Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên...

Tài liệu Xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên

.PDF
14
405
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LUYỆN THỊ HOÀN XÂY DỰNG NIỀM TIN ĐỐI VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CHO SINH VIÊN (QUA THỰC TIỄN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Ở TỈNH HƯNG YÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2005 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LUYỆN THỊ HOÀN XÂY DỰNG NIỀM TIN ĐỐI VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CHO SINH VIÊN (QUA THỰC TIỄN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Ở TỈNH HƯNG YÊN) Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 5.01.02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN HÀ NỘI - 2005 ĐỨC BÁCH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Đức Bách. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2005 Tác giả luận văn Luyện Thị Hoàn MỤC LỤC Trang Mở đầu ............................................................................. 2 Chương 1: Những cơ sở nhận thức về niềm tin và niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội ...................................... 9 1.1. Khái lược lịch sử hình thành những quan niệm về “niềm tin”. ..... 9 1.2. Khái niệm chung về “niềm tin” và “niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội” trong điều kiện ngày nay...................................... 21 1.3. Ý nghĩa, tác dụng của niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ........................ 28 Chương 2: Thực trạng việc xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên các trườ ng cao đẳng ở Hưng Yên hiện nay....................................................... 34 2.1. Khái lược về tình hình tỉnh Hưng Yên và các trường Cao đẳng của tỉnh hiện nay ......................................................................... 34 2.2. Thực trạng xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên ...................................................................... 43 2.3. Một số vấn đề đang đặt ra về việc xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên ............................ 53 Chương 3: Một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên trong những năm tới .................................. 57 3.1. Một số quan điểm cơ bản chỉ đạo việc tiếp tục xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên ........................................... 57 3.2. Những nội dung cơ bản đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội ...... 60 3.3. Những nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xây dựng và củng cố niềm tin của sinh viên đối với chủ nghĩa xã hội trong những năm tới......................................................................................... 64 Kết luận ............................................................................................ 77 Danh mục tài liệu tham khảo........................................................... 79 Phụ lục ............................................................................................... 82 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động của con người là những hoạt động có ý thức, có mục đích và vì những lợi ích nhất định. Một trong những hình thái ý thức của con người và là niềm tin về một cái gì đó. Có nhiều loại niềm tin như: niềm tin tôn giáo, niềm tin trong tình yêu, niềm tin khoa học, niềm tin lý tưởng v.v... Trong các loại niềm tin đó đều hàm chứa một động lực tinh thần để từ đó thôi thúc con người hành động với những mục đích khác nhau, với những căn cứ, biểu hiện khác nhau, do đó với những tác dụng xã hội khác nhau và mức độ bền vững khác nhau. Song, thực tế lịch sử cho thấy, những ai có niềm tin nào đủ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn thì niềm tin đó bền vững nhất. Niềm tin tôn giáo của một bộ phận người đông đảo cũng tỏ ra bền vững, kế tiếp qua nhiều thế hệ, qua hàng ngàn năm... Song, chắc chắn rằng, niềm tin tôn giáo không phải là niềm tin khoa học, cho dù tôn giáo vẫn có thể tồn tại lâu dài như một nhu cầu văn hoá tinh thần của một bộ phận nhân loại. Nếu lòng tin của con người trên cơ sở khoa học và thực tiễn có sự bền vững nhất thì lòng tin đối với chủ nghĩa xã hội với tư cách lòng tin vào một lý tưởng cao đẹp của nhân loại cũng phải ngày càng đủ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Thực tế lịch sử đã cho thấy, từ khi C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học và nhất là nhờ đó mà V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga vận dụng, phát triển, lãnh đạo và tổ chức thành công cách mạng tháng Mười Nga (1917), đặc biệt là khi hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành, phát triển và có những thành tựu vĩ đại về mọi mặt trên thực tế thì niềm tin của hàng tỉ người đối với chủ nghĩa xã hội càng có những cơ sở để củng cố và nâng cao. Thực tế lịch sử cũng cho thấy: khi hệ thống xã hội chủ nghĩa có sai lầm, khủng hoảng, đổ vỡ một mảng lớn, (trước hết là do Đảng Cộng sản lãnh đạo và do nhà nước xã hội chủ nghĩa - với đội ngũ đảng viên và công chức nhà nước có sai phạm và do kẻ thù phá hoại) thì lòng tin của nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ đối với chủ nghĩa xã hội cũng giảm sút rất nhanh, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, cả về vật chất lẫn về tinh thần. Hiện nay đối với những nước xã hội chủ nghĩa còn lại đang cải cách, đổi mới... thì vấn đề niềm tin của nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ đối với chủ nghĩa xã hội càng là vấn đề quan trọng, bức thiết. Ở đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập, khảo sát, nghiên cứu vấn đề lòng tin của sinh viên đối với chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới hiện nay ở nước ta. Niềm tin của sinh viên ta đối với chủ nghĩa xã hội là một trong những sự việc đang “có vấn đề” cần khảo sát và nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn; cả về thành quả tích cực sau những năm đổi mới lẫn những sự suy giảm, sai lệch... vẫn cùng song song tồn tại không thể xem thường. Bởi vì thế hệ trẻ, đặc biệt là lực lượng đông đảo có trí tuệ cao nhất trong đó là sinh viên sẽ trực tiếp kế cận cha anh nối tiếp truyền thống cách mạng để tiếp tục công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đúng như Hồ Chí Minh đã đặc biệt lưu tâm rằng: Bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết. Nếu không khảo sát, đánh giá một cách thật sự khoa học - nghiêm túc về vấn đề này thì chúng ta không thể đào tạo được các thế hệ sinh viên đủ số lượng và nhất là chất lượng toàn diện đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng những yêu cầu rất mới và rất phức tạp mà sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tình hình hiện nay đang đặt ra. Và, hơn thế nữa, ngay bản thân việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên cả về tri thức khoa học công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ lẫn về phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị cộng sản chủ nghĩa... cũng chẳng những là vì yêu cầu của cách mạng mà còn vì lợi ích của bản thân sinh viên và gia đình họ... trong sự phát triển chung ngày càng cao của toàn dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Ở đề tài này, những tư liệu thực tiễn mà chúng tôi khảo sát chỉ là thực trạng của niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội của sinh viên các trường cao đẳng Hưng Yên và việc giáo dục niềm tin đó trong tình hình hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài - Trước hết là những công trình khoa học có liên quan trực tiếp nhất với đề tài luận văn của chúng tôi về “Xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên...”, đó là các công trình của: + GS. Nguyễn Đức Bình: “Niềm tin của chúng ta” (Tạp chí Cộng sản số 614, ngày 8/4/2001). + PGS.TS. Nguyễn Đức Bách: “Mấy vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (NXB Lao động - Hà Nội - 1998) và “Nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội vẫn luôn là định hướng quan trọng nhất trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” (Thông tin chủ nghĩa xã hội - lý luận và thực tiễn tháng 3/2004). + TS. Nguyễn Văn Dương: “Dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin trong các trường Đại học và Cao đẳng” (Báo Nhân dân ngày 4/7/1998). + TS. Nguyễn Quốc Anh: “Một số vấn đề về công tác tư tưởng và giáo dục chính trị, đạo đức trong học sinh và sinh viên” (Tạp chí Cộng sản số 2/1997). + Trần Bạch Đằng: “Bàn về truyền thụ lí tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ” (Tạp chí Thanh niên, số 24/2000). + Hồ Chí Minh: “Giáo dục thanh niên” (NXB Thanh niên - Hà Nội - 1980) + Nông Đức Mạnh:“Tổ quốc Việt Nam luôn kì vọng ở kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên” (Báo Nhân dân 31/12/2003). + Trương Gia Long: “Giáo dục lí tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ” (Tạp chí Nghiên cứu trao đổi số 6/2001). + Thái Duy Tuyên:“Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” (Tạp chí Triết học tháng 3/1995) v.v... Một số công trình khác có đề cập những cơ sở lý luận và thực tiễn chung nhất, nhưng là tư liệu cần thiết giúp tác giả luận văn này nghiên cứu đề tài về “Xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên”. Ví dụ, công trình của: + PGS.TS. Nguyễn Văn Chỉnh: “Những giá trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực và những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới” (Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 8/1998). + Nguyễn Trung Tuấn: “Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh” (Tạp chí Cộng sản số 11/1991). + GS.TS. Phạm Minh Hạc: “Giáo dục con người đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 4 và 5/1996), trong đó có quan niệm rất đúng là: ...“cần quan tâm đến giáo dục truyền thống..., giáo dục niềm tin khoa học cho học sinh, sinh viên trong cơ chế thị trường”. + PGS.TS. Phan Thanh Khôi: “Về môn lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa”(Thông tin chủ nghĩa xã hội- lý luận và thực tiễn tháng 3/2004).v.v... Tất cả các công trình khoa học nêu trên và nhiều công trình khác mà chúng tôi có tham khảo thêm, đều là những tư liệu rất cần thiết và bổ ích để chúng tôi tham khảo và thực hiện đề tài luận văn này. Tuy vậy, đề tài luận văn của chúng tôi không trùng lặp với các đề tài khoa học đã công bố, cả về nội dung lẫn góc độ và phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu: Đó là đề tài “Xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên” (qua thực tiễn các trường Cao đẳng ở Hưng Yên). 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Luận văn làm sáng tỏ những cơ sở lịch sử và lý luận căn bản nhất của việc xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên và dựa trên cơ sở “khung lý thuyết khoa học” đó mà khảo sát thực tiễn vấn đề này trong sinh viên và công tác giáo dục ở một số trường cao đẳng; từ đó có căn cứ mà đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Làm sáng tỏ về nhận thức: Quan niệm và cấu trúc, nội dung cơ bản của “niềm tin”, nhất là “niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội” và về quá trình xây dựng niềm tin đó cho sinh viên. - Khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học về thực trạng niềm tin đó của sinh viên và việc giáo dục để xây dựng niềm tin đó trong sinh viên các trường Cao đẳng ở Hưng Yên hiện nay (những thành quả, hạn chế và nguyên nhân...). - Đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần tiếp tục làm tốt hơn việc giáo dục, xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên ta trong những năm tới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận căn bản nhất là những luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội, về con người, về thanh niên - sinh viên, về lí tưởng, niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, luận văn còn chọn lọc, kế thừa một số giá trị tư tưởng của nhân loại từ xa xưa và của một số công trình nghiên cứu hiện nay về niềm tin của con người... để góp phần làm rõ thêm về mặt nhận thức, phục vụ cho đề tài này. 4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đó là các phương pháp của duy vật biện chứng, duy vật lịch sử (lịch sử - lôgích, phân tích - tổng hợp...). Luận văn còn sử dụng một số phương pháp có tính liên ngành như: Khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học... phục vụ cho nhiều tư liệu để thực hiện các nhiệm vụ và mục đích của đề tài. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về mặt nhận thức là quan niệm về “niềm tin”, nhất là “niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội”, trên cơ sở khoa học và thực tiễn (trong đó có vấn đề đổi mới nhận thức về “chủ nghĩa xã hội là gì”?). Về mặt thực tiễn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng con người là sinh viên và tư liệu khảo sát thực tiễn trong phạm vi 3 trường Cao đẳng ở Hưng Yên hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Nếu luận văn này được hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích theo 2 khía cạnh: một là cung cấp một cách có hệ thống - cơ bản nhận thức về “niềm tin” và “niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội”. Về mặt thực tiễn, luận sẽ sẽ góp phần cho những người giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động chính trị - xã hội... có quan hệ trực tiếp với sinh viên và bản thân mỗi sinh viên... tăng cường hơn nữa việc giáo dục, học tập, thực hành... để xây dựng lòng tin thật sự khoa học đối với chủ nghĩa xã hội, góp phần tạo động lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong đó có sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên... ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương, 9 tiết. Chương 1: Những cơ sở nhận thức về niềm tin và niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội Chương 2: Thực trạng việc xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hưng Yên hiện nay. Chương 3: Một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên trong những năm tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quốc Anh (1997), “Một số vấn đề về công tác tư tưởng và giáo dục chính trị, đạo đức trong học sinh sinh viên”, Tạp chí Cộng sản, (2). 2. Nguyễn Đức Bách, Lê Văn Yên, Nhị Lê (1998), Mấy vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lãnh đạo, Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Bách (2003), “Nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội vẫn là định hướng quan trọng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam”, Thông tin chủ nghĩa xã hội - lý luận và thực tiễn, (1) 4. Nguyễn Đức Bình (2001), “Niềm tin của chúng ta”, Tạp chí Cộng sản, (614). 5. Nguyễn Văn Chỉnh (1998), “Những giá trị của chủ nghĩa xã hội xã hội hiện thực và những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (8). 6. Nguyễn Văn Dương (4/7/1998), “Dạy và học các môn khoa học MácLênin trong các trường Đại học và Cao đẳng”, Báo Nhân dân. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh ... Đại hội VII, NXB Sự thật, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành TW2 khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (15/10/2004), “Kết luận Hội nghị... TW10 khoá IX”, Báo Nhân dân. 13. Trần Bạch Đằng (2000), “Bàn về truyền thụ lí tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ”, Tạp chí Thanh niên (24) 14. Phạm Minh Hạc (1996),“Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (7). 15. Nguyễn Tiến Hoàng (1998), “Về giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin”, Tạp chí Công tác Khoa giáo, (8). 16. Phan Thanh Khôi (2004), “Về môn lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa”, Thông tin chủ nghĩa xã hội - lý luận và thực tiễn (1). 17. Trương Gia Long (2001) “Giáo dục lí tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ”, Tạp chí Nghiên cứu - Trao đổi, (6). 18. Lịch sử triết học (1999), NXB Giáo dục, Hà Nội. 19. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 37 NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 20. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 41 NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 21. Nông Đức Mạnh (31/12/2003), “Tổ quốc Việt Nam luôn kỳ vọng ở kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên”, Báo Nhân dân. 22. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Lê Hữu Nghĩa (chủ biên, 2001), Thời đại chúng ta và sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Nghị quyết 15 Đảng bộ tỉnh Hưng Yên . 31. Nghị quyết Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khoá VII. 32. Thái Duy Tiên (1995), “Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên”, Tạp chí Triết học, (3). 33. Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên (1/2004), Thông tin khoa học, (7). 34. Trường Cao đẳng Tài chính kế toán I Hưng Yên (1/2003), Nội san nghiên cứu khoa học, (1). 35. Trường Cao đẳng Quản trị kinh doanh (2003), Đặc san Quản trị kinh doanh, (số đặc biệt 13). 36. Đỗ Tư, Trịnh Quốc Tuấn, Nguyễn Đức Bách (1994), Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa..., NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất