Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng thẻ điểm cân bằng (bsc) trong đánh giá thành quả hoạt động của công ty ...

Tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng (bsc) trong đánh giá thành quả hoạt động của công ty cổ phần nông súc sản đồng nai

.PDF
100
52
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NGUYỄN DIÊN ANH KHOA VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SÖC SẢN ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN ĐỒNG NAI, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ---------------------- NGUYỄN DIÊN ANH KHOA VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SÖC SẢN ĐỒNG NAI Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã ngành: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN ĐỨC DŨNG ĐỒNG NAI, NĂM 2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phan Đức Dũng, người đã định hướng đề tài và hướng dẫn khoa học trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Lạc Hồng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho bản thân tôi nói riêng và cho khóa học cao học kế toán nói chung. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Đào Tạo Sau Đại Học Trường Đại học Lạc Hồng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành các thủ tục liên quan đến luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên và ban Giám đốc công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai đã giúp đỡ tôi. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian hoàn thành chương trình học vừa qua. Đồng Nai, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Diên Anh Khoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) trong đánh giá thành quả hoạt động của công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai” là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phan Đức Dũng. Tôi xin cam kết kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu trước đây. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. Đồng Nai, ngày 12 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Diên Anh Khoa TÓM TẮT LUẬN VĂN Hiện nay nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược, hoạch định đúng đắn tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt. công cụ quản lý, đo lường Bảng cân bằng điểm ra đời vào những năm 1990, với những tính năng ưu việt đã giúp các doanh nghiệp đo lường, đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế của thước đo truyền thống. Bảng điểm cân bằng được Robert S. Kaplan và David Norton nghiên cứu và triển khai với bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và tăng trưởng. Chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận về lý thuyết về phương pháp thẻ cân bằng điểm, giúp làm nền tảng và cung cấp những nội dung cơ bản cần thiết của một Bảng cân bằng điểm trong công tác đánh giá thành quả hoạt động của tổ chức thông qua các khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển. Tác giả tập trung làm rõ hệ thống khái niệm, nội dung từng khía cạnh trong bảng điểm, phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh trong bảng cân bằng điểm. Đây là được xem là cơ sở để triển khai vận dụng Bảng điểm cân bằng điểm trong đánh giá thành quả hoạt động của công ty trong chương 3. Chương 2, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai về ngành nghề kinh doanh, sơ đồ tổ chức, thực trạng công tác đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai. Từ những kết quả thống kê đạt được từ đó tác giả đánh giá, nhìn nhận chung về thực trạng của công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai như thế nào. Đây là cơ sở để phân tích những điểm mạnh, yếu, hay vận hành chưa hiệu quả trong công tác quản lý làm cơ sở để vận dụng bảng cân bằng điểm. Chương 3, sau khi tìm hiểu thực trạng đánh giá thành quả tại công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai qua bốn khía cạnh, tiến hành phân tích các hạn chế cũng như thành tựu đạt được. Tác giả tiến hành xây dựng các mục tiêu, thước đo cụ thể cho từng khía cạnh của bảng cân bằng điểm, xây dựng kế hoạch triển khai, vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai . MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT LUẬN VĂN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 5. Bố cục đề tài ........................................................................................................ 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................. 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCE SCORECARD - BSC) ............................................................ 7 1.1 Tổng quan về Balance Scorecard – BSC ........................................................... 7 1.1.1 Nguồn gốc và sự phát triển của Balance Scorecard .................................... 7 1.1.2 Khái niệm thẻ điểm cân bằng (BSC) ........................................................... 8 1.1.3 Sự cần thiết phải sử dụng Thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp ............ 9 1.1.3.1 Hạn chế của thước đo truyền thống ...................................................... 9 1.1.3.2 Sự gia tăng của tài sản vô hình ........................................................... 11 1.2 Nội dung đánh giá thành quả hoạt động bằng bsc ........................................... 12 1.2.1 Các thành phần của thẻ điểm cân bằng ..................................................... 12 1.2.1.1 Tầm nhìn ............................................................................................. 12 1.2.1.2 Chiến lược ........................................................................................... 13 1.3 Mục tiêu, thước đo của Thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động ............................................................................................................................... 15 1.3.1 Phương diện tài chính ................................................................................ 15 1.3.2 Phương diện khách hàng ........................................................................... 18 1.3.3 Phương diện quy trình hoạt động nội bộ ................................................... 23 1.3.4 Phương diện học hỏi phát triển.................................................................. 27 1.4 Mối quan hệ nhân quả giữa các phương diện .................................................. 29 1.5 Quy trình xây dựng thẻ điểm cân bằng ............................................................ 32 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SÚC SẢN ĐỒNG NAI - DOLICO ..................... 35 2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai .................................. 35 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty ................................................ 35 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.......................................... 37 2.1.2.1 Bộ máy quản lý của công ty ................................................................ 37 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận............................................ 38 2.1.2.3 Chế độ và hình thức kế toán áp dụng .................................................. 41 2.2 Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai. ............................................................................................................... 41 2.2.1 Thực trạng đánh giá thành quả ở khía cạnh tài chính ............................... 42 2.2.1.1 Tình hình tài chính của công ty........................................................... 42 2.2.1.2 Đánh giá thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính .......................... 44 2.2.2 Thực trạng đánh giá thành quả ở khía cạnh khách hàng ........................... 46 2.2.2.1 Tình hình khách hàng của công ty ...................................................... 46 2.2.2.2 Đánh giá tình hình khách hàng công ty............................................... 51 2.2.3 Thực trạng đánh giá thành quả ở khía cạnh kinh doanh nội bộ ................ 51 2.2.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh nội bộ của công ty .......................... 51 2.2.4 Thực trạng đánh giá thành quả ở khía cạnh học hỏi phát triển ................. 54 2.2.4.1 Tình hình học hỏi phát triển của công ty ............................................ 54 2.2.4.2 Đánh giá tình hình học hỏi phát triển của công ty .............................. 56 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 57 CHƢƠNG 3 VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD) TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SÚC SẢN ĐỒNG NAI - DOLICO .................... 58 3.1 Các yếu tố tác động đến sự hình thành BSC trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phẩn Nông súc sản Đồng Nai – Dolico ................................. 58 3.1.1 Yếu tố khách quan ..................................................................................... 58 3.1.2 Yếu tố chủ quan ......................................................................................... 59 3.2 Vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai ................................................................................................... 59 3.2.1 Phương diện tài chính ................................................................................ 59 3.2.2 Phương diện khách hàng ........................................................................... 64 3.2.3 Phương diện quy trình hoạt động nội bộ ................................................... 67 3.2.4 Phương diện học hỏi phát triển.................................................................. 70 3.3 Mối quan hệ các khía cạnh của Balance Scorecard ......................................... 73 3.4 Triển khai sử dụng BSC để đo lường thành quả hoạt động Công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai ......................................................................................... 76 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 79 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Khuôn mẫu tài chính trong mỗi giai đoạn chu kỳ kinh doanh.................. 18 Bảng 1.2: Sự kết hợp giữa khả năng sinh lời và phân khúc thị trường ..................... 21 Bảng 1.3: Một số mục tiêu và thước đo khía cạnh Khách hàng ................................ 22 Bảng 2.1: Bảng cân đồi kế toán rút gọn Công ty Cổ phần xây dựng Nông súc sản Đồng Nai năm 2014- 2015. ....................................................................................... 43 Bảng 2.2: Bảng KQHĐKD rút gọn Công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai 20142015. .......................................................................................................................... 44 Bảng 2.3: Bảng chỉ số tài chính Công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai năm 2014 – 2015. ....................................................................................................................... 45 Bảng 2.4: Bảng so sánh doanh thu sản xuất kinh doanh – lợi nhuận sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai năm 2014 – 2015. ....................... 45 Bảng 2.5: Tỷ trọng về sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở 3 thị trường chính .......................................................................................................................... 47 Bảng 2.6: Đánh giá chung về mức độ hài lòng ......................................................... 50 Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của nhân viên: ............................................................... 55 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Cơ cấu doanh thu của Công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai năm 2015 ................................................................................................................... 42 Đồ thị 2.2: Mức độ hài lòng chung của khách hàng ................................................. 50 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình để chuyển chiến lược thành những hành động cụ thể của Balanced Scorecard ..................................................................................................... 9 Hình 1.2: Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo của khía cạnh Khách hàng ...... 22 Hình 1.3: Chuỗi giá trị của khía cạnh nội bộ ............................................................ 25 Hình 1.4: Mô hình mối quan hệ nhân – quả của 04 phương diện ............................. 29 Hình 1.5: Mô hình mối quan hệ nhân – quả của các thước đo .................................. 31 Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty .......................................................... 38 Hình 2.2: tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................. 41 Hình 2.3: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm heo thịt của công ty ............................... 48 Hình 2.4: Kênh phân phối sản phẩm heo con giống ................................................. 49 Hình 2.5 Quy trình tổ chức sản xuất tại Dolico ........................................................ 53 Hình 3.1 Mối quan hệ các khía cạnh của BSC.......................................................... 74 Hình 3.2 Sơ đồ các chỉ số đo lường được xây dựng cho Dolico .............................. 76 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BSC: Balanced scorecard – Bảng cân bằng điểm KPI: Key Performance Indicator : thước đo hiệu quả trọng yếu KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh MCE: Hiệu quả của một chu trình sản xuất (manufacturing cycle efectivenesss) NXB: Nhà xuất bản ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on Assets) ROCE: Lợi nhuận trên vốn sử dụng (Return on Capital Employed) ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity) ROI: Lợi nhuận trên đầu tư 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu, là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), và đang phải trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì việc lựa chọn chiến lược để tồn tại và phát triển đối với một tổ chức là vấn đề khó. Sẽ rất khó để đánh giá kết quả hoạt động của một tổ chức để biết được con đường đi của tổ chức là đúng hướng. Để đo lường việc triển khai chiến lược trên thì việc sử dụng thước đo dựa trên các con số tài chính trong quá khứ đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp khi mà hoạt động tạo ra giá trị của tổ chức đang dần chuyển sang phụ thuộc vào tài sản vô hình, tài sản phi vật chất. Để đáp ứng yêu cầu đó, hệ thống thẻ điểm cân bằng (Balance Scorecard) ra đời vào khoảng những năm 1990. Đây là một công cụ hữu ích được 2 tác giả Robert S. Kaplan và David Norton phát triển và giới thiệu, trong đó đưa ra những thước đo hiệu suất để đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức thông qua 4 phương diện tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ và đào tạo, phát triển. Mô hình này đã được ứng dụng rộng rãi và đã thu được những thành công đáng kể trong các doanh nghiệp, trên thế giới. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi heo và cung cấp thịt, heo giống cho thị trường và đang có vị thế nhất định, để khẳng định và nâng cao vai trò, vị trí của công ty thì đòi hỏi công ty cần phải xây dựng chiến lược phát triển tốt, lập kế hoạch triển khai chiến lược khoa học và xây dựng, đưa vào một hệ thống đo lường kết quả hoạt động phù hợp. Làm thế nào để khẳng định vai trò và vị trí của công ty, củng cố và nâng cao năng lực của công ty để hội nhập với khu vực và thế giới là một câu hỏi lớn đòi hỏi công ty phải xây dựng một chiến lược tốt, một kế hoạch triển khai chiến lược khoa học, một hệ thống đo lường kết quả phù hợp. Qua thực tế tìm hiểu, tác giả thấy rằng phương pháp Thẻ điểm cân bằng là một 2 giải pháp tốt, giúp công ty chuyển tầm nhìn, chiến lược thành mục tiêu hành động và thước đo cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động tốt hơn, phù hợp hơn. Có như vậy thì việc đánh giá thành tích hoạt động của từng bộ phận được nâng cao, sự đo lường kết quả hoạt động công bằng, khi đó sẽ khuyến khích từng cá nhân, từng cán bộ công nhân viên, và các bộ phận nỗ lực hơn nữa, tích cực ra sức đóng góp hoàn thành mục tiêu chung của công ty, giúp công ty ngày càng nâng cao uy tín, chất lượng và khẳng định được thương hiệu. Từ những lí do trên tác giả quyết định chọn đề tài " Vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) trong đánh giá thành quả hoạt động của công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai - Dolico” 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm: - Hệ thống hóa những vấn đề vận dụng Thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức; - Phản ánh thực trạng đánh giá kết quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Nông súc sản – Dolico; - Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các chỉ tiêu đo lường các hoạt động kinh doanh của Công ty. Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng Thẻ điểm cân bằng như là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai trong năm 2015 dựa trên những chiến lược phát triển công ty đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp mô tả để tìm hiểu về đặc điểm hoạt động và đánh giá những hạn chế của hệ thống đo lường hiện tại và đưa ra cách thức đo lường mới- Thẻ cân bằng điểm. Các nguồn dữ liệu như sau: - Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm các nghiên cứu và lý thuyết từ các sách, báo viết về BSC; các báo cáo, tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất, 3 kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ bán hàng; các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo đại hội cổ đông các năm 2013, 2014, 2015; các chính sách về đào tạo, các chính sách nội bộ đối với người lao động; quy trình sản xuất, công nghệ... - Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc sử dụng các phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Qua nghiên cứu về hệ thống Thẻ điểm cân bằng, nhằm giúp công ty vận dụng hệ thống Thẻ điểm cân bằng để đánh giá kết quả hoạt động. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thực thi chiến lược thành công để có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 5. Bố cục đề tài Đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về Thẻ điểm cân bằng và đánh giá kết quả hoạt động. - Chương 2: Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai. - Chương 3: Vận dụng Thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Thuộc đề tài nghiên cứu ứng dụng, tác giả có tham khảo một số nghiên cứu sau để phục vụ cho luận văn của mình như:  Đề tài nghiên cứu - Lý Nguyễn Thu Ngọc (2009), “Vận Dụng Bảng Cân Bằng Điểm Trong Đánh Giá Thành Quả Hoạt Động Tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Thành Phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu này áp dụng phương pháp đánh giá thành quả hoạt động tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Thành Phố Hồ Chí Minh bằng cách vận 4 dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard). Nghiên cứu đã làm được các khía cạnh sau: + Phân tích thực trạng đánh giá thành quả hoạt động đơn vị nghiên cứu từ đó thấy được những hạn chế mà đơn vị đang gặp phải trong quá trình đánh giá thành quả hoạt động của đơn vị mình. + Vận dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) như một cách đánh giá mới cho thành quả hoạt động của trường để khắc phục các hạn chế trong việc đánh giá đang mắc phải. - Nguyễn Quốc Việt (2008), “Phát triển hệ thống thẻ cân bằng điểm (Banlanced Scorecard) cho bộ phận kinh doanh may xuất nhập khẩu – Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ”. Đề tài này nghiên cứu về tiền đề cho việc phát triển hệ thống thẻ cân bằng điểm cho Tổng công ty cổ phần Dược Hòa Thọ và tiến hành phát triển thí điểm cho bộ phận kinh doanh may xuất nhập khẩu. Giúp bộ phận đánh giá một cách hiệu quả việc thực thi chiến lược của mình, từ đó xác định được những vấn đề, khu vực yếu kém cần cải tiến và phát huy những thế mạnh. - Trần Thị Hương (2011), “Xây dựng phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC tại công ty TNHH MSC Việt Nam”, đã chỉ ra: Những thuận lợi nếu ban giám đốc muốn xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho công ty để công ty quản lý hiệu quả hơn. Xây dựng đo lường các yếu tố hoạt động để từng bước giúp công ty khẳng định được vị trí, vai trò của công ty trong ngành vận tải đường biển Việt Nam và thế giới. Tác giả đã vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động của công ty bằng việc thiết lập các mục tiêu và thước đo đo lường các mục tiêu trên bốn phương diện. Những mục tiêu và thước đo này không phải là bất biến và luôn phù hợp. Để thực hiện thành công thẻ điểm cân bằng cũng có nghĩa là thành công trong chiến lược phát triển công ty, công ty cần có sự đồng thuận và kết hợp của tất cả các bộ phận. 5 - Phạm Thị Thu Quỳnh (2013), “Vận dụng bảng cân bằng điểm trong đánh giá kết quả hoạt động tại trường Cao đẳng Đức trí Đà Nẵng”. Vận dụng Balanced Scorecard để xây dựng các mục tiêu và thước đo cho trường Cao đẳng Đức trí Đà Nẵng, giúp cho trường vượt qua những khó khăn hiện tại trong việc huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và đánh giá kết quả hoạt động theo những mục tiêu đã được cụ thể hóa. - Đoàn Đình Hùng Cường (2008), “Xây dựng phương pháp đánh giá thành quả hoạt động dựa trên Bảng cân bằng điểm tại công ty B.S Việt Nam Footwear”, tác giả chỉ ra: Trình bày mối quan hệ nhân quả của các khía cạnh của bảng cân bằng điểm. Thông qua các mối quan hệ này bảng cân bằng điểm đã thông dịch và truyền đạt chiến lược vào trong các hoạt động. Mô tả khái quát hoạt động, những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới, cũng nhấn mạnh thực trạng đánh giá thành quả tại công ty. Qua đánh giá thành quả hoạt động công ty dựa trên cơ sở lý luận về phương pháp đánh giá thành quả dựa trên bảng cân bằng điểm, đề tài đã xây dựng phương pháp đánh giá thành quả dựa trên Bảng cân bằng điểm tại công ty B.S Việt Nam Footwear. Xây dựng phương pháp đánh giá thẻ điểm cân bằng phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty là một công ty sản xuất giày dép. Dựa trên những thước đo, đề tài cũng đã đề xuất được một vài phương pháp thực hiện để có thể áp dụng đo lường và đạt mục tiêu chiến lược. - Lưu Trọng Tấn, (2010), “ Balance Scorecard Implementation at Rang DongPlastic Joint-Stock Company (RDP)” Management Science and Engineering Vol. 4, No.2, 2010, pp. 92-98. Bài viết lấy trường hợp của công ty nhựa Rạng Đông để minh họa nghiên cứu về Thẻ điểm cân bằng của mình.  Tài liệu Internet - Loan Văn Sơn, “ Balance Scorecard – Xây dựng thẻ điểm cân bằng trong tổ 6 chức doanh nghiệp”. http://vietbao.vn/Kinh-te/Balance-scorecard-Xay-dung-the-diem-can-bangtrong-to-chuc-DN/2131405037/92/ Bài báo đề cập đến các khái niệm chung về Thẻ điểm cân bằng và các vấn đề cần chú ý khi triển khai trong các doanh nghiệp. - Phạm Trí Hùng, “ Doanh nghiệp và bước đầu áp dụng thẻ điểm cân bằng”. http://ocd.vn/index.php/vi/news/doanhnghiep/218-doanh-nghip-vn-va-bc-uap-dng-bng-im-can-bngBài viết trích từ báo cáo thường kỳ của TOP 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam- VNR (VNR Quarterly Report) do các chuyên gia, các công ty tư vấn trong và ngoài nước phối hợp thực hiện. Bài viết này được xem như kết luận của giới nghiên cứu sau khi đã phân tích những số liệu và tình hình thực tiễn ứng dụng bảng điểm cân bằng của một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả hoạt động bằng cách vận dụng Thẻ điểm cân bằng áp dụng cho một đơn vị hành chính sự nghiệp như trường Cao đẳng Đức Trí là khác hoàn toàn với một doanh nghiệp cổ phần như Công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai hay hình thức và đặc điểm hoạt động của công ty MSC, Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ và Công ty cổ phần Nông súc sản Đồng Nai là hoàn toàn khác nhau, điều này yêu cầu tác giả chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo tổng quát cho nghiên cứu của mình như cách xây dựng bài viết, dàn bài, và tổng quan về cơ sở lý luận. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCE SCORECARD - BSC) 1.1 Tổng quan về Balance Scorecard – BSC 1.1.1 Nguồn gốc và sự phát triển của Balance Scorecard Trước thập kỷ 90, hệ thống quản trị của hầu hết các đơn vị vẫn chủ yếu dựa trên các chỉ số tài chính và ngân sách để đo lường mức độ thành công. Một hệ thống như vậy khiến các đơn vị có xu hướng tập trung vào ngắn hạn và các chỉ số tài chính chỉ là kết quả cuối cùng phản ánh quá khứ. Nếu chỉ dựa vào chỉ số tài chính, các nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc kết nối mục tiêu của các bộ phận, cá nhân với mục tiêu của đơn vị, khó cân bằng ưu tiên giữa ngắn hạn và dài hạn. Những năm đầu thập niên 1990, nhiều nhà khoa học nghiên cứu về kế toán quản trị đã bổ sung thêm cho kế toán quản trị một số công cụ nhằm góp phần hoàn thành tốt hơn chức năng kiểm soát, đo lường và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Phương pháp thẻ điểm cân bằng (Balance scorecard method – BSC) được xây dựng bởi Robert Kaplan – một giáo sư chuyên ngành kế toán thuộc đại học Harvard và David Norton – một chuyên gia tư vấn thuộc vùng Boston cũng xuất phát từ lý do trên. Phương pháp này được áp dụng hữu hiệu ở nhiều tập đoàn, công ty trên thế giới như Dupnont, General Electric, IBM… Đồng thời một số phầm mềm quản trị cũng áp dụng nó để thiết lập nên hệ thống theo dõi, đánh giá hoạt động doanh nghiệp như SAS ở Mỹ, High Performance System Inc,… Thẻ điểm cân bằng - BSC đánh giá hoạt động của một tổ chức, một bộ phận thông qua một hệ cân bằng 4 phương diện: tài chính, khách hàng, những chu trình kinh doanh nội bộ, khía cạnh đào tạo và phát triển. Những đánh giá này bao gồm cả những đánh giá tài chính truyền thống của sự quản lý trong quá khứ, nhưng chúng cũng cung cấp những chiến lược đánh giá cho hoạt động trong tương lai. Môi trường của hoạt động kinh tế đã thay đổi từ chỗ dựa trên công nghiệp sang môi trường dựa trên thông tin. Sự 8 thay đổi này kéo theo trọng tâm cũng thay đổi từ những tài sản hữu hình sang tài sản vô hình. Những hoạt động không còn có thể được đánh giá tại một thời gian sau đó, vì nó được thực hiện ngay bây giờ qua những phân tích dữ liệu tài chính. Những hoạt động của doanh nghiệp phải được quản lý trong thời gian thực, điều này nghĩa là chúng phải được triển khai mà không có sự giới hạn của những bộ phận trong một đơn vị. Những phương pháp truyền thống của sự đánh giá hoạt động không còn đủ mạnh để kiểm soát, đánh giá trách nhiệm của các bộ phận, phòng ban tại doanh nghiệp trong thời đại ngày nay nữa. Thẻ điểm cân bằng được thiết kế để đưa ra một cái nhìn cân đối về tất cả các nhân tố trong một doanh nghiệp và đưa ra công thức đánh giá hoạt động sao cho phù hợp. Mục tiêu không nằm ở chỗ có một hệ thống đánh giá mới, mà là cuối cùng ta có một hệ thống quản lý, giám sát hiệu quả hơn. 1.1.2 Khái niệm thẻ điểm cân bằng (BSC) Theo Robert S. Kaplan, David P. Norton (The Balance Scorecard, trang 9), Thẻ điểm cân bằng là một hệ thống nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập một hệ thống để đo lường kết quả hoạt động trong một tổ chức trên bốn phương diện: tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội bộ và học hỏi và phát triển, được minh họa qua Hình 1.1 BSC giữ lại các chỉ số tài chính truyền thống. Những chỉ số này phản ánh tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, vốn chỉ phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế công nghiệp, trong đó, đầu tư vào năng lực dài hạn và mối quan hệ khách hàng không phải là nhân tố mang lại thành công. Bốn phương diện này cho phép tạo ra sự cân bằng đó là: - Cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn – mục tiêu dài hạn. - Cân bằng giữa những đánh giá bên ngoài liên quan đến các cổ đông, khách hàng - những đánh giá nội bộ liên quan đến qui trình xử lý, đổi mới, học hỏi và phát triển. - Cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được (tương lai) – những kết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất