Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 1 khảo cứu văn bản nôm lục vân tiên do hòa thượng thích thanh sơn sưu soạn ...

Tài liệu 1 khảo cứu văn bản nôm lục vân tiên do hòa thượng thích thanh sơn sưu soạn

.PDF
164
1
87

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT" NĂM 2013 - 2014 ĐỀ TÀI: KHẢO CỨU VĂN BẢN NÔM LỤC VÂN TIÊN DO HÒA THƯỢNG THÍCH THANH SƠN SƯU SOẠN Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn Bình Dương. Ngày 23 tháng 04 năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT" NĂM 2013 - 2014 ĐỀ TÀI: KHẢO CỨU VĂN BẢN NÔM LỤC VÂN TIÊN DO HÒA THƯỢNG THÍCH THANH SƠN SƯU SOẠN Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Diễm Thúy Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: D12NV03, Khoa Ngữ Văn Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 4 năm Ngành học: Sư Phạm Ngữ Văn Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Văn Ngoạn UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Khảo cứu văn bản Nôm Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn. - Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Diễm Thúy - Lớp: D12NV03 Khoa: Ngữ Văn Năm thứ: 2/ Số năm đào tạo: 4 năm - Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Văn Ngoạn 2. Mục tiêu đề tài: Khảo sát những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, sau đó đưa ra những đánh giá cụ thể để tổng hợp những kết quả nghiên cứu đã đạt được. Trình bày khái lược về tác giả, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu; Giới thiệu văn bản Lục Vân Tiên nói chung và tiến tới giới thiệu sưu soạn giả Thích Thanh Sơn và văn bản Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn. Bài nghiên cứu đặt trọng tâm khảo cứu về đặc điểm của chữ Nôm trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, qua văn bản do hòa thượngThích Thanh Sơn sưu soạn trên cả hai mặt: văn tự và ngôn ngữ, gồm đặc điểm cấu tạo chữ Nôm và cách ghi tiếng Việt (thể hiện ở nhóm từ cổ và nhóm từ phương ngữ) 3. Tính mới và sáng tạo: - Với những mục đích nêu trên, sau khi hoàn thành đề tài sẽ có sự đóng góp cho việc tìm hiểu thêm về cuộc đời và những đóng góp của cụ Đồ Chiểu cho sự hình thành và phát triển thể loại truyện thơ Nôm, đặc biệt là thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của Việt Nam. - Kết quả khảo cứu góp phần tìm hiểu thêm về cấu trúc chữ Nôm, hiểu sâu hơn về lịch sử tiếng Việt, đóng góp hữu ích cho học tập nghiên cứu về chữ Nôm cũng như tiếng Việt, văn chương Việt ở nhà trường hiện nay. - Tiếp tục công bố bản phiên âm, chú giải văn bản Lục Vân Tiên. 4. Kết quả nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu văn bản Lục Vân Tiên, chúng tôi đã nghiên cứu về ba phần như sau: Thứ nhất: là phần giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm Lục Vân Tiên, người sưusoạn, và hình thức trình bày của văn bản. Thứ hai: là phần giới thiệu cấu tạo của chữ Nôm trong văn bản Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn. Thứ ba: là phần nghiên cứu về nhóm từ phương ngữ và từ cổ trong văn bản Lục Vân Tiên. Phần thứ nhất: cũng là phần chương 1,trong phần nội dung chính của nghiên cứu. Ở phần này, chúng tôi khảo cứu về văn bản Nôm Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn. Nội dung chương này giới thiệu khái lược về con người và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu nói chung. Tiến tới giới thiệu về hòa thượng Thích Thanh Sơn và văn bản Lục Vân Tiên do hòa thượng sưu soạn. Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), là một nhà văn lớn. Ông được xem là một cây đại thụ trong vườn cây nghệ thuật trong văn học Việt Nam. Ông là người tiên phong trong phong trào sáng tác thơ văn yêu nước, ông dùng ngòi bút của mình để chiến đấu. Ông viết rất nhiều tác phẩm thơ văn yêu nước để cổ vũ tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ, ca ngợi tinh thần bất khuất hi sinh của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Tác phẩm của ông mang đậm chất nhân văn và nhân đạo. Tác phẩm Lục Vân Tiênlà một trong những tác phẩm tiêu biểu mang đậm tính nhân văn và nhân đạo ấy. Tác phẩm Lục Vân Tiên được các học giả sưu soạn với nhiều hình thức khác nhau với nhiều dị bản khác nhau. Một trong những học giả đó, có học giả Thích Thanh Sơn. Hòa thượng Thích Thanh Sơn sinh năm 1930, xuất gia từ rất sớm, hiện đang trụ trì Chùa Vạn Thọ tọa lạc tại Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh. Hòa thượng có nhiều công lao đóng góp cho sự phát triển của đạo Phật. Một trong những công lao đó là việc biên soạn kinh kệ thiền môn.v.v. Giúp các hành giả (từ dùng trong Phật giáo) tu tập có tư liệu học tập và nghiên cứu giới luật của đức Phật. Tác phẩm Lục Vân Tiêncủa Nguyễn Đình Chiểu cũng được hòa thượng sưu soạn và thể hiện bằng chữ Nôm và chữ quốc ngữ hiện đại rất tiện lợi cho Tăng sĩ cũng như Phật tử và cả những ai yêu thích tác phẩm này dễ dàng tìm hiểu về truyền thống đạo đức và văn hóa chữ viết của dân tộc được thể hiện trong tác phẩm. Văn bản Nôm Lục Vân Tiên do hòa thượng sưu soạn, tuy có những tương đồng và dị biệt về hình thức và nội dung so với các văn bản của các học giả khác nhưng nhìn chung văn bản không làm mất đi giá trị nội dung của tác phẩm. Văn bản được hòa thượng sưu soạn thể hiện bằng hai thức chữ là chữ Nôm và chữ Quốc ngữ hiện đại. Văn bản gồm 284 trang (không kể trang bìa cứng và trang bìa lót đầu và cuối sách), số trang được đánh theo thứ tự chữ số ả rập từ 7 đến 284. Tuy nhiên, trong văn bản tác giả sưu soạn không đáng số thứ từ số 1 đi mà số bắt đầu đánh được tính từ số 7 và cũng là bắt đầu từ trang thứ 7 đến hết trang 284. Phần chữ Nôm được viết tay, tương đối dễ đọc, phần chữ Quốc ngữ hiện đại được đánh máy. Văn bản chỉ mới dừng lại ở việc phiên âm từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ còn vấn đề chú giải hoàn toàn chưa được hòa thượng bàn tới. Văn bản đã được đưa in tại nhà Xuất bản Lao Động năm 2013 và cho phát hành. Phần thứ hai: cũng là phần chương 2,trong phần nội dung chính của nghiên cứu. Ở phần này, chúng tôi nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm văn bản Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn. Nội dung chương này, nhằm thống kê, phân loại cấu trúc chữ Nôm ở 200 câu đầu văn bản LụcVân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn. Khi tiến hành phân loại, chúng tôi dựa vào các hướng phân loại của các học giả đi trước để phân loại, gồm có năm hương phân loại sau: (1) Phân loại theo lục thư. (2) Phân loại theo mối quan hệ giữa nguồn gốc tiếng Việt với âm Hán - Việt. (3) Phân loại theo sự đối lập chữ vay mượn và chữ tự tạo. (4) Phân loại theo hướng âm đọc. (5) Phân loại theo sự đối lập chữ đơn và chữ ghép. Khảo sát chữ Nôm trong tác phẩmLục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn, chúng tôi thấy có các dạng chữ Nôm sau: 1) Loại chữ Nôm mượn cả 3 mặt: hình thể, âm thanh và ý nghĩa của chữ Hán (đọc theo âm Hán Việt). 2) Loại chữ Nôm mượn cả 3 mặt hình thể, âm thanh và ý nghĩa của chữ Hán (đọc theo âm Hán Việt cổ và Hán Việt - Việt hóa). 3) Loại chữ Nôm mượn hình thể và ý nghĩa của chữ Hán. 4) Loại chữ Nôm mượn hình thể và âm đọc của chữ Hán Việt, không mượn nghĩa. 5) Loại chữ Nôm mượn hình thể của chữ Hán, không mượn nghĩa, đọc mô phỏng (đọc chệch) âm Hán Việt. 6) Loại chữ Nôm ghép một chữ Hán với một ký hiệu phụ. 7) Loại chữ Nôm ghép 2 chữ Hán đều biểu thị ý nghĩa. 8) Loại chữ Nôm ghép, gồm một chữ Hán biểu âm với một bộ thủ Hán biểu ý. 9) Loại chữ Nôm ghép 2 chữ Hán, trong đó một chữ biểu âm, một chữ biểu ý. 10) Loại chữ Nôm ghép 2 chữ Hán, trong đó một chữ biểu âm, một chữ biểu ý nhưng ở dạng viết tắt. 11) Loại chữ Nôm ghép 2 chữ Hán, trong đó một chữ biểu âm, một chữ biểu ý nhưng cả hai chữ đều viết tắt. Trên cơ sở điều tra sơ bộ chữ Nôm trong Lục Vân Tiên, chúng tôi thấy mô hình phân loại hợp lý hơn cả là sự đối lập giữa chữ vay mượn và chữ tự tạo, nghĩa là xuất phát từ đặc điểm từ bản thân chữ Nôm trong văn bản để phân loại. Nghiên cứu đã kế thừa kết quả nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm của các học giả đi trước, đặc biệt áp dụng mô hình cấu tạo chữ Nôm của GS. Nguyễn Tài Cẩn để phân loại chữ Nôm trong văn bản Lục Vân Tiên.Từ đó chúng tôi đưa ra bảngkết quả phân loại như sau: Bảng 2.1. Mô hình cấu trúc chữ Nôm trong văn bản Lục Vân Tiên: CHỮ NÔM TRONG VĂN BẢN LỤC VÂN TIÊN CHỮ NÔM MƯỢN HÁN Mượn bộ phận Sáng tạo Gia công Đọc (thêm chệch nét) âm Hán Việt Mượn âm Âm + ý 要 唉 � chữ ai éo hỡi trời hai sông trước sau B C1 C2 D Viết Tắt 埃 Bộ + chữ NguyênViết 字 Ý + ý TắtViết Đọc đúng âm Hán Việt NguyênViết ýMượn Phân Mượn toàn bộ (hình, âm, loại nghĩa) cấu Đọc tạo âm chữ Đọc Hán Nôm âm Việt Hán cổ Việt và Hán Chữ 傳 時 Nôm Âm truyện thời đọc Ký A1 A2 hiệu CHỮ NÔM TỰ TẠO � 滝 � � E G1 G2 Chữ + chữ H1 H2 Dựa vào phương thức cấu tạo chữ, nghiên cứu chia chữ Nôm trong Lục Vân Tiên thành hai loại lớn: chữ mượn Hán và chữ tự tạo. Chữ Nôm mượn Hán tiếp tục chia nhỏ hơn dựa vào mức độ mượn Hán: mượn toàn bộ hay mượn bộ phận. Ở khu vực mượn toàn bộ, phân biệt thành hai loại: loại mượn hình-âm-nghĩa, đọc theo âm Hán Việt và loại mượn hình-âm-nghĩa, đọc theo âm phi Hán Việt. Khu vực mượn bộ phận, phân biệt mượn hình-nghĩa và mượn hình-âm. Ở trường hợp này lại phân biệt giữa loại mượn hình-đọc thẳng âm và loại mượn hìnhđọc lệch âm. Chữ Nôm tự tạo, dựa theo tính chất của việc tạo tác, phân biệt thành hai loại: loại đơn thuần chỉ là việc cho thêm/bớt nét bút cho chữ Hán và loại có sự cân nhắc, suy nghĩ trong việc lựa chọn bộ phận biểu âm và biểu ý cho chữ Nôm (sáng tạo). Nghiên cứu tiến hành thống kê chữ Nôm trong văn bản Lục Vân Tiên theo tiêu chí chữ. Mỗi đơn vị chữ lần lượt được mô tả ở các khía cạnh: hình thể, âm đọc, vị trí xuất hiện, nghĩa ngữ cảnh trong câu thơ đó, tần số xuất hiện. Sau khi thống kê, số chữ được xác định là tổng số các chữ khác nhau, và số lượt chữ được hiểu là số lần xuất hiện của chúng trong văn bản. Sau khi khảo sát chữ Nôm trong 200 câu đầu của văn bản Lục Vân Tiên, cho ta thấy loại chữ Nôm mượn Hán chiếm ưu thế nhiều hơn so với chữ Nôm tự tạo. Từ đó, cho ta thấy được xu hướng viết chữ Nôm của soạn giả là loại chữ nôm mượn Hán phần nào nói lên được sự ảnh hưởng từ cuộc sống đến cách viết chữ Nôm của ngài. Trong loại chữ Nôm mượn Hán (A1, A2, B, C1, C2) thì loại B chiếm số lượng ít nhất, sau đó là loại A2. Còn các loại chữ Nôm (A1, C1, C2) chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt loại A1 chiếm tỉ lệ cao nhất. Đối với loại chữ Nôm tự tạo thì loại chữ Nôm ý – ý viết tắt (loại H2) chiếm tỉ lệ thấp, 5/ 1400 chữ. Loại chữ Nôm âm – ý (viết tắt) có 16 chữ. Điều nổi bật trong cấu tạo chữ Nôm của Lục Vân Tiên là loại chữ Nôm mượn Hán cả âm lẫn nghĩa (A1), sau đó là loại mượn âm đọc thẳng và đọc lệch (C1, C2). Điều này cũng khẳng định đúng tính đa dạng về âm đầu và thanh điệu của tiếng Việt so với tiếng Hán. Phần thứ ba: cũng là phần chương 3, trong phần nội dung chính của nghiên cứu. Ở phần này, chúng tôi nghiên cứu về tiếng Việt văn bản Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn. Nội dung chương này, dừng lại ở việc nghiên cứu về nhóm từ cổ và nhóm từ phương ngữ trong Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn. * Vấn đề từ cổ: Khái niệm từ cổ đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, và gắn cho nó nhiều tên gọi khác nhau, như: “từ xưa” và “hiện nay không được dùng nữa”, là “từ còn tồn tại trong phương ngôn”, là “những từ chỉ còn tồn tại trong các văn bản cổ” hay “là những từ mà ngày nay đã bị mất nghĩa hay mờ nghĩa”…Khái niệm từ cổ vốn là khái niệm không rõ ràng, nhấtlà ở phạm vi thời gian tồn tại của chúng. Trên thực tế,chúng tồn tại chủ yếu trong các vănbản có niên đại khoảng từ thế kỷ XVII trở về trước. Sự phân biệt từ cổ và từ Việt cổ là vấn đề khá tế nhị trong nghiên cứu. Tiếng Việt là ngôn ngữ đa nguồn. Sự phân biệt này về bản chất là sự nhận diện từ cổ theo nguồn gốc. Ngay cả khái niệm nguồn gốc, cũng chỉ mang tính tương đối, bởi vì sự vay mượn ngôn ngữ là hiện tượng chung của các ngôn ngữ trên thế giới, có thể là sự vay mượn trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong điều kiện vậy, việc phân định rạch ròi thuần Việt hay không thuần Việt là việc khó thực hiện. Bởi vậy, bài nghiên cứu dựa trên cơ sở ngữ nghĩa để nhận định từ Việt cổ là những từ thuần Việt mà người ngày nay không hiểu được nếu không có sự tra cứu. và đưa ra ba loại từ việt cổ là: loại từ tiếng Việt mà ngày nay nghĩa của chúng bị mất hoàn toàn về âm cũng như nghĩa, loại từ tiếng Việt mà ngày nay nghĩa của chúng bị mờ nghĩa và loại từ tiếng Việt mà ngày nay nghĩa của chúng còn nhưng đã có cách kết hợp khác. Hình thức tồn tại của nó đa dạng không chỉ bó hẹp trong khái niệm “từ thuần Việt” mà chúng có thể tồn tại ở dạng chữ viết như chữ Nôm, chữ Quốc ngữ cũng có thể ở dạng ngữ âm như khẩu ngữ. Với những vấn đề được nêu trên, qua việc khảo cứa từ Việt cổ trong văn bản Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, do hòa thượng sưu soạn gồm có ba loại chính, tổng cộng gồm có 38/14952 từ. Trong đó, từ Việt cổ ngày nay không dùng nữa có 13/14952 từ, loại ngày nay còn dùng nhưng đã mất nghĩa, mờ nghĩa, thu hẹp, mở rộng nghĩa, hoặc nghĩa đã hoàn toàn khác với nghĩa cũ vốn có của nó có 14/14952 Loại ngày nay còn dùng nhưng có cách kết hợp khác có 9/14952 từ. 3.2.1. Vấn đề phương ngữ Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về phương phương ngữ. Vấn đề phương ngữ rất khó xác định, bởi sự khác nhau trong lời ăn tiếng nói của các nước với nhau hay giữa các vùng trong một nước. Sự khác biệt đó, đôi khi chỉ diễn ra ở một bộ phận nào đó trong ngôn ngữ mà thôi. Có thể chỉ diễn ra ở bộ phận phát âm, phương diện từ ngữ, ngữ pháp hay phong cách diễn đạt. Theo Nguyễn Văn Ái trong Từ điển Phương ngữ Nam Bộ cho rằng: phương ngữ là một chuổi các nét biến dạng địa phương của một ngôn ngữ chung toàn dân. Sự khác biệt giữa các địa phương về ngôn ngữ nhiều hay ít ở mỗi nước và ở các địa phương trong cùng một nước không giống nhau. Đối với các nước, các phương ngữ khác nhau rất xa, nói chuyện với nhau không hiểu được. Riêng đối với tiếng Việt là một ngôn ngữ cón tính thống nhất rất cao, nên sự khác biệt tiếng nói giữa các vùng nói chung là không lớn và không nhiều. Tuy nhiên, tính thống nhất này không mang ý nghĩa tuyệt đối, vì trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc đã làm ảnh hưởng đến diện mạo của ngôn ngữ. Sống cách nhau một dãy núi, một dòng sông, một cánh đồng, … đều là điều kiện tạo ra sự khác biệt nào đó trong ngôn ngữ. Theo Nguyễn Văn Ái, trong Từ điển Phương ngữ Nam Bộ thì tập hợp các nét biến dạng địa phương của tiếng Việt lại, ở nước ta có thể phân chia thành bốn phương ngữ ở bốn vùng khác nhau như sau: 1. Phương ngữ Bắc bộ (các tỉnh biên giới phía Bắc đến Thanh Hóa). 2. Phương ngữ Bắc Trung Bộ (từ nghệ tĩnh đến Bình Trị Thiên). 3. Phương ngữ Nam Trung Bộ (từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Thuận Hải). 4. Phương ngữ Nam Bộ (từ Đồng Nai đến mũi Cà Mau). Tuy nhiên, trong từng vùng phương ngữ này còn có những điểm dân cư có cách nói khác nhau nhưng đều cùng thuộc một vùng phương ngữ, nên gọi đó là những “thổ ngữ”. Các “thổ ngữ’ trong vùng phương ngữ mang sắc thái chung của phương ngữ đó. 3.2.1. 1. Phương ngữ Nam Bộ Theo cách phân chia của Nguyễn Văn Ái trong cuốn Từ điển Phương ngữ Nam Bộ, xuất bản năm 1994 thì Phương ngữ Nam Bộ được tính từ Đồng Nai cho đến mũi Cà Mau. Do đặc điểm về địa lý, lịch sử văn hóa cũng như sự phát triển kinh tế mà vùng Nam Bộ đã tạo ra một số đặc điểm khác biệt về ngôn ngữ trong cùng một ngôn ngữ thống nhất của người Việt. * Về đặc điểm từ ngữ: + Trên bình diện ngữ âm: diễn ra trên các thành phần của tiếng như: âm tiết, phụ âm đầu, thanh điệu, phần vần. Gồm có các lỗi sai như: Không phát âm được các âm quặt lưỡi hay phụ âm môi răng, biểu hiện là: “s” thành “x” (lịch sử lịch xử), “v”, “d”, “gi” thành “d” (về nhà dề nhà. Thành phần âm đệm không có như: tòa nhà tà nhà, tuy ty,…. Ở các khuôn vần cũng có sự khác biệt như chuyển nguyên âm /-e-/ thành /-i-/ trong hầu hết các khuôn vần “-ênh”, “-êm” và “êp” như: lênh đênh thềm nhàthìm nhà, con rệp  linh đinh, con rịp,… Có sự gộp các khuôn vần lại với nhau với cách phát âm gần giống nhau như: “làm rôm” và “đống rơm”, “ôm ấp” và “đầy ắp”, … khi phát âm thì có hiện tượng chuyển đổi và không có sự phân biệt về âm vần như: “hai” và “hay”, “cỏ lau” và “phóng lao”, … Hay không có sự phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã như: “tỉnh dưỡng”, “trải qua” và “Nguyễn Trãi”, … mà lại phát âm thành một thanh trung gian giữa hai thanh hỏi và ngã đó. + Trên bình diện từ vựng – ngữ nghĩa: phương ngữ Nam Bộ còn giữ lại một lớp từ cổ của tiếng Việt mà phương ngữ Bắc Bộ không còn dùng như: bây chừ ( bây giờ), nhơn, … Hay có sự vay mượn từ của các dân tộc sống chung như: “tía”, “chế”, “thốt nốt”, “sà rông”….Và vay mượn tiếng nước ngoài đắc biệt là Pháp như: “gạc đờ co” (cận vệ, vệ sĩ),... Có sự biến âm so với lớp từ vựng chung như: “đờn”, “trào”, “gởi”,… + Trên bình diện ngữ pháp: không có sự phân biệt lớn giữa các phương ngữ [2, tr. 56].Tuy nhiên ở phương ngữ Nam Bộ vẫn có một số cấu trúc ngữ pháp theo thói quen giao tiếp như: dùngthứ kết hợp với tên gọi, hay các từ thường dùng xưng trong họ hàng lại dùng cả trong làng xóm như: bác, dì, chú,… Một đặc điểm nữa trong phương ngữ Nam Bộ là hiện tượng nói lái trong giao tiếp xảy ra rất phổ biến. * Về phong cách phương ngữ: + Giàu hình tượng, giàu tính so sánh và cụ thể: Trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày của họ đều mang nặng dấu ấn của thiên nhiên chẳng hạn như: “lây dây” (Lây nhây, dây dưa, nhùng nhằng, kéo dài), “ăn hiếp gió” (làm ra oai để bắt nạt kẻ khác), “dai như đĩa” (rất dai), “đồng chó ngáp” (cánh đồng rộng mênh mông, cô quạnh),… + Giàu tính cường điệu và khuếch đại: Trong giao tiếp hằng ngày con người có những cung bậc cảm xúc và trạng thái khác nhau và ở các sự vật hay hiện tượng cũng thế cho nên trong khi giao tiếp cần có tính cường điệu để biểu lộ trạng thái của con người hay sự vật, hiện tượng đó đúng mức. “xí xái bù lái bù khự” (xí lái nói láy), “cà đung cà đưa” (đung đưa), “ba chớp ba nhoáng” (loáng thoáng),….. + Giàu tính dí dỏm hài hước, khỏe khoắn: Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, đâu đâu ta cũng thấy toát lên tính tươi vui dí dỏm, có cái bộc trực, có cái vui ngầm của người Nam Bộ. Chẳng hạn như: “Bậu nói với qua, bậu không bẻ lựu hái đào, Chớ đào đâu bậu bọc, lựu nào bậu cầm tay.” (ca dao) Một cách nói rất dí dỏm, cho dù biết được người ấy đã “bẻ lựu, hái đào” nhưng không có ý bắt tội mà lại xưng hô với họ là “bậu”, một tiếng xưng hô tỏ ý thân thiết. + Giàu tính bình dân, có nhiều yếu tố từ ngữ giản dị và mộc mạc: Và cũng với tính cách chân chất, giản dị, hòa đồng của người dân Nam Bộ đã được thể hiện rõ nét trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của họ. VD: “Bần gie đốm đậu sáng ngời, Lỡ duyên tại bậu, trách trời sao nên.” (ca dao) Trong vấn đề vè tình cảm thì lại rất lạc quan và chân thật, mọi sự việc đều không thể nào đổ lỗi hết cho ông trời mà dám nhận trách nhiệm về phần mình, không oán trách số phận để có thể nhận định, đối diện và vương lên sống tốt hơn trong cuộc sống. + Giàu biểu cảm, chú trọng mức độ tình cảm hơn tính logic, nhiều thán từ và ngữ khí từ: Vần “ui” kết hợp với dấu nặng tạo ra những từ có vẻ rất nặng nề. Người ta dùng nó trong nhiều nghĩa cảnh khác nhau, nhưng chính là “ì ạch”. Hơn nữa lại còn nhấn mạnh bằng cách thêm tiếng “cà” thì công việc đó lại càng thể hiện tính chất trắc trở của nó như: “cà xịch cà lụi” (hay bị ngưng trệ, đình trệ nhiều lần). + Một cách định danh, diễn đạt có khuynh hướng thiên về hình thức, hình ảnh hóa sự vật: Người dân Nam Bộ thường thiên về cách định danh chú trọng vào hình thức Chẳng hạn như: “dàng trời đổ lửa” để chỉ một sự vật hay hiện tượng nào đó vượt quá mức, vượt quá sức tưởng tượng, “Hứa Văn Cuội” để chỉ những người hay hưa hẹn mà lại không thực hiện. Có sự biến tấu âm đọc theo kiểu thêm vào dấu hỏi như: không nói “ở trong” mà nói “ở trong trỏng”, không gọi “cô” mà gọi “cổ”, không nói “ở trên” mà nói “ở trển”,… 3.1.2. Khảo sát phương ngữ Nam Bộ trong Lục Vân Tiên Qua khảo sát phương ngữ Nam Bộ trong Lục Vân Tiên nhận thấy cũng không có sáu thanh như trong ngôn ngữ chung của toàn dân. Đối với trường hợp từ 捨(xả) thành 社 (xã) trong câu 信耒 社斫牟 tính rồi xong xã chước mầu (Trang 196, câu thơ đầu tiển của đoạn thơ số 379). Do không có sự phân định rạch ròi giữa dấu hỏi và dấu ngã, nên hòa thượng đã viết xả thành xã nghĩa là chúng tương đương và có cách phát âm giống nhau. Hiện tượng “chưa định âm” và “chưa định hình” trong văn bản Lục Vân Tiên cũng xảy ra. Nghĩa là phát âm chưa cố định hay chưa chuẩn, cách viết chỉnh tả chưa ổn định nhất quán do phát âm gây ra. Chẳng hạn như: các âm như: “â” sẽ biến thành âm “ư” hoặc “ơ” như: “nhất” thành “nhứt”, “chân” thành “chưn”, Một số phụ âm đầu là âm “h” mà theo sau đó là một âm đệm “u” hoặc “o” thì âm “h” đều biến thành âm thanh hầu hoặc âm đầu lưỡi mà đa số là âm “q”. Ví dụ như “huỳnh tuyền” thành “quỳnh tuyền” trong câu thơ 払它 病黄泉賒�chàng đà lâm bệnh quỳnh tuyền xa chơi (Trang 157, câu thơ thứ ba của đoạn thơ số 302).Cụ thể: * Về đặc điểm từ ngữ Bình diện ngữ âm: trong văn bản Lục Vân Tiên có những từ ngữ chuyển đổi về mặt khuôn vần khác so với ngôn ngữ toàn dân như: chuyển nguyên âm /-e-/ thành /-i-/ trong hầu hết các khuôn vần “-ênh”, “-êm” và “êp” như: từ lênh đênh câu thơ linh đinh trong Linh đinh gió dập sóng dồi, trang 148, câu thơ đầu tiên của đoạn thơ số 283. Từ nghênh ngang nghinh ngang trong câu thơ  giàu sang ỷ thế nghinh ngang, trang 151, câu thơ thứ ba của đoạn thơ số 290. Bình diện từ vựng – ngữ nghĩa: tác giả sử dụng các từ như lớp từ cổ của tiếng Việt mà phương ngữ Bắc Bộ không còn dùng như: nhơn (nhân) trong câu thơ 耒 �情 故 仁 xem trăng rồi lại chạnh tìm cố nhơn, trang 41, trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ số 70. Từ thới (thái) trong câu thơ 冲 機 否 極 泰 來 trong cơn bĩ cực thới lai, trang 16, câu thơ đầu tiên của đoạn thơ số 19. Có sự phân biệt rõ ràng giữa các các trạng thái của sự vật hiện tượng rất rõ ràng và tỉ mỉ như: sạch trơn (sạch bóc) khác với “sạch ráo”, “sạch bong”,…trong câu thơ nước trong rửa ruột sạch trơn, trang 127, câu thơ đầu tiên của đoạn thơ số 242. - Bình diện ngữ pháp, trong văn bản Lục Vân Tiên không thấy sử dụng các cấu trúc ngữ pháp theo thói quen giao tiếp kiểu như: cô cổ, ở trên  ở trển. Hay các từ thường dùng xưng hô trong họ hàng lại dùng cả trong làng xóm như: bác, dì, chú,… Qua khảo cứu trong văn bản Lục Vân Tiên, từ loại phương ngữ Nam Bộ thuộc hai loại vừa nêu trên có 75/14952từ trong toàn bộ văn bản, chiếm 0.5%. Trong đó, nhóm từ thuộc về đặc điểm từ ngữ, ngữ nghĩa 58/14952 từ, chiếm 0.39%; nhóm từ thuộc về phong cách phương ngữ gồm 14/14952 từ, chiếm 0.11%. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: - Với những mục đích nêu trên, hy vọng đề tài sẽ có những đóng góp cho việc tìm hiểu thêm về cuộc đời và những đóng góp của cụ Đồ Chiểu cho sự hình thành và phát triển thể loại truyện thơ Nôm, đặc biệt là thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của Việt Nam. Kết quả khảo cứu của bài nghiên cứu sẽ góp phần tìm hiểu cấu trúc chữ Nôm, hiểu sâu hơnvề lịch sử tiếng Việt, đóng góp hữu ích cho học tập nghiên cứu về chữ Nôm cũng như tiếng Việt, văn chương Việt ở nhàtrường hiện nay. - Góp phầm hiểu hơn về ngôn ngữ Nam Bộ (cách phát âm, phương diện từ ngữ, ngữ pháp hay phong cách diễn đạt). Nhằm góp phần hiểu biết hơn về đất và người Nam Bộ. - Tiếp tục công bố bản phiên âm, chú giải văn bản Lục Vân Tiên. 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài Ngày 23 tháng 04 năm 2014 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN NHẬN XÉT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG Tên đề tài: Khảo cứu văn bản Nôm Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn SV. Thực hiện: Phạm Thị Diễm Thúy, Lớp D12NV03, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Thủ Dầu Một. GV. Hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Văn Ngoạn, Đơn vị: Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Thủ Dầu Một. II. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu với nhiều khía cạnh khác nhau từ tiểu sử, đời tư, cho đến đời thơ của Ông, đặc biệt là tác phẩm Lục Vân Tiên đã được các học giả đi trước quan tâm nghiên cứu. Nhưng xét thấy các học giả đi trước; kể cả học giả trong nước và ngoài nước phần nhiều nghiên cứu nghiêng về khía cạnh văn học với các vấn đề như (nội dung tác phẩm, đặc điểm nghệ thuật cũng như giá trị nhân văn của tác phẩm,…) nhưng về phương diện ngôn ngữ và chữ viết lại chưa giành được sự quan tâm nghiên cứu thích đáng. Tiếp thu thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước và tự tìm ra cho mình một “khoảng trống” chưa được nghiên cứu nhiều, khảo cứu văn bản Nôm Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn đã tập trung khảo sát một cách khoa học các yếu tố cấu tạo chữ Nôm và cách ghi tiếng Việt ở khía cạnh từ cổ và nhóm từ phương ngữ trong Lục Vân Tiên. Từ hai hướng tiếp cận: tiếp cận đồng đại và tiếp cận lịch đại. Với định hướng và nội dung nghiên cứu cụ thể, bằng các thao tác nghiên cứu chuẩn xác, có thể khẳng định: - Định hướng nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn đúng, mang tính cấp thiết của đề tài khoa học. Kết quả nghiên cứu của tác giả giúp ta thấy rõ hơn về con người và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu, về hòa thượng Thích Thanh Sơn và những đóng góp của ông về đạo Phật và về Văn học. Hiểu hơn về cấu trúc chữ Nôm, từ tiếng Việt cổ, đặc biệt là nhóm từ phương ngữ Nam Bộ, là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy học tập về chữ Nôm và lịch sử tiếng Việt. - Nội dung của nghiên cứu không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. 2. Bài nghiên cứu có độ dày 74 trang. Ngoài phần mở đầu (4 trang), kết luận (2 trang), phụ lục (70 trang) và tài liệu tham khảo (2 trang) thì nội dung chính của bài nghiên cứu được chia thành 3 chương. Chương 1: Khảo cứu về tác giả, tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, con người và sự nghiệp do hòa thượng Thích Thanh Sơn và Văn bản Nôm Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn (12 trang); chương 2:Nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm văn bản Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn ( 23 trang); Chương 3:Nghiên cứu về tiếng Việt văn bản Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn (27 trang). Cấu trúc của đề tài nghiên cứu như vậy là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của một đề tài nghiên cứu. 3. Về nội dung của nghiên cứu, có thể thấy: - Chương 1, tác giả trình bày:khái lược về tác giả, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, về con người và sự nghiệp do hòa thượng Thích Thanh Sơn. Đặc biệt, tác giả đã trình bày rõ về văn bản Lục Vân Tiên, với các vấn đề như (hình thức trình bày văn bản: kết cấu văn bản, số trang, loại hình chữ viết,…và nội dung của văn bản), khảo cứu đặc điểm của văn bản Lục Vân Tiên và đưa ra phương hướng nhận diện tính niên đại văn bản góp phần hiểu chính xác hơn về giá trị nội dung của văn bản. Có thể thấy, đây là một chương vừa mang tính lý luận vừa mang tính đề dẫn, là cơ sở để có thể tiến hành khảo cứu tốt ở các chương tiếp sau. - Chương 2, tiến hành thống kê phân loại cấu trúc chữ Nôm được sưu soạn giả Thích Thanh Sơn sưu soạn tác phẩm Lục Vân Tiên. Trên cơ sở các mô hình phân loại của các học giả đi trước, đặc biệt là mô hình phân loại của GS. Nguyễn Tài Cẩn để soi chiếu vào văn bản Nôm Lục Vân Tiên do hòa thượng sưu soạn. Tác giả nghiên cứu đã rất thận trọng lọc ra các kiểu chữ Nôm có mô hình cấu tạo khác so với các mô hình phân loại của các học giả đi trước, nhất là của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Kết quả thu được gồm 11 trường hợp, chia làm hai loại chính là chữ Nôm vay mượn và chữ Nôm tự tạo, được ghi ký hiệu theo các ký tự như: A1, A2, B, C1, C2, D, E, G1, G2, H1, H2 (trong phần kết quả phân loại từ trang 22 đến trang 26) - Chương 3, lập danh sách nhóm từ tiếng Việt cổ, nhóm từ phương ngữ Nam Bộ (trên cơ sở khảo sát có sự kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước về nhóm từ Việt cổ và nhóm từ phương ngữ Nam Bộ). Để có cơ sở lý luận cho việc khảo sát văn bản Lục Vân Tiên. Ở nhóm từ tiếng Việt cổ, nghiên cứu đã tiến hành khảo cứu trên cơ sở nghĩa ngữ cảnh trong vân bản có sự so sánh nghĩa ở trong từ điển tiếng Việt cổ của Vương Lộc, Nguyễn Ngọc San và từ điển tiếng Việt hiện đại do Hoàng Phê chủ biên. Kết quả thu được tác giả nghiên cứu đã đưa ra ba trường hợp của nhóm từ Việt cổ thể hiện rõ trong các bảng: bảng 3.1.2.1. Bảng từ Việt cổ ngày nay không còn sử dụng nữa, bảng 3.1.2.2. Bảng từ Việt cổ ngày nay còn dùng nhưng mất nghĩa, mờ nghĩa, và bảng 3.1.2.3. Bảng từ Việt cổ ngày nay còn dùng nhưng có cách kết hợp khác của đề tài. Ở nhóm từ phương ngữ Nam Bộ, nghiên cứu đã tiến hành khảo cứu trên cơ sở khảo sát có sự kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước nhóm từ phương ngữ Nam Bộ, đặc biệt là Từ điển phương ngữ Nam Bộ của Nguyễn Văn Ái và Huỳnh Công Tín (là sự biến dạng của ngôn ngữ ở một số mặt như ở phát âm, ở từ ngữ, ở phong cách diễn đạt và ở cấu trúc ngữ pháp giữa các phương ngữ sử dụng chung một ngôn ngữ toàn dân. Kết quả thu được tác giả nghiên cứu đã đưa ra hai bộ phận của nhóm từ phương ngữ Nam Bộ thể hiện rõ trong các bảng: bảng 3.2.2.1. Bảng từ loại phương ngữ Nam Bộ trong Lục Vân Tiên về đặc điểm từ ngữ), bảng3.2.2.2. Bảngtừ loại phương ngữ Nam Bộ trong Lục Vân Tiên về phong cách phương ngữ) của đề tài. 4. Sau đây là một vài lưu ý: - Các bảng biểu trong đề tài đặt số thứ tự cho các bảng biểu (để phục vụ tốt cho việc tra cứu khi cần). Hơn nữa trong các bảng biểu cần sắp xếp theo thứ tự vần A, B, C để tiện cho công việc tra cứu khi cần. Chúng tôi đã kiểm tra thì thấy các bảng trang 27, 51, 53, 55, 63, 68 đều không đánh số. - Xin tác giả sửa lại một số lỗi vi tính, bởi một số lỗi dễ gây hiểu lầm về kiến thức của tác giả. Ví dụ: Khi đưa ra bản kết quả phân loại mô hình cấu trúc chữ Nôm trong văn bản Lục Vân Tiên, tác giả chia G1, H1 rồi mới đến G2, H2 (trang 20). Phân chia như vậy về mặt trình bày là chưa hợp lý, gây cho người đọc hiểu nhầm. Phải là G1, đến G2 sau đó H1 đến H2. Vẫn còn một số lỗi chính tả, tác giả cần phải kiểm tra lại. Kết luận Nhìn chung, đây là bản nghiên cứu tốt, có chất lượng, có đóng góp cụ thể về lý luận và thực tiễn. Qua đề tài, có thể thấy tác giả có vốn hiểu biết khá tốt về Hán Nôm, về ngữ âm lịch sử, về phương ngôn, có tác phong nghiên cứu cụ thể, thận trọng trong các thao tác khoa học. Đề tài đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một đề tài nghiên cứu khoa học, có hướng phát triển thành luận văn tốt nghiệp. 2. Đề nghị Được bảo x vệ:Không được bảo vệ: Bình Dương, ngày 9 tháng 4 năm 2014 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghirõ họ tên) Nguyễn Văn Ngoạn UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Phạm Thị Diễm Thúy Sinh ngày: 15 tháng 10 năm 1992 Nơi sinh: TT. Krông Năng, H. Krông Năng, T. Đăk Lăk. Lớp: D12Nv03 Khóa: 2012 - 2016 Khoa: Ngữ Văn Địa chỉ liên hệ: 26/5, TL 54, khu phố 2, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM. Điện thoại: 01699414697 Email:[email protected]. II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Sư Phạm Ngữ VănKhoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả xếp loại học tập: Trung Bình - Khá Sơ lược thành tích: * Năm thứ 2: Ngành học: Sư Phạm Ngữ Văn Khoa: Ngữ Văn Kết quả xếp loại học tập (học kỳ I) : Khá Sơ lược thành tích: Ngày 23 tháng 04 năm 2014 Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Phạm Thị Diễm Thúy TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bình Dương , ngày 23 tháng 04 năm2014 Kính gửi: Ban tổ chức Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” Tên tôi là:Phạm Thị Diễm Thúy Sinh ngày 15 tháng 10 năm 1992 Sinh viên năm thứ: 2/Tổng số năm đào tạo: 4 năm. Lớp, khoa : D12NV03, Khoa Ngữ Văn. Ngành học : Sư Phạm Ngữ Văn. Thông tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính: Địa chỉ liên hệ: 26/5, TL54, khu phố 2, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Tp. HCM. Số điện thoại (di động): 01699414697 Địa chỉ email: [email protected] Tôi làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho tôi được gửi đề tài nghiên cứu khoa học để tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” năm 2014. Tên đề tài: Khảo cứu văn bản Nôm Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn. Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Văn Ngoạn; đề tài này chưa được trao bất kỳ một giải thưởng nào khác tại thời điểm nộp hồ sơ và không phải là luận văn, đồ án tốt nghiệp. Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm trước khoa và Nhà trường. Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) Người làm đơn (Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Diễm Thúy Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2013 – 2014 i Mục lục Tran PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Mục tiêu đề tài.......................................................................................................1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..........2 3.1.Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2 3.2.Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2 3.3.Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2 4. Lịch sử vấn đề........................................................................................................3 5. Sản phẩm và khả năng ứng dụng...........................................................................4 6. Bố cục và nội dung của đề tài................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Nguyễn Đình Chiểu và văn bản Nôm Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn........................................................................................5 1.1. Con người và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu...............................................5 1.1.1. Cuộc đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu....................................................5 1.1.2. Sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.................................................6 1.2. Đôi nét về hòa thượng Thích Thanh Sơn..........................................................9 1.3. Đôi nét về văn bản Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn.13 1.3.1. Mô tả văn bản Lục Vân Tiên.....................................................................13 1.3.2. Giới thiệu khái lược về nội dung Lục Vân Tiên........................................16 1.4. Tiểu kết chương 1.............................................................................................17 Chương 2:Nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm qua văn bản Lục Vân Tiên do hòa thượng Thích Thanh Sơn sưu soạn......................................................................................19 2.1. Mô hình phân loại chữ Nôm trong tác phẩm Lục Vân Tiên.............................19 2.2. Tiêu chí và kết quả thống kê phân loại.............................................................21 2.2.1. Tiêu chí phân loại......................................................................................21 2.2.2. Kết quả phân loại.......................................................................................22 2.3. Tổng kết về cấu tạo chữ Nôm trong văn bảnLục Vân Tiên..............................45 2.3.1. Chữ Nôm trong văn bản Lục Vân Tiên.....................................................45
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất