Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học 23 đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2015...

Tài liệu 23 đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2015

.PDF
126
616
148

Mô tả:

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC NĂM 2015 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Môn: Ngữ Văn Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề Câu I: (2,0 điểm) Cho đoạn văn sau: Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. (Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh) Hãy trả lời các câu hỏi: 1. Xác định phong cách ngôn ngữ (PCNN)? Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó? 2. Nêu những ý chính trong đoạn văn? 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và hiệu quả nghệ thuật? 4. Ý nghĩa của các từ ngữ: “nổi dậy”, “lập nên”, “lấy lại” được tác giả sử dụng trong đoạn văn. Câu II: (3,0 điểm) “Trách nhiệm chính là thứ mà con người đôi lúc cảm thấy bị ràng buộc nhất. Tuy nhiên, đó cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi con người” (Frank Crane). Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên. Câu III: (5,0 điểm) Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân: “Nhà văn dùng Vợ nhặt làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”. (Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr.39). Trình bày cảm nhận của anh (chị) về “bóng tối” và “những tia sáng ấm lòng” trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. -----------------------HẾT------------------------- SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: « .... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. » 1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào? 2. Xác định ý chính của đoạn văn? 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? 4. Qua đoạn văn, anh (chị) nhận thấy những nét phong cách nghệ thuật nào của Nguyễn Tuân? Phần II: Làm văn (7 điểm) Phân tích tình huống truyện độc đáo của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân). Thông qua câu chuyện nhặt vợ, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về nhận định sau: « Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. » (Mùa lạc – Nguyễn Khải) -----------------------Hết------------------------ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN NGỮ VĂN Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1: Đoạn văn trích từ tác phẩm Người lái đò Sông Đà (0.25đ); thuộc thể loại tùy bút (0,25đ) Câu 2: Ý chính của đoạn văn: Đoạn văn miêu tả thác nước sông Đà: + Từ xa, thác nước biểu thị sức mạnh qua âm thanh dữ dội. (0.5đ) + Đến gần, thác nước hiện ra với hình ảnh sóng bọt trắng xóa cả một chân trời đá (0.5đ) Câu 3: - Thủ pháp nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh (0.5) - Tác dụng: Gợi ra những liên tưởng độc đáo, sông Đà cũng như một sinh thể có tâm địa, bản tính hung bạo, âm thanh thác nước trên sông Đà gợi nhớ đến những trận động đất kinh hoàng thời tiền sử. (0.5đ) Câu 4: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động người đọc nhiều nhất. (0.5đ) Phần II: Làm văn (7 điểm) 1/ Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng đúng ngữ pháp. 2/ Yêu cầu về kiến thức HS có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu được các ý sau : a. Đối với phần nghị luận văn học: tình huống truyện độc đáo của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) * Nêu tình huống truyện: Nhặt vợ * Phân tích tình huống: - Tình huống độc đáo: + Dựng vợ gả chồng là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người vậy mà anh cu Tràng trong tác phẩm lại nhặt được vợ chỉ sau hai lần gặp gỡ, mấy câu bông đùa và vài bát bánh đúc. + Người nhặt vợ lại là người tưởng như ế vợ. + Việc nhặt vợ diễn ra trong bối cảnh nạn đói thê thảm. => Mọi người ngạc nhiên (Dân xóm ngụ cư, Tràng, Bà cụ Tứ) - Tình huống éo le mà cảm động: + Hạnh phúc của Tràng diễn ra trên nền bối cảnh thê lương, ảm đạm của những ngày đói (Khái quát bối cảnh nạn đói) + Sự éo le, cảm động còn thể hiện rõ ở tâm trạng của các nhân vật (Phân tích diễn biến tâm trạng của các nhân vật để thấy rõ mỗi nhân vật đều trải qua nỗi lo âu, xót xa, buồn tủi nhưng trên hết, họ đều tìm thấy niềm hạnh phúc, gắn bó với nhau bằng tình thương. Sự sống đối mặt, thách thức với cái chết và khẳng định sức mạnh mầu nhiệm của nó.)  Dân xóm ngụ cư  Tràng  Thị  Bà cụ Tứ * Ý nghĩa tình huống - Cho thấy tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945 - Khẳng định niềm tin sâu sắc vào phẩm giá, lòng nhân hậu của con người, trân trọng những khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. (Giá trị hiện thực và nhân đạo) b. Đối với phần nghị luận xã hội: - Giải thích: Câu nói đã khẳng định một cái nhìn lạc quan về sự sống, về sức mạnh hồi sinh. Ở đời này, không có những con đường cùng, chỉ có những ranh giới giữa sự sống và cái chết, hạnh phúc và gian khổ hi sinh,… Để bước qua những ranh giới ấy, ngoài sự hỗ trợ của các yếu tố khách quan thì điều cốt yếu nhất chính là nghị lực, niềm tin của bản thân mỗi người. - Chứng minh: Câu chuyện nhặt vợ mà Kim Lân kể lại là một minh chứng sinh động cho sức mạnh vượt qua ranh giới khốc liệt của cuộc sống. + Các tác phẩm cùng thời với Vợ nhặt: Vợ chồng A Phủ, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình…. + Thực tế chiến đấu dựng xây đất nước - Bình luận mở rộng: + Khẳng đinh những tấm gương trong cuộc sống hiện tại biết vượt lên gian khó. + Phê phán những người không biết vươn lên, đầu hàng số phận. - Bài học nhận thức và hành động: Cần phải có nghị lực, niềm tin, trí tuệ để vượt qua những thách thức của cuộc sống c. Thang điểm: - Điểm 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 5: Đáp ứng về cơ bản các yêu cầu về kiến thức, diễn đạt khá - Điểm 4: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi. - Điểm 3: Bài thiếu ý, còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Bài quá sơ sài, mắc nhiều lỗi về kĩ năng - Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn Lưu ý: - Cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm,có thể thưởng cho những bài viết sáng tạo phù hợp với yêu cầu của đề bài. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ KỲ THI QUỐC GIA TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 (Thời gian 180’ không kể giao đề) Câu I: (3 điểm) Đọc hiểu văn bản sau: Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm! Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn, Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc. Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng... Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn: Trái cây rơi vào áo người ngắm quả, Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn, Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ, Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn... Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời, Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi! (Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? – Chế Lan Viên) 1 Chế Lan Viên từng là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới 1930- 1945? Đúng Sai 2 Bài thơ “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng” ra đời trong những năm K/C chống Mỹ Đúng Sai 3 Đoạn thơ trên viết theo thể thơ tự do? Đúng Sai 4 Gieo vần liên tiếp? Đúng Sai 5- Hãy chỉ ra câu hỏi tu từ trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của câu hỏi tu từ đó? 6- Những danh nhân nào được nhắc tới trong đoạn thơ? Điều đó có ý nghĩa gì? 7- Tác giả đã khẳng định điều gì qua đoạn thơ? 8- Hãy cho biết tác giả muốn nói điều gì qua đoạn thơ: Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời, Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi! Câu II. (3,0 điểm) Facebook và cuộc sống thật của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Câu III: (4 điểm) Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, có bao nhiêu lần Kim Lân miêu tả những giọt nước mắt của người mẹ (Bà cụ Tứ) khi chứng kiến anh con trai “nhặt được vợ”? Dụng ý của nhà văn phía sau những biểu hiện nghệ thuật đó là gì? Anh (Chị) hãy trình bày ý kiến của mình. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA 2014-2015 TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B MÔN NGỮ VĂN Câu I: ( 3 điểm) 12345- Đúng (0,25đ) Đúng (0,25đ) Đúng (0,25đ) Sai (0,25đ) Câu hỏi tu từ là: Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? Tác dụng: câu hỏi tu từ có tính chất khẳng định chưa bao giờ Tổ Quốc lại đẹp như thế này, đồng thời thể hiện niềm tự hào về Tổ Quốc của tác giả. (0,5đ) 6- Những danh nhân được nhắc tới trong đoạn thơ là: Nguyễn Trãi, Nguyễ Du, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn... Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa và chống giặc ngoại xâm của dân tộc. (0,5đ) 7- Tổ Quốc ta trải qua 4000 năm Văn Hiến từ nỗi đau, từ truyền thống văn hóa chống ngoại xâm của cha ông thủa trước để đến hôm nay Tổ Quốc chưa bao giờ đẹp như thế. (0,5đ) 8- Nỗi đau, sự bế tắc của cha ông trong quá khứ vì đói nghèo, và sự khủng hoảng suy đồi của chế độ Phong Kiến. (0,5đ). Câu II: (3 điểm) Facebook và cuộc sống thật của một bộ phận giới trẻ hiện nay. MB: Giới thiệu vấn đề (0,25đ) TB: - Thực trang: Facebook là một mạng xã hội chứa đựng những thông tin cá nhân… Với tuổi trẻ, face không còn là chốn riêng tư mà đã trở thành một không gian mở rất thú vị và đầy màu sắc: nơi để họ quan tâm, chia sẻ, động viên và khích lệ lẫn nhau, khiến cho cuộc sống vì thế mà trở nên ý nghĩa… Bên cạnh những trang lành mạnh, nhiều bạn trẻ lại có cách nói, cách viết khá phóng khoáng nên Facebook trở thành một diễn đàn của những ngôn từ “không sạch sẽ”; những lối nghĩ cực đoan theo “hiệu ứng đám đông”… Từ đây, mức độ lan truyền cũng rất chóng mặt khiến nhiều người không đủ bản lĩnh để “đề kháng” lại với những lối nghĩ, cách nói chuyện kiểu “chợ búa” như vậy. (0,5) - Nguyên nhân của những biểu hiện đáng tiếc: Do thói quen theo kiểu hùa vào, “đám đông” mà không cần nhận thức đúng sai; do sự thiếu quan tâm, định hướng của người lớn đối với nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc cho giới trẻ… (0,5) - Hậu quả: Nghiện Face book làm mất quá nhiều thời gian cho học tập và lao động. Những luồng dư luận không tốt được đăng tải trên facebook có thể ảnh hưởng tới nhân cách của từng cá nhân những người trẻ chưa đủ bản lĩnh. ...(0,5) - Giải pháp: Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể hoàn toàn đổ lỗi cho giới trẻ khi những hiện tượng tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều. Ứng xử của những người xung quanh được xem là giải pháp quan trọng để thanh lọc và giúp bạn trẻ giữ vững phẩm chất đạo đức giữa những guồng quay khắc nghiệt, giữa vô vàn trào lưu tốt xấu đang tác động xung quanh. “Ngay cả với thế giới ảo mà nhiều học sinh, sinh viên đang bị lôi cuốn thì thay vì những ác cảm bởi tiêu cực nảy sinh, gia đình, nhà trường cần dạy học trò cách ứng xử có văn hoá, biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình. Các em cần được trang bị những kỹ năng sống cần thiết, dù là chỉ trên thế giới ảo...” - một chuyên gia về tâm lý giáo dục đã nhấn mạnh như vậy. (0,75) KB: - Khái quát nội dung bài làm (0,25) Liên hệ bản thân (0,25) Câu III: (4 điểm) Các ý cần đạt Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, có bao nhiêu lần Kim Lân miêu tả những giọt nước mắt của người mẹ (Bà cụ Tứ) khi chứng kiến anh con trai “nhặt được vợ”? Dụng ý của nhà văn phía sau những biểu hiện nghệ thuật đó là gì? Trong thiên truyện, bà cụ Tứ luôn cố dấu những dòng nước mắt xót thương vì sợ phiền cho chính những người mà mình thương xót. Nhưng tình cảm yêu thương thấm thía và lòng trắc ẩn đã không thể nào dấu hết… => Kim Lân đã 3 lần miêu tả những giọt nước mắt của người mẹ nhân từ: + “Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường của con mình thế kia?... Bà lão hấp háy cặp mắt… vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải”. Đây là giọt nước mắt xúc động khi thấy người con trai xấu xí ngờ nghệch của mình có vợ. Giọt nước mắt mừng vui của một người mẹ khi thấy con hạnh phúc. + “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con… Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…”. Đây là giọt nước mắt tủi thân, tủi phận của một người mẹ nghèo khi nghĩ đến trách nhiệm của người làm mẹ đối với đứa cong trai xấu số. Giọt nước mặt bất lực của một người đàn bà nghèo muốn lo cho con bằng người mà không lo nổi. + “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá… Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Đây là giọt nước mắt đồng cảm với người con dâu, thương cho con giai phải đến lúc đói kém mới có thể có vợ. Đó cũng là giọt nước mắt của một người lương thiện sẵn sàng dành tình yêu thương của mình cho người khác dù người ấy là người không quen biết. Đó là tình cảm trắc ẩn, xót xa cho hoàn cảnh trớ trêu của gia đình mình/ cho thân phận của đứa con dâu tội nghiệp. Là giọt nước mắt hạnh phúc của tình mẫu tử thiêng liêng trước niềm niềm vui bất ngờ với đứa con trai. (Học sinh tự viết mở bài và kết bài). Cách cho điểm: Điểm 4: Bài viết bám sát yêu cầu của đề, điễn đạt lưu loát, có sức thuyết phuc. Điểm 3: Bám sát đề, có thể diễn đạt còn 1 số lỗi nhỏ, có thể thiếu 1 ý Điểm 2: Bám sát đề, thiếu 2 ý, mắc lỗi diễn đạt và 1 số lỗi chính tả không nghiêm trọng. Điểm 1: Bài viết dang dở, thiếu ý và mắc nhiều lỗi Điểm 0: Lạc đề, hoặc để giấy trắng. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN I Trường THPT Hưng Đạo NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 03 câu, 02 trang. Câu 1 (2 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa hiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…” (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn) a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? b. Nội dung khái quát của văn bản trên? c. Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng? Câu 2 (3 điểm): Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.” Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô. Câu nói đã gợi cho anh (chị) điều gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay. Câu 3 (5 điểm): Về đoạn thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1 – Trang 88) Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên. Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn THPT Trần Hưng Đạo năm 2015 Câu 1. Ý ĐÁP ÁN Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Điểm 2.0 đ “... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…” (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn) a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? b. Nội dung khái quát của văn bản trên? c. Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản? Tác dụng? a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. 0,5đ b. Đoạn văn bản đề cập đến những tác hại của mạng xã hội Facebook: 0,5đ - Facebook chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật gây nguy hại đến nhiều mặt đời sống của quốc gia, tập thể hoặc cá nhân. - Gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt. c. - Nghệ thuật: liệt kê các tác hại của mạng xã hội Facebook đến nhiều mặt đời sống của quốc gia, tập thể hoặc cá nhân và ngôn 0,5đ 0,5đ ngữ dân tộc. - Tác dụng: + Nhấn mạnh đến tác hại khó lường của mạng xã hội Facebook. + Mạnh mẽ cảnh tỉnh, nhắc nhở với những người đang tham gia trang mạng này để tránh gây ra tác hại tương tự. 2. Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói: 3.0 đ “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.” Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô. Câu nói đã gợi cho anh (chị) điều gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay. Yêu cầu chung - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng hợp lí, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được các ý sau: - Giới thiệu vấn đề bàn luận: mục đích trong cuộc sống của con người. 0,25đ - Trích dẫn nhận định. 2. Giải thích - Mục đích: là yêu cầu cần đặt ra trước khi thực hiện một công việc; là cái ta cần phấn đấu để đạt được trong quá trình thực hiện công việc. - Mục đích tầm thường: yêu cầu cần đạt được ở mức độ thấp, có thể chỉ phục vụ cho lợi ích ở phạm vi hẹp với bản thân. - Cái vĩ đại: cái lớn lao, cao cả, có ý nghĩa với nhiều người, với tập thể. - Câu nói: Đi-đơ-rô đề cập đến tính mục đích trong mọi công 0,5đ việc, hoạt động của con người và mỗi người cần xác định cho mình một mục đích sống cao đẹp. 3. Bàn luận: - Vai trò của mục đích sống với con người: 0,5đ + Hành động có mục đích là hành động của con người có trí tuệ soi sáng, khác hẳn với hành động bản năng tự nhiên của loài thú. + Mục đích mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hành động của con người, giúp hành động của con người đạt kết quả. + Sống không có mục đích, con người sẽ trở nên vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa. - Khẳng định tính chất đúng đắn của câu nói: 0,5đ + Mục đích cao thượng, tốt đẹp là động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Và khi cần, sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình để thực hiện mục đích cao thượng. + Sống có mục đích cao thượng, con người sẽ trở nên hữu ích cho gia đình, xã hội. Có mục đích, lí tưởng tốt đẹp, con người sẽ giàu ý chí, nghị lực, sẽ đạt được những ước mơ cao đẹp. - HS lấy dẫn chứng trong lịch sử và thực tế để chứng minh. 0,25đ 4. Phê phán những kẻ sống không có mục đích hoặc mục đích sống tầm thường. Bởi nó khiến con người ta trở nên thụ động, bạc nhược, vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa. 0,25đ 5. Suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân: 0,5đ - Ngay từ tuổi học sinh, chúng ta phải xác định cho mình một mục đích, lí tưởng sống cao đẹp: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. - Trước mắt, xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn: học để nắm được kiến thức vững vàng; làm chủ khoa học, kĩ thuật, làm chủ cuộc đời mình; đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước, dân tộc. 6. Khẳng định lại ý nghĩa, tác dụng của câu nói với bản thân và với mọi người. 0,25đ 3. Về đoạn thơ: 7.0đ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! ......... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1 – Trang 88) Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên. Yêu cầu chung - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về bài thơ (đoạn thơ), biết vận dụng linh hoạt các thao tác. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi trong diễn đạt. - Về kiến thức: Trên cơ sở kiến thức về nhà văn, về tác phẩm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nêu được các ý sau: 1. - Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm. 0,25đ - Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và ý kiến nhận định. 2. Nhận định thứ nhất: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt: - Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng: + Các hình ảnh sương mờ bao phủ cả vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa về trong đêm hơi, những ngôi nhà bồng bềnh trong biển sương mờ,... + Không gian núi rừng bao la cứ trải ra mênh mông, vô tận trước 2,0đ mắt người lính. + Những câu thơ nhiều thanh bằng, ... - thiên nhiên cũng rất dữ dội, khắc nghiệt: + Các địa danh xa xôi, heo hút: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu. + Các hình ảnh miêu tả: núi cao, vực sâu, đèo dốc, sương rừng, mưa núi, thác gầm, cọp dữ... + Những câu thơ nhiều thanh trắc, nghệ thuật đối, lặp từ, lặp cấu trúc, ngắt nhịp câu thơ, ... 3. Nhận định thứ hai: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. * Họ phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách, mất mát, hi sinh: - Ấn tượng đầu tiên của Quang Dũng về người lính Tây Tiến trên đường hành quân là những bước đi mệt mỏi lẩn khuất như chìm đi trong sương dày đặc - Người lính Tây Tiến phải đối mặt, vượt qua những dốc núi vô cùng hiểm trở với bao gian lao, vất vả: những dốc núi cao như chạm trời xanh, những vực sâu thăm thẳm, những sườn đèo dốc. - Cái hoang dại, dữ dội của núi rừng thường trực, đeo bám người lính Tây Tiến như một định mệnh, luôn hiện hình để hù doạ và hành hạ họ. - Dù can trường trong dãi dầu nhưng có khi gian khổ đã quá sức chịu đựng đã khiến cho người lính gục ngã. Họ hi sinh trong tư thế vẫn hành quân, vẫn chắc tay súng, vẫn ôm lấy và gục lên quân trang. * Tâm hồn vẫn rất lãng mạn, hào hoa: - Vẻ tinh nghịch, tếu táo, chất lính ngang tàng như thách thách cùng hiểm nguy, gian khổ của người lính Tây Tiến. - Trên đường hành quân vất vả, họ thả hồn mình vào thiên nhiên, để trút bỏ hết mọi nhọc nhằn khỏi thân xác, phục tâm, phục sức. - Có lúc họ được dừng chân ở một bản giữa rừng sâu, quây quần bên những bữa cơm thắm tình quân dân cá nước. Tình cảm đầm ấm xua tan đi vẻ mệt mỏi trên gương mặt, khiến họ tươi tỉnh hẳn 2,0đ lên - Cái nhìn lãng mạn đã nâng đỡ cho ngòi bút Quang Dũng, tạo nên màu sắc bi tráng khi nói tới sự hi sinh của người lính Tây Tiến. - Nét đẹp trong tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những chàng lính thủ đô giúp họ vượt qua được khó khăn, thử thách để tiếp bước trên đường hành quân, hoàn thành nhiệm vụ. 4. Đánh giá chung: 0,5đ - Hai nhận định đều khái quát được nội dung cơ bản của đoạn thơ. - Cả hai đã cho thấy cái nhìn đầy đủ, rõ nét về thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến hiện về trong nỗi “nhớ chơi vơi” của nhà thơ khi ông đã rời xa Tây Tiến, rời xa con sông Mã. - Đoạn thơ không chỉ là thiên nhiên Tây Bắc, người chiến sĩ Tây Tiến mà còn là tình yêu, sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với Tây Bắc, với Tây Tiến. - Đoạn thơ là sự phối hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và bút pháp lãng mạn. Cả đoạn thơ như một bức tranh thuỷ mặc cổ điển được phác thảo theo lối tạo hình phương đông. (so sánh với bút pháp miêu tả người lính trong các sáng tác khác) 5. Khái quát lại vấn đề và đánh giá về thành công của tác giả, tác phẩm trong VHVN giai đoạn 1945 – 1954. 0,25đ TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 12 LẦN THỨ NHẤT Môn: VĂN Thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm). Câu 1 (2.0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh) a. Xác định thể thơ, cách ngắt nhịp và hài thanh của bài thơ. b. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và nội dung chính của bài thơ. Câu 2: (1.0đ) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: Thủy sản là loại thực phẩm truyền thống của nhân dân ta. Nhu cầu thực phẩm hiện nay ngày càng tăng do đời sống được nâng cao, mặt khác ngành du lịch cũng phát triển mạnh. Bình quân cho mỗi người những năm tới là 12 đến 20kg/năm, trong đó thực phẩm do nuôi thủy sản cung cấp chiếm từ 40 đến 50%. Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng, người tiêu dùng cần được cung cấp thực phẩm tươi (sống), sạch, không bị nhiễm bệnh, không nhiễm độc. (Công nghệ 7, NXB GD, trang 132, năm 2003) a. Văn bản nói về vấn đề gì? b. Đặt tên cho văn bản. II. PHẦN VIẾT (7.0 điểm). Câu 1(3.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”. Câu 2 (4.0 điểm): Nỗi niềm của nhà thơ Thanh Thảo khi xây dựng hình tượng Lor-ca ở đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor –ca. “Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” ……………Hết…………. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT LẦN 1 NĂM HỌC 2014-2015 MÔN VĂN - LỚP 12 Thời gian: 150 phút. Phần Câu Nội dung Điểm I. 1 - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt; 0,5 - Ngắt nhịp: 4/3; Hài thanh ở các tiếng 2,4,6. 0,5 - Hoàn cảnh ra đời: Tại chiến khu Việt Bắc năm 1947 0,5 - Nội dung chính: Vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn nhà 0,5 thơ – người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. 2 - Nội dung chính của đoạn văn: cung cấp thực phẩm thủy sản 0,5 tươi sống để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. - Đặt tên: Vì sao người tiêu dùng cần được cung cấp thực 0,5 phẩm thủy sản tươi sống? II 1 Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những kiến thức về tư tưởng, đạo lí, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0,5 - Giải thích: 0,5 + “con cá” : thành quả lao động cụ thể + “cách làm cần câu” và “cách câu cá” : phương pháp, cách thức lao động. + Ý nghĩa : đừng nên thừa hưởng thành quả lao động cụ thể của người khác, mà hãy học cách thức, phương pháp lao động để tạo ra thành quả. - Phân tích, chứng minh: + Việc hưởng thụ thành quả lao động của người khác là biểu 1,0 hiện của thói lười biếng, thích hưởng thụ. + Biết học hỏi để lao động là biểu hiện của đức tính siêng năng, tinh thần sáng tạo. - Bình luận: 0,5 + Sự hưởng thụ dẫn đến hậu quả xấu tất yếu trong tương lai. + Biết học hỏi để lao động giúp con người phát triển toàn diện. - Rút ra bài học nhận thức và hành động. 0,5 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu học sinh có suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan