Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn (giáo dục công dân 10) n...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn (giáo dục công dân 10) nâng cao nhận thức của học sinh về an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện

.PDF
11
1380
114

Mô tả:

Phiếu thông tin về nhóm học sinh dự thi - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Hà Nội - Trường (THCS/THPT): Trung học phổ thông Vân Tảo - Địa chỉ: xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - Điện thoại: - Email:c3vantao.edu.vn - Tên tình huống: “Nâng cao nhận thức của học sinh về an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện” - Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: môn Giáo dục công dân. - Các môn học tích hợp: Vật lí, Công nghệ. - Thông tin về nhóm học sinh dự thi: 1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hân Ngày sinh: 13/09/1999 Lớp 10A2 2. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Anh Ngày sinh: 27/03/1999 Lớp 10A2 1 BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC 1. Tên tình huống: “Nâng cao nhận thức của học sinh về an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Nâng cao nhận thức của học sinh trung học phổ thông về vấn đề an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. Từ đó các bạn nghiêm túc thực hiện việc đội mũ bảo hiểm khi sử dụng các phương tiện xe chạy bằng hai bánh; không lạng lách, đánh võng, không chở quá số người theo quy định và không dàn hàng hai, hàng ba khi tham gia giao thông. - Với tỉnh lộ 71 - được coi là cung đường nguy hiểm, chúng em mong muốn sau khi giải quyết tình huống này sẽ phòng tránh, giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, giảm bớt những mất mát về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra. - Với chúng em khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ được tìm hiểu sâu, rộng về kiến thức các môn học như Giáo dục công dân, Vật lí, Công nghệ, Tin học,.... và từ đó chúng em tăng khả năng của mình trong việc vận dụng kiến thức các môn học vào thực tế đời sống. Ngoài ra, khi thực hiện tình huống này chúng em còn được rèn luyện các kĩ năng rất cần thiết như : thuyết trình, ứng dụng công nghệ thông tin, thu thập thông tin xử lí dữ liệu ... 3. Tổng quan 3.1. Về các nghiên cứu có liên quan đến việc giải quyết tình huống Từ xưa đến nay, vấn đề an toàn giao thông luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với các nước phát triển và đang phát triển. An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mdfỗi người dân. Nhưng hiện nay, tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao thông. Khi giải quyết tình huống “Nâng cao nhận thức của học sinh về an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện”, chúng em đã tra cứu thông tin 2 ở thư viện và trên mạng Internet. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này hầu như không có. 3.2. Về kiến thức các môn học sử dụng trong quá trình giải quyết tình huống Để giải quyết tình huống này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và vận dụng kiến thức các môn đã học trong nhà trường để giải quyết cho thấu đáo, cặn kẽ tình huống mà chúng em đã đưa ra ở trên.Cụ thể là môn Giáo dục công dân, Vật lí, Công nghệ, Tin học, Tiếng Anh,..... -Với môn Tiếng Anh: trong phần nhan đề tình huống ( viết dưới hình thức như một khẩu hiệu song ngữ): “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG KHI SỬ DỤNG XE ĐẠP ĐIỆN, XE MÁY ĐIỆN” (RAISING AWARENESS OF STUDENT ABOUT TRAFFIC SAFETY WHEN USING ELECTRIC BICYCLES, ELECTRIC MOTORBIKES) -Với môn Vật lí: So sánh giữa xe đạp điện và xe đạp bình thường thì xe đạp điện có tốc độ cao hơn rất nhiều, tuy nhiên hệ thống phanh để giảm tốc độ thì hoàn toàn giống xe đạp bình thường, do vậy khả năng xảy ra tai nạn cao. Thứ hai, xe đạp thường thì đạp bằng chân, nên dễ dàng trong kiếm soát tốc độ, còn xe đạp điện tốc độ lại do môtơ điều khiển nên rất dễ mất kiểm soát tốc độ, khả năng xảy ra tai nạn cao hơn”. Thực tế cũng cho thấy, đã có khá nhiều vụ tai nạn xảy ra vì tốc độ khó kiểm soát của những loại xe đạp điện. Hơn thế nữa, đa số những loại xe chạy ắc quy còn thải ra những độc tố gây hại cho môi trường và cả cho người sử dụng. -Với môn Công nghệ: Trước khi đi xe đạp điện, xe máy điện cần kiểm tra hệ phống phanh xe, ắc quy, đèn, còi xe,...... xem có bị kẹt, hỏng hóc, hết điện hay có trục trặc ở bộ phận nào không rồi mới sử dụng xe. -Với môn Tin học: Lên Google để tìm những thông tin và số liệu có liên quan đến vấn đề khi đi xe đạp điện, xe máy điện. -Với môn Giáo dục công dân: Lồng ghép việc giáo dục an toàn giao thông vào các giờ ngoại khóa. Bên cạnh các bài học lí thuyết cần phải có tiết thực hành để học sinh có điều kiện hiểu thêm về các quy định bảo đảm an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. 3 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Thu thập số liệu về thực trạng sử dụng xe đạp điện, xe máy điện của học sinh trường THPT Vân Tảo thông qua sổ trực giáo vụ, phỏng vấn học sinh. Qua phân tích số liệu điều tra, chúng em thấy được số lượng học sinh sử dụng xe đạp điện, xe máy điện ở trường THPT Vân Tảo khá đông. Số lỗi vi phạm về việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện còn nhiều. Trong đó, chủ yếu là học sinh khối 10. - Dựa trên các tài liệu, các môn học có liên quan, xây dựng bài thuyết trình về vấn đề an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. - Thuyết trình về vấn đề an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện với đối tượng học sinh khối 10. Thông qua bài thuyết trình, giúp các bạn học sinh nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện với các nội dung chủ yếu như sau. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Bước 1: Lựa chọn tình huống: Sau khi nghe nhà trường phát động cuộc thi: “ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh THPT” chúng em quyết định lựa chọn tình huống “ Nâng cao nhận thức của học sinh về an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điên, xe máy điện”. Hiện nay sử dụng xe đạp điện xe máy điện đang trở thành trào lưu mới của giới trẻ, nhất là các bạn học sinh. Với thiết kế nhỏ gọn lại tiện lợi, tốc độ di chuyển khá nhanh khiến các bạn có cảm giác thích thú khi đi xe. Tuy nhiên hầu hết các bạn không lường trước được những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điên. Rất nhiều học sinh hầu như không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe, dàn hàng ngang gây cản trở giao thông. Chính vì vậy nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông là rất cao. Làm thế nào để các bạn học sinh chấp hành luật an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện? Để trả lời câu hỏi này chúng em đã sử dụng kiến thức nhiều môn học xây dựng bài thuyết trình nhằm nâng cao nhận thức của các bạn họ sinh tại trường về vấn đề an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện xe máy điện. Bước 2: Thu thập và phân tích thông tin Sau khi lựa chọn tình huống, chúng em tiến hành thu thập thông tin trên mạng Internet, sách báo và thông qua phỏng vấn các bạn. 4 Thông qua sổ trực giáo vụ của nhà trường, chúng em thống kê được số lượt học sinh vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện. Mặc dù nhà trường đã có quy định trừ thi đua của các lớp và học sinh khi vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nhưng số học sinh vi phạm vẫn tăng lên. Đặc biệt số lượt vi phạm của học sinh khối 10 là nhiều nhất. Thống kê số lượt học sinh vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện – Trường THPT Vân Tảo Khối lớp 10 11 12 Tháng 8/2014 02 01 02 Tháng 9/2014 06 03 05 Tháng 10/2014 31 11 03 Tháng 11/2014 09 03 07 Tháng 12/2014 42 26 18 Tổng số 90 44 35 (Nguồn: Sổ Giáo vụ trường THPT Vân Tảo) Do vậy, chúng em hướng tới đối tượng chính để thuyết trình về vấn đề này là học sinh khối 10. Thông qua phỏng vấn các bạn, chúng em thu được kết quả số lượng học sinh sử dụng xe đạp điện, xe máy điện như sau: Lớp Số lượng Thống kê số lượng học sinh khối 10- Trường THPT Vân Tảo sử dụng xe đạp điện, xe máy điện 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 10A8 10V 05 13 11 05 08 03 06 12 05 10T 03 Bước 3: Xây dựng bài thuyết trình 5 1. Thực trạng sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. *Với thiết kế nhỏ gọn, giá thành lại thấp, phù hợp với hoạt động giao thông chật hẹp tại các thành phố, phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, sự gia tăng chóng mặt trên cũng đặt giao thông vào những diễn biến phức tạp, đặc biệt là sử dụng xe đạp điện, xe máy điện chủ yếu là học sinh. Tình trạng học sinh điều khiển loại hình phương tiện này đi với tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số lượng quy định, dàn hàng ngang, lạng lách,… Nhiều học sinh còn chở kẹp ba, bốn trên chiếc xe đạp điện rồi dàn hàng ngang phóng nhanh, vượt ẩu trên đường phố. Nguy hiểm hơn là các phương tiện xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được cải tiến về tốc độ, không thua kém gì các loại phương tiện cơ giới hai bánh. Theo điều tra cho thấy, hơn 87% người Việt Nam sử dụng xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm. Trong đó 80% là những người dưới 18 tuổi. * Đối với Trường THPT Vân Tảo – đặc biệt là học sinh khối 10: - Về số lượng học sinh khối 10 sử dụng xe đạp điện, xe máy điện: Lớp Số lượng Thống kê số lượng học sinh khối 10- Trường THPT Vân Tảo sử dụng xe đạp điện, xe máy điện 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 10A8 10V 05 13 11 05 08 03 06 12 05 10T 03 - Về số lượt học sinh vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện: 6 Thống kê số lượt học sinh vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện – Trường THPT Vân Tảo Khối lớp 10 11 12 Tháng 8/2014 02 01 02 Tháng 9/2014 06 03 05 Tháng 10/2014 31 11 03 Tháng 11/2014 09 03 07 Tháng 12/2014 42 26 18 90 44 35 Tổng số 2. Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn về ATGT khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. - Có lẽ sự nguy hại đến từ ý thức của người dân, đặc biệt là độ tuổi từ 14 đến 18, khi nhận thức còn chưa đầy đủ. Hằng ngày vào giờ tan học, không khó để nhận ra từng nhóm học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng hai, ba, vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại,cười nói vô tư mà quên rằng mình đang vi phạm Luật giao thông. Thay vì đội mũ bảo hiểm, họ lại dùng mũ lưỡi trai, thậm trí cầm ô, lạng lách, đánh võng ... Có nhiều vụ va chạm giao thông liên quan đến xe đạp điện đều do ý thức người giao thông quá kém. -So sánh giữa xe đạp điện và xe đạp bình thường thì xe đạp điện có tốc độ cao hơn rất nhiều, tuy nhiên hệ thống phanh để giảm tốc độ thì hoàn toàn giống xe đạp bình thường, do vậy khả năng xảy ra tai nạn cao. Thứ hai, xe đạp thường thì đạp bằng chân, nên dễ dàng trong kiếm soát tốc độ, còn xe đạp điện tốc độ lại do môtơ điều khiển nên rất dễ mất kiểm soát tốc độ, khả năng xảy ra tai nạn cao hơn”. Thực tế cũng cho thấy, đã có khá nhiều vụ tai nạn xảy ra vì tốc độ khó kiểm soát của những loại xe đạp điện. Hơn thế nữa, đa số những loại xe chạy ắc quy còn thải ra những độc tố gây hại cho môi trường và cả cho người sử dụng. 3. Một số biện pháp góp phần đảm bảo an toàn giao thông khi đi xe đạp điện, xe máy điện: * Chấp hành luật ATGT: 7 - Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông - Không dàn hàng 3, hàng 4,… - Không sử dụng điện thoại, cười đùa, nói chuyện khi tham gia giao thông. * Tuyên truyền thông qua kịch, tiểu phẩm hài …. * Lồng ghép việc giảng dạy về ATGT trong môn GDCD vào các giờ học ngoại khóa. * Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi đi xe đạp điện, xe máy điện. * Đưa việc chấp hành luật an toàn giao thông vào quy chế đánh giá thi đua của các lớp và học sinh. * Trước khi đi xe đạp điện, xe máy điện cần kiểm tra hệ phống phanh xe, ắc quy, đèn, còi xe,...... xem có bị kẹt, hỏng hóc, hết điện hay có trục trặc ở bộ phận nào không rồi mới sử dụng xe. 4. Trò chơi : Hái hoa dân chủ Trò chơi gồm 9 bông hoa và 8 câu hỏi còn 1 bông còn lại sẽ được mang tên là bông hoa may mắn nếu hái được bông hoa may mắn thì sẽ được nhận luôn phần quà từ ban tổ chức và được hái tiếp 1 bông hoa tiếp theo để tiếp tục trả lời câu hỏi của chương trình Câu 1: Bạn hãy cho biết tại sao nước ta lại xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông như vậy? Câu 2: Chúng ta cần phải có biện pháp gì để hạn chế vi phạm luật giao thông và tai nạn giao thông? Câu 3: Xe đạp điện được phép chở tối đa bao nhiêu người? Câu 4: Các bạn có nhận thức được rằng đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết không? Câu 5: Hầu hết các bạn đều nắm rõ về luật an toàn giao thông và những nguy hiểm đang rình rập ở trước mắt. Vậy tại sao các bạn đều không chấp hành luật giao thông? 8 Câu 6: Khi đi xe đạp điện bạn cần phải lưu ý những gì? Câu 7: Hãy nêu những nguy cơ tiềm ẩn khi đi xe đạp điện? Câu 8: Phải làm thế nào để các bạn học sinh tự giác đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện? Bước 4: Thuyết trình về vấn đề sử dụng xe đạp điện, xe máy điện với học sinh khối 10 Được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn, chúng em đã tiến hành thuyết trình về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. Trong buổi thuyết trình, chúng em đã nhận được nhiều câu hỏi từ các bạn học sinh khối 10. Sau buổi thuyết trình, phần lớn các bạn đều nhận thức được sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và tuân thủ các quy định khác về an toàn giao thông. Theo ý kiến của nhiều bạn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường trong vấn đề này. Việc tuyên truyền về luật an toàn giao thông cần có các hình thức phong phú, hấp dẫn đối với học sinh THPT. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống * Ý nghĩa về mặt học tập: - Nâng cao hiểu biết về vấn đề an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. - Rèn luyện khả năng sử dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Thông qua giải quyết tình huống nâng cao các kĩ năng về thu thập số liệu, thu thập thông tin, phân tích xử lí thông tin ,… * Ý nghĩa về thực tiễn, đời sống, kinh tế-xã hội: - Nâng cao nhận thức của học sinh về an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. Xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông. - Thông qua đó phòng chống và giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông khi sử dụng xe đạp điên, xe máy điện. 9 Một số hình ảnh trong tọa đàm về vấn đề an toàn giao thông khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện Ảnh 1. Học sinh thuyết trình Ảnh 2. Các bạn đặt câu hỏi về sử dụng xe đạp điện, xe máy điện Ảnh 3. Trò chơi “hái hoa dân chủ” Ảnh 4. Các bạn hăng hái tham gia trò chơi “hái hoa dân chủ” Ảnh 5. Học sinh chăm chú theo dõi bài thuyết trình Ảnh 6. Không khí vui vẻ trong buổi thuyết trình 10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan