Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông ứng dụng phần mềm microsoft powerpoint để dạy hiệu quả bài phong trào tây sơn và...

Tài liệu ứng dụng phần mềm microsoft powerpoint để dạy hiệu quả bài phong trào tây sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ

.PDF
9
76
136

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWER POINT ĐỂ DẠY HIỆU QUẢ BÀI: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII Người thực hiện: Lê Thị Hòa Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử 1. MỞ ĐẦU THANH HOÁ NĂM 2019 0 1.1. Lí do chọn đề tài Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại k-hởi nguồn từ những năm 40 ( thế kỷ XX) và được nâng lên ở cấp độ cao hơn từ năm 1973 - cách mạng khoa học công nghệ, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần loài người. Công nghệ đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống nói chung và trong đào tạo nguồn nhân lực nói riêng. Có thể nói xu hướng dạy học hiện đại kết hợp với những thành tựu của công nghệ thông tin đã và đang đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử, một môn học có tính đặc thù là tái hiện những gì đã diễn ra trong quá khứ. Học trò Việt Nam ngày nay nhìn nhận môn lịch sử là môn học khô khan, phải nhớ rất nhiều và rất khó học thuộc. Thực tế nghiên cứu cho thấy trong một giờ học, học sinh chỉ nhớ được 30% kiến thức nếu chỉ được nghe, còn nếu cả nghe lẫn nhìn thì sẽ nhớ được đến 50% và con số này lên đến 80% nếu học sinh được thấy sự vật hiện tượng một cách đồng thời. Do vậy việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại sẽ làm cho học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ kiến thức nhiều hơn và tiết học cũng trở lên sinh động, hấp dẫn hơn. Chính vì vậy việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Lịch Sử là cần thiết, nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microsoft Power point để dạy hiệu quả bài: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc cuối thế kỉ XVIII ”. ( Lịch Sử 10 – ban cơ bản): nhằm cải tiến phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, việc tích cực vận dụng ứng dụng phần mềm Microft Power point là nhân tố có tác động quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian qua. Qua thực tế của trường THPT Đào Duy Từ đã chứng minh đều có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt. 1.3. Đối tượng nghiên cứu -Đối tượng để tôi thực hiện bài dạy của mình là học sinh khối 10 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Môn Lịch Sử trong những năm gần đây được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng nói rất nhiều, điểm trung bình qua các kì thi rất thấp. Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch Sử, mặc dù tuổi nghề chưa nhiều và dạy ở một trường thuộc trung tâm thanh phố, trường THPTĐào Duy Từ, đa số các em ở đây còn lười học chưa có sự say mê môn Lịch Sử, đặc biệt trường không có ban khoa học xã hội, hầu hết học sinh theo học ban khoa học tự nhiên, xem Lịch Sử là môn học phụ, vì vậy thái độ thờ ơ của học sinh đối với môn này là phổ biến. Để thay đổi thái độ của các em đối với môn Lịch Sử, tôi đã mạnh dạn ứng dụng nhiều bài giảng bằng công nghệ thông tin và kết quả cho thấy những tiết dạy kết hợp với công nghệ thông tin thường đem lại nhiều say mê và hứng thú so với tiết học truyền thống. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1 Trong chương trình Lịch Sử lớp 10 ban cơ bản. Bài 23 : Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc cuối thế kỉ XVIII không phải là một bài khó vì bài này học sinh đã được học trong chương trình lớp 7 Trung học cơ sở và khi nhắc đến phong trào Tây Sơn thì đa số học sinh đều nhớ đến Quang Trung Nguyễn Huệ. Tuy nhiên đặc điểm của bài này là học sinh phải nắm được bối cảnh của Việt Nam vào giữa thế kỉ thứ XVIII và vai trò của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất Đất nước, bảo vệ Tổ Quốc cũng như làm bật lên hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải ở thế kỉ XVIII. Đối với bản thân tôi khi dạy bài này trong năm học trước, khi không sử dụng phần mềm Microsoft Power point kết quả giờ học đã không đạt như mong muốn, học sinh nắm kiến thức thụ động, gượng ép, chưa thấy được sự hứng thú , say mê học tập của các em. 2.3. Kết quả của thực trạng trên Với cách thức mà tôi đã áp dụng dạy ở 4 lớp 10A1, 10A2, 10A4, 10A5 qua kiểm tra đã có kết quả về mức độ nắm bài của các em như sau: Lớp 10A1 10A2 10A4 10A5 Sĩ số 49 47 46 50 Giỏi SL % 3 6.2 1 2,1 2 4,3 3 4,3 Khá SL % 11 22,4 9 19,2 7 15,2 10 19,1 Trung bình SL % 27 55,1 28 59,6 31 67,5 29 59,6 Yếu SL 8 9 6 8 % 16,3 19,1 13,0 17,0 Từ thực trạng trên để đạt được hiệu quả cao hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến lại bài dạy và đổi mới phương pháp ứng dụng phần mềm Microsoft Power point để dạy hiệu quả bài: “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc cuối thế kỉ XVIII ”. ( Lịch Sử 10 – ban cơ bản) 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện a. Xác định phạm vi thực hiện - Phạm vi thực hiện là các lớp: 10A5, 10A8, 10A9, 10A10 b.Thiết kế bài dạy: Đối với giáo viên thiết kế bài dạy là công việc vô cùng quan trọng trước khi tổ chức hoạt động dạy học, để có một bài giảng bằng thiết kế trên Microft Power point giáo viên phải nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để xác định được mục tiêu dạy học, kiến thức cơ bản kết hợp với các phương pháp dạy học thích hợp nhằm đem đến một bài giảng hiệu quả cao cho học sinh. * Các bước thiết kế bài dạy: *Xác định mục tiêu bài dạy: Với bài “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc cuối thế kỉ XVIII ”. Sau bài học, học sinh phải nắm được: - Về kiến thức:Trong bối cảnh đất nước trong bị chia cắt thành hai Đàng: Đàng Trong chúa Nguyễn và Đàng Ngoài vua Lê – Chúa Trịnh, các tập đoàn phong kiến thống trị không còn khả năng thống nhất Đất nước. Trong hoàn cảnh đó phong trào 2 Tây Sơn bùng nổ, từ Quy Nhơn – Bình Định phong trào đã đánh đổ các tập đoàn phong kiến, xóa bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất Đất nước, hoàn thành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và Thanh bảo vệ độc lập dân tộc. - Về tư tưởng : Giáo dục cho các em lòng yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ đất nước, tự hào về tinh thần quật khởi của người nông dân Việt Nam - Về kĩ năng: Kĩ năng sử dụng bản đồ Lịch Sử, khả năng phân tích, nhận định sự kiện Lịch Sử. *Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy * Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất Đất nước - Trong bối cảnh giữa thế kỉ XVIII chế độ phong kiến bị khủng hoảng sâu sắc. - Năm 1771 khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. - Năm 1776 – 1783 quan Tây Sơn giải phóng hầu hết đất đai Đàng Trong tiêu diệt lực lượng cát cứ Chúa Nguyễn. - Từ năm 1786 – 1788 nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc lật đổ chính quyền Lê Trịnh. Như vậy từ 1776 – 1788 phong trào Tây Sơn bước đầu đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất Đất nước. * Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc - Thế kỉ XVIII nước ta phải đối mặt với các thế lực ngoại xâm đe dọa Tổ Quốc, ở mạn Nam là 5 vạn quân Xiêm và ở phía Bắc là 29 vạn quân Thanh với tài chỉ huy của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại 2 thế lực ngoại xâm. Hoàn thành sứ mệnh bảo vệ Tổ Quốc. * Xác định các hình thức Tổ chức dạy học - Tổ chức học các nhân với SGK - lược đồ - sơ đồ. * Xác định các phương tiện dạy học: Máy chiếu * Xác định phương pháp dạy học: Đàm thoại - gợi mở. Giải quyết vấn đề. Trực quan - tường thuật C.Tổ chức dạy học * GV kiểm tra bài cũ: Trong các thế kỉ XVI – XVIII kinh tế nước ta có những bước phát triến như thế nào? Kể tên 1 số đô thị tiêu biểu ở hai Đàng. * GV vào bài mới: Để tạo hứng thú, say mê học tập của học sinh Giáo viên vào bài bằng việc cho học sinh quan sát những hình ảnh sau: Tượng đài Quang Trung- Nguyễn Huệ 2 Tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ và yêu cầu học sinh hãy cho biết những hình ảnh trên nói đến phong trào nông dân 3 khởi nghĩa tiêu biểu nào trong thế kỉ XVIII? Học sinh sẽ trả lời được: Phong trào nông dân Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII. GV dẫn dắt ngắn gọn vào bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất Đất nước cuối thế kỉ XVIII Bước 1: Để học sinh hiểu được vai trò đầu tiên của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất Đất nước. Tôi cho các em quan sát hình ảnh về phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVIII: KN Nguyễn Danh Phương (1740-1751) Vĩnh Phúc,Sơn Tây TRUNG QUOÁ CKN Hoàng công Chất (1739-1769) Khoái Châu,Sơn Nam KN Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) Hải Dương,Hải Phòng ,Quảng Ninh KN Lê Duy Mật (1738-1770) Thanh Hoá, Nghệ An KN Tây Sơn (1771-1789) Tây Sơn (Bình Định) Saø i Gon ø 9 Qua đó các em thấy được tình hình đất nước bị chia cắt, sự khủng hoảng của chế độ phong kiến 2 miền là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân bùng lên rầm rộ, tiêu biểu có phong trào nông dân Tây Sơn Bước 2: Tôi cho học sinh quan sát lược đồ căn cứ địa của quân Tây Sơn và lược đồ phong trào Tây Sơn chống các thế lực phong kiến: Thăng Long Nghệ An S.Gianh Phú Xuân An Khê Quy Nhơn Bình Thuận Đảo Phú Quốc Gia Định 11 LƯỢC ĐỒ CĂN CỨ ĐỊA CỦA QUÂN TÂY SƠN Và yêu cầu HS trả lời: Phong trào nông dân Tây Sơn đã diễn ra như thế nào và phong trào này có vai trò gì đối Đất nước? HS sẽ trả lời được: Năm 1771 khởi nghĩa Tây Sơn bùng lên ở Tây Sơn( Bình Định) do 3 anh em : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Phong trào tây Sơn đã lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng trong. Từ 1786 – 1788 nghĩa quân tấn công ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh. Sự nghiệp thống nhất Đất nước bước đầu hoàn thành. Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào tây Sơn và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII 1. Cuộc kháng chiến chống Xiêm( 1785 ) Bước 1: - Nguyên nhân: Tôi yêu cầu HS trình bày nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến chống Xiêm 1785? 4 HS sẽ trả lời: Do Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm dẫn đến 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta Để HS khắc sâu được nguyên nhân trên Tôi sẽ cho các em xem chân dung Nguyễn Ánh , Vua Xiêm và cung cấp thêm thông tin cho các em: Khi nghĩa quân Tây Sơn bắt giết hai chúa là Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần, còn lại một người cháu là Nguyễn Ánh trốn thoát, cùng đường Nguyễn Ánh đã chạy sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm đã sai tướng đem quân sang xâm lược. Bước 2: - Diễn biến: Tôi yêu cầu học sinh trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Xiêm. Học sinh sẽ nêu được: Khi quân Xiêm sang xâm lược, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ vào Nam đánh giặc. 1785 Nguyễn Huệ tổ chức trận Rạch Gầm- Xoài Mút đánh tan 5 vạn quân Xiêm Để học sinh hiểu về trận Rạch Gầm – Xoài Mút một trong những trận thủy chiến lớn trong lịch sử dân tộc. Tôi sẽ dùng lược đồ trận Rạch Gầm- Xoài Mút và yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết của các em về trận đánh này. Học sinh trình bày xong Tôi dùng sơ đồ động mô tả trận đánh kêt hợp với hiệu ứng âm thanh tạo nên sự hứng khởi và say mê học tập của các em. Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút Bước 3: Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Xiêm. Học sinh sẽ dễ dàng nêu được: Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút đập tan mưu đồ của quân Xiêm, nền độc lập được giữ vững, là một trong những trận thủy chiến lớn trong lịch sử dân tộc, thể hiện tài thao lược của Nguyễn Huệ. 2. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh( 1789) Bước 1: - Nguyên nhân: Tôi yêu cầu các em trình bày nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Thanh Học sinh sẽ trả lời được: Do Vua Lê Chiêu Thống cầu viện. Quân Thanh sang xâm lược nước ta. Để học sinh khắc sâu nguyên nhân trên .Tôi trình chiếu hình ảnh: Học sinh sẽ hiểu rõ đây là thời kì cầm quyền của Vua Càn Long và Tôn Sĩ Nghị là người dẫn đầu 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta Bước 2: - Diễn biến: Để học sinh thấy được tinh thần tấn công thần tốc của những người nông dân áo vải. Tôi sẽ dùng những hình ảnh minh họa: Hình ảnh 1: Tại núi Bân( Huế) 25-12/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi niên hiệu Quang Trung lập tức tấn công ra Bắc Hình ảnh 2: 5 THĂNG LONG Đêm 30 Tết (25-1-1789), Quang Trung cho quân ăn Tết sớm và chia quân thành 5 đạo cùng lúc tấn công quân Thanh với khí thế từ lời hiểu dụ TamĐiệp BIỆN SƠN 21 Hình ảnh 3: Mồng 5 Tết Mồng 5 tết, nghĩa quân Tây Sơn giành thắng lợi vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Mồng 5 Tết Mồng 3 Tết 23 Từ việc học sinh theo dõi trên máy chiếu các em sẽ rút ra được đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh: Hoạt động 3: Tìm hiểu Vương Triều Tây Sơn Tôi sử dụng phiêú học tập yêu cầu HS hoàn thiện nội dung cho sẵn: Họ và Tên:........................................................ Lớp:............................... 1. Sự thành lập Vương Triều - 1778 :................................................................................................................. - 1788: ................................................................................................................. ............................................................................................................................. 2. Các chính sách của Vương Triều a. Đối nội: ........................................................................................................... .............................................................................................................................. b. Đối ngoại: ........................................................................................................ ................................................................................................................................. Học sinh dựa vào sách giáo khoa và hoàn thiện nội dung. d. Củng cố bài: Để HS khắc sâu kiến thức bài học tôi cho các em xem một video ngắn chương trình “Đất phương Nam” giới thiệu về Quang Trung- Nguyễn Huệ, qua đoạn tư liệu ngắn học sinh sẽ hình dung lại một lần nữa về Tây Sơn- Bình Định nơi phong trào bùng nổ, chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút trên sông Tiền và quá trình hành quân thần tốc từ Phú Xuân ra Thăng Long chỉ trong 35 ngày đánh tan 29 vạn quân Thanh. 2.4. Kết quả Với việc ứng dụng phần mềm Microsoft Power point để dạy hiệu quả bài “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc cuối thế kỉ XVIII ”. ( Lịch Sử 10 – ban cơ bản). Tôi thấy đã tạo được hiệu ứng tốt trong học tập của học sinh, các em hứng thú, say mê hơn trong giờ học, không khí lớp học nhẹ nhàng, sôi nổi. Đặc 6 biệt ở những lớp mà đầu vào thấp như lớp 10A5, 10A10 nhưng khi dạy bài này tôi thấy được sự hứng khởi trong học tập của các em. Kết quả cụ thể: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 10A5 50 21 38,3 15 31,9 13 27,7 1 2,1 10A8 49 25 51,0 21 42,9 3 6,1 0 0 10A9 49 21 42,9 18 36,7 10 20,4 0 0 10A10 42 17 37,5 13 32,5 9 22,5 3 7,5 3.Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Việc sử dụng phần mềm Microsoft Power point để dạy một tiết học Lịch Sử tôi thấy mang lại kết quả khả quan hơn so với tiết dạy học thông thường. Hầu như tất cả các giờ học được dạy theo phương pháp này không có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều rất thích thú. Rõ ràng học tập đối với các em đã trở thành một niềm vui lớn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học với những hình ảnh sinh động sẽ giúp các em nhìn nhận vấn đề Lịch Sử trở lên gần gũi hơn, tạo cho các em niềm say mê, yêu thích và trân trọng hơn những giá trị mà cha ông để lại. 3.2.Kiến nghị Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm tôi có một số kiến nghị sau: - Cần tăng cường thêm thiết bị hỗ trợ dạy học, đặc biệt là tranh ảnh dành cho môn Lịch Sử. - Trong bài 23 cần có thêm phần chữ nhỏ giới thiệu vài nét về tiểu sử của Quang Trung- Nguyễn Huệ - cần có kế hoạch tổ chức thi thiết kế giáo án điện tử ở tất cả các bộ môn để khuyến khích và đẩy mạnh phong trào dạy học bằng việc ứng dụng phần mềm Microsoft Power point XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình. Không sao chép nội dung của người khác Lê Thị Hòa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Tin học (NXB Đại học sư phạm Hà Nội - 2003) 2. Hướng dẫn thiết kế bài giảng trên máy vi tính 7 (NXB Giáo dục - 2006) 3. Công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp dạy học (Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Đức – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học) 4. Tìm kiếm thông tin trên Internet (Vụ Trung học phổ thông - Bộ GD-ĐT). 5. http://edu.net.vn (Website của Bộ GD-ĐT) 6. http://giaovien.net.vn (Website hỏ trợ giáo viên) 7. Phương pháp dạy học Lịch sử (Phan Ngọc Liên – NXB Giáo dục) 8. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Lịch sử (Bộ GD-ĐT, NXB Giáo dục) 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan