Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng hợp bài tập môn tài chính công...

Tài liệu Tổng hợp bài tập môn tài chính công

.DOC
8
2806
125

Mô tả:

Giải bài kiểm tra giữa giờ trên lớp. MC1 = 300.E1 (1) MC2 = 100.E2 (2) Câu a. Chính phủ quy định tổng E = E1 + E2 = 40 đơn vị. Tìm E1, E2 ? Để giảm thải hiệu quả giữa 2 Cty : MC1 = MC2 = MC => 300.E1 = 100.E2 => E2 = 3.E1 ð Thế vào p.t : E1 + E2 = 40 => E1 = 10 ; E2 = 30 Câu b. Chính phủ đánh thuế bao nhiêu để 2 công ty giảm thải hiệu quả ? Sau khi ta có E1, E2, ta thế vào (1) hoặc (2), suy ra MC1 = MC2 = MCT = 3.000 USD. Như vậy với tổng chi phí biên giảm ô nhiễm trong thị trường là 3.000 USD đồng thời đây cũng chính là mức lợi ích biên SMB mà xã hội nhận được hay mức tổn thức biên MD đã được giảm đi trong xã hội. Như vậy trên đồ thị đường SMB cũng là đường MD xuất phát từ điểm 3.000 USD và song song với trục hoành. Kết luận : Vì vậy, để đánh thuế hiệu quả giữa hai công ty, thì ta dùng thuế Pigou = MD = 3.000 USD/1 đơn vị chất thải. P MC1 MC2 MCT C MD = SMB 3000 A 0 10 30 B D 40 Q Tính các chi phí các công ty phải bỏ ra để giảm thải mức tối ưu của mình trong năm : TC1 = ∑MC1i (i : chạy từ 1 cho đến 10) = S∆OAB = 1/2 x 10 x 3000 = 15000 đô la TC2 = ∑MC2j (j : chạy từ 1 cho đến 30) = S∆OCD = 1/2 x 30 x 3000 = 45000 đô la (Vì không nhớ rõ các dữ liệu còn lại của đề bài – mỗi năm mỗi công ty thải ra bao nhiêu đơn vị chất thải, nên Long chí có thể giải đến đây, chưa tính được phần các công ty phải trả thêm số tiền thuế của mình là bao nhiêu) >>>> Nếu ra thi gặp phải bài này, xin các bạn tự tính nhé. Tks. Bài 8/trang 34 Qlt 20 A hệ số gốc = -1 15 B I1 I2 Hsg = -2 0 C 5 10 Qqa 12.5 Đặc điểm của hình trên : - Câu a : khi chính phủ chưa trợ cấp ta có đường ngân sách I1. - Câu b : khi chính phủ trợ cấp quần áo ½ giá cho đến 5 đơn vị đầu tiên, khi đó ta có đường ngân sách là đường gãy I2 có 2 đoạn AB và BC. Khi chính phủ trợ cấp quần áo ½ giá, nghĩa là từ đơn vị quần áo thứ 1 đến thứ 5 khi ta mua chỉ bỏ ra 5 đô la/sp. Từ đó ta dễ dàng nhận thấy được hệ số góc của đường AB là -1. Từ đơn vị quần áo thứ 6 trở đi chỉnh phủ không trợ cấp nữa, như vậy lúc này giá cả quần áo từ đơn vị thứ 6 = 10 đô la, từ đó ta tính được hệ số góc của đường BC là -2. Chú ý : tại điểm C có số lượng quần áo tối đa ta có thể mua là 12.5 đơn vị, bởi vì nếu theo câu a khi chính phủ chưa trợ cấp thì ta chỉ có thể mua tối đa hết toàn bộ quần áo là 10 đơn vị với 100 đô la, nhưng khi chính phủ trợ cấp 5 đơn vị đầu tiên, như vậy lúc này trợ cấp của ta tăng thêm 25 đô la và lúc này mua thêm được 2.5 đơn vị quần áo, từ đó tổng cộng tối đa mua được là 12.5 đơn vị quần áo. Bài 10/ trang 35. Thầy đã khai triển mở rộng câu hỏi của bài tập này ra như sau : 1. Theo bạn, dựa vào lý thuyết nào giữa thuyết vị lợi và thuyết Raw để ra quyết định chính sách ? 2. Từ quá khứ đến hiện nay, chính sách tái phân phối ở VN hướng theo lý thuyết nào giừa 2 lý thuyết trên? Trả lời : 1. Nhắc lại : - Hàm phúc lợi (SWF) theo thuyết vị lợi : tối đa hóa thỏa dụng khi thỏa dụng biên của các cá nhân bằng nhau. Xã hội nên tái phân phối từ người giàu đến người nghèo nếu như thỏa dụng biên của đồng đô la kế tiếp của người nghèo cao hơn người giàu. - SWF theo thuyết Raw : phúc lợi xã hội được tối đa hóa bằng việc tối đa hóa phúc lợi của người có mức sống thấp nhất trong xã hội. SWF theo thuyết Raw có tính tái phân phối hơn và chú ý đến người nghèo nhiều hơn là theo thuyết vị lợi. Vấn đề ở đây ta xem xét giữa 2 lý thuyết nào cũng có sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả, lý thuyết nào cũng tái phân phối giữa người giàu sang người nghèo. Nhưng khi chính phủ can thiệp vào thị trường, sẽ gây ra một tổn thất xã hội, như vậy ta phải xem xét lý thuyết nào đảm bảo được hiệu quả phúc lợi xã hội nhất hay tổn thất xã hội là thấp nhất. Qua 2 lý thuyết này, ta thấy thuyết Raw có độ rủi ro cao hơn. Bởi vì thuyết Raw không quan tâm đến người nộp thuế, chỉ biết đánh thuế đối với người có thu nhập, trong khi đó chỉ chú ý quan tâm đến tầng lớp người nghèo có mức sống thấp nhất, nhằm nâng mức sống của họ lên để từ đó tối đa hóa phúc lợi xã hội, nhưng liệu như vậy có làm tăng được năng suất lao động làm việc của họ lên không hay thậm chí có tác dụng ngược? Ở một mức độ nào đó trong sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng, thuyết Raw không giải quyết được vấn đề này. Bởi vì hiệu quả ở đây là năng suất, lao động của người nộp thuế, người tạo ra thu nhập cho xã hội, nhưng thuyết Raw lại không quan tâm đến mà chỉ quan tâm chủ yếu đến tầng lớp người nghèo. Hơn nữa, khi một nhà chính trị họ dùng thuyết Raw để tái phân phối, thì họ sẽ bị mất một lượng phiếu bầu từ lượng người tầng lớp trung lưu nhiều hơn tầng lớp người nghèo. Còn thuyết vị lợi, khi đánh thuế người có thu nhập cao để tái phân phối cho người nghèo, nhưng ở đây lý thuyết này đều quan tâm đến người bị đánh thuế và người được hưởng thuế để làm sao mức thỏa dụng của tất cả đều như nhau,v.v…. Chính vì những điều này nên chọn thuyết vị lợi để ra chinh sách. 2. Ở VN trong quá khứ, chính sách tái phân phối hướng theo lý thuyết Raw. Ở thời bao cấp, phân phối của nước ta dựa trên nguyên tắc là bình quân, khi tạo ra một nhược điểm là người làm ít, làm nhiều đều hưởng thu nhập như nhau, dẫn đến năng suất thấp. Từ đó khoán 10 xuất hiện, và nhà nước ta chấp nhận và khuyến khích sự làm giàu của cá nhân. Khi đó nhà nước đánh thuế những đối tượng này và đồng thời có những chính sách phúc lợi cho người nghèo. Điều này thể hiện cho thấy hiện nay nhà nước ta đã ra chinh sách theo lý thuyết vị lợi. BT 12/trang 35 : Câu a,b : Thu nhập 16000 12000 Benefit guarantee = 0 G hsg = -2 9000 hsg = -4 6000 hsg = -8 leisure/h/năm 500 2000 Chính sách trợ cấp 1 : 6000 đô la và tỷ lệ giảm trừ thu nhập = 50% Chính sách trợ cấp 2 : 9000 đô la và tỷ lệ giảm trừ thu nhập = 75% Xác định điểm G, tại đó trợ cấp = 0 giữa 2 chính sách : 6000/50% = 12000 đô la => số giờ làm việc = 12000/8 = 1500 giờ, tức là số giờ nhàn rỗi = 500. 9000/75% = 12000 đô la => số giờ làm việc = 12000/8 = 1500 giờ, tức là số giờ nhàn rỗi = 500. Tức là giữa 2 chính sách, tại G có số giờ nhàn rỗi = 500 (hay làm việc 1500 giờ) với mức thu nhập = 12000 đô la. Tại điểm này có Benefit guarantee = 0. Câu c : Nhóm người muốn có thu nhập từ khoảng (6000 , 9000) đô la : ở chính sách trợ cấp 1, nhóm người này phải đi làm thêm nhất định một số giờ nào đó, nhưng ở chinh sách trợ cấp 2, nhóm người này sẽ không phải đi làm nữa, họ chỉ ở nhà mà vẫn đạt được mục tiêu với số thu nhập mà họ mong muốn. Vì vậy chính sách 1 thay đổi theo chính sách 2 đã gây ra hiệu ứng thu nhập và làm cung lao động giảm đi Nhóm người muốn có thu nhập từ khoảng (9000 , 12000) đô la : ở chính sách 1 thì nhóm người này phải đi làm với số giờ nhiều hơn so với chính sách 2, nhưng ở chính sách 1, nhóm người đi làm thêm với một số giờ nhất định này, họ có được thu nhập/1h là 4 đô la gấp đôi số giờ làm thêm so với chính sách 2 (2 đô la/1h) (Ý nghĩa hệ số góc nói lên điều đó). Như vậy chính sách 1 thay đổi theo chính sách 2 cho thấy rõ hiệu ứng thu nhập va bên cạnh đó cũng gây ra hiệu ứng thay thế chính vì nguyên nhân vừa liệt kê. Cuối cùng 2 hiệu ứng này cũng dẫn đến là cung lao động gây ra bởi chính sách 2 giảm đi so với chinh sách 1. Nhóm người muốn có thu nhập từ 6000 đô la trở xuống : khi thay đổi chính sách 1 theo chính sách 2 thì cung lao động không đổi (nhóm người này không có bằng cấp, chuyên môn). Tóm lại từ khoảng thu nhập (6000 , 12000) đô la : cùng số giờ làm việc thì thu nhập của chính sách 1 nhỏ hơn chính sách 2. Theo khung lý thuyết phân tích trên, cho thấy một sự gia tăng thu nhập như thế sẽ làm cung lao động có xu hướng giảm đi. Nhưng điều này không nói lên mức độ phản ứng. Bởi vì mức độ phản ứng thực tế của cung lao động tùy thuộc vào sở thích của người nhận trợ cấp. Vì thế một lý thuyết không thể nói lên : Liệu rằng thay đổi chính sách thì có làm gia tăng hay giảm đi cung lao động hoặc nếu có thì là bao nhiêu? Mà để biết được chính xác về điều này ta cần phải phân tích dựa trên thực nghiệm. (ý trong câu tô đậm này rất quan trọng, nếu ra thi trúng bài này, sau khi phân tích lý thuyết, các bạn cần phải chép hết vào thì mới ăn điểm tuyệt đối của thầy được) Bài 5/ trang 82 Nội thành : SMB1 = 300 – 10Q Ngoại thành : SMB2 = 200 – 4Q SMC = 12 đô la Mức thu dọn tối ưu của từng khu vực : SMC = SMB => Q1 và Q2. Bài 6/trang 82 PMB = 240 – 2P PMC = 4P MD = 2P Tìm thuế tạo ra mức hàng hóa tối ưu ? Ngoại tác sản xuất tiêu cực => PMB = SMB Cân bằng thị trường : PMB = PMC 240 – 2P = 4P => P1 = 40 1 Q1 = 160 Ta có : SMC = PMC + MD PMC (Q) = 4P => P = Q/4 MD (Q) = 2P = > P = Q/2 SMC (P) = Q/4 + Q/2 Cân bằng của xã hội trường hợp có ngoại tác : SMC = SMB SMB (Q) = 240 -2P=> P = (240 – Q)/2 (240 – Q)/2 = Q/4 + Q/2 1 Q2 = 96 2 P2 = 72 3 MD (Q) = 2P => P = Q/2 4 Thuế pigou t = MD (P2) = Q2/2 = 48 đô la (sorry mọi người, trước đó Long hiểu lầm đã tính thuế sai theo MD – theo Q, phải tính theo P – trục tung mới đúng, bởi vì trên đồ thì đường MD ý nghĩa của nó là xuất phát từ đường P và song song với trục hoành, nghĩa là mình phải đối chiếu với đường giá cả. Hơn nữa khi đánh thuế 48 đô la, thì giả cá tăng từ 40 lên 72, nghĩa là người tiêu dung da chiu thuế là 32 đô, và 16 đô la nha san xuat ganh chịu, nghĩa là lúc này giả cả nhà sản xuất thu về 72 đô la/ đơn vị hàng hóa, nhưng họ thực sự chỉ hưởng là 24 đô la/ đơn vị hàng hóa. Chứ nếu kết quả thuế là 144 đô la thì là hoàn toàn trật lất vì như vậy nhà sản xuất thu về 72 đô la, rồi phải trả thêm 72 đô la, như vậy là tầm bậy. Tks all.) Bài 7/ trang 82 tương tự, chỉ tính thêm phần tổn thất Bài 8 trang 82 thì rất đơn giản. Bài 9/ trang 82 : PMB = 10 – X PMC = 5 đô la MD = 2 đô la Ta có : Chính phủ chưa can thiệp : PMB = PMC 10 – X = 5 => X = 5 đơn vị. Chinh phủ can thiệp tạo ra mức tối ưu : SMC = SMB SMC = PMC + MD = 7 SMB = PMB = 10 – X (do ngoại tác sản xuất tiêu cực) ð 10 – X = 7 => X = 3 Với mức ban đầu sản xuất X = 5 đơn vị, xã hội bị tổn thất. Ở mức sản xuất hiệu quả tối ưu X = 3 thì sự tổn thất này không còn. Chính phủ nên áp dụng mức thuế gigou = 2. Khi đó làm tăng thu ngân sách = 2 x 3 = 6 Bài 4/ trang 178 74/3 MBA : Q = 40 – 5P => P1 = -1/5Q + 8 (DK : Q < 40) MBB : Q = 80 – 12P => P2 = -1/12Q + 20/3 (DK : Q < 80) MBC : Q = 100 – 10P => P3 = -1/10Q + 10 (DK : Q < 100) SMC = 12 đô la 10 Suy ra : 8 SMB1 = P1 + P2 + P3 = -23/60 Q + 74/3 (Q < 40) 20/3 SMB2 = -11/60 Q + 50/3 (40 =< Q < 80) 3.9 SMB3 = -1/10 Q + 10 (80 =< Q < 100) SMB = SMC SMB 12 SMC MBC MBA MBB 1.4 33 40 80 100 Qua đồ thị suy ra : SMB1 cắt đường SMC ð -23/60 Q + 74/3 = 12 (Q < 40) ð Q* = 38/3 x 60/23 = 33 Tỷ phần giá thuế theo mô hình Lindahl mỗi người : P1 = 1.4 P2 = 3.9 P3 = 6.7 CHÚC CÁC BẠN THI THÀNH CÔNG !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất