Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt luận án-tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn qu...

Tài liệu Tóm tắt luận án-tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn quân khu 3 đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương giai đoạn hiện nay

.DOC
27
435
136

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy đối với công tác QSQP là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của các cấp ủy địa phương. Hiện nay có rất nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi phải đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ những vấn đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nói chung, của cấp ủy địa phương các cấp nói riêng đối với công tác QSQP địa phương. Nghiên cứu sinh nhận thấy, bên cạnh những thành tựu nổi bật trong công tác QSQP địa phương của các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 thời gian qua, việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác QSQP địa phương của các tỉnh ủy, thành ủy còn có những hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những hạn chế bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác QSQP địa phương của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới? Điều này luôn làm cho nghiên cứu sinh suy nghĩ, trăn trở, ấp ủ và hình thành ý tưởng nghiên cứu trong nhiều năm, đặc biệt là trong quá trình giảng dạy tại Học viện Chính trị. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án. Quá trình triển khai công trình này, nghiên cứu sinh tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài quân đội có liên quan. Đồng thời, dựa vào kết quả lãnh đạo công tác QSQP địa phương của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3, báo cáo đánh giá kết quả lãnh đạo công tác QSQP địa phương của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 3, cùng với số liệu điều tra, khảo sát về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương từ năm 2005 đến nay làm luận cứ để nghiên cứu sinh triển khai công trình nghiên cứu này. 2. Tính cấp thiết của đề tài Công tác QSQP địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD, CTND bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong điều kiện thời bình, vai trò của công tác QSQP địa phương ngày càng tăng. Để phát huy vai trò của công tác QSQP địa phương, vấn đề quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QSQP địa phương ngay từ cơ sở, từ các địa phương, tỉnh, thành phố. 2 Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương luôn được xác định là đơn vị quan trọng trong xây dựng KVPT, xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD, CTND bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tập trung chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ trên tất cả các lĩnh vực, nhằm xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng; xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và giữa Đảng với nhân dân ngay từ địa phương cơ sở. Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy đối với công tác QSQP địa phương là một đòi hỏi khách quan, cấp thiết. Quân khu 3 là địa bàn chiến lược trọng yếu trong thế trận quốc phòng của cả nước - một vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và có tiềm năng về kinh tế, bao gồm cả vùng đồng bằng, đô thị, vùng rừng núi và vùng biển, đảo. Nền QPTD, thế trận QPTD, sức mạnh của LLVT cũng như tiềm lực KVPT của các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 có liên quan chặt chẽ đến thế trận quốc phòng chung của cả nước. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế… đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực QSQP, đòi hỏi sự quan tâm và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 3, dưới sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH hội ở từng địa phương. Cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành công tác QSQP địa phương được thực hiện nghiêm túc và vận dụng một cách sáng tạo. Vai trò lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy, sự chỉ đạo, điều hành của HĐND, UBND và vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện của CQQS, ĐUQS, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đối với công tác QSQP địa phương đã có nhiều chuyển biến tiến bộ. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ QP - AN trong tình hình mới, chất lượng, hiệu quả cũng như sự chuyển biến của công tác QSQP địa phương còn có những hạn chế, bất cập: nhận thức về nhiệm vụ QSQP ở các cấp, các ngành và trong nhân dân chưa đồng đều; nội dung, phương thức lãnh đạo công tác QSQP địa phương của một số tỉnh, thành phố chưa toàn diện, chưa cụ 3 thể; ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm chưa đầy đủ; việc lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện thiếu chặt chẽ; vai trò tham mưu của CQQS, ĐUQS một số địa phương còn hạn chế; thực hiện cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành công tác QSQP địa phương còn lúng túng, chậm tổng kết, bổ sung và phát triển…. Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đặc biệt là những vấn đề nóng bỏng, bức xúc và nhạy cảm trên khu vực biển Đông, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nói chung, của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 nói riêng đối với công tác QSQP địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới là hết sức cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích: Luận giải làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương; đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ - Luận giải làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương. - Đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương. - Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương là đối tượng nghiên cứu của luận án * Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu công tác QSQP địa phương và sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương ở các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, 4 Quảng Ninh và Bộ Tư Lệnh Quân khu 3. Các tư liệu, số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2005 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận của luận án: Là hệ thống quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, về quốc phòng, an ninh và LLVT. * Cơ sở thực tiễn của luận án: Thực tiễn công tác QSQP địa phương và hoạt động lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương. * Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng phương pháp các phương pháp: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch; hệ thống - cấu trúc; lịch sử - lôgíc; khái quát hoá, trừu tượng hoá, điều tra xã hội học, so sánh, thống kê, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Những tiêu chí đánh giá sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương. - Giải pháp đổi mới, hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 3, các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 tham khảo trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện công tác QSQP địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn CTĐ,CTCT ở các học viện, nhà trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 1.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học bàn về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong lĩnh vực quân sự quốc phòng, bao gồm: cuốn sách “Sự lãnh đạo khoa học trong các lực lượng vũ trang Xô viết” của tập thể tác giả trong lĩnh vực quân sự do TS, Thiếu tướng E.Ph.Xulimốp và TS, Phó đô đốc V.V.Seliắc chủ biên [66]; cuốn “Một số vấn đề Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên xô” của Đại tướng A.A.Ê-PISÉP [137]. Các công trình trên tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: Một là, khẳng định Đảng Cộng sản lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối LLVT và sự nghiệp quốc phòng. Hai là, khẳng định vai trò lãnh đạo ngày càng tăng của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Ba là, Đảng phải có cơ chế lãnh đạo, những quy định cụ thể để cấp ủy địa phương thống nhất lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện công tác QSQP ở địa phương. Những nội dung trên đây là cơ sở hết sức quan trọng để tác giả nghiên cứu, kế thừa và làm sâu sắc hơn trong luận án. 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến nội dung, phương thức, cơ chế lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy địa phương đối với công tác quân sự quốc phòng, Bao gồm: “Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên xô”, tóm tắt lịch sử, Đại tướng A.A. Ê-PI-SEP [137]; “Công tác đảng, công tác chính trị trong các học viện, nhà trường Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thời kỳ mới, (Giáo trình Công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc), Chủ biên: Khương Tử Nghi [102]. Tác giả nhận thấy, các công trình tuy chưa đề cập một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện, song có thể khái quát trên một số vấn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất, các công trình đều nhất quán khẳng định cần quan tâm lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng; lãnh đạo xây dựng các tiềm lực; lãnh đạo xây dựng cơ quan chính trị trong LLVT và ở các CQQS tỉnh, thành phố; lãnh đạo xây dựng lực lượng DBĐV, DQTV và các nguồn cho LLVT; lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách. Thứ hai, bước đầu xác định cơ chế lãnh đạo trong công tác QSQP . Thứ ba, đưa ra những vấn đề có tính nguyên tắc trong lãnh đạo công tác QSQP. 6 2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài 2.1. Những công trình nghiên cứu về công tác QSQP địa phương. * Các công trình đã in thành sách: cuốn, Lịch sử quốc phòng quân sự địa phương, Giáo trình đào tạo cán bộ chiến dịch, chiến lược [76]; Nguyễn Tế Nhị, Nguyễn Thế Vị, Tùng Như, Cẩm nang công tác quốc phòng - an ninh dành cho cán bộ lãnh đạo các cấp [103]; Học viện Chính trị Quốc gia, Một số vấn đề về quốc phòng, an ninh và đối ngoại [69]; Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng, Cơ chế quản lý của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với lĩnh vực quân sự quốc phòng [168]; ĐUQS Trung ương, Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Bộ Quốc phòng [65]. Những công trình trên đây đã nghiên cứu, phân tích, luận giải một cách có hệ thống quan điểm, tư tưởng của Đảng về QSQP; về xây dựng nền QPTD, thế trận CTND trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tập trung trên những vấn đề cụ thể sau: Khẳng định tính tất yếu khách quan và vai trò của công tác QSQP trong giai đoạn cách mạng mới; khái quát thành hệ thống nội dung công tác QSQP của Đảng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là sau gần 30 năm đổi mới xây dựng đất nước, bao gồm: xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, phương châm chỉ đạo công tác QSQP, xây dựng nền QPTD, thế trận CTND, xây dựng LLVT nhân dân; các chiến lược, sách lược về QSQP; xây dựng con người và tổ chức tham gia hoạt động QSQP; xây dựng KVPT; công tác giáo dục quốc phòng cho các tầng lớp nhân dân; xây dựng các tổ chức làm kinh tế của quân đội gắn với chiến lược QSQP ở các vùng, địa bàn trọng điểm; nghiên cứu khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự; rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu và những bài tập tình huống sát thực tế trong thực hiện công tác QSQP. * Các bài báo khoa học đề cập đến công tác QSQP địa phương có: Phạm Văn Trà, Nhìn lại 20 năm đổi mới tư duy về nhiệm vụ quân sự quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới[160]; Lê Minh Vụ, Tư duy mới về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [169]; Phạm Ngọc Hùng, Những phát triển về nhận thức xây dựng tiềm lực và sức mạnh quốc phòng từ Cương lĩnh 1991 đến nay [86]; Hoàng Xuân Lâm, Cương lĩnh 1991 với việc gắn kết quốc phòng - an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [93]; Vũ Quốc Hùng, Cương lĩnh 7 1991 với việc phát triển đường lối, nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc [87]... Dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, song đều tập trung làm rõ những vấn đề cụ thể như: Tư duy mới của Đảng về nhiệm vụ QSQP, về xây dựng nền QPTD, thế trận CTND nhân dân; về sức mạnh QSQP bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; đánh giá khái quát những ưu điểm, thành tựu và những khuyết điểm hạn chế trong công tác quân sự quốc phòng thời gian vừa qua; đề xuất các chủ trương biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác QSQP trong tình hình mới. 2.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng CQQS địa phương; ĐUQS địa phương; cơ quan chính trị quân sự địa phương, gồm: Bộ Quốc phòng, Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ quan chính trị quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới [31]; Bùi Đình Phái, Cơ quan quân sự tỉnh Hoà Bình phát huy vai trò nòng cốt trong công tác quân sự quốc phòng địa phương [104]; Đỗ Đình Lượng, Xây dựng Đảng ủy quân sự địa phương cấp huyện vững mạnh ở tỉnh Hải Dương hiện nay [99]... Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ: vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ công tác của ĐUQS, CQQS và cơ quan chính trị quân sự địa phương trong thực hiện công tác QSQP địa phương; đưa ra những yêu cầu cụ thể nhằm xây dựng ĐUQS, CQQS và cơ quan chính trị quân sự địa phương vững mạnh, đủ sức làm tham mưu cho cấp uỷ địa phương trong công tác QSQP địa phương; đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng ĐUQS, CQQS và cơ quan chính trị quân sự địa phương vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm trong tình hình mới. 2.3. Những công trình nghiên cứu bàn về sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QSQP địa phương Những công trình bàn về sự lãnh đạo của Đảng, cấp uỷ các cấp đối với công tác QSQP địa phương, tiêu biểu là: Tổng cục Chính trị, Đảng lãnh đạo công tác quân sự quốc phòng địa phương trong tình hình mới [157]; Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng, Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực quân sự quốc phòng [167]; Xã luận, Sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định bản chất cách mạng và sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta [171]; Nguyễn Bá Dương, Sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang cách mạng [52]; Dương Đình Sơn, Bài học về sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội [139]; Nguyễn Văn 8 Vượng, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quân sự quốc phòng ở Thái nguyên [170]. Nhóm các công trình này nghiên cứu tập trung vào: Khẳng định tính tất yếu khách quan và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực QSQP; đề cập một cách có hệ thống nội dung lãnh đạo của Đảng, cấp uỷ các cấp đối với công tác quân sự quốc phòng địa phương; đưa ra quan niệm và vai trò của phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực quân sự, quốc phòng; chỉ rõ đặc điểm, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực QSQP; xác lập những vấn đề có tính nguyên tắc trong thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực QSQP; xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ công tác của các thành phần trong cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực QSQP. 2.4. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến công tác QSQP địa phương và sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, thành uỷ đối với công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3, gồm: Quân khu 3, Lịch sử Đảng bộ Quân khu 3, Tập I, II, III [128, 129, 130]; Quân khu 3, Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 3 [117]; Bùi Thế Lực, Hai mươi năm đổi mới công tác xây dựng lực lượng vũ trang địa phương ở Quân khu 3 [98]; Nguyễn Văn Lân, Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh trên vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc [102]; Phạm Quang Hợi, Quân khu 3 tăng cường xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc [85]; Phạm Hồng Hương, Quân khu 3 tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang [88]; Hoàng Kỳ, Công tác quân sự quốc phòng địa phương tỉnh Hoà Bình góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh và Quân khu 3 trong thời kỳ mới, Xây dựng nền QPTD dân tỉnh Hoà Bình trong thời kỳ đổi mới [92]; Hoàng Văn Hon, Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ đảng với nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương, xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh Hoà Bình vững mạnh trong thời kỳ mới, Xây dựng nền QPTD tỉnh Hoà Bình trong thời kỳ đổi mới [78]; Bùi Thế Lực, Nâng cao hiệu lực lãnh đạo của cấp uỷ đảng, quản lý điều hành của chính quyền, năng lực làm tham mưu của cơ quan quân sự đối 9 với nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương tỉnh Hoà Bình [98]; Lê Văn Hải, Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương đối với công tác quân sự quốc phòng [67]…. Các công trình trên đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản sau đây: Khẳng định vị trí chiến lược của các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3; xác định nội dung cốt lõi của công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3; bước đầu làm rõ cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành công tác QSQP ở các tỉnh, thành phố và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác QSQP địa phương. 3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố - Các công trình đã góp phần khái quát, phân tích, luận giải một số vấn đề cơ bản về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo địa phương và công tác QSQP địa phương - Chỉ ra nội dung, nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố. - Nhiều công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo công tác QSQP ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước, đặc biệt là những hạn chế, thiếu sót trong vận hành cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành công tác QSQP địa phương. 4. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết - Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3; Về tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3; Về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy đối với công tác QSQP địa phương. - Phân tích làm rõ đặc điểm, vai trò công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3; Nhiệm vụ, nội dung, phương thức, cơ chế lãnh đạo công tác QSQP địa phương của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng; chỉ rõ những nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác QSQP địa phương của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 trong thời gian vừa qua. - Dự báo những yếu tố tác động, luận án đề xuất những yêu cầu và giải pháp cơ bản tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy 10 đối với công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 giai đoạn hiện nay. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3 ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Địa bàn Quân khu 3 và công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 1.1.1. Khái quát về địa bàn Quân khu 3 - Về địa lý - dân cư: Tại thời điểm hiện nay, địa bàn Quân khu 3 gồm 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên: Diện tích khoảng 20.314.73 km2; dân số 12.570.772 người; có 94 quận, huyện, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh), trong đó có 3 huyện biên giới, 19 huyện ven biển và 4 huyện đảo; có 1.821 xã, phường, thị trấn, trong đó có 16 xã biên giới 123 xã ven biển, 368 xã miền núi và 33 xã đảo [Phụ lục 1]. Có 132.8 km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, 3 cửa khẩu trên bộ, trong đó có một cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh); 425 km bờ biển, trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ, với 3 cửa khẩu quốc tế cảng biển thông thương trong nước và quốc tế. - Về kinh tế: Đây là vùng đất đai màu mỡ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp với hơn 56% diện tích là đất nông nghiệp. Địa bàn Quân khu 3 là khu vực giàu về tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, có giá trị kinh tế cao như: Than ở Quảng Ninh; các mỏ đá ở Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng; sét cao lanh ở Hải Dương; than nâu ở Hưng Yên; mỏ khí đốt ở Thái Bình… Đặc biệt Quân khu 3 có vùng bở biển dài với các cảng biển lớn như: cảng Hải Phòng; cảng Cái Lân; cảng Diêm Điền, cảng Ninh Cơ… Đây là tiềm năng và thế mạnh để các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản, giao thông và du lịch). - Về chính trị - xã hội: Trong suốt các cuộc chiến tranh giữ nước và giải phóng đất nước, các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 ngày nay đã hình thành mối quan hệ gắn bó với thủ đô Hà Nội, căn cứ địa Việt Bắc, khu Tây Bắc, khu vực phía Nam và thường là nơi đứng chân của cơ quan đầu não - đại bản doanh của các cuộc kháng chiến chống xâm lược. Nhân dân các dân tộc ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 và các vùng phụ cận cố kết nhau lại thành một khối vững 12 chắc, chống lại kẻ thù trên tất cả các lĩnh vực. Nằm trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, nhân dân các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 đã xây dựng được những truyền thống quý báu. - Về văn hóa: Ngoài người Việt chiếm tỷ lệ dân số đông, còn có nhiều dân tộc anh em khác cùng sinh sống như người Mường, người Dao, người Hoa… Về tín ngưỡng tôn giáo, ngoài đạo Lão, đạo Nho, chủ yếu là đạo Phật thâm nhập vào các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 từ rất sớm. Đến giữa thế kỷ XVI, đạo Thiên Chúa bám rễ vào vùng duyên hải, từ đó phát triển rộng khắp vùng đồng bằng sông Hồng, tập trung nhất ở các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam. Ngoài Phật giáo và Thiên Chúa giáo là hai tôn giáo chính, trên địa bàn Quân khu 3 còn có đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài. - Về quốc phòng - an ninh: Các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 có vị trí ý nghĩa cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược, nằm trong hệ thống các quân khu của cả nước, tạo nên hệ thống phòng thủ liên hoàn, có mối quan hệ tương hỗ với các các quân khu khác, đặc biệt là với các quân khu liền kề như: Quân khu 1, Quân khu 2, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Quân khu 4. Giữ vững đồng bằng Sông Hồng nói chung, các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 nói riêng là giữ kho người, kho của, giữ vùng hậu phương chiến lược để tiến hành CTND, đảm bảo nhu cầu tại chỗ, đồng thời chi viện cho các khu vực khác. 1.1.2. Công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 * Quan niệm về công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 Công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 là một bộ phận trong công tác QSQP của Đảng, Nhà nước; là mặt công tác trọng yếu của cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu; bao gồm tổng thể các hoạt động về tư tưởng, tổ chức, chính sách, hành chính, kinh tế, luật pháp để tổ chức huy động sức mạnh của địa phương trong xây dựng nền QPTD, xây dựng LLVT nhân dân; xây dựng và tích trữ tiềm lực quốc phòng; xử lý các tình huống về quốc phòng nhằm thực hiện bảo vệ địa phương và giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc của cả nước. Quan niệm trên chỉ ra: - Mục đích của công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3. 13 - Nhiệm vụ công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3. - Chủ thể lãnh đạo, quản lý điều hành - Lực lượng tham gia * Vị trí vai trò của công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 Một là, công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 thể hiện cụ thể, sinh động đường lối, quan điểm QPTD, CTND của Đảng và Nhà nước ta. Hai là, công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 có vai trò gắn kết, tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Ba là, công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 góp phần xây dựng hậu phương chiến lược đảm bảo cho đất nước khi có tình huống xảy ra. Bốn là, công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 còn có vai trò quan trọng trong việc chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu mới của cuộc chiến tranh. * Đặc điểm công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 Thứ nhất, công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 tiến hành trong điều kiện địa lý quân sự đa dạng, phức tạp. Thứ hai, công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 có sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng. Thứ ba, các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 là nơi hội tụ các giá trị văn hóa của dân tộc Thứ tư, tiến hành công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 gắn với sự phát triển không đồng đều về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh giữa các địa phương 1.2. Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương 1.2.1. Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, chế độ làm việc và phương pháp công tác của các tỉnh uỷ, thành uỷ trên địa bàn Quân khu 3 * Về cơ cấu tổ chức của tỉnh ủy, thành ủy 14 * Về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ công tác, chế độ làm việc và phương pháp công tác của tỉnh uỷ, thành uỷ 1.2.2. Quan niệm về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác quân sự quốc phòng địa phương * Quan niệm: Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương là tổng thể những chủ trương, biện pháp, cách thức mà các tỉnh ủy, thành ủy sử dụng tác động vào các tổ chức, các lực lượng ở địa phương nhằm xây dựng nền QPTD, thế trận CTND, xây dựng LLVT nhân dân vững mạnh; đảm bảo cho công tác QSQP địa phương được thực hiện theo đúng quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và đạt được mục tiêu lãnh đạo. Quan niệm trên chỉ ra: * Mục đích sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy: * Nội dung lãnh đạo công tác QSQP địa phương của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương. * Phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy đối với công tác QSQP địa phương * Cơ chế lãnh đạo của các tỉnh uỷ, thành uỷ đối với công tác QSQP địa phương 1.2.3. Vai trò lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 Thứ nhất, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy đảm bảo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp, luật của Nhà nước; Nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 3 về công tác QSQP được quán triệt và thực hiện tốt ở các tỉnh, thành phố. Thứ hai, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 trực tiếp định hướng nhận thức chính trị của hệ thống chính trị, LLVT và các tầng lớp nhân dân về công tác QSQP địa phương. Thứ ba, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 trực tiếp xây dựng ĐUQS, CQQS, LLVT địa phương TSVM đủ sức làm tham mưu cho các tỉnh, thành phố trong công tác QSQP địa phương. 15 Thứ tư, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 trực tiếp góp phần trong xây dựng KVPT tỉnh, thành phố vững chắc. 1.2.4. Tiêu chí đánh giá sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương Một là, nhóm tiêu chí đánh giá nhận thức, trách nhiệm của các tỉnh ủy, thành ủy đối với công tác QSQP địa phương. Hai là, nhóm tiêu chí đánh giá nội dung lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương. Ba là, nhóm tiêu chí đánh giá về phương thức, cơ chế lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy đối với công tác QSQP địa phương. Bốn là, nhóm tiêu chí đánh giá kết quả lãnh đạo công tác QSQP địa phương góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở từng địa phương. Kết luận chương 1 Công tác QSQP địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD, CTND bảo vệ Tổ quốc XHCN. Quân khu 3 là một địa bàn chiến lược trọng yếu trong thế trận quốc phòng của cả nước - một vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và có tiềm năng, thế mạnh trên tất cả các lĩnh vực Nền QPTD, thế trận QPTD, sức mạnh của LLVT cũng như tiềm lực KVPT của các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 có liên quan chặt chẽ đến thế trận quốc phòng chung của cả nước. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế…đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực QSQP đòi hỏi sự quan tâm và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với lĩnh vực này. Tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ các khâu, các bước, của tất cả các tổ chức, các lực lượng. Trong đó cần nắm chắc đặc điểm, vị trí vai trò công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu. Nắm chắc nội dung, phương thức lãnh đạo, quản lý điều hành công tác QSQP địa phương, đặc biệt là những tiêu chí đánh sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn quân khu 16 3 đối với công tác QSQP địa phương để từ đó có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác QSQP địa phương đáp yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 17 Chương 2 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3 ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUÂN SỰ QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG 2.1. Thực trạng lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương 2.1.1. Những ưu điểm, thành tựu Một là, các tỉnh ủy, thành ủy thường xuyên quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng, của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 3 về nhiệm vụ QSQP địa phương, tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác QSQP địa phương. Hai là, nội dung lãnh đạo công tác QSQP địa phương được triển khai một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Ba là, phương thức, cơ chế lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy đối với công tác QSQP địa phương luôn có sự đổi mới và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo công tác QSQP địa phương trong tình hình mới. Bốn là, kết quả lãnh đạo công tác QSQP địa phương đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị và phát triển KT - XH ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 2.1.2 Những hạn chế, khuyết điểm Một là, nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban, ngành đoàn thể địa phương về nhiệm vụ quốc phòng và công tác QSQP địa phương chưa đầy đủ, còn có những hạn chế, bất cập. Hai là, chất lượng lãnh đạo một số nội dung của công tác QSQP địa phương có chuyển biến tiến bộ, song chưa thật sự vững chắc Ba là, phương thức, cơ chế lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương có sự đổi mới và ngày càng hoàn thiện song chưa thực sự đáp ứng đặc điểm, tính chất và yêu cầu cao của nhiệm vụ QSQP địa phương. 2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương 2.2.1 Nguyên nhân của những ưu điểm, thành tựu 18 Một là, sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, QUTW, Bộ Quốc phòng, mà thường xuyên, trực tiếp của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 3; sự phối kết hợp chặt chẽ có hiệu quả của các cơ quan chức năng Quân khu 3 là nguyên nhân cơ bản, quyết định những thành tựu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3. Hai là, những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước cùng với sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội mà quân và dân các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 đạt được trong thời gian vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo công tác QSQP địa phương. Ba là, các tỉnh ủy, thành ủy thường xuyên bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 3 về nhiệm vụ quốc phòng và công tác QSQP địa phương; nội bộ luôn đoàn kết thống nhất, kiên định vững vàng, tích cực, chủ động và luôn có sự đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác QSQP địa phương Bốn là, sự tích cực, chủ động trong tham mưu trúng, đúng, kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác QSQP địa phương của các ban, ngành, đoàn thể địa phương, đặc biệt là ĐUQS, CQQS các tỉnh, thành phố là nguyên nhân trực tiếp Năm là, sự đoàn kết thống nhất và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của các LLVT địa phương; sự đồng thuận, tin tưởng của các tầng lớp nhân dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3. 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm Thứ nhất, nhận thức, trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ trì cấp cơ sở đối với công tác QSQP địa phương có lúc chưa theo kịp sự phát triển của tình hình. Thứ hai, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của một số cấp uỷ, chính quyền địa phương còn có những hạn chế; vai trò tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện công tác QSQP ở một số địa phương chưa thực sự được phát huy hiệu quả. Thứ ba, công tác tuyên truyền, giáo dục về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới ở một số địa phương cơ sở chưa được tiến hành thường xuyên, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Thứ tư, sự phối hợp thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện giữa các cơ quan chức năng 19 của Quân khu với các ban, ngành, đoàn thể, ĐUQS, CQQS các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 có lúc, có việc chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Thứ năm, mặt trái nền kinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương 2.2.3. Một số kinh nghiệm lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương Một là, luôn quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của QUTW, Bộ Quốc phòng, phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 3, bám sát tình hình thực tiễn của địa phương, đề ra chủ trương biện pháp lãnh đạo công tác QSQP địa phương một cách sát, đúng Hai là, chăm lo xây dựng sự đoàn kết thống nhất, giải quyết tốt mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý điều hành công tác QSQP địa phương ở các tỉnh, thành phố. Ba là, coi trọng xây dựng, nâng cao chất lượng toàn diện ĐUQS, CQQS các tỉnh thành phố làm tốt chức năng tham mưu cho tỉnh ủy, thành ủy, lãnh đạo, chỉ đạo công tác QSQP địa phương Bốn là, coi trọng xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi công tác QSQP ở các địa phương Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy tổ chức đảng và các cơ quan chức năng trong thực hiện công tác QSQP địa phương Kết luận chương 2 Trong những năm qua, công tác QSQP địa phương đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 3 và đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào việc phát triển KT - XH, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng ở các địa phương. Tuy nhiên, nhận thức về vị trí, vai trò công tác QSQP địa phương của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thực sự đầy đủ, nội dung và kết quả lãnh đạo thực hiện công tác QSQP địa phương còn có mặt hạn chế, phương thức, cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trên địa bàn Quân khu 3. 20 Thực trạng lãnh đạo công tác QSQP địa phương của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 là kết quả của những nguyên nhân khách quan, chủ quan. Trong đó nguyên nhân chủ quan thuộc về nhận thức trách nhiệm của các tỉnh ủy, thành ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành thành phố; vai trò tham mưu, đề xuất của các cơ quan chức năng, CQQS, ĐUQS các cấp; ý thức, trách nhiệm của LLVT địa phương với vai trò nòng cốt trong thực hiện công tác QSQP địa phương. Từ thực trạng và nguyên nhân, bước đầu rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác QSQP địa phương của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3. Chương 3 YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3 ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương giai đoạn hiện nay 3.1.1. Những yếu tố tác động của tình hình nhiệm vụ đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương và sự lãnh đạo của tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương Một là, tác động của tình hình thế giới và khu vực đến nhiệm vụ QP - AN và công tác QSQP địa phương, đòi hỏi tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương Hai là, tác động của tình hình trong nước đến sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn Quân khu 3 đối với công tác QSQP địa phương Ba là, sự phát triển mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ QSQP địa phương đòi hỏi tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương đối với công tác QSQP địa phương trên địa bàn Quân khu 3.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất