Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống giải pháp để giảm ùn tắc giao ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống giải pháp để giảm ùn tắc giao thông tại cổng trường tiểu học kim sơn

.DOC
9
864
90

Mô tả:

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm - Trường THCS Kim Sơn - Địa chỉ: Xã Kim Sơn, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội - Điện thoại: 0436921542 - Email: [email protected] - Tên tình huống: “Giải pháp để giảm ùn tắc giao thông tại cổng trường Tiểu học Kim Sơn” - Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống: Môn toán - Các môn học tích hợp: Vật lý, GDCD, Mỹ thuật, thể dục - Thông tin về học sinh: Họ và tên: Dương Trọng Hiếu Ngày sinh: 22/05/2000 Lớp: 9A 1. Tên tình huống “Giải pháp để giảm ùn tắc giao thông tại cổng trường tiểu học Kim Sơn” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Ùn tắc giao thông tại các cổng trường học thường xảy ra tại các trường ở thành phố, tuy nhiên trong những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa nông thông và sự tăng nhanh của các loại phương tiện giao thông nên tại nhiều trường học ở nông thôn cũng xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông tại cổng trường. Trường THCS Kim Sơn và trường tiểu học Kim Sơn nằm cạnh quốc lộ 181. Hàng ngày, cứ vào 17 giờgiờ tan học buổi chiều của học sinh thường xảy ra ùn tắc giao thông đặc biệt là tại cổng trường tiểu học Kim Sơn. Con đường quốc lộ 181 nằm ngay cổng trường đã được mở rộng trong đó lòng đường rộng 15 mét, vỉa hè mỗi bên rộng 4 mét nhưng vẫn thường xuyên xảy ra tắc đường ngay trước cổng trường Tiểu học Kim Sơn kéo dài khoảng từ 15 đến 25 phút mỗi ngày. Qua việc quan sát thực tiễn và qua thống kê phương tiện học sinh đến trường thì tình trạng ùn tắc giao thông tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân sau: - Số lượng học sinh tan học vào cùng thời gian quá đông: Vào thời gian từ 16h 30 phút đến 17h là thời gian cả hai trường cùng tan học, lượng học sinh tham gia giao thông khoảng 1.800 học sinh - Tại cổng trường tiểu học mỗi ngày có khoảng 700 phụ huynh đến đón con bằng xe gắn máy. Vì quá đông phụ huynh đến đón con tại trường tiểu học nên phụ huynh đã đứng chờ con lấn sang hết cổng trường THCS - Ý thức tham gia giao thông của các bậc phụ huynh khi đi đón con học tại trường tiểu học còn nhiều hạn chế. Trường THCS Kim Sơn và trường tiểu học Kim Sơn nằm ở trung tâm của xã, khoảng cách từ các thôn đến trường không xa. Tình trạng ùn tắc giao thông mỗi ngày không chỉ ảnh hưởng đến thời gian của các gia đình, học sinh mà còn ảnh hưởng đến giao thông chung trên quốc lộ 181. Rất nhiều xe ô tô, xe máy khi tham ra giao thông trên đoạn đường này đều bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn đó là việc nhiều phụ huynh đi đón con ngang nhiên đứng lán sang hết phần đường dành cho lưu thông, không chịu nhường đường cho người khác. Những hình ảnh giao thông không đẹp có thể làm ảnh hưởng xấu tới học sinh. Người lớn luôn là tấm gương cho các con, học sinh có thể bị ảnh hưởng tạo ra thói quen không đúng khi tham gia giao thông. Tìm ra các giải pháp nhằm “giảm ùn tắc giao thông tại cổng trường Tiểu học Kim Sơn” không chỉ giải quyết vấn đề giao thông trên quốc lộ 181 (đoạn đường chạy qua địa bàn xã Kim Sơn) mà còn có tác dụng rất lớn trong việc hình thành, phát triển nhân cách, đạo đức tốt cho học sinh, hình thành cho học sinh thói quen thực hiện luật an toàn giao thông, rèn cho học sinh tính tự lập, kinh nghiệm tham gia giao thông…. Đó là những lí do em đưa ra các giải pháp làm giảm ùn tắc giao thông tại cổng trường Tiểu học Kim Sơn” 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Để giảm ùn tắc giao thông tại cổng trường Tiểu học Kim Sơn một cách hiệu quả nhất ta cần vận dụng nhiều môn học khác nhau: * Về toán học: - Đo khoảng cách từ cổng trường về đến điểm xa nhất của mỗi thôn, xóm: - Tính thời gian đi bộ, đi xe đạp, đi xe gắn máy từ các thôn xóm tới trường: - Tổng hợp các phiếu thống kê khảo sát phương tiện học sinh đến trường của trường TH Kim Sơn: - Bảng thống kê sĩ số học sinh ở các thôn, khối lớp - Bảng thống kê phương tiện học sinh đi đến trường - Bảng thống kê xe gắn máy của phụ huynh trường tiểu học Kim Sơn khi đưa đón con đến trường tại các thôn xóm * Về Vật lý: Tính thời gian đi bộ, đi xe đạp, đi xe gắn máy từ các thôn xóm tới trường: * Về giáo dục công dân: Tìm hiểu và thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông. Trước hết, chúng ta phải tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp để nắm vững luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Nhất là việc chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, phải đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết * Về mỹ thuật: Vẽ tranh về an toàn giao thông, vẽ các hình ảnh giao thông đẹp, và giao thông không đẹp nhằm tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông tới học sinh và phụ huynh học sinh * Về giáo dục thể chất: Tìm hiểu các tác dụng của đi bộ, rèn luyện thể chất cho học sinh khi đi bộ * Về kỹ năng sống: Rèn cho học sinh biết chủ động sắp xếp thời gian đến trường một cách khoa học. Rèn tính tự lập cho học sinh thông qua việc tự đi và về học. Rèn cho học sinh thói quen, kinh nghiệm khi tham gia giao thông một cách an toàn 4. Giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 4.1: Giải pháp giảm số lượng phụ huynh đi đón con bằng xe gắn máy tại trường TH Kim Sơn - Thực hiện đo khoảng cách từ cổng trường TH Kim Sơn đến cuối các thôn xóm Mốc đo ( Điểm xuất phát)- Điểm kết thúc Cổng trường - Cuối phố keo Cổng trường - Nông trường Cổng trường - Cuối thôn Kim Sơn Cổng trường - Cuối thôn Linh Quy Bắc Cổng trường - Cuối thôn Linh Quy Đông Cổng trường - Cuối thôn Linh Giao Tất A Cổng trường - Cuối thôn Linh Giao Tất B Cổng trường - Cuối Xóm sông Cổng trường - Cuối Xóm Cây Đề Cổng trường - Cuối Xóm Cừ Độ dài ( mét) 658 mét 1.520 mét 855 mét 1380 mét 1396 mét 1.727 mét 1.468 mét 1.677 mét 1.358 mét 769 mét - Tính thời gian từ các thôn xóm tới trường: Tính thời gian đi ( Phút). (Lấy vận tốc TB ở nông thôn: Đi bộ Độ dài 4km/h; xe đạp 15 km/h; (mét) Xe máy 30 km/h) Xe Xe Đi bộ đạp máy 658 9,9 2,6 1,3 1.520 22,8 6 3 855 12,8 3,4 1,7 1380 20,7 5,5 2,7 1396 20,9 5,5 2,7 1.727 25,9 6,9 3,4 1.468 22 5,8 2,9 1.677 25,1 6,7 3,3 1.358 20,3 5,4 2,7 769 11,5 3 1,5 Mốc đo ( Điểm xuất phát) Đến điểm kết thúc Cổng trường- Cuối phố keo Cổng trường- Nông trường Cổng trường- Cuối thôn Kim Sơn Cổng trường- Cuối thôn Linh Quy Bắc Cổng trường- Cuối thôn Linh Quy Đông Cổng trường- Cuối thôn Linh Giao Tất A Cổng trường- Cuối thôn Linh Giao Tất B Cổng trường- Cuối Xóm sông Cổng trường- Cuối Xóm Cây Đề Cổng trường- Cuối xóm Cừ - Tổng hợp các phiếu thống kê khảo sát phương tiện học sinh đến trường của trường TH Kim Sơn * Bảng thống kê sĩ số học sinh ở các thôn, khối lớp Khối STT Thôn 1 Cừ Keo 2 Đường 181 3 Giao Tất A 4 Giao Tất B 5 Kim Sơn 6 Linh Quy Bắc 7 Linh Quy Đông 8 Xóm Đề 9 Xóm Sông 10 HS trái tuyến Tổng HS theo khối 1 2 3 4 25 27 32 13 38 29 22 16 15 5 222 26 34 35 22 44 33 37 16 25 3 275 17 29 38 14 36 37 20 18 17 4 230 29 29 24 14 25 24 25 14 15 2 201 5 Tổng HS theo Thôn 22 19 32 18 32 24 25 17 14 110 132 158 74 177 148 129 81 85 203 1131 * Bảng thống kê phương tiện học sinh đi đến trường Khối Tổng số học sinh 1 2 3 4 5 TỔNG SỐ 222 275 230 201 203 1131 Phương tiện học sinh đi đến trường (kể cả học sinh có người đưa đón) Xe gắn máy Xe đạp Xe (Phụ huynh Đi bộ Ô tô điện đạp đưa đón) 191 0 0 21 0 205 0 0 70 0 138 0 0 92 0 94 0 0 107 0 69 0 10 134 0 697 0 10 424 * Bảng thống kê xe gắn máy của phụ huynh trường tiểu học Kim Sơn khi đưa đón con đến trường tại các thôn xóm Khối STT Thôn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Cừ Keo Đường 181 Giao Tất A Giao Tất B Kim Sơn Linh Quy Bắc Linh Quy Đông Xóm Đề Xóm Sông HS trái tuyến Tổng HS theo khối 1 22 22 29 10 32 22 18 16 15 5 191 2 15 18 34 18 34 26 25 13 19 3 20 5 3 7 9 19 9 22 28 17 14 9 4 4 6 5 11 12 17 10 13 9 9 2 5 4 3 10 8 7 11 9 8 9 138 94 69 Tổng PH HS đi xe gắn máy theo thôn 54 57 103 57 112 97 82 60 61 14 697 Từ kết quả các số liệu thống kê trên cho thấy: - Có nhiều thôn, xón có khoảng cách tới trường rất gần Xóm Cừ keo, Đường 181, thôn Kim Sơn. Thời gian đi bộ đến trường của các khu vực này chỉ khoảng từ 9 đến 12 phút. - Số lượng phụ huynh đi xe gắn máy đi đón học sinh tương đối đông chiếm tới 61,62% (697/1131), tập trung nhiều ở khối 1,2,3. - Những thôn xóm gần trường phụ huynh cũng vẫn sử dụng xe gắn máy đi đón con. Cụ thể Xóm Cừ keo, Đường 181, thôn Kim Sơn có tới 223 xe chiếm 31,9% tổng PH HS đi xe gắn máy. Để giảm ùn tắc giao thông thì cần giảm số lượng phụ huynh đi xe gắn máy đi đưa đón học sinh bằng các biện pháp sau: - Với những thôn xóm có khoảng cách tới cổng trường dưới 1000 mét thì phụ huynh không cần thiết phải đưa đón con bằng xe gắn máy hoặc để học sinh tự đi. Đó cũng là một cách để rèn cho học sinh tính tự lập. Cụ thể nếu giảm số lượng phụ huynh đón con bằng xe gắn máy của 3 thôn xóm: Xóm Cừ keo, Đường 181, thôn Kim Sơn thì sẽ giảm được 223 xe gắn máy tham gia giao thông tại cổng trường, từ 61,62% giảm xuống còn 41,9%. Qua bảng thống kê, tính thời gian đi từ trường về nhà thì học sinh các khu vực Xóm Cừ keo, Đường 181, thôn Kim Sơn nên đi bộ vì thời gian đi bộ chỉ khoảng từ 10 đến 12 phút. Với các khu vực còn lại đi bộ cũng mất khoảng từ 15 đến 25 phút. - Với những gia đình có khoảng cách từ nhà ở đến cổng trường từ trên 1000 mét đến 1300 mét thì học sinh học khối 4,5 nên tự đi học hoặc phụ huynh không nên đưa đón con bằng xe gắn máy, giải pháp này giúp giảm khoảng 100 xe gắn máy tham gia giao thông tại cổng trường, tỉ lệ giảm xuống còn 33,06% - Tuy nhiên tỉ lệ trên chỉ là tương đối vì theo thống kê trong số 697 phụ huynh đi xe gắn máy đón con thì có gần một trăm phụ huynh kết hợp trên đường đi làm về đứng đợi con ở cổng trường. Như vậy mỗi ngày trung bình có khoảng 450 phụ huynh đón con bằng xe máy ( Khoảng 39,7%) 4.2: Giải pháp giảm số lượng phụ huynh, học sinh tập trung tại cổng trường vào giờ cao điểm: - Nhà trường cần thống nhất và chia thời gian tan học của học sinh: Cùng thời gian tan học nhưng để giảm lượng học sinh qua cổng trường vào giờ cao điểm nhà trường nên quy định: Với học sinh khối 1+2, các em còn nhỏ, có nhiều phụ huynh đi đưa đón nên các em ra về đúng vào thời điểm tan học. Khối 3, 4, 5 học sinh ngồi tại lớp 10 phút sau đó mới ra về. Giải pháp này đã phân 1131 học sinh toàn trường tan học cùng một lúc còn 497 học sinh tan học đợt 1, đợt 2 còn 634 học sinh. - Phân khu vực phụ huynh đến đợi con tại cổng trường: Phía trái của cổng trường là khu vực dành cho các phụ huynh đi đón con của thôn Kim Sơn và thôn Linh Quy Bắc. Phía bên phải của cổng trường là các thôn còn lại. Ngay giáp cổng trường là khu vực phụ huynh khối 1, tiếp đó là khối 2, 3, 4, 5. Những khối học sinh càng lớn, thì khu vực đợi con ở khoảng cách xa hơn với cổng trường. Với những phụ huynh đi bộ phải đứng trên vỉa hè đợi con. Với phụ huynh đi xe đạp hoặc xe gắn máy đứng dưới lòng đường cần đứng giáp vào vệ đường. Với chiều rộng của lòng đường là 15 mét thì phụ huynh cần đứng gọn vào để đảm bảo độ rộng 10 mét cho việc lưu thông của các phương tiện giao thông trên quốc lộ. Theo quan sát thực tế các buổi tan học, em thấy do phụ huynh đứng tràn lan ra đường, mặc dù vệ đường vẫn còn nhiều chỗ trống dẫn đến có 2 ô tô đi ngược chiều nhau, gặp xe máy của phụ huynh đỗ giữa đường đẫn đến tắc đường, nối tiếp các xe đi tới làm cổng trường ùn tắc. - Sau khi thực hiện giải pháp 1 thì số lượng xe gắn máy đứng ở cổng trường còn khoảng 450 xe. Thực hiện giải pháp 2 sẽ giúp các xe máy lượng xe máy này không bị tập trung ở cổng trường vào cùng một thời điểm. * Muốn thực hiện được hai giải pháp trên thì các trường học cần làm tốt các công việc sau: - Nhà trường phối hợp với các ban ngành ở địa phương tuyên truyền vận động phụ huynh, học sinh thực hiện các nội quy, quy định của trường. Thông qua các buổi họp phụ huynh, nhà trường phân tích để phụ huynh thấy được việc cần thiết phải giảm lượng xe gắn máy cổng trường. Nhà trường đưa ra các ví dụ để chứng minh thấy với các gia đình ở gần trường thì thời gian bị ùn tắc giao thông mất nhiều hơn thời gian đi bộ. - Để phụ huynh yên tâm cho con tự về nhà, giáo viên chủ nhiệm nên phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng khi tham gia giao thông an toàn cho học sinh. Qua khảo sát thì lý do phụ huynh thôn Kim Sơn, Xóm Cừ, Cây đề, xóm Sông, Phố Keo hay đi đón con mặc dù thôn Kim Sơn, Phố Keo, Xóm Cừ rất gần với trường là vì lo lắng cho con em mình sang đường đoạn ngay trước cổng trường học. Vì vậy với học sinh khối 1,2 các em còn nhỏ, chưa được rèn nhiều về kỹ năng an toàn giao thông thì giáo viên chủ nhiệm lớp dắt nhóm học sinh qua đường. Việc làm này không làm mất nhiều thời gian của giáo viên mà còn giúp học sinh, phụ huynh yên tâm tin tưởng vào thầy cô. Giúp học sinh rèn kỹ năng tự lập, kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Với học sinh của phố Keo, Xóm Cừ nhất thiết các em phải đi bộ trên vỉa hè. - Thống nhất chi tiết tới từng phụ huynh, học sinh thời gian tan học và khu vực đứng đợi đón học sinh giờ tan học. - Nhà trường phối hợp với các ban ngành chức năng đảm bảo việc thông thoang ở vỉa hè dành cho người đi bộ. Làm đường nhấp nhô trên quốc lộ 181 đoạn gần đến cổng trường để làm giảm tốc độ các phương tiện giao thông trên quốc lộ đảm bảo an toàn giao thông. - Các thầy cô dạy khối 3,4,5 quản lý học sinh ra về chậm hơn khối 1,2 khoảng 10 phút phải thấy đây là trách nhiệm góp phần làm giảm ùn tắc giao thông tại cổng trường. Nếu cổng trường thông thoáng thì góp phần tiết kiệm thời gian, công sức cho toàn xã hội đồng thời tạo được ấn tượng tốt với phụ huynh học sinh. 4.3: Giáo dục ý thức của người dân khi tham gia giao thông: Một nguyên nhân chủ yếu khiến giao thông tại cổng trường bị ùn tắc là do ý thức của các phụ huynh. Do thói quen, do tập quán sinh hoạt của vùng nông thôn… nhiều phụ huynh đừng tràn lan tại lòng đường nói chuyện với người quen mà không để ý việc tham gia giao thông của mình có ảnh hưởng đến giao thông chung không. Có nhiều phụ huynh còn dắt xe máy lên vỉa hè để đứng đợi con, hành động này không những làm cản trở việc học sinh đi bộ trên vỉa hè mà còn tạo ra những hình ảnh không đẹp về văn hóa giao thông. Với học sinh việc hình thành thói quen không khó nhưng việc thay đổi thói quen thi vô cùng khó, vì thế nếu cách hành động tham gia giao thông của người lớn đúng luật, có văn hóa, đẹp sẽ tạo thói quen cho trẻ em chúng em. - Giải pháp tối ưu là tuyên truyền tới phụ huynh, thông qua học sinh tuyên truyền tới phụ huynh về văn hóa khi tham gia giao thông. Tổ chức các ngày hội về an toàn giao thông có phụ huynh và học sinh tham dự, tổ chức cho học sinh vẽ tranh về an toàn giao thông. Chủ đề vẽ tranh nên hướng cho học sinh vẽ về những hình ảnh đẹp hoặc không đẹp của những người tham gia giao thông tại cổng trường, vẽ những bức tranh nói về mơ ước của mình về an toàn giao thông tại cổng trường…. Tổ chức các buổi tuyên truyền dưới cờ về an toàn giao thông, đưa ra các tình huống để học sinh thấy được hàng ngày khi tham gia giao thông các em đã làm gì để giảm ùn tắc và an toàn. - Nhà trường phối hợp với đài phát thanh của xã để tuyên truyền về văn hóa giao thông cho phụ huynh học sinh. Trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, nhà trường tuyên truyền cho phụ huynh thấy những ảnh hưởng của việc đi xe máy đón con như ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường, căng thẳng thần kinh mỗi khi tắc đường… * Tranh vẽ minh họa: Hình ảnh không đẹp về giao thông tại cổng trường Tiểu học Kim Sơn ( HS vẽ: Dương Trọng Hiếu- lớp 9A). Bản vẽ gốc đã nộp kèm bản in. Đây là bản chụp lại. 5. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Giảm ùn tắc giao thông tại các cổng trường hiện nay vô cùng quan trọng đặc biệt là với các trường học nằm sát đường quốc lộ như trường Tiểu học Kim Sơn. Các giải pháp đưa ra không chỉ góp phần làm cho việc giao thông trên quốc lộ 181 được thông suốt mà còn có tác dụng lớn trong việc giáo dục ý thức tham gia giao thông của học sinh, phụ huynh. Giảm tắc đường góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của của mỗi người dân khi than gia giao thông. Mỗi chúng ta ai cũng đã từng bị tắc đường, cảm giác lúc đó thật ngột ngạt, căng thẳng, nếu giao thông thường xuyên bị ùn tắc sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của con người. Vì vậy giảm ùn tắc tại các cổng trường đã gián tiếp góp phần làm giảm một số căn bệnh cho con người nhất là các bệnh về tâm lý. - Thực hiện các giải pháp trên còn giúp học sinh được tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp để nắm vững luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Nhất là việc chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, phải đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư... Đi bộ sang đường đúng quy định. Ngoài ra, phải tuyên truyền về luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông... - Việc thực hiện các giải pháp trên một cách thường xuyên sẽ hình thành cho học sinh thói quen chấp hành tốt giao thông, học sinh có những kỹ năng tham gia giao thông tốt từ đó sẽ giảm được ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Nêu mỗi người dân có thói quen chấp hành luật lệ giao thông thì vấ đề ùn tác giao thông sẽ được giải quyết ở thành phố chúng ta. Người viết Dương Trọng Hiếu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan