Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn (công nghệ 9) biện pháp ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn (công nghệ 9) biện pháp để trồng rau cần sạch đạt hiệu quả cao

.PDF
10
962
125

Mô tả:

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS =========================================================== SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ XUYÊN Trường THCS Khai Thái Địa chỉ: Khai Thái Phú Xuyên Hà Nội Điện thoại: 01696334721 Email: [email protected] Tên tình huống “ BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG RAU CẦN SẠCH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO” Môn học chính em đã vận dụng trong giải quyết tình huống: Toán , Hóa, Sinh, Công nghệ. Các môn học tích hợp: Toán , Hóa, Sinh, Công nghệ, Lí, Địa... Thông tin về học sinh: + Họ và tên: Đàm Hải Long - Ngày sinh: 14/10/2000 Lớp: 9A + Họ và tên: Hoàng Văn Tùng - Ngày sinh: 19/07/2000 Lớp: 9A Năm học: 2014- 2015 G 1 Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS =========================================================== BÀI DỰ THI CUÔC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1. Tên tình huống. “ BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG RAU CẦN SẠCH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống. - Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng rau cần sạch trong nông nghiệp giúp cho người nông dân có năng suất cao hơn và chất lượng đạt được tốt hơn. 3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống. Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau: -Về Toán học: Đo khoảng cách giữa luống rộng 1.8- 2m, lên luống cao hơn mặt ruộng 5 - 7cm. giữ các luống có rãnh cách nhau khoảng 20 – 30 cm, mật độ trồng khoảng 100 cây/m2. -Về Vật lý: Thiết kế ruộng rau trên một khu đất quang, tránh để ngập nước, tránh khô hạn, tránh để đất chỗ cao chỗ thấp, nên nằm trên một mặt phẳng. -Về Sinh học: Chăm bón cho cây trồng. -Về Công nghệ: Kiểm tra sâu bệnh hại, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại tới ngưỡng gây hại, tránh lạm dụng thuốc kích thích. Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Chọn đất trồng phù hợp cho chất lượng rau tốt. -Về Hóa học: Lựa chọn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng. Về Địa lí: Chỉ có địa lí vùng đất thôn Khang là trồng được rau cần vì đất ruộng chũng và hợp với đất rau. 4. Giải quyết tình huống. Tất cả các bộ phận của cây rau này đều có tác dụng chữa bệnh. Với đặc tính là cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi, giảm huyết áp. Theo Đông y, rau cần ta có tính bình, giúp bổ máu, hạ huyết áp, tốt cho hệ tiêu hóa. Thành phần dinh dưỡng của rau cần có vitamin P, C, albumin, đường, canxi, phốt pho, sắt, axit hữu cơ và nhiều khoáng chất khác. Dưới đây là một số lợi ích của rau cần: Năm học: 2014- 2015 G 2 Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS =========================================================== Có thể sử dụng để chữa cao áp huyết, cải thiện chứng thiếu máu, giúp giảm ho, viêm phế quản, giúp giải độc cơ thể : Hàm lượng albumin có trong rau cần là một chất rất ít trong các loại rau khác giúp giải độc cơ thể, chống tiêu khát, đặc biệt là ngộ độc kim loại nặng. Trong những trường hợp này bạn có thể dùng nước ép rau cần cả rễ sẽ có tác dụng. Nước ép rau cần giúp giải độc cơ thể. Theo TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn (Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam) Ngoài ra trong bữa ăn hằng ngày thân, bẹ của rau cần nước được dùng làm rau luộc, rau nấu, làm lẩu, rau cần còn xào chung với các loại rau khác để tăng hương vị . Các món xào phổ biến là thịt bò, thịt trâu, mực xào với rau cần(sử dụng kiến thức môn Công nghệ lớp 6)… Thịt bò xào với rau cần món ăn ngon bổ Năm học: 2014- 2015 G 3 Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS =========================================================== Khai Thái là một xã nằm ở phía Đông nam huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Xã nằm trải dài 5 km dọc theo đê sông Hồng, cách trung tâm huyện khoảng 8 km, cách đường quốc lộ 1A khoảng 5km về phía Đông nam. Phía Bắc giáp với xã Hồng Thái, phía Tây Bắc giáp với xã Nam Triều; phía Tây giáp xã Phúc Tiến; phía Tây Nam giáp xã Tri Thuỷ; phía Nam giáp xã Quang Lãng; phía Đông giáp xã Mai Động, huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên. Diện tích đất tự nhiên là 949,11 ha (Trong đó đất nông nghiệp 501,25ha chiếm 52,8%; đất phi nông nghiệp 447,86ha chiếm 47,19%). Dân số hiện có 2217 hộ với 8701 khẩu sinh sống trên đại bàn 5 thôn : Lập Phương, Khai Thái, Vĩnh Thượng, Vĩnh Trung, Vĩnh Hạ và 1 cụm dân cư Bãi Chim (sử dụng kiến thức môn Địa lí). Khai Thái cũng như những làng quê khác của Việt Nam kinh tế nông nghiệp lúa nước là nghề truyền thống, do đặc thù hoạt động theo mùa vụ và cũng từ rất lâu bà con biết cách trồng cây rau cần. Lúc đầu nó chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính mỗi gia đình. Sau đó, nó được đem đi bán ở các chợ gần bán. Dần dần, mang đi các chợ xa hơn và đã đem lại nguồn lợi kinh tế nhiều hơn so với làm nông nghiệp cây lúa. Việc sản xuất những sản phẩm rau cần dần được phát triển và chuyên môn hóa. Xuất hiện hầu hết trên thị trường như Thường Tín, Nội Thành Hà Nội…. Sau đây chúng em xin trình bày kỹ thuật trồng rau cần sạch của chúng em. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. * Đặc điểm của cây rau cần: Năm học: 2014- 2015 G 4 Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS =========================================================== Cây cần ta còn gọi là cần cơm, cần ống, có tên khoa học là Ocnanthe Stolontifera, là loại rau ăn thân lá, họ hoa tán. Thân cây cần xốp, chia nhiều đốt, mỗi đốt có một lá, bẹ lá ôm thân, lá xẻ thuỳ sau, mỗi nách có thể đẻ một nhánh. Cây cần ta sinh sản vô tính và sống ở nước(sử dụng kiến thức môn Sinh học). Cần ta thích hợp với đất bùn hẩu, nhiều mùn, đất thịt và luôn có độ pH = 6 –7. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là 15 – 20 độ C, ở nhiệt độ trên 25 độ C và dưới 5 độ C cây sinh trưởng chậm, là chuyển màu huyết dụ. Trong 100g cần ta có 95,3 g nước, 1g protêin, 1,5g gluxit, 31g canxi, 64g phốt pho, 6mg vitamin C(sử dụng kiến thức môn Hóa học). Chọn đất trồng và làm đất: + Chọn đất trồng: Trước kia chủ yếu là trồng trong các ao, hồ ven làng để phục vụ dân sinh. Nhưng nay bà con đã mang cây rau cần ra ruộng cấy trên diện tích đất rồn điền đổi thửa của các gia đình. + Mỗi luống rộng từ 1,8 – 2m, trên đất quang có ánh sáng mặt trời(sử dụng kiến thức môn Toán và Vật lí) như hình đưới đây: + Làm đất: Đất cày bừa nhuyễn, bón lót bằng phân chuồng ủ hoai 70 – 100 kg/sào, cày lấp phân, để vài ngày mới cấy(sử dụng kiến thức môn công nghệ). Giữ giống Đến tháng 4, sau khi thu hoạch lần cuối, lấy gốc cần giâm vào ruộng (dồn ruộng giống), cây mọc lại, cao khoảng 20 cm thì rút nước chỉ để đủ ấm (vắt đất nước chảy ướt tay là được. Mầm cần mọc ra không cần chăm sóc, không cần làm cỏ. Sang tháng 8, 9 bắt đầu làm cỏ, tưới phân, tát nước đủ ẩm để cây đâm chồi, đẻ nhánh, nhổ các cây này cấy giâm với khoảng cách 5x5 cm và đưa nước vào xăm xắp. Khi nhánh cao 10 cm đem cấy ra ruộng rau (sử dụng kiến thức môn Toán). Cần ta gần như không bị sâu bệnh, chỉ hay bị đỏ lá (huyết dụ)(sử dụng kiến thức môn Hóa học) nên không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật. Năm học: 2014- 2015 G 5 Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS =========================================================== Gốc rau giống Kỹ thuật trồng: - Rau cần nước thuộc cây thân thảo, có thân xốp mềm chia nhiều đốt, cứ ở mỗi đốt cho một lá có bẹ ôm lấy thân chính, rễ mọc thành chùm. Cây cần nước thích sống nơi đất thịt nhiều dinh dưỡng và luôn ẩm ướt (như đất bùn), có thể sống nơi nhiều ánh nắng. Do rau cần nước dễ trồng, chất lượng rau tốt và được tiêu dùng rộng rải ở nông thôn và thành thị nên rau cần nước được trồng như một loại rau có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Rau cần nước trồng ngoài đất ruộng với diện tích lớn để kinh doanh. - Mật độ 10x10cm khoảng 100 cây/m2 - Biện pháp kỹ thuật làm tăng mật độ: Nếu để mật độ cây cao hơn 5x5 cm thì cây sẽ có thân nhỏ trắng, lâu già ăn giòn ngon, giá trị thương phẩm cao. Khi cây mọc cao khoảng 15 - 20 cm, dùng tay ấn vùi thân cây vào trong bùn chỉ để hở ngọn khoảng 3 4 cm. Làm như vậy để tăng số đốt thân nằm sâu trong bùn, tăng số rễ, tăng số đốt lẻ. (sử dụng kiến thức môn Toán và môn Công nghệ) - Sau đó cấy ra thành từng ruộng Rau được cấy thành từng luống Năm học: 2014- 2015 G 6 Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS =========================================================== Thời vụ và chăm sóc + Về Thời vụ: khoảng từ tháng 7 năm trước, đến tháng 4 năm sau, trồng bằng cây giống cấy từ giữa các khóm là 10 x 10cm. + Chăm sóc(dùng kiến thức môn sinh và môn công nghệ): Sau khi cấy vài ba hôm cây bén rễ thì rắc tro bếp phủ kín mặt ruộng vừa để chống rét, vừa cung chấp chất khoáng cho cây phát triển. Khi cây cao 15 – 20 cm, Khi cây cao 15-20 cm bón thúc phân với lượng phân nước từ 5-7 tấn + 100kg đạm + 100kg kali cho 1 ha. Sau đó cho nước ngập khoảng 3-5cm. Khi cây cao khoảng 30-35 cm bón thúc lần thứ 2 và đưa nước vào sâu đến 5- 7 cm. Khi cây cao 50- 65 cm thì thu hoạch. Trồng khoảng 28 – 30 ngày thì thu hoạch. Trước khi cắt nên rút nước còn 3 đến 5 cm. Rau sinh trưởng được 18 ngày Phòng chống sâu bệnh cho rau cần. Chỉ dùng phân vịt để mục bón trong thời kỳ sinh trưởng và phun thuốc chống đốm lá (Sử dụng kiến thức môn Hóa học). Rau thường không có sâu nên không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thu hoạch: Sau trồng 28 - 30 ngày là được thu hoạch. Khi thu hoạch dùng liềm sắc cắt cách gốc 2 - 3cm, rửa sạch, bó thành từng bó đem tiêu thụ. Tiếp tục bón thúc phân đạm + lân + kali và tro bếp(sử dụng kiến thức môn Hóa học) sau khoảng 40 - 50 ngày nữa cho thu lứa tiếp theo (trước đây) còn bấy giờ bà con nhổ cả gốc rửa sạch và mang đi tiêu thụ và lại thực hiện quy trình từ đầu như trên thì chỉ trong vòng 28 đến 30 ngày lại cho thu hoạch. Khi thời tiết chớm lạnh đầu đông, nông dân trong thôn vào mùa thu hoạch rau cần. Năm học: 2014- 2015 G 7 Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS =========================================================== Rau sạch mang đi tiêu thụ ở khắp nơi Năm học: 2014- 2015 G 8 Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS =========================================================== 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. - Qua thực tế chúng em thấy rằng việc kết hợp các môn hộc để "tích hợp" các kiến thức cần thiết để giải quyết tình huống là một điều hết sức cần thiết. Qua đó chúng em có thể tổng hợp các kiến thức áp dụng cần thiết, củng cố kiến thức đã học. -Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn giúp chúng em hình thành một tư duy năng động, nắm bắt một cách hoạt bát linh hoạt kiến thức đã học. Không chỉ dừng lại ở đó việc vận dụng kiến thức đã giúp cho nhóm chúng linh hoạt trong việc giải quyết tình huống giúp trí não thêm nhạy bén, linh hoạt... góp phần phục vụ lợi ích con người ngày càng tốt hơn Qua tình huống trên đã cho thấy việc học là rất quan trọng, việc kết hợp các kiến thức của các môn đã giúp ta tháo gỡ được cách làm rau sạch cho bà con nông dân, các kiến thức của các môn là rất quan trong không chỉ riêng các môn Toán, Lí, Hóa, Sinh,… … mà các môn khác đều rất cần thiết nếu ta biết áp dụng đúng cách. Đồng thời nhóm em đã rút ra được một thành công ở một việc nào đó thì cần phải có kiến thức của nhiều môn đóng góp với nhau mà thành. Các biện pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và dựa vào các kiến thức đã học. Ví dụ: việc phân chia luống cho đều là dựa vào môn toán, việc dọn cỏ, làm rau gốc, đưa nước vào ruộng cho rau tăng sự màu mỡ cho đất, giảm công làm cỏ cũng là dựa trên cơ sở môn Công nghệ.... Việc lựa chọn phân lân, phân đạm, thuốc trừ sâu dựa trên cơ sở của môn Hóa học. Các biện pháp trên, nếu biết cách áp dụng đúng cách và hợp lý với từng loại cây trồng thì ta sẽ thu được năng suất cao hơn trước và chất lượng thu được cũng tốt hơn. Rau cần là một loại cây cực kỳ rễ trồng trong nông nghiệp nhưng cần phải lưu ý cách làm đất và thì đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, mất rất ít thời gian chăm sóc. Cụ thể về năng suất, sản lượng: Trung bình mỗi tháng cho 1 lứa thu hoạch, mỗi sào bắc bộ cho năng suất xấp xỉ 2 tấn, giá cao điểm nhất lên tới 15.000đ/kg, giá bình quân trong năm khoảng 4.000 – 5.000 đ/kg. Như vậy, sau khi trừ cho phí sản xuất, người nông dân thu lợi 40 triệu – 50 triệu đ/sào/ năm, cao hơn nhiều so với cấy lúa và các loại rau mầu khác, nhiều hộ đã làm giầu từ cây rau cần. Khi quy mô rau cần được mở rộng, các thương lái đã về thu mua gom ngay tại đầu bờ, bà con không phải lo bán tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, khi nhiều sản phẩm nông nghiệp có sử dụng nhiều chất kích thích, gây hoang mang trong dư luận nhân dân, thì rau cần Khai Thái cần xây dựng một thương hiệu, để duy trì nghề trồng rau đã có từ lâu đời. Muốn vậy, bà con ở thôn Khai Thái cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Một là: Cần công khai nguồn gốc, quy trình sản xuất rau cần sạch trên các phương triện thông tin đại chúng, để người tiêu dùng trong vùng yên tâm về chất lượng sản phẩm; đồng thời phát động phong trào nông dân nói không với sử dụng chất Năm học: 2014- 2015 G 9 Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS =========================================================== kích thích, thuốc hóa học không rõ nguồn gốc. Hai là: Cần quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung, đặc biệt là đầu tư, nâng cấp hệ thống kênh mương cung cấp nước sạch từ Sông Hồng và điện chiếu sáng, để bà con yên tâm sản xuất. Ba là: Tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho bà con về quy trình thâm canh sản xuất rau sạch, rau an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích gieo trồng. Bốn là: Đề nghị UBND xã khai thái và các cơ quan có thẩm quyền đăng kí một thương hiệu cho cây rau cần sạch ở quê hương em. Đặc biệt đề nghị này đã được UBND xã tiếp nhận chúng em mong rằng những đề nghị đó sớm thành hiện thực để bảo vệ quyền lợi cho bà con nông dân quê em có cuộc sống ấm no hơn nữa. Trên đây là một số học hỏi của bản thân chúng em về tự nhiên và những hiểu biết dựa trên những môn đã được học. Các biện pháp trên đã được áp dụng vào thực tiễn cho bà con quê em và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Chúc cho những người trồng rau cần có một mùa bội thu. Khai Thái, ngày 25/12/2014 Nhóm trưởng Đàm Hải Long Năm học: 2014- 2015 G 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan