Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 1 quản trị nguồn nhân lực tại nhà máy nhựa hóc môn thu hút và duy trì nguồn nhân...

Tài liệu 1 quản trị nguồn nhân lực tại nhà máy nhựa hóc môn thu hút và duy trì nguồn nhân lực thực trạng và giải pháp

.PDF
35
3
103

Mô tả:

PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Quy định tuyển dụng lao động tại Nhà máy nhựa Hóc Môn 2. Phụ lục 2: Quy trình đào tạo tại Nhà máy nhựa Hóc Môn 3. Phụ lục 3: Bảng câu hỏi 4. Phụ lục 4: Phân tích độ tin cậy của dữ liệu 5. Phụ lục 5: Bảng thông số thống kê của dữ liệu 6. Phụ lục 6: Bản mô tả công việc của nhân viên kỹ thuật PHỤ LỤC 1 QUY ĐỊNH TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY NHỰA HÓC MÔN I. Mục đích Kiểm soát được quá trình tuyển dụng người lao động, giảm thiểu được việc tuyển dụng tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và đối tượng cần cho yêu cầu công tác sản xuất, kinh doanh. II. Quy định nội dung thực hiện 1. Nguyên tắc tuyển dụng - Việc tuyển dụng bổ sung lao động phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất kinh doanh và công tác của Nhà Máy. - Việc tuyển dụng phải tuân thủ các quy trình và thủ tục hồ sơ của pháp luật lao động. - Lao động tuyển dụng phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề phù hợp với tiêu chuẩn cấp bậc nghề hoặc tiêu chuẩn chức danh công việc của Công Ty ban hành. 2. Tiêu chuẩn tuyển dụng a. Tiêu chuẩn cơ bản chung: - Là công dân Việt Nam. - Nam: từ 18-35 tuổi. - Nữ: từ 18-30 tuổi. - Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp PTTH (tú tài) trở lên. - Sức khoẻ: phải đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để lao động theo tiêu chuẩn sức khoẻ của ngành Y tế và phù hợp với điều kiện lao động của Công Ty. b. Tiêu chuẩn ngành nghề: - Đối với lao động nghiệp vụ, kỹ thuật (CB-NV): 9 Đã được đào tạo qua các trường lớp đúng ngành nghề yêu cầu sau đây: Hoá, cơ khí, điện-điện tử, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, Marketing, tin học, hành chính, lao động tiền lương,… 9 Đã tốt nghiệp: từ trung cấp trở lên. 9 Ngoại ngữ: có tối thiểu một ngoại ngữ bằng A trở lên hoặc tương đương. 9 Vi tính: sử dụng vi tính thành thạo đáp ứng yêu cầu công việc. - Đối với lao động trực tiếp (công nhân) ở Nhà Máy: 9 Ngành nghề Cơ, điện, lò hơi-lò dầu, thiết bị áp lực: 100% đã qua đào tạo tại các trường kỹ thuật dạy nghề trở lên. 9 Đối với công nhân công nghệ: Đã qua đào tạo tại các trường kỹ thuật dạy nghề công nghệ Hoá trở lên. 9 Đối với các trường hợp kỹ thuật nghiệp vụ cao hoặc trường hợp đặc biệt khác do Tổng Giám Đốc quyết định. 3. Hồ sơ tuyển dụng - Phiếu đăng ký dự tuyển lao động (theo mẫu số 4 đính kèm) - 02 ảnh màu cỡ 4cm*6cm mới chụp không quá 06 tháng. - Bản sao sổ lao động (không cần công chứng); Trường hợp chưa được cấp Sổ lao động thì phải có một bản sao sơ yếu lý lịch (theo mẫu số 5) có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. - Một giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y Tế cấp có thời gian không quá 01 tháng trước khi nộp hồ sơ. - Một bản sao CMND có công chứng của chính quyền địa phương. - Một bản sao hộ khẩu thường trú hoặc KT3 (giấy tạm vắng+ tạm trú) có công chứng của chính quyền địa phương. - Một bản sao văn bằng tốt nghiệp văn hoá có công chứng. - Một bản sao các văn bằng/ chứng chỉ tốt nghiệp theo chuyên ngành đào tạo tương ứng với nhu cầu tuyển dụng: công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng, đại học, ngoại ngữ, vi tính… có công chứng. - Trường hợp lao động kỹ thuật cao: hồ sơ đăng ký dự tuyển phải có thêm: giấy xác nhận bậc nghề hoặc kinh nghiệm kỹ thuật lâu năm. 4. Cách thức tuyển dụng - Tuyển dụng trực tiếp hay thông qua các tổ chức dịhc vụ việc làm, các trường đào tạo chuyên nghiệp. - Ưu tiên tuyển dụng lao động có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi doanh nghiệp trú đóng. - Ưu tiên tuyển dụng lao động là con, em ruột của CB-CNV Công Ty (nếu đáp ứng các yêu cầu cần tuyển). 5. Trách nhiệm tuyển dụng - Trách nhiệm của các đơn vị có nhu cầu cần bổ sung lao động hoặc sử dụng người lao động: 9 Lập phiếu đề nghị bổ sung lao động vào đầu năm hoặc đột xuất. 9 Bố trí sử dụng lao động được tuyển đúng yêu cầu của công việc, ngành nghề cần bổ sung. 9 Kết hợp với đơn vị chuyên môn để thẩm định năng lực chuyên môn, tay nghề của lao động mới tuyển khi chấm dứt thời gian tập sự/ thử việc. - Trách nhiệm của phòng Tổ chức lao động: 9 Tập hợp và cân đối nhu cầu tuyển dụng lao động của các đơn vị và toàn Công Ty để đề xuất Tổng Giám Đốc xét duyệt. 9 Xây dựng kế hoach tuyển dụng lao động hàng năm. 9 Thông báo nhu cầu tuyển dụng của từng đợt tuyển dụng. 9 Tiếp nhận, nghiên cứu, thẩm định và lựa chọn hồ sơ cá nhân, kiểm tra sức khoẻ, xem xét và đề xuất danh sách tuyển dụng các đối tượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn và nhu cầu công việc ở các đơn vị. 6. Thử việc, huấn luyện, và đào tạo 6.1. Quy định huấn luyện, đào tạo khi tuyển dụng Sau khi Tổng Giám Đốc duyệt cho tuyển dụng, người lao động được huấn luyện các quy định về nội quy lao động, ATLĐ, PCCN và đào tạo kèm cặp về nghiệp vụ, tay nghề theo các bước sau: 6.1.1. Đối với lao động tuyển dụng lẻ - Người lao động được tuyển dụng tự nghiên cứu tài liệu: 9 Phòng Tổ chức lao động cung cấp cho người lao động mới tuyển các văn bản: Bản nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể, các bản nội quy an toàn lao động liên quan, nội quy PCCN… để người lao động tự nghiên cứu tìm hiểu, nếu người lao động yêu cầu giải thích thì phòng Tổ chức lao động cử cán bộ giải thích trực tiếp. 9 Đơn vị sử dụng lao động tiến hành hướng dẫn kèm cặp về phương pháp làm việc an toàn, về công việc/tay nghề tại đơn vị và tại vị trí làm công việc. - Khi thực hiện xong mục trên: người hướng dẫn/ huấn luyện tiến hành sát hạch người được hướng dẫn/ huấn luyện bằng các câu hỏi trực tiếp hoặc yêu cầu làm bài kiểm tra. Người hướng dẫn/ huấn luyện/ sát hạch phải ghi nội dung hướng dẫn/ huấn luyện và kết quả sát hạch vào phiếu và người được hướng dẫn/ huấn luyện ký tên vào phiếu theo dõi huấn luyện theo từng bước. - Công ty tiến hành cấp giấy chứng nhận đạ huấn luyện ATLĐ-VSLĐ theo quy định tại thông tư 37/2005/TT ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động TBXH 6.1.2. Đối với lao động tuyển dụng tập trung cùng một đợt: - Đối với lao động là công nhân kỹ thuật cơ điện, kỹ thuật công nghệ chất dẻo có chứng nhận tay nghề từ bậc 3 trở lên: thực hiện như mục 6.1.1 - Đối với lao động phổ thông: thực hiện đào tạo, huấn luyện theo các bước sau: 9 Bước 1: Do Công ty hoặc đơn vị được ủy quyền đảm nhiệm, nội dung đào tạo huấn luyện gồm: ƒ Nội quy kỹ luật lao động và thỏa ước lao động tập thể của Công ty, ATLĐ-VSLĐ-PCCN theo giáo trình đã được duyệt. ƒ Lý thuyết chung về nguyên liệu sản xuất, quy trình công nghẹ sản xuất, máy móc- thiết bị sản xuất, an toàn sử dụng hóa chất. ƒ Các quy trình vận hành máy móc- thiết bị, chế độ bảo quản bảo dưỡng, kỹ thuật an toàn cơ- điện đối với máy móc- thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. 9 Bước 2 và 3: Do đơn vị sử dụng lao động và tổ sản xuất công tác đảm nhiệm đào tạo huấn luyện: theo quy trình đào tạo cụ thể của từng đơn vị. Yêu cầu: ƒ Kèm cặp, hướng dẫn cho người lao động có đủ kiến thức hiểu biết và vận hành an toàn máy móc- thiết bị và tay nghề để sản xuất ra sản phẩm tren các máy móc- thiết bị, quy trình công nghệ hiện có tại đơn vị. ƒ Phân công người có trình độ tay nghề cao để kèm cặp, thời gian kèm cặp ghi trong hợp đồng lao động, học nghề. 6.2. Quy định về hợp đồng Khi tuyển dụng lao động mới tùy thuộc theo yêu cầu cụ thể sẽ ký kết các loại hình hợp đồng phù hợp sau: 6.2.1. Hợp đồng thử việc: Tất cả lao động sau khi được tuyển dụng đều phải thông qua thời gian tập sự/ thử việc/ học việc (kèm cặp tại chỗ) như sau: - Đối với lao động đã qua đào tạo và tốt nghiệp các trường lớp chính quy/ có kinh nghiệm lâu năm/ tay nghề cao: 9 Đối với lao động mới tốt nghiệp ra trường: thời gian tập sự tối thiểu 01 tháng, thời gian tối đa do 2 bên thỏa thuận. 9 Đối với lao động đã có thời gian làm việc ở nơi khác/ có kinh nghiệm/ có tay nghề: thời gian thử việc không quá 60 ngày. 9 Tiền lương trong thời gian tập sự/ thử việc ít nhất bằng 70% lương cấp bậc của lao động làm công việc đó cùng bậc, không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của Chính Phủ. 9 Hết thời gian tập sự/ thử việc: người lao động phải viết bản báo cáo thu hoạch theo các nội dung yêu cầu, tự nhận xét về tinh thần ý thức chấp hành nội quy kỹ luật lao động hoặc phải trải qua kiểm tra tay nghề… trong thời gian tập sự/ thử việc. 9 Trưởng đơn vị hướng dẫn tập sự/ thử việc có trách nhiệm nhận xét đánh giá hoặc phối hợp kiểm tra tay nghề theo quy định. - Các đối tượng lao động khác: thời gian thử việc không quá 30 ngày. 6.2.2. Hợp đồng học nghề (kèm cặp tại chỗ) - Thời gian học việc ít nhất là 90 ngày. - Tiền lương trong thời gian học việc ít nhất bằng 70% lương cấp bậc của lao động làm công việc đó cùng bậc, không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của Chính Phủ tại thời điểm ký kết hợp đồng học nghề. - Sau khi hết thời hạn học việc, người lao động sẽ được kiểm tra đánh giá tay nghề để xem xét ký kết hợp đồng lao động chính thức. Trong thời gian thử việc, học việc, hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo cho bên kia biết trước với thời gian theo quy định của bộ luật lao động. 6.2.3. Hợp đồng lao động chính thức sau khi kết thúc thời hàn thử việc, học nghề: - Đối với các trường hợp học nghề: Nhà máy hoặc đơn vị trực tiếp hướng dẫn và sử dụng lao động tiến hành nhận xét, đánh giá về ý thức tổ chức kỹ luật lao động, mức độ tiếp thu kiến thức đào tạo, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời tiến hành kiểm tra đánh giá tay nghề sau khi được đào tạo kèm cặp và đề nghị ký hợp đồng chính thức với thời gian và mức lương phù hợp. - Đối với lao động thử việc là công nhân kỹ thuật: Khi hết thời hạn thử việc Nhà máy tiến hành nhận xét đánh giá về ý thức tổ chức kỹ luật, trình độ tay nghề, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và đề nghị hợp đồng lao động với thời gian và mức lương phù hợp. - Đối với lao động thử việc là cán bộ- nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ kinh tế- kỹ thuật: Khi hết thời hạn thử việc, người lao động làm bản báo cáo thu hoạch và Nhà máy tiến hành nhận xét đánh giá về ý thức tổ chức kỹ luật lao động, trình độ chuyên môn được đào tạo, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và đồng thời đề nghị ký hợp đồng chính thức với thời gian và mức lương phù hợp. 6.3. Đánh giá hiệu lực/ hiệu quả của tuyển dụng: sau khi kết thúc mỗi đợt tuyển dụng. Phòng tổ chức lao động cùng với Nhà máy tiến hành đánh giá hiệu lực/ hiệu quả tuyển dụng về thời gian, số lượng/ chất lượng của lao động được tuyển dụng có đáp ứng nhu cầu hay không. PHỤ LỤC 2 QUY TRÌNH ĐÀO TẠO Quy trình đào tạo của Nhà Máy đang áp dụng Bước 1: Lập quy hoạch và nhu cầu đào tạo, bao gồm các hình thức: − Đào tạo theo quy hoạch. − Đào tạo lại. − Đào tạo bổ sung hoặc nâng cao về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật. − Đào tạo kèm cặp hướng dẫn tay nghề. − Đào tạo nâng bậc lương. 1. Trưởng các đơn vị có trách nhiệm căn cứ vào yêu cầu sản xuất, công tác chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng. Sau khi đã rà soát đối chiếu trình độ CB-CNV so với tiêu chuẩn cấp bậc nghề hoặc tiêu chuẩn chức danh công việc thông qua việc đánh giá CB-CNV. Hàng năm đơn vị tự quy hoạch và lập danh sách CB-CNV đăng ký nhu cầu đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài gửi về Phòng Tổ chức Lao động. Mục đích: Để nắm được nhu cầu đào tạo của đơn vị. Số lần: 01 lần/năm vào trước ngày 15/12 của năm trước. 2. Trường hợp do xuất phát từ nhu cầu đột xuất cần thiết phải đào tạo để phục vụ cho sản xuất, công tác nhưng từ đầu năm đơn vị chưa xác định được thì Trưởng các đơn vị có nhu cầu đào tạo trực tiếp đề nghị Tổng giám đốc duyệt, sau đó chuyển Phòng Tổ chức Lao động để cập nhập vào nhu cầu đào tạo của năm và triển khai thực hiện. Mục đích: Đào tạo đột xuất theo nhu cầu thực sự thiết thực. Bước 2: Phòng Tổ chức Lao động có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu đào tạo của năm trên cơ sở xác định của Phòng Tổ chức Lao động và đăng ký nhu cầu đào tạo của các đơn vị. Rà soát, lập thành Kế hoạch đào tạo trong năm của Công ty, trong đó có dự kiến tiến độ thời gian, dự trù kinh phí đào tạo trình Tổng giám đốc Công ty phê duyệt. Mục đích: Nắm được nhu cầu đào tạo trong Công ty hàng năm. Số lần: 01 lần/năm vào trước ngày 25/12 của năm. Bước 3: Tổng giám đốc xem xét, phê duyệt nhu cầu và Kế hoạch đào tạo năm của Công ty do phòng Lao động lập. Bước 4: Triển khai thực hiện nội dung đào tạo cụ thể: 1. Đào tạo tại chỗ: Căn cứ kế hoạch đào tạo trong năm đã được Tổng giám đốc phê duyệt, Phong Tổ chức Lao động / Đơn vị được chỉ định triển khai tổ chức mở lớp đào tạo nội bộ theo từng chuyên đề cụ thể. Kế hoạch triển khai thực hiện có xác định rõ: Thời gian, địa điểm, đối tượng, giáo trình, chi phí đào tạo, đơn vị phụ trách lớp, đơn vị giảng dạy, các đơn vị phối hợp, … 2. Đào tạo bên ngoài: Căn cư nhu cầu và kế hoạch đào tạo của năm đã được phê duyệt, Phòng Tổ chức Lao động tiến hành thực hiện theo quy trình lựa chọn mua dịch vụ và đề xuất Tổng giám đốc / Người được uỷ quyền duyệt để cử CB-CNV đi đào tạo. 3. Những nội dung đào tạo có nguồn gốc từ bên ngoài mà chưa có trong kế hoạch và nhu cầu đào tạo của năm, đơn vị có nhu cầu đề nghị cử CB-CNV đi học, sau đó chuyển Phòng Tổ chức Lao động xem xét và đề xuất Tổng giám đốc/ Người được uỷ quyền duyệt cho thực hiện. Nhu cầu phát sinh này phải cập nhật bổ sung vào bản tổng hợp nhu cầu đào tạo chung trong năm của Công ty. 4. Những nội dung đào tạo đột xuất nhằm phục vụ sản xuất, công tác do yêu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư thay đổi công nghệ … theo chủ trương Lãnh đạo Công ty nhưng chưa có trong kế hoạch đào tạo trong năm thì đơn vị có nhu cầu lập đề nghị trình Tổng giám đốc/ Người được uỷ quyền duyệt để triển khai thực hiện, đồng thời chuyển 01 bản sao về Phòng Tổ chức Lao động để cập nhật bổ sung vào kế hoạch đào tạo năm. Bước 5: Phê duyệt Kế hoạch mở lớp: Tổng giám đốc/ Người được uỷ quyền xem xét phê duyệt kế hoạch mở lớp cụ thể đã có trong kế hoạch đào tạo năm, gồm: − Thời giam, địa điểm, đối tượng, giáo viên, chương trình, chi phí đào tạo. − Giáo trình do nội bộ Công ty biên soạn hoặc tài liệu có nguồn gốc bên ngoài (trừ các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn quy phạm Nhà Nước và Ngành, giáo trình đào tạo chuyên ngành, các giáo trình của đơn vị đào tạo bên ngoài đã thực hiện theo tiêu chuẩn ISO và đã có sự phê duyệt của Lãnh đạo đơn vị đó). Bước 6: Phòng Tổ chức Lao động, các đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện đào tạo theo kế hoạch: 1. Đào tạo chuyên đề tập trung theo lớp: − Phòng Tổ chức Lao động / Đơn vị được phân công triển khai mở lớp đào tạo theo chuyên đề cụ thể đã được Lãnh đạo phê duyệt (triển khai kế hoạch đào tạo). − Các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để CB-CNV tham dự đầy đủ. − CB-CNV được cử đi học có trách nhiệm tham gia học đầy đủ, đạt kết quả cao. 2. Đào tạo kèm cặp: Theo hợp đồng đào tạo Sau khi Lãnh đạo phê duyệt chủ trương, đơn vị thực hiện đào tạo: − Trưởng đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm triển khai ký kết hợp đồng đào tạo kèm cặp giữa người kèm cặp và người được kèm cặp, Trưởng đơn vị xác nhân vào cuối bản hợp đồng. − Cá nhân liên quan thực hiện trách nhiệm đào tạo kèm cặp theo các điều khoản ghi trong hợp đồng. 3. Đào tạo không tập trung: (bồi dưỡng kiến thức tay nghề theo tổ, nhóm) Phòng Tổ chức Lao động / Trưởng Đơn vị được phân công có trách nhiệm tổ chức đào tạo theo kế hoạch triển khai đã được duyệt. 4. Đào tạo bên ngoài: (theo giấy thông báo chiêu sinh) − Trưởng đơn vị có trách nhiệm sắp xếp công việc để CB-CNV được cử tham dự học đầy đủ theo chương trình của nơi đào tạo. − CB-CNV tham dự học đầy đủ đạt kết quả tốt. − Sau khi kết thúc khoá học học viên có trách nhiệm sao nộp giấy chứng chỉ/ chứng nhân cho Thủ trưởng đơn vị và Phòng Tổ chức Lao động để làm cơ sở đánh giá kết quả học tập và lưu hồ sơ cá nhân. 5. Giám sát, kiểm tra thực hiện đào tạo: Phòng Tổ chức Lao động / Trưởng Đơn vị đào tạo có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện đào tạo: − Đào tạo tập trung: Thông qua việc điểm danh từng ngày học. − Đào tạo ngắn hạn ở bên ngoài: Theo giấy chứng nhận. − Đào tạo dài hạn: Kết quả học tập từng môn học hoặc học phần, học kỳ. 6. Chuyển tiếp nội dung đào tao: Những nội dung đào tạo đã được phê duyệt nhưng vì lý do nào đó mà chưa tổ chức được trong năm đó sẽ được Phòng Tổ chức Lao động/ Đơn vị xem xét lại và chuyển sang thực hiện vào năm kế tiếp. Bước 7: Đánh gái hiệu lực của đào tạo nội bộ: 1. Thời hiệu đánh giá: − Đào tạo tập trung: Khi kết thúc đợt đào tạo. − Kèm cặp tay nghề: Đánh giá khi kết thúc hợp đồng đào tạo kèm cặp. 2. Nội dung đánh giá: − Nhận xét đánh giá ưu, nhược điểm của đợt đào tạo. − Xem xét lợi ích, hiệu quả của đợt đào tạo. 3. Trách nhiệm đánh giá: Phòng Tổ chức Lao động/ Trưởng đơn vị đào tạo/ Chủ nhiệm lớp học/ Người kèm cặp hướng dẫn có trách nhiệm đánh giá đợt đào tạo. Bước 8: Xem xét sử dụng Lao động sau đào tạo: Trưởng đơn vị có trách nhiệm đánh giá xem xét CB-CNV có phát huy, đáp ứng được công việc hay không để có đề xuất Tổng giám đốc tiếp tục sử dụng, bố trí lại hay thôi sử dụng đối với CB-CNV đó. Mục đích: Bố trí vào sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả cao. Thời hiệu xem xét: Trong vòng 03 tháng kể từ khi kết thúc đào tạo. Bước 9: Phòng Tổ chức Lao động có trách nhiệm cập nhật hồ sơ và kết quả đào tạo sau khi kết thúc đợt đào tạo và lưu hồ sơ cá nhân. PHỤ LỤC 3 BẢNG CÂU HỎI Công Ty CP Nhựa Rạng Đông Nhà Máy Nhựa Hóc Môn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc THÔNG BÁO V/v: “Khảo sát thu hút và duy trì nguồn nhân lực trong Nhà Máy” Để giúp cho Ban Giám Đốc hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng của nhân viên và hoàn thiện chủ trương chính sách nguồn nhân lực trong Nhà Máy, trân trọng mời CBCNV Nhà Máy vui lòng điền vào phiếu khảo sát đính kèm. Xin lưu ý: không có câu trả lời nào là đúng hoặc sai. Tất cả các câu trả lời đều có giá trị. Rất mong sự hợp tác, giúp đỡ của CB-CNV Nhà Máy. Ban Giám Đốc PHIẾU ĐIỀU TRA QUAN ĐIỂM NHÂN VIÊN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NHÀ MÁY Anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn hay đánh dấu X vào 1 trong các con số từ 1 đến 5 mà anh/chị lựa chọn. Theo thứ tự từ 1 đến 5, đánh giá mức độ tán thành của Anh/chị đối với mỗi câu hỏi như sau: 1. Rất không đúng/ Rất không đồng ý 2. Không đúng/ Không đồng ý 3. Không đúng lắm/ Không đồng ý lắm 4. Đúng/ Đồng ý 5. Rất đúng/ Rất đồng ý TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ VẤN ĐỀ THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC 1. Anh/ chị làm việc dựa trên bản mô tả công việc? 2. Anh/ chị được chỉ dẫn cặn kẽ về công việc? 3. Trước khi làm việc cho Nhà Máy, Anh/chị đã từng làm công việc tương tự như công việc đang thực hiện? 4. Nói chung, Anh/ chị ưu thích công việc? 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 VỀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN 5. Anh/ chị có kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc? 6. Anh/ chị được tham gia những chương trình đào tạo theo yêu cầu công việc? 7. Nhìn chung, công tác đào tạo trong Nhà Máy là có hiệu quả tốt? 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 VỀ VẤN ĐỀ DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC Về tình hình đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên 8. Theo anh/chị, việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là công bằng, chính xác 9. Theo anh/chị, lãnh đạo Nhà Máy đánh giá cao vai trò của việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên? 10. Việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên đã thực sự giúp ích để anh/ chị nâng cao chất lượng thực hiện công việc? 11. Khi thực hiện công việc tốt, anh/chị sẽ được đánh giá tốt? 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Về vấn đề lương thưởng, phúc lợi và thăng tiến 12. Anh/chị thỏa mãn về thu nhập của mình? 13. Anh/chị sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Nhà Máy? 14. Tiền lương anh/chị nhận được tương xứng với kết quả làm việc? 15. Nhìn chung, Tiền lương và phân phối thu nhập trong Nhà Máy là rõ ràng và phù hợp? 16. Anh/ chị có nhiều cơ hội thăng tiến tại Nhà Máy? 17. Anh/ chị được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến? 18. Chính sách thăng tiến, khen thưởng của Nhà Máy là công bằng? Về vấn đề mối quan hệ lao động 19. Những thay đổi về chính sách, thủ tục… liên quan đến nhân viên trong Nhà Máy đều được thông báo đầy đủ, rõ ràng? 20. Anh/chị được tham gia các hoạt động công đoàn của Nhà Máy? 21. Nhà Máy chú trọng, quan tâm đến sức khỏe của người lao động? 22. Môi trường thoải mái cho nhân viên phát biểu ý kiến? 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Về vấn đề môi trường, không khí làm việc 23. Các nhân viên đối xử thân thiết, thoải mái 24. Mọi người hợp tác để làm việc? 25. Nhà Máy cho anh/chị được linh hoạt và những quyền hạn cần thiết để thực hiện công việc sáng tạo, có hiệu quả cao? 26. Cơ sở vật chất có đủ để nhân viên thực hiện công việc của mình hiệu quả nhất? 27. Anh/chị thường xuyên bị áp lực công việc? 28. Nhìn chung, nhân viên được đối xử công bằng, không phân biệt? 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Nhà Máy mang lại sự thỏa mãn cho anh/chị về: 29. Thu nhập cao? 30. Cơ hội thăng tiến? 31. Công việc ổn định? 32. Điều kiện môi trường làm việc tốt? 33. Nhìn chung, Anh/chị thỏa mãn về chính sách thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Nhà Máy? 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4 5 5 5 5 1 2 3 4 5 ĐÔI NÉT VỀ BẢN THÂN ANH/CHỊ 34. Giới tính: Nam: Nữ: 35. Trình độ văn hóa: Cấp 3: Trung cấp, cao đẳng: Đại học: Sau Đại học: 36. Độ tuổi anh/chị thuộc nhóm: Dưới 30: Từ 30-44: Từ 45-54: Từ 55 trở lên: 37. Từ khi đi làm, anh/chị đã chuyễn chỗ làm: Chưa chuyển lần nào: 1-2 lần: Từ 3-4 lần: Từ 5 lần trở lên: 38. Anh/chị được tuyển vào Nhà Máy thông qua: Quảng cáo Dịch vụ lao động Người quen giới thiệu Tự tìm đến Nhà Máy Hình thức khác 39. Ngoài công việc trong Nhà Máy, anh/chị có làm thêm công việc khác không? Có Không 40. Anh/chị làm việc thuộc nhóm nào: Công nhân Kỹ Thuật Kế toán-Hành chính-Nhân sự Kinh doanh KCS 41. Anh/ chị mong đợi gì nhất từ Nhà Máy? (Đề nghị đánh số theo thứ tự tầm quan trọng, 1: mong đợi nhất; 2: mong đợi thứ nhì; 3: mong đợi thứ 3; 4: mong đợi thứ 4; 5: mong đợi thứ 5) Thu nhập cao Cơ hội thăng tiến Công việc ổn định Danh vọng địa vị Điều kiện làm việc thoải mái Anh/Chị có kiến nghị gì về cuộc khảo sát này hoặc Nhà Máy cần phải làm gì để chính sách thu hút và duy trì nguồn nhân lực trong Nhà Máy có hiệu quả hơn? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ ANH/CHỊ! PHỤ LỤC 4 PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY 1. Vấn đề thu hút nguồn nhân lực Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Laøm vieäc theo baûng moâ taû coâng vieäc Ñöôïc chæ daãn trong coâng vieäc Öu thích coâng vieäc Tröôùc khi laøm vieäc taïi NM, NV ñaõ töøng laøm coâng vieäc töông töï Scale Variance if Item Deleted 9.20 9.21 9.01 9.35 Corrected Item-Total Correlation 1.767 2.470 2.230 2.024 .345 .192 .597 .563 Scale Statistics Mean Variance 12.26 Std. Deviation 3.337 N of Items 1.827 4 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .607 4 2. Vấn đề đào tạo Item Statistics Mean Std. Deviation N Coù kyõ naêng laøm vieäc 3.01 .707 127 Tham gia caùc chöông trình ñaøo taïo Coâng taùc ñaøo taïo cuûa Nhaø Maùy hieäu quaû 3.96 3.46 .717 .531 127 127 Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Cronbach's Alpha if Item Deleted Coù kyõ naêng laøm vieäc Tham gia caùc chöông trình ñaøo taïo 7.42 1.245 .398 .721 6.46 1.140 .470 .628 Coâng taùc ñaøo taïo cuûa Nhaø Maùy hieäu quaû 6.97 1.285 .670 .421 Scale Statistics Mean Variance 10.43 Std. Deviation 2.373 1.541 N of Items 3 Reliability Statistics Cronbach's Alpha .681 N of Items 3 3. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên Item Statistics Mean Ñaùnh giaù naêng löïc laø coâng baèng,chính xaùc Nhaø Maùy ñaùnh giaù cao vai troø ñaùnh giaù nv Ñaùnh giaù naêng löïc giuùp cho vieäc naâng cao chaát löôïng thöïc hieän Thöïc hieän coâng vieäc toát ñöôïc ñaùnh giaù cao 3.09 3.24 3.50 3.83 Std. Deviation .597 .626 .576 .467 N 127 127 127 127 Cronbach's Alpha if Item Deleted .607 .674 .437 .416 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Ñaùnh giaù naêng löïc laø coâng baèng,chính xaùc Nhaø Maùy ñaùnh giaù cao vai troø ñaùnh giaù nv Ñaùnh giaù naêng löïc giuùp cho vieäc naâng cao chaát löôïng thöïc hieän Thöïc hieän coâng vieäc toát ñöôïc ñaùnh giaù cao Corrected Item-Total Correlation Scale Variance if Item Deleted 10.58 10.43 10.17 9.84 1.912 1.914 1.954 2.277 Cronbach's Alpha if Item Deleted .673 .619 .680 .627 .761 .790 .758 .789 Scale Statistics Mean Variance 13.68 Std. Deviation 3.379 N of Items 1.838 4 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .821 4 4. Vấn đề lương thưởng, phúc lợi và thăng tiến Item Statistics Mean Thoaû maõn veà thu nhaäp Soáng nhôø vaøo thu nhaäp töø Nhaø Maùy Std. Deviation 3.01 3.94 3.17 2.68 2.65 2.49 3.11 Löông töông xöùng vôùi keát quaû laøm vieäc Tieàn löông vaø phaân phoái thu nhaäp roõ raøng, phuø hôïp Cô hoäi thaêng tieán Ñieàu kieän ñöôïc thaêng tieán Chính saùch thaêng tieán, khen thöôûng coâng baèng N .821 .634 .743 .653 .791 .562 .633 127 127 127 127 127 127 127 Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Cronbach's Alpha if Item Deleted Thoaû maõn veà thu nhaäp 18.04 5.816 .593 .639 Soáng nhôø vaøo thu nhaäp töø Nhaø Maùy Löông töông xöùng vôùi keát quaû laøm vieäc Tieàn löông vaø phaân phoái thu nhaäp roõ raøng, phuø hôïp Cô hoäi thaêng tieán Ñieàu kieän ñöôïc thaêng tieán Chính saùch thaêng tieán, khen thöôûng coâng baèng 17.10 17.88 18.37 18.39 18.56 17.94 8.394 6.105 7.108 6.288 7.137 6.742 .012 .594 .374 .486 .462 .516 .772 .641 .699 .671 .682 .667 Scale Statistics Mean Variance 21.05 Std. Deviation 8.839 N of Items 2.973 7 Reliability Statistics Cronbach's Alpha .718 N of Items 7 5. Vấn đề các mối quan hệ lao động Item Statistics Mean Thay ñoåi chính saùch ñöôïc thoâng baùo ñaày ñuû, roõ raøng Tham gia coâng ñoaøn Nhaø Maùy quan taâm söùc khoeû nhaân vieân 4.21 4.29 4.24 Std. Deviation .430 .456 .431 N 127 127 127 Moâi tröôøng thoaûi maùi cho nv phaùt bieåu yù kieán 4.19 .393 127 Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Thay ñoåi chính saùch ñöôïc thoâng baùo ñaày ñuû, roõ raøng Tham gia coâng ñoaøn Nhaø Maùy quan taâm söùc khoeû nhaân vieân Moâi tröôøng thoaûi maùi cho nv phaùt bieåu yù kieán 12.72 12.65 12.69 12.75 1.169 1.119 1.119 1.222 Cronbach's Alpha if Item Deleted .640 .643 .705 .659 .796 .796 .767 .790 Scale Statistics Mean Variance 16.94 Std. Deviation 1.948 N of Items 1.396 4 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .832 4 6. Vấn đề môi trường, không khí làm việc Item Statistics Mean Std. Deviation N NV ñoái xöû thaân thieát, thoaûi maùi 4.19 .393 127 Moïi ngöôøi hôïp taùc laøm vieäc 3.75 .534 127 Nhaø Maùy cho nv linh hoaït, quyeàn haïn thöïc hieän cv Cô sôû vaät chaát coù ñuû ñeå thöïc hieän cv hieäu quaû NV thöôøng xuyeân bò aùp löïc cv 2.96 3.39 .609 .619 127 127 2.25 .943 127 Nhìn chung, NV ñöôïc ñoái xöû coâng baèng, khoâng phaân bieät 3.88 .324 127 Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Cronbach's Alpha if Item Deleted NV ñoái xöû thaân thieát, thoaûi maùi 16.24 3.293 .126 .478 Moïi ngöôøi hôïp taùc laøm vieäc 16.68 2.712 .358 .373 Nhaø Maùy cho nv linh hoaït, quyeàn haïn thöïc hieän cv Cô sôû vaät chaát coù ñuû ñeå thöïc hieän cv hieäu quaû 17.46 2.394 .457 .301 17.03 2.888 .169 .469 NV thöôøng xuyeân bò aùp löïc cv 18.17 2.160 .209 .498 Nhìn chung, NV ñöôïc ñoái xöû coâng baèng, khoâng phaân bieät 16.54 3.250 .233 .449 Scale Statistics Mean Variance 20.43 Std. Deviation 3.627 1.905 N of Items 6 Reliability Statistics Cronbach's Alpha .676 7. N of Items 6 Nhà Máy mang lại sự thoả mãn cho nhân viên Item Statistics Mean Std. Deviation N Thu nhaäp cao 2.59 .671 127 Cô hoäi thaêng tieán 2.52 .688 127 Coâng vieäc oån ñònh 4.08 .513 127 Ñieàu kieän moâi tröôøng laøm vieäc toát 3.94 .560 127 Nhìn chung, NV thoaû maõn veà chính saùch thu huùt vaø duy trì nguoàn nhaân löïc 2.62 .712 127 Inter-Item Correlation Matrix Thu nhaäp cao Thu nhaäp cao Cô hoäi thaêng tieán Coâng vieäc oån ñònh Ñieàu kieän moâi tröôøng laøm vieäc toát Nhìn chung, NV thoaû maõn veà chính saùch thu huùt vaø duy trì nguoàn nhaân löïc 1.000 .550 .025 .015 .405 Cô hoäi thaêng tieán .550 1.000 .063 .003 .420 Coâng vieäc oån ñònh .025 .063 1.000 .570 .256 Ñieàu kieän moâi tröôøng laøm vieäc toát Nhìn chung, NV thoaû maõn veà chính saùch thu huùt vaø duy trì nguoàn nhaân löïc .015 .003 .570 1.000 .338 .405 .420 .256 .338 1.000 The covariance matrix is calculated and used in the analysis. Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Squared Multiple Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Thu nhaäp cao 13.16 2.800 .411 .344 .592 Cô hoäi thaêng tieán 13.23 2.733 .425 .360 .585 Coâng vieäc oån ñònh 11.67 3.334 .307 .331 .636 Ñieàu kieän moâi tröôøng laøm vieäc toát Nhìn chung, NV thoaû maõn veà chính saùch thu huùt vaø duy trì nguoàn nhaân löïc 11.81 3.250 .303 .382 .638 13.13 2.413 .567 .333 .504 Scale Statistics Mean Variance 15.75 Std. Deviation 4.174 2.043 N of Items 5 Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items .649 .643 N of Items 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan