Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (tt)...

Tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (tt)

.PDF
25
91
116

Mô tả:

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất trên toàn thế giới với mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời cũng gây ra những bất ổn đối với xã hội và môi trường. Vì vậy, các chủ thể của nền kinh tế trong đó có doanh nghiệp phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết những bất ổn này, nếu không bản thân sự phát triển sẽ không bền vững và dẫn tới những ảnh hưởng xấu cho các thế hệ con cháu về sau. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) không chỉ là đòi hỏi tất yếu của xã hội đối với doanh nghiệp, mà còn là tiêu chuẩn để củng cố uy tín cho chính các doanh nghiệp để hội nhập và phát triển. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề được quan tâm từ giữa thế kỷ 20 trên thế giới, xuất phát từ các quốc gia Âu, Mỹ và được vận dụng ở Việt Nam trong khoảng 20 năm trở lại đây cùng với quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nhận thức về TNXHDN ở đa số các doanh nghiệp nước ta còn chưa đầy đủ và việc thực hiện còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nhóm DNNVV. Sự nhận thức chưa đầy đủ về TNXHDN và những khó khăn vốn có của khối doanh nghiệp này như thiếu nguồn tài chính, trình độ quản lý, kỹ thuật, mức độ hội nhập thấp… đã trở thành rào cản trong việc thực hiện TNXHDN. Tình trạng các DNNVV trốn thuế, trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, gây ô nhiễm môi trường còn diễn ra phổ biến. Để nâng cao nhận thức và đảm bảo tính khả thi trong thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các DNNVV, cần thiết phải làm rõ nội hàm của khái niệm này, xác định những nội dung cốt lõi, giới hạn phạm vi trách nhiệm phù hợp với đặc thù của DNNVV ở nước ta hiện nay. Tỉnh Vĩnh hiện có khoảng 5.000 DNNVV, chiếm 97% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 10% GDP của tỉnh, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Các DNNVV có vai trò to lớn trong việc thu hút, tạo việc làm cho lao động là người địa phương, lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho trên 70 ngàn lao động, chiếm 60% lao động trong khu vực doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ (Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, 2013). Tuy nhiên, đóng góp từ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chỉ chiếm khoảng 4% tổng thu ngân sách tỉnh, chưa đạt mục tiêu của tỉnh đề ra, chưa tương xứng với các nguồn lực mà khối doanh nghiệp này đang sử dụng. Các số liệu được các cơ quan quản lý ở địa phương công bố gần đây còn cho thấy việc chấp hành quy định pháp luật về thuế, lao động, 1 bảo vệ môi trường của khối doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế. Số DNNVV tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động chỉ chiếm dưới 30% tổng số, chỉ có khoảng 20% số lao động thuộc khối doanh nghiệp này được đóng bảo hiểm xã hội. Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, tình trạng nợ đọng thuế, không thực hiện đầy đủ các chế độ đãi ngộ lao động theo luật định cũng được ghi nhận một cách phổ biến. Thực trạng trên là một trong những nguyên nhân khiến cho sự phát triển của các DNNVV trong những năm qua chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, hầu hết DNNVV của tỉnh chưa có cơ hội tiếp cận với thị trường quốc tế. Do đó, cần thiết phải có sự đánh giá cụ thể về mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để tăng cường trách nhiệm xã hội của DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Bao gồm: nội dung, bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; các chính sách pháp luật của nhà nước có liên quan; thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phần lý luận tổng quan, luận án nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung và khung lý thuyết về trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2 Phần đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội của DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Mặc dù khung lý thuyết đã chỉ ra năm nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa, song do hạn chế về nguồn lực của nghiên cứu và để phù hợp yêu cầu về dung lượng luận án tiến sĩ, nghiên cứu chỉ giới hạn đánh giá theo ba nội dung cốt lõi bao gồm: trách nhiệm nộp thuế; trách nhiệm đối với người lao động và trách nhiệm đối với môi trường. Trong đó nghiên cứu chú trọng đánh giá, phân tích khía cạnh trách nhiệm pháp lý vì đây là khía cạnh cơ bản nhất thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay. + Trách nhiệm nộp thuế: nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá và phân tích việc chấp hành quy định pháp luật đối với các khoản thuế nội địa, chủ yếu là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. + Trách nhiệm đối với người lao động: Đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về chế độ hợp đồng lao động, bảo hiểm, thời gian giờ giấc làm việc, an toàn vệ sinh lao động và chính sách tiền lương. + Trách nhiệm đối với môi trường: Nghiên cứu chỉ đánh giá việc chấp hành các quy định về hồ sơ, thủ tục, chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp mà không đi sâu vào đánh giá các thông số kỹ thuật môi trường. - Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong đó dữ liệu sơ cấp được thu thập đại diện ở một số địa phương gồm: thành phố Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc huyện Vĩnh Tường và huyện Lập Thạch. Đây là các địa phương có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh, bao gồm đầy đủ các ngành nghề kinh doanh, loại hình và quy mô doanh nghiệp. - Về thời gian: Việc điều tra, khảo sát được tiến hành vào năm 2014, 2015 do vậy các số liệu sơ cấp thuộc khoảng thời gian này. Các số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu thuộc giai đoạn 2011-2015. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đóng góp mới về lý luận: - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; xây dựng khung lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam và xu hướng phát triển mới nhất của lý thuyết này. - Tổng hợp những bài học đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn ở một số quốc gia châu Á. 3 Đóng góp mới về thực tiễn: - Phân tích làm rõ những hạn chế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thực hiện các nội dung trách nhiệm xã hội cốt lõi, xác định các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của nhóm doanh nghiệp này. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo Nghị định số 56/2009/NĐ - CP, “doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm, trong đó tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên” (Chính phủ, 2009). Trong đó tổng nguồn vốn tối đa là 100 tỷ đồng, tổng số lao động tối đa là 300 người. 2.1.1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) được đề xuất đầu tiên bởi học giả người Anh - Oury Shelton vào năm 1923 và liên tục được phát triển cho đến nay. Một số khái niệm điển hình về TNXHDN được kể đến là: Theo Sethi (1975): “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kì vọng xã hội đang phổ biến”. Carroll (1979) cho rằng: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Ủy ban châu Âu - EC (2001) nêu quan điểm: “có trách nhiệm về mặt xã hội không chỉ là phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm pháp lý có hiệu lực, mà còn phải đi xa hơn và đầu tư nhiều hơn cho con người, cho môi trường và cho các mối liên hệ với các thành phần có liên quan”. Xem xét điểm chung từ các khái niệm khác nhau về TNXHD gắn với xu hướng quốc tế mới nhất, nghiên cứu đề xuất khái niệm về TNXHDN như sau: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp định hướng các hành vi 4 của họ nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế, tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường, đạo đức kinh doanh, tự nguyện đóng góp cho xã hội theo hướng hài hòa lợi ích của các bên liên quan và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. 2.1.2. Vai trò củả thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thực hiện TNXH là một xu thế tất yếu, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. TNXH không chỉ có ý nghĩa đối với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển lâu dài của bản thân doanh nghiệp: - Thu hút khách hàng, tăng doanh thu - Thu hút lao động giỏi, tăng cường sự gắn bó của người lao động - Nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu - Giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động 2.1.3. Đặc điểm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tư duy và động lực thực hành TNXHDN của các DNNVV có sự khác biệt so với các hãng lớn. Một số thách thức trong thực hiện TNXH ở các doanh nghiệp nhỏ như thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực, hạn chế về nhận thức, thiếu sự hỗ trợ thích hợp và thông tin (Li Yu, 2010). DNNVV ở nước ta hiện nay cũng có những đặc điểm riêng được xem là rào cản đối với thực hiện TNXH, cụ thể: - Nguồn lực tài chính bị hạn chế, khó khăn trong huy động vốn - Trình độ quản lý còn hạn chế, chủ yếu quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn. Trình độ kỹ thuật, công nghệ còn thấp, khả năng gây ô nhiễm môi trường cao. - Lao động trong các DNNVV chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo cơ bản, ít hiểu biết pháp luật nên khả năng tự bảo vệ lợi ích của họ trước chủ doanh nghiệp còn hạn chế. 2.1.4. Nội dung nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa Từ mô hình “kim tự tháp” của Caroll (1999), nhằm đánh giá trách nhiệm của DNNVV trong việc đảm bảo lợi ích của các bên liên quan, chúng tôi đề xuất nội dung nghiên cứu TNXH của DNNVV bao gồm: - Trách nhiệm nộp thuế; - Trách nhiệm đối với người lao động; - Trách nhiệm đối với môi trường; 5 - Trách nhiệm đối với thị trường; - Trách nhiệm đối với cộng đồng. Các nấc thang thể hiện phạm vi thực hiện TNXHDN bao gồm: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Tuy nhiên, DNNVV nước ta còn một số hạn chế về tài chính, công nghệ kỹ thuật, trình độ quản lý, mức độ hội nhập, các hạn chế này trở thành rào cản đối với TNXHDN. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay khi xem xét phạm vi thực hiện TNXH của DNNVV thì trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý nên được quan tâm hàng đầu. 2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến TNXHDN được chia thành hai nhóm: Nhóm yếu tố bên trong bao gồm: Nhận thức về TNXHDN và ý thức pháp luật của lãnh đạo DN; Quy mô và năng lực tài chính và mức độ hội nhập của DN; Nhận thức của người lao động. Nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm: Hệ thống pháp luật; Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý; Nhận thức của cộng đồng; Sự tham gia của các tổ chức liên quan và cơ quan truyền thông. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ tại một số nƣớc trên thế giới Qua nghiên cứu thực tiễn về TNXHDN ở Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy: Các tổ chức xã hội, các hiệp hội, cơ quan truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn, giám sát thực hiện TNXHDN. Chính phủ các nước này đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy TNXHDN. Các hiệp hội và địa phương khác nhau đã thiết kế các bộ tiêu chuẩn về TNXHDN phù hợp với đặc thù của từng nhóm DN khác nhau. Chế độ báo cáo về TNXHND ở Trung Quốc và Nhật Bản được khuyến khích thực hiện. Chính phủ Ấn Độ đã ràng buộc TNXHDN vào luật pháp, theo đó các DN có trách nhiệm trích lợi nhuận để đóng góp vào quỹ TNXH, định kỳ phải báo cáo về chính sách, kết quả thực hiện TNXHDN. Nhờ đó, TNXHDN ở các nước này phát triển một cách rộng rãi. 2.2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam Nhìn chung, đa số doanh nghiệp ở Việt Nam chưa tự giác thực hiện TNXH, chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuế, lao động và bảo vệ môi trường. Nguyên nhân chủ yếu trước hết xuất phát từ nhận thức chưa đúng của bản thân doanh nghiệp đồng thời do hoạt động của các cơ quan quản lý, giám sát của Nhà nước, nhận thức và sự giám sát của các bên liên quan còn yếu. 6 Một số địa phương, chính quyền, cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội đã có những cách thức cụ thể nhằm tăng cường việc thực hiện TNXHDN. - Tại Thái Nguyên: Tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền lợi người lao động - Tại Quảng Ngãi: Đánh giá, phân loại, trao giải thưởng cho các doanh nghiệp thực hiện tốt TNXHDN - Tại Hà Nội: Tăng cường các biện pháp quản lý, xử lý nợ đọng thuế 2.2.3. Bài học kinh nghiệm để tăng cƣờng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam và tỉnh Vĩnh Phúc Từ thực tế ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ chúng tôi nhận thấy một số bài học kinh nghiệm từ các quốc gia này có thể áp dụng để tăng cường TNXH của DNNVV ở Việt Nam như sau: 1) Tăng cường nhận thức về TNXHDN cho doanh nghiệp và các bên liên quan như người lao động, cộng đồng dân cư. 2) Tăng cường vai trò của các hiệp hội, các tổ chức xã hội và cơ quan truyền thông trong việc hướng dẫn, giám sát TNXHDN. 3) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng sức ép cạnh tranh của DNNVV. 4) Hình thành các bộ quy tắc ứng xử về TNXHDN đối với DNNVV và cho từng ngành, áp dụng chế độ báo cáo về TNXHDN. PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý thuận lợi; gần kề với các tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua luôn đạt ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Sự tăng trưởng nhanh của kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc kéo theo số lượng DN tăng nhanh, trong đó phần lớn là các DNNVV. Tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 5.916 DNNVV đăng ký kinh doanh, trong đó số DNNVV đang hoạt động là 3.911 DN. Đa số DNNVV trên địa có quy mô siêu nhỏ (67,4%), chỉ có 2,5% DN có quy mô vừa và 30,1% là quy mô nhỏ. Cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh tính đến năm 2014 như sau: thương mại – dịch vụ 7 52,7%; xây dựng 27,8%; công nghiệp 17,3%; nông nghiệp 2,2%. DNNVV được phân bố ở tất cả các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện có khu, cụm công nghiệp hoạt động. Sự phát triển DNNVV trong những năm qua đã giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều người dân địa phương, góp phần thúc đẩy chuyển dịch về cơ cấu lao động giữa các ngành, địa phương trong tỉnh. Số lao động làm việc tại các DNNVV chiếm khoảng 60% tổng số lao động của khối DN toàn Tỉnh, đạt 83.250 người vào năm 2014 (Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, 2013). 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Khung phân tích Trình tự nghiên cứu của luận án được thể hiện qua khung phân tích 3.1: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC Lý luận và thực tiễn về TNXHDN Thực trạng TNXH của DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Nội dung TNXHDN Trách nhiệm nộp thuế Các nhân tố ảnh hưởng đến TNXHDN Trách nhiệm đối với ngƣời lao động Thực tiễn TNXHDN ở một số quốc gia Trách nhiệm đối với môi trƣờng Yếu tố ảnh hƣởng đến TNXH của DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong doanh nghiệp Yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC Hình 3.1. Khung phân tích tổng thể của luận án 3.2.2. Tiếp cận nghiên cứu Để đánh giá thực trạng thực hiện TNXH của DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các phương pháp tiếp cận nghiên cứu được áp dụng bao gồm: tiếp cận theo 8 ngành, theo quy mô doanh nghiệp, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận thể chế. 3.2.3. Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu Đối với lãnh đạo DN, người lao động và người dân: khảo sát được thực hiện tại 4 huyện/thị của Tỉnh, bao gồm thành phố Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên và huyện Vĩnh Tường. Từ các địa bàn này, tác giả chọn 92 DNNVV phân theo cơ cấu ngành nghề kinh doanh để thực hiện khảo sát lãnh đạo DN và người lao động. Tổng số lao động được khảo sát là 324 người. Số lao động được khảo sát phụ thuộc vào quy mô lao động của mỗi DN, mỗi DN chọn ngẫu nhiên từ 2 đến 10 người. Người dân tham gia khảo sát là những hộ sinh sống ở gần các DN sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường, số lượng 49 người. Đối với cán bộ quản lý nhà nước: Tác giả thực hiện khảo sát tổng số 77 người thuộc các lĩnh vực quản lý thuế, lao động, môi trường bao gồm cán bộ thuộc cơ quan quản lý cấp tỉnh và 4 huyện/thị kể trên. 3.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin Thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu bao gồm các thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, đặc điểm DNNVV của tỉnh. Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là các tài liệu được công bố chính thức của các cơ quan, ban ngành của tỉnh. Thông tin sơ cấp được thu thập bằng 3 phương pháp: khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và quan sát thực tế. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện trên 542 mẫu bao gồm: 92 lãnh đạo DNNVV, 324 người lao động, 77 cán bộ quản lý nhà nước và 49 người dân địa phương. Phương pháp phỏng vấn sâu cũng được thực hiện đối với các đối tượng trên nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Qua đó, biết được thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu và quan điểm của các bên liên quan làm cơ sở để đề xuất các giải pháp tăng cường TNXH của DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2.5. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu và phân tích Sau khi khảo sát, các phiếu hỏi sẽ được sàng lọc và xử lý bằng phần mềm SPSS sau đó kết xuất ra các bảng dữ liệu dưới dạng excel để phục vụ quá trình phân tích. Các phương pháp phân tích bao gồm: phân tổ, thống kê mô tả, so sánh để phân tích tình hình thực hiện TNXH của DNNVV theo thời gian, theo nhóm. Tác giả cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp tại 02 DN điển hình thực hiện tốt TNXH nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXHDN, khẳng định thêm cho các kết luận của nghiên cứu. 9 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Nhóm chỉ tiêu về trách nhiệm nộp thuế: Mức thuế đóng góp vào ngân sách Nhà nước; tốc độ tăng trưởng thuế; số lượng, tỷ lệ DN sai phạm trong kê khai; số DN nợ đọng thuế, mức thuế và tỷ lệ nợ đọng. - Nhóm chỉ tiêu về trách nhiệm đối với người lao động: Tỷ lệ ký hợp đồng lao động; tỷ lệ DN và người lao động tham gia BHXH; tỷ lệ nợ đọng BHXH; mức tiền lương, tiền thưởng; thời gian làm việc bình quân ngày; tỷ lệ người lao động được huấn luyện an toàn lao động, được trang bị phương tiện bảo hộ, được khám sức khỏe định kỳ. - Nhóm chỉ tiêu về trách nhiệm đối với môi trường: Số lượng, tỷ lệ DN có hồ sơ BVMT; số lượng, tỷ lệ DN thực hiện công tác giám sát môi trường định kỳ; tỷ lệ DN thực hiện đúng quy định về quản lý chất thải. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXHDN: quy mô vốn của DNNVV; quy mô và cơ cấu lao động của DNNVV; tần suất thực hiện kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 4.1.1. Trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 4.1.1.1. Tăng trưởng thuế Trong những năm gần đây, các khoản đóng góp của DNNVV trên địa bàn vào ngân sách nhà nước luôn vượt mức kế hoạch được giao từ 8-21%. Tốc độ tăng trưởng thuế của DNNVV bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17,4%/năm (Cục thuế Vĩnh Phúc, 2011-2015). Số liệu khảo sát tại 92 DN về tình hình tăng trưởng thuế trong ba năm gần đây cho thấy có 40 DN tăng trưởng từ 10-15% (chiếm 43,5%); 31 DN tăng trưởng trên 15% (chiếm 33,5%); chỉ có 6 DN có mức tăng trưởng dưới 5% (chiếm 6,5%). Tuy nhiên, tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các nhóm DN khác nhau về ngành nghề kinh dianh và quy mô lao động (bảng 4.1). 10 Bảng 4.1. Tốc độ tăng trƣởng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa xét theo ngành nghề kinh doanh và quy mô doanh nghiệp Đơn vị tính: DN, % Nhóm DN Xây dựng Thương mại - dịch vụ Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp < 10 tỷ đồng Từ 10 - 20 tỷ đồng Từ 20 - 50 tỷ đồng Từ 50 - 100 tỷ đồng Tính chung Tốc độ tăng trƣởng bình quân 3 năm (2012-2014) < 5% 5-10% 10-15% >15% SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 4 23,5 10 58,8 2 11,8 1 5,9 1 1,9 16 30,2 25 47,2 11 20,8 1 16,7 4 66,7 1 16,7 0 0,0 0 0,0 2 12,5 5 31,3 9 56,3 5 11,6 9 20,9 21 48,8 8 18,6 0 0,0 4 12,9 15 48,4 12 38,7 1 10,0 2 20,0 2 20,0 5 50,0 0 0,0 0 0,0 2 25,0 6 75,0 6 6,5 15 16,3 40 43,5 31 33,7 Xét theo ngành nghề kinh doanh, nhóm doanh nghiệp ngành công nghiệp phần lớn có tốc độ tăng trưởng thuế trên 15%, ngược lại đa số doanh nghiệp ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng thuế dưới 10%, tốc độ tăng trưởng thuế của nhóm doanh nghiệp ngành thương mại – dịch vụ có sự phân bố đều hơn. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình CNH-HĐH nhanh chóng, hoạt động của các DNNVV ngành công nghiệp có xu hướng tăng trưởng khá thể hiện qua sự tăng lên về tỷ trọng DNNVV trong cơ cấu ngành từ 14,5% vào năm 2011 lên 17,3% vào năm 2015, nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Ngành thương mại - dịch vụ có sự phát triển ổn định, tỷ trọng DNNVV ngành này tăng trưởng 4,2% trong vòng 5 năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng trưởng khá đều, đạt 14,3% năm 2013 và 18,6% năm 2014. Trong khi đó, tỷ trọng doanh nghiệp xây dựng đã giảm khá mạnh với mức giảm 7,5% trong giai đoạn 2011- 2015 (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2015). Do cắt giảm đầu tư công, tốc độ giải ngân vốn đầu tư chậm khiến cho nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng của tỉnh những năm qua phải tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành này giảm từ 36,1% vào năm 2011 xuống còn 9,6% vào năm 2014 (Cục thống kê Vĩnh Phúc, 2015) kéo theo sự giảm sút về các khoản đóng góp vào ngân sách. Nhóm doanh nghiệp ngành nông nghiệp có mức đóng góp vào ngân sách không đáng kể do tỷ trọng DNNVV ngành này chỉ chiếm 2% trong tổng số, đồng thời phần lớn các sản phẩm ngành nông nghiệp không thuộc diện chịu thuế GTGT. 11 Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa quy mô vốn của doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng thuế trong những năm qua. Điều này được lý giải rằng các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh mạnh hơn sẽ đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt kéo theo các khoản thuế phát sinh lớn hơn. 4.1.1.2. Tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào thu ngân sách Tỉnh Tỷ lệ đóng góp của khối DNNVV vào ngân sách Tỉnh mặc dù có sự gia tăng qua các năm, song tốc độ tăng còn chậm. Bình quân giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ đóng góp của DNNVV so với tổng thu nội địa chỉ đạt 4,7%; so với tổng thu từ thuế của khối doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh là 5,4% . So sánh giữa tỷ lệ đóng góp vào ngân sách và nguồn lực mà DNNVV sử dụng thì tỷ lệ đóng góp như trên được xem là chưa tương xứng. Trong khi đó, Nghị quyết số 04-NĐ/TU ngày 14/01/2013 của Tỉnh ủy đã đặt mục tiêu giai đoạn 2015 – 2020 tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của DNNVV đạt 10% - 15%. Đối chiếu với mục tiêu đặt ra tại Kế hoạch phát triển DNNVV cả nước giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 - đóng góp của DNNVV vào thu ngân sách đạt 30% và so sánh với thực tế tại một số tỉnh lân cận thì tỷ lệ đóng góp này cũng có sự chênh lệch đáng kể. 4.1.1.3. Tình hình nợ đọng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa Nợ đọng thuế của DNNVV chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ đọng thuế toàn tỉnh. Số tiền nợ đọng thuế của DNNVV cũng liên tục tăng qua các năm, từ mức gần 140 tỷ đồng vào năm 2011 lên mức 241 tỷ đồng vào năm 2015). Tốc độ tăng về số tiền thuế nợ đọng bình quân giai đoạn 2011-2015 của DNNVV là 18,4%/năm, cao hơn tốc độ tăng tổng số ghi thu của giai đoạn này (17,4%). Tỷ lệ nợ đọng so với tổng số ghi thu hàng năm của DNNVV luôn vượt quá 20%. Trong khi đó, tính chung toàn tỉnh, tỷ này luôn được duy trì dưới 5%. Theo kết quả khảo sát trong nghiên cứu này (bảng 4.2), có 76 doanh nghiệp đã từng nợ thuế trong 3 năm gần đây, chiếm 82,6%. Tỷ lệ nợ thuế của DNNVV có sự khác nhau theo ngành nghề kinh doanh, trong đó các DN công nghiệp có tỷ lệ nợ đọng thuế thấp nhất. Xét theo quy mô, trong khi nhóm DN có quy mô vốn trên 50 tỷ đồng có tỷ lệ nợ thuế là 37,5% thì nhóm DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng có tỷ lệ nợ đọng thuế lên đến hơn 93%. Điều này cho thấy năng lực tài chính của DN là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến trách nhiệm nộp thuế của DN. 12 Bảng 4.2. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa nợ thuế trong 3 năm gần đây Nhóm doanh nghiệp Xây dựng Thương mại - dịch vụ Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp Dưới 10 tỷ đồng Từ 10 đến dưới 20 tỷ đồng Từ 20 đến dưới 50 tỷ đồng Từ 50 đến dưới 100 tỷ đồng Tính chung Số DN đƣợc khảo sát 17 53 6 16 43 31 10 8 92 Số DN nợ thuế 16 46 5 9 40 26 7 3 76 Tỷ lệ DN nợ thuế (%) 94,1 86,8 83,3 56,2 93,0 83,9 70,0 37,5 82,6 4.1.1.4. Tình hình vi phạm trong kê khai thuế Tình trạng gian lận trong kê khai thuế của DNNVV trên địa bàn còn tồn tại khá phổ biến gây thất thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Từ năm 2011 đến 2013, Cục thuế tỉnh và các Chi cục thuế địa phương đã tiến hành kiểm tra đối với 1.216 doanh nghiệp tại trụ sở của người nộp thuế. Qua kiểm tra phát hiện số DN vi phạm chiếm bình quân 25,6% tổng số DN được kiểm tra hàng năm. Tổng số tiền truy thu và phạt thuế sau kiểm tra là 88,3 tỷ đồng, chiếm bình quân 5% tổng số ghi thu của khối DNNVV. Tỷ lệ số thuế truy thu và phạt có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2013, số truy thu và phạt ở mức 22,2 tỷ đồng thì đến năm 2014 đã tăng lên 29,5 tỷ đồng, tăng 32,9% và tiếp tục tăng thêm 24% vào năm 2015. Biểu hiện vi phạm được ghi nhận ở cả thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, thể hiện qua số giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng bình quân 15,3 tỷ đồng/năm và số giảm lỗ bình quân 51,9 tỷ đồng/năm. Thực trạng trên thể hiện ý thức của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm đối với nhà nước còn chưa tốt. Nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích, các doanh nghiệp có xu hướng tìm cách né tránh hoặc giảm thiểu số thuế phải nộp. Do đó, cần phải tăng cường công tác quản lý, giám sát cũng như đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự giác của người nộp thuế. 4.1.2. Trách nhiệm đối với ngƣời lao động 4.1.2.1. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa thực hiện tốt việc ký kết HĐLĐ. Trong số 324 người lao động tham gia khảo sát, chỉ có 284 người được ký 13 kết HĐLĐ, chiếm 87,7%. Trong đó có đến 44% số lao động được ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng (bảng 4.3). Bảng 4.3. Tình hình ký kết hợp đồng lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa Loại HĐLĐ HĐLĐ thời vụ dưới 3 tháng HĐLĐ thời vụ từ 3 - 12 tháng HĐLĐ từ đủ 1 năm đến 3 năm HĐLĐ không xác định thời hạn Không có HĐLĐ Cộng Số lƣợng (n=324) Tỷ lệ (%) 125 60 74 25 40 44,0 21,1 26,1 8,8 12,3 324 100 Đa số các trường hợp không được ký kết HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ thời vụ thuộc về các DN nông nghiệp có hoạt động theo mùa vụ và DN thương mại - dịch vụ có quy mô nhỏ. Nguyên nhân là do nhận thức về trách nhiệm xã hội của chủ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ còn hạn chế đồng thời các doanh nghiệp này ít chịu sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về lao động nên ý thức tuân thủ pháp luật không cao. Thực tế cho thấy, việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện đối với các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động mà chưa thực sự quan tâm đến nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ. 4.1.2.2. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội - Tỷ lệ doanh nghiệp và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội Theo số liệu từ các báo cáo của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc (2012-2015), việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động của DNNVV còn rất hạn chế. Mặc dù số DN tham gia đóng BHXH cho người lao động và số người được đóng BHXH có tăng lên hàng năm, bình quân giai đoạn 2012- 2015 tăng 6,4%/năm về số lượng doanh nghiệp tham gia; 6,7%/năm về số lao động tham gia và gần 20%/năm về tổng số ghi thu. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động làm việc tại khu vực này được tham gia BHXH lại tăng không đáng kể và tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH trong tổng số DN đang hoạt động lại có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây. Tính bình quân trong toàn tỉnh, hàng năm số DNNVV có thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động chỉ chiếm chưa đến 30%. Số lao động được đóng BHXH so với tổng số lao động làm việc tại DNNVV bình quân giai đoạn 20122015 chưa đến 20%. 14 Bảng 4.4. Tổng hợp tình hình tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa toàn tỉnh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Số DN tham gia BHXH DN 846 903 Tỷ lệ DN tham gia BHXH % 29,1 29,9 Số LĐ được tham gia BHXH LĐ 13.051 13.779 Tỷ lệ LĐ được tham gia BHXH % 17,2 19,5 Tổng số ghi thu BHXH tỷ đồng 83,5 95,1 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng BQ (%) 954 25,6 14.770 19,2 108,7 1.021 26,1 15.872 19,1 151,3 6,4 -4,5 6,7 2,2 19,8 Qua khảo sát từ 324 người lao động đang làm việc tại các DNNVV chỉ có 86 người được đóng BHXH, bằng 26,5%. Tỷ lệ lao động được tham gia BHXH có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm DN khác nhau về quy mô lao động và ngành nghề kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp có quy mô lao động càng lớn thì tỷ lệ lao động được tham gia BHXH càng cao và ngược lại. Nhóm DN ngành công nghiệp (thường sử dụng nhiều lao động – chịu sức ép lớn hơn từ phía người lao động và sự giám sát chặt chẽ hơn từ các cơ quan quản lý) có xu hướng chấp hành chế độ về BHXH tốt hơn so với các ngành còn lại. Bảng 4.5. Kết quả khảo sát ngƣời lao động về quyền lợi bảo hiểm xã hội Phân nhóm Dưới 10 lao động Từ trên 10 đến 50 lao động Từ trên 50 đến 100 lao động Từ trên 100 đến 300 lao động Tính chung Số ngƣời khảo sát 96 112 66 50 324 Số ngƣời đóng BHXH 9 16 28 33 86 Tỷ lệ đóng (%) 9,4 14,3 42,4 66,0 26,5 - Nợ đọng bảo hiểm xã hội Tình trạng nợ đọng BHXH diễn ra phổ biến ở các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây, gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người lao động. Theo số liệu của BHXH Vĩnh Phúc, số DN nợ đọng chiếm bình quân 25% trong tổng số DN tham gia BHXH. Tỷ lệ nợ đọng BHXH so với tổng số ghi thu của khối DNNVV bình quân các năm 2012- 2015 là 16,9%, trong khi đó tỷ lệ nợ đọng tính chung cho khối DN toàn Tỉnh là 6,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do 15 các doanh nghiệp nhỏ có năng lực tài chính thấp, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn - chỉ có hơn 40% DNNVV trên địa bàn tiếp cận được vốn tín dụng, lãi suất vay vốn cao dẫn đến tính trạng chiếm dụng tiền BHXH cho các mục đích khác. 4.1.2.3. Chế độ tiền lương Theo số liệu tổng hợp của Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Phúc (2014), tiền lương bình quân tháng của người lao động tại các DNNVV năm 2014 là 5,3 triệu đồng. Bình quân tăng trưởng về tiền lương giai đoạn 2011 - 2014 đạt 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng lương tối thiểu vùng hàng năm. Kết quả khảo sát người cho thấy tiền lương kể cả các khoản phụ cấp và làm thêm giờ trung bình của người lao động năm 2015 phần lớn đạt trên 4 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, có 66,7% lao động được chi trả thêm tiền trưa hoặc được phục vụ bữa ăn giữa ca tại DN. Tuy nhiên tình trạng nợ lương còn tồn tại một cách phổ biến, đặc biệt là tại các DN ngành xây dựng. Theo kết quả khảo sát, có 61,9% người lao động thỉnh thoảng bị chậm lương và 7,1% thường xuyên bị chậm lương. Bên cạnh đó, đa số các DN không quy định cụ thể về chính sách tăng lương và thời hạn tăng lương cho người lao động. 4.1.2.4. Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Tình trạng vi phạm quy định về thời gian làm việc của người lao động đang diễn ra ở phần lớn các DN, đặc biệt là các DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Nhiều DN huy động làm thêm quá số giờ quy định hoặc không trả lương cho người lao động trong thời gian làm thêm; thực hiện không đúng chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép. Có 68,5% số lao động được khảo sát có thời gian làm việc thực tế bình quân trên 8 giờ/ngày, trong đó 17,3% làm việc 10 giờ/ngày và 8,3% làm việc trên 10 giờ/ngày. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, hầu hết lao động nữ không được hưởng chế độ dành riêng cho lao động nữ theo quy định. Chỉ có 37,5% lao động nữ được giảm giờ làm việc 60 phút mỗi ngày hưởng nguyên lương trong thời gian nuôi con nhỏ. 4.1.2.5. Công tác an toàn, vệ sinh lao động Công tác an toàn vệ sinh lao động ở phần lớn các DNNVV trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mực. Theo kết quả khảo sát của nghiên cứu này, tỷ lệ người lao động được trang bị phương tiện bảo hộ chỉ chiếm 34,8%, được khám sức khỏe định kỳ là 26,5% và chỉ có hơn 14% được huấn luyện về an toàn lao động. Phần lớn số lao động được đảm bảo chế độ an toàn vệ sinh lao động thuộc doanh nghiệp công nghiệp. Ngành xây dựng mặc dù tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động rất cao song chỉ có 7,4% lao động của ngành này được huấn luyện an toàn lao động và 20,4% được trang bị phương tiện bảo hộ lao động cần thiết. 16 4.1.3. Trách nhiệm đối với môi trƣờng 4.1.3.1. Công tác đăng ký hồ sơ bảo vệ môi trường (BVMT) Việc đăng ký Cam kết BVMT ở các DNNVV trên địa bàn còn rất hạn chế. Tính đến năm 2014 mới có khoảng 33% trong tổng số DNNVV đang hoạt động có hồ sơ ban đầu trong công tác BVMT. Kết quả khảo sát tại 92 DNNVV cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên chỉ có 25 doanh nghiệp có hồ sơ BVMT, tương ứng với 27,2%. Kết quả trên một phần là do ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của DN chưa cao đồng thời do quy định về đối tượng thực hiện tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP không rõ ràng gây khó khăn trong việc vận dụng của DN. 4.1.3.2. Công tác giám sát môi trường định kỳ Công tác giám sát môi trường và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ của các DNNVV trên địa bàn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Đến năm 2014 chỉ có 6,4% số DN có hồ sơ BVMT thực hiện quy định này. Một số DN có báo cáo nhưng báo cáo không trung thực, không đầy đủ các chỉ tiêu cần giám sát. Có sự chênh lệch về tỷ lệ DN chấp hành quy định giám sát môi trường định kỳ ở các cấp quản lý khác nhau. Nhóm DN do cấp tỉnh quản lý có tỷ lệ thực hiện quy định này cao gấp 3 lần so với nhóm DN do cấp huyện quản lý. Điều này thể hiện sự ảnh hưởng quy mô doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước trong việc chấp hành pháp luật về BVMT của các doanh nghiệp. 4.1.3.3. Công tác quản lý và xử lý chất thải Thông qua các kết luận thanh tra, kiểm tra công tác BVMT của Sở TNMT từ năm 2012 đến 2014 cho thấy công tác quản lý và xử lý chất thải của DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến nay chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Phần lớn các DN không phân loại chất thải khó tiêu hủy tại nguồn, tập kết chất thải lâu ngày, bãi tập kết không có mái che gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí. Trong số 37 DN được khảo sát có phát sinh chất thải rắn công nghiệp chỉ có 19 doanh nghiệp (51,4%) ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý; 3 doanh nghiệp tự xử lý (8,1%) và 15 doanh nghiệp gom chung với rác thải sinh hoạt, chiếm 40,5%. Theo số liệu của Sở TNMT Vĩnh Phúc, đến năm 2011 toàn tỉnh có 378 cơ sở sản xuất công nghiệp không nằm trong các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, nhưng qua kiểm tra chỉ có 19 cơ sở xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Việc đầu tư công nghệ xử lý chất thải tại phần lớn cơ sở chưa bảo đảm hiệu quả xử lý, còn để xảy ra tình trạng xả nước thải vượt 17 quy chuẩn. Trong số 92 DN tham gia khảo sát có 36 DN phát sinh nước thải công nghiệp nhưng chỉ có 2 DN có hệ thống xử lý riêng; 21 DN gom chung với nước thải sinh hoạt và 13 DN xả thẳng ra môi trường không qua xử lý. Công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại ở hầu hết các DN chưa đúng quy định. Kết quả khảo sát của tác giả (bảng 4.6) cho thấy số DN thực hiện đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ rất thấp. Bảng 4.6. Công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại Nội dung Doanh nghiệp có phát thải chất thải nguy hại Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại Lập báo cáo giám sát định kỳ Được cấp phép xử lý chất thải nguy hại Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý Gom chung với chất thải thông thường Số lƣợng (DN) 19 06 02 01 07 11 Tỷ lệ (%) 100 31,6 10,5 5,3 36,8 57,9 Theo kết quả kiểm tra của Chi cục BVMT, có 72,4% DN được kiểm tra không đăng ký sổ chủ nguồn thải; 64,9% DN lưu giữ chất thải nguy hại quá thời hạn quy định; 90,8% DN không thực hiện việc dán nhãn chất thải nguy hại. 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 4.2.1. Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong doanh nghiệp 4.2.1.1. Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp - Nhận thức về trách nhiệm xã hội: Phần lớn lãnh đạo DNNVV chưa nhận thức được vai trò, sự cần thiết của việc tích hợp TNXH vào hoạt động kinh doanh. Mục tiêu chủ yếu của các doanh nghiệp trong ngắn hạn là hướng đến lợi nhuận như tăng trưởng doanh thu, hạ giá thành, mở rộng quy mô tiêu thụ…, chưa coi trọng việc hài hòa lợi ích cho các bên liên quan. - Ý thức pháp luật của một bộ phận lãnh đạo chưa cao. Nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận trong ngắn hạn, các doanh nghiệp cố tình vi phạm quy định pháp luật như trốn đóng BHXH cho người lao động, trốn đóng thuế, không thực hiện đúng các biện pháp quản lý chất thải… 4.2.1.2. Mức độ hội nhập và năng lực tài chính của doanh nghiệp - Mức độ hội nhập: Sự liên kết, hợp tác giữa các DNNVV trong tỉnh với nhau 18 cũng như sự liên kết giữa các DNNVV của tỉnh với các DN nước ngoài còn rất khiêm tốn. Thị trường tiêu thụ của các DNNVV chủ yếu là trong nội tỉnh. Điều này đã làm cản trở quá trình tiếp cận thông tin thị trường, hạn chế sự đổi mới trong tư duy kinh doanh của DN. Do hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính độc lập, nhỏ lẻ, vùng miền nên phần lớn các DNNVV trên địa bàn chưa phải chịu sức ép từ phía đối tác trong việc đảm bảo các điều kiện về sử dụng lao động, tiêu chuẩn môi trường và sự minh bạch tài chính. - Năng lực tài chính: Phần lớn các DNNVV hiện nay thuộc tình trạng thiếu vốn; chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu kinh doanh, 20% cơ bản đáp ứng. Hơn 48% DNNVV không tiếp cận được với vốn tín dụng. Khó khăn về tài chính là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng nợ đọng thuế, nợ đọng BHXH và sự cắt giảm các khoản chi của DN. 4.2.1.3. Nhận thức của người lao động Phần lớn lao động trong các DNNVV trên địa bàn là lao động phổ thông, đối tượng mà sự hiểu biết về pháp luật trong đó có pháp luật lao động còn khá hạn chế. Kết quả khảo sát đối với 324 người lao động đang làm việc tại DNNVV cho thấy, bình quân chỉ có hơn 22,3% nắm rõ về một số quy định pháp luật lao động cơ bản; 35,1% biết nhưng chưa rõ và có hơn 40% không biết hoặc biết rất ít về các quy định này. Sự thiêu hiểu biết về pháp luật dẫn đến việc người lao động không gây được sức ép đối với DN trong việc tuân thủ pháp luật lao động. 4.2.2. Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp 4.2.2.1. Chính sách pháp luật Trong giai đoạn nghiên cứu, một số chính sách pháp luật được xem là chưa hợp lý, gây bất lợi đối với quá trình chấp hành của doanh nghiệp và công tác thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước. Cơ quan BHXH không có chức năng thanh tra chuyên ngành BHXH nên hiệu quả và hiệu lực quản lý không cao. Quy định về hồ sơ BVMT theo Nghị định 29/2011/ NĐ-CP không rõ ràng đã gây nhầm lẫn cho DN và lúng túng cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. 4.2.2.2. Công tác quản lý nhà nước tại địa phương Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực lao động và bảo vệ môi trường tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Sự phân cấp trong quản lý chưa hợp lý, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến phần lớn các DNNVV không được thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lao động 19 và BVMT. Do đó, các hành vi vi phạm quy định pháp luật không được phát hiện và xử lý kịp thời, công tác xử lý vi phạm chưa quyết liệt, thiếu tính răn đe. 4.2.2.3. Sự tham gia của tổ chức công đoàn và cộng đồng dân cư Sự tham gia của tổ chức công đoàn trong việc thúc đẩy trách nhiệm đối với người lao động của DNNVV trên địa bàn còn rất hạn chế. Phần lớn các DNNVV trên địa bàn tỉnh đến nay chưa thành lập được công đoàn cơ sở do đó việc ký kết thỏa ước lao động tập thể ở các DN hầu như không được thực hiện, không tạo được sức mạnh tập thể trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào việc thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn khá mờ nhạt. Mặc dù công tác quản lý, xử lý chất thải của một số doanh nghiệp chưa được thực hiện tốt, ít nhiều gây ra ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư song phản ứng của người dân địa phương còn thiếu sự quyết liệt. Trước hết là do nhận thức của người dân về công tác BVMT còn hạn chế, đồng thời có sự nể nang do đa số chủ doanh nghiệp cũng là người dân địa phương. 4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 4.3.1. Định hƣớng, mục tiêu Việc phát triển DNNVV cần được xem xét cùng với các mục tiêu, định hướng về an sinh xã hội, phát triển bền vững. Một số mục tiêu cơ bản là: 1) Đến năm 2020, DNNVV đóng góp từ 10-15% tổng thu ngân sách của tỉnh, chống nợ đọng thuế và thất thu thuế. 2) Đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động trên địa bàn được tham gia BHXH. 3) Đến năm 2020 có 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng mới đạt yêu cầu về BVMT; các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện đang gây ô nhiễm môi trường giảm 50% so với năm 2010. 4.3.2. Các giải pháp chủ yếu 4.3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp Tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp luật cho DNNVV như tư vấn, tập huấn, tuyên truyền, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật của DN. Tạo lập các điều 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất