Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận triết học pháp gia học thuyết hàn phi tử sự nghiệp trị quốc của tần ...

Tài liệu Tiểu luận triết học pháp gia học thuyết hàn phi tử sự nghiệp trị quốc của tần thủy hoàng

.PDF
25
109
126

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA – TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ .....4 1.1. Cơ sở lý luận xã hội và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử ( 280 – 233 TCN) ....................................................................................4 1.1.1. Cơ sở xã hội của tư tưởng Pháp gia ..........................................................4 1.1.2. Sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử (280 – 233 TCN) .......................................................................................5 1.2. Nội dung cơ bản của Pháp gia Hàn Phi Tử ................................................................6 1.2.1. Pháp .........................................................................................................6 1.2.2. Thế ...........................................................................................................7 1.2.3. Thuật ........................................................................................................8 CHƯƠNG 2: HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ TRONG SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG .........................................................................................................................10 2.1. Tần Thủy Hoàng (246 – 209 TCN) ......................................................................10 2.2. Thời đại mới với nhiều thay đổi – Cần đến một quan niệm Quốc trị mới ............11 2.3. Tần Thủy Hoàng với triết lý Pháp gia trong sự nghiệp trị quốc . ............................12 2.3.1. Trọng tài dùng người - thâu tóm lục quốc .................. ............................12 2.3.2. Xây dựng một nhà nước tập quyền trung ương ........... ............................14 2.3.3. Thực hiện củng cố chế độ trung ương tập quyền ........ ............................17 KẾT LUẬN.................................................................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................24 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mỗi quốc gia, để đảm bảo cho một nền chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển và một xã hội công bằng, thì pháp luật chính là công cụ tối ưu nhất. Nhưng, chỉ có luật pháp không thì chưa đủ, mà cần có sự vận dụng nó một cách đúng đắn mới phát huy được hiệu quả tối đa. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng trong học thuyết pháp trị của trường phái Pháp gia. Pháp gia là trường phái triết học được ra đời tại Trung Hoa. Trong lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Trung Hoa nói riêng, Pháp gia của Hàn Phi Tử được coi là trường phái triết học đầu tiên chủ trương dùng phép trị để trị nước, là những bản chép đầu tiên về pháp luật. Và vị vua đầu tiên của lịch sử đã áp dụng tư tưởng này một cách triệt để, có hiệu quả trong việc trị nước chính là Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng thâu tóm lục quốc, thống nhất Trung Hoa và xây dựng Nhà nước tập quyền Trung ương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Từ những thành công to lớn này đã khẳng định được vai trò quan trọng của học thuyết pháp trị trong việc ổn định chính trị và phát triển xã hội. Đồng thời, từ việc nghiên cứu những giá trị của học thuyết pháp trị sẽ tạo điều kiện cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về công và tội của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Bên cạnh đó ta nhận thấy nghiên cứu về pháp trị và pháp luật mang tính thời sự rất cao. Bởi qua bao nghìn năm phát triển, pháp luật và pháp trị không có thay đổi, mà nhìn chung nó chỉ cải tiến, và hoàn thiện mình trước sự thay đổi của thời đại, để phù hợp hơn với thực tiễn xã hội. Và nó không còn là riêng một quốc gia hay dân tộc nào nữa, mà giờ đây nó hiện diện trong từng quốc gia, trong nhiều tổ chức Quốc tế. Chính vì những thực tiễn trên mà tôi đã chọn đề tài tiểu luận “Học thuyết Hàn Phi Tử - sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng”. Page 1 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như:  Vấn đề con người trong quan niệm pháp trị của Hàn Phi của 2 tác giả: Triệu Quang Minh, và Trần Thị Lan Hương, được đăng trên Tạp chí triết học năm 2009.  Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi của tác giả Nguyễn Tài Đông, được đăng trên Tạp chí triết học năm 2006.  Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử của tác giả Nguyễn Thị Kim Bình, được đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng năm 2008.  Luận bàn về tính thiện ác trong học thuyết Tuân Tử - Hàn Phi của tác giả Phạm Việt Hưng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu hoàn cảnh ra đời và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia.  Nghiên cứu nội dung cơ bản học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử.  Vai trò của học thuyết pháp trị trong sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài tôi xin sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh … để làm rõ mối liên hệ giữa chính sách chính trị của Tần Thủy Hoàng với sách lược pháp trị của Hàn Phi Tử. 5. Ý nghĩa của đề tài Từ việc nghiên cứu đề tài này, tôi hi vọng phần nào lí giải được tầm quan trọng của pháp luật trong việc ổn đình chính trị, và phát triển xã hội, có vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lý, và điều hành tốt bộ máy Nhà nước. Đặc biệt, góp phần nghiên cứu về nguồn gốc của tư tưởng pháp gia và có cái nhìn đúng đắn hơn về công và tội của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Page 2 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG 6. Kết cấu bài tiểu luận Bài tiểu luận bao gồm hai nội dung chính, được chia làm hai chương, mỗi phần được tìm hiểu trong vòng 15 tiết, và phần kết luận:  Chương 1: Trường phái Pháp gia – Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử  Chương 2: Học thuyết pháp trị trong sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng  Kết luận Page 3 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG CHƯƠNG 1 TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA - TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ 1.1. Cơ sở lý luận xã hội và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử ( 280 – 233 TCN) 1.1.1. Cơ sở xã hội của tư tưởng Pháp gia Trường phái Pháp gia được xuất hiện vào thời Xuân – Thu chiến quốc (770 – 221 TCN). Đây là thời kỳ xã hội Trung Quốc có rất nhiều biến động, trật tự xã hội bị đảo lộn “Lễ”, “nhạc” không còn được giữ gìn như trước nữa. Những cuộc nội chiến liên tục diễn ra dai dẳng, dường như không có sự chấm dứt. Ngũ Bá (Tề, Sở, Tần, Tấn, Tống) vẫn tiếp tục dùng bạo lực để thôn tính lẫn nhau. Chiến tranh diễn ra triền miên đã làm cho xã hội càng thêm suy tàn, kinh tế lạc hậu, người dân nghèo đói trong một nền kinh tế tự bất ổn định. Trước tình hình đó, trong thời kì này đã có nhiều học thuyết chính trị ra đời với mục đích ổn định lại nền chính trị. Tiêu biểu có bốn trường phái lớn là Nho gia - Mặc gia - Đạo gia và Pháp gia với đại diện là bốn nhà tư tưởng lớn: Khổng Tử - Mặc Tử- Lão Tử và Hàn Phi Tử. Nhưng để xây dựng một nền chính trị ổn định, không phải là bằng chủ trương dùng nhân để trị nước của Khổng Tử bởi “thực chất của đức trị, nhân trị mà đạo Nho chủ trương chẳng qua là duy trì sự phân biệt giữa người sang kẻ hèn, bắt kẻ hèn chịu ơn, sợ hãi uy lực người sang”, song Hàn Phi Tử đã tiếp thu tư tưởng nhân trị của Khổng Tử và chủ trương Lễ trị của thầy Tuân Tử, và những lý thuyết pháp gia có từ trước để hoàn thiện tư tưởng pháp trị của mình, đưa Hàn Phi Tử trở thành người tiêu biểu cho tư tưởng Pháp gia. Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN), ông xuất thân quí tộc, là công tử của vua Công nước Hàn, nhưng ông không phải là người kế vị ngôi vua. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ ông đã nhìn thấy rõ các quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước. Tuy nhiên, Hàn Phi là người có tật nói lắp, do đó ông không giỏi biện luận và ông đã tập trung sức lực để viết sách trình bày các luận thuyết của mình. Cùng với Lý Tư, Hàn Phi là học trò của thầy Tuân Tử, nhà sử gia lớn nhất lúc bấy giờ. Do đó, ông đã tiếp thu và thông thạo những tư tưởng quốc trị của các bậc tiền bối đi trước (Nho gia, Đạo gia, Page 4 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG Mặc gia…) Hàn Phi còn được coi là đại diện xuất sắc nhất của trường phái Pháp gia, là người chủ trương dùng pháp chế để cai trị Đất nước. Khi thấy nước Hàn suy yếu, ông đã nhiều lần viết thư dâng lên can vua Hàn nhưng vua Hàn không nghe. Khi Tần đánh Hàn, ông đã bị phái đi sứ nước Tần. Tại đây ông có cơ hội nói lên tư tưởng pháp trị của mình và Tần Thủy Hoàng rất thích tư tưởng đó. Sau này, bởi sự ganh ghét đố kị của người bạn học cũ Lý Tư, ông đã bị bức tử trong ngục (buộc phải uống thuốc độc tự tử). Song tư tưởng pháp trị của ông đã được Tần Thủy Hoàng thực hiện một cách triệt để. 1.1.2. Sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử (280 – 233 TCN) Hàn Phi Tử không phải là người khởi xướng của trường phái Pháp gia, mà người khởi xướng đầu tiên là Quản Trọng (trong thời Xuân Thu), tiếp đến là Thương Ưởng và Thân Bất Hại…, song lý thuyết Pháp gia của Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại vẫn chỉ mới là “Phép tắc”, nó còn thiếu một linh hồn để trở nên sinh động, uyển chuyển áp dụng trong vô vàn trường hợp khác nhau. Hàn Phi thấy điều đó ở đạo Lão và đã đưa đạo Lão vào để cải thiện cái học thuyết vốn dĩ khô khan thành một học thuyết đầy sức sống. Nếu Quản Trọng, Thương Ưởng mới chỉ thấy cái quan trọng của phép tắc, Thân Bất Hại thấy thêm được cái “Thế” của bậc Đế vương thì với Hàn Phi, trị nước còn cần có “Thuật” để người cai trị sử dụng mà ứng phó với mọi trường hợp. Còn với thầy Tuân Tử, ông không xem trọng sách lược pháp trị, mà ngược lại rất trọng lễ, nhưng sự cách biệt giữa lễ và pháp luật thì rất khiêm nhường và đôi lúc lại không rõ ràng. Chính sự cách biệt thiếu rõ ràng giữa “lễ” với “pháp” và quan niệm bản tính ác bẩm sinh của thầy Tuân Tử, đã mở đường cho học trò Hàn Phi đưa ra chủ trương pháp chế nhằm kìm hãm ác tính của con người. Do đó, Hàn Phi là đại diện lớn nhất cho trường phái Pháp gia, với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Pháp - Thế - Thuật để hình thành tư tưởng pháp trị trong việc cai trị đất nước. Page 5 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG 1.2. Nội dung cơ bản của Pháp gia Hàn Phi Tử Lịch sử loài người là sự phát triển theo dân số, nếu cứ dùng những quy luật, pháp luật - như thời Nghiêu Thuấn áp dụng cho một thời điểm nào đó thì sẽ không phù hợp, do đó luật pháp luôn được biến đổi theo lịch sử. Trên cơ sở này Hàn Phi Tử càng vững vàng đề ra chủ trương dùng Pháp chế để cai trị đất nước. Kế thừa tư tưởng của thầy Tuân Tử, Hàn Phi Tử cũng cho rằng con người sinh ra là mang bản tính ác, là tự tư tự lợi, sinh ra là đã tránh hại cầu lợi. Do đó nếu cai trị bằng nhân nghĩa thì chỉ trị được số ít, không trị được số đông. Còn cai trị bằng cách đặt ra những luật pháp, những hình phạt thì sẽ trị được số đông. Hơn nữa, luật pháp có đặc điểm đặc biệt mà các nhà triết học phương Đông cho rằng đặc điểm này còn hơn cả chuẩn mực đạo đức, đó là “thời biến thì pháp biến”, và ta thấy đạo đức bao giờ cũng phát triển chậm hơn thời thế. Do đó, ông cho rằng không có pháp luật luôn luôn đúng, có nghĩa là pháp luật luôn mang tính lịch sử. Khi mới hình thành tư tưởng Pháp gia chỉ có “pháp” tức là đề cao việc cai trị của pháp luật, sau có “thế” là để đề cao việc cai trị của người cầm quyền, cụ thể là sự cai trị của Vua. Đến Hàn Phi Tử ông đề ra “thuật” là đề cao thủ thuật trị nước của Vua. Hàn Phi Tử thống nhất cả ba nhóm tư tưởng đó, và tư tưởng pháp trị của ông được thực hiện thịnh nhất vào thời Tần Thủy Hoàng. 1.2.1. Pháp Hàn Phi Tử cho rằng, Pháp là luật lệ, là những quy tắc, những quy định, dán nơi công đường để trăm họ phải đọc khiến pháp luật phải thành cái quy cũ, được đề ra để cho mọi người trong xã hội biết mà làm theo, khi đó xã hội sẽ được ổn định và đi vào trật tự, nó điều chỉnh xã hội từ loạn mà trở nên thái bình. Do vậy, ông nói “hình pháp là cái gốc của thiên hạ, nó ngăn ngừa việc bạo ngược, làm cho con người ta biết ghét bỏ điều ác, ngăn những việc ác chưa xảy ra”. Hiểu một cách rộng hơn “Pháp” là đại diện cho một thể chế, một chế độ chính trị. “Pháp” thực sự là căn cứ khách quan, là tiêu chuẩn đặt rõ phải trái, tốt xấu mà không bị ảnh hưởng và chi phối bởi tâm lý con người. Thông qua “Pháp”, con Page 6 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG người biết được vai trò bổn phận của mình, biết được những điều nên làm và không nên làm. Bên cạnh đó, vì vốn bản tính là tránh hại cầu lợi, nên “Pháp” đặt ra sẽ luôn luôn trị được số đông, có thưởng có phạt, khích lệ con người làm theo pháp luật. Hàn Phi Tử cũng đã cho rằng, ở đời này không cần thợ may, thợ mộc giỏi mà chỉ cần người thợ trung bình và có cái thước chuẩn. Trong cai trị xã hội cũng vậy, không cần ông vua giỏi, chỉ cần ông vua trung bình nhưng ông vua ấy phải có cái thước chuẩn là pháp luật. Pháp luật phải thống nhất ổn định, dễ hiểu, như cái thước không được cong vênh và công khai để mọi người hiểu rõ. Pháp luật phải được thi hành triệt để, không ai nằm ngoài pháp luật, từ vua đến dân, từ trên xuống dưới đều phải tuân theo pháp luật. Hàn Phi Tử cũng cho rằng, trời không vì vật nào mà thay đổi bốn mùa, thánh nhân cũng không vì vật nào mà thay đổi luật pháp, vì vậy các pháp gia đòi hỏi nhà cầm quyền phải nêu gương pháp luật. Ta nhận thấy một điều rằng pháp là do nhà vua đề ra, và như thế luật pháp còn thấp hơn cả vị thế nhà vua. Thi hành “pháp” thì phải nghiêm minh, không được tự tư cá nhân, không được tự tư tự lợi, không được tùy tiện, tự động thay đổi “pháp”. Không phân biệt đẳng cấp khi luận tội, và thưởng phạt phải công bằng, nghiêm minh. 1.2.2.Thế Hàn Phi Tử cho rằng thế là địa vị, là thế lực và quyền uy của người đứng đầu chính thể, mà cụ thể là địa vị, quyền uy và thế lực của Vua. Hàn Phi Tử đề cao Tôn – Quân – Quyền tức là độc tôn quyền của vua, mọi người phải tuân phục quyền của ông vua. Vua phải giữ cho mình một cái quyền thế và ranh giới rõ ràng tránh các quan tiếm quyền. Hàn Phi Tử cũng đề cập đến “khi làm kẻ thuộc hạ mà giáo dục dân chúng không nghe, nhưng đến khi quay mặt về hướng nam làm vương thiên hạ thì lệnh ban ra được thi hành điều ngăn cấm bắt người ta thôi, do đó tài giỏi khôn ngoan không đủ để làm dân chúng phục theo mà Page 7 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG cái “thế” và địa vị đủ làm cho người hiền giả cũng phải khuất phục vậy”. Như vậy, cái quyền uy thế mạnh này thay được cả hiền nhân. Do đó ta thấy “Thế” là một hệ quả tất yếu khi mà đã đề ra “Pháp”. Có pháp rồi thì phải có quyền uy, có thế lực để ban bố và bảo đảm cho pháp được thực hiện đúng. Ông cho rằng thế còn có thể thay thế quyền lực của thánh quyền, thay thế cho bậc thánh nhân (bậc thánh nhân là quan điểm của Nho giáo). Như vậy Hàn Phi Tử coi trọng pháp luật hơn đạo đức. 1.2.3.Thuật Ngoài “pháp” và “thế” thì rất cần đến “thuật”. “Thuật” cái dấu ở trong lòng, để nắm giữ quyền thần, là những phương pháp, những thủ thuật, là mưu lược để điều khiển và giải quyết công việc, là phương pháp cách thức dùng người khiến người ta thi hành triệt để pháp luật, khiến cho người ta tận trung tận lực. “Thuật” bao gồm ba mặt: “bổ nhiệm”, “khảo hạch” và “thưởng phạt”. “Thuật bổ nhiệm” là phương pháp chọn quan lại: chỉ căn cứ vào tài năng, không cần đến đức hạnh, dòng dõi. “Thuật khảo hạch” và “thuật thưởng phạt” là căn cứ theo trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả công tác, làm tốt thì thưởng rất hậu, làm không tốt thì phạt rất nặng. Thuật không ban bố như “pháp”, “thế”, “thuật” là của riêng nhà vua. Pháp để trị dân do quan nắm giữ, còn thuật là để trị quan và chỉ mình vua nắm giữ. Hàn Phi Tử cho rằng vua phải luôn luôn có “thuật”, và thuật phải luôn đi cùng “pháp”, cùng “thế”. Khi đó vua sẽ có bề tôi tận trung, có tài và tận lực. Và vua thì không được chia sẻ quyền lực với ai, không được tin ai, không yêu riêng ai, không ghét riêng ai, không được để bề tôi khinh nhờn, và đặc biệt không được sùng bái quỉ thần… nếu làm ngược lại, thì thuật bị lộ và không cai trị được nước, được dân. Page 8 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG Đối với văn hoá Thế Giới nói chung và văn hoá Trung Quốc nói riêng, tư tưởng triết học Pháp gia của Hàn Phi Từ là một sản phẩm lịch sử vô cùng vĩ đại. Về mặt chính trị, nó là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa, và là một trong những công trình đầu tiên của chính trị học thế giới. Về mặt tư tưởng nó xác định trường phái Pháp gia, là một trong bốn trường phái lớn nhất của tư tưởng Trung Quốc (Nho gia - Mặc gia - Lão gia - Pháp gia). Khi tìm hiểu về Pháp gia, một tác phẩm của cách đây hơn 2300 năm, ta chợt giật mình bởi tính thời sự của nó. Ta cảm tưởng rằng tác giả là người hiện nay, nói với ngôn ngữ và cách lý luận hôm nay về các quan hệ giữa người với người, không chỉ ở Trung Hoa mà ở cả thế giới, trong đó ta bắt buộc phải thừa nhận rằng con người viết ra nó thực sự là một thiên tài toàn diện, một đầu óc lỗi lạc bậc nhất của Trung Hoa và của loài người, là người Trung Hoa đầu tiên dám nhìn thẳng vào sự thật với tất cả cái tàn nhẫn của nó, để tìm cách đưa đến một cuộc sống yên ổn cho dân thường trong khuôn khổ thời đại quân chủ. Ta nhận thấy rằng, phái Pháp gia chủ trương dùng pháp luật để trị nước là vô cùng đúng đắn. Nhờ vậy, nước Tần đã trở nên hùng mạnh và thống nhất được Trung Quốc. Nhưng mặt khác, phái này quá nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận đạo đức, tình cảm, thủ tiêu văn hoá giáo dục là đi ngược với sự phát triển của văn minh và làm cho mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt. Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thực hiện Pháp trị của Hàn Phi Tử, chủ trương cai trị bằng pháp chế đã mang lại cho Tần Thủy Hoàng những thành công to lớn trong việc cai trị đất nước, thâu tóm lục quốc, thu giang sơn về một mối, xây dựng và phát triển một nhà nước tập quyền trung ương đầu tiên của Trung Quốc. Song cũng bởi chính sách cai trị khắc nghiệt mà Nhà Tần đoản mệnh chỉ tồn tại được trong 15 năm, và Tần Thủy Hoàng bị coi là một hôn quân, bạo chúa. Page 9 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG CHƯƠNG 2 HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ TRONG SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG 2.1. Tần Thủy Hoàng (246 – 209 TCN). Tần Thủy Hoàng (246 - 209 TCN) là con của Trang Tương Vương nước Tần, ông họ Doanh tên Chính. Do cha Trang Tương Vương làm con tin ở nước Triệu, Trang Tương Vương đã lấy người thiếp của Lã Bất Vi là Triệu Cơ nên Tần Thủy Hoàng đã được sinh tại Hàm Đan vào tháng giêng năm thứ 48 đời Tần Chiêu Vương. Sau khi trở về nước, Trang Tương Vương được phong vua và Doanh Chính được phong làm Thái tử. Năm 147 TCN, Tần Trang Vương chết và Thái tử Doanh Chính lên ngôi Hoàng đế năm 13 tuổi, song mọi quyền lực đều tập trung ở trong tay Tướng quốc Lã Bất Vi. Năm 233-TCN là năm thứ 9 vương triều Tần, Doanh Chính đã 22 tuổi, lúc đó mới thực sự cầm quyền điều hành đất nước. Năm sau Doanh Chính bãi miễn chức Tướng quốc của Lã Bất Vi, thế vị trí đó là Lý Tư và tập trung quyền lực vào tay mình. Tần Doanh Chính bắt đầu sự nghiệp trị quốc của mình. Ngay từ lúc còn nhỏ, Doanh Chính đã được tiếp thu những tư tưởng trị nước của Nho gia, Mặc gia và Đạo gia, Doanh Chính đã có tư tưởng cởi mở và biết trọng những kiến nghị của tri thức đương thời. Đây là một nguồn tri thức cho sự nghiệp Quốc trị của Tần Thủy Hoàng sau này. Song Doanh Chính cũng sớm bộc lộ bản tính độc ác và độc đoán của mình. Sau khi nắm quyền điều hành Đất Nước, Tần Doanh Chính đã thực sự tiếp thu một cách sâu sắc tư tưởng dùng pháp chế để trị quốc của Hàn Phi Tử. Có thể coi Hàn Phi Tử là một tư tưởng gia xuất sắc với tư tưởng pháp trị, và Tần Thủy Hoàng là người đã biến tư tưởng Pháp trị ấy thành hiện thực. Ông cho rằng thời đại của mình là một thời đại mới, và rất cần đến một quan niệm Quốc trị mới, và dùng pháp trị để trị quốc là một điều tất yếu. Với tư tưởng Pháp trị, Tần Thủy Hoàng đã dần thâu tóm lục quốc, thống nhất Trung Hoa, xây dựng nhà nước tập quyền Trung ương tuyệt đối, và là nhà nước phong kiến đầu tiên Page 10 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã đưa Tần quốc trở thành một cường quốc vững mạnh với nền chính trị thống nhất, với một xã hội phát triển. Chính những thành công đó, cùng với sự cai trị độc ác của Tần Thủy Hoàng, mà ông được coi là một vị “thiên cổ nhất đế”. 2.2. Thời đại mới với nhiều thay đổi – Cần đến một quan niệm Quốc trị mới Trong lịch sử Trung Quốc, thời Xuân Thu náo loạn đi qua, nhưng thời Chiến Quốc (479 - 221 TCN) lại đến, vì thế nội chiến Trung Quốc vẫn không chấm dứt. Ngũ Bá (Tề Hoàng Công, Sở Trang Công, Tần Mục Công, Tần Văn Công, và Tống Tương Công) tiếp tục dùng bạo lực để thôn tín lẫn nhau dẫn đến Ngũ Bá hoá thành Thất Hùng : Tần, Sở, Yên, Tề, Triệu, Hàn và Ngụy tranh giành quyền lực. Năm 221 TCN, Tần Vương Chính chinh phục được sáu tiểu quốc gia kia, và tấn bình phong Chu Triệu để thành lập chế độ quân chủ chuyên chế. Trước khi thống nhất thiên hạ, Tần Vương Chính có nhu cầu tập trung sức mạnh quốc phòng để tiêu diệt các đối thủ chính trị (thống nhất chính trị), cũng như các tư tưởng đối chọi (thống nhất văn hoá) cho nên cần đến một sách lược quốc trị mới, khác với đường lối nhân trị của Khổng Tử hay vô trị của Lão Tử. Cùng với bối cảnh lịch sử lúc đó (“Thất hùng tranh bá triền miên, mà không có được sự thống nhất tập trung cao nhất) thì sách lược pháp trị của Hàn Phi Tử là vô cùng đúng đắn và hiệu quả để Tần Vương Chính - Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ. Tần Vương Chính đã sớm nhận ra và đã áp dụng triệt để sách lược pháp trị này, và chỉ có Tần Thủy Hoàng mới có đủ tài trí, đủ độc ác để sử dụng pháp trị thống nhất thiên hạ. Ta đã biết, Hàn Phi Tử là người có công lớn nhất khi đề ra tư tưởng dùng “Pháp” để “trị” và với người bạn học cũ Lý Tư, ông được coi là người có công lớn hơn khi cống hiến tư tưởng quốc trị mới cho Tần quốc, nhưng Lý Tư lại là người trực tiếp tham chính, và đại diện cho hành pháp vào thời Tần Thủy Hoàng (bởi Hàn Phi do đã bị bức tử quá sớm nên danh tiếng của ông chỉ gắn liền với triết lý pháp gia thay vì chính trị Pháp gia). Như vậy, Hàn Phi là người đã hệ thống hoá sách Page 11 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG lược, áp dụng pháp thuật vào việc trị quốc, sách lược này hình thành là phù hợp với quy luật của lịch sử, là đáp ứng được nhu cầu của lịch sử, và nó cũng chính là sản phẩm tất yếu của lịch sử. Tần Thủy Hoàng cùng vị Tể tướng Lý Tư mưu tài đã cụ thể hóa và thực hiện sách lược này vào việc cai trị Đất nước. Qua những thành công mà Tần quốc đạt được, thì đã thể hiện được triết lý pháp gia của Hàn Phi mà Tần Thủy Hoàng đã sử dụng, và khẳng định được rằng, người sử dụng triệt để nhất, hiệu quả nhất triết lý pháp gia vào việc trị quốc chỉ có thể là Tần Thủy Hoàng. 2.3. Tần Thủy Hoàng với triết lý Pháp gia trong sự nghiệp trị quốc Như ta đã biết, Pháp gia của Hàn Phi Tử gồm ba nội dung chính là Pháp, Thế và Thuật. Song ba phạm trù này không tách rời riêng biệt, mà nó có quan hệ móc xích lẫn nhau, và phát triển cho nhau. Chính vì thế khi thực hiện “Pháp gia” là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Pháp - Thế - Thuật. Như thế, tư tưởng pháp trị mới được thực sự thực hiện. Trong mỗi chính sách cai trị Đất nước của Tần Thủy Hoàng, ta đều thấy rõ có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba phạm trù đó. Cũng như trong mỗi sự phát triển của nước Tần, đều có những sách lược pháp trị đúng đắn của Tần Thủy Hoàng. Thâu tóm lục quốc, thống nhất thiên hạ là thành công đầu tiên thể hiện rõ triết lý pháp gia của Hàn Phi Tử trong nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng, tiếp sau đó là xây dựng nhà nước tập quyền Trung ương, và thực hiện củng cố chế độ trung ương tập quyền. Đưa Tần Thủy Hoàng trở thành đại diện lớn nhất, đưa pháp gia lần đầu tiên được áp dụng và phát triển cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. 2.3.1. Trọng tài dùng người - thâu tóm lục quốc Sau khi Tần Vương Chính chính thức nắm quyền thì, các nước Hàn, Triệu, Nguỵ, Yên, Tề đang trong tình trạng hèn yếu. Nhưng các nước đó vẫn một mực liên kết với nhau chống lại nước Tần hùng mạnh. Nhiệm vụ nặng nề của Tần Vương Chính là làm gì để thống nhất thiên hạ. Đứng trước nhiệm vụ lịch sử nặng nề, TầnVương Chính cảm thấy khó khăn vô cùng, chưa biết phải làm gì và làm như thế nào để thống nhất Đất nước. Nhưng cuối cùng Tần Vương Chính cũng hoàn thành Page 12 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG được sứ mệnh đó. Vậy là do đâu? Có thể nói đó là “thuật” dùng người của ông: trọng người tài giỏi và dùng họ vào đúng mục, đích đúng vai trò và đúng hoàn cảnh lịch sử. Ví như chuyện nước Hàn cử Trịnh Quốc vào Tần giúp làm thủy lợi, danh nghĩa là thế nhưng trong bụng họ muốn Tần hao tốn tiền của và nhân lực. Hay như việc đưa Lý Tư (cũng là người nước Hàn) lên làm Tể tướng thay Lã Bất Vi… đã làm cho các bậc quần thần bất mãn đòi phải “tống cổ hết lũ tàn khách nước ngoài” bởi họ sợ lại có những tập đoàn hoành hành, thao túng như tập đoàn Lao, Lã trước đây. Tần Vương Chính đã có “lệnh đuổi khách” nhưng ông đã thu hồi lại lệnh đó sau khi nghe lời can ngăn của Lý Tư. Trên thực tế, Tần Vương Chính đã nhận thấy Trịnh Quốc là một nhà xây dựng giỏi, việc xây dựng và tu sửa các công trình thuỷ lợi cho nhà Tần, càng làm cho kinh tế nước Tần phát triển hơn, và đó sẽ là cơ sở để nước Tần thống nhất Trung Nguyên. Ví như chuyện sau khi Tần Vương Chính thu hồi lệnh đuổi khách, ông đã tiếp thu ý kiến của một nhân vật trụ cột ở nước Ngụy là Liễu về tình thế trước mắt. Rằng với thực lực của mình, nước Tần tiêu diệt sáu nước phía Đông là chuyện không khó, nhưng các nước chư hầu hợp lực cùng nhau chống Tần sẽ là trở ngại lớn nhất cho việc thống nhất Đất nước. Từ đây ông đã nhận thấy cần phải phá vỡ mối liên minh này, bằng cách phải li gián quân vương các nước, và cử tướng giỏi áp cảnh tiêu diệt các nước. Tần Vương Chính đã để cho Liễu làm thái uý thống lĩnh binh quyền, và Lý Tư lập phương pháp thi hành cụ thể, cuối cùng kế hoạch của Tần Thuỷ Hoàng đã được thực hiện ngay. Như vậy, ta nhận thấy rằng, “thuật” trị quốc của Tần Thủy Hoàng không chỉ là biết dùng người tài trí, mà ông còn có một trí lược, mưu lược thâm cao. Một mặt ông trực tiếp tấn công các nước chư hầu, mặt khác ông cử thuyết khách đến các nước hoạt động. Tần Vương còn có những hành động quân sự kèm theo làm áp lực. Tần Thủy Hoàng năm thứ 13 (234 TCN) tiến đánh Hàn không chỉ mong thu phục Hàn mà mục đích là muốn có được Hàn Phi Tử - người đã mang sách lược pháp trị đến cho ông. Page 13 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG Đối với đời sống chính trị trong nước, ông cũng luôn biết lắng nghe ý kiến của những bậc cao nhân, hiểu biết: như kế sách lấy vàng ngàn cân để phá hoại liên minh bốn nước Yên - Triệu - Ngô - Sở của Diệu Cơ, hoặc giả phải căn cứ vào tài năng mà dùng người, đừng nên “cầu toàn trách bị”. Đặc biệt là tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi. Như vậy với thuật dụng người tài trí và mưu lược thâm cao, mà trong suốt mười năm, từ Tần Thuỷ Hoàng năm thứ 16 đến năm thứ 26 (230 - 221 TCN). Tần Vương Chính đã cất quân tấn công các nước chư hầu, thống nhất Đất nước. Trong vòng mười năm, bằng tài mưu lược của mình, Tần Vương Chính đã kết thúc cục diện phong kiến cát cứ hàng bảy - tám trăm năm kể từ thời Tây Chu - Xuân Thu Chiến Quốc. Lần đầu tiên nước Trung Hoa được thống nhất thu về một mối. TầnVương Chính thuận theo yêu cầu phát triển của lịch sử, hoàn thành thống nhất Đất nước với một sứ mệnh nặng nề mà lịch sử giao phó, lập nên kì tích bất hủ trong sự phát triển của lịch sử. Tần Thuỷ Hoàng đã thể hiện được cái uy cái “thế” của một bậc quân vương. Sau khi thống nhất Đất Nước, Tần Thủy Hoàng xây dựng một nhà nước tập quyền trung ương, lúc này “pháp” là một phương tiện vô cùng quan trọng để cai trị Đất nước và cũng từ đấy, “thế” và “thuật” của ông được đưa lên vị trí cao nhất. 2.3.2. Xây dựng một nhà nước tập quyền trung ương Tần Vương Chính thâu tóm lục quốc, thống nhất thiên hạ, xây dựng một quốc gia rộng lớn, Hàm Dương làm kinh đô, đất đai chạy dài phía đông đến biển, phía tây đến Lâm Thao Khương Trung (cao nguyên Cam Thanh), phía nam đến miếu cửa nhà quay mặt về hướng Bắc, phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới, nam theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông. Lịch sử đã viết sang trang mới, nhưng xây dựng một nhà nước như thế nào cho phù hợp với một thời thế mới, là một điều rất quan trọng. Trong các đại thần đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Thừa tướng Vương Quán cho rằng nên theo chế độ phân phong, Đình úy Lý Tư chủ trương xây dựng một nhà nước có nhiều quận, huyện, trung ương tập quyền. Đứng về mặt lịch sử, Page 14 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG Tần Vương Chính thấy rõ căn bệnh cổ hữu của phân phong là chính quyền phân tán, cát cứ từng vùng gây ra chiến tranh liên miên, lập các nước chư hầu là lại đi theo lối cũ, là như gieo mầm hậu hoạ. Trên cơ sở nước Tần, Tần Vương chính quyết định xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền. Từ đây, ông xác lập vị trí cao nhất cho địa vị, thế lực và uy quyền của mình. Điều này là phù hợp với “Thế” của tư tưởng pháp gia, và sách lược pháp trị của Hàn Phi Tử. Việc đầu tiên ông làm là đổi vương hiệu thành Hoàng đế. Ông cho rằng, lúc này, sáu tiểu vương đã bị diệt, thiên hạ nhất tôn. Hơn nữa hiệu Vương từ thời Ân, Chu đến nay không còn xứng đáng với công lao cao quý của mình, bởi vậy cần phải thay đổi danh hiệu, xác lập uy quyền tuyệt đối của người thống trị cao nhất. Cuối cùng đã đổi “mệnh” thành “chế” (mệnh lệnh của vua ban ra gọi là chế thư) đổi“lệnh” thành “chiếu” (chiếu thư), từ này thiên tử tự xưng là “trẫm” để biểu thị sự độc tôn vô nhị. Còn như đế hiệu, tần vương Chính tự nhận mình “đức” bằng cả Tam Hoàng, càng cao hơn ngũ đế, từ trước tới nay chưa có bậc đế vương nào có công đức ấy, bởi vậy là nguyên thủ quốc gia, ông lấy hiệu là “Hoàng Đế”, và trở thành vị Hoàng Đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Từ đây, ông phế bỏ việc đặt “Pháp thụy” cho mỗi bậc quân vương sau khi qua đời, ông tự xưng là “Thủy Hoàng đế”, các triều sau cứ theo số mà tính : Nhị thế - Tam thế đến vạn thế truyền mãi mãi như vậy Tần Thuỷ Hoàng đã tiếp thu tư tưởng “Thế” trong pháp gia, xác lập vị thế cao nhất cho mình, thể hiện cái uy quyền tuyệt đối trong những ngày đầu cai trị đất nước. Thứ đến là ông kiện toàn tổ chức Trung ương tập quyền. Người thống trị cao nhất của đất nước là Hoàng Đế. Dưới Hoàng đế là cơ cấu chính quyền trung ương, do “Tam công” phân quản. Thừa tướng đứng đầu trăm quan, giúp Hoàng đế xử lý đại sự quốc gia, Thái uý đương đầu các quan võ, nắm giữ việc quan; Ngự sử đại phu phò tá Thừa tướng nắm giữ sổ sách tấu chương, giám sát quan lại các cấp. Dưới “tam công” có “cửu khanh”, là người trông coi cụ thể mọi công việc của các quan lại (…). Song Hoàng đế trực tiếp phụ trách tam công, cửu khanh, và là người quyết định mọi việc quan trọng nhất của đất nước. Rõ ràng, Tần Thủy Hoàng đã xác lập vị Page 15 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG thế cao nhất cho mình, là người có quyền lực tập trung cao nhất, nó làm nên đặc điểm nổi bật nhất của chế độ trung ương tập quyền. Tiếp đến là kiện toàn cơ cấu hành chính các cấp ở địa phương. Bãi bỏ chế độ phân phong, tiếp tục kiện toàn cơ cấu hành chính hai cấp quận, huyện, và đứng đầu quận huyện là quan lại. Hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn các quan lại trong cơ cấu chính quyền từ Trung ương đến quận huyện. Quan lại được hưởng bổng lộc khi làm tốt vai trò của mình và sẽ bị phạt khi không làm tốt trách nhiệm của mình. Thông qua bộ máy quan quân đó, quyền uy của Hoàng đế đến tận các địa phương, thực hiện sự thống trị nhất quán từ trên xuống dưới trong cả nước. Tần Thủy Hoàng cho tăng cường xây dựng quân đội, ông xác định đây là lực lượng chính để bảo vệ đất nước, là bộ phận chủ yếu của chính quyền một nước. Tần Thủy Hoàng qui định con trai 23 tuổi trở đi phải làm binh dịch hai năm, một năm canh giữ kinh thành, một năm trấn thủ biên cương. Quân đội có cả bộ binh và thủy quân. Hoàng đế cũng nắm cả quân đội. Đặc biệt, Tần Thủy Hoàng đã cho soạn thảo pháp luật. Để duy trì đặc quyền của giai cấp địa chủ, nhà nước đã soạn thảo pháp luật với nhiều hình phạt, có hơn ba mươi điều, như “điều luật”, “quân tước luật”, “tư không luật”, “công luật”, “đạo”,“tặc”, “liên tọa pháp” bao gồm các luật pháp về chính trị, kinh tế, quân sự. Về hình phạt thì lấy trọng hình làm chính, gồm có tị, cung, hình, khí thị, yêu, trảm. Chủ trương dùng những hình phạt nặng nề, tàn khốc để trấn át nhân dân, (…). Được tiếp thu tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, Tần Thủy Hoàng thấy rõ sự đúng đắn và hiệu quả khi dùng pháp luật cai trị đất nước. Từ những quy định mang tính chất đơn giản trong chính trị, kinh tế, Tần Thủy Hoàng đã cho phát triển thành những điều luật pháp luật, nó được ban bố rộng rãi và bắt buộc mọi người phải làm theo (trừ vua). Để pháp luật thực hiện thì Tần Thủy Hoàng đã đặt ra những chế độ khen thưởng cũng như những hình phạt. Song ta đã biết những hình phạt ấy vô cùng độc ác, một mặt những hình phạt nặng nề như thế sẽ buộc người dân phải thực hiện pháp luật, như thế mới có một xã hội ổn định để phát triển”, tránh cho con người ta làm điều ác, một mặt sự tàn khốc của hình phạt khiến họ chỉ vì sợ mà làm theo, trong tư Page 16 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG tưởng thì luôn chống lại, đây chính là cơ sở cho những cuộc nổi loạn chống lại triều đình. Song ban bố pháp luật và dùng hình phạt để pháp luật có hiệu lực đó là một điều phù hợp với quy luật xã hội, và phù hợp với chính sách pháp trị của Hàn Phi Tử. Bên cạnh đó, nó đã giúp Tần Thủy Hoàng đưa triều Tần trở thành một Vương triều hưng thịnh, phát triển và ổn định nhất trong lịch sử Trung Hoa thời kì đó cho dù triều Tần cũng chỉ tồn tại được 15 năm (221 – 206TCN). Sau khi xây dựng nhà nước tập truyền Trung ương, Tần Thủy Hoàng ra sức thực hiện và củng cố chế độ trung ương tập quyền đó. Qua đây, thế thuật trị nước của tần Thủy Hoàng được thể hiện rất rõ. 2.3.3. Thực hiện củng cố chế độ trung ương tập quyền Khi diệt trừ xong tình trạng phân phong, và cục diện phong kiến cát cứ hang mấy trăm năm, Tần Thủy Hoàng mới xác lập lên chế độ trung ương tập quyền. Đứng trước thế lực mới, bọn quý tộc cũ, bọn thư sinh thủ cựu ở sáu nước từng bị tiêu diệt, vẫn có thái độ thù địch và bất mãn. Bởi vậy cần phải cứng rắn hơn nữa với các thế lực truyền thống cũ kĩ này. Cần có nhiều biện pháp thúc đẩy chính quyền mới phát triển, cần phải có nhiều “thuật” củng cố nền chính quyền mới, và giải quyết các nhân tố thù địch bất lợi với chế độ trung ương pháp quyền. Việc trước tiên cần làm là tiêu diệt những thế lực cát cứ còn rơi rớt lại. Đầu tiên, ông cho dời các nhà quý tộc bọn hào phú khắp trong thiên hạ về Hàm Dương. Như vậy họ phải rời bỏ quê hương, ảnh hưởng chính trị và tiềm lực kinh tế bị giảm sút, không còn điều kiện để ngóc đầu dậy phản kháng, và đặc biệt, nhà nước trung ương tập quyền trực tiếp khống chế giám sát họ. Sau đó ông cho đốt thành tiêu trừ địa bàn cát cứ, loại trừ mọi địa ban hoạt động của các thế lực phản động. Từ nay giao thông thuỷ lợi cũng trở nên thuận lợi hơn. Và cuối cùng, để tiêu diệt hết các thế lực cát cứ, ông cho tiêu huỷ binh khí. Đây là những binh khí còn lại trong tay bọn quý tộc cũ, ông cho thu lại nhân lúc cho dời dân về Hàm Dương. Từ những “thuật” cai trị đó,Tần Thuỷ Hoàng đã diệt được sự nổi loạn của bọn quí tộc cũ và ngăn ngừa được sự phản kháng của nhân dân. Page 17 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG Việc tiếp theo Tần Thuỷ Hoàng làm để củng cố chế độ trung ương là “đốt sách, chôn sống nhà nho”, người đưa ra ý tưởng này là Lý Tư, ông cho rằng bọn bác sĩ, nho sinh không nhìn thấy rõ chính quyền mới, họ chủ trương phân phong, khôi phục Lễ trị, căn cứ vào Nho gia kinh điển như thế không có lợi cho chính quyền trung ương tập quyền, làm nảy sinh trong dân chúng những ý nghĩ bậy bạ… Do đó,cho đốt hết các sách sử hiện có ở các nước chư hầu, trừ sách sử của nước Tần; ngoài những người làm bác sĩ, ai mà còn giữ “kinh thi”, “kinh thư” đều phải đốt hết ; những ai bàn luận về “Thi”, “thư”, các trước tác nho gia kinh điển thì đem ra chém giữa chợ, lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ, và những sách không bỏ là sách thuốc sách bói, sách trồng trọt, cấm mở trường tư… Tần Thủy Hoàng đồng ý, đã cho đốt sách và chôn sống nhà Nho. Trong lĩnh vực văn hoá, ông đã thực hiện chính sách chuyên chế về văn hoá, với mục đích tăng cường thống trị, củng cố trung ương tập quyền ngay từ mặt ý thức, “để thiên hạ hết lấy đời xưa mà chê đời nay”. Nhưng mặt khác lại là sự huỷ diệt một nền văn hoá cổ đại, là một tổn thất nặng nề nhất cho nền văn hoá Trung Quốc, và Tần Thủy Hoàng trở thành kẻ chống lại sự phát triển của văn hoá. Việc kế tiếp, Tần Thủy Hoàng cho thống nhất các loại chế độ. Lấy chế độ của nước Tần (trước đây), làm tiêu chuẩn, chỉnh đốn lại chế độ mọi mặt văn hoá, chính trị, kinh tế. Ông mệnh lệnh cho mọi người cày ruộng phải báo số lượng đất đai của mình để pháp luật thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất, song buộc nông dân với đất đai, ổn định trật tự phong kiến và đặt ra thuế má. Ông thống nhất tiền tệ, đó là một loại tiền xu hình tròn, có lỗ vuông ở giữa, điều này thuận tiện cho giao lưu hàng hoá, kinh tế phát triển. Tần Thủy Hoàng còn cho thống nhất đơn vị đo lường đấu, thăng, hợp… và thống nhất văn tự, lấy chữ nước Tần làm cơ sở (chữ triện). Những sự thống nhất đó, Tần Thủy Hoàng đã đưa kinh tế nước Tần phát triển rất nhanh và đặc biệt chính là thống nhất được quyền lực tập trung. Page 18 HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG Đảm bảo cho chế độ tập quyền trung ương vững mạnh, Tần Thủy Hoàng đánh lũ Hung Nô phía Bắc, xây dựng trường thành… “Bách bình”, “Bách việt”, nam thú Ngũ linh ở phía Nam, và mở rộng bờ cõi. Tần Thủy Hoàng được đánh giá là một nhà chính trị có nhiều cống hiến to lớn vào sự phát triển của lịch sử, và là một bậc đế vương phong kiến có công lao kiệt xuất. Ông đã kế thừa tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, và sử dụng nó một cách hiệu quả trong việc cai trị đất nước mình, ông đã đưa triều Tần phát triển đến độ rực rỡ, và đưa mình lên bậc đế vương thiên hạ với “pháp” mạnh, “thế” cao và “thuật” sâu…song đồng thời Tần Thủy Hoàng cũng là một tên tội phạm ngăn cản bước tiến của lịch sử, biến vương triều Tần thành vương triều đen tối và tàn khốc. Ông là một người có công và cũng là kẻ có tội. Page 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Mau 5 datn...
14
666
69