Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định tổ hợp lai giữa đực landrace, yorkshire, pietrain với nái móng cái, tuổ...

Tài liệu Xác định tổ hợp lai giữa đực landrace, yorkshire, pietrain với nái móng cái, tuổi cai sữa và khẩu phần ăn thích hợp để sản xuất lợn sữa trong nông hộ tại thái bình

.DOC
170
478
138

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất cứ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Tác giả luận án Bùi Quang Hộ ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các tập thể, cá nhân cùng bạn bè đồng nghiệp. Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quốc Việt và PGS.TS. Nguyễn Văn Đức. Các thầy đã tận tâm và nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn, trao đổi phương pháp luận, ý tưởng và nội dung nghiên cứu, động viên nghiên cứu sinh để hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi, Bộ môn Phân tích thức ăn gia súc và Sản phẩm chăn nuôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn tất các thủ tục bảo vệ luận án. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo và các Phòng, Ban thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình, Công ty cổ phần xuất khẩu nông sản thực phẩm Thái Bình; Lãnh đạo UBND xã, đồng chí thú y viên và các nông hộ chăn nuôi tại xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện đề tài nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân, gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. iii Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Tác giả luận án Bùi Quang Hộ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.............................ix DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN..............................................x DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN............................................xiii 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................3 Chương 1...........................................................................................................5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................5 1.1. Một số giống lợn nội, lợn lai được nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền Bắc Việt Nam...........................................................................................................5 1.1.1. Một số giống lợn nội thuần được nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền Bắc. 5 iv 1.1.1.1. Giống lợn Móng Cái.............................................................................5 1.1.1.2. Giống lợn Ỉ...........................................................................................7 1.1.1.3. Giống lợn Lang Hồng...........................................................................9 1.1.2. Một số tổ hợp lợn lai (ngoại x nội) được nuôi để sản xuất lợn sữa phổ biến ở miền Bắc.................................................................................................9 1.1.2.1. Tổ hợp lợn lai F1(YxMC)...................................................................11 1.1.2.2. Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC).................................................................11 1.1.2.3. Tổ hợp lợn lai F1(PixMC)...................................................................12 1.2. Cơ sở khoa học của ưu thế lai..................................................................14 1.2.1. Khái niệm về ưu thế lai.........................................................................14 1.2.2. Bản chất di truyền của ưu thế lai...........................................................14 1.2.3. Thành phần của ưu thế lai.....................................................................17 1.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai................................................18 1.2.5. Sự biểu hiện của ưu thế lai trong chăn nuôi..........................................19 1.3. Cơ sở sinh học của sinh trưởng ở lợn con và những nhân tố ảnh hưởng. 20 1.3.1. Cơ sở sinh học của sự sinh trưởng ở lợn con........................................20 1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con.........................21 1.3.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh trưởng lợn con..................21 1.3.2.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự hình thành và phát triển của hệ cơ xương ở lợn con...............................................................................................23 1.4. Tiêu hóa ở lợn con và ảnh hưởng của cai sữa đến sinh trưởng của lợn con .........................................................................................................................25 1.4.1. Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của lợn con...........25 1.4.2. Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa và sự tiêu hóa enzyme trong hệ thống dạ dày ruột của lợn con.........................................................................25 1.4.3. Ảnh hưởng của cai sữa đến sinh trưởng của lợn con............................27 1.5. Chất lượng thịt lợn con và những yếu tố ảnh hưởng................................29 v 1.5.1. Thành phần thân thịt của lợn con và những yếu tố ảnh hưởng.............29 1.5.2. Màu sắc của thịt lợn con và những yếu tố ảnh hưởng...........................31 1.5.3. Mùi của thịt lợn con và những yếu tố ảnh hưởng.................................32 1.5.4. Độ mềm của thịt lợn con và những yếu tố ảnh hưởng..........................33 1.6. Tình hình nghiên cứu về lợn con trong và ngoài nước.............................34 1.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước..........................................................34 1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................39 1.6.2.1. Những nghiên cứu về các tổ hợp lai (ngoại x MC) và ưu thế lai.......39 1.6.2.2. Những nghiên cứu về tuổi cai sữa lợn con.........................................40 1.6.2.3. Những nghiên cứu về khẩu phần ăn cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi...................................................................................................................42 1.6.2.4. Tình hình giết mổ lợn sữa và xuất khẩu thịt lợn sữa của Việt Nam...44 Chương 2.........................................................................................................48 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................48 2.1. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................48 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................48 2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................48 2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................49 2.4.1. Bố trí thí nghiệm...................................................................................49 2.4.2. Khẩu phần cho lợn thí nghiệm..............................................................50 2.4.2.1. Khẩu phần cho lợn nái........................................................................50 2.4.2.2. Khẩu phần cho lợn con thí nghiệm....................................................51 2.4.3. Phương thức nuôi dưỡng lợn thí nghiệm..............................................53 2.4.3.1. Phương thức nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn chờ phối và mang thai. . .53 2.4.3.2. Phương thức nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn nuôi con.........................53 2.4.3.3. Phương thức nuôi dưỡng lợn con.......................................................53 2.4.4. Phương pháp mổ khảo sát.....................................................................54 vi 2.5. Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................54 2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái...........54 2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con.......................55 2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con................55 2.5.4. Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá thành phần thân thịt lợn con...................56 2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................56 Chương 3.........................................................................................................58 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................................58 3.1. Ảnh hưởng của giống lợn đực đến năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái và khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con..............58 3.1.1. Ảnh hưởng của đực giống đến năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái trong ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC).............................58 3.1.1.1. Số con sơ sinh sống/ổ.........................................................................59 3.1.1.2. Số con để nuôi/ổ.................................................................................60 3.1.1.3. Số con cai sữa/ổ..................................................................................61 3.1.1.4. Số con lợn con 42 ngày tuổi/ổ............................................................62 3.1.1.5. Khối lượng sơ sinh/con......................................................................63 3.1.1.6. Khối lượng cai sữa/con......................................................................64 3.1.1.7. Khối lượng lợn con 42 ngày tuổi........................................................65 3.1.2. Ảnh hưởng của lợn đực giống đến khả năng sinh trưởng của lợn con ở các tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC)...............................65 3.1.2.1. Sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa..................................66 3.1.2.2. Sinh trưởng của lợn con từ cai sữa đến 42 ngày tuổi.........................67 3.1.2.3. Sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi.........................67 3.1.3. Ảnh hưởng của đực phối đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con ở các tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC).....................................68 vii 3.1.3.1. Ảnh hưởng của đực phối đến mức thu nhận thức ăn/ngày của lợn con .........................................................................................................................68 3.1.3.2. Ảnh hưởng của đực phối đến mức tiêu tốn thức ăn của lợn con........69 3.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con.................................................................................72 3.2.1. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng của lợn con......72 3.2.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con .........................................................................................................................74 3.2.2.1. Ảnh hưởng tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con .........................................................................................................................74 3.2.2.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tiêu tốn thức ăn của lợn con............76 3.3. Ảnh hưởng của khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con......................................................................................................78 3.3.1. Ảnh hưởng của khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của lợn con.......78 3.3.2. Ảnh hưởng của khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con. 81 3.3.2.1. Ảnh hưởng của khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con...................................................................................................................81 3.3.2.2. Ảnh hưởng của khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn của lợn con.............82 3.3.2.3. Ảnh hưởng của khẩu phần đến chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi...................................................................................................................84 3.4. Tác động đồng thời của ba yếu tố: Tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con.....................85 3.4.1. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối lượng lợn con 42 ngày tuổi..............................................................................88 3.4.1.1. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến khối lượng lợn con 42 ngày tuổi........................................................................................88 viii 3.4.1.2. Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối lượng lợn con 42 ngày tuổi........................................................................................89 3.4.1.3. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối lượng lợn con 42 ngày tuổi.....................................................................90 3.4.2. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi..............................................92 3.4.2.1. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi......................................................93 3.4.2.2. Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi......................................................94 3.4.2.3. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi......................................95 3.4.3. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con..................................................................97 3.4.3.1. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con..................................98 3.4.3.2. Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con..................................99 3.4.4. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi...........................................................103 3.4.4.1. Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi.........................................................................103 3.4.4.2. Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi.........................................................................104 3.5. Ảnh hưởng của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần và tương tác giữa chúng đến tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi..............................107 ix 3.5.1. Ảnh hưởng của từng yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi..................................................................108 3.5.1.1. Ảnh hưởng của tổ hợp lai đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi 108 3.5.1.2. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi .......................................................................................................................110 3.5.1.3. Ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi .......................................................................................................................110 3.5.2. Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi........................................................112 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................115 Kết luận.........................................................................................................115 Đề nghị..........................................................................................................116 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ..117 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................118 Tài liệu tiếng Việt..........................................................................................118 Tài liệu tiếng nước ngoài...............................................................................125 PHẦN PHỤ LỤC..........................................................................................137 x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN a* Rednees (độ đỏ) ARC Agriculture Research Council (Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp b* Ạnh) CS Yellownees (độ nâu) cs Cai sữa KL Cộng sự KP Khối lượng L* Khẩu phần LRxMC Lightnees (độ sáng) LR Đực Landrace phối với nái Móng Cái MC Landrace NRC Móng Cái PixMC National Research Council (Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ) Pi Đực Pietrain phối với nái Móng Cái SAS Pietrain SS Statistical Analysis Systems TATN Sơ sinh TCVN Thức ăn thu nhận TH Tiêu chuẩn Việt Nam TKL Tổ hợp TTTA Tăng khối lượng xi YxMC Tiêu tốn thức ăn Y Đực Yorkshire phối với nái Móng Cái Yorkshire DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 1.1: Tương quan giữa khối lượng cơ thể và khối lượng protein, khối lượng mỡ ở lợn con...............................................................................30 Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm..................................................................50 Bảng 2.2: Khẩu phần cho lợn nái Móng Cái...................................................51 Bảng 2.3: Bảng Khẩu phần cho lợn con thí nghiệm.......................................52 Bảng 3.1: Năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái trong ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC).................................................59 Bảng 3.2: Khả năng sinh trưởng của lợn con ở các tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC)....................................................................66 Bảng 3.3: Thu nhận thức ăn của lợn con ở các tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC)....................................................................68 Bảng 3.4: Tiêu tốn thức ăn của lợn con ở các tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC)....................................................................70 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trưởng của lợn con ...............................................................................................................72 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con...................................................................................................74 xii Bảng 3.7: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tiêu tốn thức ăn của lợn con qua các giai đoạn..........................................................................................77 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của khẩu phần đến khả năng sinh trưởng lợn con.......79 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con.........................................................................................................82 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn của lợn con qua các giai đoạn..........................................................................................83 Bảng 3.11: Chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi....................................84 Bảng 3.12: Tác động đồng thời của ba yếu tố TH, CS, KP với các tổ hợp tương tác đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con....86 Bảng 3.13: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến khối lượng lợn con 42 ngày tuổi..............................................................................88 Bảng 3.14: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối lượng lợn con 42 ngày tuổi...................................................................89 Bảng 3.15: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối lượng lợn con 42 ngày tuổi...........................................................91 Bảng 3.16: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi............................................93 Bảng 3.17: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi............................................94 Bảng 3.18: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi............................96 Bảng 3.19: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến lượng thức ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con...................98 Bảng 3.20: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con...........99 xiii Bảng 3.21: Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con .............................................................................................................101 Bảng 3.22: Ảnh hưởng tương tác của tổ hợp lai và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi.......................................................103 Bảng 3.23: Ảnh hưởng tương tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi.......................................................104 Bảng 3.24: Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi..........................106 Bảng 3.25: Ảnh hưởng của tổ hợp lai đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi .............................................................................................................108 Bảng 3.26: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi.......................................................................................................110 Bảng 3.27: Ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi .............................................................................................................111 Bảng 3.28: Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi....................................112 Bảng 3.29: Tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi do tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần............................................113 xiv DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN Hình 1.1: Lợn Móng Cái...................................................................................6 Hình 1.2: Lợn Ỉ..................................................................................................8 Hình 1.3: Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) 42 ngày tuổi...........................................11 Hình 1.4: Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) 42 ngày tuổi.........................................12 Hình 1.5: Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) 42 ngày tuổi..........................................13 Hình 1.6: Quy trình giết mổ, bảo quản lợn sữa đông lạnh xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình..................................46 xv 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Thịt lợn sữa là một loại thực phẩm đặc sản, gắn liền với văn hóa ẩm thực và tín ngưỡng tôn giáo của một số dân tộc ở nhiều nước trên thế giới. Ở châu Âu, từ thời La mã cổ đại, thịt lợn sữa đã được sử dụng như một loại thực phẩm trong các bữa tiệc cung đình và đến nay nhiều nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Rumani, Đức, liên bang Nga, Serbia …, vẫn được xem là món thực phẩm đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Đến Tây Ban Nha, du khách không thể bỏ qua món ăn bản địa truyền thống “Lechon”, chính là thịt lợn sữa quay hảo hạng có lịch sử hàng nghìn năm nay. Văn hóa ẩm thực “Lechon” cũng theo chân của các nhà thực dân Tây Ban Nha tỏa đến nhiều nước Mỹ Latin như Cuba, Colombia, Bolivia, Ecuador, Peru, Costa Rica, cộng hòa Dominica… (Gorle và cs., 1989). Ở Hoa Kỳ, thịt lợn sữa quay cũng được sử dụng nhiều trong các buổi tiệc tùng, lễ hội, đặc biệt phổ biến ở miền Nam nước Mỹ. Ở châu Á, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, thịt lợn sữa là món ăn truyền thống gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo và hoạt động tâm linh thường được sử dụng trong các ngày lễ hội, thờ cúng thần linh, cưới hỏi…. Thịt lợn sữa không chỉ là loại thực phẩm đặc biệt gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo mà còn là món ăn ngon, bổ dưỡng, được nhiều người ưa thích, nên nhu cầu loại thực phẩm này trên thế giới ngày càng tăng. Để đáp ứng với nhu cầu đó, từ nhiều năm nay, một số tỉnh ở miền Bắc nước ta đã chăn nuôi để sản xuất thịt lợn sữa không chỉ để phục vụ cho tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người Chăn nuôi. 2 Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, không chỉ biết đến trồng lúa nước nổi tiếng mà còn là một trong các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có ngành chăn nuôi lợn phát triển với tổng đàn trên 1 triệu con, hàng năm xuất chuồng từ 800 đến 900 ngàn lợn thịt với sản lượng trên 120 nghìn tấn (Niên giám thống kê Thái Bình, 2013). Sản xuất thịt lợn sữa là thế mạnh của Thái Bình, được hình thành và phát triển từ những năm 1980 với sản lượng hàng năm từ 2.000 đến 2.500 tấn để cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang một số nước, vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia. (Niên giám thống kê Thái Bình, 2013). Thịt lợn sữa được chế biến từ lợn nguyên con đang trong giai đoạn bú sữa hoặc sau cai sữa với độ tuổi khoảng 42 ngày. Nguồn lợn để sản xuất thịt lợn sữa ở Thái Bình là lợn lai F1 được tạo ra bởi đực giống ngoại (Yorkshire – Y, Landrace – LR, Pietrain – Pi) phối giống với lợn nái Móng Cái (MC) được nuôi ở các nông hộ và gia trại chăn nuôi. Với đặc tính di truyền của con lai F1(ngoại x MC) được nuôi trong điều kiện nông hộ và gia trại, đến 42 ngày tuổi là đạt được yêu cầu về khối lượng và các chỉ tiêu chất lượng thịt của khách hàng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn sữa phục vụ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Tiêu chuẩn ngành số 10TCN 508-2002 đối với lợn sữa lạnh đông xuất khẩu: Lợn con thương phẩm, lợn nội hoặc lai (ngoại x nội) có độ tuổi từ 30 ngày đến 60 ngày, khối lượng từ 3,0 kg đến 9,0 kg và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Để đáp ứng với tiêu chuẩn này, đồng thời đáp ứng yêu cầu của các đối tác nhập khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất thì ba vấn đề đang đặt ra cho người chăn nuôi lợn sữa: (i) giải pháp về giống là sử dụng lợn MC thuần hay lợn lai F1(ngoại x MC) và nếu là lợn lai F 1 thì sử dụng lợn đực giống ngoại nào: Yorkshire, Landrace hay Pietrain; (ii) Cai sữa ở độ tuổi nào: 21 ngày hay 35 3 ngày tuổi; và (iii) khẩu phần nào: có hàm lượng dinh dưỡng cao hay thấp để đạt được khối lượng và chất lượng thịt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và đạt hiệu quả kinh tế cao. Để góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn nêu trên của người chăn nuôi, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định tổ hợp lai giữa đực Landrace, Yorkshire, Pietrain với nái Móng Cái, tuổi cai sữa và khẩu phần ăn thích hợp để sản xuất lợn sữa trong nông hộ tại Thái bình”. 2. Mục tiêu của đề tài  Xác định được tổ hợp lợn lai (ngoại x MC) thích hợp để sản xuất thịt lợn sữa trong điều kiện chăn nuôi nông hộ và gia trại ở Thái Bình đạt hiệu quả cao.  Xác định được tuổi cai sữa thích hợp cho ba tổ hợp lợn lai F 1(ngoại x MC) để sản xuất lợn sữa xuất khẩu đạt hiệu quả cao.  Xác định được khẩu phần thích hợp cho lợn lai F1(ngoại x MC) giai đoạn từ tập ăn đến 42 ngày tuổi trong điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng ở nông hộ và gia trại để sản xuất lợn sữa phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt lợn sữa và hiệu quả kinh tế đối với chăn nuôi lợn sữa. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học  Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú cơ sở dữ liệu về: (i) Tổ hợp lợn lai giữa lợn đực giống ngoại Y, LR, Pi với nái MC để sản xuất lợn con thương phẩm đạt năng suất và hiệu quả cao; (ii) tuổi cai sữa thích hợp và (iii) khẩu phần thích hợp cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi để sản xuất thịt lợn sữa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu phù hợp với điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng trong các nông hộ và gia trại ở Thái Bình và vùng đồng bằng sông Hồng. 4  Kết quả của đề tài luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các viện nghiên cứu và trường đại học nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi lợn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn  Kết quả nghiên cứu là tài liệu có cơ sở khoa học để giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng tái cơ cấu ngành chăn nuôi ở những tỉnh, vùng có lợi thế về chăn nuôi lợn sữa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.  Kết quả của đề tài cũng góp phần xây dựng quy trình sản xuất thịt lợn sữa hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu, tạo sinh kế bền vững cho người dân ở khu vực nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời tận dụng nguồn lao động và tài nguyên trong nông thôn. 4. Những đóng góp mới của luận án  Xác định được sử dụng lợn đực Pietrain phối với lợn nái Móng Cái đạt số con (để nuôi, cai sữa và 42 ngày)/ổ, khối lượng trung bình/con ở 42 ngày và tiêu tốn thức ăn/kg lợn con 42 ngày tuổi tốt hơn so với sử dụng lợn đực Yorkshire; Landrace phối với nái Móng Cái. Không có sự khác biệt về sinh sản ở lợn nái Móng Cái, sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn ở lợn con giữa hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC).  Xác định được cai sữa 21 ngày tuổi đạt hiệu quả cao hơn về khối lượng lợn con 42 ngày tuổi/con và tiêu tốn thức ăn/kg lợn con 42 ngày tuổi so với cai sữa 35 ngày tuổi ở cả ba tổ hợp lai.  Khẩu phần mức dinh dưỡng cao (3265 kcal ME/kg, 21% protein thô, 1,35% lysine) nuôi lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi đạt hiệu quả cao hơn về các chỉ tiêu khối lượng lợn con 42 ngày tuổi/con, tiêu tốn thức ăn/kg lợn con 42 ngày tuổi so với nuôi bằng khẩu phần mức dinh dưỡng thấp (3050 kcal ME/kg, 19% protein thô, 1,25% lysine). 5  Lần đầu tiên xác định được ảnh hưởng tương tác giữa các yếu tố (tổ hợp lai – TH, tuổi cai sữa – CS, khẩu phần – KP) đến khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi. Theo đó, đã xác định được lợn con tổ hợp lai F 1(PixMC) cai sữa ở 21 ngày tuổi và nuôi bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đạt khối lượng ở 42 ngày tuổi cao hơn với mức tiêu tốn thức ăn/kg thấp hơn so với lợn con của hai tổ hợp F 1(YxMC); F1(LRxMC), đồng thời cũng đạt cao hơn về tỷ lệ móc hàm. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số giống lợn nội, lợn lai được nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền Bắc Việt Nam Lợn sữa (sukling pig) được sản xuất từ lợn con thương phẩm là lợn nội hoặc lợn ngoại lai nội, có độ tuổi từ 30 đến 60 ngày, khối lượng lợn hơi phải đạt từ 3,0 đến 9,0 kg và có đủ điều kiện về vệ sinh thú y theo qui định của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan