Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối A Môn toán Tlbg._de_tu_luyen_02 moon.vn - học để khẳng định mình!...

Tài liệu Tlbg._de_tu_luyen_02 moon.vn - học để khẳng định mình!

.PDF
3
341
131

Mô tả:

Khóa học Luyện thi Quốc gia PEN-I: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Đề số 02 ĐỀ SỐ 02 Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG Đây là đề thi tự luyện số 02 thuộc khóa học Luyện thi Quốc gia PEN-I: môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) tại website Hocmai.vn. Để sử dụng hiệu quả, Bạn nên tự mình làm trước các câu hỏi trong đề, sau đó xem bài giảng để đối chiếu đáp án. Chúc Bạn thành công! PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: …(1) Tiế ng nói là người bảo vê ̣ quý báu nhấ t nề n độc lập của c ác dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị . Nế u người An Nam hãnh diê ̣n giữ gìn tiế ng nói của mình và ra sức làm cho tiế ng nói ấ y phong phú hơn để có khả năng phổ biế n tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, viê ̣c giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấ n đề thời gian. Bấ t cứ người An Nam nào vứt bỏ tiế ng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi . (...) Vì thế, đố i với người An Nam chúng ta, chố i từ tiế ng me ̣ đẻ đồ ng nghiã với chố i từ sự tự do của mình… …(2) Chúng ta không thể né tránh châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu thập được, họ không được giữ cho riêng mình. Đồng bào của họ cũng phải được thông phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo sự từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình… (“Tiế ng me ̣ đẻ - nguồ n giải phóng các dân tộc bi ̣ áp bức” - Nguyễn An Ninh ) Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằ ng “chố i từ tiế ng me ̣ đẻ đồ ng nghiã với chố i từ sự tự do của mình”. Theo anh/chị, trong thời điể m bài viế t này ra đời (tháng 12/1925), viê ̣c giữ gìn và phát triể n tiế ng me ̣ đẻ có đủ để đem lại sự tự do cho mọi người, cho toàn dân tô ̣c hay không? (0,5 điểm) Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Ngủ đi cái kẹo tơ non Vì con, trái đất lon ton giữa trời Từ hư vô cất lên lời Đừng làm vua chúa, làm người nghe con! Ngủ ngoan biển cạn non mòn Xin mơ trời cũng tí hon như mình Con làm đời bố sơ sinh À ơi cái ác đang rình thiện căn Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1- Khóa học Luyện thi Quốc gia PEN-I: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Đề số 02 Ngủ đi cái búp muộn mằn Đừng nghe lời dạy thù hằn con ơi Nông sâu đo suốt một đời Dễ gì đo hết chiều dài cái tăm? Muốn đi con phải học nằm Ở trong nhân loại ruột tằm đau tơ Con đừng đánh mất tuổi thơ Để nghe mây trắng ru bờ cỏ lau... (Ru con - Trần Mạnh Hảo) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 4 dòng đầu của đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,5 điểm) Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Con làm đời bố sơ sinh - À ơi cái ác đang rình thiện căn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm) PHẦN 2: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển - đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.” (Nguyễn Việt Chiến - Nhà thơ, Tổ quốc và tự do) Viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên. Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của Anh/Chị về hai đoạn văn sau: (…) Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xup – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông đà, có phải ông vừa nghe thấy tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn thác đá xa xôi đã để lại trên thượng nguồn Tây Bắc (…) (Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo du ̣c, 2009, tr. 159) Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2- Khóa học Luyện thi Quốc gia PEN-I: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Đề số 02 (…) Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vỹ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông - tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sông này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non - còn nước - còn dài. Còn về - còn nhớ....”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở (…) (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo du ̣c, 2009, tr. 181) Giáo viên: Phạm Hữu Cường Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan