Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tuyển tập đề thi hsg sinh học 10

.DOC
31
4745
123

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1: Lớp Bộ Họ Chi Loài Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam: Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Carnivora Carnivora Carnivora Artiodactyla Carnivora Felidae Felidae Ursidae Cervidae Felidae Panthera Neofelis Ursus Muntiacus Panthera P. pardus N. nebulosa U. thibetanus M. vuquangensis P. tigris (Báo hoa (Báo gấm) (Gấu ngựa) (Mang Vũ (Hổ) mai) Quang) Dựa vào thông tin trong bảng, hãy sắp xếp các loài theo thứ tự quan hệ họ hàng từ gần đến xa. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? Câu 2: a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? b. Cấu tạo của photpholipit? Chức năng chính của photpholipit? Vì sao khi nấu sốt cà chua, người ta thường cho cà chua vào dầu (hoặc mỡ) trước lúc cho nước và gia vị vào? Câu 3: Cho các loại cacbohdrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ, glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ. a. Hãy sắp xếp các loại cacbohidrat trên theo cấu trúc: đường đơn, đường đôi, đường đa. Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể thực vật? Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể động vật? b. Loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất? Giải thích? Câu 4: Nêu các bậc cấu trúc của protein và cho biết các loại liên kết hóa học trong các bậc cấu trúc đó? Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ không dùng phương pháp bảo quản nóng? Câu 5: So sánh đặc điểm của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? Vì sao tế bào bình thường ở cơ thể sinh vật nhân thực không thể gia tăng mãi về kích thước? Câu 6: So sánh đặc điểm của tế bào động vật và tế bào thực vật? Rút ra kết luận gì về những điểm giống nhau và khác nhau đó? Câu 7: Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G =10% tổng số Nuclêôtit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và A là 150. (Biết rằng gen của 2 loài vi khuẩn trên gồm 2 mạch bằng nhau). Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi loài vi khuẩn trên. Loài vi khuẩn nào có thể sống trong nước nóng tốt hơn? (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 180 phút Câu Nội dung Than g điểm Câu1: Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam: ... Dựa vào thông tin trong bảng, hãy sắp xếp các loài theo thứ tự quan hệ họ hàng từ gần đến xa. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? 1,0 - Thứ tự: Báo hoa mai, hổ, báo gấm, gấu ngựa, mang Vũ Quang - Giải thích: + Dựa vào nguyên tắc phân loại: Các loài gần gũi xếp vào 1chi, 0,5 các chi gần gũi xếp vào một họ, các họ gần gũi xếp vào một bộ. + Các loài cùng chi có quan hệ gần gũi nhất, sau đó đến các loài 0,5 cùng họ khác chi, tiếp đến là các loài cùng bộ khác họ và cuối cùng là các loài cùng lớp khác bộ. Câu 2: a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định. - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn. b. Cấu tạo của photpholipit? Chức năng chính của photpholipit? Vì sao khi nấu sốt cà chua, người ta thường cho cà chua vào dầu (hoặc mỡ) trước lúc cho nước và gia vị vào? - Cấu tạo của photpholipit: gồm 1 phân tử glixêrol, 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phot phat. - Chức năng chính: cấu tạo nên các loại màng của tế bào. - Vì, cà chua chứa nhiều carôtenôit tan trong dầu hoặc mỡ. Câu 3: Cho các loại cacbohidrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ, glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ. a. Hãy sắp xếp các loại cacbohidrat trên theo cấu trúc: đường đơn, đường đôi, đường đa. Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể thực vật? Loại cacbohidrat nào có ở cơ thể động vật? - Đường đơn: glucozơ, fructôzơ, galactôzơ. - Đường đôi: saccrôzơ, lactôzơ, mantôzơ. - Đường đa: tinh bột, glicôgen, xenlulôzơ. - Có nguồn gốc ở cơ thể thực vật: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, xenlulôzơ, mantôzơ. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 0,75 0,75 0,5 0,5 - Có nguồn gốc ở cơ thể động vật: lactôzơ, glicôgen, galactôzơ. b. Loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất? Giải 0,5 thích? - Xenlulôzơ là loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học 0,75 nhất. - Xenlulozơ là hợp chất trùng hợp (pôlime) của nhiều đơn phân cùng loại là glucozơ, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1 β - 4 glucozit tạo nên sự đan xen 1 "sấp", một "ngửa" nằm như dải băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh. Nhờ các liên kết này các liên kết hidro giữa các phân tử nằm song song song với nhau và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không hòa tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc. Câu 4: Câu 5: Nêu các bậc cấu trúc của protein và cho biết các loại liên kết hóa học trong các bậc cấu trúc đó? - Bậc 1: trình tự các axit amin trong chuỗi poli peptit mạch thẳng. Cấu trúc bậc 1 được giữ vững bởi các liên kết peptit, là những liên kết cộng hóa trị bền vững. Nhờ có liên kết cộng hóa trị bền vững nên trình tự các axit amin không bị thay đổi bởi các tác động của môi trường. - Bậc 2: do bậc 1 xoắn α hay gấp nếp β. - Cấu trúc bậc 2 được giữ nhờ liên kết peptit của cấu trúc bậc 1 và các liên kết yếu của liên kết hiđrô. Liên kết hiđrô được hình thành từ các nhóm cho H (NH+3) và các nhóm nhận H (COO-). - Bậc 3: do bậc 2 tiếp tục cuộn xoắn lại theo không gian ba chiều. Cấu trúc bậc 3 được giữ bởi liên kết peptit, liên kết hiđrô, liên kết đisunphit, lực hút Vande - van, tương tác kị nước, liên kết ion. - Bậc 4: do từ 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau tạo thành. Cấu trúc bậc 4 được giữ bởi liên kết peptit, liên kết hiđrô, liên kết đisunphit, lực hút Vande - van, tương tác kị nước, liên kết ion. Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ không dùng phương pháp bảo quản nóng? - Trong trứng có nhiều protein, cấu trúc không gian của protein được hình thành bởi các liên kết hiđrô, không bền với nhiệt độ cao ... - Dùng phương pháp bảo quản lạnh là bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ thấp (vừa phải). Trong điều kiện nhiệt độ thấp, liên kết hiđrô không bị đứt, cấu trúc không gian của protein không bị phá vỡ, nó chỉ ức chế và làm giảm hoạt tính của protein nên trứng lâu bị hỏng. - Không dùng phương pháp bảo quản nóng (bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ cao) thì nhiệt độ cao làm cho liên kết hiđrô bị đứt gãy, cấu trúc không gian của protein bị phá vỡ và protein mất hoạt tính, làm cho trứng nhanh bị hỏng. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 So sánh đặc điểm của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? 0,5 *Giống nhau - Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có màng sinh chất, tế bào chất, vật chất di truyền là ADN, Riboxom cũng được cấu tạo từ rARN và prôtein . - Ty thể và lục lạp của tế bào nhân chuẩn chứa ADN và ARN giống ADN và ARN của tế bào nhân sơ. * Khác nhau Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực - Vi khuẩn, vi khuẩn lam, vi khuẩn cổ. - Kích thước bé (1 – 10 μm) - Có cấu tạo đơn giản. - Vật chất di truyền là phân tử ADN trần dạng vòng nằm phân tán trong tế bào chất. - Chưa có nhân. Chỉ có thể nhân là phần tế bào chất chứa ADN. - Nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật - Kích thước lớn (5 – 10 μm) - Có cấu tạo phức tạp - Vật chất di truyền là ADN + Histon tạo nên NST dạng thẳng khu trú trong nhân - Có nhân với màng nhân. Trong nhân chứa chất nhiễm sắc và hạch nhân. - Tế bào chất được phân vùng và chứa các bào quan phức tạp như lưới nội chất, ti thể, lục lạp, phức hệ Gôngi, ... - Có lông và roi cấu tạo vi ống phức tạp. - Tế bào chất chỉ chứa các bào quan đơn giản như ribôxôm, mezôxôm. - Có lông, roi cấu tạo đơn giản từ prôtêin, flagelin Vì sao tế bào bình thường ở cơ thể sinh vật nhân thực không thể gia tăng mãi về kích thước? - Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường. 1,75 0,75 - Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn. - Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hoá học. Câu 6: 1. So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật a. Giống nhau: Đều có các thành phần: - Màng sinh chất - Tế bào chất và các bào quan : ti thể, bộ máy gôngi, lưới nội chất, Ribôxôm, lizôxôm, ... - Nhân với nhân con và chất nhiễm sắc. b. Khác nhau: Tế bào thực vật Tế bào động vật - Có thành xenlulôzơ ở bên ngoài - Không có thành màng sinh chất, không có khung xenlulôzơ, có khung xương xương tế bào tế bào 0,75 1,25 - Có lục lạp - Không có lục lạp → Quang tự dưỡng - Chỉ ở thực vật bậc thấp mới có trung thể → Phân bào không có sao và phân chia tế bào chất bằng vách ngăn trung tâm - Có không bào trung tâm có kích thước to chứa nhiều nước, muối khoáng và các chất hữu cơ quan trọng trong đời sống thực vật - Có perôxixôm → Hóa dị dưỡng - Có trung thể (trung tử). → Phân bào có sao và phân chia tế bào chất bằng eo thắt trung tâm - Không có không bào hoặc có không bào kích thước nhỏ không quan trọng - Có lizôxôm 0,5 2. Rút ra kết luận - Giống nhau vì tế bào là đơn vị cấu trúc, chức năng của cơ thể sống → chứng tỏ thực vật và động vật có chung nguồn gốc. - Khác nhau do hoạt động sống khác nhau → chứng tỏ giới thực vật và giới động vật là 2 hướng tiến hóa khác nhau từ một nguồn gốc chung. Một hướng tự dưỡng, cố định hình thành giới thực vật. Một hướng dị hóa, di chuyển hình thành giới động vật. Câu 7: Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G =10% tổng số Nuclêôtit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và A là 150. (Biết rằng gen của 2 loài vi khuẩn trên gồm 2 mạch bằng nhau). Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi loài vi khuẩn trên. Loài vi khuẩn nào có thể sống trong nước nóng tốt hơn? 1. Số nucleotit của gen ở mỗi loài vi khuẩn 1 * Ở gen của loài vi khuẩn 1 - Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen: G% = X% = 10% → A% = T% = 40% A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) → G= X= (10% : 40%).600 = 150 1 (Nu) Ở gen của loài vi khuẩn 2: 1 G – A = 150 G = X = 450 2G + 2A = 1500 A = T = 300 2. Loài vi khuẩn sống trong nước nóng tốt hơn - Sô liên kết H ở gen của loài vi khuẩn 1: H = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 - Sô liên kết H ở gen của loài vi khuẩn 2: H = 2A + 3G = 2 x 300 + 3 x 450 = 1950 - Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn vì có số cặp G = X nhiều hơn, số liên kết hidro nhiều hơn (có cùng số nu) nên gen (ADN) ít bị biến tính hơn. SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: a. Trong tế bào có các phân tử sinh học: Lipit, ADN và prôtêin. Cho biết những phân tử nào có liên kết hiđrô? Vai trò của liên kết hiđrô trong các phân tử đó? b. Tại sao xenlulozơ được xem là một hợp chất cấu trúc lí tưởng cho thành (vách) tế bào thực vật? c. Tại sao khi người bị sốt quá cao thì có thể gây tử vong? Câu 2: a. Tế bào hồng cầu không có ty thể có phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận? b. Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào? Câu 3: Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarôzơ và 0,04M glucozơ được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M Saccarôzơ và 0,02M glucozơ, 0,01M fructôzơ. - Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao? - Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào? Câu 4: a. Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn? b. Giải thích hiện tượng sau: nếu trong tế bào không có ôxi (O2) thì chu trình Crep không diễn ra? Câu 5: a. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng. Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó. b. Ôxi được sinh ra từ pha nào của quá trình quang hợp? Hãy biểu thị đường đi của ôxi qua các lớp màng để đi ra khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra? c. Để tổng hợp 1 phân tử glucôzơ, chu trình Canvin cần sử dụng bao nhiêu mol photon ánh sáng, bao nhiêu phần tử CO2 , bao nhiêu phân tử ATP, NADPH? Câu 6: Sơ đồ dưới đây là các con đường giải phóng năng lượng ở vi sinh vật. Chất cho eletron hữu cơ. A B Q Q Chất hữu cơ O2 C Q NO-3; SO42-; CO2 - Em hãy cho biết tên các con đường A, B, C - Phân biệt các con đường trên về điều kiện xảy ra, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm tạo thành. Câu 7: Sau một đợt giảm phân của 15 tế bào sinh trứng, người ta nhận thấy đã có tất cả 1755 NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. a. Xác định bộ NST của loài trên và cho biết tên loài. b. Biết có 4 tế bào sinh tinh giảm phân. Xác định số NST có trong các tinh trùng của loài trên. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Câu Nội dung Câu 1 a. Những phân tử nào có liên kết hiđrô? Vai trò của liên kết hiđrô trong các phân tử đó? - Những phân tử có liên kết hiđrô: ADN và prôtêin - Vai trò của liên kết hiđrô trong cấu trúc các phân tử: + ADN: Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo cấu trúc không gian của ADN + Protein: Tham gia cấu trúc không gian của prôtêin (cấu trúc bậc 2,3,4). b. Tại sao xenlulozơ được xem là một hợp chất cấu trúc lí tưởng cho thành (vách) tế bào thực vật? - Xenlulozơ có nhiều hơn tất cả các HCHC khác của cơ thể thực vật, nó là nguyên liệu cấu trúc chính của tế bào. - Xenlulozơ là hợp chất trùng hợp (pôlime) của nhiều đơn phân cùng loại là glucozơ, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1 β - 4 glucozit tạo nên sự đan xen 1 "sấp", một "ngửa" nằm như dải băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh. Nhờ các liên kết này các liên kết hidro giữa các phân tử nằm song song song với nhau và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không hòa tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc (nên là cấu trúc lí tưởng). c. Tại sao khi người bị sốt quá cao thì có thể gây tử vong? Khi sốt cao thì nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường → biến tính prôtêin (biến đổi từ cấu trúc không gian sang cấu trúc duỗi thẳng) → prôtêin bị mất hoạt tính → rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể → Nguy cơ gây tử vong a. Tế bào hồng cầu không có ty thể có phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận? - Tế bào hồng cầu không có ty thể phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển ô xi vì nếu có nhiều ty thể chúng sẽ tiêu thụ bớt ôxi. Trên thực tế, hồng cầu được thiết kế chuyên vận chuyển ô xi nên cũng tiêu tốn rất ít năng lượng. b. Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào? - Tế bào vi khuẩn không có ty thể, chúng tạo ra năng lượng nhờ các enzim hô hấp nằm trên màng sinh chất của tế bào vi khuẩn. a. Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao? – Dung dịch trong bình là nhược trương so với dung dịch trong tế bào nhân tạo. - Kích thước tế bào nhân tạo sẽ to ra do nước di chuyển từ ngoài bình vào trong tế bào nhân tạo. b. Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào? Câu 2 Câu 3 Thang điểm 0,5 0,5 1,5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,5 Câu 4 Câu 5 - Saccarôzơ là loại đường kép hoàn toàn không thấm qua màng chọn lọc. - Glucose trong tế bào khuếch tán ra ngoài bình - Fructose trong bình khuếch tán vào trong tế bào nhân tạo. a. Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn? - Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu là từ các axit béo. - Axit béo có tỉ lệ oxi/ cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucôzơ. Vì vậy, khi hô hấp hiếu khí, các axit béo của tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều oxi, mà khi hoạt động mạnh lượng oxi mang tới tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn  mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng ( 1gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với 1 gam tinh bột) nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mỡ trong trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ. b. Giải thích hiện tượng sau: nếu trong tế bào không có ôxi (O2) thì chu trình Crep không diễn ra? - Chu trình Crep sử dụng coenzim NAD+ và FAD+ để khử nguyên tử H tạo nên chất khử NADH và FADH. Sau đó NADH và FADH được đưa đến chuỗi chuyền điện tử ở màng trong ti thể sinh ATP. Nếu không có oxi thì chuỗi truyền điện tử không diễn ra nên NADH và FADH không được khử thành NAD+ và FAD+ cho nên không có nguyên liệu cho chu trình Crep → chu trình Crep không diễn ra. a. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng. Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó? - Quang hợp diễn ra theo hai pha là pha sáng và pha tối, trong đó sản phẩm của pha sáng cung cấp nguyên liệu cho pha tối và sản phẩm cua pha tối cung cấp nguyên liệu cho pha sáng. Do vậy, nếu một pha nào bị ngưng trệ thì pha còn lại k0 diễn ra được. + Pha sáng xảy ra ở tilacôit của lục lạp trong màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp dãy chuyền điện tử, phức hệ ATP - syntetaza, do đó đã chuyển hoá NLAS thành năng lượng tích trong ATP và NADPH. + Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp glucôzơ cần năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp. - Do vây, mặc dù pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối cũng không diễn ra (không có nguyên liệu ATP và NADPH từ pha sáng). b. Ôxi được sinh ra từ pha nào của quá trình quang hợp? Hãy biểu thị đường đi của ôxi qua các lớp màng để đi ra khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra? - Ôxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình quang phân li nước. - Từ nơi được sinh ra (khoang tilacoit) oxi qua màng tilacoit →màng trong và màng ngoài lục lạp → màng sinh chất → ra khỏi tế bào. 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 c. Để tổng hợp 1 phân tử glucô, chu trình Canvin cần sử dụng bao nhiêu photon ánh sáng, bao nhiêu phần tử CO2 , bao nhiêu phân tử Câu 6 Câu 7 ATP, NADPH? * Phương trình pha sáng: 12H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc -> 12NADPH + 18ATP + 6O2 * Phương trình pha tối: 6CO2 + 12NADPH + 18ATP -> C6H12O6 + 6H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc - Trong chu trình Canvin, có 3 giai đoạn: + Giai đoạn cacboxyl hóa: không sử dụng năng lượng ATP, NADPH + Giai đoạn khử: sử dụng 12ATP, 12NADPH. + Giai đoạn tái tạo chất nhận: sử dụng 6ATP. - Ở giai đoạn photphoryl hóa không vòng, để tổng hợp 12ATP, 12NADPH thì cần 12 chu kì và mỗi chu kì cần 4 photon nên tổng số có 48 photon ánh sáng. - Ở giai đoạn photphoryl hóa vòng, để tổng hợp 6ATP cần 3 (6/2) chu kì, mỗi chu kì cần 2 photon ánh sáng nên tổng cộng cần 6 photon ánh sáng. Như vây, ở thực vật C3, cần 54 mol photon ánh sáng để tổng hợp 1mol glucozơ. - Cần sử dụng 6 phân tử CO2, 18 phân tử ATP, 12 phân tử NADPH. - Em hãy cho biết tên các con đường A, B, C + A lên men. + B hô hấp hiếu khí + C hô hấp kị khí. - Phân biệt các con đường trên về điều kiện xảy ra, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm tạo thành. Hô hấp kị khí Hô hấp hiếu khí Lên men ĐK: kị khí (k0 có ĐK. hiếu khí (có ô xi) ĐK. kị khí (k0 có ô xi) ô xi) Chất nhân e cuối Chất nhận e cuối cùng là + Chất e- cuối cùng là 1 chất vô ô xi phân tử cùng là chất hữu 2cơ (NO 3; SO ..) cơ Tạo sản phẩm Chất HC được ôxi hoá - Tạo sản phẩm trung gian và tạo hoàn toàn tạo sản phẩm trung gian, tạo ra ít năng lượng CO2, H2O, ATP; năng ít năng lượng ATP ATP lượng sinh ra nhiều nhất . a. Xác định bộ NST của loài trên và cho biết tên loài. - Số thể định hướng tạo thành = 15 x 3 = 45 - Theo đề, ta có: ∑NST thể định hướng = số thể định hướng x n = 45 x n = 1755 → n = 39 Suy ra bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 39 . 2 = 78 là loài Gà b. Xác định số NST có trong các tinh trùng của gà - Số tinh trùng tạo thành = 4 x 4 = 16 - Số NST tinh trùng = 16 . n = 16 . 39 = 624 (NST) 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,75 0,75 2,25 1,5 1,0 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: a. Tại sao nước đá lại nổi trong nước thường và ở các nước vùng lạnh thì động vật thủy sinh vẫn tồn tại bình thường? b. So sánh cacbohidrat và lipit về: cấu tạo, tính chất, vai trò? c. Hãy phân biệt m-ARN, t-ARN, r-ARN về cấu trúc? Từ đặc điểm về cấu trúc của các loại ARN hãy dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi loại trong tế bào? Giải thích? Câu 2: a. Vì sao khi các tế bào bị nhiễm độc làm mất chức năng bộ máy Gôn gi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô? b. Tại sao bào quan lizôxom lại không bị phá huỷ bởi chính các enzim chứa trong nó? Tế bào nào có ít lizôxôm nhất? Ở loại tế bào này nếu lizôxôm bị vỡ sẽ dẫn đến hậu quả gì? Câu 3: a. Sơ đồ sau thể hiện một con đường chuyển hóa các chất trong tế bào: Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường? Giải thích? b. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa enzim pepsin vào môi trường ruột non và đưa enzim tripsin vào dạ dày? Câu 4: a. Em hãy chứng minh rằng trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng được giải phóng dần dần qua từng giai đoạn khác nhau chứ không giải phóng ồ ạt ngay một lúc? b. Tính năng lượng ATP, NADPH, FADH thu được trong mỗi giai đoạn và toàn bộ của quá trình hô hấp khi oxi hóa hết 360 g Glucozơ? Câu 5: Nêu sự khác nhau trong chuỗi chuyền điện tử xảy ra trên màng tilacôít của lục lạp và trên màng ti thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào? Phân biệt chiều khuyếch tán của H+ ở ti thể và lục lạp qua ATPaza? Câu 6: Ở cơ thể người, loại tế bào nào không có nhân, loại tế bào nào có nhiều nhân? Trình bày quá trình hình thành tế bào không có nhân, tế bào nhiều nhân từ tế bào một nhân? Câu 7: Trình bày thí nghiệm muối chua rau quả ? Để dưa ngon, khi muối dưa chúng ta phải chú ý điều gì? Tại sao? Vì sao không nên để dưa quá lâu? Câu 8: Một xí nghiệp vịt giống trong 1 lần ra lò đã thu được 10800 vịt con. Biết hiệu suất thụ tinh là 100%. Đàn vịt giống được xác định là hoàn toàn khỏe mạnh và tỉ lệ nở so với trứng có phôi là 90%. Hãy xác định: 1. Số lượng tế bào sinh tinh và số lượng tế bào sinh trứng để tạo nên đàn vịt này? 2. Số lượng NST bị tiêu biến trong các thể định hướng? (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Thang Câu Nội dung điểm Câu 1 Câu 2 a. Tại sao nước đá lại nổi trong nước thường và ở các nước vùng lạnh thì động vật thủy sinh vẫn tồn tại bình thường? - Trong nước thường, các liên kết H luôn được bẻ gãy và tái tạo liên tục, khoảng trống nhỏ. Trong nước đá các liên kết H luôn bền vững và khoảng cánh giữa các phân tử nước xa hơn, khoảng trống rộng hơn làm giảm khối lượng riêng nên nước đá nhẹ hơn nước thường. - Khi nước đóng băng (00C) nổi lên phía trên và có tác dụng cách nhiệt cho lớp nước phía dưới, do vậy các loài động vật thủy sinh vẫn có thể sinh trưởng bình thường ở lớp nước phía dưới các lớp băng. b. So sánh cacbohidrat và lipit về: cấu tạo, tính chất, vai trò? So sánh cacbohidrat và lipit về: cấu tạo, tính chất, vai trò? Giống: + đều cấu tạo từ C, H, O. + đều cung cấp năng lượng cho tế bào. Khác: ĐẶC ĐIỂM CACBOHIDRAT LIPIT SO SÁNH Cấu trúc hóa - Tỉ lệ: H, O = 2 : 1 - Tỉ lệ O ít hơn học - Liên kết glicôzit - Liên kết este Tính chất Tan nhiều trong nước, dễ Kị nước, khó phân phân hủy. hủy. Vai trò Đường đơn: cung cấp năng Cấu trúc MSC, là lượng, cấu trúc … thành phần của Đường đa: dự trữ NL, cấu HM, VTM, dự trữ trúc, kết hợp với protein,… NL,.. 0,5 0,5 0,5 0,75 c. Phân biệt m-ARN, t-ARN, r-ARN về cấu trúc? Dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi loại trong tế bào? Giải thích? 0,5 - m ARN có cấu trúc mạch thẳng, tARN có cấu trúc xoắn tạo ra những tay và thuỳ tròn một trong các thuỳ tròn có mang bộ ba đối mã. - rARN cũng có cấu tạo xoắn tương tự như tARN nhưng không có 0,25 các tay, các thuỳ, có cố cặp nu liên kết bổ sung nhiều hơn. 0,75 - Thời gian tồn tại trong tế bào của rARN là lớn nhất, ít nhất là của mARN vì rARN có nhiều liên kết hiđrô hơn cả và được liên kết với protein nên khó bị enzim phân huỷ tiếp theo là tARN, mARN không có cấu tạo xoắn không có liên kết hiđrô nên dễ bị enzim phân huỷ nhất. a. Vì sao khi các tế bào bị nhiễm độc làm mất chức năng bộ máy Gôn gi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô? - Khi các tế bào bị nhiễm độc làm mất chức năng bộ máy Gôn gi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô, vì: + Bộ máy Goongi có vai trò lắp ráp protein và glucozơ thành sợi Câu 3 Câu 4 glicoprotein và được phân phối đến chất nền ngoại bào + Tại chất nền ngoài bào, sợi glicoprotein kết hợp với các chất vô cơ, hữu cơ khác có vai trò liên kết các tế bào lại với nhau tạo nên các mô. + Bộ máy Goongi hỏng nên không thể lắp ráp protein và glucozơ thành sợi glicoprotein có chủ yếu trong chất nền ngoại bào để thu nhận thông tin, liên kết các tế bào lại với nhau tạo nên các mô. b. Tại sao bào quan lizôxom lại không bị phá huỷ bởi chính các enzim chứa trong nó? Tế bào nào có ít lizôxôm nhất? Ở loại tế bào này nếu lizôxôm bị vỡ sẽ dẫn đến hậu quả gì? - Lizôxom không bị phá huỷ bởi các enzim trong nó vì: màng lizzôxom có lớp glicôproteit phủ phía trong. - Tế bào có ít lizoxom nhất + Tế bào có ít lizôxôm nhất: Tế bào phôi + Tế bào có ít lizôxôm bị vỡ khi PH = 7,2 -> tế bào bị hủy hoại a. Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường? - Chất G dư thừa → các phản ứng (C → D), (C → E) sẽ giảm → Cơ chất C dư thừa - Chất F dư thừa → phản ứng (C → E) sẽ giảm → Cơ chất C dư thừa - Chất C dư thừa → phản ứng (A → B) sẽ giảm → Cơ chất A dư thừa - Chất A dư thừa → phản ứng (A → H) sẽ tăng → Chất H tăng - Chất H tăng → phản ứng (H → K) sẽ tăng → Chất K tăng b. Nếu đưa enzim pepsin vào môi trường ruột non (độ pH = 8) và đưa enzim tripsin vào dạ dày (độ pH = 2) thì cả 2 enzim này đều bị biến tính vì độ pH ở mỗi loại môi trường không thích hợp cho hoạt động của mỗi enzim. - Enzim pepsin chỉ hoạt động thích hợp ở độ pH: 1- 4; hoạt động tối ưu ở đô pH: 1,5 – 2 (axit mạnh) - Enzim tripsin chỉ hoạt động thích hợp ở độ pH: 6 – 10; hoạt động tối ưu ở độ pH: 8 – 9 (kiềm nhẹ) a. Quá trình hô hấp tế bào, năng lượng được giải phóng dần dần qua từng giai đoạn khác nhau chứ không giải phóng ồ ạt ngay một lúc? - Hô hấp tế bào gồm ba giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron. - Năng lượng ATP được giải phóng dần dần quan ba giai đoạn đó, giai đoạn chuỗi chuyền electron giải phóng nhiều năng lượng nhất. Ví dụ: Nguyên liệu hô hấp là 1 phân tử glucôzơ thì năng lượng giải phóng qua các giai đoạn như sau: - Đường phân: giải phóng 2 ATP. - Chu trình Crep: giải phóng 2 ATP. - Chuỗi chuyền electron giải phóng 34 ATP. 0,75 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 b. Tính năng lượng ATP, NADPH, FADH thu được trong mỗi giai đoạn và toàn bộ của quá trình hô hấp khi oxi hóa hết 360 g Glucozơ? -1mol C6H12O6 + 6 mol O2 → 6mol CO2 + 6mol H2O 0,5 - Số mol Glucozơ tham gia quá trình hô hấp : 360/180 = 2mol - Giai đoạn đường phân: 1 glucozơ (C6H12O6) 2ATP 2 A.Pyruvic (C3H4O3) 4 ADP + 4 Pi → 4 ATP (còn lại 2 ATP, vì mất 2ATP cho hoạt hóa Glucozơ) 2 NAD+ + 4 H+ + 4e- → 2NADH + 2H+ + 2e0,75 1 mol Glucozơ thu được 2ATP → 2 mol Glucozơ thu được 4ATP 1 mol Glucozơ thu được 2NADPH → 2 mol Glucozơ thu được 4NADPH 1 mol Glucozơ thu được 0FADH → 2 mol Glucozơ thu được 0FADH - Chu trình Crep : + Chu trình Krebs (có ô xi thì axit pyruvic từ tế bào chất mới đi vào trong chất nền ti thể): 2A.Pyruvic (3C) → 2 Axetyl CoA(2C) + 2 CO2 2 NAD+ + 4 H+ + 4e- → 2NADH + 2H+ + 2e2 Axetyl CoA(2C) → chu trình Krebs: 2 Axetyl CoA(2C) → 4CO2 2ADP + 2 Pi → 2 ATP 6 NAD+ + 12H+ + 12e- → 6 NADH + 6H+ + 6e2 FAD+ + 4H+ + 4e- → 2 FADH + 2H+ + 2e0,75 1 mol Glucozơ thu được 2ATP → 2 mol Glucozơ thu được 4ATP 1 mol Glucozơ thu được 8NADPH → 2 mol Glucozơ thu được 16NADPH 1 mol Glucozơ thu được 2FADH → 2 mol Glucozơ thu được 4FADH - Chuỗi chuyền điện tử: NADH, FADH Chuỗi chuyền electron (10 x 3 + 2 x2)ATP = 34 ATP Xytocrom: a, b … Câu 5 24H+ + 24e- + 6O2 = 12H2O (mất 6 phân tử H2O trong chu trình Crep cho các quá trình phân giải). 1 mol Glucozơ thu được 34ATP → 2 mol Glucozơ thu được 68ATP 0,75 1 mol Glucozơ thu được 0NADPH → 2 mol Glucozơ thu được 0NADPH 1 mol Glucozơ thu được 0FADH → 2 mol Glucozơ thu được 0FADH a. Điểm khác : Chuỗi chuyển điện tử trên Chuỗi chuyền điện tử trên màng tilacốit màng ti thể 0,25 + electron đến từ Diệp lục + eletron đến từ các chất hữu cơ + Năng lượng có nguồn gốc từ + NL có nguồn gốc từ chất hữu 0,25 ánh sáng cơ. 0,25 + Electron cuối cùng được NADP+ thu nhập thông qua PSI và PSII + Chất nhận e- cuối cùng là O2 b. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế Câu 6 Câu 7 nào? - Năng lượng được dùng để chuyển tải các ion H+ qua màng, khi dòng H+ được vận chuyển qua ATP - syntetaza; ATP - syntetaza tổng hợp ATP từ ADP. c. Phân biệt chiều khuyếch tán của H+ ở ti thể và lục lạp qua ATPaza? + Ở ti thể: H+ khuyếch tán qua ATPaza từ khoảng gian màng vào chất nền ti thể + Ở lục lạp: H+ khuyếch tán từ xoang tylacoit ra chất nền lục lạp. a. Ở cơ thể người, loại tế bào nào không có nhân, loại tế bào nào có nhiều nhân? - Tế bào hồng cầu là tế bào không nhân, tế bào gan, bạch cầu, cơ là Tb có nhiều nhân. b. Quá trình hình thành tế bào không có nhân, tế bào nhiều nhân từ tế bào một nhân: - Quá trình hình thành tế bào hồng cầu (không nhân): hồng cầu đươc sinh ra từ tế bào tủy xương (tế bào có 1 nhân). Trong quá trình chuyên hóa về cấu tạo để thực hiện chức năng, hồng cầu ở người đã mất nhân (tạo khoảng không gian chứa oxi, không tiêu tốn ATP), bào quan lizoxom đã thực hiện tiêu hóa nội bào phân giải nhân của tế bào hồng cầu. - Quá trình hình thành tế bào gan, bạch cầu, cơ (nhiều nhân) : cá tế bào nhiều nhân này được hình thành từ tế bào có một nhân thông qua quá trình nguyên phân. Ở kì cuối của nguyên phân, nếu màng nhân xuất hiện nhưng màng tế bào không eo lại (tế bào chất không tiến hành phân chia) thì sẽ hình thành một tế bào có 2 nhân. Tế bào 2 nhân tiếp tục nguyên phân nhưng mang sinh chất không eo lại thì hình thành tế bào 4 nhân. Quá trình diễn ra như vậy cho đên khi hình thành tế bào nhiều nhân. a. Trình bày thí nghiệm muối chua rau quả - Cách tiến hành:+ rau cắt, phơi đổ ngập nước muối 5-6%nén chặt, đậy kín 28-300C. - Quan sát hiện tượng: Màu xanh của rau vàng, vị chua nhẹ, thơm. - Giải thích hiện tượng: + PT: Vi khuẩn láctic Glucozơ Axitlactic + Do chênh lệch nồng độ chất giữa trong và ngòai tế bào  nước di chuyển từ trong ra ngòai cân bằng sự chênh lệch nồng độ giúp quá trình lên men lactic xảy ra. - Kết luận: Rau, quả đã biến thành dưa chua. b. Để dưa ngon, khi muối dưa chúng ta phải chú ý điều gì? - Phải phơi rau ở nơi nắng nhẹ hoặc thoáng mát để giảm lượng nước trong dưa (có nghĩa tăng lượng đường trong dưa). Nếu trời lạnh thì 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,75 cho nước ấm, bổ sung thêm đường để làm thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lactic (đảm bảo lượng đường trong rau trên 5-6%). - Thêm một ít nước dưa cũ thì dưa nhanh chua hơn vì nước dưa cũ Câu 8 cung cấp các vi khuẩn lactic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic phát triển. Bổ sung thêm hành (tỏi, giềng) vào cùng nguyên liệu ban đầu tạo điều kiện lên men lactic được nhanh hơn. - Tạo điều kiện yếm khí cho dưa bằng cách cho ngập toàn bộ dưa trong nước muối để vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế phát triển của vi khuẩn lên men thối. 0,5 c. Vì sao? Vì sao không nên để dưa quá lâu? - Dưa sẽ bị khú do hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic. Lúc đó một loại nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp, làm giảm hàm lượng lactic. Hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được do đó làm khú dưa. 2,0 1. Số lượng tế bào sinh tinh và số lượng tế bào sinh trứng để tạo nên đàn vịt này? - Số lượng hợp tử hình thành: 10800.100/90 = 12000 (hợp tử) - Có 12000 hợp tử → có 12000 tinh trùng, 12000 tế bào trứng thụ tinh - Số lượng tế bào sinh tinh: 12000/4 = 3000 (tế bào) 1,0 - Số lượng tế bào trứng: 12000/1 = 12000 (tế bào) 2. Số lượng NST bị tiêu biến trong các thể định hướng? - 1 tế bào sinh trứng qua giảm phân tạo ra 1 tế bào trứng và 3 thể định hướng. - Số NST trong các thể định hướng: 12000.3.40 = 1440000 (NST) SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: a. Dựa vào cơ sở nào mà Whittaker và Margulis đã phân chia sinh vật thành 5 giới? Tại sao nấm nhầy lại không thuộc giới Nấm? b. Sự khác nhau giữa giới thực vật và giới động vật? c. Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, tế bào thần kinh ra khỏi cơ thể thì chúng có thể tồn tại được không? Câu 2: Tính linh hoạt của màng tế bào được thể hiện như thế nào? Tính linh hoạt của màng tế bào có ý nghĩa gì trong hoạt động sống của tế bào? Câu 3: Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép phôtpholipit) với màng sinh chất, người ta dùng glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi qua màng nào? Giải thích? Câu 4: Bạn Nam đã đặt 3 ống nghiệm sau: Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi. Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng. Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 370C- 400C. a. Theo em, bạn Nam muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Nếu bạn Nam quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống nghiệm trên? Câu 5: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của một loại vi khuẩn người ta nuôi cấy trong môi trường dịch thể ở 3 ống nghiệm chứa các thành phần khác nhau: - Ống nghiệm 1: các chất vô cơ đã biết rõ về thành phần, hàm lượng + 10 g đường glucozơ. - Ống nghiệm 2: các chất vô cơ đã biết rõ thành phần, hàm lượng + 10 g đường glucozơ + 300 ml nước chiết thịt bò. - Ống nghiệm 2: các chất vô cơ đã biết rõ thành phần, hàm lượng + 10 g đường glucozơ + 300 ml nước chiết thịt bò + KNO3 Sau khi nuôi ở nhiệt độ thích hợp, kết quả thu được như sau: - Ở ống nghiệm 1: vi khuẩn không phát triển - Ở ống nghiệm 2: vi khuẩn phát triển ở toàn bộ ống nghiệm - Ở ống nghiệm 3: vi khuẩn phát triển ở toàn bộ ống nghiệm a. Môi trường trong các ống nghiệm 1, 2, 3 là loại môi trường gì? b. Nước chiết thịt bò có vai trò gì đối với vi khuẩn trên? c. Kiểu hô hấp của vi khuẩn trên là gì? Câu 6: Tế bào động vật có những điểm kiểm soát nào? Với vai trò gì? Nguyên nhân của việc ách lại ở các điểm chốt? Câu 7: Mạch thứ nhất cùa gen có G = 75, hiệu suất giữa X với T bằng 10% số Nuclêotit của mạch. Ở mạch thứ hai, hiệu số giữa T và G bằng 10% số nuclêotit của mạch, hiệu số giữa G và X bằng 20% số nuclêotit của mạch. Hãy xác định: 1. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêotit trong mỗi mạch đơn của gen. 2. Tỉ lệ % và số lượng từng loại Nuclêotit của gen 3. Chiều dài, khối lượng, số liên kết photphodieste giữa axit và đường có trong gen trên. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Thang Câu Nội dung điểm Câu 1 Câu 2 a. Dựa vào cơ sở nào mà Whittaker và Margulis đã phân chia sinh vật thành 5 giới? Tại sao nấm nhầy lại không thuộc giới Nấm? * Cơ sở phân loại: dựa vào đặc điểm cấu tạo (nhân sơ, nhân thực; đơn bào, đa bào), đặc điểm dinh dưỡng (tự dưỡng, dị dưỡng) * Nấm nhầy không thuộc giới Nấm: - Nấm nhầy chỉ giống nấm ở phương thức sinh sản bằng bào tử, còn cấu tạo cơ thể, hình thức dinh dưỡng thì khác với nấm mà lại giống nguyên sinh vật. +Trong giai đoạn dinh dưỡng, chúng không có vách tế bào và chúng hấp thu chất dinh dưỡng hay lấy thức ăn theo kiểu amip (pha đơn bào); tương tự như kiểu dinh dưỡng của nguyên sinh động vật. + Tuy nhiên, chúng thành lập vách celluloz trong giai đoạn sinh sản, và tạo bào tử có vách bên trong bào tử phòng, và như thế thì giống với Nấm. b. Sự khác nhau giữa giới thực vật và giới động vật? Đặc điểm so sánh Giới thực vật Giới động vật Cấu tạo tế bào Có vách xenlulozo, K0 có vách lục lạp xenlulozo, lục lạp Kiểu dinh dưỡng Tự dưỡng Dị dưỡng Khả năng di chuyển Sống cố định Có khả năng di chuyển Khả năng phản ứng Chậm Nhanh Hô hấp Hô hấp nội bào Hô hấp ngoại bào, nội bào 0,5 0,5 0,25 0,25 1,0 c. Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, tế bào thần kinh ra khỏi cơ thể thì chúng có thể tồn tại được không? 0,5 - Cơ thể được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, các tế bào và mô tương tác với nhau và với môi trường nên có những đặc điểm nổi trội cho thế giới sống như : chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động. - Tế bào cơ tim, mô cơ tim, tế bào thần kinh ra khỏi cơ thể thì chúng 0,5 mất sự tương tác với nhau và với môi trường cần thiết cho sự sống nên chúng không thể tồn tại. a.Tính linh hoạt của màng tế bào *Tính linh hoạt của lớp kép lipid: 0,75 - Do cấu trúc kép của lớp đôi lipid làm cho các phân tử bên trong màng luôn luôn di chuyển => giới hạn bề dày của màng. - Lipid có thể di chuyển do chuyển động nhiệt  cho phép thấm nhanh qua màng những chất có kích thước phân tử nhỏ. =>Tính linh hoạt cho phép protein màng khuếch tán nhanh qua lớp kép lipid & tác động lẫn nhau => Màng có thể gắn với màng khác & kết hợp các phân tử với nhau  đảm bảo các phân tử trên màng Câu 3 Câu 4 Câu 5 được phân phối bằng nhau giữa các tế bào con khi tế bào phân chia. - Ở tế bào động vật, có nhiều phân tử cholesterol ngắn, không linh động, nằm xen trong đuôi kỵ nước không bảo hoà  làm màng cứng hơn & kém thấm. *Tính linh hoạt của các protein màng: - Protein thực hiện phần lớn các chức năng của màng. - Protein màng vận chuyển các chất dinh dưỡng, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất, các ion. - Protein màng là nơi nhận tín hiệu từ môi trường ngoài chuyển vào trong tế bào. - Protein làm nhiệm vụ như enzim xúc tác các phản ứng đặc trưng b.Ý nghĩa: - Trao đổi chất thuận lợi - Chọn lọc các chất cho qua màng  Hiệu quả trao đổi chất cao hơn - Giúp cho quá trình phân bào - Thông tin giữa các tế bào  thống nhất hoạt động Glixerol và Na+ đi qua màng nào? Giải thích? - Glixeron đi qua cả 2 màng vì glixeron là chất không phân cực có thể đi qua lớp phôtpholipit kép. - Ion Na+ chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na+ là chất tích điện nên chỉ có thể đi qua kênh prôtêin của màng sinh chất, còn màng nhân tạo không có kênh prôtêin nên không thể đi qua được. a. Theo em, bạn Nam muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? - Bạn Nam muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim có trong nước bọt (Trong nước bọt chủ yếu là enzim amilaza). b. Nếu bạn Nam quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống nghiệm trên? - Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết. - Phương pháp: + Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt pha loãng). + Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi. Ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên enzim (amilaza) mất hoạt tính và cho quỳ tím vào thì quỳ tím không đổi màu (không có axit HCl – pH gần trung tính). Ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit HCl là môi trường không thích hợp cho hoạt động của enzim trong nước bọt (enzim amilaza có hoạt tính cao ở độ pH: 6,8 – 7,2) và cho quỳ tím vào thì quỳ tím biến đổi thành màu đỏ. a. Môi trường trong các ống nghiệm 1, 2, 3 là loại môi trường gì? 1,0 1,0 2,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 - Môi trường trong ống nghiệm 1: môi trường tổng hợp vì môi trường này đã biết rõ thành phần các chất và hàm lượng của chúng. - Môi trường trong ống nghiệm 2 , 3 là môi trường bán tổng hợp vì có một số chất đã biết rõ thành phần, hàm lượng và nước thịt bò là Câu 6 Câu 7 môi trường dung chất tự nhiên chưa biết rõ thành phần, hàm lượng các chất trong nước thịt. b. Nước chiết thịt bò có vai trò gì đối với vi khuẩn trên? - Nước chiết thịt bò cung cấp các nhân tố sinh trưởng cho vi khuẩn (Môi trường trong ống nghiệm 1 không có nước chiết thịt bò nên vi khuẩn không phát triển) c. Kiểu hô hấp của vi khuẩn trên là gì? - Ở ống nghiệm 2: vi khuẩn phát triển ở mặt thoáng ống nghiệm → vi khuẩn này hô hấp hiếu khí (có o xi) - Ở ống nghiệm 3: vi khuẩn phát triển ở toàn bộ ống nghiệm → vi khuẩn này hô hấp không phụ thuộc vào oxi, lấy NO3- là chất nhận electron → VK này hô hấp kị khí. a. Tế bào động vật có những điểm kiểm soát nào? Với vai trò gì? Ở tế bào động vật có 3 diểm chốt : - Điểm chốt R ở cuối pha G1 báo hiệu các quá trình cần thiết cho sự nhân đôi của ADN và NST phải được chuẩn bị đầy đủ. Kiểm tra sửa chữa các phân tử ADN bị đột biến để tránh nhân đôi các ADN bị đột biến. - Điểm chốt G2 để báo hiệu các quá trình cần thiết cho sự phân bào phải được hoàn tất . Các quá trình đó chưa hoàn tất tế bào sẽ bị ách lại ở pha G2 để ngăn không xảy ra hư hỏng trong hệ gen. - Điểm chốt của giai đoạn M (ở kì giữa chuyển sang kì sau). Điều kiện là các quá trình tan rã màng nhân, tạo thoi phân bào, các trung tiết (tâm động) bám gắn vào thoi phân bào… thì tế bào mới chuyển sang kì sau. Nếu các quá trình trên chưa hoàn tất thì tế bào bị ách lại ở kì giữa tạo nên các tế bào đa bội, kì sau kì cuối không xảy ra. b. Nguyên nhân của việc ách lại ở các điểm chốt? - Nguyên nhân gây tế bào bị ách ở G1: phân tử ADN bị hỏng do các tác nhân phóng xạ hoặc hóa chất thì tế bào bị ách lại ở pha G1 cho đến khi các hư hỏng đó được sửa chữa . Sự ách lại ở G1 là phòng ngừa sự nhân đôi của ADN bị đột biến sẽ dẫn tới đột biến trong các tế bào con. - Điểm chốt G2 báo hiệu các quá trình cần thiết cho sự phân bào phải được thực hiện hoàn tất như: sự nhân đôi ADN, co xoắn, tăng xoắn của sợi nhiễm sắc tạo thành các sợi vi ống chuẩn bị cho sự tạo thành thoi phân bào thì tế bào mới vượt qua điểm chốt. Nếu các quá trình đó chưa được hoàn tất hoặc có xảy ra hư hỏng ADN thì tế bào bị ách lại ở pha G2. - Điểm chốt của giai đoạn M:ở kì giữa chuyển sang kì sau nếu các quá trình tan rã màng nhân tạo thoi phân bào và các trung tiết (tức tâm động) bám gắn nhiễm sắc thể vào sợi của thoi chưa hoàn tất thì tế bào bị ách lại ở kì giữa. 1. Tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại Nuclêotit trong mỗi mach 0,5 0,5 0,5 1,5 0,75 đơn: - Gọi A1, T1, G1, X1: Các loại Nuclêotit trong mạch thứ nhất A2, T2,G2 , X2 : Các loại nuclêotit trong mạch thứ hai - Theo đề ta có: X1 – T1 = 10% => T1 =X1 – 10% (1) T2 – G2 = A1 – X1 = 10% => A1 = X1 + 10% (2) G2 - X2 = X1 – G1 = 20% => G1 = X1 – 20% (3) A1 + T1 + G1 + X1 = 100% (4) Thay (1), (2), (3) vào (4) ta có : X1 + 10% + X1 – 10% + X1 – 20% + X1 = 100% Suy ra X1 = 30% - Thay vào (1) => T1 = 30% - 10% = 20%. - Thay vào (2) => A1 = 30% + 10% = 40%. - Thay vào ( 3) => G1 = 30% - 20% = 10%. Vậy tỷ lệ % và số lượng từng loại Nuclêotit trong mỗi mạch đơn của gen: Mạch 1 Mạch 2 Tỉ lệ % Số lượng A1 = T2 = 40% = ( 40: 10 ): 75 = 300 ( Nu ) T1 = A2 = 20% = ( 20 : 10 ) : 75 = 150 ( Nu ) G1 = X2 = 10% = 75 ( Nu ) X1 = G2 = 30% = ( 30 : 10 ) x 75 = ( 225 Nu 2. Tỷ lệ % số lượng từng loại Nuclêotít của gen: - Về số lượng: A = T = 300 + 150 = 450 (Nu) G = X = 75 + 225 = 300 (Nu) - Về tỷ lệ % : A = T = (40% + 20%) : 2 = 30% G = X = (10% + 30%) : 2 = 20% 3. Chiều dài, khối lượng, số liên kết phốtphođieste giữa axít và đường của gen - Chiều dài gen: (450 + 300) x 3,4 Ao = 2550 A0 - Khối lượng gen: ( 450 + 300 ) x 2 x 300 đvC = 45 x 104 đvC - Số liên kết phôtphođieste giữa axít và đường: [(450 + 300) x 2 x 2] – 2 = 2998 (lk). 0,5 0,5 0,75 1,0 0,5 0,5 0,75
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan