Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Kế hoạch kinh doanh Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dưới nước ở một số quốc gia đông nam á, những kinh...

Tài liệu Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dưới nước ở một số quốc gia đông nam á, những kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
14
208
52

Mô tả:

VẤN ĐỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA DƯỚI NƯỚC Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á, NHỮNG KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Phan Anh Tú ĐH.KHXHNV Tóm tắt: Bài viết của chúng tôi cho Hội thảo khoa học văn hóa ứng dụng lần này nhằm cung cấp những phương thức bảo tồn, khai quật các di sản văn hóa dưới nước cũng như cách tiếp xúc, tận dụng nhiều chương trình quốc tế của các quốc gia Đông Nam Á. Từ đó có thể đúc kết kinh nghiệm cho các nhà quản lý văn hóa và hoạch định chính sách văn hóa ở Việt Nam. 1. Khái niệm di sản dưới nước: Theo Nghị định của chính phủ về Quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước ban hành ngày 08 tháng 07 năm 2005 có đoạn giải thích về Di sản văn hóa dưới nước như sau: “di sản văn hoá vật thể đang ở dưới nước có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm: các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; các di tích, công trình xây dựng, địa điểm; di tích cổ nhân, cổ sinh vật có liên quan đến nguồn gốc của loài người, đã được con người sử dụng cùng với hiện trường tự nhiên và khảo cổ học xung quanh chúng” . Tuy nhiên, những vật thể hiện đại như “các đường ống, cống ngầm, cáp đặt, các thiết bị và công trình ngầm khác đang được sử dụng phục vụ cho đời sống của con người đặt ở dưới nước không được coi là di sản văn hoá dưới nước”. Ngoài ra, Hiến chương về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa dưới nước năm 1996 của ICOMOS cũng quy định tương tự như Nghị định về Quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước ở Việt Nam: “di sản sản văn hóa dưới nước cần được hiểu là di sản khảo cổ học nằm trong hoặc đã chuyển ra khỏi môi trường nước. Di sản này gồm các di chỉ và công trình xây dựng bị ngập chìm dưới nước, các nơi tàu thuyền đắm, các vật trôi dạt và bối cảnh khảo cổ học thiên nhiên ở những nơi đó”. Theo các tiêu chí trên, chúng tôi thấy Việt Nam và các quốc gia biển ở Đông Nam Á đang sở hữu một khối lượng khổng lồ các di sản văn hóa dưới nước hoặc đang chuyển ra khỏi lòng biển hiện lưu giữ tại các viện bảo tàng hay các sưu tập cá thể. 2. Nguồn gốc của di sản văn hóa dưới nước Dựa trên các tiêu chí trên và tài liệu lịch sử, chúng tôi phân loại di sản văn hóa dưới nước theo bốn nguồn gốc chính: 1. Di sản của đế chế trên bộ: trong số các đế chế lớn ở Đông Nam Á, Angkor là nhà nước điển hình từng phát triển thịnh vượng trên vùng Đông Nam Á lục địa. Kinh tế của Angkor dựa trên nền tảng nông nghiệp lúa nước từ các cánh đồng trù phú ở miền Đông Nam của đế chế. Để đảm bảo cho việc phát triển nông nghiệp vào mùa khô, các vị vua Angkor đã cho xây dựng một hệ thống thủy lợi hoàn hảo nhất vùng Đông Nam Á, ngày nay vẫn còn tồn tại những hồ nước khổng lồ (Baray) cùng các đập thủy lợi. Bên cạnh đó các loại ghe thuyền nội thủy đã từng tham gia vào hệ thống trao đổi thương mại đường sông bị chìm dưới lòng nước, nay được đưa lên khỏi mặt nước cho công chúng đến thưởng lãm cũng là những loại hình di sản quý giá của Kampuchea. 2. Di sản của đế chế trên biển: đế chế Sri Vijaya và Majapahit có vị trí chiến lược nối liền giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông, phát triển các vương triều dựa trên nền kinh tế hải thương, buôn bán và trao đổi hàng hóa với các quốc gia trong khu vực. Sri Vijaya và Majapahit đã từng kiểm soát một phần quan trọng của con đường Tơ lụa trên biển ngày nay là các vùng biển Malaysia và Indonesia. Trong quá trình hoạt động kinh tế hải thương đã có rất nhiều thương thuyền bị đắm mang theo nhiều kho tàng. Ngày nay chúng là những di sản văn hóa dưới nước tại các quốc gia này. 3. Di sản thời kỳ thực dân: trong quá trình khai thác tài nguyên ở các quốc gia Đông Nam Á, nhiều con tàu của thực dân phương Tây bị đắm khi vận chuyển hàng hóa trên biển. Đôi khi có những con tàu chiến phải nằm lại trong các cuộc hải chiến cùng vũ khí và kho tàng mà chúng mang theo. Ngày nay chúng là những di sản văn hóa dưới nước có giá trị. 4. Di sản thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ II: trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, vùng biển Đông Nam Á là địa bàn xảy ra những trận thủy chiến giữa hải quân Mỹ và Nhật. Di sản để lại là những nghĩa địa tàu mặt nước và tàu ngầm nằm rải rác trên khắp vùng biển trong khu vực. Đặc biệt trên vùng biển Philippines có rất nhiều con tàu của cả hai phía đồng minh và Nhật Bản bị đánh đắm được giữ nguyên trạng cho đến ngày nay. 3. Giá trị của các di sản dưới nước Di sản văn hóa dưới nước của các đế chế trên bộ đã minh chứng cho kỹ thuật canh tác nông nghiệp trong các cộng đồng cư dân cổ xưa khi con người chưa được các cổ máy công nghiệp hỗ trợ. Các đập nước với chức năng dẫn thủy nhập điền là những di sản của kỹ thuật văn minh trong giai đoạn thế kỷ 10 -13 ở Kampuchea. Những di sản Baray, ngày nay vẫn còn được sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau trong đó có nông nghiệp. Bản đồ những con tàu đắm được Công ty Di tích một chiến hạm Nhật Bản bị đắm trên Maritime Exploration của Singapore phát vùng biền Philippines. Nguồn: internet hiện trên vùng biển Đông. Nguồn: internet Các di sản văn hóa dưới nước ở các quốc gia biển phần nhiều tập trung vào các loại tàu và kho tàng mà chúng mang theo. Những con tàu đó đã thể hiện quá trình tự do hàng hải và thương mại trên vùng biển Đông và Tây Ấn Độ Dương. Các quốc gia Đông Nam Á đã gia nhập tích cực vào mạng lưới thương mại quốc tế cùng với các cường quốc Ấn Độ, Trung Hoa, Ba Tư, Ả Rập và La Mã. Một số con tàu đắm có nguồn từ Ả Rập cho thấy người Ả Rập đã mở rộng thương mại sang Đông Nam Á, Trung Hoa từ thế kỷ thứ VII song hành cùng mối quan hệ thương mại giữa Ấn Độ Đông Nam Á. Từ thế kỷ XV trở đi xuất hiện thêm nhiều con tàu có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các quốc gia phương Tây. Những kho tàng hiện vật lưu lại trên tàu đắm là những di sản có giá trị phản ánh quá trình giao lưu thương mại và văn hóa giữa các quốc gia trong vùng, giữa Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới. Dựa vào những con tàu chiến, các nhà sử học có thể tái hiện lại những trận hải chiến thảm khốc trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc chống chủ nghĩa tư bản hay cuộc chiến của các quốc gia phương Tây nhằm phân chia vùng ảnh hưởng. 4. Giải pháp và chính sách bảo tồn Đối với nhiều quốc gia Đông Nám Á, giải pháp tốt nhất để gìn giữ các di sản văn hóa dưới nước là tiến hành khai quật bằng phương pháp khảo cổ học dưới nước để mang các cổ vật về bảo tàng, nhằm tránh khỏi nạn chảy máu cổ vật. Hiện vật được lưu giữ trong các viện bảo tàng có thể được mang ra trưng bày cho du khách tham quan, vừa giới thiệu được lịch sử, văn hóa, kỹ thuật thời cổ vừa thu được những khoản tiền không nhỏ từ các đoàn khách nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, những di sản này dù nằm trên bảo tàng nhưng vẫn được xem là di sản văn hóa dưới nước do nguồn gốc của chúng. Đối với một số quốc gia có điều kiện tốt về kỹ thuật và tài chính, họ tiến hành xây dựng bảo tàng ngoài trời (air museum) hay bảo tàng dưới nước (water museum). Trường hợp này, chúng tôi thấy Philippines đã giữ nguyên hiện trạng của những con tàu chiến bị đánh đắm hồi chiến tranh thế giới lần II. Các công ty du lịch đã tiến hành các tour tham quan dưới nước tại các nghĩa địa tàu chiến nhưng nghiêm cấm việc thay đổi hiện trạng hay mang các di vật ra khỏi những con tàu. Đối với những trường hợp phát hiện những con tàu cổ nằm cận duyên, các chuyên gia khảo cổ tiến hành khai quật rồi trưng bày tại hiện trường, ví dụ trường hợp của con thuyền Balangay, nguồn gốc tại Butuan – Tây Bắc Mindanao niên đại hoạt động của thuyền khoảng giữa năm 260 - 550 SCN. Người Philippines đã xây dựng một ngôi nhà có mái che cùng những tủ kính trưng bày các di vật phát hiện trên con thuyền cổ. Cách trưng bày ngoài trời đã tạo ấn tượng rất mạnh cho du khách tham quan và các nhà nghiên cứu khi đến đây. Họ không những tham quan con thuyền mà còn chiêm nghiệm môi cảnh xung quanh, hình dung được cách con người sử dụng thuyền và đi biển ra sao trong thời đại xa xưa. Từ con thuyền cổ này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hình dáng của nó cũng tương tự với những con thuyền chở hàng và người lưu thông trên khắp vùng biển Philippines giai đoạn thế kỷ 13 – 16. Khai quật một con tàu cổ ở Indonesia vào Quang cảnh một con tàu cổ bị đắm trên vùng năm 1996. Nguồn: internet biển Vịnh Thái Lan. Nguồn: internet Cùng phương thức bảo tồn của Philippines, Indonesia đã giữ nguyên hiện trạng của một con thuyền cổ niên đại thế kỷ thứ VII, phát hiện tại làng Pujulharjo thuộc tỉnh Trung Java năm 2008. Đồng thời, Indonesia cũng kêu gọi sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các cơ quan nghiên cứu nước ngoài: Đại học California và Đại học Hawaii. Các cơ quan này đã góp phần quan trọng bằng công bố quốc tế về những phát hiện tàu cổ tại Indonesia. Chính phủ Indonesia xem những chuyên khảo khoa học công bố trên các tập chí quốc tế là bằng chứng về chủ quyền lãnh hải của họ từ sau Công Nguyên. 5. Những chương trình hỗ trợ quốc tế Văn phòng UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương toạ lạc tại Bangkok đóng vai trò đầu tàu trong hoạch định chính sách bảo tồn, hỗ trợ tài chính và đào tạo kỹ thuật cho các quốc gia thành viên trong khu vực. Từ năm 2001 văn phòng đã thiết lập dự án Quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước (Convention on protection of the underwater cultural heritage) mục đích hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho Philippines bảo tồn nguyên trạng các nghĩa địa tàu chiến và Kampuchea bảo tồn 10 loại thuyền cổ có niên đại từ thế kỷ 16 – 20. Năm 2003, Văn phòng UNESCO khu vực lại ban hành chương trình Bảo tồn và quản lý di sản dưới nước (The convention and management of underwater cultural heritage). Đây là chương trình lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ nhiều quốc gia thành viên tham gia tập trung vào 07 mục tiêu lớn của dự án: 1. Đào tạo chuyên gia (professional training). 2. Bảo vệ các di tích khảo cổ học dưới nước (protection on underwater archaeological sites). 3. Nâng cao các tiêu chuẩn bảo tồn (promotion of conservation standards). 4. Quản lý nhà nước, giám sát công tác bảo tồn các di tích khảo cổ học dưới nước (monitoring the state of conservation of underwater archaeological sites). 5. Đào tạo các cộng tác viên (training the trainers). 6. Nâng cao khả năng hợp tác khu vực về bảo tồn và quản lý nguồn di sản mang lại lợi ích và hòa bình cho xã hội (enhanced regional cooperation on conserving and managing shared heritage resources contribution to social cohesion and peace). 7. Nâng cao nhận thức xã hội (enhanced public awareness). Thông điệp của UNESCO mở đầu cho dự án có đoạn như sau: “Di sản văn hóa dưới nước ngày càng bị đe dọa vì thiếu sự bảo vệ của luật pháp và sự xâm hại nghiêm trọng của môi trường tự nhiên” và “Hãy cứu lấy di sản văn hóa dưới nước của chúng ta (Saving our underwater cultural heritage)”. Nhận được nguồn tài trợ từ hoàng gia Na Uy (Norway), văn phòng UNESCO tại Bangkok thiết lập thêm một dự án khác mang tên: “Bảo vệ di sản văn hóa dưới nước vùng châu Á – Thái Bình Dương” (Safeguarding the underwater cultural heritage in the Asia – Pacific), trong các hạng mục của dự án có chương trình thiết lập một trung tâm đào tạo cấp vùng tại tỉnh Chanthaburi - miền Nam Thái Lan. Đồng thời, nguồn quỹ từ dự án cũng cho phép các chuyên gia xây dựng những chính sách và các phương pháp khai quật tốt nhất cho ngành khảo cổ học hải dương (maritime archaeology) tại vùng Đông Nam Á. Tham gia chương trình Bảo tồn và quản lý di sản dưới nước, Vụ Mỹ thuật hoàng gia Thái Lan cùng kết hợp với văn phòng UNESCO khu vực hàng năm tổ chức trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa dưới nước vùng châu Á – Thái Bình Dương (The AsiaPacific on Underwater Cultural Heritage” tại Trung tâm Siam Ocean World in Bangkok. Theo nhận định của các chuyên gia văn hóa, chương trình nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về di sản văn hóa dưới nước. Bối cảnh trưng bày tập trung vào những hiện vật làm lại từ những con tàu đắm được khai quật khắp vùng Đông Nam Á. Bên cạnh các sưu tập hiện vật có trưng bày thêm nhiều hình ảnh của các cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước và dựng lại hiện trường khai quật khảo cổ học dưới nước trong một hồ nước có tường làm bằng thủy tinh. Khai quật con tàu đắm của Tây Ban Nha tại Hiện vật bằng vàng được mang lên từ con tàu vùng lãnh hải Philippines. Tây Ban Nha. Nguồn: internet. Chương trình được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện báo chí, truyền thông, Ban tổ chức kết hợp với các công ty du lịch tổ chức các tour tham quan kết hợp du khảo khoa học tại Bảo tàng Hải dương Quốc gia ở tỉnh Chanthaburi cùng với nhiều di tích biển khác. Kết quả rất khả quan cho những lần thực hiện, Thái Lan luôn nhận được nhiều lợi ích từ các chương trình bảo tồn di sản văn hóa dưới nước của văn phòng UNESCO khu vực vì họ là nước sở tại nơi UNESCO đặt văn phòng đại diện. Trong chính sách bảo tồn di sản văn hóa dưới nước mỗi quốc tùy theo thế mạnh và mục đích phục hưng văn hóa của mình đã ưu tiên cho các công tác nghiên cứu và khai quật khác nhau. Ví dụ Malaysia ưu tiên nghiên cứu và khai quật các di sản dưới nước liên quan đến Hồi giáo; Indonesia nghiên cứu khai quật phục hưng vương triều Majapahit. Song ngày nay tất cả các quốc gia trong khu vực đều đã xây dựng xong những điều luật bảo vệ di sản văn hóa dưới nước. Ngoài các cơ quan chuyên môn, luật pháp cũng góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa. 6. Kết luận Các quốc gia biển trong vùng Đông Nam Á luôn quan tâm phát triển các dự án nghiên cứu, khai quật và bảo tồn di sản văn hóa dưới nước nhằm xây dựng các tiêu chí quốc tế về chủ quyền lãnh hải và biên giới của họ. Nhiều quốc gia đã tiến hành các chương trình hợp tác quốc tế qua nghiên cứu và công bố khoa học về những con tàu đắm trên lãnh hải của họ. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đã thành lập những cơ quan chuyên môn có chức năng tư vấn, khảo sát và khai quật các di sản văn hóa dưới nước như Singapore thành lập công ty Maritime Exploration vào năm 1982. Năm 2004, Malaysia cũng thành lập một công ty mang tên Maritime Exploration với chức năng tương tự như công ty của Singapore nhưng hoạt động chủ yếu trong lãnh hải của Malaysia. Ngoài ra, các quốc gia Đông Nam Á đã tập dụng triệt để sự hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo và tài chính của các cơ quan quốc tế trong khu vực trong đó phải kể đến Văn phòng UNESCO vùng tại Bangkok và tổ chức SEMEO SPAFA: Regional Center for Archaeology and Fine Arts (Trung tâm khảo cổ và mỹ thuật vùng tại Bangkok) cùng các chương trình học bổng đào tạo từ Quỹ Henry Luce Foundation, Luce Asian Archaeology Program (LAAP) - UH Anthropology. (Chương trình đào tạo chuyên ngành khảo cổ học châu Á tại Khoa Nhân học Đại học Hawaii). Từ những phương thức bảo tồn, khai quật các di sản văn hóa dưới nước cũng như cách thức tiếp xúc tận dụng nhiều chương trình quốc tế của các quốc gia Đông Nam Á có thể rút kết nhiều kinh nghiệm cho các nhà quản lý văn hóa và hoạch định chính sách văn hóa ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. UNESCO 1996. Hiến chương về quản lý và bảo vệ các di sản văn hóa dưới nước. website: www.disanvanhoavn.org 2. Nhiều tác giả 1991. Cultural heritage in Asia and Pacific: conservation and policy, proceedings of symposium held in Honolulu, Hawaii, September 8-13, 1991 3. William M. Mathers and Michael Flecker 1997. Archaeological report: Archaeological Recovery of the Sea Java Wreck. Pacific Sea Resource. 4. Michael Flecker 2000. A 9th century Arab or Indian shipwreck in Indonesia water, The international journal of nautical archaeology 199 - 217.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan