Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông cửu long...

Tài liệu Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông cửu long

.PDF
85
517
98

Mô tả:

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Hà Nội, tháng 1 năm 2015 Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................. 1 1. Sự cần thiết và bối cảnh thực hiện đề án ............................................... 1 2. Mục tiêu ................................................................................................. 2 3. Căn cứ thực hiện đề án .......................................................................... 2 NỘI DUNG ĐỀ ÁN ........................................................................ 3 1. Cơ sở phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL .................................. 3 1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù .............................................. 3 1.2. Các giá trị tài nguyên đặc sắc vùng ĐBSCL ...................................... 6 1.3. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL ........ 14 2. Nhiệm vụ của đề án................................................................................. 21 2.1. Định hướng phát triển hệ thống sản phẩm đặc thù vùng ĐBSCL .... 21 2.2. Định hướng phát triển thị trường phù hợp sản phẩm đặc thù vùng ĐBSCL 27 2.3. Đầu tư, nâng cấp, hình thành sản phẩm du lịch có giá trị đặc thù cao ....................................................................................................................... 28 3. Triển khai thực hiện đề án ...................................................................... 41 3.1. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ........................... 41 3.2. Nhãn “Sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL” ............................. 46 4. Tổ chức thực hiện ................................................................................... 47 4.1. Phân công trách nhiệm...................................................................... 47 4.2. Kinh phí thực hiện đề án .................................................................. 48 4.3. Kế hoạch hành động ........................................................................ 48 PHỤ LỤC ...................................................................................... 51 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết và bối cảnh thực hiện đề án Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Chính phủ phê duyệt đã xác định một trong những nội dung ưu tiên của Chiến lược là “tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch theo vùng” để phát triển có hiệu quả du lịch các vùng du lịch. Phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gồm 13 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP.Cần Thơ) với tư cách là một trong 7 vùng du lịch sẽ không phải là ngoại lệ. Định hướng chiến lược trên liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cũng đã được đề cập và khẳng định trong Đề án “Phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020” được Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt tại Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2010, theo đó một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020 là “Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của từng khu vực, từng địa bàn trong vùng, tạo sản phẩm đặc thù, độc đáo, tạo điểm đến đặc trưng khu vực”. Trong thời gian qua, du lịch vùng ĐBSCL với những thế mạnh đặc trưng của vùng như hệ sinh đất ngập nước độc đáo với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sản vật phong phú đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận với việc đón được hơn 20,7 triệu lượt khách du lịch đến vùng năm 2013, tăng 6,8% so với cùng kỳ, trong đó, có khoảng 1,7 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, thực tế phát triển sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL lại đang có nhiều bất cập bởi sự trùng lặp trong phát triển các tour, tuyến du lịch; tình trạng kém hấp dẫn và không rõ tính đặc thù của các sản phẩm du lịch của vùng, các địa phương khai thác các giá trị tương đồng mà chưa nhìn nhận được các giá trị đặc thù, khác biệt của từng địa phương, giá trị và tính hấp dẫn trong tương quan trong vùng và trong cả nước. Chính vì vậy chưa phát huy có hiệu quả lợi thế về tài nguyên du lịch của các địa phương trong vùng. Các doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương trong vùng đều đã nhận thấy việc cần thiết phải xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của vùng để tập trung đầu tư phát triển và xúc tiến quảng bá giúp nâng cao vị thế du lịch ĐBSCL trong phạm vi cả nước, khu vực và quốc tế. Đề án phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt từ năm 2010, trong đó có các định hướng phát triển và liên kết phát triển sản phẩm du lịch, tuy vậy thì các địa phương vẫn còn sự lúng túng trong triển khai thực hiện. Nhu cầu ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 1 liên kết giữa các địa phương và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng được đề cao tại nhiều diễn đàn và hội thảo lớn nhỏ trong vùng. Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL” được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế phát triển du lịch của vùng ĐBSCL và định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, đồng thời là một bước quan trọng trong việc triển khai Đề án “Phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”. 2. Mục tiêu Xác định rõ hệ thống sản phẩm đặc thù vùng ĐBSCL phù hợp với nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác có hiệu quả giá trị tài nguyên du lịch đặc thù của vùng, hướng dẫn các hoạt động triển khai cụ thể giúp nâng cao sức cạnh tranh của du lịch vùng ĐBSCL. 3. Căn cứ thực hiện đề án - Luật Di sản Văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001, sửa đổi bổ sung năm 2009. - Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005. - Nghị định 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá. - Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. - Quyết định số 2743/QĐ-TTg ngày 29/12/2011của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; - Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; - Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2010 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 2 NỘI DUNG ĐỀ ÁN 1. Cơ sở phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL 1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù a) Khái niệm cơ bản Sản phẩm du lịch là toàn bộ các điều kiện, sản phẩm, dịch vụ được tổ chức và bán cho khách du lịch sử dụng, trải nghiệm các giá trị du lịch mà chủ yếu là các giá trị tài nguyên du lịch. Khái niệm về sản phẩm du lịch đã được “luật hóa” và thể hiện trong Luật Du lịch, theo đó “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Các dịch vụ trong khái niệm này bao gồm: dịch vụ lữ hành; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ có liên quan khác. Tuy nhiên trong thực tế khái niệm về sản phẩm du lịch có góc nhìn rộng hơn, không chỉ giới hạn ở “tập hợp các dịch vụ” mà còn bao gồm tập hợp các yếu tố vật chất và phi vật chất như những yếu tố hấp dẫn du lịch mà trước hết là tài nguyên du lịch, có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng của du khách. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm yếu tố cấu thành : (i) Tài nguyên; (ii) Hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và (iii) Dịch vụ, quản lý và hình ảnh”. Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm được xây dựng dựa trên giá trị đặc sắc, độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện của tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có khả năng tạo ra sự phân biệt giữa địa phương này với địa phương khác, điểm đến này với điểm đến khác. Tính “khác biệt”/“duy nhất”, “đặc sắc”, “nổi trội” của tài nguyên du lịch mà dựa vào đó để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có thể là do thiên nhiên “ban tặng” hoặc cũng có thể do chính con người tạo ra. Sản phẩm du lịch đặc thù có thể có tính độc đáo, đặc sắc nhưng có thể hấp dẫn hoặc không hấp dẫn, phụ thuộc vào việc sản phẩm này có phù hợp với nhu cầu của thị trường hay không. ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 3 Nếu có thể hấp dẫn được thị trường thì sản phẩm du lịch đặc thù có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển du lịch và thu hút thị trường cũng như xây dựng thương hiệu du lịch. b) Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù Cá biệt hóa du lịch của điểm đến, của địa phương Tạo ra tính hấp dẫn cao, thu hút thị trường khách đặc biệt hoặc đại trà Gây dựng hình ảnh du lịch của điểm đến, địa phương Gây dựng thương hiệu du lịch của điểm đến, địa phương Tạo ra sức cạnh tranh cho điểm đến, địa phương Là những điểm nhấn của hệ thống sản phẩm du lịch của điểm đến, địa phương - Có khả năng tạo ra động lực cho các sản phẩm du lịch khác cùng phát triển - c) Hệ thống sản phẩm đặc thù Sản phẩm du lịch đặc thù cần được xác định về tính đặc thù có sự đại diện cho địa phương là cấp vùng hay đại diện cho vùng là cấp quốc gia. Sản phẩm du lịch đặc thù được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên độc đáo/đặc thù. Tính độc đáo được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ. Chính vì vậy, trong phạm vi vùng, có thể có địa phương có dạng tài nguyên độc đáo so với các địa phương còn lại và tương ứng sẽ là sản phẩm đặc thù trong vùng, tuy nhiên cũng loại tài nguyên đó trên bình diện toàn quốc thì lại không có sự khác biệt và độc đáo so với loại sản phẩm này ở vùng khác. Như vậy, cần phân biệt rõ về các cấp của sản phẩm du lịch đặc thù: - Sản phẩm du lịch đặc thù có tính quốc gia: sử dụng tài nguyên du lịch có tính độc đáo, đặc trưng cao nhất so sánh toàn quốc. Các sản phẩm này có thể thu hút đông đảo thị trường khách du lịch và có thể xây dựng thương hiệu du lịch có tính cạnh tranh cao. - Sản phẩm du lịch đặc thù có tính nội vùng: sử dụng tài nguyên du lịch có tính độc đáo, đặc sắc của một địa phương trong mối quan hệ so sánh với các địa phương còn lại trong vùng. Các sản phẩm này có thể rất hấp dẫn khách du lịch trong vùng và các vùng lân cận nhưng có thể không có tính hấp dẫn toàn quốc, không phải là sản phẩm đại diện có khả năng xây dựng thương hiệu du lịch của vùng. ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 4 d) Nguyên tắc và yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù Việc xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cũng được thực hiện như với mỗi sản phẩm du lịch khác, tuy nhiên với vai trò và những đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch đặc thù thì một số bước cần được thực hiện tuân thủ theo các nguyên tắc và yêu cầu để đảm bảo phát huy tối ưu các giá trị đặc thù. - Các yêu cầu cụ thể trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: o Xác định được giá trị tài nguyên đặc sắc và sự phân bố của chúng trong không gian; o Xác định sản phẩm đặc thù và các thành phần tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù; o Đầu tư tập trung: Đầu tư khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên đặc sắc để hình thành và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. - Các nguyên tắc chính phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: o Giá trị tài nguyên đặc sắc được xác định rõ ràng cho từng cấp độ (quốc gia và vùng) o Tập trung phát triển tại những khu vực phân bố tài nguyên đặc sắc - Các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù o Có điều kiện tiếp cận thuận lợi đối với điểm tài nguyên đặc sắc o Có nguồn nhân lực phù hợp về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt như “chất văn hóa địa phương” đại diện cho lãnh thổ. o Có sự liên kết giữa các điểm đến nơi phân bố dạng tài nguyên sắc dựa vào đó để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù nhằm đảm bảo việc xây dựng sản phẩm đặc thù được tiến hành thuận lợi; o Có nhu cầu của thị trường du lịch đối với sản phẩm du lịch đặc thù của lãnh thổ sẽ được xây dựng và phát triển. Quá trình nghiên cứu, cần đánh giá kỹ lưỡng có tính so sánh để phát hiện ra các giá trị có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù. Ở mỗi địa phương có thể có nhiều dạng tài nguyên có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch, là các sản phẩm du lịch chính, có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch địa phương. Bên cạnh đó, việc phát hiện ra các giá trị độc đáo mà chỉ có tại địa phương này, có khả năng ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 5 khai thác phát triển thành sản phẩm du lịch là ở giai đoạn này. Các giá trị này cần được nghiên cứu đánh giá, so sánh với các địa phương khác trong cả nước và khu vực và quốc tế. Việc nghiên cứu cũng cần chỉ ra các giá trị này có mức độ hấp dẫn hay không đối với du khách và khả năng khai thác. Việc hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có vai trò quan trọng. Từ những kết quả nghiên cứu về tiềm năng, so với cạnh tranh và kiểm định với nhu cầu thị trường thì ý tưởng cần được tính toán kỹ lưỡng cho phù hợp với xu hướng thị trường và thể hiện rõ tính khác biệt, đặc thù của địa phương. Việc nghiên cứu cũng phải chỉ ra rõ việc phát triển sản phẩm này thực hiện thế nào trong định hướng chung phát triển sản phẩm du lịch ở địa phương. Quá trình triển khai và đánh giá, điều chỉnh sự phát triển cần được thực hiện thận trọng, với yêu cầu đảm bảo tính nguyên vẹn của các giá trị đặc thù của sản phẩm du lịch. Kế hoạch khai thác phát triển sản phẩm này cần được quy định rõ ràng để các đơn vị quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực hiện. Cũng cần có các chính sách trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù thực sự hấp dẫn khách du lịch để có thể phát triển nhanh chóng hình thành thương hiệu tích cực cho du lịch địa phương. 1.2. Các giá trị tài nguyên đặc sắc vùng ĐBSCL Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông - con sông lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á có chiều dài 4.220 km bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam (Trung Quốc), ĐBSCL có diện tích tự nhiên rộng 39.734 km2, bằng 5,6% diện tích lưu vực và được biết đến như một “Thế giới sông nước Mê Kông” (Mekong Water World) nơi mật độ sông và kênh rạch lên tới 0,68 km/km2. Đây là lãnh thổ có diện tích đất ngập nước lớn nhất ở Việt Nam với sự đa dạng về các kiểu sinh cảnh mà tiêu biểu là sinh cảnh đầm nước nội địa (rừng Tràm); sinh cảnh đất ngập nước ven biển (rừng ngập mặn) và sinh cảnh biển - đảo ven bờ. “Thế giới sông nước Mê Kông”(Mekong Water World) là sự thể hiện ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ nhất về đặc điểm tự nhiên điển của vùng ĐBSCL. Từ khi được hình thành bởi các điều kiện tự nhiên cùng với sự tác động của con người qua bao thế hệ, hệ sinh thái đất ngập nước vùng ĐBSCL là môi trường sản sinh, cư trú và phát triển của thế giới sinh vật, là môi trường sống chủ yếu của người gần 18 triệu người dân gồm nhiều dân tộc với những nét văn hoá độc đáo thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, di tích văn hoá lịch sử đã trở thành nguồn tài nguyên du lịch nhân văn giá trị. 1.2.1. Các giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc của vùng ĐBSCL mang tính quốc gia Trên cơ sở phân tích các giá trị tài nguyên du lịch vùng ĐBSCL, giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc và có tính đại diện cho toàn vùng ĐBSCL tạo sự khác ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 6 biệt giữa vùng ĐBSCL với các vùng du lịch khác trong cả nước chính là “Thế giới sông nước Mê Kông” được du khách trong nước và quốc tế biết đến như phần hạ lưu của một trong những con sông dài nhất thế giới. Trong “Thế giới sông nước Mê Kông”, những giá trị tiêu biểu cần tập trung khai thác để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù bao gồm: 1) Giá trị cảnh quan sông nước gắn với đời sống sinh hoạt truyền thống và sinh kế của cộng đồng vùng hạ lưu sông Mê Kông; 2) Giá trị hệ sinh thái đất ngập nước vùng hạ lưu sông Mê Kông và 3) Giá trị văn hóa truyền thống và tâm linh. - Giá trị cảnh quan sông nước gắn với đời sống sinh hoạt truyền thống và sinh kế của cộng đồng vùng hạ lưu sông Mê Kông bao gồm những yếu tố điển hình: o Cảnh quan sông nước: dọc theo sông Tiền, sông Hậu, trong hệ thống các kênh rạch; o Đời sống sinh hoạt: sinh hoạt chợ và làng nổi trên sông; cuộc sống ở các làng truyền thống ven sông và trên các cù lao; o Sinh kế: canh tác lúa nước, trồng cây ăn trái ở các miệt vườn, giăng câu mùa nước nổi, thu hoạch lúa ma, nuôi cá lồng bè trên sông - Giá trị sinh thái đất ngập nước vùng hạ lưu sông Mê Kông được đặc trưng bởi 03 loại sinh cảnh điển hình là sinh cảnh đầm nước nội địa (rừng Tràm); sinh cảnh đất ngập nước ven biển (rừng ngập mặn) và sinh cảnh biển đảo. o Sinh cảnh đầm nước nội địa (rừng Tràm) đã từng chiếm hơn một nửa diện tích đất phèn vùng ĐBSCL nay chỉ còn lại ở vùng đất than bùn U Minh (Khu dự trữ sinh quyển-VQG U Minh Thượng và VQG U Minh Hạ) và vùng đất phèn Đồng Tháp Mười (Khu bảo tồn RAMSA-VQG Tràm Chim và KBT đất ngập nước Láng Sen) và đồng bằng Hà Tiên nơi nước ngập theo mùa. o Sinh cảnh đất ngập nước ven biển (rừng ngập mặn) phân bố chủ yếu ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn và đã từng phủ hết vùng ven biển ĐBSCL nhưng nay đang bị thu hẹp với quy mô lớn. Phần lớn diện tích rừng ngập mặn hiện nay, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở Cà Mau và Bạc Liêu, đặc biệt ở VQG - Khu dự trữ sinh quyển Đất Mũi. o Sinh cảnh biển - đảo tiêu biểu ở vùng ĐBSCL tập trung chủ yếu ở khu vực Phú Quốc - Hà Tiên nơi còn bảo tồn được nhiều loài sinh vật biển quý hiếm như Rùa biển, Bò biển (Dugon), các rạn san hô, v.v. đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 7 - Giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống: chính đặc điểm tự nhiên đặc thù của vùng ĐBSCL và đặc điểm sinh sống của cộng đồng cư dân là nguồn cội hình thành nên những giá trị văn hóa truyền thống và rất đặc trưng trong đời sống người dân đã định cư và sinh sống ở vùng đất này trải qua hàng trăm lịch sử. Tiêu biểu trong sự đa dạng về giá trị văn hóa ở vùng ĐBSCL là nghệ thuật dân gian “Đờn ca tài tử” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian rất phổ biến trong đời sống của người dân Nam Bộ mà cội nguồn được xác định ở Bạc Liêu. Những giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc trên của vùng ĐBSCL có thể được khai thác để phát triển sản phẩm du lịch đặc biệt hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của du khách khi chọn vùng ĐBSCL là điểm đến du lịch. Tài nguyên đặc sắc/điển hình vùng ĐBSCL (so với các vùng Nhu cầu của du khách Các giá trị và tính độc đáo/điển hình có thể khai thác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Không gian tập trung các giá trị tài nguyên đặc sắc Trải nghiệm các giá trị sông nước - Trải nghiệm cảnh quan sông nước vùng ĐBSCL với những gì quan sát được và tiếp nhận từ hướng dẫn viên qua các chuyến thăm quan bằng thuyền hoặc đi bộ, hoặc nghỉ đêm trên sông. Cần Thơ - Vĩnh Long - Tiền Giang - Bến Tre du lịch khác) Giá trị cảnh quan sông nước gắn với đời sống sinh hoạt truyền thống và sinh kế của cộng đồng vùng hạ lưu sông Mê Kông và Đồng Tháp - Tìm hiểu, trải nghiệm sinh Long An (đặc hoạt truyền thống của cộng trưng trong mùa đồng qua thăm quan hoạt nước nổi) động chợ nổi, đời sống thường ngày người dân ở các làng quê ven sông, trên các cù lao, trên ghe, thuyền; canh tác nông nghiệp theo mùa nước; khám phá sự trù phú về nông sản vùng ĐBSCL. - Tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể qua các lễ hội truyền thống, diễn xuất đờn ca tài tử, cải lương, tuồng Nam ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 8 Bộ, v.v. - Tìm hiểu, thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực gắn với sông nước vùng ĐBCSL Giá trị sinh thái đất ngập nước vùng hạ lưu sông Mê Kông Tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị các hệ sinh thái, đa dạng sinh học đất ngập nước ĐBSCL Đồng Tháp - Long An (Sinh cảnh đầm nước nội địa); Kiên Giang - Cà Mau (Sinh cảnh đàm - Tham quan, tìm hiểu về nước nội địa trên giá trị đa dạng sinh học và than bùn) các giá trị văn hóa bản địa Cà Mau – Bạc Liêu của cộng đồng sống trong (Sinh cảnh rừng các VQG đại diện cho các ngập mặn) sinh cảnh đất ngập nước Phú Quốc - Hà - Tìm hiểu trải nghiệm các giá trị cảnh quan của các sinh cảnh, đất ngập nước tiêu biểu vùng đồng bằng ngập nước Tiên (Sinh biển- đảo) Giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống “Đờn ca tài tử” Tìm hiểu và trải nghiệm những giá trị của loại hình nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cảnh - Tham quan, tìm hiểu Bạc Liêu và các các di tích liên quan đến tỉnh ĐBSCL lịch sử hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống “Đờn ca tài tử” tại quê hương gốc Bạc Liêu - Trải nghiệm giá trị nghệ thuật “Đờn ca tài tử” trong không gian gốc nơi loại hình nghệ thuật này được hình thành và trong không gian đậm chất sinh hoạt đời sống Nam Bộ “Đờn ca tài tử” - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, mặc dù là loại hình nghệ thuật chỉ duy nhất phổ biến ở vùng ĐBSCL, tuy nhiên việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị này sẽ là khó khăn hơn rất nhiều so với việc xây dựng những sản phẩm đặc thù dựa trên các giá trị tự nhiên đã xác định ở trên. ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 9 Có thể thấy việc xác định một cách chính xác những giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc, điển hình trên ở vùng ĐBSCL chính là “nền tảng” cốt lõi để dựa vào đó xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng với đầy đủ những cấu thành đặc trưng nhất, tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn rất riêng của du lịch vùng ĐBSCL trên bình diện du lịch quốc gia. 1.2.2. Các giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc vùng ĐBSCL mang tính vùng Bên cạnh những giá trị tài nguyên du lịch đặc thù mang tính đại diện của toàn vùng trên bình diện quốc gia, ở vùng ĐBSCL còn hiện diện những giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc ở góc độ vùng bởi những giá trị này còn có thể được tìm thấy ở những vùng du lịch khác hoặc chỉ đại diện cho một nhóm không được xem là phổ trên bình diện quốc gia. Đứng ở góc độ này những giá trị tài nguyên có ý nghĩa để phát triển sản phẩm du lịch ở bình độ/quy mô vùng ĐBSCL bao gồm: - Các bãi biển trên đảo Phú Quốc: trong hệ thống đảo Việt Nam, Phú Quốc là đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam với nhiều giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc trong đó có các bãi biển. Các bãi biển ở Phú Quốc mà tiêu biểu như bãi Sao, bãi Khem, bãi Dài, bãi Vòng, v.v. là những bãi biển đẹp có thể khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao đạt đẳng cấp quốc tế. Đây là một trong những giá trị để Phú Quốc được xác định là điểm đến có thể phát triển thành khu du lịch quốc gia trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên ở các vùng du lịch khác, đặc biệt là vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ có những bãi biển có giá trị tương tự. Chính vì vậy giá trị tài nguyên du lịch này ở Phú Quốc chỉ có thể được xem là tài nguyên du lịch đặc thù cấp vùng, theo đó loại tài nguyên rất có giá trị này chỉ có ở Phú Quốc – Kiên Giang trong mối tương quan với các địa phương vùng ĐBSCL. - Cảnh quan địa hình núi đá vôi (karst): đây là một dạng cảnh quan đặc biệt ở vùng ĐBSCL chỉ có ở Hà Tiên (Kiên Giang) mà tiêu biểu là di sản tự nhiên “Hòn Phụ Tử” vốn đã đi vào tâm thức của mỗi người dân vùng ĐBSCL nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên trên bình diện quốc gia, giá trị cảnh quan địa hình karst này không thể so sánh được với cảnh quan vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), cảnh quan vùng núi Hương Sơn (Hà Nội), cảnh quan Tràng An (Ninh Bình), v.v. Hệ thống hang động ở địa hình karst Hà Tiên mặc dù rất có giá trị song không thể được xem là đại diện và so sánh được với hệ thống hang động ở địa hình karst khu vực phía Bắc, đặc biệt là hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). - Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ: đây được xem là lễ hội dân gian có quy mô lớn nhất ở Việt Nam, hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách trong cả nước, đặc biệt người dân vùng ĐBSCL hành hương đến với Núi Sam - Châu Đốc (An Giang) ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 10 nơi đền Bà tọa lạc để cầu mong về những điều thiêng liêng và tốt đẹp nhất . Lễ hội chính được tổ chức vào các ngày từ 23-27 tháng tư âm lịch với chính lễ vía bà vào ngày 25 tháng tư âm lịch với các nghi thức dân gian của lễ “Tắm Bà”, lễ “Thinh sắc”, lễ “Túc yết”, lễ “Chánh tế” và lễ “Hồi sắc”. Mặc dù lễ hội đã được Bộ VHTTDL công nhận là lễ hội cấp quốc gia và có quy mô về lượng khách hành hương lớn nhất trong cả nước, tuy nhiên về bản chất đây là lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vốn khá phổ biến ở nhiều vùng miền. - Giá trị văn hóa Kh’mer với hệ thống chùa và các lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc Kh’mer vốn là một thực thể gắn kết lâu đời với cộng đồng các dân tộc ở vùng ĐBSCL, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Trong hàng trăm ngôi chùa Kh’mer ở khu vực này thì tiêu biểu phải kể đến các chùa như chùa Nodol (chùa Cò), chùa Angkorajaborey (chùa Âng), chùa Kompông Chrây (chùa Hang), .. ở Trà Vinh; chùa Mahatup (chùa Dơi hay chùa Mã Tộc), chùa Sro Lôn (chùa Chén Kiểu), …ở Sóc Trăng hay chùa Xiêm Cán, chùa Cù Lao, .. ở Bạc Liêu. Ngoài hệ thống các chùa, văn hóa Kh’mer còn được thể hiện đậm đặc và rõ nét trong hoạt động lễ hội Kh’mer mà tiêu biểu là lễ Tết Chôl Chnam Thmây, lễ hội Ooc-om-Boc và Đua ghe Ngo, lễ hội đua bò Bảy Núi… - Cảnh quan và đời sống cộng đồng sông Vàm Cỏ: là dòng sông lớn ở vùng ĐBSCL thuộc hệ thống sông Đồng Nai được trực tiếp tạo nên bởi các sông Vàm Cỏ Đông (bắt nguồn từ vùng đồi núi tỉnh Prey Veng, Campuchia qua phía bắc tỉnh Svay Rieng có chiều dài 220 km trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam qua địa phận tỉnh Long An dài hơn 140 km) và sông Vàm Cỏ Tây (cũng bắt nguồn từ tỉnh Svay Rieng, Campuchia chảy vào Việt Nam qua Long An với chiều dài 160km). Hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp lưu để tạo nên sông Vàm Cỏ (dài 35km rộng trung bình 400m) đổ ra biển tại cửa sông Soài Rạp. Trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có rất nhiều rạch lớn nhỏ, luồn sâu vào các thôn xóm, bưng, trấp như Rạch Thiên, Rạch Bùng Binh lớn, rạch Mỹ Hòa, kênh Trà Cú Thượng, rạch Cá Rô, rạch Cái Dừa, rạch Bòng Súng, rạch Bà Lộc... nơi lối sống và văn hóa truyền thống cộng đồng có những giá trị đặc trưng riêng bên cạnh những giá trị đặc thù chung của vùng ĐBSCL. Nước sông Vàm Cỏ khá trong và có màu xanh khi thủy triều lên và vàng đục khi thủy triều xuống. Đây là nét đặc trưng riêng của sông Vàm Cỏ khác với các sông thuộc hệ thống sông Mê Kông ở vùng ĐBSCL. ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 11 Tài nguyên đặc sắc/điển hình (so với các địa phương trong vùng ĐBSCL) Nhu cầu của du khách Các bãi biển Du lịch nghỉ đẹp trên đảo dưỡng biển cao cấp Phú Quốc Các giá trị độc đáo/điển hình có thể khai thác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng Không gian tập trung các giá trị tài nguyên đặc sắc - Các khu nghỉ dưỡng Phú Quốc - Hà Tiên biển cao cấp với các dịch (Kiên Giang) vụ và tiện nghi đẳng cấp quốc tế. - Tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị cảnh quan và sinh thái biển - đảo ở hòn đảo lớn nhất Việt Nam. - Tìm hiểu cuộc sống cộng đồng người dân trên đảo; khám phá sự trù phú về nông trại, các làng nghề, đặc biệt là nghề làm nước mắm Phú Quốc. - Thưởng thức trải nghiệm các giá trị văn hóa ẩm thực người dân đảo Phú Quốc Cảnh quan địa hình núi đá vôi (karst) Hà Tiên Trải nghiệm các giá trị cảnh quan địa hình karst, truyền thuyết gắn với di sản thiên nhiên hòn Phụ Tử và hệ thống hang động - Tham quan, trải nghiệm Hà Tiên (Kiên các giá trị cảnh quan của Giang) hệ sinh thái núi đá vôi trên nền địa hình vùng đồng bằng; cảnh quan Đông Hồ - Trải nghiệm về các giá trị văn hóa gắn với truyền thuyết gắn với di sản thiên nhiên hòn Phụ - tử, động Thạch Sanh, chùa Hang, - Nghỉ dưỡng biển ở các khu du lịch Hòn Chông, Mũi Nai Lễ hội Bà Chúa Xứ (Núi Sam Châu Đốc) Trải nghiệm các giá trị văn hóa tâm linh lễ hội Bà Chúa Xứ - Tham gia và trải nghiệm Châu Đốc (An các giá trị văn hóa tâm Giang) linh gắn với các nghi thức lễ truyền thống - Cầu ước về những điều ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 12 thiêng liêng và tốt đẹp trong cuộc sống; trong sự nghiệp và làm ăn kinh doanh - Trải nghiệm những giá trị cảnh quan của vùng núi trên nền đồng bằng - Trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng người dân sống xung quanh vùng Núi Sam - Trải nghiệm cảnh quan và cuộc sống sông nước vùng ngã 3 sông Châu Đốc trên tuyến du lịch đường sông dọc sông Mekông Văn hóa Kh’mer Trải nghiệm các giá trị văn hóa Kh’mer, cộng đồng dân tộc tiêu biểu ở vùng ĐBSCL - Thăm quan trải nghiệm các giá trị cảnh quan, kiến trúc và tham gia các nghi lễ tín ngưỡng tại các chùa Kh’mer nổi tiếng Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu và Núi Cấm (An Giang) - Trải nghiệm cuộc sống của người dân Kh’mer trong cộng đồng dân tộc ở ĐBSCL - Trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Kh’mer thông qua việc tham dự các lễ hội Kh’mer nổi tiếng ở vùng ĐBSCL. Cảnh quan, lối sông và văn hóa truyền thống cộng đồng lưu vực sông Vàm Cỏ Trải nghiệm các giá trị cảnh quan, lối sông và văn hóa cộng đồng - Trải nghiệm cảnh quan Đức Hòa, Tân sông nước Vàm Cỏ Hưng, Tân Trụ, Cần - Tham quan và trải Đước nghiệm các giá trị về lối sống và văn hóa cộng đồng bên bờ sông Vàm Cỏ - Tham quan các di tích lịch sử văn hóa gắn với 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 13 - Tham quan các khu VCGT Happy Land và Phước Lộc Thọ Những giá trị tài nguyên du lịch đặc thù ở bình diện cấp vùng ĐBSCL có thể được khai thác để phát triển sản phẩm du lịchcó giá trị và hấp dẫn ở cấp vùng và góp phần tạo sự khác biệt về hấp dẫn du lịch giữa các địa phương trong vùng để đáp ứng nhu cầu đa dạng du khách khi đến với vùng ĐBSCL. 1.3. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL 1.3.1. Hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch Mặc dù QHTT phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020 và một số nghiên cứu khoa học đã định hướng khá rõ về hệ thống sản phẩm và hình ảnh điểm đến vùng ĐBSCL, tuy nhiên cho đến nay việc liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và xúc tiến quảng bá du lịch vùng ĐBSCL chưa được như mong muốn, ảnh hưởng đến vị thế và sức cạnh tranh du lịch chung của vùng. Điều này được thể hiện rõ qua việc so sánh số lượt khách du lịch đến vùng ĐBSCL và tổng thu nhập du lich của vùng theo đó năm 2013 toàn vùng đón được 1.668.800 lượt khách du lịch quốc tế, bằng 8,3% tổng lượt khách du lịch quốc tế đi lại trong nước; 9.856.500 lượt, bằng 5,8% tổng số lượt khách du lịch nội địa đi lại trong nước; tổng thu nhập từ du lịch của vùng đạt 5.141 tỷ đồng bằng 2,7% tổng thu du lịch của cả nước. Tình trạng hoạt động này của du lịch ĐBSCL không có gì thay đổi nhiều trong suốt thời gian từ 2006 đến nay. Hầu hết các địa phương trong vùng đều bám theo tài nguyên du lịch chính để phát triển du lịch. Trong đó, các sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung vào: - Chở khách tham quan bằng tàu, thuyền - Đưa khách tham quan miệt vườn - Biểu diễn đờn ca tài tử cho khách - Tham quan, tìm hiểu tại các VQG Do tính tương đồng về tài nguyên du lịch nên hầu hết các địa phương đều tổ chức khai thác các sản phẩm chính này. Tuy vậy thì các giá trị của tính đặc thù không được khai thác phù hợp để tổ chức được những trải nghiệm đích thực về các giá trị sông nước. ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 14 Hình ảnh Nhóm sản phẩm tiêu biểu Thăm quan miệt vườn và trải nghiệm cuộc sống người nông dân trên lưu vực sông Tiền và Sông Hậu tiêu biểu là cù lao Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao An Bình (Vĩnh Long), cù lao Phụng (Bến Tre), v.v. Thăm quan và trải nghiệm cuộc sống người dân vùng sông nước tại các phiên chợ nổi mà tiêu biểu là chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang) Thăm quan cảnh quan và trải nghiệm giá trị cảnh quan, sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước nội địa (rừng Tràm) tại các điểm đến tiêu biểu là VQG Tràm Chim, Gò Tháp, Xẻo Quýt (Đồng Tháp), KBT đất ngập nước Láng Sen, Tân Lập (Long An), Trà Sư (An Giang), VQG U Minh Thượng (Kiên Giang), VQG U Minh Hạ (Cà Mau), v.v. Tham quan các sân chim như Gò Tháp (Đồng Tháp), Bạc Liêu, v.v. cũng là một dạng sản phẩm thuộc nhóm này. Thăm quan cảnh quan và trải nghiệm các giá trị sinh thái rừng ngập mặn, tiêu biểu là Khu dự trữ sinh quyển- VQG Đất Mũi (Cà Mau), rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu, v.v. Thăm quan cảnh quan và trải nghiệm hệ sinh thái biển đảo ở hệ thống các đảo ven bờ vùng vịnh Thái Lan, tiêu biểu là các đảo Phú Quốc, Hải Tặc (Kiên Giang), Hòn Khoai (Cà Mau) Thăm quan, trải nghiệm giá trị cảnh quan đặc biệt núi đá vôi ở Hà Tiên (Kiên Giang), núi đá granite ở vùng Bảy Núi (An Giang) Thăm quan các di tích lịch sử văn hóa, các di tích cách mạng ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 15 Thăm quan các làng nghề truyền thống Tham gia các lễ hội dân gian truyền thống dân tộc Kh’mer, dân tộc Chăm mà tiêu biểu là lễ hội đua ghe Oóc-om-bóc (Trà Vinh, Sóc Trăng), lễ hội đua bò (An Giang) Lễ hội tín ngưỡng Bà Chúa Xứ tại núi Sam (Châu Đốc, An Giang). Đây là lễ hội tín ngưỡng lớn nhất không chỉ của vùng ĐBSCL mà còn cả khu vực phía Nam thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Bên cạnh đó lễ hội Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá – Kiên Giang) hàng năm thu hút hơn 1 triệu lượt khách. 1.3.2. Hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Đánh giá thực tế phát triển sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL với việc khai thác các giá trị tài nguyên đặc thù: Các giá trị và tính độc đáo/điển hình có khả năng khai thác phát triển sản phẩm du lịch Thực tế khai thác cho phát triển sản phẩm du lịch Trải nghiệm đi bộ, đi - Đi thuyền thuyền trong các không gian và thời - Số ít thuyền gian khác nhau trong ngủ đêm ngày: đi thuyền lớn, nhỏ; ngủ đêm trên tàu Tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như Đờn ca tài tử... Thực trạng sản phẩm du lịch - Thời gian và lộ trình đi thuyền nhiều nơi chưa khai thác được các trải nghiệm sông nước - Còn ít doanh nghiệp đầu tư được thuyền lưu trú Tổ chức biểu - Không gian thưởng thức chưa đầy diễn Đờn ca tài đủ tử tại một số - Chưa giới thiệu được các nét đặc miệt vườn trưng và tính gắn kết với văn hóa của loại hình nghệ thuật này. ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 16 Tìm hiểu, thưởng thức - Ẩm thực trong các giá trị văn hóa ẩm nhà hàng, quán thực gắn với sông xá nước vùng ĐBCSL - Trình diễn ẩm thực - Nhiều loại cơ sở, đa dạng về món ăn. - Lộ trình tham quan và thông tin chưa đầy đủ thể hiện tính đặc thù - Nhiều cơ sở chưa đảm bảo chất lượng Tìm hiểu cuộc sống - Tham quan - Thời gian tham quan chợ nổi chưa cộng đồng: trên ghe, chợ nổi hoàn toàn phù hợp. Hoạt động mua thuyền bán ngày một thưa thớt. - Homestay - Cảnh quan bờ sông, chất lượng tàu thuyền, vệ sinh môi trường đều chưa đảm bảo - Chợ nổi ở một số địa phương không đặc trưng nên không phù hợp phát triển thành sản phẩm đặc thù. Tìm hiểu văn hóa và Chưa có nhiều sinh thái nông nghiệp hoạt động tìm theo mùa nước hiểu Khám phá sự trù phú Tham quan miệt - Nhiều miệt vườn không có trái về nông sản vùng vườn, thưởng cây trù phú hoặc tổ chức tham quan ĐBSCL thức trái cây không hợp lý - Khó nhìn nhận rõ ràng về hệ thống đa dạng của miệt vườn cây trái - Ngoài tham quan miệt vườn còn ít trải nghiệm, tìm hiểu về thủy sản Tìm hiểu sự đa dạng Còn hạn chế sinh học vùng đồng bằng ngập nước Chưa khai thác được các yếu tố thu hút khách từ đa dạng sinh học vùng ngập nước Tham quan, tìm hiểu Còn hạn chế hệ thống VQG vùng ngập nước Chưa có các tuyến tham quan trong rừng. Thiếu hệ thống hướng dẫn thông tin, chỉ dẫn ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 17 1.3.3. Hiện trạng các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù - Thuận lợi: So với nhiều vùng khác trong cả nước, ĐBSCL có nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động liên kết phát triển du lịch: o Vùng có Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ được xem là tổ chức điều phối hoạt động chung phát triển KT-XH vùng ĐBSCL trong đó có du lịch o Vùng đã thành lập Hiệp hội Du lịch ĐBSCL (MDTA) đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp du lịch vùng o Các địa phương trong vùng ĐBSCL và giữa ĐBSCL với TP. HCM đã có một số hợp tác về du lịch, trong đó có hợp tác phát triển sản phẩm và xúc tiến du lịch vùng o Tính cách người miền Tây rất cởi mở hợp tác và cầu thị - Hạn chế: o Hợp tác phát triển du lịch trong vùng mới chủ yếu dừng lại ở nguyên tắc và chưa phát huy được trong thực tế o Lợi thế so sánh của vùng ĐBSCL cũng như của các địa phương trong vùng về tài nguyên du lịch để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng chưa thực sự phát huy hiệu quả thông qua đó góp phần nâng cao hơn năng lực cạnh tranh và phát triển của du lịch vùng ĐBSCL o Nguồn nhân lực du lịch ở vùng ĐBSCL còn thiếu về số lượng; cơ cấu theo ngành nghề chưa hợp lý; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù mang tính vùng o Tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch sông nước, du lịch sinh thái giữa các địa phương trong vùng còn khá phổ biến làm giảm tính hấp dẫn về sản phẩm du lịch ĐBSCL o Hoạt động xúc tiến du lịch mang tính vùng còn chung chung, chưa tập trung vào sản phẩm đặc thù chung của vùng, chưa làm nổi bật hình ảnh du lịch điểm đến ĐBSCL 1.3.4. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở vùng ĐBSCL ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL” 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất