Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con ngườ...

Tài liệu Tư tưởng của đại tưởng của đại tướng võ nguyên giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc việt nam

.PDF
191
127
89

Mô tả:

` VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HIỀN TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HIỀN TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM Chuyên ngành: Triết học Mã số: 9229001 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN TÀI HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Văn Tài. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa có tác giả công bố ở bất cứ công trình khoa học nào. Các tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Lê Thị Hiền LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận án tiến sĩ, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, quý thầy, cô giáo Khoa Triết học và cán bộ, nhân viên của Học viện đã giúp tôi hoàn thành chương trình khóa học. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn chân thành sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Văn Tài đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi; quý thầy, cô khác đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án tiến sĩ triết học của mình. Cho phép tôi xin gửi lời cảm tạ sâu sắc đến thân nhân, gia đình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế và tài liệu; Ban Giám đốc, cán bộ, viên chức Bảo tàng Quốc gia Việt Nam; thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Quân đội, thư viện Khoa học Xã hội nhân văn và các thư viện khác đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát tài liệu phục vụ luận án. Tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, quý đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã tạo những điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ. Hà Nội, tháng 8 năm 2019 Tác giả luận án Lê Thị Hiền DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TỪ VIẾT TẮT NGHĨA 1. CNXH Chủ nghĩa xã hội 2. CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc 3. CNTB Chủ nghĩa tư bản 4. DBHB Diễn biến hòa bình 5. Nxb Nhà xuất bản 6. TBCN Tư bản chủ nghĩa 7. XHCN Xã hội chủ nghĩa STT MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng 6 dân tộc Việt Nam 1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án và những vấn đề đặt ra cần bổ sung, phát triển trong luận án Tiểu kết chương 1 24 28 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH 29 GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM 2.1 Những vấn đề lý luận về phát huy nhân tố con người trong chiến 29 tranh giải phóng dân tộc Việt Nam 2.2 Cơ sở khách quan của sự hình thành, phát triển tư tưởng Đại tướng 42 Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam 2.3 Nhân tố chủ quan của sự hình thành, phát triển tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng 70 dân tộc Việt Nam Tiểu kết chương 2 79 Chương 3: NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM 81 3.1 Quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con 81 người trong chiến tranh nhân dân Việt Nam 3.2. Quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con 101 người trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam 3.3 Quan điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội 128 140 Tiểu kết chương 3 Chương 4: GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC TỪ TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI 142 ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1 Giá trị từ tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân 142 tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam 4.2 Bài học từ tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay Tiểu kết chương 4 KẾT LUẬN 156 169 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 174 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rằng, mọi thắng lợi của các cuộc chiến tranh giữ nước đều xuất phát từ vai trò quyết định của nhân tố con người. Truyền thống lịch sử ấy đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát huy trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo các cuộc chiến tranh cách mạng trong thời đại mới. Là một danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc, gần gủi của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đường lối chiến tranh nhân dân, nghệ thuật “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy thô sơ thắng hiện đại”. Với Đại tướng, con người bao giờ cũng là chủ thể có vai trò quyết định sự thành bại của các cuộc chiến tranh cách mạng, phát huy nhân tố con người là một tất yếu trong bối cảnh lịch sử của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, khi được Đảng, Nhà nước tin cậy, giao trọng trách trực tiếp tổ chức, xây dựng, rèn luyện quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã không ngừng chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng, phát huy bản chất, truyền thống cách mạng, phẩm chất chính trị - tư tưởng, nâng cao sức mạnh chiến đấu để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp chiến tranh giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, nhằm khơi dậy sức mạnh của toàn dân đánh giặc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không ngừng chăm lo giác ngộ, giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, ý chí chiến đấu cho toàn quân, toàn dân ta; xây dựng “khối đoàn kết toàn dân”; “phát huy sức mạnh tinh thần” làm nền tảng chính trị vững chắc góp phần thúc đẩy sự nghiệp giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi. Từ bài học thực tiễn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tổng kết thành những bài học kinh nghiệm hết sức sâu sắc về phát huy nhân tố con người trong các tác phẩm, bài báo, tạp chí và huấn lệnh để thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Nghiên cứu tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho thấy, ông đã để lại cho Đảng và dân tộc ta một di sản vô cùng 2 quý báu có giá trị, trong đó, tư tưởng phát huy nhân tố con người là bài học lớn cho nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã góp phần xây dựng, phát triển quan điểm và đường lối của Đảng trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người có ý nghĩa thiết thực và là bài học bổ ích để chúng ta vận dụng, phát triển trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới. Sức mạnh của con người chính là động lực to lớn của dân tộc ta trong mọi thời đại để xây dựng và phát triển bền vững đất nước, bởi vậy, Đảng ta luôn quan tâm sâu sắc đến nhân tố con người và phát huy nhân tố con người, tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần thứ XII: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh” [19, tr.219]. Phát huy nhân tố con người được Đảng ta xác định luôn gắn với việc xây dựng con người về đạo đức, lối sống, nhân cách, trí tuệ và năng lực hoạt động, mà trọng tâm là giải phóng con người, để con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây là nhiệm vụ được Đảng ta đặt ra cần phải quán triệt để vận dụng, triển khai một cách toàn diện, hệ thống và hiệu quả. Hơn nữa, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp và khó lường, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nước ta hiện nay đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới, Đảng ta xác định mục tiêu, nhiệm vụ là: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa” [19, tr.147]. Đồng thời, Đảng chỉ rõ phải tập trung xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; “tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh 3 thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống” [19, tr.150]. Đây là nhiệm vụ cực kỳ to lớn, nặng nề, là thách thức đối với toàn Đảng, toàn dân ta. Về thực tiễn cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả quan trọng, “bước đầu hình thành những giá trị mới về con người với các phẩm chất về trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo, khát vọng vươn lên” [19, tr.123]. Song, do sự biến đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới rất toàn diện và phức tạp. Làm thế nào để phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đặt ra đòi hỏi phải nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống nhằm tìm kiếm những giải pháp phù hợp. Về phương diện khoa học, từ trước tới nay, nhất là trong thời gian gần đây, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị luận bàn trên nhiều phương diện khác nhau về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam một cách chuyên biệt, toàn diện dưới góc độ triết học. Với tinh thần và ý nghĩa đó, từ lý luận và thực tiễn đặt ra, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu Luận giải cơ sở hình thành, phát triển và nội dung cơ bản tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, từ đó rút ra giá trị và bài học phát huy nhân tố con người từ tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu - Phân tích, khái quát cơ sở hình thành, phát triển tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam - Phân tích nội dung cơ bản tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam - Rút ra những giá trị và bài học phát huy nhân tố con người từ tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Dưới góc độ triết học, luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng cơ bản của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua một số tác phẩm, bài nói, bài viết, huấn lệnh, bài giảng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về chiến tranh và quân đội; về vai trò nhân tố con người, phát huy nhân tố con người trong chiến tranh nhân dân và chiến tranh cách mạng. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án đã sử dụng tổng hợp và kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: lịch 5 sử - lôgic; hệ thống - cấu trúc; khái quát hoá - trừu tượng hóa; phân tích và tổng hợp; quy nạp - diễn dịch, so sánh - đối chiếu; khảo chứng văn bản học để nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án góp phần làm rõ cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan của sự hình thành, phát triển tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Góp phần làm rõ một số khái niệm: Nhân tố con người, nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam và phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Góp phần làm rõ nội dung cơ bản tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Luận án góp làm rõ những giá trị và bài học chủ yếu về phát huy nhân tố con người từ tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể kế thừa, vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận án là một công trình khoa học lần đầu tiên nghiên cứu tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam một cách toàn diện và chuyên biệt dưới góc độ triết học. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể làm cơ sở khoa học cho các nhà chỉ huy, lãnh đạo tham khảo để hoạch định chính sách phát huy nhân tố con người trong bảo vệ Tổ quốc nói chung và trong lĩnh vực quân sự nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn đề liên quan đến phát huy nhân tố con người nói chung và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung của luận án gồm 4 chương với 10 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đại tướng Võ Nguyên Giáp “nhà quân sự lỗi lạc”, “vị tướng kiệt xuất” trong thế kỷ XX, đồng thời là nhà văn hóa, nhà sử học nổi bật hàng đầu trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Cuộc đời ông gắn liền với cuộc hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại “hai đế quốc to” bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà. Bởi vậy, cho đến nay đã có rất nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về ông dưới nhiều góc độ và phương diện khác nhau, trong đó có nhiều công trình có giá trị. Liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, chúng tôi phân loại các công trình nghiên cứu thành những chủ đề lớn. 1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam 1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở hình thành, phát triển tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam Trên cơ sở tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến cơ sở khách quan của sự hình thành, phát triển tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người, chúng tôi phân thành các nhóm nghiên cứu chính. - Nhóm các công trình nghiên cứu nước ngoài Tác giả Peter Macdonald trong cuốn “Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương” ở các chương IV, V, VI đã trình bày khái quát điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Qua tác phẩm, tác giả phân tích vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoạt động thực tiễn xây dựng, huấn luyện, giáo dục quân đội cách mạng, nâng cao chất lượng sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ [17]. Mặc dù cuốn sách chưa trình bày cụ thể về cơ sở khách quan của sự hình thành, phát triển tư tưởng của Đại tướng Võ 7 Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người, song, đây là công trình có giá trị giúp luận án có nguồn tài liệu tham khảo, kế thừa, phát triển trong luận án. Sử gia quân sự người Mỹ, Cecil B.Currey trong cuốn “Chiến thắng bằng mọi giá - Thiên tài quân sự Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp” bằng nhiều nguồn tư liệu phong phú, tác giả trình bày bối cảnh lịch sử cách mạng Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược. Tác giả cho rằng: phát động cuộc chiến chống kẻ thù bắt đầu từ một hoàn cảnh yếu kém trầm trọng thiếu vật tư, thiếu nguồn tài chính, bắt đầu từ không có quân đội, vậy mà vẫn có thể đánh thắng liên tiếp từ bọn quân phiệt Nhật đến quân đội của Pháp và Hoa Kỳ [10, tr.448]. Tướng Giáp không qua một viện hàn lâm quân sự nào, ông từ kinh nghiệm thực tiễn tự đào tạo, “Ông đặt niềm tin vào một sự luyện tập thường xuyên của quân đội”; “tin vào quá trình đào tạo rèn luyện của quân sĩ, tin vào khả năng tự chủ và sáng tạo ứng phó với mọi tình huống của sĩ quan cấp dưới”, từ đó, ông đã “đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ có trình độ ngày càng cao, phù hợp với từng giai đoạn của sự phát triển” [10, tr.450]. Bên cạnh đó, thông qua tác phẩm, tác giả cũng phân tích sắc sảo, thấu đáo những yếu tố giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát huy sức mạnh tổng hợp dân tộc, phát huy nhân tố con người qua: giáo dục, bồi dưỡng, tổ chức, động viên tinh thần toàn quân, toàn dân vượt qua những năm tháng của chiến tranh, qua các trận quyết chiến lược. Mặt khác, tại chương III, tác giả đã phân tích và chỉ ra được những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp kế thừa đó là truyền thống yêu nước, nghệ thuật quân sự, phương thức và nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân từ các vị anh hùng của dân tộc (Hai Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi), chiến lược, chiến thuật của các nhà quân sự trên thế giới như Napoleoon và T.E.Lawrence hay của Clausewitz về mối quan hệ giữa các nhân tố chính trị và việc giải quyết mối quan hệ ấy trong đấu tranh vũ trang; ảnh hưởng Chủ nghĩa Mác - Lênin về học thuyết quân sự [10, tr.222-225;94;231,235]. Nhìn chung, cuốn sách có giá trị về mặt lịch sử, đã cung cấp những luận cứ, luận chứng quan trọng góp phần lý giải điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng - lý luận cho sự ra đời tư tưởng phát huy nhân tố con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa, phân tích sâu trong luận án. 8 Cũng trong hướng tiếp cận này, trong cuốn“Võ Nguyên Giáp”[7], tác giả Georges Boudarel đã biên niên và phân tích một cách khoa học xuyên suốt toàn bộ lịch sử giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong bối cảnh lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hoạt động tích cực trong “tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ”; thâm nhập vào lối sống của nhân dân để “tuyên truyền, tổ chức, hoạt động vũ trang…” [7, tr.41]. Đồng thời, tác giả đã phân tích làm nổi bật vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cương vị Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, không ngừng phát huy nhân tố con người, đoàn kết quân dân trong cuộc chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ góp phần đánh thắng “quân đội nhà nghề” giành lại thắng lợi vẻ vang. Cuốn sách tiếp cận dưới góc độ lịch sử chiến tranh nên không nhằm phân tích cơ sở khách quan của sự hình thành, phát triển tư tưởng phát huy nhân tố con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Song, cuốn sách đã cung cấp những thông tin quý giá về bối cảnh lịch sử quan trọng thế kỷ XX và hoạt động thực tiễn phát huy nhân tố con người giúp luận án có thêm những luận cứ để luận giải, khái quát trong luận án. Tác giả Gérard Le Quang trong cuốn “Võ Nguyên Giáp hay cuộc chiến tranh nhân dân” đã sử dụng những thông tin, số liệu lịch sử trình bày lịch sử cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Bối cảnh lịch sử đặt ra nhiệm vụ phải tổ chức, xây dựng, giáo dục, bồi dưỡng lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao sức mạnh tổng hợp để tiến hành chiến tranh nhân dân. “Nhiệm vụ cấp bách nhất của ông lúc đó là tổ chức lại dân chúng lâu nay bị bỏ mặc thành đội ngũ, có cán bộ dìu dắt và làm cách mạng” [123, tr.78]. Đặc biệt, tại chương II và VII với nhan đề "Bắt liên lạc với Hồ Chí Minh”, “Nhà mác - xít và lịch sử” tác giả cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là quá trình huấn luyện, giáo dục, rèn luyện, đào tạo con người trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân [123, tr.35 - 52]. Bên cạnh đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nghiên cứu rất kỹ chiến dịch của nhà Trần, nhất là tư tưởng quân sự “lấy ít địch nhiều”, “dĩ đoản chế trường” hay luận văn quân sự của Lênin, tác phẩm của Clausewitz, của Mao Trạch Đông, Chu Đức về chiến tranh nhân dân, về xây dựng lực lượng toàn dân đoàn kết đánh giâc [123, tr.111-114]. Nhìn chung, ở các góc độ nghiên cứu, tác giả không nhằm tìm 9 hiểu những điều kiện và tiền đề hình thành, phát triển tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, cuốn sách là tài liệu có giá trị và bổ ích, cung cấp nhiều thông tin quan trọng liên quan có thể kế thừa, vận dụng và phát triển trong luận án. Cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Một cuộc đời” của Giáo sư sử học Alain Ruscio là kết quả của cuộc đối thoại giữa tác giả với Đại tướng Võ Nguyên Giáp [124]. Thông qua cuốn sách, tác giả đã khắc họa một cách sống động về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tiến trình phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách cung cấp cho người đọc nhiều thông tin quan trọng thể hiện niềm tự hào của Đại tướng về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc: “lấy dân làm gốc”; “khoan thư sức dân”, tìm nguồn sức mạnh trọng nhân dân đánh giặc; truyền thống xây dựng lực lượng vũ trang “ngụ binh ngư nông”, truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm; lý luận mácxit về chiến tranh nhân dân. Cuốn sách chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến cơ sở khách quan và tiền đề tư tưởng - lý luận tác động đến sự hình thành, phát triển tư tưởng phát huy nhân tố con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. - Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước Bên cạnh các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến cơ sở khách quan của sự hình thành, phát triển tư tưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người còn có các công trình trong nước tiêu biểu. Nhà sử học Trần Thái Bình trong cuốn “Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ” [5]. Trong chương I, IV với các nhan đề: “Quê hương và truyền thống”, “Cuộc trường chinh vĩ đại” đã trình bày về bối cảnh lịch sử, quê hương, truyền thống gia đình và thực tiễn cuộc chiến tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Cuốn sách là nguồn tài liệu lịch sử quan trọng, ở một khía cạnh nghiên nhất định, cuốn sách đã cung cấp một số nội dung liên quan đến điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam thế kỷ XX ảnh hưởng tới sự ra đời tư tưởng phát huy nhân tố con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự và lịch sử chiến tranh Trần Trọng Trung trong cuốn “Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh”, bằng những tư 10 liệu lịch sử chân thực cả phía ta và phía địch trình bày hoạt động thực tiễn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, chỉ huy toàn quân trường chinh đánh bại “đội quân xâm lược nhà nghề” của thực dân Pháp. Trong đó, tác giả chỉ ra bối cảnh lịch sử trao cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp sứ mệnh cầm quân, quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân, giác ngộ, giáo dục toàn dân đánh giặc góp phần đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt, tại chương I, tác giả đã phân tích những ảnh hưởng của Hồ Chí Minh đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua tư tưởng “người trước - súng sau”, “vững chắc nhất là lòng dân”. Tác giả nhấn mạnh:“Người trước súng sau - một nội dung tư tưởng quân sự của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu tiên “bén rễ” vào tư duy Võ Nguyên Giáp” [134, tr.63]. Nhìn chung, cuốn sách đã khai thác nhiều khía cạnh khác nhau, ít nhiều đã cung cấp những tư liệu liên quan đến điều kiện lịch sử - xã hội và tiền đề tư tưởng - lý luận giúp nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển, phân tích một cách có hệ thống trong luận án. Tác giả Nguyễn Văn Sự trong cuốn “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Danh tướng thế kỷ XX: qua tư liệu nước ngoài” [127] đã trình bày khái lược bối cảnh thế giới và Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Tác giả cho rằng, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tại Việt Nam đã thúc đẩy Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng người bạn của mình gia nhập Tổ chức Đảng đầu tiên, cũng từ đó, suốt đời gắn với cuộc đời cách mạng và với thực tiễn xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của quân đội nhân dân. Bối cảnh lịch sử cho phép Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy toàn quân, toàn dân ta đánh thắng quân đội nhà nghề Pháp và Mỹ xâm lược. Đây là cuốn sách có giá trị, cung cấp thêm một số luận điểm liên quan đến cơ sở hình thành, phát triển tư tưởng phát huy nhân tố con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bên cạnh các cuốn sách là các bài viết tiêu biểu của các tác giả: Trần Minh Trưởng trong bài viết “Đại tướng Võ Nguyên Giáp người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiếp thu nghệ thuật quân sự, truyền thống đánh giặc, giữ nước của cha ông và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh; chú trọng phát huy tinh hoa văn hóa quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác - Lênin để hình thành lý luận về chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại và dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân đội ta đi từ thắng lợi này đến 11 thắng lợi khác [97, tr.136]. Nguyễn Trọng Phúc với bài“Gặp gỡ và đồng hành cùng lịch sử giữa chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp” cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc [97, tr.140]. Ngô Vương Anh trong bài“Nghệ thuật quân sự Võ Nguyên Giáp” cũng cho rằng, “Kế thừa và phát huy kinh nghiệm của cha ông về xây dựng lực lượng quân đội thời phong kiến” để xây dựng “lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam gồm ba thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích” [92, tr.80]. Chính sức mạnh của lực lượng vũ trang kết hợp với sức mạnh toàn dân đã tạo nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù, đây là thành công của Đại tướng cho sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng của cha ông. Như vậy, ở một khía cạnh nhất định, ít nhiều các bài viết này đã nhận định, đánh giá khái quát những nội dung có liên quan đến tiền đề tư tưởng - lý luận của sự hình thành tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát huy nhân tố con người. Cần phải nói đến bộ sách “Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam” gồm 5 tập của Bộ quốc Phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, tập III của cuốn sách “Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, Từ năm 1858 đến năm 1945” [8] đã phân tích khá sâu sắc bối cảnh lịch sử - xã hội đầy biến động trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX [9]. Tập IV là cuốn sách “Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, từ năm 1945 đến năm 1975” lại cho chúng ta cái nhìn toàn vẹn về những biến đổi của thế giới và Việt Nam trong cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm của dân tộc với hai cuộc kháng chiến “thần thánh” chống lại hai đế quốc lớn mạnh. Bộ sách cho rằng, chủ tịch Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã chọn lọc, tiếp thu và vận dụng, phát triển những tinh hoa văn hóa quân sự Cổ - Kim - Đông - Tây. Mặc dù không đề cập trực đến vấn đề nghiên cứu, song, bộ sách cho chúng ta cái nhìn toàn vẹn về những điều kiện, tiền đề tác động đến sự hình thành, phát triển tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhân tố chủ quan của sự hình thành, phát triển tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy nhân tố con người trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. 12 Các tác giả Phạm Hồng Cư và Đặng Bích Hà trong cuốn“Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” đã dựa vào nguồn di khảo của gia đình để phác họa tiểu sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những chi tiết chân thực qua các nhan đề: Quê hương, gia đình và tuổi thơ; Tuổi thiếu niên; Bước vào đời; Tuổi hai mươi. Cuốn sách cho chúng ta cái nhìn toàn vẹn về thân thế, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của quân đội ta với phẩm chất cách mạng tuyệt vời một vị tướng văn võ song toàn [15]. Cuốn sách cung cấp thêm những thông tin quan trọng để phân tích các nhân tố chủ quan thuộc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp góp phần hình thành tư tưởng phát huy nhân tố con người của ông. Công trình tiếp cận từng mặt, từng nội dung dưới góc độ sử học nghiên cứu về những phẩm chất, năng lực trong hoạt động thực tiễn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có liên quan đến sự hình thành tư tưởng phát huy nhân tố con người. Nhà sử học Trần Thái Bình trong cuốn “Đại tướng Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm” đã khắc họa bức chân dung toàn vẹn về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo dòng chảy của lịch sử Việt Nam thông qua 101 sự kiện tiêu biểu [6]. Đặc biệt, tại các chương V, VII với các nhan đề “Tâm - Tài - Uy - Tín Dũng”, “Văn - Võ toàn tài kiên trung báo quôc” đã trình bày và phân tích những góc nhìn khác nhau qua hoạt động thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy của Đại tướng làm nổi bật những phẩm chất, năng lực của nhà quân sự tài ba trong phạm vi tiến hành hai cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam. Cuốn sách chưa chỉ ra được những phẩm chất và năng lực hoạt động thực tiễn tác động đến hình thành tư tưởng phát huy nhân tố con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Song, đây là nguồn tư liệu có giá trị kế thừa giúp luận án phân tích, đánh giá những nhân tố chủ quan thuộc về Đại tướng có ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển tư tưởng phát huy nhân tố con người của ông. Tiếp cận dưới góc nhìn về các tướng lĩnh có thể khái quát những công trình nghiên cứu: Nhóm Elicom trong cuốn“Những tướng lĩnh nổi tiếng thế giới” đã nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp cầm binh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của các tướng lĩnh qua [22]. Tác giả Phạm Hùng trong cuốn “12 vị tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam” đã khái quát đôi nét về tiểu sử, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua nhan đề“Đại tướng Võ Nguyên Giáp người anh cả của 13 Quân đội nhân dân Việt Nam” [80, tr.11- 89]. Trong cuốn“100 nhà quân sự có ảnh hưởng đến thế giới” của tác giả Lưu Hải Sinh và Phủ Quang Hải (Nguyễn Gia Linh dịch) đã giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp, hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp [125]. Tác giả Nguyễn Ngọc Phúc trong cuốn“25 tướng lĩnh Việt Nam” giới thiệu về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà chính trị - Quân sự lỗi lạc. “Ông là tấm gương sáng về lòng yêu nước thương dân, một tài năng lớn, một nhân cách lớn có sức đoàn kết nhất trí quân dân, phát huy nguồn lực toàn dân tộc trong kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh” [122, tr.143]. Nhìn chung, các cuốn sách tiếp cận dưới góc nhìn về các tướng lĩnh đã dành riêng một phần giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, qua đó làm nổi bật phẩm chất, năng lực của ông trong xây dựng, lãnh đạo, chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Các cuốn sách đã cung cấp những luận cứ quan trọng liên quan đến nhân tố chủ quan tác động đến sự hình thành, phát triển tư tưởng phát huy nhân tố con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giúp nghiên cứu sinh kế thừa, phân tích trong luận án của mình. Phải nói đến bộ sách của nhiều tác giả rất có giá trị, Võ Nguyên Giáp -Vị tướng “Văn Đức Quán Nhân tâm” (gồm 9 cuốn sách) là tập hợp tư liệu, tuyển chọn, biên soạn, những bài viết sâu sắc thể hiện những góc nhìn chân thực nhất, câu chuyện cảm động, đánh giá khách quan về Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp [86]; [87]; [21]; [89]; [88]; [2]; [3]; [135]; [1]. Bộ sách đã có cái nhìn đa chiều về phẩm chất, năng lực lãnh đạo, trí tuệ, nghệ thuật quân sự của vị tướng tài năng trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn, quân sự và cả ở lĩnh vực văn hóa. Đây là tài liệu vô cùng quý giá, phong phú, tin cậy trong nghiên cứu khoa học để phân tích những nhân tố chủ quan thuộc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tác động đến sự hình thành, phát triển nên tư tưởng phát huy nhân tố con người của ông. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu còn có các cuốn sách tuyển chọn, biên soạn như: Tác giả Phạm Hùng với cuốn,“Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp hai con người làm nên huyền thoại” [81]; Nguyễn Văn Trung trong cuốn,“Đại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất