Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Vận dụng kiến thức môn ngữ văn, giáo dục công dân, âm nhạc, hội họa để dạy bài 7...

Tài liệu Vận dụng kiến thức môn ngữ văn, giáo dục công dân, âm nhạc, hội họa để dạy bài 7

.PDF
38
5
84

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “VẬN DỤNG KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN, GIÁO DỤC CÔNG DÂN, ÂM NHẠC, HỘI HỌA ĐỂ DẠY BÀI 7: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI LỊCH SỬ 11 CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY” Người thực hiện: Lê Thị Ngân Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (Môn): Lịch Sử THANH HÓA NĂM 2019 1 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................... 3 1.1. Lý do chọn đề tài……………………......................................................3 1.2. Mục đích nghiên cứu……………............................................................4 1.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................5 2. NỘI DUNG.................................................................................................6 2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn................................................................7 2.2. Thực trạng của vấn đề..............................................................................7 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề........................................9 2.3.1. Lập bảng mô phỏng cấp độ nhận thức và định hướng năng lực chính được hình thành trong bài dạy........................................................................9 2.3.2. Xác định kiến thức liên môn tích hợp trong bài dạy.........................10 2.3.3. Xác định các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng để tích hợp các môn học khác vào phân môn Lịch sử....................................10 2.3.4. Tiến hành dạy thử nghiệm.................................................................10 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm......................................................20 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................22 3.1. Kết luận...................................................................................................22 3.2. Kiến nghị................................................................................................22 2 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài. Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng phải đa dạng hoá các nguồn thông tin bằng nhiều phương tiện, phương pháp dạy học, trong đó tài liệu tham khảo là nguồn kiến thức không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy. Có thể nói, Lịch sử liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá…Chúng ta có thể tìm thấy Lịch sử trong hầu hết các môn khoa học. Nhưng gần gũi nhất với Lịch sử chính là ngành khoa học Xã hội - Nhân văn. Thực tiễn việc dạy và học Lịch sử ở nhiều trường phổ thông hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng đại bộ phận học sinh đang dần “xa lánh” môn Lịch sử, không còn hứng thú với việc học tập môn Lịch sử. Đây là thực trạng đáng buồn. Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, theo tôi có nhiều nguyên nhân (gia đình – xã hội – nhà trường). Trong đó một nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng trên đó là: Giáo viên dạy còn để giờ dạy sử quá khô khan, nặng về trình bày, nêu sự kiện... nên thiếu sự thu hút đối với học sinh. Do đó, để khắc phục hiện tượng này, theo tôi ngoài việc đổi mới phương pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan... thì chúng ta nên sử dụng nhiều hơn nữa các nguồn tài liệu khác nhau, Văn hoc, Âm nhac, giáo dục công dân... trong giờ học Lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn hơn. Do đặc trưng của bộ môn, kiến thức Lịch sử là những kiến thức quá khứ, học sinh khó học, khó nhớ nên khi giáo viên sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử sẽ giúp học sinh hứng thú hơn, có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng Lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm Lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Luật giáo dục năm 2005, đã nêu “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và tính sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [1]. Từ nội dung trong luật giáo dục cho ta thấy một đòi hỏi tất yếu của xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiên nay, nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, yêu cầu đào tạo con người một cách toàn diện, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Để làm được điều đó đòi hỏi các thầy giáo, cô giáo phải xác định đúng vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bộ môn nói chung và môn Lịch sử nói riêng. 3 Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã có nhiều đổi mới nhiều về phương pháp dạy học ở tất các môn khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Phương pháp dạy học tích hợp liên môn giúp người học thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức, giúp học sinh có những kiến thức tổng quan, mối liên hệ chặt chẽ về kiến thức của nhiều môn học khác nhau với môn Lịch sử, giúp cho học các em có hứng thú hơn, say mê hơn đối với môn Lịch sử trong nhà trường hiện nay [2]. Hơn nữa phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong Lịch sử còn giúp phát triển năng lực tư duy và hành động cho học sinh, luôn tạo ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn, dạy cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể trong cuộc sống hiện tại. Từ những lý do trên, để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học môn Lịch sử tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn, giáo dục công dân, Âm nhạc, Hội họa để dạy bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cân đại (Lịch sử 11 cơ bản), góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018 - 2019. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu để cả học sinh và giáo viên ngoài kiến thức môn Lịch sử, sẽ có thêm nhiều kiến thức phong phú về các môn học khác nhau (Ngữ văn, GDCD, âm nhạc), những kiến thức có liên quan đến bộ môn Lịch sử. - Qua việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa, biết liên hệ trực tiếp với tình hình địa phương đất nước từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú học tập hơn vì được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo, biết liên hệ và vận dụng thực tế tốt hơn. - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học. - Phát triển tối đa năng lực, năng khiếu và thay đổi được nhận thức và hành động của học sinh trong thực tiễn cuộc sống thông qua việc vận dụng kiến thức liên môn trong bài học. - Rút ra một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong giờ dạy lịch sử, góp phần nâng cao được kết quả học tập Lịch sử ở trường THPT. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Học sinh khối lớp 11. - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Triệu Sơn 4. 4 - Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài trong thực tế giảng dạy tôi chọn lớp của trường THPT Triệu Sơn 4 là lớp12A2 (2017 - 2018) làm lớp đối chứng, và lớp 12B2 (2018 - 2019) làm lớp thực nghiệm. Hai lớp này 100% học sinh theo khối A, có sự tương đồng về tinh thần, thái độ và kết quả học tập môn Lịch sử. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp sưu tầm sử liệu. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp khái quát. - Phương pháp thực nhiệm. - Phương pháp so sánh. 5 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn Thế kỉ XXI Việt Nam đang đứng trước xu thế hội nhập, mở cửa nền kinh tế. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với nền giáo dục nước nhà là phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi một môn học trong nhà trường đều phải góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ, trong đó môn Lịch sử là 1 môn quan trọng. Lịch sử góp phần trang bị cho con người những tri thức về văn hóa, nhân văn, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức tự chủ… Tìm hiểu lịch sử để chúng ta đúc rút được những kinh nghiệm mà cha ông đi trước để lại, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Lịch sử là cây cầu để nối quá khứ với tương lai. Ngay từ thời cổ đại, các nhà nghiên cứu đã khẳng định “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”[3], “Lịch sử là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”[4]… Hay ngay khi đang còn học ở trường trung học Napôlêông Bônapác đã thấy được tầm quan trọng của việc học tập Lịch sử. Cùng với Toán và Vật lí, Lịch sử là một môn học ông vô cùng yêu thích bởi theo ông muốn đánh một nước nào đó trước hết phải hiểu được dân tộc đó. Nhờ vậy trong cuộc đời trinh chiến của mình ông đánh đâu thắng đó. Câu chuyện này đã khẳng định tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử trong cuộc sống con người. Tuy nhiên hiện nay môn Lịch sử đang ngày càng ít được quan tâm, chú ý. Do đó chất lượng dạy và học Lịch sử đang ngày càng giảm sút. Lại một mùa tuyển sinh mới lại đến với bao bộn bề, lo lắng của các sĩ tử. Và năm nào môn Lịch sử cũng trở thành “nỗi nhức nhối” của toàn xã hội. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử là nỗi trăn trở của rất nhiều người Việt nam yêu nước, đặc biệt là của những thầy cô đang trực tiếp giảng dạy bộ môn. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này và thấy được thực trạng hiện nay của việc dạy và học Lịch sử tôi vô cùng lo lắng. Do quan niệm chưa đúng về bộ môn, ở các trường THPT từ cấp quản lí đến giáo viên đều coi Lịch sử là môn phụ. Vì vậy chưa có sự đầu tư thích đáng. Mặt khác đa số học sinh coi đây là môn học thuộc lòng, không cần phải tư duy nên học sinh không hiểu Lịch sử mà mới dừng lại ở biết Lịch sử, học trước quên sau, kiến thức lịch sử mơ hồ, chung chung ... Những hạn chế trong phương pháp dạy học cũng làm cho chất lượng bộ môn suy giảm, nhiều giáo viên vẫn dạy theo phương thức truyền thụ một chiều, thầy đọc trò chép, thầy chủ động truyền kiến thức, trò bị động tiếp thu kiến thức, giờ học Lịch sử trở nên khô khan và nhàm chán. Thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục đào tạo Thanh Hoá nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong quá trình học. [5] Tài liệu tập huấn về dạy học tích hợp liên môn đã nêu rõ: “Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay 6 nhiều môn học khác nhau, các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn, sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp và giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển, không gây quá tải, nhàm chán, giúp học sinh có hiểu biết tổng quát, khả năng ứng dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn”. [6] Từ kết luận trên ta thấy việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng theo chủ đề tích hợp là hình thức liên kết kiến thức của nhiều môn học khác nhau với môn Lịch sử, giúp các em tiếp thu kiến thức sâu hơn, rộng hơn, biết vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống và ngược lại, từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến Lịch sử. “Lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu về bức tranh quá khứ, hiện tại của loài người, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tương lai” [7]. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu văn hóa thời cận đại, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, hứng thú hơn khi tìm hiểu nội dung này giáo viên phải tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, sử dụng các kĩ thuật dạy học mới như: kĩ thuật khăn phủ bàn...để các em có thể tiếp thu được kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng, tư tưởng một cách hiệu quả nhất. Thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung cùng những nghị quyết của ngành, của Đảng, Nhà nước về đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học, đặc biệt là việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT [8] Hi vọng với đề tài này tôi có thể góp một phần nhỏ vào việc cải thiện tình hình dạy và học Lịch sử hiện nay. Rất mong được sự góp ý của đồng chí, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 2.2. Thực trạng của vấn đề. - Tôi sử dụng phiếu điều tra về hứng thú học tập của học sinh lớp 11B2 và 11C2 khi học Lịch sử (chú ý: phiếu điều tra không ghi tên người được điều tra để đảm bảo yếu tố khách quan) và nhận được kết quả như sau: Mức độ hứng thú Năm học 2017 - 2018 Năm học 2018 - 2019 Lớp 11B2 Lớp 11C2 Số lượng % Số lượng % Rất thích Bình thường 6 19 12.7 40.5 7 18 15.6 40 Không thích Tổng 22 47 46.8 100 20 45 44.4 100 7 - Qua kết quả điều tra trên ta thấy số lượng học sinh rất thích môn Lịch sử ở cả 2 năm là rất ít, còn lại đa số học sinh được điều tra cảm thấy bình thường hoặc không thích học Lịch sử. - Kết quả thực trạng trên. + Từ việc không thích học Lịch sử dẫn đến việc kiến thức về lịch sử của các em ngày càng bị thu hẹp, các em có lối sống mơ hồ, thực dụng, thích hưởng thụ mà không có ý thức cống hiến. + Nhiều học sinh quay lưng lại với lịch sử đặc biệt là lịch sử dân tộc, không hiểu được nguồn gốc, quy luật phát triển của lịch sử loài người, dẫn đến một thế hệ trẻ Việt Nam đang sống lệch lạc, mất gốc, không biết trân trọng quá khứ. + Do không thích học Lịch sử nên nhiều học sinh đang có sự nhầm lẫn không đáng có giữa lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, sự kiện này với sự kiện kia, và nghiêm trọng hơn là hiện tượng xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, sống nông nổi, nhất thời. + Kết quả các bài kiểm tra định kì thường xuyên, các kì thi do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức chất lượng môn Lịch sử rất thấp. Vẫn còn đó hàng ngàn thí sinh bị điểm 0 trong năm 2010 – 2011, kì thi tuyển sinh Đại học năm 2011 – 2012 Lịch sử là môn có điểm thấp nhất, số bài thi dưới điểm trung bình là 80 – 90% . - Tiếp tục tìm hiểu ở hai lớp 11B2 và 11C2 trong 2 năm học và thu được kết quả như sau: Năm học 2017 – 2018 Nguyên nhân Lớp Sĩ số 11B2 47 Lớp Sĩ số Do học sinh chỉ tập trung môn khối A SL 12 Năm học: 2018 – 2019 Do kiến thức Do phương SGK khô pháp dạy khô khan, nặng khan, buồn nề tẻ, nặng nề Ý kiến khác % SL % SL % SL % 25,5 10 2,.2 22 46,8 03 6,5 Nguyên nhân 8 Do học sinh chỉ tập trung môn khối A 11C2 45 Do kiến thức Do phương SGK khô pháp dạy khô khan, nặng khan, buồn nề tẻ, nặng nề Ý kiến khác SL % SL % SL % SL % 13 28,9 11 24,4 19 42,2 02 4,5 Qua bảng thống kê trên ta thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không hứng thú khi học Lịch sử, nguyên nhân quan trọng nhất là do phương pháp giảng dạy khô khan, buồn tẻ, nặng về trình bày các sự kiện diễn ra, tiết học Lịch sử trở thành buổi liệt kê những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, vì vậy nhiều học sinh thấy “sợ” khi phải học Lịch sử. Trong thực tế giảng dạy của nhiều năm học gần đây, phương pháp tích hợp liên môn đang trở thành một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng. Tuy nhiên vấn đề tích hợp liên môn trong dạy học Lịch sử thực hiện chưa đồng bộ ở từng giáo viên, nhiều giáo viên còn ngại thực hiện do phải tìm hiểu sâu hơn kiến thức thuộc các môn học khác nhau nên chưa đầu tư thỏa đáng vào bài dạy, chưa khai thác triệt để các nguồn kiến thức của các môn học khác nhau để làm phong phú, sinh động bài dạy. Cụ thể khi dạy bài 7: Những thành tự văn hóa thời cận đại( Lịch sử 11 cơ bản) muốn cho học sinh hiểu và vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn thì đòi hỏi giáo viên phải có thêm kiến thức phân môn Ngữ văn lớp, môn GDCD,âm nhạc....còn học sinh thì phải phải biết vận dụng, phát huy kiến thức nhiều môn học. Tuy nhiên do phương pháp dạy học vẫn theo đơn nên đa phần giáo viên chỉ chú trọng đến việc khai thác nội dung kiến thức cơ bản của môn học hoặc nhắc đến một cách hình thức mà không tiến hành các phương pháp hỗ trợ để các em hiểu sâu sắc kiến thức, kết hợp kiến thức liên môn để có thể đạt được kết quả học tập tốt hơn. Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu bài học và mạnh dạn thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy thông qua đề tài: “Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn, giáo dục công dân, Âm nhạc, Hội họa để dạy bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cân đại (Lịch sử 11 cơ bản), góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy”. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Lập bảng mô phỏng cấp độ nhận thức và định hướng năng lực chính được hình thành trong bài dạy. Dạy học là cách thức giáo viên tổ chức các hoạt động học tập để đạt được mục tiêu bài học. Trong dạy và học thì giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm phát huy mọi năng lực, sở 9 trường của mỗi học sinh, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập, còn học sinh là người chủ động tìm tòi, phám phá, phát hiện các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, tự mình cùng nhóm bạn trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên lập kế hoạch, chọn phương thức hợp lí để giải quyết vấn đề và lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên đảm bảo được các mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng...Vì vậy giáo viên cần hình thành bảng mô tả cấp độ nhận thức và định hướng năng lực chính được hình thành thông qua bài học. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở Vận dụng ở mức độ thấp mức độ cao 2.3.2. Xác định kiến thức liên môn, tích hợp trong bài dạy. - Kiến thức môn Ngữ văn - Kiến thức môn GDCD - Âm nhạc, hội họa 2.3.3. Xác định các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng để tích hợp các môn học khác vào phân môn Lịch sử. - Tích hợp kiến thức liên môn: Tích hợp môn Lịch sử với các môn học khác nhau (Ngữ văn, GDCD, Âm nhạc... ) - Các phương pháp dạy học tích cực: Miêu tả, tường thuật, trực quan, trình bày, xác lập mối quan hệ nhân quả, trực quan, giải quyết vấn đề.... - Kỹ thuật dạy học tích cực: Đặt câu hỏi, học tập hợp tác, kỹ thuật khăn phủ bàn... 2.3.4. Tiến hành dạy thử nghiệm. Lập kế hoạch bài dạy. 1. Kiến thức: - Qua bài học này giúp học sinh biết và nhớ được tên những nhân vật, những nhà văn hóa tiêu biểu gắn liền với những thành tựu của nền văn hóa nhân loại thời cận đại. - Hiểu được ảnh hưởng, tác động của nền văn hóa thời cận đại trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. - Tích hợp kiến thức của môn ngữ văn để giúp học sinh ghi nhớ những bài thơ, văn của các tác giả tiêu biểu trong nền văn học Phương Tây và Phương Đông. - Tích hợp kiến thức trên lĩnh vực âm nhạc để học sinh được thưởng thức một số bản nhạc cổ điển hay nhất mọi thời đại của các nhà soạn nhạc nổi tiếng như: Bét-tô-ven, Mô Da, Trai-cốp-xki… - Tích hợp kiến thức của môn giáo dục công dân để học sinh nắm được những chính sách của Đảng và nhà nước trong việc bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa, nghệ thuật của nhân loại. Đồng thời, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh biết trân trọng những giá trị văn hóa nghệ thuật của nhân loại. 10 - Tích hợp kiến thức trên lĩnh vực hội họa, kiến trúc và điêu khắc giúp học sinh được tri giác những tác phẩm hội họa nổi tiếng của nhân loại thời cận đại: tác phẩm của Rem-bran, Van Gốc, Pi-cát-xô, Lê-vi-tan…. 2. Kĩ năng: * Kĩ năng chung: - Phân tích, so sánh, nhận xét, vận dụng tổng hợp, huy động kiến thức các môn học để giải quyết các vấn đề đặt ra. - Phát triển năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm, trình bày vấn đề. * Kĩ năng chuyên biệt: - Kĩ năng sử dụng kiến thức về văn hóa trên các lĩnh vực để đánh giá những giá trị của nền văn hóa trong thời kì cận đại trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. - Rèn luyện kĩ năng trình bày, kĩ năng thực hành bộ môn (lập niên biểu những thành tựu tiêu biểu của nền văn hóa nhân loại thời cận đại). 3. Thái độ: - Hình thành cho học sinh thái độ biết trân trọng, giữ gìn những thành tựu văn hóa của nhân loại. - Hình thành ý thức say mê học tập, nghiên cứu và tìm hiểu những thành tựu văn hóa để từng bước làm giàu thêm tri thức của bản thân và vận dụng vào cuộc sống. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung : Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo - Năng lực chuyên biệt : Tái tạo kiến thức, thực hành bộ môn Lịch sử, xác định và giải quyết mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện … II. Chuẩn bị của giáo viên- học sinh 1. Giáo viên: - Giáo án. - Máy tính có cài đặt Window Media player, kết nối với máy chiếu, có loa. - Tranh ảnh của các tác giả, tác phẩm văn học nổi tiếng, những tác phẩm nghệ thuật cũng như các tác giả đương thời. - Sử dụng nhạc của bản giao hưởng của nhạc sĩ Bét-tô-ven, Trai-cốp-xki. - Các tài liệu: + Ngữ văn 9, bài “Chó sói và cừu” + Ngữ văn 10, Tiết 81- Truyện Kiều – Phần I: Tác giả + Ngữ văn 11, Tiết 7 , tác phẩm thơ Tự tình II, tác giả Hồ Xuân Hương + Ngữ văn 11, tiết 94, tác phẩm thơ: Tôi yêu em, tác giả Puskin + Ngữ văn 11, tiết 95, Bài thơ số 28 – Ta Go + Ngữ văn 11, tiết 99, đoạn trích: Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Trích “Những người khốn khổ của V.Huy Gô) + Ngữ văn 12, tiết 80, tác phẩm “ Thuốc” của tác giả Lỗ Tấn. - Giáo dục công dân 11, Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ, văn hóa. - Giấy Giôki khổ lớn, bút dạ, nam châm. 11 2. Học sinh: - Học bài cũ và đọc bài trước ở nhà. - Sưu tầm các tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của giáo viên. III. Tổ chức hoạt động học tập 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (không) Giáo viên kết hợp cho điểm kiểm tra bài cũ khi giới thiệu bài học hoặc trong quá trình giảng dạy bài mới. 3. Bài mới: A. Hoạt động khởi động * Tích hợp kiến thức âm nhạc để giới thiệu bài học GV: Cho học sinh nghe bản nhạc cổ điển. GV giới thiệu: Bản giao hưởng mà các em vừa lắng nghe có tên là bản giao hưởng “ Bốn mùa” của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức là Bét-tô-ven. Đây là một trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu thời cận đại, những biến động to lớn của thời kì này đã có tác động không nhỏ đến sự phát triển của văn hóa. Ở bài học: " Những thành tựu văn hóa thời cận đại" hôm nay cô và các em sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về những thành tựu tiêu biểu về văn hóa của các quốc gia Phương Đông và Phương Tây trong thời kì cận đại. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại: 2. Thành tựu của văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. - Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân. Giáo viên ghép kiến thức của mục 1 và mục 2 để giúp học sinh lập bảng tóm tắt những thành tựu văn hóa trong thời cận đại đến đầu thế kỉ XX. - Phương pháp: Hoạt động nhóm. - Mục đích: Tích hợp kiến thức của môn ngữ văn để giúp học sinh ghi nhớ được những tác giả, tác phẩm của nền văn học Phương Tây. Tích hợp kiến thức của âm nhạc để giúp học sinh được nghe một số bản nhạc cổ điển bất hủ mọi thời đại. Tích hợp kiến thức về nghệ thuật để học sinh được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác của nhân loại. Gv: Chia cả lớp thành 4 nhóm sau đó giao nhiệm vụ 4 nhóm hoàn thành bảng tóm tắt về các lĩnh vực, tên tác giả, tác phẩm, quốc gia, thể loại, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu theo bảng sau: BẢNG TÓM TẮT NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI Lĩnh vực Tên tác giả Tên quốc Thể loại, tác phẩm và những đóng gia góp chủ yếu Vă học Âm nhạc 12 Hội họa Tư tưởng Nhóm 1: Tìm hiểu những thành tựu văn học buổi đầu thời cận đại Nhóm 2: Tìm hiểu những thành tựu văn học từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Nhóm 3: Tìm hiểu những thành tựu trên lĩnh vực âm nhạc Nhóm 4: Tìm hiểu những thành tựu trên lĩnh vực hội họa và tư tưởng. Sau 6 phút hoàn thiện bảng tổng hợp những thành tựu văn hóa thời cận đại giáo viên gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội dung, sau đó tham khảo ý kiến bổ sung của các nhóm khác, gv nhận xét tuyên dương những nhóm hoàn thiện nhanh, kết quả tốt nhất. Để giúp tất cả học sinh khắc sâu bài học gv đưa bảng sau: BẢNG TÓM TẮT NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI Tên quốc Thể loại, tác phẩm Lĩnh Tên tác giả gia và những đóng góp chủ yếu vực Văn Cooc-nây Pháp Đại biểu xuất xắc của nền bi kịch cổ điển Pháp. học La phông-ten Pháp Nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển của Pháp Mô-li-e Pháp Tác gia nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp Ban-dắc Pháp Nhà văn hiện thực Nhà viết kịch, tiểu thuyết với tác phẩm nổi Vích-to Pháp tiếng: Những người khốn khổ Huy-Gô Nhà viết truyện cổ tích cho thiếu nhi với tác Đan An-đéc-xen phẩm nổi tiếng: Cô bé bán diêm, Con vịt xấu Mạch xí… Pu-skin Nga Nhà thơ tình nổi tiếng với bài: Tôi yêu em Nhà văn nổi tiếng với tác phẩm: Chiến tranh và Lép Tôn-Xtôi Nga hòa bình, Phục sinh Tào Tuyết Trung Nhà viết tiểu thuyết nổi tiếng với tác phẩm Cần Quốc Hồng Lâu Mộng. Trung Nhà văn cách mạng với tác phẩm AQ chính Lỗ Tấn Quốc truyện và Nhật kí người điên. Nhà văn lớn với tác phẩm: Những cuộc phiêu Mác-Tuên Mĩ lưu của Tôm Xoay-ơ . Phi-Lip- Nhà văn, nhà thơ lớn với tác phẩm: Đừng đụng Ri-dan Pin vào tôi. Ta-Go Ấn Độ Nhà triết gia, nhà cải cách lớn: Tác phẩm: Thơ Dâng đạt giải Nô-ben-1913. 13 Âm Nhạc Hội họa Tư tưởng Hô-xê Mác-ti Cu Ba Bét-tô-ven Đức Mô-da Áo Trai-cốp-xki Nga Rem-bran Hà Lan Van-Gốc Hà Lan Lê-vi-tan Nga Mông-te-xki-ơ Pháp Rút-Xô Pháp Vôn-Te Pháp Đi-tơ-rô Pháp Nhà văn tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc…. Nhà soạn nhạc thiên tài với các bản giao hưởng số 3, số 5, số 9. Nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo: 14 tuổi sáng tác thành công vở nhạc kịch Vua Mi-tơ-đát xứ Đông. Nhà soạn nhạc kịch hiện thực:Tác phẩm con đầm pích, Hồ thiên nga… Họa sĩ vẽ tranh phong cảnh Họa sĩ nổi tiếng Họa sĩ nổi tiếng với bức tranh Mùa thu vàng Nhà tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng Nhà tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng Nhà tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng Đại diện cho nhóm bách khoa toàn thư. Mục tiêu và Phương thức hoạt động Hoạt động 2: Giáo viên, học sinh - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, thuyết trình, liên hệ, - Mục tiêu: Tích hợp kiến thức văn học nhằm giúp các em ghi nhớ một số tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Trung đại, đồng thời hiểu được nội dung các tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội đương thời. Gv: Trong chương trình văn học thời trung đại em được biết đến những tác giả và tác phẩm tiêu biểu nào? Hs: Kể tên được những tác giả và tác phẩm tiêu biểu như: Laphông-ten, Vich-to-Huy-gô, Pu-skin, Lep-tôn-xtôi, Ta-go, Lỗ Tấn…. Gv: Đặt câu hỏi nhận thức: ?Em hãy cho biết nội dung của các tác phẩm văn học ở Phương Đông và phương Tây đã phản ánh hiện thực xã hội thời kì cận đại như thế nào? Để giúp các em trả lời câu hỏi nhận thức trên gv giúp các em tìm hiểu nội dung của một số tác phẩm tiêu biểu. Gợi ý sản phẩm * Lĩnh vực văn học: - Tác giả Vích-ToHuy-Gô với đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Thông qua hình ảnh nhân vật chính Giăng Văn Giăng nhà văn mong muốn mọi người có cái nhìn thấu đáo hơn về cuộc sống, cái thiện đã khôi phục quyền lực của mình mà tạo hóa 14 * Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn lớp 11, Tiết 99-100. Đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, trích trong tác phẩm: “Những người khốn khổ”, của V.Huy Gô. Gv? Ở chương trình ngữ văn lớp 11 được biết đến tác giả và tác phẩm tiêu biểu nào của nền văn học Phương Tây? Hs: Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” trong tác phẩm: “Những người khốn khổ” của nhà văn Vích-to-Huygô”. Gv cho hs quan sát hình ảnh về nhà văn ( Hình 1) Gv: Em hãy cho biết đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn Vích-to-Huy-gô? Hs: trình bày gv bổ sung thêm một số thông tin. Vích-to-Huygô là nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn người Pháp. Ông được coi là một trong những nhà văn Pháp vĩ đại nhất. Tác phẩm những người khốn khổ xuất bản vào năm 1862 được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. Gv: Vậy nhân vật chính của đoạn trích là ai? Nội dung của đoạn trích này phản ánh hiện thực xã hội Phương Tây như thế nào? Hs: Thông qua hình ảnh nhân vật chính Giăng Văn Giăng nhà văn mong muốn mọi người có cái nhìn thấu đáo hơn về cuộc sống. Trong xã hội bất công ấy con người đã bị tướt đoạt quyền công dân, quyền sống còn những kẻ độc ác thì nắm trong tay pháp luật uy quyền. Thế nhưng cái thiện đã khôi phục quyền lực của mình mà tạo hóa ban cho đó là quyền lực và tình yêu thương của con người với con người. * Tích hợp kiến thức ngữ văn lớp 11, bài thơ: “Tôi yêu em” của Puskin, tiết 94. Gv? Em biết nhà thơ nào của nước Nga gắn liền với những tác phẩm thơ tình lãng mạn không? Bài thơ nổi tiếng nhất viết về tình yêu gắn liền với tên tuổi của nhà thơ là gì? Hãy đọc những câu thơ mà em thích về bài thơ đó? Hs: Trả lời câu hỏi, gv khuyến khích hs thuộc bài tuyên dương trước lớp. Bài thơ “Tôi yêu em” “Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài Tôi yêu em âm thầm không hy vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm ban cho đó là quyền lực và tình yêu thương của con người với con người. 15 Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”.[9] * Tích hợp kiến thức ngữ văn lớp 9, bài thơ: “Chó sói và Cừu”. Thông qua kiến thức tích hợp nhằm giúp học sinh nhớ lại một số câu chuyện ngụ ngôn tiêu biểu của nhà văn LaPhông-Ten. Gv? Em hãy kể tên một số truyện ngụ ngôn của nhà văn La Phông -Ten. Hs: Bài “Chó sói và Cừu” trong truyện ngụ ngôn của La-Phông-Ten thuộc chương trình ngữ văn lớp 9 GV cho HS quan sát hình ảnh (Hình 2 và 3) * Tích hợp kiến thức môn ngữ văn lớp 12 giới thiệu về tác phẩm “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn - Tác giả Pu-Skin Gv cho học sinh quan sát hình ảnh ( Hình 4) Gv? Em thấy các hình ảnh trên có mối quan hệ với nhau như với bài thơ: “Tôi thế nào? Tác phẩm văn học này phản ánh hiện thực gì của xã yêu em”. hội Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX? Hs: Trình bày về mối quan hệ giữa các hình ảnh trên. Gv: Nhận xét và giải thích thêm về tác phẩm. Tác phẩm “Thuốc” sáng tác năm 1919, thể hiện khá rõ những băn khoăn, day dứt của Lỗ Tấn trước những vấn đề quan trọng của xã hội đương thời. Tác giả phê phán sự lạc hậu, mê muội của số đông dân chúng và thái độ xa rời quần chúng của những người khởi xướng và tham gia phong trào Ngũ Tứ. Đồng thời ông gửi gắm trong truyện niềm hy vọng vào tương lai Trung Quốc sẽ có một cuộc cách mạng triệt để của quần chúng và vì quần chúng. Gv: Cho hs quan sát thêm chân dung của một số nhà văn nổi tiếng của phương Tây như: Mô-Li-e ( Hình 5) - La- Phông-Ten Gv? Bên cạnh những tác giả tác phẩm văn học Phương với tác phẩm “ Chó Tây và Phương Đông em được biết đến những tác giả tác phẩm Sói và cừu” văn học tiêu biểu nào của Việt Nam? Hs: Trình bày, gv nhận xét Gv: Giới thiệu về một số tác giả tiêu biểu như Lê Quý Đôn. + Lê Quý Đôn cũng được mệnh danh là nhà bác học lớn nhất của Việt Nam thời phong kiến. Từ nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh có trí nhớ tốt được xem là “thần đồng”. Ông có nhiều cống hiến trên lĩnh vực văn học đặc biệt là sử học với khối lượng tác phẩm đồ sộ như: tác phẩm Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục…Nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét về ông: “Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên…không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không có chỗ nào không 16 đạt tới, thật là phong cách đại gia”[10] + HS quan sát hình ảnh Lê Qúy Đôn và tác phẩm Truyện Kiều ( Hình7 và hình 8) * Tích hợp kiến thức Ngữ văn 10, tác phẩm: “Truyện Kiều”, tiết 81, văn học Việt Nam . Bài thơ: “Tự tình II” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, sgk ngữ văn lớp11, tiết 7. Gv? Gợi cho học sinh nhớ lại Truyện Kiều của Nguyễn Du hoặc bài thơ “Tự tình”, của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương…. Gv? Các sáng tác của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương phản ánh hiện thực gì của xã hội phong kiến Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Hs: Trả lời câu hỏi, gv nhận xét, bổ sung. Những đoạn trích mà các em được học và một số bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương là lời tố cáo chính sách cai trị hà khắc của xã hội phong kiến với thân phận những người phụ nữ. Thể hiện khát vọng được công bằng và bình đẳng trong xã hội… +Nguyễn Du hiệu là Tố Như, ông là một nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam(Đại thi hào dân tộc). Tác phẩm Truyện Kiều của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong nền văn học Việt Nam. Gv? Sau khi tìm hiểu về một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu em hãy cho biết nét nổi bật trong các sáng tác của các nhà văn Phương Tây và Phương Đông là gì? Hs: Trả lời câu hỏi theo gợi sau: - Các tác phẩm văn học trên phản ánh hiện thực xã hội Phương Đông và Phương Tây thời cận đại thế nào? Gv: Nhận xét câu trả lời của hs và rút ra nhận xét chung. Nhận xét: - Các tác phẩm văn học phản ánh hiện thực xã hội của các quốc gia Phương Đông và Phương Tây. - Là đòn tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, góp phần vào sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới. - Thể hiện khát vọng có được cuộc sống công bằng, tốt đẹp cho mọi người. Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân - Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại và thuyết trình. - Mục đích: Tích hợp kiến thức trên lĩnh vực âm nhạc giúp học sinh được nghe và hiểu biết thêm về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của nền âm nhạc cổ điển Phương Tây. - Tác giả Lỗ Tấn với tác phẩm “Thuốc”. Tác phẩm phê phán sự lạc hậu, mê muội của số đông dân chúng và thái độ xa rời quần chúng của những người khởi xướng và tham gia phong trào Ngũ Tứ. Nhận xét: - Các tác phẩm văn học phản ánh hiện thực xã hội của các quốc gia Phương Đông và Phương Tây. - Là đòn tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, góp phần vào sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới. - Thể hiện khát vọng có được cuộc sống công bằng, tốt đẹp cho mọi người. * Về lĩnh vực âm nhạc: - Tác giả Bet-Tôven nổi tiếng với các bản giao hưởng 17 * Tích hợp kiến thức âm nhạc : Gv: Trong số các nhà soạn nhạc nổi tiếng trên em thích nhất nhà soạn nhạc nào? Hãy nêu một số hiểu biết của em về tác giả đó? Hs trả lời Gv nhận xét khuyến khích cho điểm em trả lời đúng nhất. + Cho HS quan sát hình ảnh về Bet-To-Ven, MôDa( Hình 9) + Nhà soạn nhạc Bet-Tô-Ven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Từ nhỏ ông bị “khiếm thính” nhưng ông vẫn cẩm nhận được những vẻ đẹp và tinh túy của cuộc sống. Ông được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau. Trong số khối lượng tác phẩm đồ sộ để lại cho nhân loại người ta nhớ nhất là các bản giao hưởng số 3, số 5 và số 9, bản giao hưởng số 9 còn có tên là “định mệnh” viết còn dang dở thì ông qua đời. + Nhà soạn nhạc Mô-Da là một nhạc sĩ thiên tài người Áo, bắt đầu biết soạn nhạc từ năm lên 4, 5 tuổi viết những bản nhạc hòa tấu từ năm lên 6 tuổi. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong ngành nhạc cổ điển Châu Âu. Gv cho học sinh quan sát hình ảnh Bet-Tô-Ven và Mô Da. Gv: Cho xem vở bale Hồ thiên nga của Trai-cốp-xki( Hình 10, 11) Hoạt động 4: Cả lớp và cá nhân - Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, liên hệ. - Mục đích: Tích hợp kiến thức về kiến trúc và hội họa nhằm giúp học sinh được tri giác những tác phẩm hội họa tuyệt tác của nhân loại. * Tích hợp kiến thức về hội họa và kiến trúc Gv: Trong số các họa sĩ nổi tiếng thời cận đại em được biết nhiều nhất về tác giả nào? Tác phẩm nổi tiếng của danh họa này là gì? Hs: Trình bày về danh họa Lê-Vi-Tan với bức tranh nổi tiếng “Mùa thu vàng”. Gv cho học sinh quan sát hình ảnh (Hình 12 và 13) + Lê-Vi-Tan nghệ sĩ vẽ tranh phong cảnh nổi tiếng của nước Nga, các tác phẩm của ông khắc học vẻ đẹp của thiên nhiên nước Nga, một vẻ đẹp thuần khiết làm say lòng người.Trong số các bức tranh thì bức “mùa thu vàng” được xem là một kiệt tác bất hủ của ông. Gv cho hs quan sát thêm một số bức họa nổi tiếng: hình 14 và số 3, số 5 và số 9. - Tác giả Mô- Da là nhạc sĩ thiên tài người Áo.- Tác giả Trai-Cốp-Xki nổi tiếng với tác phẩm “Hồ thiên Nga”. * Về lĩnh vực hội họa, kiến trúc: - Lê-Vi-Tan(Nga), là một danh họa nổi tiếng chủ yếu ông vẽ tranh phong cảnh của nước Nga trong đó tác phẩm nổi tiếng là bức tranh:“Mùa thu vàng”. - Họa sĩ Van- Gốc( Hà Lan) với tác phẩm hoa hướng dương. - Họa sĩ RemBran( Hà Lan), nổi tiếng vẽ tranh chân dung. * Về kiến trúc: - Cung điện Véc- Xai (Pháp) là một công trình kiến trúc, văn hóa, lịch sử nổi tiếng của Pháp, đây là niềm tự hào của nhân dân Pháp. Nhận xét: Như vậy những sáng tác trên lĩnh vực hội họa tiêu biểu ở Phương Tây thời cận đại chủ yếu ca 18 15 Gv: Bên cạnh những tác giả và tác phẩm mà trên thời cận đại các em còn được biết đến những danh họa nổi tiếng như Pi-catxô của Tây Ban Nha, Lê-o-na-dơ-van-xi của nước Ý. * Tích hợp kiến thức về nghệ thuật kiến trúc: Gv cho học sinh quan sát hình ảnh kiến trúc nổi tiếng( Hình 16) Cung điện Véc-Xai là một công trình kiến trúc, văn hóa, lịch sử nổi tiếng của Pháp, đây là niềm tự hào của nhân dân Pháp. Nơi đây không chỉ ghi dấu những sự kiện của nước Pháp mà còn ghi dấu những sự kiện mang tầm vóc quốc tế. Nhận xét: Như vậy những sáng tác trên lĩnh vực hội họa tiêu biểu ở Phương Tây thời cận đại chủ yếu ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người. Từ đó tác giả gửi gắm tình yêu của mình với quê hương và đất nước * Tích hợp kiến thức môn giáo dục công dân lớp11, Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ, văn hóa. Gv: Em hãy cho biết nội dung nào trong chương trình GDCD lớp 11 đề cao quyền dân chủ trong văn hóa. Hs: - Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là thực hiện những quyền làm chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa. - Công dân có những quyền sau: + Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa + Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình. + Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. - Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Gv: Em có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ và giữ gìn các giá tác phẩm văn hóa nghệ thuật của nhân loại. Hs: Trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ giữ gìn các giá trị văn hóa, nghệ thuật của nhân loại. Gv: Em hãy quan sát hình ảnh và rút ra nhận xét( Hình 17) Hs: Trình bày suy nghĩ của mình với hành động vi phạm quyền tác giả, tác phẩm, từ đó nêu cao ý thức giữ gìn các tác phẩm nghệ thuật của nhân loại. Hoạt động 5: Cả lớp, cá nhân - Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, gợi mở, liên hệ. Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức trên lĩnh vực tư tưởng đã trình bày trên bảng tổng hợp. Gv? Em hãy kể tên các nhà tư tưởng trong trào lưu triết học ánh sáng của Pháp. Nội dung của trào lưu tư tưởng này được ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người. Từ đó tác giả gửi gắm tình yêu của mình với quê hương và đất nước. * Về lĩnh vực tư tưởng: - Mông-tet-xki-ơ - Rút-Xô - Vôn-Te - Đi-Tơ-Rô. Nội dung: Trào lưu triết học ánh sáng là trào lưu tư tưởng tiến bộ nhằm tấn công vào những tư tưởng lạc hậu, thủ cựu và hẹp hòi của xã hội phong kiến, đề cao giá trị đích thực của con người. Từ đó, các nhà tư tưởng mong muốn có một xã hội tốt đẹp công bằng và bình đẳng. Nhận xét: Những tư tưởng tiến bộ của trào lưu triết học ánh sáng là đòn tấn công vào sào huyệt phong kiến lạc hậu, mở đường cho xã hội tiến lên. 19 thể hiện như thế nào? Hs trình bày, gv bổ sung Trào lưu triết học ánh sáng với các tên tuổi nổi tiếng như: Mông-tét-xki-ơ, Rút Xô, Vôn –Te là trào lưu tư tưởng tiến bộ nhằm tấn công vào những tư tưởng lạc hậu, thủ cựu và hẹp hòi của xã hội phong kiến, đề cao giá trị đích thực của con người. Từ đó, các nhà tư tưởng mong muốn có một xã hội tốt đẹp công bằng và bình đẳng. Gv? Vì sao những nhà tư tưởng này được xem là này được xem là những người “đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi”? Vì: Họ phê phán chế độ quân chủ chuyên chế, lên án nhà thờ, đề ra nguyên tắc phân chia rõ rệt ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp…Những tư tưởng tiến bộ này góp phần làm cho quần chúng thức tỉnh, có tác dụng tích cực chuẩn bị cho cuộc cách mạng sẽ bùng nổ. Gv cho hs quan sát chân dung của các nhà tư tưởng( Hình 18) Gv liên hệ lịch sử Việt Nam: Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam nổi lên các nhà tư tưởng tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Lộ Trạch…với mong muốn canh tân đất nước tuy nhiên những tư tưởng của các ông hợp thời bởi vì vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nước ta còn chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến. Gv? Tại sao bước vào thời cận đại, nền văn hóa của Châu Âu lại có điều kiện phát triển mạnh mẽ? Hs: - Nhiều nước Châu Âu hoàn thành xong cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến là cản trở lớn nhất của CNTB trên con đường phát triển. - Sau cách mạng các nước này có điều kiện phát triển kinh tế, tiến hành cách mạng công nghiệp, nâng cao năng suất lao động. Sự phát triển của CNTB tạo điều kiện cho nền văn hóa phát triển. C. Hoạt đông luyện tập 1. Mục tiêu: Nhằm cũng cố, hệ thống hóa và nâng cao kiến thức về các thành tựu văn hóa thời Cận đại, liên hệ với các thành tưu văn hóa Việt Nam thời kì này 2. Phương thức: - Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh + Sưu tầm tranh ảnh các thành tựu văn hóa thế giới, Việt Nam thời cận đại + Một số tác phẩm văn học phản ánh hiện thực thời cận đại - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS làm trên lớp hoặc ở nhà 3. Dự kiến sản phẩm D. Vận dụng và mở rộng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan