung. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong ca từ của Nguyễn Văn Chung, đƣợc khảo sát từ gần 100 ca khúc của tác giả đƣợc phổ biến rộng rãi, còn các vấn đề khác về ngôn ngữ liên quan đến tri nhận ngôn ngữ nói chung chỉ đƣợc nhắc đến nhƣ một phƣơng tiện để làm sáng rõ hơn các mô hình ẩn dụ ý niệm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Do dung lƣợng luận văn có hạn, luận văn chỉ dừng lại ở việc khảo sát ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể trong các ca khúc của Nguyễn Văn Chung. Ẩn dụ 10 định hƣớng xuất hiện không nhiều và không điển hình nên không đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu này. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn có sử dụng kết hợp các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: - Ph ơng pháp miêu tả: đƣợc dùng để miêu tả, phân tích cơ chế chiếu xạ trong cách ý niệm hóa các mô hình ẩn dụ ý niệm trong ca từ Nguyễn Văn Chung. - Ph ơng pháp phân tích ng nghĩa Ca từ của Nguyễn Văn Chung đƣợc xem nhƣ một hệ thống những ý niệm (hay hệ thống từ vựng tinh thần). Từ việc phân tích các ẩn dụ ý niệm trong ca từ, làm rõ bản chất của các mô hình ý niệm trong vai trò cấu trúc hoá tri giác, tƣ duy, và hoạt động của con ngƣời. Đặc biệt, khi ánh xạ vào tƣ duy ngôn ngữ của ngƣời nghệ sĩ, các ý niệm ấy còn mang đƣợc nét riêng biệt trong cách tri giác và tƣ duy về thế giới của cá nhân nhạc sĩ. - Thủ pháp thống kê, phân loại Phân loại ẩn dụ theo các phạm trù ý niệm để đƣa về hệ thống các ẩn dụ ý niệm cơ sở, ẩn dụ ý niệm phái sinh, từ đó tìm hiểu tính tầng bậc và tính tƣơng hợp của ẩn dụ, lý giải các ý niệm trong từng mô hình ẩn dụ đƣợc nghiên cứu. Còn thủ pháp thống kê sẽ giúp thấy mức độ phổ biến của từng kiểu ẩn dụ ý niệm trong ca từ của Nguyễn Văn Chung. - Ph ơng pháp phân tích phong cách học; ph ơng pháp nghiên cứu của ngôn ng học tri nh n: Từ các mô hình ẩn dụ ý niệm đã phân tích đƣợc để góp phần làm sáng tỏ và khám phá phong cách riêng của nhạc sĩ; dùng lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận để lý giải thích những mô hình ẩn dụ ý niệm về tình yêu trên cứ liệu ca từ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung 11 6. Ý nghĩa l luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Về ý nghĩa lí lu n: Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần củng cố lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, làm rõ thêm một số vấn đề lí thuyết về ẩn dụ ý niệm thông qua ca từ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung – một hiện tƣợng âm nhạc Việt. Luận văn sẽ góp thêm một phần chứng minh ẩn dụ ý niệm không chỉ là hình thái tu từ của thi ca mà còn là vấn đề của tƣ duy, là một cơ chế cực kỳ quan trọng để con ngƣời nhận thức thế giới. Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu đầu tiên nghiên cứu ngôn ngữ trong ca từ Nguyễn Văn Chung dƣới góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Thông qua những phƣơng pháp và thao tác cụ thể, luận văn đã dùng các mô hình ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để lý giải các thao tác tƣ duy, các lƣợc đồ tƣ duy về tình yêu trong ca từ Nguyễn Văn Chung – điều tạo nên phong cách cá nhân của nhạc sĩ. Kết quả nghiên cứu của luận văn ngoài ý nghĩa giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe hiểu sâu sắc hơn về âm nhạc và tâm hồn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, còn có thể ứng dụng vào việc giảng dạy trong lĩnh vực phong cách học, phong cách sáng tác ca từ. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn đƣợc bố cục thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận Chƣơng 2: Ẩn dụ cấu trúc về tình yêu trong ca từ của Nguyễn Văn Chung Chƣơng 3: Ẩn dụ bản thể về tình yêu trong ca từ của Nguyễn Văn Chung 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm Ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm là hai khái niệm đƣợc nhắc đến khá nhiều trong các nghiên cứu về ngôn ngữ trong và ngoài nƣớc từ trƣớc tới nay. Nội dung nghiên cứu của luận văn liên quan trực tiếp tới hai khái niệm này. Vì vậy, việc làm sáng tỏ các khái niệm này là hết sức cần thiết. 1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống Ẩn dụ là một phần của việc sử dụng ngôn ngữ một cách bóng bảy. Theo Kovecses (2002, 2010) [41, tr. ix-x], phần lớn mọi ngƣời có xu hƣớng hiểu ẩn dụ là những hình thái của lời nói để so sánh thứ này với thứ khác, ví dụ: Cô ấy là một con hổ. Khái niệm truyền thống về ẩn dụ đƣa ra năm đặc điểm của ẩn dụ: - Ẩn dụ là những đặc tính của từ và chúng là các hiện tƣợng ngôn ngữ; - Ẩn dụ đƣợc sử dụng nhằm mục đích đƣa thêm giá trị nghệ thuật và tu từ; - Ẩn dụ đƣợc dựa trên sự tƣơng đồng giữa các thực thể đƣợc so sánh và nhận diện; - Ẩn dụ đƣợc sử dụng một cách có chủ ý và thận trọng, và sử dụng chúng cần có khiếu nhất định; - Ẩn dụ không phải là một đặc điểm hiển nhiên của ngôn ngữ; chúng đƣợc sử dụng để đem lại những kết quả đặc biệt. Trong thực tế, chúng ta cũng cần phân biệt hai khái niệm: ẩn dụ và ví von. Cả hai đều đƣợc sử dụng theo ngôn ngữ bóng bảy và mặc dù chúng tƣơng tự nhau về bản chất nhƣng giữa chúng cũng có những điểm khác biệt. Montgomery và các cộng sự (2007) [44, tr. 119] nhận định ví von thƣờng 13 đƣợc coi là một bộ phận của ẩn dụ và cả hai đều hoạt động thông qua sự tƣơng đồng. Tuy nhiên, vấn đề này lại có sự bất ổn. Theo Glucksberg (2008) [35, tr. 75], hai khái niệm này khác nhau một cách hệ thống và không nên đồng nhất khái niệm này với khái niệm kia. Ngoài ra, ông cũng cho rằng ẩn dụ sinh động hơn ví von và chúng có khuynh hƣớng gợi lên nhiều đặc điểm nổi bật hơn ví von. Mặc dù có những điểm khác biệt trong việc luận giải ẩn dụ và ví von nhƣng Glucksberg lại đồng ý rằng những điểm khác biệt này rất khó phát hiện và có thể đƣợc khởi nguồn từ những suy luận đƣợc phác hoạ sau nhận thức ban đầu. Chúng ta có thể nói rằng tình yêu giống nh một chuy n tàu. Thông qua ví von, chúng ta so sánh tình yêu với một chuyến tàu và chúng ta muốn nói rằng chúng có những đặc điểm giống nhau – chúng ta có thể coi tình yêu sôi động nhƣ một chuyến tàu hay cũng có thể coi tình yêu là sự thăng trầm nhƣ chuyến đi của một con tàu. Nói cách khác, chúng ta mở rộng các đặc điểm (hay một số đặc điểm) mà chúng ta thƣờng kết nối một chuyến tàu với tình yêu. Trong khi ví von cho chúng ta biết thứ gì giống thứ gì thì ẩn dụ đơn giản khẳng định thứ gì là thứ gì. Không chỉ truyền tải sự tƣơng đồng giữa những điều đƣợc so sánh mà ẩn dụ còn chỉ ra rằng chúng là một. Bằng việc sử dụng lại ví dụ trên, chúng ta có thể nói rằng tình yêu là một chuyến tàu, và nhƣ vậy cả hai là một. Ẩn dụ này nói lên cả hai có những đặc điểm nhƣ nhau; tình yêu đƣợc so sánh hoàn toàn với một chuyến tàu. Việc so sánh hai đối tƣợng này theo ngôn ngữ bóng bảy đƣợc đơn giản hoá nhƣ sau: Ẩn dụ Tình yêu là một chuyến tàu = X là Y Ví von Tình yêu giống nhƣ một chuyến tàu = X giống nhƣ Y 14 Nhƣ vậy, chúng ta có thể nói rằng ẩn dụ thay đổi thứ gì thành thứ gì đó. Ẩn dụ nói X là Y, thực tế theo cách này X chuyển thành Y, trong khi đó ví von chỉ nói X và Y là tƣơng tự nhau. Điều này gắn với quan điểm của Aristotle nhƣ tác giả Rapp (2002) [45] đã chỉ ra: Aristotle không coi ẩn dụ là sự rút gọn của ví von mà coi ví von là một ẩn dụ và nhận thấy sự khác biệt trong hình thái biểu đạt của chúng. Rapp cho rằng trong ẩn dụ điều gì đó đƣợc nhận diện hay thay thế trong khi ví von so sánh hai thứ với nhau. Trong ví dụ Anh ấy lao vào nh một con s tử là ví von, còn ví dụ Con s tử (Anh ấy) lao vào là một ẩn dụ (Rapp, 2002) [45]. Khi nói về ẩn dụ theo nghĩa truyền thống, chúng ta cần hiểu ba khái niệm mà trong thực tế chúng là các thành phần của ẩn dụ: „nội dung‟, „phƣơng tiện‟ và „căn cứ‟. Thông qua những khái niệm này, chúng ta sẽ dễ dàng hơn để hiểu các khái niệm tƣơng ứng trong thuyết của Lakoff và Johnson. Montgomery và các cộng sự (2007) [44, tr. 15] cho rằng phƣơng tiện là từ hay ngữ trong một câu không thể đƣợc hiểu theo nghĩa đen trong văn cảnh, trong khi đó, nội dung chính là nghĩa đƣợc phƣơng tiện đề cập tới. Căn cứ có thể đƣợc hiểu khi chúng ta nhận ra nội dung và phƣơng tiện có những đặc điểm gì chung – tức là căn cứ chung của chúng – và tiết lộ những bình diện của phƣơng tiện không liên quan đến nội dung. Montgomery và các cộng sự (2007) [44] cũng phân biệt hai nhóm ẩn dụ: ẩn dụ hiển ngôn và ẩn dụ ngầm ẩn; khi ẩn dụ là hiển ngôn, cả phƣơng tiện và nội dung đƣợc định rõ và thể hiện trong văn cảnh. Điều này đƣợc thể hiện qua ví dụ tình yêu là một chuy n tàu. Trong biểu thức ẩn dụ này, tình yêu là nội dung, chuy n tàu là phƣơng tiện, và căn cứ là sự tƣơng đồng giữa tình yêu và chuy n tàu. Tƣơng tự nhƣ một chuyến tàu, tình yêu có những cung bậc thăng trầm của nó; tàu chạy lên đồi thƣờng chậm hơn và ít hào hứng hơn so vơi tàu chạy xuống 15 nhƣng sự đề phòng và những ký ức buồn vui gắn với những lần thăng trầm ấy. Ẩn dụ cũng có thể đƣợc phân loại dựa trên sự chuyển di nghĩa hay mở rộng nghĩa. Montgomery và các cộng sự (2007) [44, tr. 124] đề cập đến ẩn dụ vật chất, ẩn dụ động vật và ẩn dụ con ngƣời. Họ cho rằng ẩn dụ vật chất sử dụng một khái niệm vật chất khi nói về một thứ trừu tƣợng, ẩn dụ động vật kết nối với khái niệm gắn với động vật để nói về một điều phi động vật, và ẩn dụ con ngƣời sử dụng khái niệm liên quan đến loài ngƣời để nói về những điều không phải con ngƣời. Ngoài ẩn dụ và ví von còn tồn tại một số loại hình sử dụng ngôn ngữ một cách bóng bảy khác nhƣ hoán dụ, phúng dụ... 1.1.2. Ẩn dụ ý niệm Lakoff và Johnson (2003) [43, tr. 3] đã đƣa ra quan điểm mang tính đột phá về lý thuyết ẩn dụ cơ bản trong cuốn sách Metaphors We Live by. Hai tác giả này không coi ẩn dụ đơn giản là một phƣơng thức tƣởng tƣợng và diễn đạt thi vị và hoa mỹ hay một phƣơng thức giản đơn của việc sử dụng ngôn ngữ một cách khác thƣờng với rất ít hoặc không có kết nối với hành động và tƣ duy của con ngƣời nhƣ đã đƣợc hiểu theo các thuyết về ẩn dụ thƣờng thấy. Lakoff và Johnson cho rằng thực tế ẩn dụ hiện hữu trong đời sống hằng ngày của chúng ta – không chỉ trong ngôn ngữ mà trong cả tƣ duy và hành động của chúng ta. Bản chất mở rộng của ẩn dụ này xuất phát từ một thực tế là bản chất của hệ thống ý niệm thông thƣờng về cơ bản có tính ẩn dụ, và các khái niệm chi phối tƣ duy của chúng ta không chỉ là vấn đề trí tuệ mà chúng còn chi phối mọi chức năng hằng ngày của chúng ta. Chính những khái niệm này cấu trúc những điều chúng ta tiếp nhận và thậm chí cả cách mà chúng ta liên hệ với những ngƣời khác. Điều này có nghĩa là hệ thống ý niệm của chúng ta đóng một vai trò cốt yếu trong việc định nghĩa thực tế diễn ra hằng ngày. Nhƣ vậy, hiển nhiên bản chất ẩn dụ của hệ thống ý niệm mà đơn giản là ẩn dụ xuất 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan