Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tìm hiểu dịch vụ ott

.DOCX
20
1087
74

Mô tả:

Tìm hiểu dịch vụ ott
MỤC LỤC Lời nói đầu ................................................................................................................... 2 Phần 1: Dịch vụ OTT ................................................................................................... 3 1. Tổng quan ......................................................................................................... 3 2. Khái niệm về OTT ........................................................................................... 3 3. Sự phát triển của OTT ...................................................................................... 4 4. Giao thức OTT sử dụng ................................................................................... 5 5. Các sản phẩm của công nghệ OTT .................................................................. 6 Phần 2: Truyền hình OTT ............................................................................................ 8 1. Tổng quan ......................................................................................................... 8 2. Giải pháp hệ thống OTT .................................................................................. 8 Hệ thống HeadEnd Live Streaming ............................................................. 8 Hệ thống OTT .............................................................................................. 9 Mô hình hệ thống OTT rút gọn .................................................................. 11 Mô hình Live2File ..................................................................................... 12 Truyền hình theo yêu cầu ........................................................................... 13 Hệ thống OTT thương mại hoàn chỉnh ...................................................... 14 3. Ưu, nhược điểm của truyền hình OTT ........................................................... 15 Phần 3: Hướng đi của truyền hình OTT tại Việt Nam ............................................... 17 Kết luận ...................................................................................................................... 19 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 20 1 LỜI NÓI ĐẦU Over The Top (OTT) là một khái niệm được biết đến như một hình thức phân phối các nội dung qua Internet mà không chịu sự điều khiển, quản lý, hoặc trả tiền cho nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng Internet, các nội dung OTT được cung cấp bởi một bên thứ ba chứ không phải bởi nhà cung cấp hạ tầng Internet. Do đó, người sử dụng không phải trả bất cứ một khoản phí nội dung nào cho nhà cung cấp Internet. Hình thức này đầu tiên được cung cấp bởi Netflix và Hulu trong việc cung cấp các nội dung video, audio trên Internet. OTT sau đó bùng nổ với các ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí với người dùng như Whatapp, skype, viber... OTT đang xâm lấn các ứng dụng truyền hình trên các thiết bị SmartTV, SmartBox chạy Android với các ứng dụng như: Youtube, Facebook, Picasa... Với tốc độ phát triển hạ tầng Internet như hiện nay, cộng với xu hướng giảm giá thành các thiết bị đầu cuối (TV, Box), các ứng dụng OTT trên truyền hình sẽ phổ biến trong thời gian tới. Hình 1: SmartTV với các ứng dụng OTT Vậy các Đài Truyền hình chuẩn bị gì để đón đầu xu hướng này? Đây là cơ hội và cũng là thách thức trong việc chuẩn bị và chuyển đổi cơ sở hạ tầng để cung cấp các ứng dụng, nội dung OTT đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Bài tiểu luận giới thiệu mô hình giải pháp để xây dựng, chuyển đổi và nâng cấp từ các hệ thống truyền hình Internet hiện tại sang một hệ thống sẵn sàng cho việc cung cấp các ứng dụng, dịch vụ OTT. 2 PHẦN 1: DỊCH VỤ OTT 1. Tổng quan Các dịch vụ ứng dụng đa phương tiện miễn phí trên di động thu hút hang triệu người ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Các dịch vụ này làm cho các nhà mạng trong nước lo lắng về sự cạnh tranh, chia sẻ doanh thu. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của OTT đang là xu hướng và không thể tránh khỏi và cần sự thỏa hiệp, hợp tác giữa các nhà mạng và các doanh nghiệp OTT. Xu hướng sử dụng OTT đang lan tỏa , thể hiện qua lượng người dùng tăng chóng mặt. Trên thế giới một số ứng dụng OTT thành công có thể kể đến như Line, ra mắt vào tháng 6- 2011 đã nhanh chóng lan tỏa đến 231 quốc gia và chỉ mất hơn 19 tháng để vượt con số 100 triệu người dùng. Hay như Viber, một công ty nhỏ của Israel tuyên bố chạm mốc 175 triệu người với chỉ sau 12 tháng ra mắt…. Tính riêng ở Việt Nam mỗi ngày dịch vụ OTT của viber nhận thêm 20.000 người dùng mới , con số tăng them trong tháng 2 năm 2013 là 500.000 người, đạt tổng cộng là 3,5 triệu người dùng. Hay nhưng dịch vu OTT Line mới xuất hiện ở Việt Nam năm 2012 mà năm 2013 đã có hơn 1 triệu người dùng. Nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là hạ tầng mạng viễn thông đã phát triển rất mạnh và hiệu quả trong thời gian vừa qua, đáp ứng tốt nhu cầu truyền thông đa phương tiện. thêm vào đó là lượng người sử dụng điện thoại di động thông minh ngày càng gia tăng, tạo nên một thị trường lớn cho các ứng dụng đa phương tiện miễn phí. 2. Khái niệm về OTT Là thuật ngữ để chỉ các ứng dụng và các nội dung như âm thanh, video được cung cấp trên nền tảng Internet và không một nhà cung cấp hoặc bất kỳ cơ quan nào có thể can thiệp vào. Là giải pháp cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên nền tảng Internet Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) có thể nhận biết được sự tồn tại của những nội dung OTT này thông qua các gói dữ liệu nhưng không thể kiểm soát được nội dung bên trong và không chịu trách nhiệm về chúng (chi phí, bản quyền,...). Điều này trái ngược với các dịch vụ tính phí trước đây, chẳng hạn xem truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh phải trả tiền cho nhà cung cấp tín hiệu truyền hình hoặc xem IPTV phải thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ Internet, gọi điện thoại, nhắn tin phải trả cước cho nhà mạng. 3 Về cơ bản, các dịch vụ hoặc ứng dụng OTT là những dịch vụ trên Internet mà không phải do các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trực tiếp đưa đến. Tất nhiên, đối với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông/ ISP, điểm đáng lưu tâm nhất của một ứng dụng hoặc dịch vụ OTT là người dùng không phải trả tiền cho họ. 3. Sự phát triển của OTT Những năm 2008 và 2009, thuật ngữ "ứng dụng/dịch vụ OTT" chủ yếu được áp dụng cho các dịch vụ video như Netflix hay Hulu. Vào thời điểm đó, một số nhà cung cấp dịch vụ lớn của Mỹ như Comcast và AT&T đã tung ra dịch vụ video theo yêu cầu và gặp phải sự thách thức từ Netflix và Hulu. Các công ty này đã đưa đến những dịch vụ OTT thông qua kết nối Internet mà không cần bất kỳ sự tương tác nào với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (cũng như không tạo ra bất kỳ khoản chi phí nào cho người dùng). Sau đó, OTT được áp dụng cho một loạt các ứng dụng nhắn tin, thay thế cho các dịch vụ nhắn tin SMS tốn phí truyền thống do các công ty viễn thông cung cấp. WhatsApp, Apple iMessage, BlackBerry Messenger (BBM), TU Me... và hàng trăm hàng trăm ứng dụng khác thi nhau xuất hiện. Một vài người thậm chí còn xếp Twitter và Facebook vào dạng ứng dụng này. Hệ quả tất yếu của "sự xâm lăng" này là doanh thu của các công ty viễn thông bị suy giảm nghiêm trọng. Công ty phân tích và nghiên cứu thị trường Ovum đã ước tính sự suy giảm này lên đến 13,9 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2011. Gần đây, ý nghĩa của thuật ngữ OTT đã được mở rộng hơn, áp dụng cho bất kỳ nhà cung cấp nội dung nào. Điểm mấu chốt của tất cả điều này là các ứng dụng/dịch vụ OTT không đến từ các công ty viễn thông truyền thống hoặc các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các công ty viễn thông và ISP chỉ đơn thuần là các nhà cung cấp kết nối IP mà các ứng dụng OTT hoạt động trên đó. Hiểu nôm na, các công ty viễn thông và ISP chỉ đơn thuần là những "ống dẫn to béo và ngốc nghếch". Một vài công ty viễn thông và ISP đã nhận thấy những gì đang xảy ra và cố gắng để trở thành "ống dẫn to béo nhất" trên mạng, cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể. Một số tung ra các ứng dụng/dịch vụ OTT riêng không giới hạn đối với cơ sở khách hàng của mình. Một vài các công ty viễn thông khác thì lại cố gắng gia nhập Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) nhằm điều tiết các ứng dụng OTT và các nhà cung cấp thông qua Hội nghị Thế giới về Viễn thông quốc tế (WCIT). Họ hy vọng WCIT sẽ là một 4 phương tiện để khôi phục lại doanh thu của mình và bằng cách nào đó bắt đầu tính phí đối với các nhà cung cấp OTT. 4. Giao thức OTT sử dụng So với công nghệ truyền tải truyền thống IPTV là RTSP và UDP thì OTT sử dụng giao thức truyền tải HTTP. Vậy tại sao HTTP lại được lựa chọn cho OTT?  HTTP có thể làm việc trên bất kỳ mạng nào, điều này đối lập với IPTV khi yêu cầu mạng multicast.  Công nghệ điều khiển luồng thích nghi của HTTP cho phép khách hàng tải nhiều mức chất lượng khác nhau để phù hợp với các thiết bị đầu cuối khác nhau.  Sử dụng giao thức HTTP trên nền web có chi phí rẻ hơn và triển khai đơn giản hơn.  HTTP không yêu cầu các server lưu trữ dữ liệu trung gian.  HTTP có khả năng đáp ứng đa định dạng để phù hợp với tất cả các thiết bị đầu cuối sử dụng dịch vụ OTT như: PC, máy tính bảng, điện thoại, SmartTV, SmartBox. Các định dạng bao gồm: Microsoft Smooth Streaming (MSS); Apple HTTP live Streaming (HLS); Adobe HTTP dynamic Streaming (HDS); MPEG-DASH. Hình 2: Khả năng của OTT đáp ứng đa định dạng 5 5. Các sản phẩm của công nghệ OTT  OTT là những phần mềm nhắn tin, chát miễn phí như Line, Nimbuzz, Tango, KakaoTalk, WhatsApp... đang thu hút sự chú ý đặc biệt thời gian gần đây khi đều đạt tốc độ phát triển thần kỳ. Hình 3: Ứng dụng nhắn tin WhastsApp  OTT cũng được áp dụng cho các ứng dụng VoIP như Skype, FaceTime của Apple, Viber, Voxer, Viber, Tango… Hình 4: Ứng dụng VoIP Viber 6  Truyền hình OTT, là giải pháp dịch vụ truyền hình qua internet, có cách thức vận hành tương tự các ứng dụng nhắn tin OTT đang rất thu hút người dùng thiết bị số. Hình 5: Ứng dụng MyTV của VNPT 7 PHẦN 2: TRUYỀN HÌNH OTT 1. Tổng quan Truyền hình OTT là giải pháp dịch vụ truyền hình qua internet, có cách thức vận hành tương tự các ứng dụng nhắn tin OTT đang rất thu hút người dùng thiết bị số. Để sử dụng, người dùng chỉ cần máy tính, smartphone hoặc smartTV/AndroidTV kết nối với một đường truyền ổn định. Với lợi thế độ phủ rộng, tính tương tác cao, truyền hình OTT đang được nhiều nhà cung cấp hạ tầng mở rộng đầu tư, cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo như: phim, game show, clip yêu cầu, truyền hình xem lại, karaoke... Các chuyên gia nhận định phương thức này sẽ là xu hướng cập nhật tin tức và giải trí của người dùng trong vài năm tới. 2. Giải pháp hệ thống OTT Hệ thống HeadEnd Live Streaming Một hệ thống Live Streaming (IPTV) cơ bản có thể được mô tả trong Hình 6. Hình 6: Mô hình IPTV cơ bản 8 Hình 7: Một hệ thống IPTV thương mại Trong đó, trung tâm của hệ thống sử dụng một bộ mã hóa (Streaming Encoder – ViaMotion Streamer) có chức năng mã hóa tín hiệu từ các nguồn khác nhau (camera, đầu thu,...) tạo thành các dòng truyền tải trên nền IP. Tại phía thu, người sử dụng sẽ dùng một bộ thu (STB) để giải mã dòng truyền tải này và hiển thị lên màn ình (TV, PC). Đây là mô hình hệ thống cơ bản về nguyên tắc, trên thực tế có thể phức tạp hơn như trong Hình 7. Hệ thống OTT Do đặc điểm của hệ thống đáp ứng đa định dạng, so với IPTV, hệ thống OTT có thêm các server đóng gói và format định dạng phía sau Encoder. 9 Hình 8: Hệ thống OTT Hình 9: Server định dạng luồng live stream Hình 10: Server định dạng offline stream 10 Hình 11: Server điều khiển luồng TS Trong đó:  Viamotion Live Packager: Server định dạng và đóng gói dữ liệu từ luồng MBTS trực tiếp của các chương trình live, ví dụ: VTV1, VTV2,...  Viamotion Offline Packager: Server định dạng và đóng gói dữ liệu video MP4 cho các ứng dụng video theo yêu cầu, ví dụ phim, nhạc,...  Viamotion Streamer: hoạt động như bộ MŨ và bộ điều khiển dòng TS, cho phép thay đổi tốc độ và định dạng dòng TS một các linh hoạt, phù hợp với từng loại thiết bị đầu cuối. Mô hình hệ thống OTT rút gọn Như đã mô tả ở bên trên, so với hệ thống IPTV, hệ thống OTT cần dược bổ xung 3 server có vai trò đóng gói và định dạng dữ liệu tương thích với các thiết bị đầu cuối của khách hàng khác nhau. Thông thường, để chuyên biệt hóa vai trò và chức năng thì 3 server trên là độc lập riêng rẽ. Trong thực tế triển khai ấp dụng nó như mô hình trong Hình 8 sẽ cần 6 server (3 server chạy, 3 server standby). Tuy nhiên nếu muốn đơn giản hóa triển khai và tiết kiệm chi phí có thể gộp 3 server trên thành một server duy nhất. Điều này có nghĩa các bộ live/offline packager + streamer được cài đặt như một module phần mềm trên server. Vì vậy, khi áp dụng mô hình trong Hình 8 ta chỉ cần triển khai 2 server thay vì 6 server, sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí phần cứng và điện năng tiêu thụ trong quá trình vận hành. 11 Hình 12: Giải pháp triển khai trên một server Mô hình Live2File OTT có nhiều ứng dụng trong truyền hình, tuy nhiên trong phần này chúng tôi giới thiệu những ứng dụng trên mô hình Live2File có thể làm thay đổi thói quen sử dụng truyền hình của người dùng so với trước đây. Mô hình Live2Live được mô tả trong Hình 13. Hình 13: Mô hình Live2File 12 Hình 14: Ví dụ về dịch vụ Catch-up của kênh truyền hình Sky Trong mô hình này, server trong hệ thống OTT sẽ chứa một bộ đệm (bufer) đủ lớn để chuyển đổi dữ liệu các chương trình trực tiếp (VTV1, VTV2,...) thành các file video được lưu dữ trong hệ thống. Điều này cho phép bạn dễ dàng xem lại bất kỳ chương trình truyền hình nào đã phát trước đó mà không cần phải chờ Đài truyền hình phát lại. Giả sử có trận bóng đá hấp dẫn lúc 15h trên VTV3, nhưng đó lại là thời gian trong giờ làm việc không xem được., tuy nhiên hệ thống OTT đã lưu nó như một file trong bộ đệm và người dùng có thể xem lại bất kỳ lúc nào sau khi hết giờ làm việc. Dịch vụ này được gọi là Catch-up. Cũng dựa trên mô hình Live2File, ứng dụng dạng timeshift như: tạm dừng (pause), xem trước (start over),... có thể dễ dàng triển khai đối với các kênh VTV1, VTV2,... Truyền hình theo yêu cầu Việc xem các bộ phim theo yêu cầu sử dụng PC, Laptop kết nối Internet đã không còn xa lạ gì với người dùng. Tuy nhiên, thực hiện việc này trên truyền hình còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Với mô hình hệ thống OTT như trên có thể dễ dàng triển khai dịch vụ này. 13 Hình 15: Mô hình hệ thống OTT với dịch vụ truyền hình theo yêu cầu Hình 16: Ví dụ về giao diện ứng dụng truyền hình theo yêu cầu Hệ thống OTT thương mại hoàn chỉnh Ngoài những thành phần chính, một hệ thống OTT thương mại hoàn chỉnh cần bổ xung thêm các thành phần sau (Hình 17): Phần mềm điều khiển, giám sát: giúp đỡ người vận hành dễ dàng giám sát và điều khiển hệ thống. Phần mềm bảo mật nội dung (DRM): giúp xác thực và bảo vệ các nội dung OTT khỏi truy cập không bản quyền từ bên ngoài. Phần mềm giám sát và quản lý khách hàng: giúp xác thực người dùng, quản lý tài khoản truy cập, phân tích thói quyen và nhu cầu người dùng. 14 Hệ thống tính cước: kiểm tra, xác thực và tính chi phí của người dùng hàng tháng hoặc trên mỗi nội dung truy cập. Hình 17: Hệ thống OTT thương mại hoàn chỉnh 3. Ưu, nhược điểm của truyền hình OTT Với tính năng ưu việt, truyền hình OTT - truyền hình qua Internet không phụ thuộc vào mạng lưới, có thể tương tác với người dùng và mang tính cá nhân hóa cao. Truyền hình OTT có thể sử dụng nhiều thiết bị, phục vụ các yêu cầu khác nhau và không bị giới hạn về thời gian, không gian. Đối với người sử dụng những đặc điểm nổi bật của dịch vụ là có thể xem theo yêu cầu, tính cá nhân hóa cao, xem trên nhiều thiết bị, xem mọi lúc mọi nơi, tương tác, chia sẻ, tặng, bình luận,... Đối với nhà cung cấp dịch vụ này có đặc điểm là độ phủ dịch vụ rộng, triển khai nhanh, chi phí thấp hơn nhiều so với dịch vụ truyền thông, cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo.Với tính năng ưu việt, truyền hình OTT - truyền hình qua Internet không phụ thuộc vào mạng lưới, có thể tương tác với người dùng và mang tính cá nhân hóa cao. Truyền hình OTT có thể sử dụng nhiều thiết bị, phục vụ các yêu cầu khác nhau và không bị giới hạn về thời gian, không gian. 15 Hình 18: Truyền hình OTT và các phương thức truyền hình khác Tuy nhiên, khi cài đặt phần mềm OTT trong thiết bị cầm tay, người dùng buộc phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc: Chấp nhận cho đồng bộ danh bạ đồng nghĩa với việc dễ lộ các thông tin, số điện thoại cá nhân lưu trong máy; ngoài ra từ đó cũng mặc định phải nhận những tin nhắn quảng cáo. Hơn nữa chất lượng của truyền hình OTT cũng phụ thuộc vào mạng internet đang sử dụng. Nếu tốc độ đường truyền internet không cao khi xem dễ xảy ra tình trạng lag, giật, gây khó chịu cho người sử dụng. Với truyền hình trả tiền, mô hình truyền hình OTT có tiếp tục miễn phí hay không? Có một vấn đề là truyền hình còn liên quan đến phí bản quyền và được biết việc cung cấp truyền hình OTT hiện nay chưa có bản quyền. Như vậy, về lâu dài sẽ khó cho nhà cung cấp, còn với khách hàng sẽ không được xem những chương trình hay qua truyền hình OTT. 16 PHẦN 3: HƯỚNG ĐI CỦA TRUYỀN HÌNH OTT TẠI VIỆT NAM Số liệu gần đây cho thấy, Việt Nam là một trong những thị trường OTT (Over The - Top) phát triển mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Các đại gia truyền hình Việt Nam như VTVcab, SCTV, VNPT, FPT Telecom đã tham chiến thị trường truyền hình OTT. Về mặt công nghệ đã sẵn sàng cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của từng khán giả với các tính năng của truyền hình tương tác, truyền hình trên đa màn hình. VTVcab là đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ OTT với thương hiệu VTV Plus từ đầu năm 2013, sau đó là tới FPT Telecom cũng tung ra dịch vụ FPT Play từ tháng 10/2013, kế đó VTC cũng chính thức cung cấp dịch vụ ZTV, MyTV tung ra dịch vụ MyTVNet, VNPT cũng cung cấp dịch vụ qua thiết bị Android TV Box từ cuối năm 2013. Cuối năm 2014, SCTV cũng chính thức tham chiến khiến cho thị trường truyền hình OTT. Truyền hình OTT phong phú hơn về mặt nội dung so với truyền hình truyền thống. Để sử dụng truyền hình OTT, người dùng không tốn chi phí mua box, chỉ cần thiết bị máy tính, smartphone hoặc SmartTV/AndroidTV với 1 đường truyền ổn định thì đã có thể sử dụng. OTT từ trước đến nay vẫn được hiểu là miễn phí, người dùng không phải trả chi phí khi sử dụng. Với truyền hình trả tiền, mô hình truyền hình OTT có tiếp tục miễn phí hay không? Có một vấn đề là truyền hình còn liên quan đến phí bản quyền và được biết việc cung cấp truyền hình OTT hiện nay chưa có bản quyền. Như vậy, về lâu dài sẽ khó cho nhà cung cấp, còn với khách hàng sẽ không được xem những chương trình hay qua truyền hình OTT. Có thể dẫn chứng: hiện K+ đang phát sóng độc quyền Giải Bóng đá ngoại hạng Anh ngày chủ nhật, một số trận của giải Tây Ban Nha và nhà đài này chỉ chia sẻ với đối tác đã ký kết phát qua IPTV, qua kênh HD và chưa có điều khoản phát qua truyền hình OTT nên hiện nay khách hàng xem truyền hình OTT chưa thể xem được các giải đấu yêu thích này. Do vậy, có không ít ý kiến cho rằng, các nhà cung cấp truyền hình OTT mới chỉ đang cung cấp dịch vụ này ở góc độ thử nghiệm chứ chưa đặt hy vọng nhiều, dù Việt Nam hiện có khoảng 91 triệu dân, tỷ lệ người sử dụng các thiết bị smartphone ngày một tăng và cùng với đó là lượng thuê bao sử dụng 3G ngày một tăng… là mảnh đất hứa hẹn cho phát triển truyền hình OTT. 17 Hầu hết các nhà cung cấp truyền hình trả tiền đều cho rằng, tìm kiếm và xem video trên Internet là xu hướng không thể đảo ngược được của truyền hình OTT trong tương lai. Câu hỏi đặt ra là thị trường Việt Nam đã sẵn sàng thương mại hóa dịch vụ OTT hay chưa? Đứng ở góc độ nhà cung cấp dịch vụ kết nối, nhà mạng viễn thông đương nhiên rất muốn tăng thêm doanh số trên cùng một sợi dây đến người dân, nên nhà mạng sẵn sàng kết nối dịch vụ OTT đến với khách hàng để tăng hiệu quả đầu tư. Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình nhìn thấy kết nối Internet là một cộng đồng rất lớn, băng thông ngày càng rộng, chất lượng ngày càng cao. Họ có thêm cơ hội kết nối với cộng đồng khán giả mới trên nền tảng đa màn hình, cùng một nội dung xem trên nhiều màn hình sẽ tăng lượng khán giả, vươn đến lượng khá giả rộng hơn trên cùng một kết nối băng rộng. Điều này chỉ còn phụ thuộc vào việc nhu cầu sử dụng của khách hàng thế nào và họ đã sẵn sàng trả phí để tải các video hay sử dụng dịch vụ truyền hình tương tác đến đâu? Câu trả lời lại nằm ở chỗ nhà cung cấp hạ tầng phải cải tạo để tăng chất lượng truyền video, mới có khả năng thu tiền của khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ truyền hình phải đối mặt với thói quen nghe xem, ai hiểu nhu cầu khách hàng, cung cấp những nội dung đúng thị hiếu khán giả người đó sẽ thắng. Ở một góc độ khác, OTT thường được hiểu là truyền hình không cần đầu tư hạ tầng, nhưng thực chất nhà mạng phải đầu tư rất nhiều tiền cho hạ tầng băng rộng, cho nên nếu các nhà cung cấp nội dung muốn có chất lượng tốt phải có hợp đồng với nhà mạng hoặc có một thỏa thuận hợp tác kinh doanh dịch vụ để đảm bảo băng thông sẽ có chất lượng truyền hình tốt hơn. Còn trong trường hợp OTT cứ chạy miễn phí trên hạ tầng của nhà mạng phải chấp nhận tín hiệu lúc được lúc mất. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung OTT đang chờ một hành lang pháp lý rõ ràng. Bởi nếu OTT không được kiểm sóat chất lượng, không có những quy định về bản quyền các nhà cung cấp nội dung sẽ rất e ngại không dám đầu tư cung cấp nội dung lên Internet. Việc vi phạm bản quyền nội dung trên Internet quá dễ dàng, một video vừa đăng lên có khi đã bị mang link đi dán khắp nơi, trong khi các đầu tư bài bản có thể tốn nhiều triệu USD. Đối với việc thương mại hóa dịch vụ OTT ở Việt Nam: Công nghệ truyền dẫn cũng như khả năng cung cấp nội dung đã sẵn sàng, chỉ còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng và khả năng sẵn sàng trả phí của họ đến đâu mà thôi. 18 KẾT LUẬN OTT sẽ là xu hướng ứng dụng truyền hình trong thời gian sắp tới, sẽ làm thay đổi thói quen sử dụng truyền hình của người dùng. Một cơ hội mới đối với các Đài truyền hình trong việc cung cấp nội dung nhưng cũng là thách thức đối với bài toán kinh doanh và mô hình chuyển dổi hệ thống để đáp ứng việc cung cấp ứng dụng, dịch vụ OTT. Mô hình giải pháp trong tiểu luận của nhóm có tính tham khảo đối với các đơn vị đang có kế hoạch xây dựng một hệ thống cung cấp dịch vụ OTT. Do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn, nên nhiều chỗ, nhiều vấn đề trong tiểu luận có thể được trình bầy chưa sâu sắc và đầy đủ, vì vậy nhóm mong muốn nhận được sự thông cảm và góp ý quý báu của các thầy, cô và các bạn để rút ra những bài học kinh nghiệm trên con đường học tập và làm việc sau này. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đinh Văn Phong, Giải pháp xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ OTT, Công nghệ Thông tin & Truyền thông, Kỳ 1 2014, số 478 trang 20-26. [2]. Wikipedia, https://en.wikipedia.org/wiki/Over-the-top_content. [3]. ICTPress, http://ictpress.vn/Tri-thuc-chuyen-nganh/VNPT-Technology-gioi-thieutruyen-hinh-OTT-uu-viet-cho-kieu-bao. [4]. GENK, http://genk.vn/blog/tiem-nang-ung-dung-cong-nghe-truyen-tai-noi-dungott-tai-viet-nam-20130405121958149.chn. [5]. PC World VN, http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/congnghe/2013/08/1234208/ott-tv-tuong-lai-nao-cho-truyen-hinh-truc-tuyen. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan