Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyền thuyết về nữ thần, mẫu thần và thánh mẫu trong không gian văn hóa hòa bìn...

Tài liệu Truyền thuyết về nữ thần, mẫu thần và thánh mẫu trong không gian văn hóa hòa bình và thanh hóa

.DOCX
35
112
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊTHANH TRUYỀN THUYẾT VỀNỮTHẦN, MẪU THẦN VÀ THÁNH MẪU TRONG KHÔNG GIANVĂN HÓA HÕA BÌNH VÀ THANH HÓA Chuyên ngành: Văn học Dân gian Mã số: 60 22 01 25 LUẬN VĂN THẠC SĨVĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn ThịNguyệt HàNội, 2016 MỤC LỤC MỞĐẦU...................................................................................................................... .......1 1. Lý do chọn đềtài...........................................................................................................42. 2. Lịch sửvấn đềnghiên cứu..........................................................................................63. 3. Mục đích nghiê n cứu.................................................................................................114. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................116. 5. Đóng góp của luận văn...............................................................................................137. 6. Cấu trúc luận văn........................................................................................................13 7. NỘI DUNG............................................................................................................... ........14 8. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀĐỀTÀI................................................................141.1. 9. Không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa.................................................141.1.1. 10.Vịtrí địa lí và điều kiện tựnhiên..........................................................................141.1.2. 11. Đặc điểm lịch sử-xã hội......................................................................................161. 12.1.3. Đặc điểm văn hóa..................................................................................................18 13.1.2. Khái quát văn học dân gian tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa...........................20 14.1.3. Khái quát vềĐạo Mẫu Việt Nam và tín ngƣỡng thờMẫu ởHòa Bình và Thanh Hóa.................................................................................................................... ....251.3.1. Tín ngưỡng thờMẫu ởViệt Nam.......................................................................25 15.1.3.2.Tín ngưỡng thờMẫu ởHòa Bình và Thanh HóaError! Bookmark not defined. 16.1.4. Vềhiện tƣợng văn học dân gian Đạo Mẫu ởHòa Bình và Thanh HóaError! Bookmark not defined. 17.1.4.1. Truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởHòa Bình và Thanh Hóa......................................................................................Error! Bookmark not defined. 18.1.4.2. Các bài Văn chầu...................................................Error! Bookmark not defined.Tiểu kết chƣơng 1:...........................................................Error! Bookmark not defined.CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT TRUYỀN THUYẾT VỀNỮTHẦN, MẪU THẦN VÀ THÁNH MẪU ỞHÕA BÌNH,THANH HÓAError! Bookmark not defined.2.1. Nội dung truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởHòa Bình, Thanh Hóa........................................................................Error! Bookmark not defined. 19.2.1.1. Ca ngợi vẻđẹp toàn diện của nhân vật..............Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Ca ngợi quyền năng, sức mạnh thần kì bảo vệcon người, bảo vệquê hương đất nước của nhân vật........................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Thểhiện sựtôn vinh, thờphụng nhân vật của tác giảdân gian............Error! Bookmark not defined.2.2. Nghệthuật..................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Nhân vật...................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Những motifcơ bản..............................................Error! Bookmark not defined.Tiểu kết chƣơng 2:...........................................................Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3 : MỐI QUAN HỆGIỮA TRUYỀN THUYẾT VỀNỮTHẦN, MẪU THẦN VÀ THÁNH MẪU ỞHÕA BÌNH, THANH HÓA VỚI NHỮNG THÀNH TỐVĂN HÓAKHÁC..............Error! Bookmark not defined. 3.1. Mối quan hệgiữa truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởHòa Bình, Thanh Hóa với tín ngƣỡng thờNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu................................................Error! Bookmark not defined. 3.2. Mối quan hệgiữa truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu với lễhội trong không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh HóaError! Bookmark not defined. 3.3. Mối quan hệgiữa truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu với di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh trong không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa.........................................................Error! Bookmark not defined. 3.4. Mối quan hệgiữa truyền thuyết và Văn chầu vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởHòa Bình và Thanh Hóa....................Error! Bookmark not defined.Tiểu kết chƣơng 3:...........................................................Error! Bookmark not defined.Kết luận..............................................................................Error! Bookmark not defined.Tài liệu tham khảo...........................................................................................................30 Phụlục................................................................................Error! Bookmark not defined. MỞĐẦU1. Lý do chọn đềtài 1.1.Tín ngưỡng thờMẫu là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có lịch sửhình thành và phát triển từlâu đời.Người Việt Nam thờMẫu cũng chính là thờmẹ. Bởi mẹlà người đã mang nặng đẻđau, nuôi nấng chăm sóc che chởcho con cái suốt cảcuộc đời. Theo quanniệm của dân gian thì Mẫu còn tượng trưng cho sựsinh sôi nảy nởvà sựtrù phú.Mẫu còn là người mẹtâm linh luôn phù hộđộtrì cho con người gặp nhiều may mắn, giúp con người có sức mạnh đểvượt qua mọi khó khăn thửthách trong cuộc sống... 1.2. Việt Nam thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nướcnên sựđảm đang khéo léo của người phụnữđược đềcao.Trong vốn huyền thoại và truyền thuyết của dân tộc ta,ban đầu con người coi tựnhiên như người mẹ: MẹĐất, MẹNước, MẹLúa, MẹMưa....Trảiqua quá trình hình thành, phát triển và sựbồi đắp vềvăn hóa, tín ngưỡng tâm linh,dân tộc ta đã hình thành nên tục thờNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu.Các vịthần nàycó thểlà những Nữthần tựnhiênhay những người mẹ, những người phụnữcó thựctrong lịch sửđã anh dũng chiến đấu vì độc lập tựdo của tổquốc,những người có công laoxây dựng cuộc sống cộng đồng....được nhân dân ghi nhớ, tôn phong, phụng thờ. Nhờvậy mà những người phụnữấy sống mãi trong tâm thức của người dân Việt Nam và trường tồn cùng lịch sửdân tộc.Cho đến nay,hệthống các Nữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫuởnước tađược thờphụng ngày càng nhiều, nhưng tiêu biểu nhất là: Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Mẫu Thoải, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Man Nương...Giá trịcủa tín ngưỡng thờMẫu đó là cái tâm hướng thiện, thểhiện đạo lí “Uống nước nhớnguồn”, giáo dục con người biết ăn ở, đối nhân xửthếthành tâm thờphụng ông bà tổtiên, cao hơn nữa đó là biết ơnnhững người có công với nhân dân và đất nước. 1.3.Tín ngưỡng thờMẫulà tín ngưỡng bản địacó nguồn gốc từtục thờNữthần và chịu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, hình thành Đạo Tam Phủ(Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải, Địa Mẫu), Đạo TứPhủ(Mẫu Thượng Thiên cai quản vùng trời, Mẫu Thoải cai quản vùng sông biển,Mẫu Địa cai quản vùng Đất và Mẫu Thượng Ngàn cai quản vùngnúi), sau đó trởthành Đạo Mẫu ởmiền Bắc.Tínngưỡng thờMẫu chứa đựng nhiềugiá trịvăn hóatruyền thống phong phú và đa dạng.Nếu như tínngưỡng các tôn giáo khác hướng con người vềthếgiới sau khi chết thìtín ngưỡngthờMẫuhướngcon ngườivềđờisống thựctạigần gũi.Đó làcái thếgiớimà con ngườicầumong sức khỏe, tiềntài, quan lộc vàgặpnhiềumay mắn.Đây lànhân sinhquanmang tínhtíchcựcphù hợpvớicuộcsống củacon người thờihiện đại.Tác giảNguyễnThịNguyệtcho rằng:“Đểđời đời ngưỡng mộ, sùng bái và tôn vinh những Thánh Mẫu linh thiêng đó mà người Việt xây dựng nên cảmột hệthống văn hóa Thánh Mẫu như: sáng tác và lưu truyền những truyền thuyết, huyền tích vềnhững nhân vật phụng thờtrong tín ngưỡng vềThánh Mẫu; xây đền, đình, chùa,miếu, phủ;xác lập thần chủ, kiện toàn điện thờ, dựng nên các lễnghi (hầu đồng, hát văn, múa bóng...), tổchức các lễhội vềThánh Mẫu..., ởkhắp nơi có sựhiển linh, linh ứng của các Thánh Mẫu. Đó là những di sản văn hóa Thánh Mẫu, tạo nên một hệthống những giá trịđặc sắc trong nền văn hóa Việt”[43, tr.454].Nghiên cứu truyện kểvềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫugóp phần khẳng định giá trịquan trọng của Đạo Mẫu đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. 1.4.Hòa Bìnhvà Thanh Hóalàhaitỉnh thuộc miền núiViệt Nam là nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người. Chính vì vậy mà ởđây có một kho tàng văn học nghệthuật dân gian vô cùng phong phú và đa dạng. Những giá trịđó được chắt lọc, sáng tạo từcuộc sống của người Mường,Kinh,Thái, Dao, Thổ, H’Mông, Khơ Mú...được lưu truyền từđời này sang đời khác. Đã có rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu viết vềcác giá trịcủa kho tàng văn học nghệthuật ởtỉnh Hòa Bìnhvà Thanh Hóa nhưngchưa cóbài viếtnào đi sâunghiên cứu truyền thuyết vềNữThần, Mẫu thầnvà Thánh Mẫu. Vì vậy nghiên cứuvềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫuqua tín ngưỡng, truyền thuyết, lễhội và Văn chầutrong không gian văn hóa Hòa Bìnhvà Thanh Hóalà một đềtài nghiên cứu hay và cần thiết, giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diệnvà sâu sắcvềgiá trịvăn hóa, tinh thầncủa tín ngưỡng thờMẫu trong việc nuôi dưỡng tâm hồn con người. 2. Lịch sửvấn đềnghiên cứu 2.1 Vềvăn bản -Đểcó một cái nhìn sâu sắc và toàn diện vềđềtài nghiên cứu truyền thuyết Nữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu trong không gian Hòa Bình và Thanh Hóa chúng tôi đã tìm và khảo sát từnhiều nguồn tư liệu khác nhau. Cuốn sách Tổng tập văn học dân gian người Việtdo Kiều Thu Hoạch chủbiên của Viện Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 2004,là một bộsách có giá trịlớn vềmặt văn hóa và văn họcvì đã bao quáttương đối đầy đủkho tàng văn học dân gian Việt Nam. Trong đó tập 4 và tập 5 của bộsách này tácgiảđã biên soạn phần truyền thuyết Việt Nam từthời Hùng Vương đến thời Nguyễnmột cách khoa học theo từng giai đoạn và thời kì lịch sử. Trong tập 4 và 5 của Tổng tập văn học dân gian người Việtchúng tôi đã thống kê được 13truyền thuyết viết vềNữthần: Mẫu thần và Thánh Mẫu ởThanh Hóa . Việc thờphụng Nữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu là một khuynh hướng tín ngưỡng thiêng liêng của dân tộc ta. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm, ghi chép vềcác vịNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu. Cuốn sách đầu tiênphải kểđến đó là cuốn Các Nữthần Việt Namcủa nhóm tác giảĐỗThịHảo và Mai ThịNgọc Chúc[10], theo sốliệu thống kê sốlượng Nữthần là 75 nữthần tiêu biểu. Trong cuốn Thần nữvà Liệt nữViệt Namcủa Mai Ngọc Chúc biên soạn [6], có tới122 truyện kểvềThần nữvà Liệt nữViệt Nam trong đó có 21 truyện kểvềsựtích của các Nữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởThanh Hóa cụthể: Bà Y Ke, DạDần, Bà chúa Vót.. Trong tác phẩmNữthần và Thánh Mẫu Việt Nam[16],tác giảcũng giới thiệu116 truyện kểvềNữthần và Thánh Mẫu. Nhà nghiên cứuNgô Đức Thịnhcho biếttrong số1000 di tích văn hóa thì đã có 250 di tích thờcúng các vịNữthần [ 57, tr.30]. Theo sốliệu thống kê trongTruyền thuyết Việt Nam[15] của nhóm tác giảVũ Ngọc Khánh biên soạncó tất cả13 truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởThanh Hóa. -Công tác sưu tầm và lưu giữcác sáng tác văn học dân gian truyền miệng của Hòa Bìnhvà Thanh Hóatừlâuđã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm.Ởmảng truyện dân gian một sốnhà nghiên cứu văn học dân gianđãsưu tầm các truyện của dân tộc Kinh, Mường, Thái, Dao...sống trên địa bàn hai tỉnhđểbiên soạn và in thành sách. Hòa Bình là một tỉnh miền núi, được coi là trung tâm, cái nôi văn hóa của người Mường.Trong quá trình đi sâu nghiên cứu vốntruyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần, Thánh Mẫu ởHòa Bình, chúng tôi căn cứvào những tư liệu chính sau đây:Truyện dân gian dân tộc Mường (tập 1-Văn xuôi) của Bùi Thiện[ 47], Truyện cổdân gian dân tộc Mường (Quách Giao-Hoàng Thao)[ 8], Truyền thuyết truyện cổdân gian dân tộc Mường vùng huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình (Bùi Huy Vọng)[62], Đền Băng và các nghilễtín ngưỡng dân gian(Bùi Huy Vọng)[64], Địa chí Hòa Bình(Tỉnh Ủy-Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)[58].... Tác giảBùi Huy Vọng là người con của xứMường, ông đã dành nhiều thời gian và tâm huyết trong lĩnh vực sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian Mường ởhuyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình,những tác phẩm tiêu biểunhư: “Đền Băng và các Nghi lễtín ngưỡng dân gian”[65]. Trong đó nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng có sưu tầm được 4 truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu: Thần tích đền Băng, Thần tích Miếu KhụĐộng, Truyền thuyết vềMệvua Hoàng Bà, Truyền thuyết Vua Út, Vua Ả(con gái của MệVua Hoàng Bà). Cuốn“Truyền thuyết truyện cổdân gian dân tộc Mường vùng huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình”[64] ,tác giảđã sưu tầm được 83 truyện cổthì có 3 truyền thuyết kểvềMệVua Hoàng Bà (Quốc Mẫu Hoàng Bà) đó là những truyện: MẹVua đi thửlòng người, Con dao sắt ước, Tích đánh chiêng-sắc bùa của người Mường. Docác yếu tốchủquan và khách quan mà các truyền thuyếtvềNữthần, Mẫu thần và ThánhMẫu ởHòa Bìnhchưa được tập hợp một cách đầy đủvà hệthống đểin thành tổng tập. Hầu hết các truyện cổvà truyền thuyết này chủyếu được các nhà báo, nhà nghiên cứu sưu tầm và in trên Báo Hòa Bình.Đây cũng là một hạn chếgây khó khăn cho độc giảmuốn tìm hiểu và nghiên cứu vềvăn hóa, văn học dân giantỉnhHòa Bình.Những truyện kểvềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởThanh Hóa phải kểtới cuốnTruyện dân gian Thanh Hóamiền xuôicủa (Hoàng Khôi-Lê Huy Trâm-Lưu Đức Hạnh)[ 18]đã sưu tầm được 38 truyện cổ, trong sốđó có7 truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu.Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc ởThanh Hóa[ 11], nhómtác giảđãchọn lọc,sưu tầm và biên soạnvăn học dân gian của sáu dân tộc thiểu sốởThanh Hóaởcác mảng: Tục ngữ, Ca dao -đồng dao, Dân ca, Truyện thơ -Vè, Truyện kểngười Việt, Truyện kểcác dân tộc ít người,Truyện Trạng Quỳnh,Truyện Xiển Bột. Phần truyện kểgồm19 truyện kểcủacác dân tộc ít người,42truyện kểngười Việt. Trong sốcác truyện cổdân gian có8truyện kểvềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởThanh Hóa. Những truyền thuyết này ca ngợi những người anh hùng dân tộc có công đối với dân với nước được nhân dânsuy tôn và trởthành các bậc Thánh Mẫu.Nhóm tác giảLê Xuân Kỳbiên soạn cuốn Các vịthần thờởxứThanhdựa chủyếu trên cơ sởcuốn Thanh Hóa chư thần lục[20] nhưng có bổsung thêm một sốnguồn tư liệu chính thống đểcuốn sách được đầy đủhơn: Đại Việt thông sử, Lam Sơn thực lục, Lê Triều ngọc phảtập ký. Cuốn sáchThanh Hóa chư thần lụcđược công bốvào ngày 15/10 năm Thành Thái 15, tức năm Quý Mão 1903.Bản Thanh Hóa chư thần lụckhông có tên tác giảcụthểmà chỉghi chữ“Phụng biên” tức là vâng lệnh vua ghi chép lại các vịdương thần và âm thần nhiều nơi trong tỉnh thờphụng. Cuốn sách chia làm 3 phần : phần I tác giảthống kê có 827 vịnam thần được thờ, phần II: Nữthần, có 175 Nữthần ởThanh Hóa được thờkhắp nơi trong tỉnh, phần III: Phụchép, nhóm tác giảbổsung thêm 13 truyền thuyết trong đó có 4 truyền thuyết vềNữthần. Đọc cuốn sách này giúp chúng ta có hiểu biết đầy đủvềtruyền thuyết vànơi thời tựcác vịdương thần và âm thầnởThanh Hóa. Đồng thời thấy được đời sống tâm linh đa dạng của người dân.2.2. Vềnghiên cứu-Nhóm bài viết nghiên cứu vềtín ngƣỡng thờMẫuvà văn học dân gian Đạo Mẫu: Công trình nghiên cứu Đạo MẫuởViệt Nam(1996)[ 52]gồm 2 tập do Ngô Đức Thịnh chủbiênvà kết hợp với các cộng sự. Tập 1 của bộsáchtập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giảnghiên cứu vềnguồn gốc, các cách thức thểhiện và mối quan hệcủa Đạo Mẫu với những yếu tốvăn hóa khác như: truyền thuyết, thần tích, điện thờ, nghi lễvà lễhội vềThánh Mẫu.Ởtập 2, tác giảsưu tầm, giới thiệu100 bài văn chầu.Cuốn sách cho chúng ta thấy một bức tranh khái quát vềthờMẫu ởcác địa phương trong cảnước.Đến năm 2012, tác giảNgô Đức Thịnh viết cuốn Đạo Mẫu Việt Nam[57]. Đây là công trình nghiên cứu công phu,có giá trịlớnvềĐạo Mẫu và tín ngưỡng thờMẫu ởnước ta.Cuốitác phẩmtác giảgiới thiệu vềhiện tượng văn học dân gian Đạo Mẫu,sưu tầm nhiềubài Văn chầucó giá trị.Nhà nghiên cứu Nguyễn ThịNguyệtcũng là ngườiđã cónhiều bài viết và đềtài nghiên cứu khoa học có giá trịvềđềtài Thánh Mẫu ởViệt Nam. Tác giảcó nhiều bài báo khoa học quan tâm tới đềtài Thánh Mẫu:“Hình tượng Thiên Y A Na Thánh Mẫu trong truyện kểdân gian”[31],“Kiểu truyệnvềThánh Mẫu và truyền thống trọng Mẫu trong văn hóa dân gian Việt Nam”[ 28]...và một sốchuyên khảo như:“Khảo sát một sốkiểu truyện tiêu biểu vềcácnhân vật “TứBất Tử”trong truyện kểdân gian Việt Nam”[ 30].Những công trình nghiên cứu này đãcó sựđánh giá rất sâu sắc vềvai trò và giá trịcủa tín ngưỡng thờMẫu trong đời sống tâm linh của người Việt. Bên cạnh đó,một sốluận văn thạc sĩ như:Truyền thuyết vềNữthần và ThánhMẫu ởHà Nam (Trần ThịBổng)[4], Luận văn thạc sĩ: Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang(Phạm ThịXuyến)[69], là một gợi ý đểchúng tôi nghiên cứu đềtài truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu trong không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa.Ngoài ra còn có rất nhiều những công trình nghiên cứukhác vềĐạo Mẫuvà văn học dân gian Đạo Mẫu: Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người của Việt Nam và Châu Á(Ngô Đức Thịnh chủbiên)[55], Văn hóa thờNữthần-Mẫu ởViệtNamvà ChâuÁ bản sắc và giá trị(Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Sởvăn hóa, thểthao và du lịch Nam Định)[60]; Hát văn(Ngô Đức Thịnh)[ 51],...Công tác sưu tầm, nghiên cứuvăn học dân gian Đạo Mẫu của nước ta đạt được nhiều thành tựuvới nhiều công trình, tiêu biểu như:Cácnữthần Việt Nam(ĐỗThịHảo, Mai Ngọc Chúc)[10], NữThần và Thánh Mẫu Việt Nam(Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà)[16], Đạo Thánh ởViệt Nam(Vũ Ngọc Khánh)[ 17].-Nhóm bài viết vềlễhội, di tích nhƣ:Lễhội cổtruyền của người Việt ởBắc Bộ(Lê Trung Vũ) [67],Lễhội truyền thống các dân tộc Việt Nam(Nhiều tác giả)[35], Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận(Ngô Đức Thịnh)[56],...-Nhóm bài viết nghiên cứu vềvăn hóa và văn học dân gian ởHòa Bình:Tác giảBùi Thiện là người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết trong việc sưu tầm và nghiên cứu nét đặc sắc trongkho tàng văn học nghệthuật của tỉnh Hòa Bình: Văn hóa dân gian Mường(Bùi Thiện, sưu tầm biên dịch và giới thiệu)[50].Các công trình nghiên cứucủa các tác giảkhác như:Báo cáo tổng kết đềtài cấp Bộ: Bản sắc văn hóa Mường cổtruyền và xu hướng biến đổi hiện nay –Qua khảo sát văn hóa Mường tỉnh Hòa Bình(Chủnhiệm đềtài: PGS. TS Lương Quỳnh Khuê)[19],Đền Băng cácnghi lễvà tín ngưỡng dân gian (Bùi Huy Vọng)[65],Lễhội Đình Khênh(Bùi Huy Vọng)[ 63]... -Nhóm bài viết nghiên cứu vềvăn hóa và văn học dân gian vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởThanh Hóa: Lễtục-lễhội truyền thống xứThanh(Hoàng Anh Nhân) [23], Địa chí Thanh Hóa –Tập II: Văn hóa xã hội (Tỉnh ủy-Hội đồng Nhân dân-Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)[ 59]...Những công trình nghiên cứu và nhữngbài viết trên của các tác giảlà cơ sởkhoa học đểtôi có thểđi sâu nghiên cứu tìm hiểu một cách có hệthống truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu trong không gian văn hóa Hòa Bình và Thanh Hóa. 3.Mục đích nghiên cứu-Tìm hiểu sựphong phú đa dạng của truyện cổHòa Bìnhvà Thanh Hóanói chung và truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thầnvà Thánh Mẫu ởHòa Bìnhvà Thanh Hóanói riêng. -Bước đầu khảo sát truyện cổdân gianvềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởHòa Bình vàThanh Hóa đểtiến hành khai thác và tìm hiểu những phương diện khác nhau trong hình tượng Nữthần,Mẫu thần và Thánh Mẫu ởHòa Bình và Thanh Hóa. -Nghiên cứu truyền thuyết vềNữthần,Mẫu thầnvà Thánh Mẫutrong không gian văn hóaHòa Bìnhvà Thanh Hóagiúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc và toàn diệntruyền thống văn hóa tốt đẹp của con người nơi đây. 4. Đối tƣợng vàphạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là các nhân vật Nữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu trong truyền thuyết dân gian Hòa Bìnhtrong mối quan hệvới Đạo Mẫu và trong không gian văn hóa Hòa Bình, Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các tài liệu nghiên cứu chính: Truyện cổHà Sơn Bình (Nhiều tác giả) [32],“Truyền thuyết truyện cổdân gian dân tộc Mường vùng huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình”(Bùi Huy Vọng)[6],Truyện dân gian dân tộc Mường(Bùi Thiện)[ 49], Truyền thuyết Việt Nam(Vũ Ngọc Khánh, Trần ThịAn, Phạm Minh Thảo) [15],Tổng tập văn học dân gian người Việt -tập 4(Viện Khoa học xã hội Việt Nam) [61],Tổng tập văn học dân gian người Việt-tập 5(Viện Khoa học xã hội Việt Nam) [62], Thần nữvà Liệt nữViệt Nam(Mai Ngọc Chúc)[6], Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc ởThanh Hóa(Hội văn nghệ -Ban dân tộc Thanh Hóa)[ 11],Truyện dân gian Thanh Hóa-miền xuôi(Hoàng Khôi -Lê Huy Trâm-Lưu Đức Hạnh)[18]Các vịthần thờởxứThanh -Thanh Hóa chư thần lục(Lê Xuân Kỳ-Hoàng Hùng-Thích Tâm Minh)[ 20]và các tài liệu nghiên cứu khác như Đạo mẫu Việt Nam(Ngô Đức Thịnh)[57], Vềtín ngưỡng và lễhội cổtruyền(Ngô Đức Thịnh) [54]... 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thực địa quan sát thực tế:Chúng tôi đãtiến hành điền dã những địa điểm gắn với truyền thuyết và lễhội dân gian tiêu biểu ởHòa Bình và Thanh Hóa. 5.2. Phương pháphệthống,thống kê, phân loại:Sau khitập hợp các bản kểtruyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởHòa Bình và ThanhHóa,chúng tôi tiến hành phân loại những truyền thuyết này một cách có hệthống. 5.3. Phương pháp phân tích: Phương pháp này chúng tôi sửdụng đểphân tích các truyện, các motif theo đặc trưng thểloại. 5.4. Phương pháp liên ngành: Truyền thuyết gắn liền với lịch sử, phong tục, lễhội... Vì vậy trong luận vănchúng tôi sửdụng phương pháp liên ngành đểcó một cái nhìn đầy đủvềtruyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần, Thánh Mẫu ởHòa Bình và Thanh Hóa 5.5. Phương pháp so sánh: Chúng tôi so sánh truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởHòa Bình và Thanh Hóa đểchỉra những điểm tương đồng và khácbiệt vềnội dung lẫn hình thức. Qua đólàm rõ nét đặc sắc trong khotàng truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần, Thánh Mẫu ởHòa Bình và Thanh Hóa.6. Đóng góp của luận văn-Luận văn khai thác truyền thuyết dân gian ởHòa Bìnhvà Thanh Hóavềđặc trưng hình tượng nhân vật,nghệthuật thểhiện nhân vật và các motif cơ bản.-Xem xét mối quan hệgiữa truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần, Thánh Mẫu với tín ngưỡng, lễhội, di tíchvà Văn chầutrong không gian văn hóa Hòa Bìnhvà Thanh Hóa.-Nghiên cứu vềhình tượng Nữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu đểcó cái nhìn đầy đủvà toàn diện vềhình tượng Nữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu trongvăn hóavà văn họcdân gian.7. Cấu trúc luận vănNgoài phần mởđầu, kết luận, phụlục luận văn gồm 3 chương:Chƣơng 1: Tổng quan vềđềtàiChƣơng 2: Nội dung và nghệthuậttruyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởHòa Bình, Thanh HóaChƣơng 3: Mối quan hệgiữa truyền thuyết vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởHòa Bình, Thanh Hóa với những thành tốvăn hóa khác NỘI DUNGCHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀĐỀTÀI1.1. Không gian văn hóa Hòa Bìnhvà Thanh Hóa1.1.1.Vịtrí địa lí và điều kiện tựnhiênHòa Bình là một tỉnh nằm ởcửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổquốc, phía Đông giáp thành phốHà Nội. Phía Bắc giáp các tỉnh Phú Thọ; phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.Trung tâm hành chính tỉnh cách thủđô Hà Nội 76 km vềphía Tây theo hướng đường quốc lộsố6, là khu vực đối trọng phía Tây của Thủđô Hà Nội có vịtrí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tếvà khu vực phòng thủcủa đất nước. Diện tích tựnhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km2.Hòa Bình được coi là vùng đệm giữa một bên là châu thổBắc Bộvàmột bên là vùng núi non trùng điệp Tây Bắc. Chính điều này đã tạo nên cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn và kì vĩởđây. Đặc điểm nổi bật củađịa hình tỉnh Hòa Bình là đồi núi dốc theo hướng Tây Bắc -Đông Nam chia thành hai vùng rõ rệt. Phía Tây Bắc (vùng cao): bao gồm các dải đồi núi lớn bịchia cắt nhiều, địa hình hiểm trở, đồi núi dốc đi lại khó khăn. Phía Đông Nam (vùng thấp): địa hình gồm các dải núi thấp, đi lại thuận lợi.Hòa Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nắng thất thường gây ảnh hưởng không nhỏtới sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.Bên cạnh đó hệthống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bốkhá đồng đều với các sông lớn như: sông Đà, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi...Mạng lưới giao thông đường thủy và đường bộtương đối phát triển và phân bốđồng đều rộng khắp. Đồng thời ởđây còn có nguồn điện lực lớn từNhà máy thủy điện Hòa Bình đem lại giá trịkinh tếkhông chỉcho cảnước nói chung mà cho tỉnh Hòa Bình nói riêng. Với vịtrí và điều kiện tựnhiên như vậy rất thuận lợi cho tỉnh Hòa Bình phát triển kinh tếvăn hóa xã hội. Thanh Hóa là một tỉnh lớn nằm ởcực Bắc miền Trung Việt Nam được mệnh danh là “khúc ruột của miền Trung”. Thanh Hóanằm ởvịtrí cửa ngõ nối liền Bắc Bộvới Trung Bộ.Điểm cực Bắc của Thanh Hóa cách thủđô Hà Nội 150 km.Phía bắc Thanh Hóa giáp các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La; phía nam và tây nam giáp tỉnh NghệAn; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước Lào; phía đông Thanh Hóa mởra phần giữa của vịnh Bắc Bộthuộcbiển Đông với đường bờbiển dài hơn 102 km. Diện tích tựnhiên của Thanh Hóa là 11.106 km2.Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động của vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Làovà vùng kinh tếtrọng điểm Trung Bộ, có hệthống giao thôngphát triểnthuận lợi choviệc giao lưu phát triển kinh tếvới các tỉnh trong cảnước và quốc tế.Địa hình Thanh Hóa nghiêng từTây Bắc xuống Đông Nam. Đồi núi chiếm ¾ diện tích của toàn tỉnh tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tếlâm nghiệp, vớinguồn tài nguyên khoáng sản, lâm sản dồi dào và phong phú. Căn cứvào địa hình Thanh Hóa có thểchia ra làm 3 vùng:Miền núivà trung du, vùng đồng bằng, vùngven biển.Với vịtrí địa lí đặc biệt,đâylà nơi hội tụđầy đủtiềm năng của ba vùng kinh tế: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm tàinguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản. Có thểnói rằng đây là vùng đất thu nhỏcủa nước Việt Nam.Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu ởThanh Hóa được quy định bởi hoàn cảnh địa lý của các vùng đồng bằng, vùng miền núi nên giữa các vùng mang đặc trưng khí hậu khác nhau. Bờbiển Thanh Hóa dài với mạng lưới sông ngòi dày đặc, nên các yếu tốthủy văn có ảnh hưởng tới đời sống của người dân trong tỉnh. Căn cứvào diễn biến của dòng chảy theo thời gian và sựphân hóa của các con sông theo không gian, Thanh Hóa chia thành 3 vùng thủy văn: vùng thủy văn hệthống sông Mã, vùng thủy văn hệthống sông Chu, vùng thủy văn ảnh hưởng nước triều. Như vậy,ởThanh Hóa có nhiều vùng khí hậu và thủy văn mang đặc trưng khác nhau. Chính điều này đã tác động sâu sắc đến điều kiện sinh sống, thói quen của người dân, chi phối tính cách và khí chất của con người ởmỗi vùngtrong tỉnh. Đồng thờicũng tác động mạnh mẽđến cảm hứng sáng tạo văn hóa, nghệthuật của con người trên cái nền văn hóa chung, đem lại những sắc thái văn hóa riêng của từng vùng.Đây là điều kiện, là cơ sởđểhình thành các vùng văn hóa khác nhautạo nên nhữngđặc trưng riêng mà ta có thểthấy được khikhảo sáttruyền thuyết dân gian vềNữthần, Mẫu thần và Thánh Mẫu ởThanh Hóa.1.1.2.Đặc điểm lịch sử-xã hộiHòa Bình là một miền đất cổ, cách đây khoảng trên một vạn năm, trong khi hầu hết đồng bằng Bắc bộcòn bịchìm dưới nước biển hoặc lầylội thì Hòa Bình chính là một trung tâm dân cư quan trọng. Cư dân ởđây đã sáng tạo nên “Nền văn hóa Hòa Bình”nổi tiếng. Người nguyên thủy ởHòa Bình đã sáng tạo ra một loạt các công cụbằng đá như lưỡi rìu, lưỡi dao, mũi lao, đồgốm...Những dấu tích củangười nguyên thủy đã tìm được ở72 điểm trong tỉnh đã khẳng định Hòa Bình là một trong những trung tâm của người nguyên thủy ởViệt Nam. Tỉnh Hòa Bình có dân sốtrên 83 vạn người, có 7 dân tộc sinh sống bao gồm đồng bào: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông và Hoa. Trong đó người Mường sống tập trung đông nhất trên địa bàn tỉnh.Năm 43, nghĩa quân của Trưng Trắc và Trưng Nhịđã lập căn cứởnúi Vua Bà (nay thuộc huyện Lương Sơn),đồng bào người Mường ởHòa Bìnhđã tích cực ủng hộvà tham gia chiến đấudưới sựlãnh đạo củaHai Bàđểđánh đuổi quân xâm lược Đông Hán.Nhân dâncác dân tộctỉnh Hòa Bìnhcòn tích cựcủng hộtham gia cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418-1426). Lê Lợi tiến hành khởi nghĩa Lam Sơn từnăm 1418 đến năm 1426. Nghĩa quân hoạt động trên một địa bàn rộng lớn trong đó có nơi cư trú của đồng bào Mường, Thái (Hòa Bình). Nhân dân Hòa Bình đã giúp đỡlương thực,thực phẩm vàchiến đấu cùng với nghĩa quân. Cho đếnngày nay vẫn còn lưutruyềnnhiềutruyền thuyếttrong dân gian vềcác tấmgương yêu nước của những người phụnữnơi đây. Trong một lần đi dẹp giặc ởMường Lễ(Sơn La), khi qua đoạn Thác Bờhiểm trởnhà vua Lê Lợi cùng các quân sĩ được nhân dân địa phương giúp đỡrất nhiệt tình.Trong sốđó có bà Đinh ThịVân, người Mường ởxã Hào Tráng và một bà người Dao ởxóm MỏNé, xã Vầy Nưađã giúpvua vềquân lương và thuyền bè đểvượt thác. Khi hai bà mất vua Lê Lợi đã truy phong công trạng chohai bà và ban chiếu đểlập đền thờ.Thanh Hóa là một tỉnh rộng lớn vớidân sốtrên 3,4 triệu người sinh sống. Vùng đất này là địa bàn cư trú của 7 dân tộc anh em: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổvà Khơ Mú. Mỗi dân tộc có một vẻđẹp văn hóa riêng tạo nên bức tranh đa màu sắc của vùng văn hóa xứThanh.Trong buổi bình minh của lịch sửdân tộc, xứThanh là một vùng đất cổlà địa bàn sinh sống đầu tiên của con người. Đây còn là nơi có nhiều nền văn hóa góp phần quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển lịch sử,văn hóa của nhân loại. Vào những năm 60 của thếkỉXX, giới khảo cổhọc đã phát hiện dấu tích con người thời tối cổởNúi Đọ(Thiệu Hóa-Thanh Hóa). Tiếp đó làdi chỉhang Con Moong phát hiện ởThạch Thành, chứa đựng dấu vết khảo cổhọc từvăn hóa Sơn Vi (thuộc thời đại đá cũ) ởlớp dưới, trên đó là các lớp văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn.Quá trình chinh phục vùng đồng bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân thời đồđá mới đã đểlại nền văn hóa Đa Bút. Văn hóa Hoa Lộc là văn hóa khảo cổthuộc sơ kì thời đại kim khí, phát hiện ởhuyện Hậu Lộc. Đông Sơn là văn hóa thời đại kim khí (đồđồng, đồsắt) được phát hiện vào năm 1924, tại làng Đông Sơn, huyện Đông Sơn. Trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua các giai đoạn phát triển văn hóa sau: Cồn Chân Tiên, Đông Khối-QuỳChữ. Đây là sựchuẩn bịmọi mặt đểđến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2000 năm lịch sử, văn hóa Đông Sơn ởThanh Hóa cho thấy sựphong phú độc đáo trên đất nước ta tập trung chủyếu ởlưu vực sông Hồng và sông Mã Thanh Hóa là một vùng đất có truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường. Đâylà nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Vùng đất này gắn liền với sựtồn vong, hưng thịnh của quốc gia và dân tộc. Thanh Hóa là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, lưu danh sửsách như: BàTriệu, LêHoàn, Lê Lợi, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền...Không những thếvùng đất “Địa linhnhân kiệt” này còn là nơi sinh ra các vịchúa nổi tiếng như: chúa Trịnh, Chúa Nguyễn bắt đầu từNguyễn Hoàng...Những tấm gương yêu nước được truyền thuyết hóa qua những câu chuyện kểdân gian thểhiệnlòngbiết ơncủa nhân dân đối với những người có công với đất nước.Thanh Hóa còn là một vùng đất hiếu học. Trong lịch sửcủa khoa bảng nước ta, vùng đất này có 1627 nhà khoa bảng, trong đó có 240 tiến sĩ, với nhiều tên tuổi được nhân dân ca ngợi và lưu danh trong các lĩnh vực văn hóa, sửhọc, quân sự, ngoại giao nổi tiếng như: Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ...Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đếquốc Mĩ, nhân dân Thanh Hóa không ngại gian khổđã kiên cường đứng lên bảo vệtổquốc. Thanh Hóa đã làm tròn sứmệnh của hậu phương lớn, đóng góp sức người và sức của cùng với nhân dân cảnước giành lại độc lập tựdo cho nước nhà.Những chiến công của những người anh hùng yêu nước được nhân dân lưu truyền chủyếu qua các truyệnkểdân gian.Hòa Bình và Thanh Hóa là hai vùng đất cổkínhcó vịtrí địa lí giáp nhau, là nơi cư trú tập trung đông nhất của đồng bào Mường. Vì vậy mà hai tỉnh có nhiều điểm tương đồng vềlịch sửxã hội, càng đi sâu khám phá chúng ta càng hiểu được hơn nét đẹp vềvăn hóa, phong tục tập quáncủa con người nơi đây.1.1.3. Đặc điểm văn hóaVềvăn hóa vật chất:Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, theo kết quảđiều tra mới nhất thì di tích đền trong toàn tỉnh là 55điểm phân bốở11 huyện. Hầu hết các nhân vật được thờởđền đều là những người có công với làng xã hoặcgắn vớimột địa danhnào đóthì được tônthờvà phong thánh. Đền thờởHòa Bình không nhiều nhưng thu hút rất đông du khách thập phương đến,các đềnnổi bật: Đền Thác Bờtrên lòng hồsông Đà; Đền Mẫu xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy; Đền Bồng Lai, huyện Cao Phong....Ngoài ra,chúng ta có thểkểtới một sốcác di tích lịch sử, danh thắng, khảo cổhọc tiêu biểu khác của tỉnh Hòa Bình như: Khu mộcổĐống Thếch ởxã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi,Bia Lê Lợi, Mái đá Làng Vành thuộc xóm Vành xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn....Thanh Hóa có 1.535 ditích lịch sử-văn hóanổi tiếng bao gồmđền, miếu, chùa được xây dựng ởkhắp nơi trong tỉnh: Đền Độc Cước, Đền Bà Quốc Mẫu,Đền Vua Bà (thờTam Giang thần Mẫu), Đền Vua Hùng thứ11, Đền Mai An Tiêm, Đền Bà Lê ThịHoa...Bên cạnh đó Thanh Hóa còn có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Khu di tích Bà Triệu, Thành nhà Hồ, Khu ditích lịch sửLam Kinh....Vềvăn hóa tinh thần: Hòa Bình là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc như :Mường, Kinh, Thái, Dao, Mông, Tày...mặc dù địa bàn cư trú khác nhau nhưng luôn có sựgiao lưu văn hóa tín ngưỡng giữa các dân tộc.Hòa Bình được coi là trung tâm, là cái nôi của người Mường, cho nên người các nơi khác khi đi vềHòa Bình thì gọi là vềmường, vềquê, gọi là dưới mường. Còn đối với những người Mường ởphía Tây Bắc gọi là mường ngoài, hay gọi là mường ngoài đối với những người Mường ởThanh Hóa.Hòa Bình còn là miền đất nổi tiếng với áng sửthi “Đẻđất đẻnước”, với kho tàng truyện cổdân gianphong phú: truyền thuyết, truyện cổtích, truyện cười.... Các tác phẩm văn học dân gianđều mang màu sắc độc đáo, riêng biệt được truyền từđời này sang đời khác.Hòa Bình còn nổi tiếng với những lễhội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Theo thống kê,hiện nay ởHòa Bình có tất cả38lễhội hàng năm thu hút được rất đông nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương tới tham dự. Một sốlễhội tiêu biểu như: Lễhội đền Thác Bờgắn liền với Truyền thuyết vềChúa Thác Bờ, Lễhội Xên Xên bản Mường(truyền thuyết Hoa Ban của người Thái ởMai Châu), Lễhội đền Bồng Lai (Truyền thuyết vềCô đôiThượng Ngàn), Lễhội Chùa Tiên (QuốcMẫu Âu Cơ) ....Thanh Hóa là mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời. Trong quá trình chinh phục thiên nhiên đểsinh tồn và phát triển, người dân Thanh Hóa đã tạo cho mình những nét văn hóa đặc sắc và riêng biệt. XứThanh có một kho tàng văn học nghệthuật phong phú và đa dạng với những truyền thuyết lịch sửca ngợi nhữngtấm gương yêu nước, kiên cường. Hình ảnh hiên ngang cưỡi voi xung trận của nữtướng anh hùng Triệu ThịTrinh là một hình ảnh đẹp được nhân dân ta bất tửhóa qua những câu chuyệnkểlưu danh muôn đời. Đó còn là hình ảnh của nghĩa quân Lam Sơn với sức mạnh long trời lởđấtđến những giai thoại văn hóa dân gian, dân ca, dân vũ vàhệthống những trò diễn xướng ra đời từrất sớm... Thanh Hóa còn là quê hương của những làng nghềnổi tiếng của người Kinh, Thái, Dao, Mông, Mường, Thổtiêu biểu: nghềdệt gai của người Thổ(Như Thanh), nghềdệt vải lanh của người Mông (Quan Sơn), nghềdệt ThổCẩm của người Thái, người Mường (Bá Thước, Ngọc Lặc), nghềrèn Tất Lác (Hậu Lộc), nghềchạm khắc đá ởlàng An Hoạch (Đông Sơn), nghềlàm giấy của người Dao (Ngọc Lặc)... Không những vậy Thanh Hóa còn là quê hương của hàng trăm lễhội diễn ra quanh năm như: lễhội Bà Triệu, lễhội Lê Hoàn,lễhội Quang Trung...1.2. Khái quát văn học dân gian tỉnh Hòa Bìnhvà Thanh HóaVăn học dân gian là tấm gương phản chiếu cuộc sống của con người. Văn học dân gian của Hòa Bình và Thanh Hóa là tiếng nói của tâm tư, khát vọng, của tâm hồn tình cảm của người dân lao động. Đồng thời thông qua nhữngtác phẩm ấy,các tác giảdân gian còn gửi gắm ởtrong đó những bài học vềđạo lí làm người, lối sống của ông cha truyền lại cho con cháumaisau.Không phải ngẫu nhiênmà người ta coi Hòa Bình và Thanh Hóa là cái nôi củacon người nguyên thủy. Thiên nhiên ởđây đa phần là đồi núi với rừng cao, núi sâu, hệthống sông ngòi dày đặc, các nguồn lâm thủy, hải sản quý giá... là nguồn sữa mẹnuôi dưỡng và bồi đắp giá trịvăn hóa,tinh thầntạo nên sức sáng tạo phong phú và dồi dào của người dân. Những giá trịấy được lưu truyền từthếhệnày sang thếhệkhác chủyếu bằng phương pháp truyền miệng,những tác phẩmtiêu biểu như : Ẩm Ệt Luông của người Thái, Đẻđất đẻnướccủa người Mường,tiếng khèn của người Mông, tiếng hát ru của người Dao, truyền thuyết, truyện cổtích, truyện ngụngôn... tạo nên bức tranh sinh động nhiều màu sắc trong văn học dân gian của Hòa Bình, Thanh Hóa.Kho tàng văn học dân gian tỉnh Hòa Bình vô cùng phong phú đặc biệt ởmảng truyện cổ(truyền thuyết, truyện cổtích). Giá trịcủa những truyện cổđó được chắt lọc từcuộc sống lao động chiến đấu chống giặc xâm lược của các dân tộc : Mường, Thái, Dao, Kinh, Mông....Văn học dân gian tỉnh Hòa Bình chủyếu phản ánh quá trình chinh phục thiên nhiên đầy gian khổcủa đồng bào các dân tộc thiểu sốởvùng núihiểm trở.Ởmảng truyện cổ,nội dungcác câu chuyện kểvềsựtích các công trình kiến trúc, sựtích sựra đời và hình thành các cảnh quan thiên nhiên. Trong truyệnSựtích ghềnh thác sông Đàkểvềchàng trai Khỏe mồcôi cảcha lẫn mẹtừnhỏ, được dân bản đùm bọc. Khi trưởng thành chàng trai có sức vóc hơn người, thấy yêu tinh tác oai tác quái chàng quyết tâm trịnó. Vớisức mạnh và lòng dũng cảmchàng traiđã tiêu diệtđược thuồng luồng ởsông Đà, cái đầu thuồng luồng bịchàng trai Khỏe chặt đứt trôi xuôi hóa ra một bãi soi. Còn thân thuồng luồng nặng quá, lăn kềnh ra tại chỗvàtrởthành một trong hai mươi ba ghềnh thác của sông Đà. Bên cạnh đócòncórất nhiều câu chuyện kểvềcảnh quan thiên nhiên hùng vĩ ởđây như: Sựtích Thác Bờ, Sựtích núi Bưa Phi, Sựtích Đá MỡởSông Đà, Sựtích núi PhạPhau.... , nói vềsựhình thành các vùng Mườngnhư: Sựtích Mường Bi, sựhình thành các vùng đất Sựtích núi Do Nhân... Hay trong câu chuyện Sựtích nhà sànđã lí giải tại sao người Mường biết làm nhà sànlà do được con rùa hướng dẫn, nhà làm bốn cột giống chân con rùa, mái nhà làm giống như cái mai rùa. Nhà sàn được chia làm các ngăn đểtránh thú dữ, trãnh mưa bão.... Qua đó,chothấysựthông minh và sáng tạo của nhân dântrong việc chinh phục cải tạo thiên nhiên ởvùng rừng núi hiểm trởđểphục vụcho nhu cầu cuộc sống của mình.Truyện dân gian Hòa Bình cònphản ánh hiện thực xã hội, lễhộivà phong tục tập quán,tư duy của con người. TrongTruyền thuyết hoa Ban, nàng Ban và chàng Khum yêu nhau tha thiết. Nhưng vì cha ham giàu nên đã gảBan cho con trai nhà tạo Mườnglười làm lại xấu xí. Trong bước đường cùng nàng Ban chạy sang nhà chàng Khum đểcầu cứu, nhưng lúc đó Khum đi vắng. Nàng chạy đi tìm chàng, đi hết núi cao vực sâu cuối cùng vì kiệt sức nên nàng đã chết. Nơi nàngnằm xuống mọc lên một cây búp nởhoa trắngnhư búptay người con gái. Không lâu sau hoa ấy mọc lan khắp núi rừng Tây Bắc, cứmỗi độxuân vềhoa nởtrắng như bông.Người ta đặt tên cho loài hoa đó là hoa Ban. Vì vậy ngày nay cứmỗi độhoaBan nở, người Thái ởMai Châu, Hòa Bình lại tổchức hội Xên Xên bản Mường đểcầu mùa cầu phúc. Nhân dân gửi gắm vào đó ước vọng lớn lao vềmột cuộc sống yên bình, no ấm ởbản Mường. Ngày hội cũng là dịp trai gái thi tài, vui chơi, tìm hiểu nhau qua tiếng đàn và tiếng hát.Ngoài ra truyện cổdân gian Hòa Bình còn thểhiện lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm chiến đấu chống giặc ngoại xâm: Truyện Vua Mường Biđánh giặckểvềnhân vật Chổm người Mường đánh giặc rất giỏi. Chổm là người nông dân lao động bình thường sống bằng nghềđánh than, kiếm củi bán. Khi giặc Phương Bắc sang xâm lược nước ta, Chổm đã tập hợp dân chúng, tổchức đánh giặc. Bao nhiêu lần quân giặc đánh là bấy nhiêu lần chúng thất bại. Câu chuyện trên cho thấy tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc ta đã có từlâu đời. Dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng khi có giặc xâm lăng, mọi người sẵn sàng đóng góp, bỏsức người và sức của đểđứng lên bảo vệđất nước. Khảo sát mảng truyện cổtỉnhHòa Bìnhcórất nhiều truyện kểvềnhững nhân vật lịch sửcó côngvới làng, với nướcđược người Mườngtôn thờ: Ông cun Trưởng Lý Vì Thàng, Truyện vua Bốc MuờngVang, Khu mộđịa Trưởng Lý Vì Sào-Đinh Công Viết, Ông cun Khang chàng Khến....Những truyền thuyết này không chỉtruyền lại cho đời sau biết công lao của người xưatrong quá trình đấu tranhdựng nước và giữnước, mà đó còn là những tấm gương sáng giáo dục tinh thần yêu nước cho thếhệtrẻ.Văn học dân gian Thanh Hóa là thành quảcủa văn học dân gian các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Việt, Mường, Thái, Thổ, Dao, Khơ Mú...Mặc dù có nguồn gốc từcác thành phần dân tộc khác nhau, cư trú ởnhững địa hình không giống nhau nhưngngười dânluôn có sựgiao lưu vềmặt văn hóavà tín ngưỡng. Văn học dân gian Thanh Hóa có những đặc điểm sau:Truyền thuyết và truyện cổtích Thanh Hóa có hình thức phong phú, đặc sắc vềmặt nội dung.Hiện nay những truyện nhằm giải thích nguồn gốc của vũ trụtrong truyện kểdân gian Thanh Hóa khôngcòn nhiều. Sốcòn lại chủyếu nhằm giải thích những hiện tượng hình thành những ngọn núi, con sông, dải đất, cánh đồng ởThanh Hóa.Theo quan niệm của dân gian trời đất, sông, núi, cỏcây, chim muông... có trước rồi mới đến con người. Bằng tư duy thần thoạicủa người xưa họkhông bằng lòng với những gì tạo hóabantặngcho con người. Cùng với trí tưởng tượng phong phú và bàn tay khéo léo tài hoa,con người đã sắp xếp lại núi non, khơi thông sông ngòi, mởđường khai hoang...làm cho bức tranh thiên nhiên trởnên tươi đẹp hơn. Qua đó,tác giảkhắc họa vẻđẹp củanhững người lao động cần cù và chăm chỉ, biết chinh phục, cải tạođểlàmchủthiên nhiên như: ông Thu Tha, bà Thu Thiên của người Mường;ông Đồng, ông Nưa, ông Vồm, ông Bưng, ông Ầm, ông Sấm ... của người Việt,Ải Lậc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất