Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (sinh học 9) “rác thải ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (sinh học 9) “rác thải tác hại cách xử lý rác thải”

.DOC
30
966
122

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS ÁI MỘ -------šœ ------- Bµi Dù Thi VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC MÔN HỌC CHÍNH VẬN DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: SINH HỌC CÁC MÔN TÍCH HỢP: HÓA HỌC, CÔNG NGHỆ, GIÁO DỤC CÔNG DÂN, NGỮ VĂN, TOÁN HỌC, TÀI LIỆU THANH LỊCH VĂN MINH TRƯỜNG THCS ÁI MỘ ĐỊA CHỈ: SỐ 34 NGÕ 298- NGỌC LÂM- LONG BIÊN- HÀ NỘI ĐT: 0436501810 - EMAIL: C2 [email protected] THÔNG TIN HỌC SINH 1. HỌ VÀ TÊN: TRẦN THÙY DƯƠNG NGÀY SINH: 02- 01- 2003 2. HỌ VÀ TÊN: LÊ HOÀNG PHƯƠNG UYÊN NGÀY SINH: 29-11-2003 Lớp: 6G Lớp: 6G NĂM HỌC: 2014 - 2015 0 I. TÊN TÌNH HUỐNG “RÁC THẢI - TÁC HẠI - CÁCH XỬ LÝ RÁC THẢI” Hãy cứu lấy thế giới bằng những hành động nhỏ nhất của chúng ta! Vì tương lai của chính chúng ta! Rác thải không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Ô nhiễm rác thải đang tác động tiêu cực, đe dọa chất lượng sống của con người. Ở Việt Nam sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đang khiến rác thải sinh hoạt và y tế tại các thành phố lớn tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới. Hiện nay, tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, mỗi ngày ước tính từ 5.000 - 5.500 tấn. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử lý. Xét về rác thải y tế, khoảng 50% số bệnh viện tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng quy trình xử lý rác y tế đạt chuẩn. Mỗi ngày, ngành y tế thải ra từ 350 đến 450 tấn rác thải, trong đó có 40 tấn thuộc loại độc hại. Còn chất thải công nghiệp Riêng tại TP.HCM, khối lượng phát sinh mỗi ngày là 900 – 1.200 tấn, trong đó có gần 600 tấn chất thải nguy hại. Số lượng này tại Hà Nội là 70 – 100 tấn và tại Đà Nẵng khảng 20 – 30 tấn. Hiện lượng rác thải “cung ứng” ra môi trường ở cả ba thành phố này mỗi ngày lên đến hơn 2 triệu tấn. 1 Chúng ta hãy tự làm phép tính rằng trung bình mỗi người một ngày đưa vào môi trường 0,6 kg rác thải thì Phường Ngọc Lâm có số dân là 19.604 người, Quận Long Biên năm 2012 với số dân là 215.000 người, Việt Nam với dân số 80 triệu, thế giới với dân số 6 tỷ sẽ phải xử lý một lượng rác thải khổng lồ như thế nào trong mỗi ngày? Với lượng rác khổng lồ như vậy, chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân là rất nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách. Riêng việc nước thải và nước rỉ ra từ chất thải rắn thấm xuống đất lâu ngày cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt. Đây là một bài toán đau đầu cho các nhà khoa học và môi trường Việt Nam. Vì vậy việc xử lý chất thải là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng dân cư. Ngành công nghiệp xử lý rác thải sinh hoạt đã phát triển nhanh chóng thu hút nhiều công ty có phạm vi hoạt động quốc tế, với nhiều công nghệ hiện đại. II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: 1. Kiến thức: 2 - Tính được lượng rác thải ra trong mỗi ngày, từ đó sẽ tính được lượng rác thải trong một năm trên địa bàn Phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, cả nước, cũng như trên thế giới. - Hiểu rõ được tác hại khôn lường của rác thải đến đời sống sức khỏe con người như gây các dịch bệnh về đường tiêu hóa, bệnh mãn tính về hô hấp, tim mạch, ung thư… - Nắm được cách xử lý rác thải của Việt Nam, của thế giới, từ đó thấy được vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc thu gom và xử lý rác thải. - Bên cạnh tác hại khổng lồ của rác thải cũng cần thấy được một số lợi ích như tận dụng sử dụng đồ cũ, tái chế các vận dụng, nguyên liệu giảm nhiều chi phí từ rác thải, sản xuất phân hữu cơ từ rác thải… 2. Kỹ năng: - Rèn luyện, củng cố kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, kĩ năng tính toán. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết được các tình huống thực tế trong đời sống. - Rèn kỹ năng viết bài nghị luận, kỹ năng thuyết trình trước đám đông để phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. 3. Thái độ: - Giáo dục, nhắc nhở ý thức mỗi người dân trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân, sức khỏe cộng đồng và gìn giữ môi trường xanh - sạch - đẹp - Biết phê phán các thái độ sai khi xả rác thải bừa bãi, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường - Vận động mọi người tham gia thu gom rác thải, để đúng nơi qui định. - Có thức trồng cây xanh ngay tại nơi nhà ở, địa phương mình sinh sống III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Để giải quyết tình huống một cách hiệu quả cần áp dụng các kiến thức liên môn, sau đây là ví dụ một số bài liên quan đến tình huống: 1. Với môn Sinh học: - Dựa vào sự hiểu biết về cấu tạo và chức năng các cơ quan trong cơ thể con người thấy được tác hại của chất thải ảnh hưởng từng cơ quan như hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa …và sức khỏe nói chung của con người - Hiểu được ảnh hưởng xấu nghiêm trọng của chất thải đến môi trường sống của con người: môi trường đất, nước, không khí. - Hiểu được rác thải có thể gây ra những đại dịch bệnh cho con người cũng như động vật 3 2 Với môn Hoá học: - Nước tham gia cấu trúc cơ thể sống, hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước cũng tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể con người, động vật. Nước rất cân thiết cho đời sống hàng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…Nhưng hiện nay nguồn nước nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng nề… bởi nguồn rác thải. - Mêtan là khí cháy được. Mêtan là thành phần chủ yếu của khí bioga nên khí bioga cũng cháy được và hiện nay đã được sử dụng nhiều ở nông thôn ... 3 Với môn Toán học: - Dựa vào dân số từng vùng, địa phương để tính lượng rác thải trên địa bàn Phường, Quận, Thành phố, cả nước và trên thế giới 4 Với môn Giáo dục công dân: - Trách nhiệm mỗi công dân trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chống ô nhiễm môi trường 5 Với môn công nghệ: Xử lý rác thải để tạo ra nguồn phân hữu cơ cung cấp cho nghành nông nghiệp khi mà Việt nam là nước nông nghiệp. 6 Chuyên đề Thanh lịch văn minh - Ứng xử với môi trường tự nhiên. - Học sinh nắm thực trạng của môi trường tự nhiên Hà Nội. - Nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường. - Cách xử lý để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. - Trách nhiệm của mọi người phải gìn giữ và bảo vệ môi trường sống. 7 Với tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp: - Giáo dục mọi hs cần có trách nhiệm thu gom rác thải, để đúng nơi qui định - Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ vệ sinh nơi mình ở, lớp học. 8 Với môn Ngữ văn: - Nghị luận một vấn đề - biết đưa ra lý lẽ và dẫn chứng thực trạng, tác hại của rác thải để mọi người cùng có trách nhiệm bảo vệ môi trường - Rèn kỹ năng thuyết minh về một vấn đề - bài viết có sức thuyết phục để giải quyết được tình huống IV. GIẢI PHÁP TÌNH HUỐNG: - - Viết bài phân tích rõ tác hại rác thải khi thuyết trình để người nghe dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Nêu rõ nguyên nhân và cách xử lý rác thải của Việt Nam cũng như trên thế giới để hạn chế gây ô nhiễm môi trường Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có sức thuyết phục cao để thực hiện V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: 1. Nội dung về vấn nạn rác thải: 4 - Xác định nội dung trọng tâm cần giải quyết - Đi thực tế phỏng vấn, tìm hiểu các vấn nạn rác thải ở địa phương em. - Dựa vào dân số của Phường, Quận, Thành phố Hà Nội để tính số lượng rác thải - Tìm hiểu các phương pháp vận chuyển, phân loại và xử lý chất thải - Sưu tầm số liệu, tranh ảnh về chất thải và tác hại của chúng gây ra. - Nói và làm bằng công việc cụ thể: hiện tại nhóm em đã cùng các bạn hàng ngày tổng vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, đúng giờ quy định, được các thầy cô giáo nhiều lần tuyên dương. Trong các đợt thu gom giấy vụn lớp em luôn vượt chỉ tiêu với số lượng cao. Nơi chúng em sinh sống, mọi người đã đổ rác đúng giờ, đúng nơi qui định. Hy vọng ngày nào đó với sự nhiệt huyết của bản thân của một lớp phó phụ trách học tập em sẽ tổ chức được nhiều buổi cùng các bạn trong lớp thu gom rác thải trên địa bàn mình sinh sống. Thùy Dương và Phương Uyên lớp 6G đang vận động thu gom giấy vụn - Lấy ngày 5/6 “Ngày Môi trường Thế Giới” để tổ chức hoạt động phong phú như tuần hành, diễu hành bằng xe đẹp, tổ chức các buổi hòa nhạc xanh, các cuộc thi tại trường học, trồng cây, chiến dịch tái chế rác thải làm sạch môi trường. 2. Đi tìm hiểu thực tế rác thải ở địa phương: Khi đi trên đường phố Hà Nội, chúng ta dễ bắt gặp những đống rác nằm chềnh ềnh ngay ria vệ đường. Thực tế rác là những điều tất yếu sản sinh ra trong sinh hoạt hàng ngày của người dân, nhưng nếu mỗi đều có ý thức với việc mình làm chắc chắn không gây ô nhiếm môi trường như hiện tại… 5 Ảnh chụp tại chợ cóc Ô Cách và chợ Gia Lâm ngày 15/12/2014 3. Trao đổi với thầy cô, gia đình, bạn bè… Thông qua sách báo, hỏi thầy cô, cha mẹ … Đặc biệt chúng em đã hỏi cô dạy bộ môn Sinh học hiện là cô chủ nhiệm lớp chúng em.… về các bài có kiến thức liên quan đến ô nhiễm môi trường do rác thải để tìm hiểu chi tiết ảnh hưởng của chúng đến đời sống con người, đến sức khỏe cộng đồng…. Chúng em đã dành nhiều thời gian theo sự hướng dẫn của các thầy cô đọc, nghiên cứu các quyển sách cấp THCS có các bài liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường… Bên cạnh đó các thầy cô bộ môn hóa, công nghệ, Giáo dục công dân, Ngữ văn cũng giúp đỡ nhóm em rất nhiều để chúng em có những thông tin về bài viết. 4. Tư liệu sử dụng: 4.1. Với môn Sinh học: - Dựa vào sự hiểu biết về cấu tạo và chức năng các cơ quan trong cơ thể con người thấy được tác hại của chất thải ảnh hưởng từng cơ quan như hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa …và sức khỏe nói chung của con người - Hiểu được ảnh hưởng xấu nghiêm trọng của chất thải đến môi trường sống của con người: môi trường đất, nước, không khí. 6 - Hiểu được rác thải có thể gây ra những đại dịch bệnh cho con người cũng như động vật  Sinh 6: Bài 50 Vi khuẩn Vi khuẩn có ích + Xác động thực vật Muối khoáng cung cấp cây trồng Vi khuẩn có hại + Thức ăn thức ăn bị ôi thiu ô nhiễm môi trường * Sinh 7: Bài 6: Trùng kiết lỵ và trùng sốt rét: Rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường sẽ tạo điều kiện cho các ký sinh trùng phát triển gây ra dịch bệnh như bệnh tiêu chảy, bệnh sốt rét… Sơ đồ phát triển vòng đời bệnh sốt rét ở người Bài 12- Một số giun giẹp khác, Bài 13- Giun đũa, Bài 14- Một số giun tròn khác … chất thải của người và động vật bừa bãi vương vãi vào rau cỏ, hoặc dùng phân không ủ bón cho cây trồng… khả năng con người nhiễm trứng giun, sán rất cao. Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương cho biết, 50% người Việt Nam tại các vùng có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Tỷ lệ trẻ em nhiễm giun ở khu vực phía Nam là 10 - 50%, trong khi ở miền Bắc - vùng có thói quen canh tác sử dụng phân tươi bón ruộng đất khá phổ biến - thì có nơi đến hơn 80% trẻ nhiễm giun sán… 7 Sơ đồ phát triển vòng đời sán lá gan Sơ đồ phát triển vòng đời sán dây Sơ đồ phát triển vòng đời giun đũa Sơ đồ phát triển vòng đời giun kim ở trẻ em * Sinh 8: Bài 3 - Tế bào: Thành phần hóa học của tế bào, các nguyên tố hóa học có trong tế bào là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên. Điều đó chứng tỏ cơ thể luôn trao đổi chất với môi trường ngoài… nếu môi trường có nhiều chất thải độc hại, con người sống trong môi trường đó chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều… Bài 20 - Hô hấp và các cơ quan hô hấp, Bài 22 - Vệ sinh hô hấp, Bài – Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân, Bài 30 - Vệ sinh hệ tiêu hóa... Khi môi trường bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt hoặc rác thải y tế ... cơ thể con người đều bị ảnh hưởng đến sức khỏe, gây các dịch bệnh đến hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa,thậm trí gây ung thư * Sinh 9: Bài 53 - Tác động của con người đối với môi trường, Bài 54 Ô nhiễm môi trường... 8 Học sinh hiểu những nguyên nhân, tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Qua bài học có hành động thiết thực cụ thể phòng chống ô nhiễm môi trường. Tìm kiếm khoáng sản ảnh hưởng xấu đến môi trường 4.2 Với môn Hoá học: * Hóa 8: Bài 36 - Nước Nước tham gia cấu trúc cơ thể sống, hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước cũng tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể con người, động vật. Nước rất cân thiết cho đời sống hàng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…Nhưng hiện nay nguồn nước nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng nề… bởi nguồn rác thải. * Hóa 9: Bài 36 - Mê tan (CH4) Mêtan là khí cháy được. Mêtan là thành phần chủ yếu của khí bioga nên khí bioga cũng cháy được và hiện nay đã được sử dụng nhiều ở nông thôn ... 9 4.3 Với môn Toán học: - Dựa vào dân số từng vùng, địa phương để tính lượng rác thải trên địa bàn Phường, Quận, Thành phố, cả nước và trên thế giới 4.4 Với môn Giáo dục công dân: - Trách nhiệm mỗi công dân trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chống ô nhiễm môi trường 4.5 Với môn công nghệ: Xử lý rác thải để tạo ra nguồn phân hữu cơ cung cấp cho nghành nông nghiệp khi mà Việt nam là nước nông nghiệp. 4.6 Chuyên đề Thanh lịch văn minh * Lớp 8: Bài 3 10 - Ứng xử với môi trường tự nhiên. - Học sinh nắm thực trạng của môi trường tự nhiên Hà Nội. - Nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường. - Cách xử lý để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. - Trách nhiệm của mọi người phải gìn giữ và bảo vệ môi trường sống. 4.7 Với tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp: - Giáo dục mọi hs cần có trách nhiệm thu gom rác thải, để đúng nơi qui định - Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ vệ sinh nơi mình ở, lớp học. Khu vực sân trường lớp 6G được phân công vệ sinh luôn sạch sẽ 4.8 Với môn Ngữ văn: * Lớp 7: Nghị luận một vấn đề - biết đưa ra lý lẽ và dẫn chứng thực trạng, tác hại của rác thải để mọi người cùng có trách nhiệm bảo vệ môi trường * Lớp 8: Rèn kỹ năng thuyết minh về một vấn đề - bài viết có sức thuyết phục để giải quyết được tình huống 5. Ứng dụng phần mềm trên google, youtube… 6. Viết bài về tình huống: “RÁC THẢI - TÁC HẠI - CÁCH XỬ LÝ RÁC THẢI” 11 NỘI DUNG BÀI VIẾT I. Khái niệm chất thải: Là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng. II. Nguyên nhân - Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Chúng ta hãy tự làm phép tính rằng trung bình mỗi người một ngày đưa vào môi trường 0,6 kg rác thải thì Phường Ngọc Lâm có số dân là 19.604 người, Quận Long Biên năm 2012 với số dân là 215.000 người, Việt Nam với dân số 80 triệu, thế giới với dân số 6 tỷ sẽ phải xử lý một lượng rác thải khổng lồ như thế nào trong mỗi ngày? - Do thái độ ứng xử của con người với tự nhiên, với môi trường còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm dẫn tới rác thải ra không thu gom, không xử lý đúng cách ngày càng làm vấn nạn rác đáng lo ngại hơn III Kế hoạch thu gom, vận chuyển rác thải: - Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. - Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. - Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. - Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác - Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận 12 - Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý - Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng - Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn - Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh - Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau - Rác là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người - Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn - Tái chế chất thải thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới 13 - Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau. Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây - Phân loại rác theo nguồn gốc phát sinh + Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình + Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ - Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí - Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa - Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả IV. Ảnh hưởng của chất thải rắn 1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt...Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da... ... Ví dụ ở thôn Đông Mai, huyện Văn Lâm, Hưng Yên thật kinh hoàng tới 97% trẻ em có chì trong máu với hàm lượng vượt ngưỡng từ 3 đến 7 lần mức cho phép. Các cháu bị nhiễm chì sẽ bị suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối 14 loạn tư duy. Nếu ở mức độ nặng hơn thì có thể bị liệt cơ, mềm nhũn chân tay, thiếu máu, co giật và hôn mê. Tái chế ắc quy tại Đông Mai Hưng Yên - Ảnh báo Công thương Cháu bé bị nhiễm chì nặng. - Ảnh báo Công thương Do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rất khó khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800 oC trở lên thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường 2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất - Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất - Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc... những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng - Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất. Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất 15 3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước - Nước ngấm xuống đất từ các chất thải - Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt - Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần 4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí - Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH 4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí - Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ 16 Theo báo cáo của đoàn khảo sát, môi trường không khí khu vực Thạch Sơn bị ô nhiễm rất nghiêm trọng bởi các chất khí sulfur oxide (SO2, SO3), chì (Pb), sulfur hydro (H2S), amoniac (NH3), acid hydro (HCl), hydro florua (HF), nitrite kim loại (NO2). Hàm lượng các thông số trên đều vượt quá tiêu chuẩn môi trường VN cho phép. Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, tính từ năm 1991 đến cuối năm 2005, tại xã Thạch Sơn có 304 người chết thì đã có tới 106 người (chiếm 34,86%) chết do mắc bệnh ung thư. 5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa. 6 Đống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh, dich bệnh 17 Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,…do loại chất thải rắn gây ra. Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột,… là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH 4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn...Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại...) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hô hấp. Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư V. Lợi ích của rác thải 1. Đối với những loại rác không độc hại thì mọi người có thể sử dụng nhiều cách để làm cho rác mang lại lợi ích qua những việc làm như: - Tận dụng rác: Những thứ rác bị bỏ loại nhưng còn có thể dùng cho mục đích khác thì mọi người nên tận dụng chúng để tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên như thu gom giấy vụn 18 Học sinh lớp 6G trường Ái Mộ Quận Long Biên đang thu gom giấy vụn - Đồ dùng trong nhà, quần áo, đồ chơi cũ không dùng nữa thì cho người khác tiếp tục dùng. Các loại vải vụn nối ráp thành đồ dùng, vật trang trí, quần áo rách dùng làm giẻ lau... - Sách báo, tập vở cũ dùng làm bao bì, giấy gói. - Chai lọ, bình, hũ dùng đựng món đồ khác hay tạ thành vật trang trí trong nhà. - Các vật liệu xây dựng như: cát, đá, sỏi, sành sứ vụn dùng trải đường, lót nền. 2. Tái chế rác: Những thứ phế thải không dùng được cho việc gì nữa nhưng còn có thể sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khác thì cần phải được thu gom bán phế liệu để tái chế như: - Kim loại: gồm đồng, kẽm, chì, sắt, thép, thau... được huyện lại và chế tạo ra đồ dùng vật liệu. - Chai lọ, ống thuốc thuỷ tinh được thu gom về lò nấu lại và thổi thành các dạng chai lọ mới. - Các đồ dùng vật liệu nhựa, bao nylon được tập hợp tái chế lại thành đồ dùng, bao bì, bục kê... - Giấy vụn được tái chế thành giấy bao bì, thùng các tông... 3. Tái sinh rác: Các thứ rác hữu cơ rất dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau, 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan