Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 120505 khoa luan tot nghiep final_pham hoang anh...

Tài liệu 120505 khoa luan tot nghiep final_pham hoang anh

.DOCX
82
223
97

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Thương mại quốc tế DỰ BÁO KẾT QUẢ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Phạm Hoàng Anh Mã sinh viên : 0851020226 Lớp : Anh 18 - Khối 8 KT Khóa : 47 Người hướng dẫn khoa học : TS Đào Ngọc Tiến Hà Nội, tháng 5 năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)......................................4 1.1 Thương mại dịch vụ...........................................................................................4 1.1.1 Dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ...............................................................4 1.1.2 Thương mại dịch vụ...................................................................................5 1.1.3 Cách tiếp cận với tự do hóa thương mại dịch vụ trong các hiệp định thương mại tự do.................................................................................................8 1.2 Khái quát về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)...................10 1.2.1 Lịch sử hình thành và diễn biến đàm phán Hiệp định TPP.......................10 1.2.2 Những nội dung cơ bản của Hiệp định TPP.............................................16 1.3 Tự do hóa thương mại dịch vụ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)..........................................................................................................21 1.3.1 Cách tiếp cận với tự do hóa thương mại dịch vụ trong Hiệp định TPP.....21 1.3.2 Mục tiêu của các nước tham gia Hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mại dịch vụ............................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: CAM KẾT VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ DỰ BÁO CHO HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)..................................................................25 2.1 Thực trạng cam kết về thương mại dịch vụ trong một số hiệp định thương mại tự do của các nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)..........................................................................................................25 2.1.1 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA).....................................................................................................25 2.1.2 Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Hoa Kỳ (KORUS)...................36 2.2 Dự báo kết quả đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.......................................................................46 2.2.1 Các nghĩa vụ cơ bản của Hiệp định TPP..................................................47 2.2.2 Các cam kết cụ thể về các ngành dịch vụ.................................................50 CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ KHUYẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP).........................54 3.1 Những cơ hội với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ khi kí kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)...............................................54 3.1.1 Cơ hội khai thác từ thị trường các nước đối tác TPP................................54 3.1.2 Cơ hội khai thác tại thị trường trong nước................................................55 3.2 Những thách thức với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ khi kí kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).........................................57 3.2.1 Thách thức tại thị trường các nước đối tác TPP.......................................57 3.2.2 Thách thức tại thị trường nội địa..............................................................57 3.3 Một số khuyến nghị để tham gia hiệu quả Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.......................................59 3.3.1 Một số khuyến nghị trong thời gian đàm phán Hiệp định TPP.................59 3.3.2 Một số khuyến nghị sau khi kí kết để triển khai hiệu quả Hiệp định TPP 63 KẾT LUẬN............................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................75 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT 1 Viết tắt Tiếng Anh ASEAN – Australia – New AANZFTA Zealand Free Trade 2 APEC 3 ASEAN 4 FTA 5 GATS 6 8 GDP GNP 9 KORUS 10 TPP 11 WTO Tiếng Việt Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – New Agreement ASEAN – Pacific Economic Zealand Diễn đàn hợp tác kinh tế Corporation Association of South East châu Á – Thái Bình Dương Hiệp hội các quốc gia Asia Nations Đông Nam Á Hiệp định thương mại tự Free Trade Agreement do General Agreement on Trade Hiệp định chung về thương in Services Gross domestic product Gross national product Korea – United States Free mại dịch vụ Tổng sản phẩm nội địa Tổng sản phẩm quốc gia Hiệp định thương mại tự Trade Agreement Trans – Pacific Partnership do Hàn Quốc – Hoa Kỳ Hiệp định đối tác xuyên Free Trade Agreement Thái Bình Dương Tổ chức thương mại thế World Trade Organization giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tóm tắt dự báo kết quả các lĩnh vực thương mại dịch vụ của Hiệp định TPP.......................................................................................................................... 53 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi vòng đàm phán Uruguay kết thúc, xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu chuyển dần sang các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương. Xu thế này đã không ngừng lan rộng khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trước năm 2000, chỉ có 4 hiệp định chính giữa các nền kinh tế APEC đó là Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), khu vực thương mại tự do Hoa Kỳ - Canada, khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và hiệp định thiết lập Quan hệ Kinh tế gần gũi hơn nữa New Zealand – Australia. Hiện nay con số này đã lên tới 39 hiệp định và nhiều hiệp định khác đang trong quá trình đàm phán. Trong số đó, đàm phán Hiệp định TPP (hay còn gọi là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) nổi trội lên, trở thành một vấn đề rất được quan tâm bởi rất nhiều lí do. Thứ nhất, Hiệp định TPP có quy mô điều chỉnh rộng lớn. 9 quốc gia thành viên của Hiệp định TPP có tổng GDP là 16 968 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 33 546 USD/người, với dân số khoảng 505,8 triệu người (2010) (Australian Government - Department of Foreign Affairs and Trade, 2012). Thứ hai, Hiệp định TPP có mức độ tự do hóa thương mại mạnh mẽ ở các lĩnh vực và tự do hóa ngay lập tức. Và cuối cùng, Hiệp định có phạm vi điều chỉnh phong phú. Bên cạnh những vấn đề thương mại truyền thống như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, v.v Hiệp định còn đề cập đến nhiều vấn đề phi thương mại như môi trường, lao động, v.v. Do đó, Hiệp định TPP được coi là Hiệp định thương mại tự do kiểu mẫu của thế kỷ 21, dự báo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực kinh tế năng động Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Về các lĩnh vực cam kết trong Hiệp định TPP, lĩnh vực thương mại dịch vụ được dự báo sẽ có những bước tiến mạnh mẽ so với các hiệp định khác. Các cam kết trong lĩnh vực này có mức độ mở cửa rộng lớn, đề cập đến nhiều vấn đề phức tạp, gắn liền về mặt thể chế và văn hóa. Những cam kết này sẽ tạo ra nhiều thay đổi giữa quan hệ thương mại dịch vụ giữa các đối tác của Hiệp định. Là một đối tác của Hiệp định TPP, chắc chắn thương mại dịch vụ của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ các cam kết này. Chính vì vậy việc nghiên cứu dự báo kết quả đàm phán Hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đánh giá những tác động của Hiệp định đối với thương mại dịch vụ của Việt Nam là cần thiết. Do đó, em đã lựa chọn đề tài khóa luận “ Dự báo kết quả đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Cơ hội và thách thức với Việt Nam ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các cam kết về thương mại dịch vụ trong các FTA của các nước, dự báo kết quả đàm phán của Hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, khóa luận sẽ phân tích cơ hội và thách thức của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình đàm phán cũng như triển khai hiệu quả Hiệp định sau khi ký kết. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nội dung của một số hiệp định thương mại tự do đã ký kết giữa các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP để từ đó dự báo kết quả đàm phán của Hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào rà soát các cam kết về thương mại dịch vụ của 2 hiệp định tiêu biểu vừa có tính mới và có tính ảnh hưởng cao giữa các thành viên đang đàm phán Hiệp định TPP đó là Hiệp định AANZFTA và Hiệp định KORUS. Trong đó, Hiệp định AANZFTA là FTA mới nhất giữa Australia, New Zealand và các quốc gia ASEAN; như vậy có đến 6 trong tổng số 9 quốc gia đang đàm phán Hiệp định TPP là thành viên của Hiệp định AANZFTA. Còn Hiệp định KORUS là FTA mới nhất giữa Hoa Kỳ - đối tác lớn nhất của Hiệp định TPP và Hàn Quốc. Đặc biệt, Hiệp định KORUS được coi là chuẩn mực để Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định TPP khi mà các cam kết Hoa Kỳ đề xuất trong Hiệp định TPP có nội dung gần như tương đương với Hiệp định KORUS. Phương pháp nghiên cứu: Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp: phân tích tài liệu, số liệu thống kê, nghiên cứu so sánh và quy nạp, kết hợp nghiên cứu với thực tiễn. 4. Kết cấu đề tài Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục, kết cấu của đề tài như sau: Chương 1: Một số vấn đề lí luận về tự do hóa thương mại dịch vụ trong các hiệp định thương mại tự do và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Chương 2: Cam kết về thương mại dịch vụ trong các Hiệp định thương mại tự do và dự báo cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Chương 3: Cơ hội, thách thức và khuyến nghị với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Đào Ngọc Tiến – giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này. Đề tài được viết trong thời gian ngắn và bản thân kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) 1.1 Thương mại dịch vụ 1.1.1 Dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ 1.1.1.1 Khái niệm về dịch vụ Tuy trong đời sống hàng ngày chúng ta đều nhắc đến khái niệm dịch vụ nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Việc định nghĩa rõ ràng về dịch vụ gặp nhiều khó khăn do hai nguyên nhân chính: thứ nhất là do tính vô hình và khó nắm bắt của dịch vụ, cũng như sự đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch vụ; thứ hai là do mỗi quốc gia khác nhau có cách hiểu về dịch vụ khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước. Việc nghiên cứu khái niệm dịch vụ trên nhiều khía cạnh có ý nghĩa quan trọng trong để đi đến thống nhất về khái niệm dịch vụ, từ đó làm tiền đề đi sâu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về thương mại dịch vụ. Có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm dịch vụ, với mỗi cách tiếp cận lại đưa ra một định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, cách định nghĩa kinh điển dựa trên tính chất của dịch vụ vẫn là định nghĩa truyền tải được những nội dung cơ bản và đầy đủ nhất về dịch vụ: “Dịch vụ là các hoạt động của con người, được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được.” (Nguyễn Thị Mơ, 2011, tr.238) Khái niệm này nêu lên được hai đặc điểm cơ bản của dịch vụ. Thứ nhất, dịch vụ là một sản phẩm, là kết quả quá trình lao động sản xuất, là hoạt động của con người nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Thứ hai, khác với hàng hóa là sản phẩm hữu hình, dịch vụ là vô hình, phi vật chất và không thể lưu trữ được. Tuy dịch vụ không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất hữu hình nhưng dịch vụ khai thác sức lao động, tri thức, chất xám của con người để tạo ra giá trị thặng dư. Dịch vụ kết tinh các hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, giáo dục, vận tải,v.v... 1.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ Thứ nhất, dịch vụ là vô hình và khó xác định. Do dịch vụ không giống như hàng hóa, là những sản phẩm hữu hình, có thể cầm nắm, nhìn thấy được, nên không thể đánh giá, xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những tiêu chuẩn kĩ thuật được lượng hóa. Chính vì thế, việc thống kê, lượng hóa, đánh giá chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ ở cấp độ vi mô và vĩ mô khó khăn hơn rất nhiều so với hàng hóa hữu hình. Thứ hai, quá trình sản xuất dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ thường xảy ra đồng thời. Đối với hàng hóa, sản xuất hàng hóa thường tách khỏi lưu thông và tiêu dùng. Vì thế hàng hóa có thể lưu kho, dự trữ, vận chuyển đi nơi khác theo nhu cầu của thị trường. Trong khi đó, quá trình cung ứng dịch vụ thường gắn liền với tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ, với dịch vụ giáo dục, khi các giáo viên, giảng viên là những người cung cấp dịch vụ tiến hành giảng dạy, cung cấp dịch vụ giáo dục, thì đồng thời lúc đó, học sinh, sinh viên là những người sử dụng dịch vụ cũng đang tiếp nhận dịch vụ giáo dục. Có thể nói, việc cung ứng dịch vụ thường đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ. Thứ ba, dịch vụ không lưu trữ được. Do sản xuất và tiêu dùng dịch vụ thường diễn ra đồng thời nên không thể sản sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu trữ trong kho như hàng hóa sau đó mới tiêu dùng. Theo đó, trong cung ứng dịch vụ không có khái niệm tồn kho hoặc lưu trữ sản phẩm dịch vụ. 1.1.2 Thương mại dịch vụ 1.1.2.1Khái niệm thương mại dịch vụ Thương mại dịch vụ là khái niệm chỉ các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, hay nói chính xác hơn, là khái niệm được dùng để nhấn mạnh khía cạnh thương mại, tính chất thương mại trong hoạt động cung cấp dịch vụ (Nguyễn Thị Mơ, 2011, tr.241). Cách hiểu này giúp phân biệt thương mại dịch vụ với thương mại hàng hóa, nhấn mạnh vào đối tượng mua bán của thương mại dịch vụ là dịch vụ - các sản phẩm vô hình. Nói cách khác, thương mại dịch vụ là khái niệm rộng để chỉ tất cả các hoạt động cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận. Dịch vụ cũng có thể được lưu thông không nhằm mục đích thu lợi nhuận, trong trường hợp này, các hoạt động cung ứng dịch vụ phi lợi nhuận đó không gọi là thương mại dịch vụ. Thương mại dịch vụ có một số đặc điếm sau: Thứ nhất, thương mại dịch vụ có phạm vi hoạt động rất rộng, từ dịch vụ cá nhân đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, thu hút đông đảo người tham gia với trình độ khác nhau, từ lao động đơn giản đến lao động chất xám có trình độ cao. Thứ hai, thương mại dịch vụ hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngoài tác dụng trực tiếp của bản thân dịch vụ, nó còn đóng vai trò trung gian với thương mại hàng hóa, nên phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng gián tiếp lên tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Có thể thấy, tác dụng của thương mại dịch vụ là rất lớn. Thứ ba, thương mại dịch vụ khi lưu thông qua biên giới chịu tác động bởi tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ và cá tính của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, điều này khác với thương mại hàng hóa, sản phẩm là vật vô tri vô giác, đi qua biên giới có bị kiểm soát nhưng không phức tạp như kiểm soát con người trong thương mại dịch vụ, vì thế mà thương mại dịch vụ phải đối mặt nhiều hơn với những hàng rào thương mại so với thương mại hàng hóa. 1.1.2.2 Vai trò của thương mại dịch vụ trong thương mại quốc tế Trong thời đại ngày nay, thương mại dịch vụ có một vị trí ngày càng quan trọng trong buôn bán toàn cầu và trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển. Ở nhiều nước, một số ngành dịch vụ được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, “ngành công nghiệp không khói”. Thứ nhất, thương mại dịch vụ có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào GDP của các quốc gia. Vai trò quan trọng của thương mại dịch vụ thể hiện ở việc tỷ trọng thương mại dịch vụ trong thương mại ở các quốc gia và trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng. Ở nhiều nước, giá trị sản lượng kinh tế của nhiều ngành dịch vụ đã vượt xa những ngành công nghiệp truyền thống. Trên phạm vi toàn cầu, giá trị và tỷ trọng của thương mại dịch vụ cũng liên tục gia tăng, năm 2010 giá trị xuất khẩu đạt 3695 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 3510 tỷ USD (WTO, 2011, tr.144). Tốc độ tăng trưởng của thương mại dịch vụ toàn cầu vẫn đạt khoảng 9% vào năm 2010 (WTO, 2011, tr.145) bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thứ hai, thương mại dịch vụ thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế, cải thiện cán cân thương mại của các quốc gia. Xu hướng xuất khẩu dịch vụ ngày càng gia tăng đã thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa các quốc gia. Thương mại dịch vụ được coi là con đường ngắn nhất để nhiều nước đang phát triển đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu của mình, từ đó tiếp cận gần hơn với các thị trường quốc tế. Thứ ba, thương mại dịch vụ tăng cường phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dịch vụ chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong từng nền kinh tế quốc dân cũng như nền kinh tế thế giới, thể hiện ở tỷ trọng trong GNP không ngừng tăng lên nhờ những cuộc cải cách cơ cấu từ cuối thập niên 80. Tỷ trọng dịch vụ trong GNP ở các nước phát triển thường đạt khoảng 60-70%, các nước kém phát triển hơn đạt khoảng 40% và có xu hướng ngày càng tăng.(Nguyễn Thị Mơ, 2011, tr.243) Thứ tư, thương mại dịch vụ góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Lĩnh vực dịch vụ ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều lao động. Trong sản xuất hàng hóa, với sự phát triển của công nghệ, máy móc đang dần thay thế vai trò của người lao động. Tuy nhiên, dịch vụ là lĩnh vực đặc biệt, trong đó vai trò của người lao động rất quan trọng. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển, tỷ trọng lao động trong cách ngành dịch vụ so với toàn bộ lực lượng lao động thường chiếm từ 60-70%. Ví dụ, ngành du lịch thu hút 204 triệu lao động trên toàn thế giới, chiếm 10,6% lực lượng lao động thế giới (Nguyễn Thị Mơ, 2011, tr.244) Thứ năm, thương mại dịch vụ thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Dịch vụ chính là cầu nối giúp quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm diễn ra thuận lợi. Ví dụ như sự ra đời của dịch vụ vận tải đã giúp hàng hóa được lưu thông thuận lợi trên toàn cầu, khắc phục khoảng cách về địa lý, đáp ứng nhu cầu hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác. Trong quá trình chuyên chở trên khoảng cách lớn có rất nhiều rủi ro, các dịch vụ bảo hiểm sẽ gánh bớt những rủi ro đó, làm cho việc buôn bán an toàn hơn. Thêm vào đó, các dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ cung cấp vốn, hoặc tạo điều kiện để việc thanh toán diễn ra thuận lợi giữa các bên trong mối quan hệ thương mại. Các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin giúp các bên có thể dễ dàng liên lạc, trao đổi thông tin, rút ngắn thời gian ra quyết định, giúp cho việc mua bán hàng hóa hiệu quả và kinh tế hơn. Ngoài ra còn rất nhiều dịch vụ khác ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương mại hàng hóa, thúc đẩy thị trường lưu thông hàng hóa phát triển một cách đầy đủ và toàn diện hơn. 1.1.3 Cách tiếp cận với tự do hóa thương mại dịch vụ trong các hiệp định thương mại tự do Tự do hóa thương mại là việc dỡ bảo những hàng rào do các nước lập nên nhằm làm cho luồng hàng hóa di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi trên cơ sở bình đẳng. Những hàng rào nói trên có thể là thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, yêu cầu kiểm dịch, phương pháp đánh thuế,v.v... Rõ ràng lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh, tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy các quốc gia buôn bán, trao đổi hàng hóa, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Dịch vụ hiện là lĩnh vực tạo công ăn việc làm chủ yếu của các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt tại các khu vực Mỹ La-tinh, Caribe và Đông Á. Dịch vụ cũng là tương lai của các quốc gia đang phát triển bởi lẽ đây là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong cơ cấu kinh tế và cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ nhất. Do có rất nhiều rào cản đối với thương mại dịch vụ nên những lợi ích thu được từ việc dỡ bỏ những rào cản đó là rất lớn. Trong một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng các quốc gia có khu vực dịch vụ tài chính mở cửa đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình cao hơn so với các quốc gia khác khoảng 1%. Theo một báo cáo của Đại học Michigan, khi các rào cản thương mại được dỡ bỏ, ước tính tự do hóa thương mại dịch vụ có thể sẽ đem lại khoảng hơn 2/3 phúc lợi kinh tế toàn cầu. Chính vì những lí do đó, các quốc gia đang ngày càng tích cực trong việc kí kết các Hiệp định thương mại tự do nhằm cắt giảm và xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tiến tới thành lập những khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới WTO, đến nay đã có hơn 200 FTA có hiệu lực (WTO, 2011, tr.253). Khi tiếp cận tự do hóa thương mại dịch vụ, các FTA thường đưa ra quy định chung về các phương thức cung ứng dịch vụ để từ đó đưa ra các cam kết theo hai phương pháp: phương pháp “chọn – bỏ” (negative list) và phương pháp “chọn – cho” (positive list). Các phương thức cung ứng dịch vụ chung thường được quy định trong các FTA bao gồm:  Phương thức 1: Cung ứng qua biên giới (cross-border supply): là hình thức mà một nhà cung ứng dịch vụ ở nước A bán dịch vụ cho khách hàng tại nước B mà không di chuyển ra khỏi nước mình. Ví dụ: một kiến trúc sư tại New Zealand bán một thiết kế cho một công ty xây dựng tại Việt Nam.  Phương thức 2: Tiêu thụ ở nước ngoài (consumption abroad): là hình thức mà một người tiêu dùng dịch vụ của nước B sẽ đến nước A để mua và tiêu dùng dịch vụ tại nước A). Ví dụ: một sinh viên Việt Nam đến Australia và học tại Australia.  Phương thức 3: Hiện diện thương mại (commercial presence): là hình thức mà một nhà cung ứng dịch vụ của nước A sẽ lập một văn phòng tại nước B và cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng ở nước B. Ví dụ: một công ty luật của Singapore lập một văn phòng đại diện tại Việt Nam và kinh doanh dịch vụ luật pháp tại Việt Nam. 1.1.3.1 Phương pháp “chọn – cho” (positive list) Phương pháp “chọn – cho” là cam kết theo dạng “chỉ được làm những gì được phép làm”, tức là chỉ cam kết với những ngành được liệt kê trong biểu cam kết. Ví dụ WTO sử dụng phương pháp “chọn – cho” khi xác định phạm vi cam kết, tức là các dịch vụ được đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Theo đó, bên cam kết chỉ cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ xuất hiện trong Biểu. Với những dịch vụ không xuất hiện trong Biểu, bên cam kết không có nghĩa vụ nào cả. Trong trường hợp của Việt Nam, những dịch vụ như quản lý bất động sản, in ấn, xuất bản v..v không xuất hiện trong Biểu cam kết dịch vụ. Điều đó có nghĩa là Việt Nam không cam kết gì cho những ngành này, ngoại trừ nghĩa vụ áp dụng các quy tắc chung của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Ngoài Hiệp định GATS, Hiệp định AANZFTA (lĩnh vực dịch vụ) cũng áp dụng cách tiếp cận này. 1.1.3.2 Phương pháp “chọn – bỏ” (negative list) Phương pháp “chọn – bỏ” là cam kết theo dạng “được làm tất cả những gì không bị hạn chế”, có nghĩa là tự do hóa tất cả các ngành trừ những ngành được liệt kê trong Biểu cam kết. Phương pháp này được sử dụng khi đưa ra cam kết đối với các dịch vụ được đưa vào Biểu. Theo đó, bên cam kết sẽ liệt kê toàn bộ các biện pháp hạn chế áp dụng cho dịch vụ có liên quan. Ngoài các biện pháp này, sẽ không áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế nào khác. Ví dụ: Nếu trong biểu cam kết chỉ liệt kê dịch vụ bán buôn, không liệt kê phân ngành dịch vụ khác thuộc Dịch vụ phân phối thì chỉ dịch vụ bán buôn được bảo lưu hạn chế, các phân ngành dịch vụ khác cam kết tự do hóa hoàn toàn. Các hiệp định áp dụng cách tiếp cận này ví dụ: Hiệp định đầu tư Việt – Nhật (BIT), Hiệp định đầu tư ASEAN (ACIA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) v.v... 1.2 Khái quát về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 1.2.1 Lịch sử hình thành và diễn biến đàm phán Hiệp định TPP 1.2.1.1 Lịch sử hình thành Hiệp định TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay còn gọi là Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4) - một Hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 quốc gia là Singapore, Chile, New Zealand và Brunei. Hiệp định này khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ hơn do nguyên thủ 3 nước Chile, New Zealand và Singapore (P3) phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2002 tổ chức tại Mexico. Tháng 4 năm 2005, Brunei xin gia nhập với tư cách thành viên sáng lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, biến P3 thành P4. Năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán của Hiệp định này ra các vấn đề dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi với Hoa Kỳ về khả năng nước này tham gia vào đàm phán mở rộng của P4. Phía Hoa Kỳ cũng bắt đầu tiến hành nghiên cứu vấn đề, tham vấn nội bộ với các nhóm lợi ích và Nghị viện về vấn đề này. Tháng 9/2008, Đại diện thương mại Hoa Kì (USTR) thông báo quyết định của Hoa Kỳ tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính với các nước P4. Tháng 11 cùng năm, các nước Australia, Peru và Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm và tham gia đàm phán TPP, nâng tổng số thành viên tham gia lên 8 nước (trừ Việt Nam đến 13/11/2010 mới tuyên bố tham gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ, các nước khác quyết định tham gia chính thức ngay từ đầu). Cũng từ thời điểm này, đàm phán mở rộng P4 được đặt tên lại là đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên đàm phán TPP mới đã bị trì hoãn đến tận cuối năm 2009 do phải chờ đợi Hoa Kỳ hoàn thành kỳ bầu cử Tổng thống và Chính quyền mới của Tổng thống Obama tham vấn và xem xét lại việc tham gia đàm phán TPP. Tháng 12/2009, Đại diện thương mại Hoa Kỳ mới thông báo quyết định của Tổng thống Obama về việc Hoa Kỳ tiếp tục tham gia TPP. Chỉ lúc này đàm phán TPP mới được chính thức khởi động. Về phía Việt Nam, từ năm 2006, qua nhiều kênh, Singapore đã rất tích cực mời Việt Nam tham gia TPP - P4. Trước những cân nhắc cả về khía cạnh kinh tế và chính trị, Việt Nam chưa nhận lời mời này của Singapore. Tuy nhiên, với việc Mỹ quyết định tham gia TPP, và trước khi tuyên bố tham gia TPP, Mỹ đã mời Việt Nam cùng tham gia Hiệp định này, Việt Nam đã cân nhắc lại việc tham gia hay không tham gia TPP. Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11/2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. Trước đó, tháng 10/2010, Malaysia cũng chính thức tham gia vào TPP, nâng tổng số nước tham gia đàm phán lên thành 9 nước. Như vậy, có 8 đối tác tham gia 3 Vòng đàm phán đầu tiên của TPP, bao gồm 4 nước thành viên P4 (là New Zealand, Brunei, Chile, Singapore) và 4 nước bên ngoài (là Australia, Peru, Hoa Kỳ và Việt Nam). Malaysia là nước thứ 9 tham gia đàm phán TPP từ Vòng đàm phán thứ 3. Trong tương lai, số lượng các bên tham gia đàm phán còn có thể mở rộng thêm bởi nhiều nước khác trong khu vực ASEAN và APEC đã tỏ thái độ quan tâm đến TPP, đặc biệt là Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan. 1.2.1.2 Diễn biến đàm phán Hiệp định TPP Hiệp định TPP là Hiệp định mang tính mở rất cao, được kì vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện và là Hiệp định thương mại tự do khuôn mẫu của thế kỷ 21. Tuy không phải là chương trình hợp tác trong khuôn khổ APEC nhưng các thành viên APEC đều có thể gia nhập nếu quan tâm. Các đối tác mong muốn mở rộng TPP và sử dụng TPP như một công cụ để hiện thực hóa ý tưởng về Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á-Thái Bình Dương của APEC (FTAAP). Tính đến nay, các đối tác của Hiệp định TPP đã trải qua 11 vòng đàm phán chính thức: Vòng đàm phán thứ nhất: Vòng đàm phán chính thức thứ nhất của TPP được tổ chức từ ngày 15-19 tháng 3/2010 tại Melbourne (Australia) với sự tham gia của hơn 200 quan chức của Australia, Hoa Kỳ, New Zealand, Chile, Singapore, Brunei, Peru và Việt Nam. Kết quả đạt được từ vòng đàm phán này đã đem lại cho TPP một khởi đầu mạnh mẽ. Các nhà đàm phán TPP trao đổi quan điểm về hàng loạt các vấn đề sẽ được đưa vào các cuộc đàm phán và nêu ra các phương pháp tiếp cận mới đối với những trở ngại mà các doanh nghiệp trong khu vực gặp phải và các lĩnh vực mới nổi của thương mại quốc tế như dịch vụ, thương mại điện tử và công nghệ xanh. Các bên cũng rất quan tâm đến việc phát triển một khung đàm phán tốt nhất cho một hiệp định chất lượng cao của thế kỷ 21 cũng như mục tiêu mở rộng hiệp định cho các quốc gia khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Vòng đàm phán thứ hai: Vòng đàm phán thứ hai của TPP được tổ chức tại San Francisco (Hoa Kỳ) từ ngày 14 - 18 tháng 6/2010 đã đạt được những tiến triển đáng kể cả về cấu trúc của Hiệp định cũng như hàng loạt các vấn đề cụ thể trong TPP. Các nước TPP thống nhất rằng các Hiệp định thương mại song phương giữa các nước TPP sẽ tiếp tục tồn tại song song với TPP, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hiệp định nào tốt hơn cho hàng hóa, dịch vụ hay đầu tư của mình. Vòng đàm phán lần này cũng đạt được tiến bộ vững chắc về phương pháp tiếp cận đàm phán về kết quả của tiếp cận thị trường và làm thế nào để phản ánh những kết quả đó trong hiệp định. Các trưởng đoàn đàm phán cũng đạt được sự thống nhất về hàng loạt các vấn đề chung quan trọng của thế kỷ 21 định hướng cho các cuộc đàm phán liên quan đến thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ và thúc đẩy tính thống nhất pháp lý, v.v... Ngoài ra, các nhà đàm phán TPP cũng đạt được các tiến triển về hàng loạt các vấn đề truyền thống của FTA bao gồm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, chính sách cạnh tranh, các vấn đề pháp lý và xây dựng năng lực. Các cuộc thảo luận cũng tập trung vào loại điều khoản nào quy định về thương mại và lao động, thương mại và môi trường phù hợp với TPP. Vòng đàm phán thứ ba: Vòng đàm phán thứ 3 của TPP được tổ chức tại Brunei từ ngày 4 - 9 tháng 10/2010 với sự tham gia của thành viên mới – Malaysia. 24 nhóm đàm phán đã gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề như hàng hóa công nghiệp, nông nhiệp, các tiêu chuẩn, dịch vụ, đầu tư , dịch vụ ngân hàng, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, cạnh tranh, lao động và môi trường. Các nhóm đàm phán đã bắt đầu soạn thảo các điều khoản (như các nhóm dịch vụ và đầu tư) hoặc đang chuẩn bị để đưa ra dự thảo. Các cuộc đàm phán về mục tiêu và phương pháp tiếp cận thị trường tiếp tục diễn ra với quan điểm hướng tới đạt được mục tiêu chung về một hiệp định tham vọng cao thúc đẩy hội nhập khu vực, bao gồm việc thông qua các quy tắc xuất xứ khu vực và đã thống nhất được phương pháp bắt đầu các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường. Các nước TPP cũng tiếp tục đàm phán về các cam kết nền và tọa đàm hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực về các vấn đề vệ sinh dịch tễ, lao động và môi trường liên quan đến thương mại. Vòng đàm phán thứ tư: Vòng đàm phán thứ tư Hiệp định TPP được tổ chức tại Auckland (New Zealand) từ ngày 6-10 tháng 12/2010, với sự tham gia của 9 nước (Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam), tiếp tục đạt được tiến bộ về tất cả các vấn đề đàm phán. Đây cũng là vòng đàm phán đầu tiên Việt Nam tham gia với tư cách thành viên đầy đủ. Với mục tiêu kết thúc đàm phán càng sớm càng tốt, các cuộc đàm phán đã diễn ra khẩn trương ở cả 24 nhóm đàm phán. Các nhà đàm phán cũng kết thúc các công việc chuẩn bị cho việc trao đổi các bản chào ban đầu về tiếp cận thị trường hàng hóa, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2011. Các bản chào ban đầu về dịch vụ và đầu tư cũng được chuẩn bị để đưa ra vào tháng 3/2011. Vòng đàm phán thứ năm: Vòng đàm phán thứ năm Hiệp định TPP diễn ra tại Santiago (Hoa Kỳ) từ ngày 14-18 tháng 2/2011. Dự thảo hiệp định được đem ra thảo luận ở hầu hết 24 nhóm đàm phán và đề xuất của các nước được xem xét một cách cẩn thận. Sau đó, các nhà đàm phán hợp nhất các đề xuất đó lại và soạn thảo Dự thảo, cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa chúng nhưng vẫn cân nhắc đến lợi ích và quan ngại của mỗi quốc gia. Các đàm phán về tiếp cận thị trường đối với hàng hóa bắt đầu ở Santiago, sau khi các bên trao đổi các bản chào ban đầu vào tháng 1/2011. Các bên cũng đồng ý trao đổi các bản chào về tiếp cận thị trường đối với dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ trước vòng đàm phán tới. Các bản chào dịch vụ và đầu tư sẽ được thực hiện theo phương pháp “chọn - bỏ”, đối với tất cả các nước TPP. Vòng đàm phán thứ sáu: Vòng đám phán này diễn ra tại Singapore từ 24/3 đến 1/4 năm 2011. Bản thảo hiện tại đang được đưa ra thảo luận trong mỗi nhóm đàm phán và các cuộc thảo luận đã đạt được kết quả trong việc làm rõ hơn và hài hòa các khoảng cách về vị thế. Các bản chào ban đầu về tiếp cận thị trường được trao đổi trước vòng đàm phán này về dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ. Phù hợp với một hiệp định TPP tham vọng cao, các bản chào đầu tư và dịch vụ được thực hiện trên cơ sở “chọn - bỏ” (negative list) - một thực tiễn chưa từng xảy ra trước kia đối với một số nước TPP. Các cuộc thảo luận cũng đạt được các tiến triển về các cam kết nền về các vấn đề chung, như gia tăng sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thương mại quốc tế, tăng cường hài hòa pháp lý, thúc đẩy chuỗi cung ứng và sản xuất trong khu vực. Vòng đàm phán thứ bảy: Vòng đàm phán thứ bảy diễn ra tại TP Hồ Chí Minh (Việt Nam) từ ngày 15-24 tháng 6/2011. Các bên đã làm việc nhằm củng cố các vấn đề hiện tại và xem xét các đề xuất mới ở các nhóm làm việc, bao gồm sở hữu trí tuệ, dịch vụ, minh bạch, truyền thông, hải quan và môi trường. Các bên tiếp tục thảo luận về từng bản chào của các nước và phương pháp tiếp cận thị trường, các cam kết về lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ. Các đề xuất của Hoa Kỳ về tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại quốc tế, cải thiện sự hài hòa pháp lý, tăng cạnh tranh và các chuỗi cung ứng được xem xét. Vòng đàm phán thứ tám: Vòng đàm phán thứ tám diễn ra tại Chicago (Hoa Kỳ) từ 6 -15 tháng 9/2011. Các bên đã đạt được tiến bộ trong củng cố và thu hẹp vị thế giữa các bên đàm phán tại hơn 20 chương trong dự thảo văn kiện hiện tại. Đặc biệt, quá trình đàm phán đạt được bước tiến quan trọng trong các vấn đề Hải quan, Kiểm dịch động thực vật (SPS), các Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại (TBT), vấn đề Viễn thông và Mua sắm Chính phủ. Các bên tiếp tục xem xét bản chào mới trong một số các chương về môi trường, sở hữu trí tuệ (tại chương này, Hoa Kỳ đã chi tiết một số điều khoản mới liên quan đến mặt hàng tân dược) và tính minh bạch. Vòng đàm phán thứ chín: Vòng đàm phán này được tổ chức lại Lima (Peru) từ ngày 19-28 tháng 10 năm 2011. Các bên đàm phán tiếp tục đạt được các tiến triển mới, đặc biệt ở một số chương về các vấn đề Vệ sinh và dịch tễ (SPS), Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) và các Quy định về Nguồn gốc xuất xứ (ROOs). Một đề xuất mới về vấn đề Doanh nghiệp Nhà nước (SOEs) cũng được đưa ra và được thảo luận trong nhóm làm việc về Chính sách Cạnh tranh. Vòng đàm phán thứ 9 cũng đạt được nhiều tiến bộ về tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, mua sắm chính phủ. Ngoài ra, có một số đề xuất phức tạp và nhạy cảm cũng được đưa ra, bao gồm vấn đề sở hữu trí tuệ và tính minh bạch. Cuộc họp các Nhà lãnh đạo TPP bên lề Hội nghị cấp cao APEC 19: diễn ra trong 2 ngày 12-13 tháng 11 năm 2011 tại Hawaii (Hoa Kỳ). Tại đây các Nhà lãnh đạo TPP đã đưa ra được các văn kiện quan trọng bao gồm: Bản mô tả các lĩnh vực đàm phán chính của Hiệp định TPP, Báo cáo của các Bộ trưởng thương mại gửi các Nhà lãnh đạo TPP và Bản tuyên bố của các Nhà lãnh đạo TPP.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan