Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Việc lựa chọn giới tính thai nhi của những cặp vợ chồng sinh con theo ý muốn...

Tài liệu Việc lựa chọn giới tính thai nhi của những cặp vợ chồng sinh con theo ý muốn

.DOCX
27
83
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LƢƠNG THỊ YẾN NGỌCVIỆC LỰA CHỌN GIỚI TÍNH THAI NHICỦA NHỮNG CẶP VỢ CHỒNG SINH CON THEO Ý MUỐN LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hƣơng Hà Nội-2016 MỤC LỤC 2DANH MỤC TỪVIẾT TẮT...................................................................................3 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ...............................................................................4 PHẦN MỞĐẦU.......................................................................................................5 1. Lý do chọn đềtài...........................................................................................5 2. Tổng quan vềđềtài nghiên cứu..............................................................7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................11 5. Mụcđíchnghiên cứuvà câu hỏi nghiên cứu....................................18 6. Cấu trúc luận văn.......................................................................................19 CHƯƠNG 1. CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀTÀI......................201.1Các khái niệm và thuật ngữkhoa học...........................................20 1.1.1Gia đình đình và sinh đẻ..........................................................................20 1.1.2Tỷsốgiới tính khi sinh, lựa chọn giới tính trước sinh.........21 1.1.3Các thực hành lựa chọn giới tính thai nhi phổbiến ởViệt Nam hiện nay.................................................................................................................23 1.2Khung lý thuyết áp dụng...................................................................25 1.2.1Lý thuyết chức năng...................................................................................25 1.2.2Lý thuyết Nhân học biểu tượng/ diễn giải...................................26 1.3Thực trạng mất cân bằng giới tính ởViệt Nam và trên thếgiới 27Tiểu kết chương 1........................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. BỐI CẢNH VĂN HÓA DẪN TỚI HÀNH VI LỰA CHỌN GIỚI TÍNH TRƯỚC SINH...........................................Error! Bookmark not defined.2.1.Ý niệm vềgiá trịcủacon cái trong gia đìnhError! Bookmark not defined. 32.1.1.Giá trịmang tính kinh tếcủa con cái.....Error! Bookmark not defined. 2.1.2.Vai trò duy trì nòi giống.............Error! Bookmark not defined. 2.1.3.Nhân tốgắn kết cuộc hôn nhân của cha mẹ.......................Error! Bookmark not defined. 2.2.Ý niệm vềgiá trịcủa con trai trong gia đình....Error! Bookmark not defined. 2.2.1.Giá trịmang tính kinh tế............Error! Bookmark not defined. 2.2.2.Bổn phận nối dõi tông đường.Error! Bookmark not defined. 2.2.3.Vai trò xã hội, nhân tốgắn kết và đảm bảo hôn nhân bền vững của cha mẹ.............................................Error! Bookmark not defined.Tiểu kết chương 2........................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3. HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM CON TRAI.....Error! Bookmark not defined.CỦA CÁC CẶP VỢCHỒNG................................Error! Bookmark not defined. 3.1Sinh và có con trai là ước muốn và “trọng trách” không thểchối bỏ.............................................................................................................................Er ror! Bookmark not defined. 3.1.1.Có con trai: định kiến và kỳvọng xã hội.......Error! Bookmark not defined. 3.1.2.Hành trình tìm kiếm con trai và điều phải đánh đổi.....Error! Bookmark not defined. 3.2.Chúng ta có thểvượt lên định kiến..............Error! Bookmark not defined. 3.2.1.Định kiến không trừmột ai......Error! Bookmark not defined. 3.2.2.Vai trò của nam giới trong cương vịngười chồng........Error! Bookmark not defined. 4Tiểu kết chương 3........................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................33 PHỤLỤC ẢNH.....................................................Error! Bookmark not defined. 3 4DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu trường hợp....................9 Bảng 1.1: SRB ởmột sốquốc gia và khu vựctrên thếgiới.............................27 Bảng 1.2: Tỷsốgiới tính khi sinh thời kỳ1999 –2011...................................29 Bảng 1.3: SRB phân theo vùng thời kỳ2011 –2015.........................................29 Bảng 1.4: SRB phân theo thành thị, nông thôn thời kỳ2000 –2014..........31 Biểu đồ1.1: SRB theo vùng và nông thôn/thành thịnăm 2009...................32 Bảng 2.1: Mục đích khách hàng đến khám tại phòng khám thầy Phong ..........................................................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2: Thống kê LCGTTS phân theo độtuổiError! Bookmark not defined 5PHẦN MỞĐẦU 1. Lý do chọn đề tài“Chủ trương đẻ hai con của nhà nước là tuyệt vời nhưng hạn chế đẻ ít thì người dân phải tìm, phải chọn, có nhiều người đi nạo thai bảy lần. Bà hàng xóm ở cạnh nhà tôi nạo thai chục lần, gần chết. Bà ấy bảo cao tuổi vẫn phải hoạt động, vẫn nạo thai, nếu không chồng đánh, nó bóp cổ, chạy sang nhà tôi kêu: “chị ơi, cứu em”. Già 52 tuổi rồi mà vẫn bị bóp cổ phải đẻ”. Câu chuyện về người hàng xóm được một nữ lãnh đạo xã tại Hưng Yên kể lại trong cuộc nghiên cứu định tính về “Sự ưa thích con trai ở Việt Nam” (UNFPA, 2011) đã gợi mở tính chất phức tạp trong hành vi sinh đẻ của gia đình Việt. Đó không chỉ là bài toán giảm mức sinh mà còn chứa đựng yếu tố tâm lý, văn hóa truyền thống trong bối cảnh y học, khoa học công nghệ phát triển như hiện nay. Hệ quả trực tiếp của những điều này chính là sự mất cân bằng giới tính khi sinh (sau đây viết tắt làCBGTKS).Những ca mất CBGTKS đầu tiên ở Việt Nam được ghi nhận vào năm 1999 với 107,0 bé trai trên 100 bé gái (gso.gov.vn).Chỉ trong hơn một thập niên, tỷ số giới tính khi sinh (SRB)ở nước ta đã tăng lên 112,3 (2012) (gso.gov.vn)và được dự báo sẽ lên đến đỉnh điểm là 115 vào năm 2020 (TCTKVN, 2009).Hiện tượng nam hóa một cách bất thường về mặt nhân khẩu học đã gây ra những tác động nghiêm trọng về kinh tế -xã hội (UNFPA, 2011) mà bằng chứng rõ ràng nhất là sự thiếu hụt nghiêm trọng nữ giới trong độ tuổi kết hôn ở Trung Quốc và Hàn Quốc trong hơn mộtthập niên trở lại đây. Đó là kết quả của tâm lý ưa thích con trai, chính sách giảm sinh cùng sự làm dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (Gulmoto, 2009), dẫn đến việc LCGTTS. LCGTTS dù là bé trai hay bé gái cũng là biểu hiện của sự bất bình đẳng giới. Ngược lại, chínhtình trạngbất bình đẳngvềgiới đã làm nảy sinh tâm lý ưa chuộng con trai và LCGTTS.Cũng như một số quốc gia châu Á khác, những quan điểm của hệ tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu bén rễ vào đời sống văn hóa, tinh thần người Việt, trở thành bệ đỡ vững chắc cho hệ thống thân tộc cùng hình thức cư trú bên nội(UNFPA, 2011). 6Những giá trị mà con trai mang đến, khi đó trở thành kỳ vọng, mong mỏi của cả ông bà, cha mẹ, quy định tập quán sinh đẻ trong gia đình Việt Nam truyền thống (Hồ Ngọc Châm, 2011).Thành công của chiến dịch dân số-kế hoạch hóa gia đình(KHHGĐ) do Đảng và Nhà nước Việt Nam vận động từ cuối thập niên 80 với khẩu hiệu mỗi gia đình chỉ nên sinh từ một đến hai con (theo điều 2, Quy định về một số chính sách dân số và KHHGĐ, 1988) (thuvienphapluat.vn)đã làm giảm số con của mỗi gia đình, điều này đồng nghĩa với nguy cơ không có con trai tăng lên (Trần Thị Thanh Loan, 2012). Trong bối cảnh khoa học –kỹ thuật phát triển như hiện nay, người ta có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế hỗtrợ LCGTTS để vừa có thể sinh ít con mà vẫn đảm bảo có con trai. Mặc dù những hậu quả mà mất CBGTKS gây ra đã được nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền trong thời gian gần đây nhưng “từ nhận thức đến thay đổi hành vi là cả một quá trình, không thể thay đổi trong một sớm một chiều” [19, tr.41].Trước thực trạng này, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện (UNFPA, 2009, 2011, 2012; Vũ Thị Cúc, 2012; Trần Minh Hẳng, 2012; Trần Thị Thanh Loan, 2012) để đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình hình mất CBGTKS ở Việt Nam, chỉ rakhía cạnh văn hóa của tâm lý chuộng con trai, hậu quả của việc dư thừa nam giới và xây dựng giải pháp nhằm đứa SRB trở lại mức cân bằng. Những nghiên cứu này chủ yếu xét đến việc nạo phá thai nhằm loại bỏ các bé gái mà ít quan tâm đến việc lựa chọn giới tính thai nhi trước khi mang thai.Hiện nay, có rất nhiều phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi và các cặp vợ chồng có thể dễ dàng tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến nhất là internet. Áp dụng Đông y là một trong số các phương pháp ấy.Đây là một quan niệm toàn diện, thống nhất, chỉnh thể trong công tác phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh, dựa trên nền tảng kết hợp lý luận các học thuyết âm dương, ngũ hành và thiên nhân hợp nhất[45; tr. 27].Tuy nhiên, phần lớn các cặp vợ chồng đều có sự kết hợp giữa uống thuốc Bắc với một số cách khác. 72. Tổng quan về đề tài nghiên cứuMất CBGTKS là một vấn đề nhân khẩu học, nảy sinh từ những hệ quả của văn hóa truyền thống trong bối cảnh đời sống kinh tế -xã hội hiện đại. Các nghiên cứu về tình trạngnàyvì thế mà thường đi từ cách tiếp cận cấu trúc xã hội, ràng buộc xã hội để thấy được rõ sự chi phối của các khuôn mẫu, chuẩn mực về gia đình trong xã hội đến tập quán, khuynh hướng sinh con trong gia đình Việt (Nguyễn Văn Chính, 1999; UNFPA, 2011; Vũ Thị Cúc, 2012). Nguyễn Văn Chính là một nhà Nhân họcđã dành nhiều quan tâm đến vai trò chi phối của các khuôn mẫu, chuẩn mực trong xã hội về gia đình đến việc sinh đẻ từ cuối thập kỷ 90.Kếtquả nghiên cứu trường hợp tại làng Giaocủa ôngđăng trên tạp chí Xã hội học (1999)bàn về mối quan hệ giữa tỉ lệ sinh cao và vấn đề sử dụng lao động trẻ em trong xã hội nông thôn. Trong đó, yếu tố cấu trúc gia đình, các ràng buộc văn hóa và các giá trị xã hội của trẻ em là nguyên nhân cơ bản của tình trạng mức sinh cao.Trước tình trạng gia tăng đáng kể của SRB từ đầu thế kỷ 21 đến nay ở Việt Nam, Quỹ dân số Liên hợp quốcđã thực hiện một số nghiên cứu định tính về thực trạng này ở nước ta. Các kết quả nghiên cứuđã làm nổi bật những yếu tố xã hội, văn hóa và sức khỏe tác động đến tỷsố giới tính khi sinh ở Việt Nam để thấy được tâm lý ưa thích con trai trong mối liên hệ với tình trạng mất CBGTKS(UNFPA, 2011). Những người tham gia vào lựa chọn giới tính và công nghệ họ sử dụng để lựa chọn và kiểm soát giới tính thai nhi là bằng chứng xác thực mà báo cáo đưa ra để thảo luận về chính sách, xây dựng và điều chỉnh tâm lý, hành vi yêu thích con trai dẫn đến sự mất cân bằng giới tính ở Việt Nam hiện nay.Một nghiên cứu kháccủa Vũ ThịCúc(tạp chí nghiên cứu Giới và Gia đình, 2012)làtổng quan một số kết quả nghiên cứu đã có về vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi ở Việt Nam dưới góc độ nhân tố tác động. Đó là quan niệm gia trưởng, chính sách KHHGĐ, sự phát triển của y học hiện đại. Tác giả chỉ ra rằng mặc dù nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách cụ thể để kiểm soát việc lựa chọn giới tính thai nhi nhưng hiệu quả của pháp luật hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Mất CBGTKS là hệ quả của ba yếu tố: tâm lý ưathích con trai, dịch vụ y tế hỗ trợ và việc giảm mức sinh. Trong đó, yếu tố tâm lý, nhận thức của người dân được xem như vấn đề cốt lõi (Guilmoto, 2009). Một số nghiên cứu(Trần Thị Thanh Loan, 2012; UNFPA, 2012) đã cung cấp quan điểm, thái độ cũng như nhận thức của người dân về vấn đề mất CBGTKS ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợptại Hưng YêncủaTrần Thị Thanh Loan đã đưa ra nhận thức của những người tham gia trả lời nghiên cứu về nguyên nhân và hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính đang diễn ra hiện nay(Tạp chí nghiên cứu Giới và Gia đình, 2012). Người dân nhận thức rất rõ việc dư thừa nam giới làm gia tăng thêm nhiều vấn đề xã hội, không những không cải thiện được vị thế của phụ nữ mà còn đẩy phụ nữ đến chỗ yếu thế hơn.Báo cáo “Nghiên cứu về giới, nam tính và sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam” (UNFPA, 2012) đã cung cấp cái nhìn tổng thể từ góc độ của nam giới ở Việt Nam và Nepal về vấn đề bình đẳng giới, thái độ với trải nghiệm về bạo lực, thái độ với pháp luật và chính sách về quyền và sứckhỏe sinh sản (SKSS), tâm lý ưa thích con trai. Trong báo cáo này, nhận thức về tầm quan trọng của con trai – con gái của nam giới được đặt trong tương quan các yếu tố dẫn đến tâm lý ưa thích con trai ở Việt Nam và Nepal.Đi từ Nhân học y tế là một hướng tiếp cận mới về mất CBGTKS ở Việt Nam(Trần Minh Hằng, 2012).Luận án Tiến sĩ “Nạo phá thai lựa chọn giới tính thai nhi ở Việt Nam:nghiên cứu trường hợp tại một bệnh viện ở Hà Nội” của Trần Minh Hằngđã chỉ ra những yếu tố tạo áp lực khiến các cặp vợ chồng mong muốn và lựa chọn giới tính cho con. Cụ thể, họ đã lựa chọn giới tính thai nhi trước khi thụ thai, xác định giới tính trong thời gian mang thai và nạo phá thai khi không đạt được kết quả như mong muốn. Tác giả cũng đãnhấn mạnh đến vấn đềnạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi, nêu bật mâu thuẫn giữa thực tế và chính sách, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất cụ thể nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng này.Các tài liệu nói về gia đình, cấu trúc gia đình cũng như những chuẩn mực trong giađình Việt khá nhiều. Trong đó, việc sinh con trai được bàn đến như một lối suy 9nghĩ đã trở thành khuôn mẫu, quy định vị thế cũng như hành vi của các thành viên trong gia đình và xã hội. Khi mang thai, việc dễ dàng sử dụng dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính và nạo phá thai sàng lọc giới tính trước sinh trở nên dễ dàng hơn đã dẫn đến mất CBGTKShiện nay. Tuy vậy, vấn đề lựa chọn giới tính trước khi mang thai bằng can thiệp y học để cá nhân khẳng định vị thế của mình vẫn chưa được bàn đến nhiều.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứuLCGGTS là việc can thiệp có chủ đích để con sinh ra mang giới tính như mong muốn. Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều phương pháp LCGTTS được các cặp vợ chồng áp dụng, bao gồm cả trước khi thụ thai (sẽ được trình bày cụ thể hơn trong chương 1) và trong quá trình mang thai. Do những hạn chế về mặt thời gian, nguồn lực tài chính cũng như chuyên môn nên trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đi vào nghiên cứu những cặp vợ chồng sử dụng Đông y (uống thuốc Bắc, có kết hợp với một số biện pháp khác) để LCGTTS mà chưa tiến hành nghiên cứu ở nhóm đối tượng sử dụng Tây y, cầu tự hay các biện pháp khác.Tên đối tượng nghiên cứu đã được thay đổi đểđảm bảo nguyên tắc ẩn danh.Ngoài hai trường hợp là cặp vợ chồng LCGTTS được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu trường hợp, các kết quả nghiên cứu còn được thu thập từ gia đình, họ hàng, hàng xóm của hai trường hợp này. Phỏng vấn sâu cũng được tiến hành trên những cặp vợ chồng có thực hành LCGTTS khác mà tác giả tiếp cận được.Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu trường hợpTrường hợp 1Trường hợp 2Trường hợp 3Thông tinChồngVợChồngVợChồngVợTênPhúcLanTuấnHạnhDũngThanh 10Tuổi504845433327Nghề nghiệpNông dânNông dânKinh doanhLao động tự doCông nhânCông nhânQuê quánBắc GiangHưng YênSơn LaYên BáiNơi cư trúBắc GiangHà NộiBắc NinhSố con3 con gái, 1 con trai2 con gáiChưa có conMục đíchĐã LCGTTS thành côngLCGTTSChữa vô sinh, hiếm muộnLCGTTS đồng nghĩa với việc các cặp vợ chồng có thể mong muốn và sử dụng biện pháp để sinh con trai hoặc con gái như ý muốn. Thực tế tại địa bàn nghiên cứu cũng như các thống kê, dự báo về SRB ở Việt Nam (TCTKVN) ở Việt Nam hiện nay là bằng chứng cho thấy các bé trai được ưa thích và lựa chọn nhiều hơn hẳn so với các bé gái. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ đi vào nghiên cứu việc lựa chọn sinh con trai của các cặp vợ chồng.Phạm vi nghiên cứuKhông gian: phòng khám Đông ycủa thầy Phong, 61 tuổi (tên người cấp tin đã được thay đổi để đảm bảo nguyên tắc ẩn danh)tại Quế Võ, Bắc Ninh. Đây là một phòng khám cá nhân, có thời gian hoạt động từ 7h30 đến 18h tất cả các ngày trong tuần, do thầy Phong trực tiếp đảm nhận từ việc bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc. Khách hàngđến khám thuộc nhiều đối tượng khác nhau nhưng đại đa số đều ở Đồng bằng sông Hồng –khu vực có SRB cao nhất cả nước(xem bảng 1.3).Thời gianđiền dã: Do đề tài đi vào nghiên cứu trường hợp nên tác giả cần có thời gian tìm kiếm, tiếp cận và tạo dựng lòngtin với đối tượng nghiên cứu. Để làm được điều đó, tác giả đã đến các phòng khám Đông y để tìm kiếm các cặp vợ chồng có thực hiện LCGTTS, sau đóviệc thực hiệnnghiên cứu sâumới có thể tiến hành. Vì vậy, thời gian nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn: 11-Từ 5-9/2015: Khảo sát tại phòng khám Đông ynhằm thu thập những thông tin định lượng, tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ đối với chủ thể nghiên cứu.-Từ 7/2015 –12/2015: Khảo sát, nghiên cứu theo cặp đối với những cặp vợ chồngđược lựa chọn để nghiên cứu sâu.4. Phương pháp nghiên cứu4.1.Phương pháp nghiên cứuPhương pháp điền dã.Tác giả trực tiếp tới địa bàn nghiên cứu, quan sát thực trạng LCGTTS tại một phòng khám Đông y, tìm kiếm và tiếp cận các cặp vợ chồng có LCGTTS để từ đó thực hiện nghiên cứu trường hợp.Phương pháp câu chuyệncuộc đời.Mục tiêu của phương pháp này là tìm hiểu các cặp vợ chồng được nghiên cứu trong bối cảnh thời gian dài, từ khi họ kết hôn cho đến khi họ quyết định can thiệp LCGTTS(đối với những cặp vợ chồng LCGTTS) hoặc quá trình chữa trị vô sinh, hiếm muộn (nghiên cứu trường hợp vô sinh, hiếm muộn)để thấy suy nghĩ của bản thân họ về việc này diễn ra như thế nào trong suốt thời gian đó và có sự thay đổi gì trong nhận thức đó hay không? Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. Do đặc thù của đề tài nghiên cứu, việc tiếp cận địa bàn và đối tượng nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, mẫu nghiên cứu được lựa chọn dựa trênsự thuận lợi, tính dễ tiếp cận và đồng thuận của đối tượng nghiên cứu. Việc nghiên cứu trường hợp, trong điều kiện nhân lực và tài chính hạn chế chỉ có thể thực hiện được ở một số ít đối tượng có sự đồngthuận cao và nhiệt tình giúp đỡ tác giả.Số lượng mẫu: 3. Trong đó: 2 trường hợp LCGTTS và 1 trường hợp vô sinh, hiếm muộn. Thông tin về đối tượng nghiên cứu:đã trình bày trong phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu.Phươngpháp phân tích mạng lưới xã hội, vốn xã hội:Mục đích: Nghiên cứu sâu đến mức tối đa có thể những cặp đôi này để thu được kết quả sâu sắc hơn, hiểu được sâu sa động cơ, tâm lí, nhận thức của họ xoay quanh 12việc sinh con theo ý muốn. Tìm hiểu các nguồn lực kinh tế, vốn tri thức, mối quan hệ xã hội có tác động như thế nào đến việc suy nghĩ và quyết định can thiệp LCGTTS.Số lượng mẫu: 3, trong đó, 2 mẫu sinh con theo ý muốn và 1 mẫu chữa vô sinh, hiếm muộn.Phương pháp phân tích dữ liệu diễn ngôn:Phân tích suy nghĩ, tâm lí của các cặp được nghiên cứu thông cách thái độ, giao tiếp hàng ngày của họ về vấn đề con cái, gia đình, rộng hơn là yếu tố văn hóa, xã hội để thấy được mức độ quan tâm đến giới tính cho của con họ. Họ muốn có con trai hay con gái hay đủ cả trai lẫn gái do ý thích cá nhân hay giới tính của con còn chứa đựng những mong muốn, kỳ vọng nào khác của cha mẹ. Phương pháp quan sát:Quan sát những cặp đôi tìm đến hai phòng khám được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu để thấy được thái độ, tâm trạng của họ khi đến đây.4.2.Khó khăn và thách thức trong tiếp cận nghiên cứuSRB hay nạo phá thai lựa chọn giới tính là những vấn đề nổi cộm, được UNFPA và một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm. Việc LCGTTS cũng đã được bàn đến rất nhiều trong các báo cáo của UNFPA, tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trường hợp về những cặp vợ chồng LCGTTS. Đây không phải vấn đề quá nhạy cảm, song việc tiếp cận địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu cũng có một số khó khăn, hạn chế nhất định.4.2.1.Khó khăn khi tiếp cận địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứuPhòng khámĐông yđầu tiên mà tác giả tìm đến là của thầy Đông, ở Yên Phong –Bắc Ninh(tên người cấp tin đã được thay đổi để đảm bảo nguyên tắc ẩn danh). Đây là một phòng khám theo mô hình gia đình, có quy mô khá lớn và chuyên môn hóa với nhà xe, nơi lấy số thứ tự và chờ khám, người khám, người bốc thuốc riêng. Bệnh nhân đến khám sau khi gửi xe ở nhà con trai thầy Đông sẽ được phát số thứ tự khám do số lượng khách khá đông. Sau đó, khách ngồi đợi trong sân nhà thầy, chờ đến lượt vào khám. Thầy sẽ trực tiếp bắt mạch,kê đơn cho từng người. Sau khi khám xong, khách ra ngoài tiếp tục ngồi đợi con trai thầy (cũng là thầy thuốc) bốc thuốc. Tùy vào 13tình trạng sức khỏe từng người và nhu cầu, khoảng cách địa lí xa hay gần, mỗi người thường được kê chín hoặc 18 thang thuốc. Tác giả biết đến phòng khám của thầy Đông nhờ sự giới thiệu của một người quen và được cảnh báo rằng: “cẩn thận không người ta tưởng là nhà báo người ta đuổi đấy”. Lần đầu đến đây, tác giả chưa giới thiệu về đề tài nghiên của mình mà đến với tư cách khách hàng, lấy số và xếp hàng vào khám như những cặp vợ chồng khác (cùng với một người nam, đóng giả làm vợ chồng). Để có thể thực hiện nghiên cứu, tác giả cần phải khảo sát tại địa bàn trong thời gian dài và tìm kiếm đối tượng nghiên cứu. Việc đóng giả làm khách hàng không thể thực hiện được bởi tác giả sẽ bị thầy hoặc người trông xe nhớ mặt. Và điều quan trọng là cách làm này vi phạm đạo đức trong nghiên cứu. Vì vậy, sau hai lần đóng vai khách hàng, tác giả đã trình bày rõ mục đích nghiên cứu với thầy Đông nhưng thầy từ chối giúp đỡ. Bởi lẽ, lượng người đến khám mỗi ngày ở đây khá đông, đặc biệt là vào hai ngày cuối tuần. Phòng mạch của thầy hoạt động có giấy phép và được hiệp hội Đông y Bắc Ninh thông qua nhưng trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có khá nhiều luồng ý kiến trái chiều về chất lượng. Vì vậy, dù đã giới thiệu mình là nhà nghiên cứu và đảm bảo tính bảo mật của thông tin thu thập được nhưng thầy Đông vẫn nghi ngờ và từ chối giúp đỡ.Không nhận được sự hợp tác từ phía chủ phòng khám, tác giả đã vận dụng các mối quan hệ xã hội của bản thân và tìm được ba cặp vợ chồng có can thiệp để sinh con theo ý muốn. Việc nghiên cứu sâu có thể tiến hành với hai trên ba cặp vợ chồng này nhưngngoài nghiên cứu trường hợp,điều tác giả muốn là làm một thống kêđịnh lượng về những đối tượng lựa chọn giới tính thai nhi lại không thể thực hiện được.Dưới sự gợi ý của một người bạn, tác giả đã sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm đối tượng nghiên cứu. Một điều thú vị là tất cả các bài đăng tin giới thiệu cụ thể về mục đích, mong muốn của tác giả trên một số trang mạng như Facebook, diễn đàn webtretho, lamchame đều không nhận được bất cứ phản hồi nào. Nhưng khi bài đăng chuyển sang dạng: “Có ai đang có nhu cầu sinh con trai cho em xin địa chỉ lấy huốc và kinh nghiệm?”hoặc “Có mẹ nào biết chỗ bốc thuốc đẻ con trai hay chữa vô sinh hiếm muốn không?”thì nhận được rất nhiều phản hồi, chia sẻ kinh nghiệm của thành viên diễn đàn. Bốn bài đăng trên fan pagewebtretho có tổng số 57 bình luận của năm thành viên, tác giả nhận được một tin nhắn và một cuộc điện thoại; hai bài đăng trên fan pagelamchame cũng nhận được 12 bình luận của hai thành viên. Điều này cho thấy rằng tâm lý chung của các thành viên trên mạng xã hội chỉ quan tâm đến những người có cùng mục đích sinh con theo ýmuốn giống như họ và sẵn sàng tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm rất nhiệt tình, nhưng lại e dè công việc của các nhà nghiên cứu và báo giới. Nếu không ngại ngùng, người ta cũng sẽ bàng quan, không quan tâm. Về sau, khi trực tiếp đến một phòng khám Đông ykhác ởQuế Võ, Bắc Ninh, tác giả cũng gặp phản ứng tương tự như vậy của các cặp vợ chồng đến khám.Việc tìm kiếm đối tượng nghiên cứu trên mạng cho hội cho thấy những khả quan bước đầu, có thể tìm kiếm được một số lượng người lựa chọn giới tính thai nhi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định lượng có thể không mang tính bao quát do mẫu không mang tính đại diện. Trong số chín phản hồi tác giả nhận được trong vòng một tuần, có năm trường hợp LCGTTS và bốntrường hợp hiếm muộn và cảchín trường hợp đều ở độ tuổi dưới 35, trình độ học vấn Đại học. Các đối tượng nghiên cứu tìm kiếm được trên mạng xã hội chỉ tập trung vào một số nhóm như dân công sở, người có trình độ học vấn cao, trẻ tuổi và sống tập trung ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn. Những người cũng lựa chọn giới tính thai nhi nhưng sống ở vùng nông thôn, làm các công việc lao động chân tay và ở độ tuổi trung niên bị bỏ qua bởi nhóm đối tượng này phần lớn đều không sử dụng internet. Nếu có, việc tham gia các diễn đàn, mạng xã hội của họ cũng rất hạn chế. Mặc dù có một vài người khá nhiệt tình khi biết được mục đích nghiên cứu của tác giả nhưng việc sử dụng mạng xã hội để thực hiện nghiên cứu không khả quan. Một thành viên trên fan pagewebtretho đã giới thiệu tác giả đến phòng khám của thầy P ở Đình Trám –Bắc Giang. Tuy nhiên, do bốc thuốc Bắc chỉ là nghề phụ của thầy nên khách hàng nếu muốn đến khám thường phải 15hẹn lịch trước với thầy. Vì vậy, phòng khám của thầy rất vắng khách, việc tiến hành nghiên cứu ở đây cũng không thuận lợi.Trong lúc đang gặp khó khăn khi tìm kiếm và tiếp cận địa bàn nghiên cứu, thông qua một người quen, tác giả được giới thiệu đến phòng khám của thầy Phong ở Quế Võ, Bắc Ninh. May mắn rằng thầy Phong trước khi quay trở về nhà học nghề bốc thuốc gia truyền vốn là một nhà văn, nhà báo nên ngay khi tác giả trình bày về đề tài nghiên cứu, thầy đã hiểu và đồng ý để tác giả hàng ngày đến quan sát,làm các công việc phục vụ cho đề tài.Khác với phòng khám của thầy Đông, phòng khám của thầy Phong chỉ có một mình thầy làm việc, từ bắt mạch, kê đơn đến bốc thuốc. Thầy cũng là người khá khó tính. Nếu lượng khách đến khám đông, công việc nhiều, khách hàng thắc mắc quá nhiều thì có thể bị thầy đuổi về. Vì vậy, trong gần một tháng đầu tiên, dù được thầy tạo điều kiện,song công việc chính của tác giả khi đến đây là phụ giúp thầy bốc thuốc. Vào những ngày vắng khách và xen kẽ trong lúc thầy Phong bắt mạch, tác giả tranh thủ làm quen, giới thiệu với các cặp vợ chồng đến khám. Việc trao đổi cụ thể với các đối tượng nghiêncứu chỉ thực hiện được khi tác giả trực tiếp đến nhà của họ.Khó khăn khi tiếp cậnđối tượng nghiên cứuMặc dù được thầy Phong tạo điều kiện giúp đỡ, giới thiệu với khách hàng: “Đây là sinh viên đang làm luận văn về vấn này, không phải nhà báo nên có hỏi gì các cháu cứ trả lời” nhưng lại một lần nữa, tác giả vấp phải sự e dè, thờ ơ từ phía các cặp đôi. Họ đùn đẩy cho nhau và từ chối giúp đỡ tác giả. Nếu có, sự giúp đỡ ấy thường không đủ để tiến hành nghiên cứu sâu. Hầu hết các cặp vợ chồng sinh con theo ý muốn đều mang tâm lý bàng quan khi có ai đó hỏi về vấn đề này với mục đích tìm hiểu, “hỏi để biết”, để nghiên cứu. Tuy nhiên, họ lại rất sẵn sàng tâm sự, chia sẻ với những người cùng hoàn cảnh. Đây là phản ứng thường gặp, không chỉ đối với những người ở độ tuổi trung niên mà ngay cả với những người trẻ tuổi, hiện đại và không gặp mặt trực tiếp như khi tác giả đặt vấn đề nghiên cứu trên mạng xã hội. Điều này xuất phát từ tâm lý mongmuốn tìm kiếm một sự đồng cảm của mỗi cá nhân. Người ta cho rằng 16chỉ những người cũng giống như mình mới cần biết, có thể biết và hiểu được câu chuyện của mình. Việc có ai đó nghiên cứu về lựa chọn giới tính thai nhi hay sinh con theo ý muốn có vẻ như không liên quan đến họ, mà liên quan đến ai đó, rằng nhà nghiên cứu sẽ tìm hỏi những người khác chứ không phải là mình. Việc “bị” tìm hiểu, nghiên cứu dường như phiền phức và vô bổ đối với họ. Bởi lẽ, họ sẽ không tìm được sự đồng cảm hoặc những chia sẻ của họcũng không giúp thêm ai thỏa mong ước có con trai.“Em hỏi thì chị nói thế thôi chứ chắc em cũng chẳng hiểu được đâu”(Phỏng vấn sâu, nữ, 29 tuổi, lao động tự do, Chương Mỹ -Hà Nội, 2015, thầy Phong)Một bất lợi nữa của tác giả khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu đó là tuổi tác. Câu hỏi đầu tiên mà tác giả nhận được khi đến với các cặp vợ chồng là “Cháu đã có chồng chưa” hoặc “em có gia đình chưa”.Ngay khi biết tác giả chưa có gia đình, họ tỏ rõ sự thất vọng mặc dù tác giả đã cố gắng giải thích cho họ hiểuvề công việc của mình.“Thế thì khó đấy. Cháu chưa chồng con gì thì không hiểu được đâu”Hay“Cháu cũng tầm tuổi con gái chú, ăn chưa no, lo chưa tới thì làm sao mà hiểu được”.(Phỏng vấn sâu, nam, 47 tuổi, nông dân, Vĩnh Phúc, 4/2015, thầy Đông)4.2.2.Thái độvà phản ứng xã hội trước đềtài nghiên cứuPhản ứng đầu tiên mà tác giả gặp phải đó là của bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh.Một số người bạn ủng hộ nhưng vẫn cảnh báo những khó khăn mà tác giả có thể gặp phải khi triển khai đề tài này.“Đề tài này cũng mới nhưng chị sợ khó làm đấy. Không phải ai người ta cũng nói đâu”.(Đồng nghiệp, nữ, 38 tuổi, công chức, Hà Nội, 3/2016)“Cậu làm ra ngô ra khoai cái này thì cũng được đấy. Nhưng nhìn cậu như phóng viên thế này cẩn thận đến bị ăn đòn thì khổ”. 17(Bạn học, nữ, 25 tuổi, Hà Nội, 3/2015) Cũng có nhiều người e dè, ngăn cản tác giả bởi đề tài này khá nhạy cảm và khó tiếp cận.“Sao không chọn cái khác mà làm, làm cái này làm gì cho khó ra?”(Bạn học, nữ, 27 tuổi, Hà Nội, 3/2015)“Thế này khác gì tự nhiên đi lấy cái dây xong trói mình lại. Em làm cái mà người ta làm trước rồi cho nó đỡ vất vả”(Đồng nghiệp, nam, 28 tuổi, Hà Nội, 3/2016)Những khó khăn mà người thân quen cảnh báo, tác giả cũng đã có thể lường được trước nên không bất ngờ khi gặp những phản ứng này. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều tỏ ra dè chừng, lảng tránh khi biết đề tài mà tác giả đang theo đuổi. Mặc dù sinh con đẻ cái vốn được coi là điều hết sức bình thường, như một lẽ tự nhiên nhưng tìm hiểu về vấn đề sinh đẻ lại dễ bị người xung quanh đánh giá bởi tác giả là nữ giới, trẻ tuổi và chưa lập gia đình. Nhiều người cho rằng con gái chưa có gia đình mà tìm hiểu về vấn đề sinh đẻ đồng nghĩa với việc hiểu hết những chuyện nam nữ. Những người con gái như vậy dễ bị cho là không đứng đắn, đặc biệt là đối với cái nhìn của nam giới.“Thế em đã biết hết (về chuyện nam nữ -chú thích của tác giả) chưa mà đòi làm?”(Bạn học, nam, 27 tuổi, Hà Nội, 4/2015)“Giỏi nhỉ, chị biết hết rồi à? Em thấy bảo còn phải nghiên cứu cả các tư thếnữađấy.”(Bạn học, nam, 24 tuổi, Hà Nội, 3/2015)Phản ứng của bạn bè, đồng nghiệp trước đề tài nghiên cứu của tác giả là bằng chứng cho thấy dư luậnxã hội dễ quy chụp cho những người con gái tìm hiểu về các vấn đề nhạy cảm như sinh đẻ, SKSShay mại dâm...là người không đứng đắn. Những phản ứng của bạn bè, người thân xung quanh về đề tài nghiên cứu đã được tác giả dự đoán trước. Việc giới thiệu về đề tài của mình với những người xung quanh, một 18mặt giúp tác giả liên hệ, tạo kênh thông tin để tìm kiếm đối tượng, địa bàn nghiên cứu cũng như những hỗ trợ, giúp đỡ về chuyên môn. Thực tế, một số thông tín viên tác giả có được chính là nhờ vào sự gợi ý, giới thiệu của bạn bè. Mặt khác, phản ứng của mọi người về đề tài nghiên cứu có phần nhạy cảm này cũng cho thấy những định kiến, chuẩn mực, giá trị mà một bộ phận lớn các cá nhân trong xã hội quy cho người con gái “ngoan”, “đứng đắn”. Điều này cũng tương tự như cái chuẩn mà người ta quy cho hành vi sinh con đẻ cái, rằng có nếp có tẻ mới là đẹp. Nó cũng thể hiện được phần nào những khó khăn, hạn chế khi một người con gái chưa có gia đình nghiên cứu về vấn đề được không ít người mặc định là chỉ thích hợp với phụ nữ đã có gia đình.5. Mục đíchnghiên cứuvà câu hỏi nghiên cứuMục đích nghiên cứu: Thông qua khảo sát tại một phòng khám Đông y, đề tài nghiên cứu của luận văn nhằm chỉ ra thực trạng LCGTTS hiện nay, phân tích yếu tố tâm lý của người trong cuộc để chỉ ra nguyên nhân, động lực khiến họ làm như vậy: đó là sự ràng buộc của yếu tố văn hóa truyền thống, hệ tư tưởng phong kiến tới hành vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng.Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng mất CBGTKS ởViệt Nam hiện nay như thếnào?Bối cảnh văn hóa dẫn tới hành vi LCGTTS ởViệt Nam là gì?Hành trình tìm kiếm con trai của các cặp vợchồng diễn ra như thếnào?Hạn chế nghiên cứuDo những hạn chế vềmặt phương pháp cũng như nguồn tài chính, nhân lực, nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Trước hết, địa bàn nghiên cứu được lựa chọn là phòng khám Đông y nên đối tượng nghiên cứu được lựa chọn không bao gồmnhững người LCGTTS bằng các biện pháp y học hiện đại, cầutự hay các phương pháp khác.Nghiên cứu của tác giả chỉ thực hiện trên những cặp vợ chồng lựa chọn sinh con trai mà bỏ qua những cặp vợ chồng lựa chọn sinh con gái.Vì vậy, mẫu nghiên cứu chưa thực sự mang tính đại diện, khái quát cao. 19Đề tài đi vào nghiên cứu trường hợp, các kết quả định lượngthu thập được còn hạn chế, chủ yếu sử dụng số liệu có sẵn nên kết quả nghiên cứu phần nào còn phiến diện, chưa bao quát.6. Cấu trúc luận vănBốcục của luận văn được chia thành ba phần chính: Phần mởđầu, phần nội dung và phần kết luận. Cụthể, phần nội dungbao gồm 3 chươngChương 1. Cơ sởlý luận và thực tiễn của đềtàiChương 2. Bối cảnh văn hóa dẫn tới hành vi LCGTTSChương 3. Hành trình tìm kiếm con trai của các cặp vợchồng 20CHƯƠNG 1. CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀTÀI1.1Các khái niệm và thuật ngữkhoa học1.1.1Gia đìnhđìnhvàsinh đẻGiađìnhGiốngnhưkhái niệmvăn hóa, khái niệm gia đình cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau, mỗi nền văn hóa lại có những quan niệm, nhận thức và quy chuẩn khác nhau về gia đình. Có quan điểm cho rằng “gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiệnviệc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái” [18, tr. 54], hay bởi những vai trò, chức năng riêng của mình, gia đình là một giá trị(Lê Thị Quý, 2007). Cácthành viên trong gia đình không chỉ liên hệ với nhau bằng mối quan hệ huyết thống, sinh học bình thường mà còn có tình yêu thương, sự chăm sóc, sự ràng buộc bởi các giá trị văn hóa về đạo lý, tập tục, lễ giáo...Theo Luật Hôn nhân và gia đình được sửa đổi, hoàn thiện mới nhất vào năm 2014, gia đình là “tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật này”(khoản 2, điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).Trong đề tài này, tác giả sử dụng khái niệm “gia đình” theo quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình, gắn gia đình với chức năng tâm lí, tình cảm, chức năng sinh sản và tái sản xuất con người, xã hội. “Hôn nhân”, “mối quan hệ huyết thống”, “quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình” là những yếu tố nội hàm cơ bản của khái niệm gia đình, có ảnh hưởng trực tiếptớiviệc sinh con của các cặp vợ chồng.Sinh đẻSinh đẻ hay sinh sản là một trong những chức năng cơ bản của gia đình, có ý nghĩa duy trì nòi giống, tái sản xuất xã hội (Đặng Cảnh Khanh, 2007). 21Về mặt xã hội, văn hóa Việt Nam truyền thống thường mặc định rằng “trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, yên bề gia thất rồi thì sinh con, “trời sinh voi, trời sinh cỏ” như một lẽ tự nhiên, tất yếu. Những ai đi chệch ra khỏi quy luật tự nhiên ấy, không lập gia đình hay đặc biệt là không có con cái, vô sinh, hiếm muộn sẽ bị người đời dè bỉu, cho là vô phúc, gán cho những lời lẽ cay nghiệt “cây khô không lộc, người độc không con”. Chính việc coi trọng sinh con đẻ cái như một lẽ tự nhiên ấy lại thể hiện rõ những chuẩn mực, kỳ vọng của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng vào hành vi sinh đẻ.Trong gia đình Việt Nam,đứa trẻ sinh ra không chỉ gắn kết, củng cố thêm tình cảm của cha mẹ mà còn mang theo tình yêu, niềm hyvọng của gia đình, dòng họ, đặc biệt là đối với con trai, cháu đích tôn(MaiHuy Bích, 19913). Người ta gắn cho con cái, con trai những mong mỏi, kỳ vọng nhất định. Nếu chưa có con trai, nhiều cặp vợ chồng sẽ sinh cho đến khi có được coi trai mới dừng(Hồ Ngọc Châm, 2011). Trong một vài thập niên gần đây, các dịch vụ chăm sóc SKSSphát triển, cha mẹ có thể lựa chọn thời điểm thụ thai, khoảng cách giữa các lần sinh, giới hạn số con, thậm chí là lựa chọn giới tính thái nhi(UNFPA, 2009). Lúc này, rõ ràng gia đình là một thiết chế xã hội giúp cho con người thực hiện việc duy trì nòi giống một cách chủ động và có tổ chức(Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007). Sinh đẻ không đơn thuần là một hành độngtự nhiên, chỉ với mục đích duy trì nòi giống nữa mà đã trở thành một hành động có mục đích, chứa đựng những kỳ vọng mà cha mẹ gửi gắm.1.1.2Tỷsốgiới tính khi sinh, lựa chọn giới tính trước sinhTỷsố giới tính khi sinhTỷ số giới tính khi sinh (SRB)được xác định bằng số bé trai trên bé gái được sinh ra của một thời kỳ, thường là một năm lịch. Tỷ số này thông thường là 104-106/100 và nhìn chung ổn định qua thời gian và không gian giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người (WHO). Bât kỳ sự thay đổi đáng kể nào của tỷsố này chệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý ở một 22mức độ nào đó và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số toàn cầu [33; tr. 53]. Theo thống kê của UNFPA năm 2011, trên thế giới hiện có 11 nước đã hoặc đang phải đối phó với tình trạng mất CBGTKS. Trong đó, ngoại trừ Hàn Quốc hiện đã trở về mức ổn định (106,7), các quốc gia còn lại bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nepan, Bangladesh, Armenia, Azerbaijan, Georgia, Albani và Việt Nam đều có SRB hiện đang dao động từ 109,9 (Pakistan) đến 118 (Trung Quốc) (gopfp.gov.vn).Lựa chọn giới tính trước sinhLCGTTS là hành vi can thiệp có chủ đíchtrước và trong thai kỳđể con sinh ra mang giới tính như mong muốn, bao gồm lựa chọn giới tính thai nhi trước khi mang thai(trước thai kỳ);siêu âm xác định giới tính, nạo phá thai khi giới tính của thai nhi không như kỳ vọng(trong thai kỳ)(Trần Minh Hằng, 2012).Có ba điều kiện cần dẫn đến việc LCGTTS (Guilmoto, 2009). Điều kiện thứ nhất và là điều kiện tiên quyết là tâm lý ưa thích con trai, điều kiện thứ hai là sự sẵn có của các dịch vụ y tế hiện đại và điều kiện thứ ba là mức sinh thấp [34, tr. 12]. Tâm lý ưa thích con trai trong xã hội là một vấn đề phức tạp, là hệ quả tổng hợp của các quan niệm truyền thống kế thừa từ quá khứ và các giá trị xã hội hiện đại phát sinh từ những chuyển đổi gần đây trong xã hội (TCTKVN, 2011). Hiện nay, các dịch vụ y tế hỗ trợ việc can thiệp lựa chọn giới tính trước khi mang thai hay siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi có thể được tìm thấy dễ dàng tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn hay thậm chí là vùng nông thôn (điển hìnhnhư tại địa bàn tác giả tiến hànhnghiên cứuthực địa). Thêm vàođó, sinh ít con đồng nghĩa với việc không có con trai tăng lên, khiến nhiều cặp vợ chồng tìm đến các dịch vụ y tế hỗ trợ cho việc sinh con theo ý muốn. Thống kê về thực trạng mất CBGTKS theo vùng, tỉnh/ thành có thể giúp xác định các đặc điểm vùng, kinh tế -xã hội của các nhóm dân cư có xu hướng thực hành LCGTTS(xem bảng 1.3). 23Trên thực tế, thực trạng mất CBGTKS còn có thể là hệ quả của việc loại bỏ trẻ sơ sinh có giới tính không như mong muốn (sau thai kỳ) bằng cách vứt bỏ đến chết hoặc giết chết sau khi sinh (Trần Minh Hằng, 2012). Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đi vào nghiên cứu việc lựa chọn giới tính trước khi sinh nên hành vi lựa chọn giới tinh sau thai kỳ không được nhắc đến.1.1.3Các thực hành lựa chọn giới tính thai nhi phổbiến ởViệt Nam hiện nayGiai đoạn trước thai kỳPhương pháp dân gianXuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, du mục, cần người đàn ông có sức khỏe tốt và hệ tư tưởng phong kiến cùng hình thức cư trú bên nội, từ hàng nghìn năm trước, người Trung Quốc đã biết đến cách sinh con theo ý muốn dựa vào việc tính tuổi và quẻ Bát quái.Trung Quốc là một nền văn hóa lớn trên thế giới, là quốc gia láng giềng và có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa, ngay từ buổi đầu lịch sử của dân tộc ta.Do đó, người Việt Nam cũng đã học theo cách này với mong muốn sinh được con trai, con gái như ý muốn, mà chủ yếu là để sinh con trai.Chếđộdinh dưỡngHiện nay, có rất nhiều tài liệu cũng như kinh nghiệm vềchếđộdinh dưỡngđểsinh con theo ý muốn. Theo thời gian, phương pháp này đang dần được bổsung, hoàn thiện dựa trên cảkinh nghiệm dân gian cũng như thành tựu khoa học(Ngọc Lan, 2001; ĐỗKính Tùng, 2002).Điều này dựa trên cơ sởkhoa học chếđộdinh dưỡng có ảnh hưởng nhất định đến đặc tính, sốlượng tinh trùng của cha cũng như môi trường âm đạo bên trong cơ thểngười mẹ.Thời điểm thích hợp đểthực hiện chếđộdinh dưỡng được xác định khoảng ba tháng trước khi thụthai.Uống thuốc BắcỞ miền Bắc Việt Nam, không quá khó để có thể tìm kiếm một phòng khám Đông y cung cấp các dịch vụ hỗ trợ SKSS như chữa vô sinh, hiếm muộn, chữa các bệnh phụ 24nữ, bệnh nam giới. Các phòng khám này đều kèm theo dịch vụ bắt mạch chẩn đoán sớm giới tính thai nhi (từ 6 –7 tuần trở lên) và sinh con theo ý muốn. Bốc thốc vốn được mệnh danh là nghề gia truyền nên tại mỗi phòng mạch, thầy thuốc lại có các bài thuốc với bí kíp riêng để giúp các cặp vợ chồng sinh được con trai/ gái theo nguyện vọng. Phương pháp lọc tinh trùng và thụtinh nhân tạoLọc tinh trùng cũng tương tự như thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp mới, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào y học. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu trường hợp một cặp đôi đã sử dụng phương pháp lọc tinh trùng và sinh được con trai theo ý muốn. Có thể thấy đây là phương pháp hiện đại, tỷ lệ thành công caonhưng chi phí thực hiện lớn nên không được nhiều người biết đến và áp dụng.Lựa chọn thời điểm và tư thếgiao hợpTheo khoa học cũng như kinh nghiệm dân gian, việc sinh con trai hay con gái còn phụ thuộc vào thời điểm, tư thế giao hợp cũng như môi trường âm đạo bên trong cơ thể người phụ nữ(Sam Sơn Tứ Lang, 2003).Trên đây là tổng hợp những phương pháp sinh con theo ý muốn phổ biến. Thực tế hiện nay cho thấy một số phương pháp đã có sự kết hợp giữa kinh ngiệm dân gian thuở xưa với những tiến bộ trong y học, điển hình như phương pháp ăn theo chế độ dinh dưỡng. Nghiên cứu sâu đối với các cặp vợ chồng cũng cho thấy đa số các cặp đôi đều có sự kết hợp giữa các phương pháp trên để việc lựa chọn giới tính thai nhi đạt được hiệu quả cao nhất. Giai đoạn trong thai kỳSiêu âm xác định giới tính và nạo phá thaiTrong thời gian thai kỳ, sản phụ có thể siêu âm xác định giới tính thai nhi. Khi biết được giới tính của đứa trẻ, người ta có thể quyết định loại bỏ thai nếu giới tính không như mong muốn bằng cách nạo, hút, uống thuốc sinh non (Trần Minh Hằng, 2012). 251.2Khung lý thuyết áp dụng1.2.1Lý thuyết chức năngLý thuyết này ra đời đầu thế kỷ 20, cho rằng tất cả thực hành văn hoá và thể chế văn hoá đều có một chức năng nào đó trong tổng thể nền văn hoá mà nó sinh ra và tồn tại. Hai đại diện chính làAlfred R.Radcliffi –Brown (1881-1955) với trường phái cấu trúc chức năngvà Bronislas Malinowski (1884-1942) với trường phái chức năng tâm lí. Theo Malinowski, các thực hành và thể chế văn hoá dù ở dạng nào đều đóng vai trò như là công cụ cho việc thoả mãn các nhu cầu sinh học và tâm lí cơ bản mang tính phổ quát của cá nhân trong xã hội [3, tr.261]. Văn hóa “phải được hiểu như là một phương tiện có mục đích mang tính chức năng hay công cụ”. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, việc sinh con, đặc biệt là có con trai không chỉ giúp nối dõi tông đường, có người thừa kế tài sản và chăm sóc cha mẹ lúc về già mà còn như một nấc thang mới khẳng định vị thế xã hội của cha mẹ. Người đàn ông được gia đình, dòng họ đề cao, nể trọng hơn; người phụ nữ cũng được chồng và gia đình nhà chồng thừa nhận. Đặc biệt, đối với người đàn ông, khi mang trong mình tư tưởng gia trưởng, việc không có con trai khiến họ tủi hổ, lo lắng vì bị tuyệt tự, thậm chí là coi thường chính bản thân mình(Nguyễn Văn Chính, 1999). Khi có con trai, những nhu cầu tâm lý trên của cha mẹ được thỏa mãn, họ sẽ không phải trăn trở về việc không có con nối dõi và dồn thời gian, tâm sức cũng như tiền bạc cho việc cố gắng sinh con trai nên ở góc độ nào đó, họ sẽ phát huy được hết năng lực cá nhân. Điều này có thể coi như một động lực phát triển xã hội.Khi ấy, việc sinh con, đặc biệt là có con trai với nhiều cặp vợ chồng có thể được coi là cách để họ thỏa mãn cả nhu cầu duy trì nòi giống về mặt sinh học và nhu cầu tâm lý, khẳng định vị thế cá nhân của các cặp vợ chồng với gia đình, cộng đồng.Trong lý thuyết của mình,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất