Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề của tổ toán trường thpt quảng xươ...

Tài liệu Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề của tổ toán trường thpt quảng xương 1

.PDF
21
79
112

Mô tả:

MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2 3 3 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận 2.1. 1.Quy trình biên soạn đề kiểm tra 2.1.2. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan 2.1.3. Nhiệm vụ , vai trò của Tổ trưởng chuyên môn và tổ chuyên môn 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Các giải pháp tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề của tổ toán tại trường THPT Quảng Xương I. 2.3.1. Cách tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề theo lối cũ. 2.3.2. Điều kiện thực hiện tốt sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề 2.3.3. Nội dung – cách thức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3. 1. Kết luận 3.2. Kiến nghị 4 4 4 5 5 6 6 7 8 15 19 20 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của việc đẩy mạnh công tác sinh hoạt chuyên đề chuyên môn trong tổ / nhóm chuyên môn là hướng tới việc hình thành một đội ngũ giáo viên có khả năng tự học, tự bồi dưỡng , sáng tạo , biết chia sẽ và hợp tác là tấm gương trong việc rèn đức luyện tài. Trong nhiều năm qua công tác sinh hoạt chuyên đề ở tổ toán trường THPT Quảng Xương I đã được tổ chức thực hiện và duy trì thường xuyên giúp cho giáo viên nâng cao được trình độ tác nghiệp của bản thân, hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, xây dựng môi trường học tập và tự học . Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Là một giáo viên trong nhà trường, trực tiếp đứng trên bục giảng, đồng thời là tổ trưởng chuyên môn tổ toán trường THPT Quảng Xương I. Tôi nhận thấy rằng việc sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề vẫn còn những tồn tại hạn chế sau: - Các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn còn mang nặng về hành chính : Phần nhiều tập trung vào việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, phổ biến các kế hoạch , kiểm điểm thi đua ,góp ý giờ dạy.... Nội dung sinh hoạt chuyên đề chiếm tỉ lệ thấp trong nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. - Việc xác định nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa thật sát với những vấn đề giáo viên còn khó khăn hạn chế trong thực tế giảng dạy hiện nay như: Vấn đề khai thác sử dụng SGK trong dạy học, vấn đề cải tiến và đổi mới các phương pháp và kỉ thuật dạy học sao cho có hiệu quả, vấn đề dạy học tích hợp- xây dựng và dạy học các chủ đề liên môn, kiểm tra đánh giá học sinh,ứng dụng CNTT vào dạy học.... - Hình thức sinh hoạt chuyên đề còn đơn điệu, nội dung này thường được giao cho các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt tự mình xây dựng thành các báo cáo chuyên đề hay sáng kiến kinh nghiệm sau đó báo cáo tại tổ chuyên môn.Việc làm trên mang tính đơn lẻ gói gọn trong tổ chuyên môn, chưa có tính tập thể lan tỏa trong nhà trường , chưa phát huy hết khả năng năng lực của tất cả các đồng chí trong tổ dẫn đến nhiều giáo viên thờ ơ thụ động . - Chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên đề chưa cao, các chuyên đề sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về nghiên cứu lí thuyết , thiếu nội dung đánh giá triển khai áp dụng vào thực tế giảng dạy trên các lớp học của các đc giáo viên . Vì vậy trong những năm học gần đây, tôi luôn trăn trở là làm thế nào để sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề đạt hiệu quả cao nhất , thiết thực nhất đối tất cả các đồng chí giáo viên trong tổ và sản phẩm của sinh hoạt chuyên môn phải được áp dụng ngay trên lớp mình dạy và đặc biệt đáp ứng được chủ trương đổi mới 2 phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của BGD&ĐT mà các SGD&ĐT cũng như các trường học đã đang triển khai và thực hiện. Từ những trải nghiệm và kết quả đạt được trong sinh hoạt chuyên đề của tổ chuyên môn tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “ Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề của tổ Toán trường THPT Quảng Xương I” 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài ra đời nhằm tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề của tổ toán trường THPT Quảng Xương I , qua đó giúp tổ và các đồng chí giáo viên trong tổ : - Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập, chia sẻ, trao đổi thông tin tạo động lực làm việc cho giáo viên, phát huy vai trò tự chủ của giáo viên trong chuyên môn. - Phát huy tối đa năng lực, vai trò của mỗi giáo viên trong tổ; tăng cường khả năng làm việc nhóm và sự hợp tác của các giáo viên trong tổ. - Tăng cường quá trình tự học, tự bồi dưỡng; động viên, khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Đặc biệt coi trọng và đề cao những năng lực riêng biệt của giáo viên trong giảng dạy, giáo dục. - Đáp ứng với hình thức thi trắc nghiệm môn toán của BGD&ĐT từ năm học 2016-2017 . - Nâng cao chất lượng bộ môn Toán nói riêng và góp phần năng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Quảng Xương I. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các chuyên đề ôn thi THPTQG . Tổ Toán trường THPT Quảng Xương I . - Thời gian nghiên cứu : Ba năm học 2016-2017, 2017-2018 và 2018-2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. + Nghiên cứu tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn cấp trung học phổ thông. + Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học. + Nghiên cứu tài liệu hội thảo –tập huấn đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh. + Nghiên cứu tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra và câu hỏi kiểm tra đánh giá. + Nghiên cứu điều lệ trường trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội quy của trường THPT Quảng Xương I… Một số tài liệu tham khảo khác trên Internet… 3 + Sử dụng phương pháp điều tra; phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, xử lý số liệu… 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Quy trình biên soạn đề kiểm tra [1] ( Công văn số 8773 /BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 cảu BGDĐT về việc hướng dẫn soạn đề kiểm tra với các câu hỏi TNKQ) Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra . Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra ( Tự luận, trắc nghiệm, cả tự luận và trắc nghiệm) Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra ) B1: Liệt kê các chủ đề B2: Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy B3: Quyết định phân bố tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề B4: Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra B5: Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ % B6: Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng B7: tính tổng số điểm và số câu hỏi cho mỗi cột B8:Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột B9: Đánh giá lại ma trận và chỉnh sữa nếu cần thiết Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra 2.1.2 Kỉ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan[1] 1. Giới thiệu chung về TNKQ Các loại câu hỏi TNKQ: - Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. - Trắc nghiệm Đúng ,Sai - Trắc nghiệm điền khuyết - Trắc nghiệm ghép đôi 2. Quy trình biên soạn câu hỏi TNKQ 3. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn – xây dựng phương án nhiễu. 4 2.1.3. Nhiệm vụ , vai trò của Tổ trưởng chuyên môn và tổ chuyên môn [2]. -Tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng đội ngũ GV đầu đàn về đổi mới hoạt động giáo dục; chuẩn bị các chuyên đề ,các hoạt động, sinh hoạt ngoại khóa ...phục vụ đổi mới hoạt động giáo dục... -Các tổ chuyên môn phải thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng,tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú,thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp... 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Thuận lợi - Bộ giáo dục và đào tạo , Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, cho cán bộ quản lý, giáo viên về kỉ thuật xây dựng ma trận và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm- phương án nhiễu và kỉ thuật đảo đề thi. - Trường THPT Quảng Xương I đã thực hiện việc yêu cầu mỗi giáo viên phải xây dựng một ma trận đề kiểm tra và biên soạn đề kiểm tra ứng với ma trận đó. - Các đồng chí giáo viên tổ Toán đều thành thạo kỉ năng xây dựng ma trận, kỉ năng biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan, kỉ năng đảo đề thi trắc TNKQ. - Đội ngũ giáo viên tổ Toán đông ( 15 đồng chí) , trẻ nhiệt huyết và say mê chuyên môn. 2.2.2. Khó khăn - Các chuyên đề tổ Toán thực hiện trước đó được xây dựng trên ma trận các câu hỏi tự luận. Nó phù hợp với cách thức thi THPTQG tự luận của BGD&ĐT kề từ năm học 2015-2016 về trước. Việc thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm từ năm học 2016-2017 cũng ít nhiều gây bỡ ngỡ cho các đc giáo viên ở bước đầu tiếp cận. - Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề trước khi thực hiện đề tài này(từ năm học 2015-2016 về trước ) hầu như chỉ giao cho một người làm thường là các đc làm sáng kiến kinh nghiệm Bảng số liệu các chuyên đề tự luân thực hiện từ trước năm học 2016-2017 Năm học Tên chuyên đề Người thực hiện 2014-2015 1. Phát triển tư duy cho HS thông qua các Trịnh Thu Huyền bài toán về tỉ số thể tích 2. Khắc phục sai lầm cho HS khối 10 khi Trương Thị Hương giải một số phương trình vô tỉ 3. Sử dụng tính đơn điệu của hàm sô để Ngô Văn Sơn giải phương trình,bpt và hệ phương trình 5 4. Một số bài toán tìm điều kiện để hàm Nguyễn Hữu Long số đơn điệu , đạt cực trị trên khoảng không chứa 0 2015-2016 1. Phát triển tư duy cho HS thông qua bài NguyễnThanh Bình toán ứng dụng tích phân để tính diện tích hình phẳng 2. Giải hệ phương trình bằng cách xét Trần Văn Nam hàm độc lập 3. Phương pháp tách biến để tìm giá trị Ngô Văn Sơn lớn nhất nhỏ nhất của biểu thức nhiều biến. 4. Giải các bài toán hình học không gian Lê Thu Lý. bằng phương pháp tọa độ hóa 2. 3. Các giải pháp tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề của tổ toán tại trường THPT Quảng Xương I. Nội dung sinh hoạt chuyên đề , hình thức và quy mô sinh hoạt chuyên đề được lựa chọn đa dạng và xuất phát từ các vấn đề trong thực tế giảng dạy. Tuy nhiên, trong sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi chỉ đề cập đến việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề : “ Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo chuyên đề” 2.3.1. Cách tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề theo lối cũ. Cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo lối cũ diễn ra theo trình tự sau đây: - Đầu năm học tổ trưởng yêu cầu các thành viên trong tổ đăng kí báo cáo một chuyên đề mà mình tâm huyết trước tổ. Nếu không có ai đăng kí hoặc số đăng kí ít lúc đó tổ trưởng động viên và chỉ định các đồng chí có chuyên môn tốt và nhiều kinh nghiệm tham gia báo cáo. Đôi khi tổ trưởng là người gương mẫu làm trước. - Tổ trưởng thống nhất với các đồng chí báo cáo về thời gian chuẩn bị và thời điểm báo cáo trước tổ. - Tại buổi họp tổ , báo cáo viên trình bày nội dung báo cáo chuyên đề của mình trước tổ. Tổ thảo luận và đóng góp ý kiến cho báo cáo. Tổ trưởng thống nhất ý kiến của các thành viên trong tổ và yêu cầu báo cáo viên hoàn chỉnh báo cáo để làm nguồn tài liệu tham khảo chung cho tổ .Việc triển khai sản phẩm trên các lớp học tùy theo nhu cầu cần thiết của các tổ viên. Như vậy hạn chế của cách sinh hoạt chuyên đề theo lối cũ ở trên đó là : Thiếu tính chuyên nghiệp, mang tính thời vụ chộp giật, các thành viên trong tổ hay ỷ lại 6 không chịu vận động đổi mới, không phát huy được sức mạnh tập thể , thiếu sự chia sẽ hợp tác. Hệ thống chuyên đề rời rạc mà cơ bản việc triển khai trên các lớp học chưa được quản lí và quan tâm đúng mức..... 2.3.2. Điều kiện thực hiện tốt sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề Đổi mới điều hành của TTCM trong một buổi sinh hoạt chuyên môn: Tập hợp được sự ủng hộ đồng thuận của anh em và dành tối đa thời gian cho sinh hoạt chuyên đề. Thời gian một buổi SHCM : 150 phút -180 phút. Bước 1(3-5 phút): Ổn định nề nếp , nêu công việc của tổ và kết quả phải đạt được trong buổi SHCM Bước 2(20 phút): Nhận xét , đánh giá các công việc của tổ trong thời gian 2 tuần trước cụ thể + Về chuyên môn ( Nề nếp chuyên môn; Hồ sơ giáo án; Công tác bồi dưỡng HS khá giỏi , HS lớp 27, HS ôn TN, luyện đề cho HS khối 12) + Các công việc về chuyên môn tổ đã phân công . + Công tác phối hợp với các tổ chức khác trong trường( Công đoàn, đoàn thanh niên,chủ nhiệm,.....,các hoạt động tập thể.) Biểu dương các mặt tích cực .Các tồn tại được chỉ rõ và yêu cầu hướng khắc phục cụ thể . Bước 3(135 phút): Sinh hoạt chuyên đề có kế hoạch trước ( trọng tâm ). Bước 4: (5 phút) : Công việc chuyên môn và phân công nhiệm vụ cho hai tuần tiếp theo . Bước 5(15 phút) : Thông báo các công việc hành chính của nhà trường và ý kiến thành viên trong tổ ( Các ý kiến có thể xử lí được ở góc độ tổ chuyên môn thì tổ trưởng chủ động phân tích và giải thích còn các ý kiến khác thì tổ trưởng trao đổi với BGH tìm hướng giải quyết thích hợp). Cần khắc phục tối đa hiện tượng đi chậm các buổi họp tổ; nói chuyện riêng và làm việc riêng trong buổi họp tổ; không có ý kiến trong các buổi họp tổ nhưng ra bên ngoài bình luận ý kiến này nọ gây dị nghị mất đoàn kết nội bộ cơ quan... Mục tiêu của đổi mới điều hành trong SHCM: hướng tới “ Hợp tác –chia sẽ ; cộng đồng trách nhiệm; thống nhất giữa ý chí và hành động của các thành viên trong tổ chuyên môn” 2.3.3. Nội dung – cách thức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề. 7 2.3.3.1. Xây dựng kế hoạch chuyên đề : Đầu năm học tổ trưởng cùng các thành viên trong tổ căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện tình hình thực tiễn của tổ và học sinh xây dựng và lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề trong năm học đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nội dung chuyên đề phải được bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề khó hoặc các vấn đề mới phát sinh trong thực tế giảng dạy. - Nội dung sinh hoạt chuyên đề cần bám sát vào định hướng đổi mới PPDH và KTĐG hiện nay. - Nội dung phải mang tính phổ biến , khả thi , thiết thực đối với giáo viên và tổ đủ điều kiện thực hiện được. - Hợp lí về số lượng chuyên đề , nội dung trọng tâm cho học sinh khối 1011 đặc biệt ưu tiên học sinh khối 12 thi THPT QG. Phát huy sở trường năng lực của giáo viên và từng bước khắc phục được các khó khăn tồn tại mà giáo viên cần sự giúp đỡ , chia sẽ trong chuyên môn. Cụ thể : Trong 3 năm học : 2016-2017,2017-2018 và 2018-2019 tổ đã xây dựng và thực hiện được 20 chuyên đề trọng tâm và hệ thống xuyên suốt chương trình cấp học. *Năm học 2016-2017 : Năm đầu tiên môn toán áp dụng hình thức thi TNKQ trong kì thi THPTQG , tổ đã tập trung ưu tiên xây dựng các chuyên đề lớp 12 phục vụ cho học sinh ôn thi THPTQG năm học 2016-2017 : Thời gian Nội dung chuyên đề Ghi chú thực hiện 9/2016 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về Hàm số và các bài toán liên quan 10/2016 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về mũ – logarit và các bài toán thực tế 11/2016 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về Khối đa diện-thể tích khối đa diện 12/2016 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về hình học giải tích Oxyz 1/2017 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về Khối tròn xoay và các bài toán thực tế 3/2017 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về nguyên hàm –tích phân-ứng dụng. 4/2017 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về số phức và các bài toán liên quan 8 * Năm học 2017-2018: Năm học thứ hai áp dụng hình thức thi TNKQ trong kì thi THPTQG với nội dung thi thuộc chương trình lớp 11 và 12.Năm học 2017-2018 tổ thống nhất tập trung xây dựng các chuyên đề lớp 11 phục vụ cho học sinh ôn thi THPTQG năm học 2017-2018 và học sinh ôn khối : Thời gian Nội dung chuyên đề Ghi chú thực hiện 9/2017 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về lượng giác 10/2017 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về bài toán đếm, nhị thức NiuTơn và xác suất 10/2017 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về các phép biến hình trong mặt phẳng 11/2017 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về dãy số giới hạn dãy số 12/2017 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về quan hệ song song 1/2018 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về giới hạn hàm số - hàm số liên tục 3/2018 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về quan hệ vuông góc 4/2018 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về đạo hàm và ứng dụng đạo hàm * Năm học 2018--2019: Thống nhất tập trung thực hiện các chuyên đề lớp 10: Thời gian thực hiện 9/2018 10/2018 11/2018 12/2018 Nội dung chuyên đề Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về Véc tơ – các bài toán ứng dụng véc tơ Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về Hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai – các bài toán liên quan Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về Hệ thức lượng trong tam giác và các bài toán ứng dụng thực tế Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về Hình học giải tích Oxy và các bài toán liên quan 9 Ghi chú 3/2018 Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về Phương trình , bất phương trình và hệ phương trình 2.3.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch: Gồm 4 bước cụ thể như sau: Bước 1: Chuẩn bị và phân công nhiệm vụ Chuẩn bị ma trận , chuẩn bị phân công nhiệm vụ và thống nhất chuẩn trình bày. - Xây dựng khung ma trận cho từng chuyên đề : Tổ thống nhất xây dựng hai ma trận cho một chuyên đề : Một ma trận áp dụng cho học sinh khá giỏi các lớp nâng cao ( lớp T và các lớp trọng điểm khối A,B,A1,D) và ma trận còn lại áp dụng cho học sinh các lớp cơ bản và ôn thi tốt nghiệp. - Chia tổ Toán thành hai nhóm mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ trên một ma trận. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm : người thực hiện và người phản biện. - Thống nhất thời gian hoàn thành và chuẩn trình bày cho chuyên đề. Ví dụ : Công việc chuẩn bị cho thực hiện chuyên đề : “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về Hình học giải tích Oxy và các bài toán liên quan” Chuẩn bị ma trậnthứ nhất và phân công nhiệm vụ cho nhóm 1 MA TRẬN CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC GIẢI TÍCH OXY VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ( CHƯƠNG 3 – HH 10) Đề A - Nhóm 1-TỔ TOÁN THPT QXI THANH HÓA Dành cho HS khá giỏi ST T 1 Chủ đề Chuẩn KTKN Phương trình Nhận biết Cấp độ tư duy Vận Thông dụng hiểu thấp Câu 1, 2, Câu 16 , Câu 36, 10 Vận dụng cao Câu 46 Cộn g đường thẳng 2 Khoảng cách 3 Góc 4 5 6 7 8 Phương trình đường tròn Tiếp tuyến của đường đường tròn 3, 4, 5 17 Câu 18, Câu 6, 7 19, 20 Câu 21, Câu 8, 9 22, 23 Câu 10, Câu 24, 11, 12 25, 26 Câu 27, Câu 13 28, 29 Câu 14, 15 Elip Tìm tọa độ điểm Bài toán thực tế, tổng hợp Câu 30, 31, 32 Câu 33, 34, 35 37 Câu 38, 39 Câu 47 Câu 40 Câu 41, 42 Câu 48 Câu 43, 44 Câu 49 Câu 45 Câu 50 50 Tổng 15 30 % 20 40 % 10 20 % 5 10 % 100 % Phân công nhiệm vụ cho nhóm 1 PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC GIẢI TÍCH OXY VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ( CHƯƠNG 3 – HH 10) STT Họ Tên ( Sử dụng địa chỉ gmail) ĐỀ A Phân công nhiệm vụ làm đề và đáp án 11 Phân công phản biện ( Sử dụng địa chỉ gmail) 1 2 3 4 5 6 [email protected] Chủ đề 1-8 [email protected] Chủ đề 2 [email protected] Chủ đề 3 [email protected] [email protected] [email protected] Chủ đề 4 [email protected] [email protected] Chủ đề 5 + 6 [email protected] Chủ đề 7 [email protected] [email protected] [email protected] Chuẩn bị ma trậnthứ hai thứ 2 và phân công nhiệm vụ cho nhóm 2 MA TRẬN CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC GIẢI TÍCH OXY VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ( CHƯƠNG 3 – HH 10) Đề B - Nhóm 2-TỔ TOÁN THPT QXI THANH HÓA Dành cho HS Yếu –TB-Khá Cấp độ tư duy Cộn Vận Vận Chủ đề Nhận Thông ST g dụng dụng Chuẩn KTKN biết hiểu T thấp cao Câu 1, 2, Phương trình Câu 21, Câu 41, 3, 4, 5, 6, 1 đường thẳng 22 42 7 Câu 23, Câu 43, 2 Khoảng cách Câu 8, 9 24, 25 44 Câu 10, Câu 26, Câu 45 3 Góc 11 27, 28 Câu 12, Câu 29, Câu 46, Phương trình 4 13, 14, 30, 31, 47 đường tròn 15 Tiếp tuyến của Câu 16, Câu 32, 5 đường đường tròn 17 33, 34 Câu 18, Câu 35, 6 Elip 19, 20 36, 37 Câu 38, Câu 48, 7 Tìm tọa độ điểm 39, 40 49 Bài toán thực tế, Câu 50 8 tổng hợp 12 Tổng 20 40 % 20 40 % 10 20 % 0 0 % 50 1 00% Phân công nhiệm vụ cho nhóm 2 PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHUYÊN ĐỀHÌNH HỌC GIẢI TÍCH OXY VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ( CHƯƠNG 3 – HH 10) ĐỀ B STT Họ Tên-Gmail. ( Sử dụng địa chỉ gmail) 1 [email protected] 3 [email protected] 4 [email protected] 5 6 [email protected] [email protected] Phân công nhiệm vụ làm đề và đáp án Chủ đề 1 Chủ đề 2+ 8 Chủ đề 3 + 5 Chủ đề 4 Chủ đề 6 + 7 Phân công phản biện ( Sử dụng địa chỉ gmail) [email protected] [email protected] [email protected] [email protected] [email protected] Yêu cầu về thời gian hoàn thành THỜI HẠN - Hạn cuối cùng nộp phản biện là thứ 7 ngày 8/12/2018, gửi qua gmail. - Hạn trả bài phản biện là thứ 7 ngày 15/12/2018 - Hạn nộp bài cho người tổng hợp là thứ 7 ngày 22/12/2018 Đề A nộp cho : [email protected] Đề B nộp cho : [email protected] Yêu cầu về mẫu trình bày MẪU TRÌNH BÀY - Font Times New Ronan, cỡ chữ 12. ( trình bày theo chuẩn Bắc Trung Nam), đặc biệt là văn bản Toán . - Yêu cầu gắn ID 4 tham số. - Ghi tên file theo mẫu: De A C3-HH10_cau x, y, z_Ho va ten_Tổ Toán THPTQXI Thanh Hoa 13 De B C3-HH10_cau x, y, z_Ho va ten_Tổ Toán THPT QXI Thanh Hoa Câu 1.[1D1-1] Tìm tập xác định của hàm số A.  \  1 C.    \   k 2 ; k  Z 2 . . y 1 sin x  1 . B.   \   2 . D.    \   k ; k  Z 2 . Lời giải Chọn C  sin x 1  x   k 2 ,  k   2 . Hàm số xác định khi: GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CỦA ID4. Bước 2: Báo cáo chuyên đề : Tổ trưởng điều hành - Định hướng các nội dung phản biện: Chuẩn trình bày , mức độ câu hỏi đã phù hợp chưa, cách xây dựng câu hỏi đã phù hợp chưa, các phương án nhiễu đã hợp lý chưa, đề và đáp án đã chính xác chưa, các nội dung đã bao quát vấn đề chưa..., các ý kiến khác... - Nhóm 1 báo cáo: Cả tổ tập trung phản biện, đặc biệt là các thành viên nhóm 2. - Nhóm 2 báo cáo: Cả tổ và đặc biệt các thành viên nhóm 1 phản biện 14 - Tổ trưởng thống nhất kết quả phản biện . Sản phẩm chuyên đề của từng nhóm là sản phẩm chung của cả tổ. Bước 3: Tổng kết – đánh giá mỗi chuyên đề : Tổ trưởng nhận xét , đánh giá tinh thần và thái độ làm việc –hợp tác của từng thành viên trong tổ , biểu dương và rút kinh nghiệm theo từng chuyên đề. Việc làm này rất quan trọng vì các lí do sau : Thứ nhất là tính nghiêm túc khoa học trong chuyên môn, thứ hai một thành viên chia sẽ một sản phẩm tốt chất lượng mà nhận về một sản phẩm kém chất lượng sẽ không kích thích được hoạt động chuyên môn ảnh hưởng đến hoạt động chung của tổ, thứ 3 sản phẩm kém chất lượng đó cho HS thực hiện trên các lớp ôn thi THPTQG dần làm mất uy tín và hình ảnh của giáo viên... Thực tế diễn ra là trong quá trình thực hiện chuyên đề còn có sự hạn chế ở một số ít giáo viên trong tổ như : tính tự giác chưa cao , còn tình trạng đối phó, không thực hiện đúng thời gian quy định, làm chưa đúng yêu cầu mà tổ đặt ra.Các hiện tượng này đã được chấn chỉnh , giúp đỡ và khắc phục trong quá trình thực hiện chuyên đề. Bước 4: Triển khai sản phẩm: Triển khai đồng loạt cho học sinh trên các lớp học ôn thực hiện (Các lớp luyện thi THPT QG , học sinh 27 điểm và một phần luyện thi HSG) .Giáo viên nắm bắt thông tin phản hồi từ học sinh và phản ánh về tổ chuyên môn. Việc xử lý thông tin phản hồi của học sinh là khâu cuối cùng trong tổ chức thực hiện giúp : Chấn chỉnh và yêu cầu cao hơn đối với giáo viên đồng thời có sự điều chỉnh thích hợp trong quá trình biên soạn chuyên đề và cũng là cơ sở xếp loại giáo viên trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong SHCM của tổ. 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 2.4.1. Bảng đối chứng kết quả vận dụng các chuyên đề trong hoạt động giáo dục tại trường THPT Quảng Xương I Đề tài này, tôi áp dụng trong sinh hoạt chuyên môn ở tổ Toán trong 3 năm học 2016 – 2017, 2017 - 2018 và 2018 - 2019. Sinh hoạt chuyên môn tổ toán trong 2 năm học 2014 – 2015 và 2015-2016 được chọn làm đối chứng. Tôi đã thống kê số liệu của tổ và chất lượng nổi trội của học sinh qua các năm học trên , kết quả thu được cụ thể như sau: 1./ Tổ chuyên môn Năm học Số Số người Hình thức 15 Thái độ Ứng dụng chuyên đề 2014-2015 4 tham gia trong 1 chuyên đề 1/15 2015-2016 4 1/15 Đơn điệu 2016-2017 7 15/15 Phong phú 2017-2018 8 15/15 Phong phú Hào hứng tích cực 2018-2019 5 15/15 Phong phú Hào hứng tích cực 2./ Học sinh Năm học 2014-2015 Yêu thích bộ môn 65% 159/245 2015-2016 70% 200/286 2016-2017 85% 459/540 2017-2018 87% 438/504 sinh hoạt chuyên đề Đơn điệu tham gia chuyên đề của tổ viên Không hào hứng Không hào hứng Hào hứng tích cực trên lớp học Đơn lẻ trên các lớp Đơn lẻ trên các lớp Đồng loạt trên các khối lớp ôn Đồng loạt trên các khối lớp ôn Đồng loạt trên các khối lớp ôn Kết quả nổi bật của HS thi THPTQG -Nguyễn Đình Hoàng : 28 điểm ( 10 điểm Toán): HVKT Quân Sự - Nguyễn Quốc Huy: 28 điểm (9.0 điểm Toán): Thủ khoa PCCC Lê Đình Nguyên: 28,85 ( 9.5 điểm Toán): HVAN - Nguyễn Hải Đăng : 30/30 thủ khoa cả nước . ĐHY HN -HS 27 điểm trở lên: 32 em, xếp thứ 3 toàn tỉnh. - HS đạt điểm 10 môn toán 02 em (Nguyễn văn Thọ,Nnguyễn Hải Đăng) -HS đạt điểm toán từ 9.0 trở lên : 32 em. -Lê Hoàng Thái : 27,65 ( 9.4 điểm Toán) . Thủ khoa tỉnh Thanh Hóa. Lớp tài năng ĐHBKHN -H S 27 điểm có 5 em xếp thứ 2 toàn tỉnh. - HS từ 8.0 điểm môn toán trở lên: 39 em 16 2018-2019 89% 485/546 ( Tỉ lệ HS yêu thích môn toán được khảo sát trên tổng số HS của các lớp được triển khai chuyên đề của tổ) Năm đối chứng là các năm học 2014-2015 và 2015-2016 Năm thực nghiệm là các năm học 2016-2017,2017-2018,2018-2019 Qua kiểm tra đánh giá tôi nhận thấy: sau khi áp dụng đề tài này, sinh hoạt chuyên đề của tổ chuyên môn có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động . Chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao: - Tinh thần của các tổ viên sau các buổi sinh hoạt chuyên môn tập thể rất hào hứng, vì qua đây các đồng chí có thể nhận thức được giá trị của bản thân, giá trị của tinh thần đoàn kết, chia sẽ , cộng đồng trách nhiệm và nhiều kĩ năng cần thiết trong tác nghiệp cũng như trong cuộc sống. - Các sản phẩm chuyên đề được áp dụng rộng rãi trên các lớp ôn thi , thiết thực cho các em học sinh cũng như thiết thực đối với các thầy cô giáo .Qua đó tạo dựng môi trường thi đua học tập góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Việc áp dụng sản phẩm chuyên đề trên các lớp ôn phù hợp với các đối tượng học sinh kết hợp với sự tận tâm , tâm huyết của các thầy cô giáo nên các em HS yêu thích bộ môn Toán hơn . Nhà trường ngày càng có nhiều học sinh đạt được các thành tích xuất sắc trong các kì thi THPTQG : Học sinh đạt 27 điểm trở lên luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh . Đặc biệt năm học 2016-2017: Trường Quảng Xương I có học sinh đạt thủ khoa cả nước với số điểm tuyệt đối 30/30, năm học 2017-2018 có học đạt thủ khoa tỉnh Thanhh Hóa . Vị thế và uy tín của trường THPT Quảng Xương I ngày càng được khẳng định và nâng cao , là địa chỉ tin cậy để nhân dân huyện Quảng Xương gửi gắm con em mình. 2.4.2. Phạm vi ảnh hưởng. 1./ Tới các cấp quản lí - Giúp các cấp quản lí có thêm tài liệu tham khảo về phương pháp, cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề của tổ chuyên môn trong trường THPT. - Giúp Ban giám hiệu nhà trường có cái nhìn chính xác hơn, sâu sắc hơn và thực tế hơn trong việc quản lí, chỉ đạo, định hướng và tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở các tổ chuyên môn. - Từ đề tài cho thấy, muốn sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề đạt hiệu quả cao đòi hỏi các cấp quản lí cần làm tốt một số nhiệm vụ sau: 17 + Luôn bám sát, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn tại các đơn vị tổ chuyên môn của các nhà trường. + Luôn có sự khen chê, thưởng phạt rõ ràng đối với các hoạt động chuyên môn. + Tạo động lực làm việc cho giáo viên.Khuyến khích quá trình tự học ,tự bồi dưỡng + Chủ động xây dựng kế hoạch , tổ chức các hoạt động nâng cao về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. - Ngày 26/04/2019 trường THPT Quảng Xương I tổ chức hội thảo: “ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC” Đề tài của tôi vinh dự được tập thể lãnh đạo nhà trường đánh giá cao và chỉ đạo triển khai đến tất cả các tổ chuyên môn nhà trường học tập. 2./ Tới giáo viên - Giúp cho các đồng chí TTCM vận dụng linh hoạt trong quá trình thực hiện tổ chức sinh hoạt chuyên môn , đặc biệt là sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề . - Giúp cho các đồng chí giáo viên có khả năng tự học,tự bồi dưỡng,sáng tạo biết chia sẽ và hợp tác .Phát triển các mối quan hệ để đảm bảo sự cộng tác , hợp tác giữa các giáo viên trong tổ và giữa tổ này với tổ khác trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục: +) Rà soát được đầy đủ , có hệ thống và trọng tâm các chuyên đề xuyên suốt chương trình THPT từ lớp 10 đến lớp 12. +)Tạo được nhiều cơ hội để giáo viên trao đổi và thể hiện năng lực chuyên môn, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi giáo viên trong tổ bộ môn thông qua các hoạt động nhóm khi thực hiện chuyên đề. +) Kích thích sự tìm tòi sáng tạo , đề cao những năng lực chuyên biệt cũng như sự cầu thị học hỏi của giáo viên . Từ đó hạn chế tính ỷ lại tăng cường tính tương tác trong hoạt động chuyên môn của các thành viên trong tổ. +) Xây dựng được kho tài liệu tham khảo trong ôn thi THPTQG cho tổ chuyên môn. - Trong quá trình thực hiện sinh hoạt chuyên đề nhiều đồng chí trong tổ chuyên môn đã phát triển chuyên đề thành sáng kiến kinh nghiệm , trong đó tiêu biểu là đồng chí Nguyễn Thị Sáu với sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Quảng Xương I trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm về bài toán cực trị của số phức” được xếp loại B cấp nghành năm học 2017-2018. 18 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3. 1. Kết luận: Sau khi vận dụng đề tài “ Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề của tổ toán trường THPT Quảng Xương I”, tôi rút ra một số kết luận sau: Trong quá trình áp dụng đề tài tôi đã rút ra được các bài học kinh nghiệm sau: * Xây dựng tổ thành 1 tập thể đoàn kết. Để buổi thảo luận chuyên đề có chất lượng, trước hết người xây dựng chuyên đề phải tâm huyết, sẵn sàng bày tỏ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, sẵn sàng chia sẻ nguồn tài nguyên giảng dạy của mình cho cả tổ.Tiếp đó bản thân các đồng chí giáo viên trong tổ cũng phải nhiệt tình giúp đồng chí giáo viên đó nói riêng, cả tổ nói chung hiểu đúng, hiểu chính xác các nội dung khó trong chuyên đề, sẵn sàng chỉ ra những nội dung còn thiếu và bổ sung thêm vào nguồn tài nguyên của chuyên đề. Để làm được điều đó các đồng chí trong tổ phải có tình đoàn kết nhất trí, chia sẽ cộng đồng trách nhiệm coi việc chia sẻ kiến thức, chia sẻ tài nguyên là việc làm vừa giúp bạn vừa giúp mình, không ích kỉ cá nhân vui vẻ cộng tác các bên đều có lợi. * Nêu cao vai trò của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch và điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề. Khi xây dựng kế hoạch SHCM theo chuyên đề cần phải lấy ý kiến của các tổ viên, trao đổi, bàn bạc rồi đi đến thống nhất. Kế hoạch phải cụ thể, chi tiết, rõ ràng: Từ nội dung báo cáo, người báo cáo đến thời điểm báo cáo. Khi phân công xây dựng chuyên đề, phải nghiên cứu, xem xét năng lực chuyên môn của từng giáo viên để bố trí, sắp xếp phân công phù hợp. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề thì nội dung báo cáo cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, TTCM nên thông báo cho người báo cáo từ phiên họp này để chuẩn bị cho buổi báo cáo ở phiên họp kế tiếp. Đồng thời cũng thông báo để các thành viên trong tổ biết nội dung sẽ được thảo luận trong báo cáo sắp tới để có sự nghiên cứu độc lập trước đó. Có vậy mới đưa ra thảo luận sâu sắc được. Trong quá trình báo cáo, TTCM phải điều hành tổ thực hiện nghiêm túc từ việc nghe, nhìn nội dung báo cáo đến ghi chép và tham gia phản biện. Động viên để các đồng chí làm việc nhiệt tình hiệu quả. TTCM nên có những ghi chép nhận xét về thái độ làm việc của tổ viên để có biện pháp động viên nhắc nhở khéo léo sao cho việc tổ chức hoạt động SHCM theo chuyên đề đạt hiệu quả cao nhất. * Tinh giản các hoạt động hành chính ngoài chuyên môn bằng cách vận dụng công nghệ TT để dành thời gian SHCM theo chuyên đề. 19 Để có nhiều thời gian cho việc SHCM theo chuyên đề cần tinh giãn những nội dung hành chính. Ở trường THPT Quảng Xương I thực chất nội dung hành chính trong buổi họp tổ vẫn còn nhiều. Thiết nghĩ những gì mang tính thông báo thuộc những công việc cứng cần làm có thể viết thành văn bản gửi mail tổ hoặc zalo để các đồng chí thực hiện. * Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều trường và địa phương. + Đề tài có thể áp dụng để tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề cho các tổ chyên môn khác nhau như tổ vật lý , tổ hóa, tổ sinh ... trong nhà trường. + Đề tài có thể áp dụng để tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề cho các tổ bộ môn ở các trường học có cùng điều kiện với trường THPT Quảng Xương I trên toàn quốc. + Đề tài là tài liệu rất cần thiết đối với các đc tổ trưởng chuyên môn , đặc biệt là các tổ trưởng chuyên môn còn ít kinh nghiệm, chưa có phương pháp tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề cho tổ bộ môn của mình. * Vấn đề tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề cho tổ bộ môn là đề tài vô cùng rộng lớn. Vì vậy đề tài này của tôi còn có thể mở rộng hơn nữa cả về nội dung và phương pháp tiến hành . Do đó tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng phạm vi của đề tài, và tôi cũng mong các bạn đồng nghiệp cùng nghiên cứu để phát triển đề tài này. 3.2. Kiến nghị Đề tài này nhằm nâng cao kĩ năng tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề qua các hoạt động nhóm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Mặc dù thời gian nghiên cứu dài trong 3 năm học nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ là ở một tổ chuyên môn một trường THPT, nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ. Các biện pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao nhưng ít nhiều cũng giúp cho chúng ta nhận thấy những biện pháp thực tế trong công tác sinh hoạt chuyên môn tại các tổ bộ môn hiện nay rất đa dạng , từ đó giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc trong thời gian tới để góp phần thành công trong sự nghiệp trồng người. Rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý bổ sung của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp quản lý giáo dục và các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi có được các kinh nghiệm bổ ích áp dụng cho các năm học sau. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2019. Người viết 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan