Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông...

Tài liệu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

.PDF
25
6
79

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” Người thực hiện: Lương Thị Hạnh Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc môn: Lịch sử THANH HÓA, NĂM 2019 1 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài….......………………...... Trang 1 1. 2. Mục đích nghiên cứu …....……………… Trang 2 1. 3. Đối tượng nghiên cứu................................... Trang 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................ Trang 2 1. 5. Những điểm mới của SKKN...................... Trang 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận……………………………… Trang 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN … Trang 5 2. 3. Các giải pháp đã thực hiện để “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông……….… Trang 6 2. 3.1. Ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học LS… Trang 6 2. 3. 2. Một số ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử….. … Trang 10 - Sử dụng Internet trong dạy học lịch sử ở trường THPT … Trang 10 - Sử dụng một số phần mềm và các loại CD Rom….. Trang 10 - Một số nguyên tắc khi ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trường THPT…………………………………………… Trang 11 2. 3. 3. Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THPT qua thực tế giảng dạy ……………… Trang 12 2. 3. 4. Kiểm chứng hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trường THPT qua thực tế giảng dạy........................... Trang 17 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường................................. Trang 18 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Trang 19 3.1. Kết luận ………………………………………… Trang 19 3.1. Kiến nghị………………………………………… Trang 20 Tài liệu tham khảo 2 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông là một quá trình sư phạm đa dạng, phức tạp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy lịch sử, qua đó giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách học sinh. Cũng như các môn học khác ở trường THPT (trung học phổ thông), môn Lịch sử có nhiệm vô quan trọng trong việc hướng tới đào tạo một thế hệ trẻ trở thành người làm chủ nước nhà, có trình độ, có văn hoá, đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt. Song trên thực tế, việc giảng dạy lịch sử ở trường THPT nhiều năm trước cho thấy mục tiêu giáo dục đặt ra chỉ đạt ở mức rất khiêm tốn. Vậy làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học lịch sử nói chung và ở bậc THPT nói riêng? Câu hỏi này được đặt ra và bước đầu tìm được lời giải đáp khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra chủ trương đổi mới phương pháp dạy học với tinh thần: "Phải đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các công nghệ tiên tiến và phương pháp hiện đại hoá vào quá trình dạy học’’. Ngày nay, khoa học công nghệ đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Với xu thế phát triển của thời đại, ứng dụng CNTT (công nghệ thông tin) trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một yêu cầu cấp bách. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học là việc làm phù hợp với mục tiêu, định hướng trong đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Đối với môn Lịch sử, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy cũng chính nhằm thực hiện tinh thần ấy. Công nghệ thông tin sẽ là một ưu thế và yếu tố trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hiểu và ghi nhớ các sự kiện lịch sử mà học sinh được học. Cùng với đầu tư trang thiết bị thì đổi mới phương pháp trong dạy học bằng việc ứng dụng CNTT dạy học là một việc làm rất quan trọng và có ý nghĩa để nâng cao chất lượng dạy học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học, coi CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn. Đó chính là lý do khách quan khiến tôi chọn vấn đề này làm nội dung nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. Bên cạnh lý do trên, bản thân tôi nhận thấy: Việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và trong giảng dạy lịch sử nói riêng là hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải chủ động học hỏi, mạnh dạn tìm tòi và áp dụng những thành tựu CNTT vào công việc giảng dạy để bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng phần nào yêu cầu của công tác đổi mới giáo dục. Trong nhiều năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở tất cả các cấp học, các môn học trong đó có môn 3 Lịch sử. Trong thực tế giảng dạy lịch sử ở trường THPT Hoằng Hóa 4, tôi thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trường THPT là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tôi xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp xung quanh vấn đề này trên cơ sở thực hiện một đề tài nhỏ với nhan đề: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông ". 2.2. Mục đích nghiên cứu Với nhan đề "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông". Đề tài sẽ làm rõ ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy - học lịch sử ở trường THPT. Từ thực trạng giảng dạy lịch sử hiện nay, đề tài cũng sẽ đưa ra một số ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử bậc THPT cùng những đề xuất để nhằm góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công nghệ thông tin cùng những ứng dụng của nó nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong việc dạy và học môn lịch sử ở trường THPT. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này, tôi kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp thu thập thông tin bằng cách tri giác trực tiếp, phương pháp điều tra, tổng hợp tài liệu, tổng kết kinh nghiệm. Trong chừng mực nhất định, tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành, thống kê, tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ các nội dung trình bày. Ngoài ra, tôi còn tiến hành phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thiết kế bài dạy, quan sát, dự giờ, khảo sát, thực nghiệm. 1. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Đề tài - Nội dung của SKKN được tôi phát triển, nâng cao trên cơ sở sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã làm ở nhiều năm trước. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận - Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước ta Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin, việc đào tạo ra những con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao đang là mục tiêu hàng đầu của nhân loại trong thế kỉ XXI. Xu thế chung đã đưa giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, thành lĩnh vực được nhiều quốc gia chú trọng đầu tư. Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời đã vạch ra phương hướng chung để đổi mới sự nghiệp giáo dục. Từ thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước thời kì đổi mới, Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ của giáo dục là nhằm “nâng cao dân trí, đào 4 tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng những con người mới năng động sáng tạo”, “Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có tri thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần”. (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII). Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết TW2, khoá VIII đã xác định mục tiêu của việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo là nhằm: “khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học.” Với những chủ trương đó của Đảng và Nhà nước, CNTT đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện  và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận động thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang  “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là cần thiết. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 07-10 - 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT  phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ ra trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. - Căn cứ vào đặc trưng môn lịch sử Lịch sử là quá trình phát triển không ngừng của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra một lần duy nhất gắn với một khoảng thời gian, không gian và nhân vật cụ thể. Trong học tập lịch sử, học sinh không thể “trực tiếp quan sát” được các sự kiện, hiện tượng, giáo viên cũng không thể tiến hành thí nghiệm lịch sử để dựng lại quá khứ đúng như nó từng tồn tại mà chỉ giúp học sinh hiểu nó thông qua các biểu tượng lịch sử được hình thành trên cơ sở các sự kiện lịch sử mà giáo viên cung cấp. Với một giờ văn, học sinh có thể được nghe cô giáo tả về vẻ đẹp của một hiện thực nào đó: một áng mây tím nhạt lúc hoàng hôn, một cánh 5 đồng lúa xanh mát tươi tắn như cô gái tuổi dậy thì, một dòng sông quê hương với những điệu hò tha thiết…Tất cả đều hiện ra trước mắt các em một cách dễ dàng, chân thực bởi đó là những hiện thực các em được nhìn, được cảm, được tiếp xúc hàng ngày. Thế nên, việc tái tạo hình ảnh của chúng đối với học sinh không gặp mấy khó khăn. Nhưng ở môn lịch sử thì lại khác, thông qua lời nói, thông qua những biện pháp sư phạm, giáo viên cung cấp cho các em những hiểu biết về quá khứ. Để quá khứ lịch sử trở nên sống động không khô khan, để những biểu tượng lịch sử được tái hiện chân thực, chính xác và để đi đến những khái niệm đúng, để rút ra quy luật, bài học lịch sử thì giáo viên phải kích thích được tư duy học sinh, phải giúp các em tích cực làm việc. Có như thế, học sinh mới không dừng lại ở mức biết lịch sử mà đạt đến hiểu lịch sử và vận động những hiểu biết ấy vào thực tiễn, để lịch sử thực sự "trở thành cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc soi đường đi đến tương lai’’. Đó là nguyên tắc cơ bản của hoạt động dạy nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Trong học tập lịch sử cũng như trong mọi môn học khác phải đồng thời tiến hành ba nhiệm vụ: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển kỹ năng. Thực hiện một cách nhuần nhuyễn ba nhiệm vụ có liên quan đến nhau đòi hỏi chúng ta phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên, việc phát huy tính tích cực trong học tập lịch sử không phải là bỏ công sức để lượm lặt sự kiện quá khứ mà phải hiểu quá khứ để "bắt quá khứ trả lời hiện tại và dự đoán tương lai". Trên thực tế, quá trình nhận thức của học sinh phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau, như Lênin đã khẳng định: tức là bắt đầu từ "trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng", rồi từ "tư duy trừu tượng đến thực tiễn". Để mỗi khâu của quá trình nhận thức đạt hiệu quả thì giáo viên nói chung và giáo viên lịch sử nói riêng phải phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập, hay nói cách khác, phải đổi mới phương pháp dạy học. Đó chính là con đường để dẫn đến chân lý khoa học. Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử, giáo viên phải làm cho học sinh thấy có hứng thú với môn sử, thích học sử. CNTT sẽ giúp giáo viên thực hiện điều đó. CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục đáp ứng được hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực thành của học sinh. Với thông tin được số hoá và nối mạng, con người có thể tích hợp thông tin trong những “kho tin” khổng lồ được liên kết tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá, có thể chia sẻ, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng thông qua Internet. Như vậy, với tác động của CNTT và truyền thông, môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh 6 mẽ tới mọi thành tố của quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của CNTT. Môn Lịch sử cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Thực trạng giảng dạy lịch sử ở trường THPT Tồn tại ở trường phổ thông với tính cách là một môn khoa học, bộ môn lịch sử có tác động nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động cho học sinh. Như chúng ta đã nói, lịch sử là một môn học đặc thù, kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đó diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn nữa. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi giáo viên phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh phổ thông cũng hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn thiếu thậm chí không phù hợp. Thử lấy ví dụ về hệ thống bản đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều hệ thống bản đồ, tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ Giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được. Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói những phương tiện dạy học đó không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Về phía học sinh, đa số các em coi bộ môn lịch sử là “môn phụ”. Vì vậy, các em ít chú ý nghe giảng (và giáo viên cũng chỉ nói những nội dung trong sách giáo khoa). Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì được ghi trong vở - không biết kết hợp với sách giáo khoa, lại càng không biết làm nảy sinh những vấn đề lịch sử cần được giải quyết. Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác, càng không biết nêu vấn đề để bàn bạc - thảo luận và tìm hiểu. Trong dạy học lịch sử, để khôi phục tái hiện lại bức tranh quá khứ một cách sinh động thì phương tiện trực quan là yếu tố cần thiết. Với sự bùng nổ của CNTT, các em có thể tìm thấy rất nhiều tư liệu, hình ảnh sống động về lịch sử khiến các em hứng thú. Vì vậy, các em càng dễ tỏ ra thờ ơ với bài dạy lịch sử của giáo viên. Thực trạng đó diễn ra ở hầu hết các trường phổ thông . Số lượng học sinh tha thiết với khối có môn thi lịch sử và điểm số của các kỳ thi đại học môn sử đã phần nào phản ánh đúng thực trạng đó. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của CNTT như hiện nay thì một trong những cách để góp phần đổi mới phương pháp dạy học chính là ứng dụng CNTT nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Xu hướng dạy học hiện đại 7 với sự kết hợp những thành tựu CNTT đã đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. CNTT với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng. Những ứng dụng được lựa chọn phù hợp sẽ mang lại sự hứng thú, tái hiện lại phần nào các sự kiện đã lui vào quá khứ thông qua khai thác các trang tư liệu của Việt Nam và thế giới, thay vì tình trạng “dạy chay” đang khá phổ biến hiện nay ở các trường học. - Thực trạng và khả năng đáp ứng những yêu cầu về cơ sở vật chất ở các trường THPH. Cùng với sự phát triển kinh tế, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, các trường THPT theo hướng dẫn của Sở Giáo dục đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Máy móc, trang thiết bị hiện đại đã được đầu tư và bước đầu khai thác phục vụ cho giảng dạy. Thực tế cho thấy việc làm này đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Trường THPT Hoằng Hóa 4 đóng ở khu vực Đông Nam huyện Hoằng Hóa, đây một vùng đất nghèo, hiếu học. Phần đông học sinh xuất thân trong những gia đình nông dân nghèo, không có điều kiện tiếp xúc với máy tính, mạng Internet nên rất hứng thú với việc tiếp thu các mới, sáng tạo, máy tính... Trong những năm gần đây nhà trường được sự quan tâm của Sở Giáo dục đã đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học trong đó có phòng máy tính, máy chiếu, phòng học đa năng. Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy hàng ngày.      Qua thực tế giảng dạy lịch sử ở trường THPT Hoằng Hóa 4, tôi nhận thấy vai trò to lớn của CNTT trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Vì vậy, tôi cũng muốn chia sẻ những hiểu biết nhất định của mình về vấn đề này với các đồng nghiệp thông qua đề tài "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông”. 2. 3. Các giải pháp đã thực hiện để “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông”. 2. 3.1. Ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993 (tạm dịch): “Con người lưu lại trong bộ nhớ được 20% những gì họ thấy và 30% những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và nghe; và con số này lên đến 80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tượng một cách đồng thời”. Trên cơ sở của những số liệu này và quá trình giảng dạy thực tế ở trường phổ thông ta có thể thấy: Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, do đặc trưng của bộ môn và “tính đặc thù” trong con đường nhận thức lịch sử của học sinh, nên việc sử dụng đồ dùng trực quan được coi là “nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học”. Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều công trình nghiên cứu và bài viết của các nhà giáo dục lịch sử, người ta đã trích dẫn quan điểm của J.A. Cômenxki về sự cần thiết phải sử dụng tính hình ảnh, trực quan 8 trong dạy học: “Lời nói là cái vỏ ngoài, sự thật là cái thật ở trong. Lời nói là cái áo khoác ngoài, sự thật là thân thể. Nghiên cứu sự thật không thể chỉ dựa vào những cái mà người khác quan sát và chứng minh, mà phải dựa vào những cái mà chính mắt mình nhìn thấy, tai mình nghe được,…”. Ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT cũng không nằm ngoài nguyên tắc dạy học ấy. - Đối với giáo viên Sử dụng CNTT trong dạy học lịch sử sẽ giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, sử dụng công nghệ và phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học. Nếu việc soạn giáo án trên văn bản (Word), hoặc thiết kế giáo án điện tử trên phần mềm PowerPoint thường xuyên sẽ giúp giáo viên nhanh chóng hình thành kĩ năng, kĩ xảo sử dụng công nghệ, nhất là với những thao tác cơ bản trong phương pháp soạn bài giảng như xây dựng bản đồ giáo khoa điện tử, chèn kênh hình, tạo hiệu ứng chuyển động, âm thanh, tạo đường liên kết giữa các Slide bài giảng (Hiperlink). Mặt khác, nhờ có tính năng “lưu văn bản” của máy tính (save), nên giáo viên chỉ cần soạn thảo, thiết kế bài giảng một lần, rồi các năm học sau vẫn tiếp tục sử dụng, điều chỉnh cho phù hợp với ý tưởng sư phạm. Trường hợp giáo viên chưa làm xong, máy vi tính cũng cho phép lưu trữ văn bản tạm thời để “khi nào có thời gian thì soạn thảo tiếp”. Đây là ưu điểm nổi bật của CNTT, nó hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong khâu chuẩn bị bài soạn ở nhà mà phương pháp soạn bài giảng thủ công trước đây không có. Ở mỗi tiết lịch sử có ứng dụng CNTT, giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động đến người học, gây hứng thú cho các em để đạt hiệu quả cao nhất. Nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử đóng vai trò quan trọng, nó làm cho học sinh hứng thú và nhận thức một cách chính xác các sự kiện quá khứ và ghi nhớ lâu hơn. Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những hình ảnh tư liệu, sơ đồ, lược đồ, đoạn phim minh hoạ tái hiện lại quá khứ giúp bài giảng thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ tiết học lịch sử về các nền văn minh, các giá trị văn hoá, các cuộc chiến đấu…, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh, phim tư liệu để minh hoạ, chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho các em. Chính những điều này sẽ thổi một luồng gió mới vào lớp học. Thay vì phấn trắng bảng đen truyền thống, việc ứng dụng CNTT làm cho bài giảng được thực hiện một cách sinh động, gây hứng thú và phát huy được tính tích cực của cả giáo viên và học sinh để mang lại hiệu quả giáo dục cao. Trong một giờ giảng có ứng dụng CNTT, giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, nhất là với những nội dung có sử dụng nhiều đoạn miêu tả, tường thuật, hoặc cụ thể hóa sự kiện lịch sử. Bình thường, khi sử dụng các loại phương tiện trực quan truyền thống, giáo viên sẽ tốn thêm một số thời gian nhất định, mà hiệu quả lại không cao bằng sử dụng CNTT. Ví như, khi sử 9 dụng những bức ảnh lịch sử có kích thước nhỏ, giáo viên phải đi xuống lớp hướng dẫn học sinh quan sát, sử dụng lược đồ treo tường giáo viên phải mất công treo, hoặc nếu lập niên biểu, vẽ sơ đồ, đồ thị lịch sử trên bảng đen thì giáo viên cũng mất khá nhiều thời giờ, trong khi đó độ chuẩn xác và tính thẩm mĩ lại không cao. Ngược lại, nếu giáo viên ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng ở nhà từ trước, những công việc này khi dạy học trên lớp sẽ giúp chúng ta đỡ vất vả và đơn giản hơn rất nhiều, thời gian được tiết kiệm tối đa mà tính trực quan, thẩm mĩ lại cao. Thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông cho thấy, một tiết học trên lớp cả thầy và trò chỉ có 45 phút, song không phải giáo viên có đủ 45 phút để tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài mới: phải ổn định lớp đầu giờ mất khoảng 1 - 2 phút, rồi kiểm tra bài cũ mất từ 4 - 6 phút và kiểm tra sự nhận thức của học sinh cuối giờ - củng cố bài học mất khoảng 5 phút. Như vậy, thời gian giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài mới trong mỗi tiết học chỉ có khoảng 35 phút, nếu chúng ta ứng dụng CNTT vào dạy học thì sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng kể, tạo điều kiện cho học sinh làm việc nhiều hơn. Ở đây, giáo viên chỉ cần “nhấn chuột” để trình chiếu và hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức “ẩn” trong mỗi hình ảnh, kênh hình phối hợp với kênh chữ sẽ được phóng to trên màn hình lớn đủ để học sinh cả lớp quan sát. Những mũi tên chuyển động khi tường thuật về một trận đánh, hướng tấn công, hoặc việc sơ đồ hóa các mốc thời gian quan trọng, cụ thể hóa cho đối tượng cần miêu tả trên màn hình lớn kèm theo lời trình bày sinh động của giáo viên sẽ có tác động lớn tới tâm lí học sinh, các em cảm thấy học tập hứng thú hơn, hiệu quả ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Với đặc trưng của bộ môn cũng như những ưu điểm nổi bật của CNTT và truyền thông, giáo viên và học sinh có thể ứng dụng công nghệ này vào đổi mới phương pháp dạy - học, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn ở nhiều hình thức, các khâu khác nhau trong quá trình dạy học. - Đối với học sinh Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử là biện pháp quan trọng giúp các em ghi nhớ sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu được bản chất và những mối liên hệ bên trong của sự kiện lịch sử. Trong dạy học lịch sử, muốn học sinh nắm vững kiến thức, có thể ghi nhớ sự kiện được lâu hơn, thì giáo viên phải có phương pháp cung cấp sự kiện để tạo biểu tượng lịch sử. Nếu phương pháp cung cấp sự kiện của giáo viên gắn liền với sử dụng hình ảnh thì các em vừa dễ dàng ghi nhớ sự kiện, vừa có biểu tượng cụ thể, sinh động và nó cũng gần gũi với khái niệm lịch sử hơn. Điều này đã được dân gian ta đúc kết bằng câu: “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”, hoặc “tôi nghe - tôi có thể quên, tôi nhìn - tôi nhớ, tôi làm - tôi hiểu”. Việc ứng dụng CNTT để thiết kế và trình chiếu các loại kênh hình lịch sử, tổ chức cho học sinh tìm hiểu sự kiện được ví như “chiếc cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, có thể đưa các em vào con đường nhận thức biện chứng để đạt tới chân lí khách quan. Do được quan sát 10 những hình ảnh lịch sử thiết kế sinh động, hấp dẫn và phóng to trên màn ảnh lớn với sự hỗ trợ của công nghệ Multimelia, kết hợp với phương pháp dùng lời của giáo viên, học sinh sẽ tham gia quá trình nhận thức chủ động, tích cực. Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, cùng một lúc các em huy động nhiều giác quan để học tập, do đó việc ghi nhớ sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử,… tốt hơn, tái hiện lại quá khứ dễ dàng hơn. Không có đồ dùng trực quan, dù giáo viên có dạy hay đến đâu, lời nói dù có sống động, giàu hình ảnh đến mấy cũng khó có thể tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể, chính xác về quá khứ. Thậm chí, nếu giáo viên có sử dụng đồ dùng trực quan theo phương pháp truyền thống (hình ảnh kém rõ ràng, chỉ ở dạng tĩnh, kích thước kênh hình bé hơn) thì biểu tượng về quá khứ lịch sử được học sinh thu nhận vẫn kém hơn. Khi ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử, chỉ với một vài thao tác đơn giản, cùng một lúc giáo viên sẽ thực hiện được các nhiệm vụ: cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng và đặt cơ sở cho hình thành khái niệm. Chẳng hạn, khi dạy học về sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố  Hirôsima (6-81945) và Nagasaki (9-8-1945) của Nhật Bản (SGK lịch sử lớp 11 THPT), giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát bức hình chộp được khoảnh khắc lịch sử trên, kết hợp với phương pháp miêu tả, kể chuyện sẽ tạo nên ấn tượng mạnh mẽ đối với học sinh. Nhìn thấy đám mây hình nấm trên bầu trời Hirôsima sau khi quả bom phát nổ, nghe được số liệu hàng chục vạn người bị chết và bị thương, hàng trăm nghìn ngôi nhà, công trình bị phá hủy, học sinh sẽ cảm nhận được sự rùng rợn chiến tranh, căm ghét và lên án hành động ném bom của chính quyền Mĩ vào thời điểm bấy giờ là không cần thiết. Rõ ràng, nếu học sinh chỉ được đọc tài liệu thoáng qua, hoặc chỉ được nghe giáo viên kể bằng phương pháp dùng lời sẽ không gây xúc cảm ở các em bằng việc được trực tiếp quan sát hình ảnh trên màn ảnh lớn, kết hợp lời kể của giáo viên. Chính thông qua sự hỗ trợ của CNTT thì mọi tâm tư, tình cảm, thái độ yêu ghét của học sinh sẽ được thể hiện ra bên ngoài và các em sẽ hiểu thế nào là chiến tranh và có thái độ đúng đắn với chiến tranh. Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử cũng góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ, củng cố thêm những kiến thức về địa lý cho học sinh. Ví như, khi dạy học về phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) ở lớp 12, giáo viên có thể thiết kế “Lược đồ PT Đồng khởi ở miền Nam” trên phần mềm PowerPoint và tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức liên quan. Khi quan sát lược đồ và thông qua lời trình bày sinh động của giáo viên, các em sẽ thấy được phong trào nổi dậy của nhân dân miền Nam từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) vào 2 - 1959, đến Trà Bồng (Quảng Ngãi) 8 - 1959, lan nhanh ra khắp miền Nam thành một cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. Vì được “trực quan sinh động” những địa điểm diễn ra cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức lịch sử, về mối liên hệ giữa thời gian, không gian với diễn biến chính của phong trào. 11 Tóm lại, ứng dụng những thành tựu của CNTT vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông sẽ có tác dụng hữu hiệu trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Công việc này không chỉ giúp giáo viên từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học, mà cũng tiết kiệm được thời gian trong bài giảng có sử dụng đoạn tường thuật, miêu tả,… Sử dụng CNTT trong dạy học bộ môn cũng không làm mất đi vai trò của giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển, tổ chức cho học sinh học tập, ngược lại cũng làm cho các em thêm say mê, hứng thú, yêu thích lịch sử hơn. 2. 3. 2. Một số ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trường THPT - Sử dụng Internet trong dạy học lịch sử ở trường THPT Với hàng tỉ trang Web về nhiều lĩnh vực khác nhau, ngày nay Internet đó trở thành là nguồn tài nguyên tri thức không thể thiếu của nhân loại. Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, Internet là một trong những nguồn tài liệu vô cùng phong phú, đa dạng mà giáo viên và học sinh cần biết cách tìm kiếm thông tin phù hợp và khai thác sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Việc trao đổi, giới thiệu cho nhau các trang web hữu ích giữa các thành viên, đồng nghiệp trong nhóm dạy, học là rất cần thiết vì điều này vừa đảm bảo tiết kiệm thời gian, vừa đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng. Một số trang web mà giáo viên và học sinh dạy, học lịch sử nên biết: http://www.google.com.vn (Công cụ tìm kiếm tiếng Việt) http://www.vi.wikipedia.org (Bách khoa toàn thư - tiếng Việt) http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn (Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam) http://www.cpv.org.vn  ( Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam) http://www.mofa.gov.vn  (Bộ Ngoại giao Việt Nam) http://www.nhandan.com.vn  (Báo Nhân dân) http://www.vnagency.com.vn  (Thông Tấn xã Việt Nam) http://www.qdnd.vn  (Báo Quân đội Nhân dân) http://www.thanhnien.com.vn  (Báo Thanh Niên) http://www.edu.net.vn (Website của Bộ Giáo dục - Đào tạo) http://www.quehuong.org.vn (Giới thiệu về Văn hoá Việt Nam) http://www.khoahoc.com.vn   (Giới thiệu chung về Khoa học) http://www.map.com   (Tra cứu các loại bản đồ),… - Sử dụng một số phần mềm và các loại CD Rom 12 Phần mềm hỗ trợ dạy học là sản phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Dự báo. Đây là một công cụ hữu ích dành cho các giáo viên, giảng viên trong công tác nghiên cứu, giảng dạy. Phần mềm có các tính năng hỗ trợ người sử dụng như soạn giáo án, tra cứu, tìm kiếm, chia sẻ tài nguyên. Các tính năng này đều đơn giản trong sử dụng, sử dụng giao diện tiếng Việt thân thiện với ngươì dùng, giúp người sử dụng có thể dễ dàng nhanh chóng sử dụng được phần mềm. Phần mềm hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học là một phân hệ con của hệ thống đào tạo trực tuyến của công ty Predict (Predict Elearning), có thể dễ dàng tích hợp vào hệ thống đào tạo trực tuyến tổng thể, truy xuất và thừa kế dữ liệu từ hệ thống này, cũng như dễ dàng tích hợp với nhiều module của các hệ thống đào tạo trực tuyến hiện tại do một số đơn vị sản xuất phần mềm cung cấp. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm CD Rom có nội dung lịch sử để tham khảo hoặc trích lưu và biên tập lại phục vụ dạy học. Chẳng hạn như: Bộ CDROM - tài liệu hỗ trợ dạy và học Lịch sử THCS ( 6,7,8,9) ; Bộ CDROM CD “Hồ Chí Minh toàn tập” của NXB Chính trị Quốc gia; CD “Đất nước cuộc sống con người Việt Nam” của Bộ Văn hoá Thông tin, NXB Văn hoá dân tộc; CD“ Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ” của NXB Giáo dục và NXB Bản đồ ; Chiến tranh thế giới thứ hai của Công ty thiết bị Giáo dục Trung ương I… - Một số nguyên tắc khi ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trường THPT Thành công của việc dạy học, trong đó có môn lịch sử được quyết định không chỉ ở nội dung mà cũng ở phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Ngày nay công nghệ thông tin là một trong những phương tiện có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử phải thực hiện theo những nguyên tắc chủ yếu sau: Thứ nhất: Việc ứng dụng công nghệ trong dạy học lịch sử, không chỉ là phương tiện đơn thuần mà nó chính là sử dụng phương pháp có sự hỗ trợ đắc lực và tối đa của phương tiện kĩ thuật, góp phần làm cho phương pháp dạy học có hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là phải lấy phương pháp dạy học làm nền tảng trong việc thực hiện các ý đồ sư phạm coi công nghệ thông tin là phương tiện có hiệu quả để thực hiện ý đồ nhằm thực hiện được các mục tiêu giáo dục về kiến thức, kĩ năng và thái độ, tình cảm, tư tưởng . Thứ hai: Việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử không cần phải tiến hành trong toàn bộ chương trình của môn học ở tất cả các chương, bài. Điều quan trọng là cần chọn lựa, xác định nội dung một số bài cụ thể có sở trường, ưu thế trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử. Thứ ba: Việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử không chỉ tiến hành trong bài nội khóa (dù hình thức dạy học này có vai trò quan trọng bậc nhất trong dạy học lịch sử) mà phải tiến hành các hoạt động ngoại khoá, kết hợp bài học nội khoá với hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là trong các bài dạy 13 lịch sử địa phương, dạng bài tại thực địa, việc tiến hành cùng công tác công ích của xã hội. Thứ tư: Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải, cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ tình cảm của học sinh. Các nội dung có liên quan đến ứng dụng CNTT cần được nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận và gia công về cách thức sử dụng, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức lịch sử của bài học vừa tăng thêm kĩ năng thực hành. Thứ năm: Việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử phải xoá bỏ triệt để phương pháp “độc thoại”, thầy đọc, trò chép, thầy nói, trò nghe. Cách dạy một chiều lấy “giáo viên làm trung tâm” sẽ làm cho học sinh bị động trong tiếp thu kiến thức, mà phải lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động nhận thức (học tập). Đồng thời phải thực hiện nguyên lí “lí luận đi đôi với thực hành”. Nguyên lí này rất quan trọng đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử vì nó gắn với những hiểu biết về lịch sử và kĩ năng sử dụng CNTT (ở đây có sự kết hợp giữa kiến thức lịch sử với kĩ năng khác). Thứ sáu: Việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử cần lưu ý không biến những giờ học lịch sử thành giờ trình chiếu, tránh tình trạng học sinh chỉ chú ý đến những hình ảnh, tư liệu, đoạn phim trong bài giảng, giáo viên đó “mua vui” cho học sinh mà không chú ý đến phương pháp và các thao tác sư phạm của giáo viên, tránh được những biểu hiện lệ thuộc, lạm dụng CNTT, thậm chí phản tác dụng so với những yêu cầu giáo dục đã đặt ra. 2. 3. 3. Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THPT qua thực tế giảng dạy (ví dụ qua bài 23 - tiết 2 lịch sử lớp 12: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam). - Cơ sở của việc ứng dụng CNTT khi dạy bài 23 - tiết 2 lịch sử lớp 12 Khi một bài dạy lịch sử được truyền tải tới học sinh có sử dụng CNTT tức là bài dạy đó thoát ly khỏi cách dạy truyền thống với phấn trắng bảng đen, bài dạy đó được giáo viên soạn giảng trên máy tính dưới hình thức một giáo án điện tử với rất nhiều thông tin và hình ảnh sinh động. Để những thông tin và hình ảnh đó phục vụ cho việc đạt đến mục tiêu giáo dục thì nhiệm vụ của giáo viên là phải có sự chọn lọc khi ứng dụng CNTT, tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu, không cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh, làm loãng nội dung bài học, dễ dẫn đến cháy giáo án. Điều đó có nghĩa khi ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử, để đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn, ở mỗi bài dạy lịch sử nói chung và ở bài 23 (tiết 2) lịch sử 12 nói riêng, giáo viên cần xác định được những vấn đề sau đây: + Vị trí của bài: Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam là bài thuộc phần lịch sử Việt 14 Nam giai đoạn 1954 - 1975. Đây là giai đoạn cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn, gian khổ. Nhiệm vụ của giáo viên là phải truyền tải tới học sinh những kiến thức lịch sử để các em có thể tái hiện lại giai đoạn lịch sử ấy một cách chân thực và sống động nhất, giúp các em hình dung được mức độ ác liệt của cuộc kháng chiến và cảm nhận được bằng trái tim mình về những tấm gương hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của dân tộc. Tiết 2 - bài 23 phản ánh những thắng lợi to lớn mang tính quyết định của cuộc kháng chiến với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trãi qua 3 chiến dịch lớn nối tiếp và xen kẽ nhau: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh, từ đó tổng kết ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân tháng lợi của cuộc kháng chiến thần thánh này. Xác định được điều đó, giáo viên sẽ có định hướng đúng khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy. + Mục tiêu bài dạy: Như trên đã nói, với mỗi một bài dạy lịch sử, giáo viên cần phải xác định mục tiêu của bài. Trên cơ sở đó, giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy nhằm hướng đến những mục tiêu ấy. Bài 23 tiết 2 lịch sử 12 cũng không là ngoại lệ. Qua bài này, giáo viên phải đạt được 3 mục tiêu sau: * Về kiến thức : Giúp học sinh hiểu được căn cứ vào đâu Đảng ta đề ra chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam (Đó là do xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và địch vào cuối năm 1974, đầu 1975 đang ở trong tình thế có lợi cho ta). Thực hiện chủ trương đó, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đó diễn ra như thế nào, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi do những nguyên nhân nào và cú ý nghĩa ra sao?. Trên cơ sở xác định những kiến thức cơ bản cần truyền đạt đến học sinh, giáo viên sẽ có những lựa chọn phù hợp khi ứng dụng CNTT, tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu, không cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh, làm loãng nội dung bài học, dễ dẫn đến cháy giáo án. * Về kỹ năng : Để bài học đạt hiệu quả, giáo viên cần chú ý đến phát triển tư duy cho học sinh qua việc giúp các em rèn luyên kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét, giúp các em đi từ những sự kiện lịch sử có thể để tạo biểu tượng và hình thành kỹ năng thực hành bộ môn (trình bày diễn biến các chiến dịch trên lược đồ). * Về tư tưởng tình cảm: Qua việc cung cấp kiến thức kết hợp với những thông tin, hình ảnh sống động nhờ ứng dụng CNTT, giúp học sinh bồi dưỡng thêm lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tình cảm ruột thịt Bắc - Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, trân quý sự hy sinh của các thế hệ cha anh vì sự bình yên của Tổ quốc và có ý thức sống để xứng đáng với sự hy sinh ấy. + Kiến thức trọng tâm của bài Bài chỉ gói gọn trong một tiết dạy (45 phút) mà lượng kiến thức cũng tương đối nhiều nên giáo viên cũng cần phải chú ý khi ứng dụng CNTT cho phù hợp với lượng kiến thức. Trên thực tế, có nhiều giáo viên khi ứng dụng 15 CNTT đã lạm dụng những tư liệu có sẵn, đưa vào bài dạy quá nhiều kiến thức khiến bài quá dài, kiến thức trọng tâm không được làm rõ. Vì vậy, khi ứng dụng CNTT cũng phải trên cơ sở xác định kiến thức trọng tâm của bài. Ở bài 23 (tiết 2) lịch sử 12, kiến thức trọng tâm cần làm rõ chính là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với 3 chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và rút ra nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. Thời gian tập trung cho phần này sẽ nhiều hơn những nội dung khác. Vì vậy, khi ứng dụng CNTT, giáo viên cũng cần nhằm thực hiện ý đồ này, tránh đưa quá nhiều thông tin, quá nhiều tư liệu không cần thiết vào bài giảng. - Một số ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử qua dạy bài 23 tiết 2 chương trình lịch sử 12. + Ứng dụng CNTT để khai thác, xử lý thông tin, tư liệu lịch sử Hiện nay, nguồn tư liệu trên Internet ngày càng phong phú. Với môn lịch sử ở trường phổ thông, Internet là nguồn tài liệu vô tận. Nó không chỉ để minh hoạ cho sự kiện mà thực sự trở thành nguồn nhận thức lịch sử đối với người học. Tư liệu Internet cung cấp tồn tại ở nhiều dạng khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu...). Để ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử, tôi thực hiện qua các bước sau : Thứ nhất: Tìm kiếm tư liệu  Sau khi định hướng bài giảng và xác định mục tiêu bài dạy, tôi tìm kiếm các tư liệu, phương tiện dạy học (tranh ảnh, lược đồ, video, âm thanh) cần phục vụ cho bài dạy. Bước này không khó đối với giáo viên, vì hiện nay có nhiều trang web khổng lồ cung cấp cho ta những tư liệu, tranh ảnh, lược đồ, video, chỉ cần download về để sử dụng. Để tìm kiếm tư liệu, ta có thể truy cập vào địa chỉ sau : http:// google.com. Ngoài ra, ta có thể truy cập vào các trang Web của truyền hình Việt nam (vtv.org.vn), các đài truyền hình địa phương..., hoặc tìm trực tiếp trên Thư viện trực tuyến Violet. Ở bài 23 - tiết 2 (lịch sử 12), những tư liệu cần có để phục vụ cho bài dạy có thể kể đến như : lược đồ các chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh ; các đoạn phim tư liệu lịch sử nói về các chiến dịch, hình ảnh quân ta tiến vào giải phóng cố đô Huế, quân ta tấn công Dinh Độc Lập, ảnh Dương Văn Minh đầu hàng, bút tích bản thảo lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh.... Thứ hai: Xử lý tư liệu Để các tư liệu Internet có thể sử dụng trong một bài giảng có ứng dụng CNTT, giáo viên phải thực hiện một khâu quan trọng đó là xử lý tư liệu. Để xử lý tư liệu, giáo viên cần phải có kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng tương đối thành thạo các phần mềm cài đặt sẵn trong máy tính như: phần mềm Power Point 2003 (để thiết kế bài giảng), Photozoom (để phóng lớn các hình 16 ảnh), Paint (để chỉnh lí các hình ảnh); Window movie maker (để cắt các đoạn phim). Các phần mềm này được tích hợp sẵn trong các hệ điều hành và sử dụng đơn giản hoặc ta có thể sử dụng các phần mềm khác có cùng chức năng. Khi xử lý phim, ta dùng WMM (Windows Movie Maker) để tạo ra những đoạn phim với hình ảnh và âm thanh phù hợp với bài giảng. Khi dạy về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, tôi khai thác được trên google và đã tạo ra 3 đoạn phim tư liệu sử dụng khi trình bày về 3 chiến dịch lớn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Mỗi đoạn phim tôi đưa vào bài giảng chỉ chiếm một khoảng thời gian rất ngắn (trên 1 phút) nói về kế hoạch của Đảng và diễn biến các chiến dịch. Các đoạn phim đó được tôi lưu giữ thành những file riêng để tiện cho việc lấy thông tin khi cần thiết. Khi xử lý ảnh, tôi sử dụng phần mềm Office Picture Manager. Ưu điểm của phần mềm này là khi phóng lớn hình ảnh vẫn không bị nhoè. Các hình ảnh chúng ta tìm được thường có kích thước nhỏ, độ phân giải thấp nên phải dùng Photozoom để phóng lớn. Những bức ảnh sử dụng trong bài này được cắt dán vào các slide theo dụng ý của giáo viên: ảnh tổng thống Dương Văn Minh, ảnh nhân dân miền Nam hân hoan mừng ngày chiến thắng… Khi xử lý lược đồ các chiến dịch: sử dụng chương trình Paint để xóa hết những kí hiệu, chữ viết, các mũi tên,… để biến lược đồ trở thành lược đồ câm, sau đó dùng PowerPoint  vẽ lại các đối tượng trên lược đồ và cho hiệu ứng các đối tượng đó thành các đối tượng động. Hoặc ta có thể hoàn toàn vẽ lại lược đồ rồi cho hiệu ứng các đối tượng. Với 3 lược đồ ở 3 chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh, việc sử dụng các hiệu ứng đối với các lược đồ câm đó tạo ra sự hứng thú cho học sinh khi giáo viên trình bày diễn biến các chiến dịch trên lược đồ. Một điều cần lưu ý khi xử lý tư liệu là: Nên đặt tất cả các hình ảnh, tư liệu, phim kể cả bài giảng PowerPoint vào trong một thư mục trên máy tính. Bởi vì nếu ta không làm như vậy khi copy thì các đoạn phim sẽ không hiển thị và khi sao chép thì phải sao chép cả thư mục. Đối với phim, khi download về thường có định dạng đuôi là flv, cần phải dùng phần mềm để chuyển flv sang avi hoặc mpg mới đưa vào PowerPoint để trình chiếu được. + Ứng dụng CNTT để tích hợp chức năng nghe, nhìn, góp phần nâng cao hiệu quả bài dạy lịch sử. Dạy học lịch sử là một hoạt động mang tính đặc thù, một quá trình sư phạm phức tạp. Người học chỉ có thể hiểu quá khứ trên cơ sở các sự kiện lịch sử. Việc cung cấp sự kiện càng cụ thể, càng giàu hình ảnh bao nhiêu thì người học càng hứng thú và hiểu lịch sử bấy nhiêu. Công việc này đòi hỏi giáo viên thực sự tâm huyết với nghề. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, với những ứng dụng của CNTT vào quá trình dạy học thì điều này với giáo viên không còn là quá khó. CNTT không những cho phép chúng ta truy cập, 17 tìm kiếm, xử lý tư liệu mà còn giúp chúng ta tích hợp được các chức năng nghe, nhìn, góp phần nâng cao hiệu quả của việc giảng day lịch sử ở trường phổ thông. Chúng ta có thể sử dụng phần mềm Microsoft PowerPonit để thiết kế các slide minh hoạ các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong đó có chứa trang ảnh, phim tư liệu, bản đồ động..., tạo những biểu tượng lịch sử rõ ràng, sống động. Để tăng hiệu quả bài dạy, để tạo sự hứng thú cho học sinh và giúp các em tích cực học tập, khi trình bày những sự kiện có hình ảnh động (diễn biến trận đánh, chiến dịch) thì lời nói của giáo viên phải đi liền với các hiệu ứng và tiếng động (nếu có) để cho các kênh này luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.Ví như khi trình bày về diễn biến chiến dịch Tây Nguyên, tôi kết hợp lời nói của giáo viên với lược đồ chiến dịch, sử dụng các hiệu ứng để trình bày diễn biến trên lược đồ, đồng thời trình chiếu ở một góc slide đoạn phim tư liệu câm để minh hoạ cho lời nói của giáo viên. Hoặc khi giảng đến chiến dịch Hồ Chí Minh, ở sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện, tôi thiết kế một slide trong đó có hình ảnh xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập, hình ảnh Dương Văn Minh và bút tích bản thảo lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh. Đoạn phim tư liệu về chiến dịch Hồ Chí Minh, tôi trích trong CD Rom Hồ Chí Minh toàn tập của NXB Chính trị quốc gia là một tư liệu lịch sử có giá trị và rất hữu ích cho học sinh trong việc tái tạo lại lịch sử và hình thành ở các em niềm tự hào dân tộc, có ý thức sống xứng đáng với sự hy sinh của cha anh. + Một số lưu ý khi ứng dụng CNTT trong dạy học LS ở trường THPT Để có thể áp dụng thành công CNTT vào giảng dạy, trước GV cần nắm vững một số kỹ năng cơ bản nhất để soạn giáo án và thiết kế các bước lên lớp một cách hợp lí và hiệu quả nhất trên giáo án điện tử. Các kỹ năng cơ bản cần nắm như: Soạn thảo văn bản bằng MS Word; sử dụng mạng Internet và khai thác mạng Internet; sử dụng phần mềm MS PowerPoint và gần đây nhất là kỹ năng soạn thảo giáo án điện tử E-learning. Trong quá trình soạn giáo án điện tử ứng dụng CNTT, tôi nhận thấy có những điểm cần lưu ý như sau: Thứ nhất, khi thiết kế các slide: Tuy giáo án điện tử có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thể tránh được những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế của nó là do chạy lần lượt các slide nên không để lại dàn bài như viết bảng. Khi soạn giáo án giáo viên có thể khắc phục hạn chế này bằng cách ở mỗi slide, giáo viên nên để lại những đề mục chính của bài để học sinh nắm được dàn ý cơ bản, bố cục của bài. Hoặc giáo viên có thể tạo một slide dàn ý sau cùng để củng cố bài học. Cũng có những ý kiến cho rằng để khắc phục hạn chế trên giáo viên nên kết hợp công cụ trình chiếu với ghi bảng. Một điều cần lưu ý là nếu kết hợp hai hình thức trên với nhau giáo viên phải thực sự nhuần nhuyễn, thành thao các thao tác, chủ động thời gian, kiến thức, công nghệ và hoạt động học của học sinh. Nếu không chính điều đó sẽ gây mất thời 18 gian, giáo viên làm việc quá nhiều mà hiệu quả không cao. Kinh nghiệm của tôi khi dạy bài 23 - tiết 2 lịch sử 12 là tôi kết hợp cả ghi bảng và trình chiếu. Tuy nhiên, phần ghi bảng tôi chỉ viết tên các đề mục lớn. Trong các slide của phần trình chiếu, tôi luôn để tên bài và đề mục của nội dung mình đang giảng để học sinh dễ hình dung. Theo tôi, sự kết hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại một cách nhuần nhuyễn tất nhiên sẽ đưa lại chất lượng và hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Thứ hai, khi tạo các hiệu ứng cho các nội dung thể hiện trên các slide, không nên chọn các hiệu ứng quá phức tạp và cầu kì. Nhiều GV có thói quen lựa chọn, có phần lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp trong một slide và cho rằng điều đó sẽ nâng cao chất lượng tiết học, gây hứng thú cho học sinh. Nhưng trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy như thế sẽ làm mất sự tập trung chú ý của học sinh vào nội dung bài học, đôi khi làm cho các em quá phấn khích, trầm trồ mà không chú ý đến nội dung, lời nói của giáo viên. Mặt khác, các hiệu ứng phải phù hợp với ý đồ sư phạm của GV: kiến thức đưa ra lúc nào, nhằm mục đích gì, có như vậy bài giảng mới đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn. Trong các bài dạy sử dụng CNTT, tôi thường chọn cách hiệu ứng đơn giản (Etrance - Blins), các dòng chữ hiện ra nhanh, gọn, không làm mất sự tập trung chú ý của học sinh, không mất thời gian của bài dạy. Ngoài ra, khi soạn bài giảng ứng dụng CNTT, giáo viên cũng cần chú ý đến việc dùng màu nền, màu chữ, cỡ chữ cho phù hợp. Tránh dùng nhiều màu sắc trang trí sặc sỡ, các ảnh động không cần thiết ở mỗi slide. Màu chữ không chọn cùng tông màu với nền của slide, học sinh sẽ khó nhìn. Tên đề mục lớn, phần ghi nhớ có thể để màu khác để phân biệt. Cỡ chữ có thể chọn cỡ từ 26 đến 28 là vừa phải (Nếu nhỏ quá thì HS cuối lớp sẽ không nhìn thấy, lớn quá thì phải tốn nhiều slide, giáo viên khó cho học sinh thấy được tổng thể nội dung bài dạy). 2. 3. 4. Kiểm chứng hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trường THPT qua thực tế giảng dạy Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục đào tạo, những năm đây trường THPT Hoằng Hóa 4 đã đưa CNTT vào trong giảng dạy. Bản thân tôi cũng đã thực hiện nhiều tiết dạy có ứng dụng CNTT. Qua thực tế giảng dạy ở cả 3 khối 10, 11, 12, tôi nhận thấy, những tiết dạy có ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao hơn, học sinh hứng thú hơn, tích cực và chủ động hơn. Chẳng hạn như khi giảng về chiến dịch Tây Nguyên, tôi kết hợp lờii nói với việc dùng các hiệu ứng để cho học sinh nhận thấy điểm tấn công chủ yếu của ta trong chiến dịch này là Buôn Ma Thuột (dùng hiệu ứng cho học sinh thấy vị trí Buôn Ma Thuột trong khi nói). Để đảm bảo cho kế hoạch đánh Buôn Ma Thuột chắc thắng, ta chủ trương đánh nghi binh ở Plâycu và Kon Tum ( tôi dùng hiệu ứng kết hợp lời nói cho học sinh thấy 2 địa danh này). Với kế sách này, ta đó thu hút hoả lực của địch về Plâycu và Kon Tum. Ngày 10 - 3 - 75, 19 ta tấn công Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi (tôi dùng hiệu ứng cho hiện các hướng tấn công của ta vào Buôn Ma Thuột sau đó dùng đọan phim tư liệu về chiến dịch này cho học sinh xem). Tôi nhận thấy, với cách này, học sinh tập trung ở mức cao nhất với bài giảng của người thầy, các em hứng thú trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. Điều đó có nghĩa là, việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng sẽ tạo ra hiệu quả to lớn, đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Sau bài giảng, tôi có cho học sinh làm bài kiểm tra để đo mức độ hiểu bài và lấy ý kiến các em qua phiếu trắc nghiệm để kiểm chứng mức độ hứng thú của các em với tiết dạy có ứng dụng CNTT. Kết quả như sau : 1. Kết quả kiểm chứng mức độ hiểu bài STT Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm Điểm yếu, TB kém Điểm từ TB trở lên 1 12A5 43 12 26 5 0 43 2 12A6 42 17 22 3 0 42 3 12A10 43 14 23 6 0 43 2. Kết quả kiểm chứng mức độ hứng thú của các em với tiết dạy có ứng dụng CNTT STT Lớp Sĩ số Rất thích Thích Không thích 1 12A5 43 25 18 0 2 12A6 42 27 15 0 3 12A10 43 26 17 0 Như vậy, nhìn vào những con số và kết quả khảo sát trên, chúng ta nhận thấy các em đều rất hứng thú với giờ dạy có ứng dụng CNTT và ở những giờ đó, các em rất hiểu bài. Điều đó thể hiện qua kết quả kiểm tra sau bài giảng. Rõ ràng, CNTT đã đóng góp không nhỏ đến kết quả đó. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 2. 4. 1. Đối với hoạt động giáo dục Hiệu quả của sáng kiến đã giúp hoạt động giáo dục ngày càng khởi sắc, nó không chỉ phát huy tính tích cực của học sinh mà còn đem đến cho học sinh niềm hứng thú trong học tập, học sinh hiểu bài, nắm vững bài ngay trên lớp. Qua đó hình thành kỷ năng, giúp học sinh tự nhận thức, tìm tòi, nghiên cứu, biết sử dụng một số kỷ thuật dạy học tích cực vào giải quyết tình huống trong học tập có hiệu quả, đây là kết quả đáng ghi nhận. 2. 4.2. Đối với bản thân. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan