Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng gis mô phỏng vận hành van trên mạng lưới cấp nước (thí nghiệm tại phườn...

Tài liệu ứng dụng gis mô phỏng vận hành van trên mạng lưới cấp nước (thí nghiệm tại phường 15 quận 10 thành phố hồ chí minh)

.PDF
62
9
147

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TRẮC ĐỊA VÀ BẢN ĐỒ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG BẢN ĐỒ DU LỊCH “MỘT NGÀY KHÁM PHÁ THÀNH PHỐ TÂN AN, LONG AN” Sinh viên thực hiện: Trần Thị Yến Nhi Ngành: Kỹ Thuật Trắc Địa – Bản Đồ Niên khóa: 2013 - 2017 TP. HCM, THÁNG 11 NĂM 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TRẮC ĐỊA VÀ BẢN ĐỒ SINH VIÊN THỰC HIỆN Trần Thị Yến Nhi ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Ngành Kỹ Thuật Trắc Địa – Bản Đồ. Mã số: D520503 TÊN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG BẢN ĐỒ DU LỊCH “MỘT NGÀY KHÁM PHÁ THÀNH PHỐ TÂN AN, LONG AN” Giảng viên hướng dẫn: Ths. Văn Ngọc Trúc Phương TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Đồ án này được hoàn thành tại: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM Giảng viên hướng dẫn: ............................................................................................................ (Ghi họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Giảng viên phản biện: ............................................................................................................. (Ghi họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Đồ án được chấm bởi Hội đồng chấm đồ án, họp tại phòng vào lúc ….giờ, ngày … tháng …..., năm ……. Thành phần hội đồng gồm: .................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng và Trưởng Khoa sau khi đồ án đã được chỉnh sửa (nếu có) CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA LỜI CAM ĐOAN Tôi, Trần thị Yến Nhi, xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi, được thực hiện với sự hướng dẫn của ThS. Văn Ngọc Trúc Phương. Các số liệu sử dụng trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả trong đồ án này là trung thực, không chỉnh sửa, do chính tôi làm ra. TP. HCM, ngày.....tháng.....năm (Ký và ghi rõ họ tên) I LỜI CẢM ƠN Muốn sang sông thì phải có đò Muốn tốt nghiệp sớm phải lo học hành Xin cám ơn tất cả các Thầy cô, gia đình và bạn bè gần xa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo động lực để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp ngày hôm nay. Người đầu tiên em xin được cám ơn là ThS. Văn Ngọc Trúc Phương, giảng viên môn bản đồ chuyên đề, người đã khai sáng cho em để hướng tới những điều mới trong đề tài của mình. Cô đã hướng dẫn hết sức tận tình và hiểu được tâm lý của sinh viên trong suốt giai đoạn thực hiện đồ án tốt nghiệp. Em cám ơn cô! Và em cũng xin cám ơn Thầy cô trong Ban lãnh đạo Nhà Trường, các Phòng Ban và các Khoa của trường Đại Học Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Nhờ sự giảng dạy tận tình cùng những bài giảng thú vị với tất cả lòng yêu thương sinh viên như con em của Thầy cô mà em và các bạn có được những tiết học đại cương và chuyên ngành vô cùng bổ ích, là những kiến thức vô giá không phải đọc sách là hiểu hết được. Xin cám ơn các Thầy cô của các Khoa và nhất là các Thầy cô trong Khoa Trắc địa – Bản đồ đã trao kiến thức chuyên ngành để em tự tin theo đuổi ngành nghề. Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp với vốn ít kinh nghiệm của bản thân nên còn nhiều thiếu sót, kính mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của Thầy cô để em được bổ sung, hoàn thiện thêm kiến thức. Sau này, khi có gặp lại vấn đề em sẽ tự tin hơn. Lời cuối cùng em xin cám ơn tất cả Thầy cô, gia đình và bạn bè gần xa đã giúp đỡ và động viên em trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng ….năm 2017 Sinh viên Trần Thị Yến Nhi II TÓM TẮT Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển theo cuộc sống công nghệ hiện đại của con người ngày nay. Nhiều hoạt động cũng như nhiều thông tin hấp dẫn được giới thiệu cho nhiều người bằng nhiều phương tiện và hình thức khác nhau như bản đồ, các trang web, sách báo,... Xuất phát từ sở thích du lịch, khám phá của bản thân và muốn giới thiệu quê hương mình với mọi người một cách hấp dẫn và dễ dàng, tôi đã bắt tay vào thực hiện đề tài Xây dựng bản đồ du lịch “Một ngày khám phá Thành phố Tân An, Long An”. Xây dựng được bản đồ với sự hỗ trợ trên ứng dụng Story Map là mục tiêu phải hoàn thành của tôi. Đối tượng hướng đến là các bạn trẻ muốn khám phá thành phố Tân An, Long An. Để có được sản phẩm tốt, ngoài việc tìm hiểu trên lý thuyết về ứng dụng Story Map và đặc điểm du lịch của giới trẻ thì cần đến khảo sát để hiểu rõ hơn về đối tượng của đề tài hướng đến. Từ việc thu thập, khảo sát và xử lý dữ liệu đến việc biên tập bản đồ luôn đan xen vào nhau để không nhầm lẫn và tránh thiếu sót. Kết quả phải đạt được là một bản đồ hoàn thiện theo đúng tiêu chí đặt ra và được mọi người nhận xét về sản phẩm của mình. Sau đó, bản đồ sẽ được giới thiệu đến người sử dụng dạng online và có thể chia sẻ dễ dàng để mang lại tính thiết thực và hiệu quả cho người sử dụng. Bản đồ chỉ mới được chia sẻ trên một vài trang trên mạng xã hội Facebook nên có thể chưa được nhiều bạn tiếp cận, đó là một hạn chế lớn. Sau này, nếu bản đồ được nhiều người quan tâm đến, tôi sẽ hoàn thiện câu chuyện bản đồ của mình và mang câu chuyện giới thiệu nhiều nơi hơn để góp phần phát triển thành phố nói riêng cũng như ngành du lịch nói chung. III MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................. 1 1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu ............................................................. 1 1.3 Mục tiêu – Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu ...................................... 4 1.3.1 Mục tiêu ................................................................................................... 4 1.3.2 Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu .......................................................... 4 1.4 Bố cục báo cáo .......................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ................................................................... 7 2.1 Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 7 2.1.1 Du khách .................................................................................................. 7 2.1.2 Du khách .................................................................................................. 7 2.1.3 Tài nguyên du lịch .................................................................................... 8 2.1.4 Điểm đến du lịch ...................................................................................... 9 2.1.5 Các loại hình du lịch .............................................................................. 10 2.1.6 Bản đồ du lịch ........................................................................................ 10 2.2 Giới thiệu Story Map.................................................................................. 12 2.3 Tìm hiểu đặc điểm du lịch của các bạn trẻ ................................................ 24 2.4 Giới thiệu khu vực nghiên cứu................................................................... 26 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 27 3.1 Xác định nhiệm vụ...................................................................................... 27 3.2 Thu thập dữ liệu – khảo sát thực địa ......................................................... 29 3.2.1 Thu thập thông tin .................................................................................. 29 3.2.2 Xác định tọa độ ...................................................................................... 30 3.2.3 Khảo sát thực địa ................................................................................... 31 3.3 Xử lý dữ liệu ............................................................................................... 32 3.4 Biên tập bản đồ ........................................................................................... 34 3.5 Xuất bản đồ ................................................................................................ 39 3.6 Khảo sát – đánh giá .................................................................................... 40 IV 3.7 Kết quả – Thảo luận ................................................................................... 41 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 50 V DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Phân biệt khách du lịch và khách tham quan…………………………..……………..8 Bảng 2.2 Các lý do khiến người Việt trẻ thích đi du lịch…………………………………...…..24 Bảng 2.3 Các hoạt động du lịch được giới trẻ ưa chuộng……………………………………….24 Bảng 3.1 Phỏng vấn tại trường THPT Lê Quý Đôn.…………………………..………………..27 Bảng 3.2 Phỏng vấn tại trường THPT Hà Long……..…………………………………...……..28 Bảng 3.3 Phỏng vấn các bạn trẻ đã có việc làm……….……………………………………….28 Bảng 3.4 Phỏng vấn các bạn trẻ ngoài thành phố…….……………………………………….29 VI DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Bản đồ du lịch Đà Nẵng…………………………..……………………….………………2 Hình 1.2 Xây dựng bản đồ điện tử Du lịch Thành phố Hải Phòng……...…….….……………...3 Hình 2.1 Bộ sưu tập của Story Map……………………………………….……………………....13 Hình 2.2 Các dạng mẫu bản đồ Story Map……………………….….……………….………..…14 Hình 2.3 Các bược tạo bản đồ dạng Map Tour…………………….……………….…………..16 Hình 2.4 Các bược tạo bản đồ dạng Map Journal……………….………………….………....17 Hình 2.5 Các bược tạo bản đồ dạng Cascade………….…….….……………………..……….18 Hình 2.6 Các bược tạo bản đồ dạng Map Series……………………………………….…….....19 Hình 2.7 Các bược tạo bản đồ dạng Crowdsource………………………………….…..……..19 Hình 2.8 Các bược tạo bản đồ dạng Shortlist…………………...…………………….…..…….20 Hình 2.9 Các bược tạo bản đồ dạng Swipe/Spyglase……….…………………….……………22 Hình 2.10 Các bược tạo bản đồ dạng Basic………………………………………….…………..23 Hình 3.1 Thu thập thông tin………………………………………………………..………………30 Hình 3.2 Xác định tọa độ…………………………..…………………………………….…………31 Hình 3.3 Khảo sát thực địa……………………………...……………………….………..…….…31 Hình 3.4 Lưu bảng dữ liệu………….……………………...……………………….………………33 Hình 3.5 Chuyển đổi font chữ……………………………...………………….…….……………..33 Hình 3.6 File CSV……...……………………………..……………………….………….….……..34 Hình 3.7 Tạo câu chuyện bản đồ…………………………………………….…………….……....34 Hình 3.8 Phương pháp tạo bản đồ bằng Ask the Pros………...…………..………….…………35 Hình 3.9 Khai báo dữ liệu………………………………………………….….……………………35 Hình 3.10 Khai báo dữ liệu bằng file CSV hoặc tạo mới……..………….……………………36 Hình 3.11 Khai báo dữ liệu bằng file CSV……………………….………………………………36 VII Hình 3.12 Bản đồ Một ngày khám phá Thành phố Tân An, Long An sau khai báo file CSV..37 Hình 3.13 Thêm địa điểm trên bản đồ……….………………….…………………………………38 Hình 3.14 Thay đổi thứ tự xuất hiện của các điểm trên bản đồ……………..….……………….38 Hình 3.15 Xác định phạm vi mặc định hiển thị cho bản đồ………..…….……………….……..39 Hình 3.16 Thay đổi bản đồ nền và chỉnh sửa thông tin………………………………….………39 Hình 3.17 Xuất bản đồ………….………….…………………………………...…………………..40 Hình 3.18 Chia sẻ bản đồ…………………………………………………………………………...41 Hình 3.19 Bản đồ Một ngày khám phá Thành phố Tân An, Long An……….……….….……..42 Hình 3.20 Bản đồ Mua sắm Thành phố Tân An, Long An………………………….………….42 Hình 3.21 Bản đồ Giải trí Thành phố Tân An, Long An………………………….…………….43 Hình 3.22 Bản đồ Tham quan Thành phố Tân An, Long An………..…………….…………….43 Hình 3.23 Bản đồ Ẩm thực Thành phố Tấn An, Long An……..…….………….………………..44 Hình 3.24 Phản hồi sản phẩm…………………………..………………….………………………45 Hình 3.25 Ý kiến, nhận xét sản phẩm………..………………………….…………………………47 Hình 3.26 Bản đồ Một ngày khám phá Thành phố Tân An, Long An sau đánh giá…….……48 VIII DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Quy trình thực hiện……………………………………………………………………27 IX CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành từ rất sớm, từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ phong kiến, rồi đến cận đại và hiện đại. Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Những chuyến tham quan, khám phá về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, về những nét đặc sắc ở một quốc gia, một thành phố hay một vùng thôn quê trở nên quen thuộc hơn đối với cuộc sống của mỗi người. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc tra cứu thông tin có thể dễ dàng hơn thông qua sự tích hợp giữa cơ sở dữ liệu thông tin và địa lý. Nhiều thông tin du lịch được xây dựng trên các trang Web hay trên nền WebGis cung cấp thông tin cho mọi người có trể truy cập. Cùng với đó là nhiều sách báo, tạp chí, cẩm nang, sổ tay,.. về du lịch cũng được sản xuất ngày càng đa dạng, thu hút người xem. Nhiều bản đồ du lịch được thành lập và được giới thiệu trên nhiều phương tiện khác nhau. Bản đồ du lịch được chia sẻ trên mạng Internet sẽ được mọi người tiếp cận nhanh chóng và dễ tiếp cận thông tin kết hợp với bản đồ để có được cái nhìn trực quan các vị trí cần tìm kiếm. Tạo điều kiện cho từng vùng phát triển với những tài nguyên du lịch đặc sắc cần có nhiều thông tin du lịch hơn về mỗi vùng, bản đồ du lịch cũng sẽ góp phần cho hoạt động kinh tế này. Thành phố Tân An, tỉnh Long An được biết đến là một thành phố đang phát triển theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường. Cùng với đó là nhiều địa điểm không thể bỏ lỡ, đang chờ nhiều người khám phá, đặc biệt là các bạn trẻ. Mang nét đẹp thành phố mới vừa náo nhiệt vùng nội thành vừa dân dã vùng ngoại ô, các bạn trẻ khi đến nơi đây có thể tham quan, ngắm cảnh, giải trí, vui chơi quanh thành phố. Chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú với mảnh đất này cũng như người dân nơi đây. Với mong muốn được giới thiệu, quảng bá để thu hút du khách đến với thành phố Tân An, đặc biệt là các bạn trẻ với “ smartphone” trong tay, tôi đã nghiên cứu xây dựng bản đồ du lịch “Một ngày khám phá thành phố Tân An, Long An”. Các địa điểm trên bản đồ sẽ được chọn nổi bật và hấp dẫn cùng với những thông tin đặc sắc. Mang thông tin du lịch về một thành phố mới đến gần với du khách và đạt hiệu quả hơn, giúp phát triển thêm cho ngành du lịch nước ta. 1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu Du lịch đã không còn xa lạ với chúng ta khi đất nước ta ngày càng phát triển. Lĩnh vực này có rất nhiều thông tin cũng như được nhiều người quan tâm, hướng đến để đáp ứng các nhu cầu về du lịch hiện nay. 1 Tìm hiểu trang thông tin trên mạng Internet, Bản đồ du lịch Đà Nẵng do công ty Khánh Hưng Travel quản lý chúng ta có thể tìm được thông tin du lịch dễ dàng, có dạng file ảnh và trên google Map. Bản đồ cung cấp nhiều thông tin về tour du lịch, dịch vụ du lịch, bãi biển, ẩm thực, khu du lịch, khu vực sông Hàn, chùa, làng nghềbảo tàng, công viên, điểm du lịch. Ở đây, đưa ra gợi ý tên các hoạt động du lịch cùng nhiều thông tin giới thiệu, hình ảnh thú vị, thể hiện bản đồ đa dạng vừa trên file ảnh vừa trên google map. Nhưng ở đây còn chưa phân biệt đối tượng du khách. Hình 1.1 Bản đồ du lịch Đà Nẵng Một ví dụ khác là việc Xây dựng bản đồ điện tử Du lịch thành phố Hải Phòng do Viện Địa lý chịu trách nhiệm (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã xây dựng bản đồ điện tử về du lịch thành phố Hải Phòng. Cung cấp cơ sở dữ liệu về quản lý du lịch trong phần mềm Gis. Khai thác tối đa hiệu quả của bản đồ, sử dụng bản đồ số để dễ dàng trong việc quản lý và khai thác, cập nhật. Cung cấp nhiều thông tin đa dạng (các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, các điểm tuyến, du lịch và hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch ), đóng gói dạng CD. Tuy nhiên, ở bản đồ này cũng chưa phân biệt đối tượng du khách. 2 Hình 1.2 Xây dựng bản đồ điện tử Du lịch Thành phố Hải Phòng Theo như tác giả Vũ Trọng Thắng với bài “Tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ hiện nay – khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc” thì cung cấp thông tin cũng không kém các trang mạng. Trong bài, tác giả đưa ra cụ thể những địa điểm du lịch phượt của vùng khảo sát. Nghiên cứu về đối tượng và nhu cầu, tâm lý của khách du lịch phượt. Có những đề xuất và giải pháp phát triển cho đề tài, đưa ra nhiều gợi ý, hướng dẫn chi tiết thú vị cho du khách. Giới thiệu hấp dẫn về các điểm du lịch phượt Tây Bắc nhưng nếu có thêm bản đồ các điểm du lịch phượt được chia sẻ nhiều người thì chắc sẽ tăng sức hút hơn. Qua đây, tôi cũng sẽ nghiên cứu rõ về nhu cầu của du khách cho đề tài của mình và sẽ chia sẻ bản đồ đến với du khách nhiều nhất có thể. 3 Còn với địa chỉ trang Foody.vn được xây dựng từ giữa năm 2012 tại TP.HCM, Foody được xem là cộng đồng tin cậy cho mọi người có thể tìm kiếm, đánh giá, bình luận các địa điểm như quán ăn, trà sữa, karaoke,… tại Việt Nam từ website hoặc ứng dụng di động. Các thành viên từ Bắc đến Nam, nơi đây kết nết những thực khách đến với các địa điểm lớn nhỏ cả đất nước. Với tìm kiếm dễ dàng chỉ cần gõ tên địa điểm cần đến hoặc sử dụng những gợi ý có sẵn là bạn có thể truy cập được các thông tin hấp dẫn được Foody lựa chọn. Ngoài ra các địa điểm còn được phân loại rõ ràng, chi tiết như theo mục đích, giá cả, loại hình, loại ẩm thực,.. giúp cho việc chọn lựa của du khách nhanh chóng. Mọi sự đánh giá của du khách đều được Foody cho phép nhằm mang đến sự thu hút nhiều hơn của đọc giả. Mang đến đầy đủ thông tin và sự lựa chọn cho du khách nhưng phân biệt theo loại đối tượng du khách ở đây cũng chưa được nhắc đến. Tôi dùng những thông tin gợi ý trên Foody.vn cho việc xem xét, lựa chọn để giới thiệu trên bản đồ của mình và cố gắng tạo thành một địa chỉ bản đồ tin cậy và hiệu quả cho mọi người. Từ những tìm hiểu về đề tài bản đồ du lịch, tôi tiếp thu được những điều hấp dẫn từ các địa điểm và tạo thêm ý tưởng cho đề tài nghiên cứu. Các địa điểm được phân loại rõ ràng và được tiếp cận đến du khách thiết thực và dễ dàng sẽ được sự quan tâm của nhiều người. Bản đồ du lịch nghiên cứu sẽ hướng đến đối tượng là giới trẻ với những địa điểm hấp dẫn và các thông tin du lịch đặc sắc thể hiện trên bản đồ online nhằm gây ấn tượng và dễ tiếp cận cho giới trẻ hiện nay. 1.3 Mục tiêu – Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu Nhằm đưa các bạn trẻ đến với thông tin du lịch một cách nhanh chóng với những nét đặc sắc đã được khám phá. Một bản đồ với những thông tin thiết thực phục vụ cho nhu cầu của các bạn trẻ với thế giới “smartphone” sẽ là một hướng đến của đề tài nghiên cứu của tôi. Đề tài này hi vọng sẽ đáp ứng được hiệu quả và sáng tạo, thu hút được nhiều du khách đến với thành phố Tân An. Để tạo được sức hấp dẫn cho du khách, mục tiêu đặt ra cho đề tài là xây dựng bản đồ du lịch “ Một ngày khám phá thành phố Tân An, Long An” với sự hỗ trợ trên ứng dụng Story map. 1.3.2 Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu Về nội dung Sản phẩm là bản đồ du lịch “Một ngày khám phá thành phố Tân An, Long An” với sự hỗ trợ trên ứng dụng Story Map. 4 Các địa điểm nổi bật được sắp xếp vào các loại hình dưới đây dựa theo các tiêu chí: nổi tiếng, đặc trưng và hấp dẫn, gồm: - Ăn uống : nhà hàng, ăn vặt vỉa hè, quán ăn, cafê. - Tham quan : công viên, bảo tàng và di tích, lăng miếu, chùa và nhà thờ. - Giải trí : rạp chiếu phim, khu vui chơi, hồ bơi, sân bóng, billiards, karaoke. - Mua sắm : siêu thị, chợ, shop thời trang. Về thời gian Dữ liệu được cập nhật đến năm 2017. 1.4 Bố cục báo cáo Tóm tắt Mục lục Chương 1: Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu 1.3 Mục tiêu – Giới hạn phạm vi của đề tài 1.4 Bố cục báo cáo Chương 2: Cơ sở nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.2 Giới thiệu Story map 2.3 Tìm hiểu đặc điểm du lịch của các bạn trẻ 2.4 Giới thiệu khu vực nghiên cứu Chương 3: Nội dung nghiên cứu 3.1 Xác định nhiệm vụ 3.2 Thu thập dữ liệu – khảo sát thực địa 3.3 Xử lý dữ liệu 3.4 Biên tập bản đồ 3.5 Xuất bản đồ 5 3.6 Khảo sát – đánh giá 3.7 Kết quả – thảo luận Chương 4 Kết luận Tài liệu tham khảo 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Du khách Xuất hiện từ nhiều năm qua, đến nay khái niệm về du lịch vẫn chưa có được sự thống nhất khi có nhiều góc nhìn khác nhau cho mỗi người khi nghiên cứu về vấn đề này. GS.TT Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận định “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Chúng ta có thể đề cập đến một số khái niệm tiêu biểu để hiểu thêm về du lịch như khái niệm của Michael Coltman: “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”. Theo Tổ chức du lịch Thế giới : “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động cá nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày”. Còn đối với Luật Du lịch Việt Nam Chương I, Điều 3: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Tóm lại, du lịch là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận xuất phát từ tính chất phong phú và sự phát triển của hoạt động du lịch. Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng mục đích nghiên cứu mà có thể sử dụng các khái niệm đó một cách phù hợp. 2.1.2 Du khách Bản thân việc xây dựng khái niệm du khách là một vấn đề phức tạp. Mỗi nước có một khái niệm du khách khác nhau, theo những chuẩn mực khác nhau. Theo Chương I, Điều 3 của Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trên 24h và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền”. Để có thể hiểu đầy đủ hơn bản chất của du lịch, cần lưu ý một số khái niệm 7 khác như trong Giáo trình Tổng quan Du lịch ( Biên soạn ThS Ngô Thị Diệu An, ThS. Nguyễn Thị Oanh Kiều) đã đưa ra: - Lữ hành (travel): Theo nghĩa chung nhất lữ hành là sự đi lại, di chuyển từ nơi này đến nơi khác của con người. Như vậy, trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch. Ở Việt Nam, quan niệm lữ hành là một lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch liên quan đến việc tổ chức các chuyến đi (các tour) cho du khách. - Lữ khách (Traveller): Lữ khách là những người thực hiện một chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng bất cứ phương tiện gì, vì bất cứ lý do gì có hay không trở về nơi xuất phát ban đầu. - Khách thăm (Visitor): Khách thăm là những người thực hiện chuyến đi, lưu trú tạm thời ở một hoặc nhiều điểm đến, không cần xác định rõ lý do và thời gian của chuyến đi nhưng có sự quay trở về nơi xuất phát. - Khách tham quan (Excursionist/Same Day – Visitor): Là những người đi thăm viếng trong chốc lát, trong ngày, thời gian chuyến đi không đủ 24h. Bảng 2.1 Phân biệt khách du lịch và khách tham quan. Khách du lịch Khách tham quan Khoảng cách Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên Thời gian Trên 24 giờ và không quá 01 năm Dưới 24 giờ (không lưu lại qua đêm) Mục đích Nghỉ ngơi, giải trí... ngoại trừ kiếm tiền Nghỉ ngơi, giải trí... ngoại trừ kiếm tiền 2.1.3 Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển du lịch của bất kỳ quốc gia hay địa phương nào. Tài nguyên du lịch là tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân văn, xã hội và sự kiện có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch, thu hút khách du lịch đến, được ngành du lịch khai thác để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho quốc gia, địa phương. (Luật Du lịch Việt Nam) Theo Chương I, Điều 3 của Luật Du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm đến du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất