Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn (sinh học 9) ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn (sinh học 9) ô nhiễm rác thải và bảo vệ môi trường

.PDF
11
1174
148

Mô tả:

Sở giáo dục và đào tạo quận Tây Hồ BÀI VIẾT DỰ THI Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ - Trường THCS Chu Văn An - Địa chỉ: số 17 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - Điện thoại: 0466756208 - Email: - Tên tình huống: - Môn học tích hợp: Sinh, Hóa, Văn, Anh, Mĩ thuật, Địa, GDCD - Thông tin về học sinh: 1. Họ và tên: Lê Công Huy Ngày sinh: 18/9/2000 Lớp: 9A3 2. Họ và tên: Nguyễn Vân Nga Ngày sinh: 30/3/2000 Lớp: 9A3 Năm học: 2014-2015 Bài viết dự thi Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS I.Tên tình huống: Ô nhiễm rác thải và bảo vệ môi trường II.Mục tiêu giải quyết tình huống 1. Giúp mọi người có thêm hiểu biết, kiến thức trong việc môi trường 2. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của mội trường 3. Khơi gợi trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp III.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống. 1. 2. 3. 4. 5. giới 6. 7. 8. Sinh học : Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sinh vật như thê nào Hóa học : Hậu quả và cách khắc phục môi trường về mặt hóa học. Địa lý: Tài nguyên và môi trường. Tiếng Anh: Dịch các văn bản tiếng anh. Ngữ Văn: Sưu tầm những bài viết về môi trường của các tác giả trên thế Mĩ thuật: Các bức tranh về đề tài bảo vệ môi trường GDCD: Thái độ về việc bảo vệ môi trường của mọi người xung quanh Toán: Dùng toán thống kê các số liệu IV.Giải pháp giải quyết tình huống Dựa vào hiểu biết của bản thân, tư liệu và kiến thức từ những môn học ở trường kết hợp lại để đóng góp một phần giữ gìn hành tinh xanh. V.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống - Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. -Chức năng của môi trường sống   Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm của nó trong xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. -Văn bản Tiếng Anh: Enviroment is the most important thing for our life. Enviroment is the air we breath, the water we drink and is everything we need for our life. But now that most important thing for our life is being polluted and by many different ways. This pollution affects the health of living things. Air is damaged by car and lorry fumes, and power stations create acid rain which destroys entire forests and lakes. When fossil fuels i.e. oil, gas and coal are burned to provide energy for lighting, cooking etc. they form polluting gases. Not only on land but also in the sea, oils spills pollute sea water and kill marine life; chemical waste from factories and sewage works, and artificial fertilisers from farmland, pollute river water, killing wildlife and spreading disease. Everything is being caused by human’s existence. Humans create such a lot of rubbish! Each household produces about 1 tonne of rubbish every year! Most of this is taken away by dustmen and buried in enormous landfill sites or burned in incinerators - both of these actions can be dangerous for the environment. But only we can change it and solve it. Pollution can be prevented by thing we do everyday. First we can use recycled paper to help save trees. Second try to avoid buying plastic. It's hard to recycle. One way to cut down on plastic is to refuse to use carrier bags. If we can’t avoid buying plastic bags, we should use re-use plastic bags over and over again, until they wear out. Finally we should take your old clothes to charity shops, some are sold. To protect environment we also have to save energy. Use less energy by switching off lights when rooms are not in use, not wasting water; don’t forget to switch off all electric things when they are not in use, use a bicycle or walk instead of using a car for short trips we can save energy, keep clean atmosphere and keep healthy life. Lighting accounts for 10 percent to 15 percent of the electricity bill. However, this amount can be reduced by replacing an ordinary 100-watt light bulb with an energy-saving bulb and we still trying to invent the new thing to save money as well as conserve the Earth’s resources. Keep clean environment isn’t only all ways are mentioned before but also to protect natural resources. That is the way to conserver wild life. First we need to conserve the old forest, rainforest, build more safari and national park, and plant more trees to make place to live for wild animals. Second we need to prohibit hunters who hunt animals too many out of the law allowance. Finally, we now know that enviroment is the most important thing for life and we know how to protect and use it scientifically. Everyday we invent and find more and more way to protect enviroment. I hope that in the future the earth will be cleaner. Dịch: Môi trường là điều quan trọng nhất cho cuộc sống của chúng ta. Môi trường là không khí chúng ta thở, nước chúng ta uống và là tất cả mọi thứ chúng ta cần cho cuộc sống. Nhưng bây giờ điều quan trọng nhất ấy của chúng ta đang bị ô nhiễm và bằng nhiều cách khác nhau. Ô nhiễm này ảnh hưởng đến sức khỏe của các sinh vật sống. Không khí bị ô nhiễm bằng khói bụi từ xe hơi và xe tải, và các nhà máy điện tạo ra mưa axit phá hủy toàn bộ khu rừng và hồ. Khi nhiên liệu hóa thạch tức là dầu, khí đốt và than đá được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho chiếu sáng, nấu ăn,... chúng đang gây ô nhiễm khí. Không chỉ trên đất liền mà còn trên biển, sự cố tràn dầu gây ô nhiễm nước biển và giết chết sinh vật biển; chất thải hóa học từ các nhà máy và các công trình xử lý nước thải, phân bón nhân tạo từ đất nông nghiệp, gây ô nhiễm nước sông, giết chết động vật hoang dã và lây lan bệnh. Tất cả mọi thứ đang được gây ra bởi sự tồn tại của con người. Con người tạo ra như rất nhiều rác! Mỗi hộ gia đình sản xuất khoảng 1 tấn rác mỗi năm! Hầu hết trong số này được lấy đi bằng những người thu dọn và bị chôn vùi trong các bãi chôn lấp rất lớn hoặc bị đốt cháy trong lò đốt - cả những hành động này có thể nguy hiểm cho môi trường. Nhưng chỉ có chúng ta có thể thay đổi nó và giải quyết nó. Ô nhiễm có thể được ngăn ngừa bằng cách điều chúng ta làm hàng ngày. Đầu tiên chúng ta có thể sử dụng giấy tái chế để giúp tiết kiệm cây. Thứ hai cố gắng tránh mua nhựa. Thật khó để tái chế. Một cách để cắt giảm nhựa là từ chối sử dụng túi tàu sân bay. Nếu chúng ta không thể tránh mua túi nhựa, chúng ta nên sử dụng túi nilon tái sử dụng hơn và hơn nữa, cho đến khi họ mang ra ngoài. Cuối cùng chúng ta nên có quần áo cũ của bạn đến cửa hàng từ thiện, một số được bán. Để bảo vệ môi trường chúng ta cũng phải tiết kiệm năng lượng. Sử dụng ít năng lượng hơn bằng cách tắt đèn khi phòng không sử dụng, không lãng phí nước; đừng quên để tắt tất cả mọi thứ điện khi không sử dụng, sử dụng một chiếc xe đạp hoặc đi bộ thay vì sử dụng một chiếc xe cho những chuyến đi ngắn chúng ta có thể tiết kiệm năng lượng, giữ cho bầu không khí sạch và giữ cho cuộc sống khỏe mạnh. Chiếu sáng chiếm khoảng 10 phần trăm đến 15 phần trăm của hóa đơn tiền điện. Tuy nhiên, số tiền này có thể được giảm bằng cách thay thế một bóng đèn bình thường 100-watt với một bóng đèn tiết kiệm năng lượng và chúng tôi vẫn đang cố gắng phát minh ra điều mới để tiết kiệm tiền bạc cũng như bảo tồn các nguồn tài nguyên của Trái đất. Giữ gìn môi trường sạch sẽ không chỉ tất cả các cách được đề cập trước đây nhưng cũng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đó là cách để giữ gìn cuộc sống hoang dã. Đầu tiên chúng ta cần phải bảo vệ rừng già, rừng nhiệt đới, xây dựng thêm khu bảo tồn và công viên quốc gia, và trồng cây hơn để làm nơi sinh sống cho động vật hoang dã. Thứ hai, chúng ta cần cấm thợ săn săn bắt động vật quá nhiều ra khỏi trợ cấp của pháp luật. Cuối cùng, bây giờ chúng ta biết rằng môi trường là điều quan trọng nhất cho cuộc sống và chúng tôi biết làm thế nào để bảo vệ và sử dụng nó một cách khoa học. Mỗi ngày chúng tôi phát minh và tìm ra càng nhiều cách để bảo vệ môi trường. Tôi hy vọng rằng trong tương lai trái đất sẽ được sạch hơn. -Ô nhiễm được chia ra làm 3 loại 1. Ô nhiễm môi trường nước Nước là một trong những môi trường sống của động vật cũng như thực vật. Thế nhưng, có rất nhiều người vô ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống dưới nước. Theo báo Nhân Dân, Phần lớn các hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ, có tới 71% hồ có giá trị BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép (>15mg/l); trong đó 14% hồ bị nhiễm hữu cơ nặng (>100mg/l); 25% hồ bị ô nhiễm nặng (BOD5 từ 50-100mg/l) và 32% có dấu hiệu ô nhiễm. 70% số lượng hồ có nồng độ oxy hòa tan (DO) dưới mức tiêu chuẩn cho phép (<4mg/l); 6 hồ có nồng độ DO dưới 1mg/l, nghĩa là hầu như không có sự sống của vi sinh vật. Hiện nay ở Hà Nội, 26% số hồ ao chưa được kè, số hồ ao được kè một phần chiếm 8%, còn lại là được kè toàn bộ. Trái ngược với các hồ ao được kè, các hồ ao chưa được kè hoặc được kè một phần có bờ và hành lang bị phá hoại nghiêm trọng. Hiện trạng hành lang bờ của các hồ, ao chưa được kè cũng trong trạng thái báo động, hơn 80% hàng lang bờ bị ô nhiễm trong đó 62% rất bẩn, 20% bẩn và đang đứng trước nguy cơ bị lấn chiếm để xây nhà, bãi đỗ xe, trở thanh bãi tập kết phế liệu, rác thải sinh hoạt. Nguyên nhân gây ô nhiễm chính là do nước thải sinh hoạt và một phần nước thải từ gia đình hoặc cộng đồng tùy tiện thải xuống hồ. Các ô nhiễm này làm tăng nồng độ các chất hữu cơ, vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, dẫn đến suy thoái chất lượng nước, dẫn đến thiếu hụt oxy, tăng lượng trầm tích trong hồ, khiến cho nước của nhiều ao hồ đục bẩn, có nhiều hồ, ao nước biến thành màu đen, hệ thống sinh thái bị đe dọa và rối loạn nghiêm trọng. Hiện tượng đổ phế thải xây dựng, đổ đất, lấn chiếm ao hồ… làm giảm đáng kể diện tích ao hồ, nhiều hồ đang dần biến mất. Các hồ chưa kè đều đứng trước nguy cơ bị lấn chiếm, việc kè hồ giúp chấm dứt việc lấn chiếm. Tuy nhiên, nhiều hồ đã kè nhưng cũng rất ô nhiễm, nước đục đen, làm mất đi nền tảng sinh thái và thảm động, thực vật tự nhiên ven bờ rất quan trọng đối với hồ. Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác dụng lên phôi tử như nhóm –SCH3 và SH trong methionin và xystein. Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb),thủy ngân (hg), asen (as)… gây ảnh hưởng nghiêm đến đời sống của động vật dưới nước. 2. Ô nhiễm không khí Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%.... Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC (thường có trong tủ lạnh) là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng. 3. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. Nguyên nhân ô nhiễm đất chủ yếu do -Thuốc trừ sâu: là một chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để tiêu diệt sâu bệnh. Mặc dù sử dụng thuốc trừ sâu là có ích nhưng cũng có nhược điểm, chẳng hạn như độc tính tiềm tàng đối với con người và các sinh vật khác -Tro than được sử dụng cho các khu dân cư, thương mại, và công nghiệp sưởi ấm, cũng như cho quá trình công nghiệp như nấu chảy quặng, là một nguồn ô nhiễm phổ biến. -Rác thải là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ô nhiễm môi trường đất. Rác thải như túi nilon, lon nước ngọt hay những loại rác thải khác có thể làm cho hệ sinh thái mất cân bằng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến động vật và cuộc sống của con người. *Ảnh hưởng: - Đối với Con người: +Có thể giết chết con người +Gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch +Gây ung thư -Đối với hệ sinh thái: +Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. +Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. +Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. +Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. +Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy. *Các cách bảo vệ môi trường: - Dùng túi giấy, giảm sử dụng túi ni lông -Tiết kiệm giấy -Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời -Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng -Bỏ rác đúng nơi quy định -Dùng thiết bị điện tiết kiệm năng lượng -Giảm sử dụng xe máy, ô tô. Đi xe đạp, xe buýt,… -Trồng nhiều cây xanh v…v… VI.Ý nghĩa + Đem lại sức khỏe cho con người, giảm tải các bệnh tật… + Kiểm soát được môi trường sống + Nâng cao đời sống của con người + Hạn chế được sự phá hủy của thiên nhiên như mưa, bão, lũ… +Tránh biến đổi khí hậu đe dọa sự sống sinh vật
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan