Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Niên luận nghiên cứu minamata...

Tài liệu Niên luận nghiên cứu minamata

.PDF
43
1241
128

Mô tả:

Mô tả ngắn về nguyên nhân, quá trình xảy ra ô nhiễm ở Minamata, tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Từ đó Nhật Bản đưa ra những giải pháp gì cho vấn đề ô nhiễm.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU “GIẢI PHÁP CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG MINAMATA” PHẦN DẪN LUẬN  Lý do chọn đề tài Đầu tháng 4 năm nay, Thời sự Đài truyền hình Việt Nam cũng như các cơ quan báo chí liên tục đua tin về hiện tượng cá chết đồng loạt ở 4 tỉnh miền trung nước ta. Từ 6/4/2015, đầu tiên là tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau đó hiện tường này cũng xảy ra ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Điều này không chỉ ảnh hưởng đối với hệ sinh thái biển, ngành săn bắt thủy hải sản, du lịch mà còn gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Từ ngày 6/4 đến 8/4, trên địa bàn 3 xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh có tổng cộng 14 hộ nuôi cá bè, với 18 lồng nuôi cá, tại xã Kỳ Hà gần 100 tấn nghêu bị chết hàng loạt. Đến ngày 29/4, hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết trôi dạt vào bờ biển tỉnh Quảng Bình. Sự việc càng nghiêm trọng hơn khi một bé gái 8 tuổi tử vong vì ngộ độc sau khi ăn cá chết; một thợ lặn tử vong sau khi tham gia lặn tại cảng Sơn Dương, Formosa để xây dựng đê chắn sóng cho công trình này, và nhiều thợ lặn khác cũng có triệu chứng bị nhiễm độc nước biển. Nguyên nhân của sự cố ô nhiễm này nghi ngờ do hệ thống xả thải từ dự án Formosa (của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh). Bên cạnh các chỉ trích nhầm vào Formosa, thì chính quyền địa phương và các cấp, ban, ngành liên quan cũng bị người dân cáo buộc vì còn thiếu kinh nghiệm, chưa có sự giải thích thỏa đáng trong việc tìm ra nguyên nhân và phương thức giải quyết kịp thời, hiệu quả. Những thiệt hại nghiêm trọng của sự việc này đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp xử lý nhanh chóng nhằm tái tạo lại môi trường biển và giải quyết an sinh cho người dân, cũng như nhận định lại giữa việc chọn lợi ích kinh tế hay lợi ích bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển đất nước. Từ một vấn đề rất mới và cấp bách trong nước tôi tự hỏi liệu rằng trong lịch sử thế giới đối với vấn đề ô nhiễm môi trường đã từng xảy ra những trường hợp tương tự hay chưa, và tại đó, họ đã giải quyết như thế nào. Khi tìm hiểu những sự cố môi trường biển ở những quốc gia khác, đặc biệt là Nhật Bản - một quốc đảo mà biển đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong trong đời sống sinh hoạt mà còn trong sự phát triển của các ngư trường và nền kinh tế sản xuất. Trong lịch sử Nhật Bản, tại thời điểm kinh tế phát triển “thần kỳ”, Nhật Bản cũng đã từng trải ra Thảm họa Minamata, một thảm họa này đã khiến cá chết hàng loạt và vô nhiễm môi trường biển xảy ra ở vùng vịnh Minamata, tỉnh Kumamoto. Thảm họa này đã khiến cá chết hàng loạt và hàng nghìn người mắc căn bệnh Minamata. Vì thế, tôi dành sự quan tâm và có mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về Thảm họa Minamata. 1  Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu Thảm họa môi trường Minamata xảy ra ở Vịnh Minamata, tỉnh Kumamoto năm 1956.  Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thực địa Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phân tích và tổng hợp  Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tại Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu Bệnh Minamata và Trung tâm thông tin Bệnh Minamata được thành lập nhằm mục đích nghiên cứu chuyên sâu về vế sự cố Minamata và các vấn đề môi trường biển. Bên cạnh đó, các quốc gia khác trên thế giới cũng có những nhà nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề ở Minamata. Thế nhưng, tại Việt Nam, đề tài này còn khá mới mẻ, tài liệu nghiên cứu chuyên sâu còn khá ít.  Mục đích nghiên cứu Biết được căn bệnh Minamata là gì, hậu quả của nó gây và quan trọng hơn là đề cập đến những giải pháp, chính sách của Chính phủ Nhật Bản, cũng như hành động chính quyền và người dân thành phố Minamata trong việc khắc phục hậu quả và tái tạo lại môi trường biển ở Minamata. Từ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xử lý và khắc phục hậu quả tại các tỉnh miền Trung, đồng thời chỉ ra được sự quan trọng của môi trường biển so với lợi ích nhất thời của sản xuất công nghiệp. 2 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Khái quát về Sự cố ô nhiễm ở Minamata 1. Một số khái niệm 公害 (Ô nhiễm môi trường)và 公害病 (Căn bệnh gây ra do ô nhiễm) Theo Bộ nội vụ và truyền thông Nhật Bản, 公害 (Ô nhiễm môi trường), dựa theo Luật Môi trường cơ bản, từ các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của con người dẫn đến việc gây ra (1) ô nhiễm không khí, (2) ô nhiễm nguồn nước, (3) ô nhiễm đất, (4) ô nhiễm tiếng ồn, ( 5) sự rung động (6) sụt lún và (7) mùi hôi thối, nó gây ra thiệt hại trực tiếp liên quan đến sức khỏe, môi trường sống của con người. Từ (1) đến (7) được gọi là "7 điển hình ô nhiễm". Ở chương I, quyển “Sách trắng môi trường” có đề cập “trong những tình trạng kinh tế và môi trường, vấn đề ô nhiễm gây ra những thiệt hại không chỉ tại một khu vực mà còn lan rộng ra toàn Nhật Bản, đó được gọi là “四大公害病” (Bốn căn bệnh do ô nhiễm môi trường) (bao gồm bệnh Minamata, bệnh Nii-Minamata, bệnh Itaita, bệnh xuyễn Yokkaichi)” và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng. Sự phát triển, đô thị hóa, khí thải, ... gây nên các vấn đề về ô nhiêm, hơn nữa là sự tổn hại đến môi trường tự nhiên một cách nghiêm trọng. Thảm họa là gì? Theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa là sự phá vỡ nghiêm trọng hoạt động của một cộng đồng, gây ra những tổn thất về người, môi trường, vật chất trên diện rộng và vượt quá khả năng đối phó của cộng đồng bị ảnh hưởng nếu chỉ sử dụng các nguồn lực của cộng đồng đó. Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: thảm hoạ là các hiện tượng gây các thiệt hại, các đảo lộn về kinh tế, các tổn thất về sinh mạng, các hư hại đến sức khoẻ, đến cơ sở y tế với một mức độ lớn đòi hỏi sự huy động cứu trợ đặc biệt từ ngoài đến vùng bị thảm họa. Thủy ngân, Nhiễm độc kim loại thủy ngân môi trường nước là gì? Thủy ngân Thủy ngân là một kim loại đặc biệt, ký hiệu hóa học là Hg. Nó là kim loại duy nhất ở thể lỏng ở 00C, màu trắng bạc. Trong thiên nhiên không có nhiều thủy ngân, đôi khi bắt gặp nó ở dạng tự sinh – dưới dạng những giọt nhỏ li ti. Khoáng vật chủ yếu của thủy ngân là thần sa (HgS). Thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân là những chất độc mạnh. Tính độc của chúng đã được biết đến từ rất lâu nhưng chúng vẫn được sử dụng trong các loại thuốc chữa bệnh. 3 Methyl thủy ngân gây nên căn bệnh Minamata là một loại của thủy ngân hữu cơ. Đây lào một loại bột trắng và có mùi giống như mùi lưu huỳnh bốc lên từ các suối nước nóng. Methyl thủy ngân dễ dàng được dạ dày và ruột hấp thụ và chuyển theo đường máu tới não, gan, thận và thậm chí nhau thai. Methyl thủy ngân cực kì độc và gây nên những hậu quả khôn lường. Nhiệm độc thủy ngân môi trường nước Thủy ngân ở dạng kim loại nguyên chất không độc nhưng dạng hơi và ion lại rất độc. Khi thủy ngân xâm nhập vào nước, bị các vi sinh vật metyl hóa và tạo thành methyl thủy ngân, hợp chất này tan trong chất béo và gây độc mạnh tại đây. Vì thế, nó là một trong những dạng hợp chất thủy ngân nguy hiểm nhất. Các dạng thủy ngân trong nước dù bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp đều biến thành metyl thủy ngân. Ở đại dương, Hg tích tụ trong cơ thể cá, từ đó xâm nhập vào chim, các động vật có vú ăn cá. Con người nhiễm methyl thủy ngân qua việc ăn cá và hải sản khác. (Ảnh tư liệu thuộc Trung tâm nghiên cứu Minamata – Quá trình nhiễm độc thủy ngân metyl của thủy hải sản) 2. Khái quát về vùng Minamata những năm xảy ra Thảm họa Minamata 2.1 Tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai Là một nước bại trân sau thế chiến thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, chìm trong lạm phát và thiếu thốn. Đại đa số người Nhật không có nhà ở, không đủ ăn, xí nghiệp và nhà máy bị tàn phá, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất khan hiếm. Bên 4 cạnh đó, tâm lý thất bại ê chề như một đám mây xám phủ lên toàn bộ xã hội. Vấn đề cấp thiết với chính phủ Nhật Bản lúc này là nhanh chóng hàn gắn vết thương tranh, tiến hành khôi phục nền kinh tế và ổn định và nâng cao đời sống người dân. Năm 1949, Nhật Bản áp dụng chính sách Dân chủ hóa và Tự do hóa nền kinh tế (経済の民主化・自由化) nhằm xây dựng một nền kinh tế dân chủ, tự do, có khả năng tự lập, ổn định, hạn chế chi tiêu và đặt trọng tâm vào phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp sản xuất. Đặc biệt, các lĩnh vực mũi nhọn như công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất đã trưởng thành nhanh chóng. Năm 1967, công nghiệp ô tô Nhật Bản vươn lên hàng thứ hai sau Mỹ. Sản phẩm sắt thép cũng có tốc độ tăng trường nhảy vọt. 2.2 Vị trí địa lý của vịnh Minamata Thành phố Minamata là một thành phố thuộc tỉnh Kumamoto thuộc miền nam Kyushu được công nhận vào ngày 1/4/1949 với dân số khoảng 26.260 người. Phía nam của thành phố tiếp giáp với thành phố Izumi và thành phố Oguchi, ba mặt còn lại tiếp giáp với núi, đồng thời cửa sông Minamata mở rộng và nối với biển. Khí hậu nơi đây khá ôn hòa. Diện tích khoảng 162,88 km2. Vùng Yamano chiếm đại bộ phận thành phố, cũng là lưu vực của con sông. Có khoảng 70% dân cư tập trung tại khu vực thành thị, cũng như các cửa hang, các ngành nghề sản xuất, buôn bán. Minamata có truyền thống trồng lúa lâu đời và có một vịnh nhỏ chuyên sản xuất muối và đánh bắt cá. Vào những năm trước chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất muối là ngành sản xuất đem lại thu nhập chính cho làng Minamata. Sau cuộc chiến, sản xuất muối trở thành ngành công nghiệp độc quyền của chính phủ nên việc sản xuất của địa phương bị hạn chế. Cuộc sống của người dân ở Minamata gắn chặt với biển. Mặc dù ngư nghiệp không phải là nghề chính nhưng họ thường xuyên đánh bắt thủy hải sản để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Đầu thế kỉ , đời sống của cư dân địa phương ở Minamata có những biến đổi quan trọng do sự xuất hiện nhà máy của Công ty cổ phần Điện Sogi ( 曾 木 電 機 株 式 会 社 ). Công ty này được thành lập năm 1906 và là tiền thân của Công ty Chisso. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Chisso là một trong những công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp hóa chất ở Nhật Bản. Công ty đã từng mở rộng kinh doanh sang Hàn Quốc và thành lập Công ty cổ phần Phân bón Nitơ Triều Tiên ( 朝 鮮窒素肥料株式会社) . Sản phẩm chính của công ty là phân bón ngoài ra còn có nhiều sản phẩm hóa học khác. 3. Sự phát sinh Thảm họa Minamata Vịnh Minamata được biết đến như là nơi tập trung sinh sản và đẻ trứng của các loài thủy sản. Hơn nữa, nơi đây được thiên nhiên ban tặng những bãi đá, rặng san hô xinh đẹp và đa dạng. Thế nhưng, từ những năm 1950 trở đi, các loài sò, ốc dần dần bị chết, cá 5 đồng loạt chết, hay sự bất thường của lũ mèo khi đột nhiên chúng nổi điên rồi chết nổi lên khắp vùng. Ngày 21/4/1956, những đứa trẻ ở khu vực Tsukiura xuất hiện các triệu chứng như không thể đi lại, không thể khép miệng và không thể ăn uống. Ngày 1/5/1956 trở thành sự kiện khi Nhật Bản công bố phát hiện ra bệnh Minamata trên cơ thể của bệnh nhân với kết luận tổn thương do hệ thần khinh trung ương nhưng không rõ nguyên nhân. Đến 1954, có tới 12 người bị nhiễm bệnh này và có 5 người tử vong không rõ nguyên nhân. Nhiều ngư dân Nhật Bản lúc đó gọi đây là “kỳ bệnh”. Người bệnh lúc này còn mang thêm một nỗi khổ khác là bị kỳ thị, ghê sợ. Năm 1956 có 50 người bị phát bệnh, trong đó có 11 người chết. Năm 1957 căn bệnh này được xác định trên mèo chết do ăn các loài cá được đánh bắt ở Vịnh Minamata. Năm 1958, chính quyền địa phương Kumamoto chính thức cấm đánh bắt cá tại khu vực Vịnh Minamata. Đến năm 1968 Chính phủ Nhật Bản mới xác nhận nguyên nhân bệnh Minamata do chất thải có chứa thủy ngân. Sự việc này đã được đưa lên tòa án Nhật Bản để xem xét với mục đích bảo vệ quyền lợi của hơn 2000 đã thiệt mạng một cách ấm ức ngay cả khi chưa rõ nguyên nhân, và hơn 13000 người vẫn đang bị ảnh hưởng. 4. Nguyên nhân xảy ra Thảm họa Minamata 4.1 Quá trình tìm hiểu nguyên nhân Căn bệnh Minamata Giả thuyết Căn bệnh kỳ lạ - Căn bệnh truyền nhiễm 1/5/1956, sau khi sự phát sinh của bệnh Minamata và những bệnh nhân của căn bệnh này mới chính thức được thừa nhận. Các đoàn thể được hình thành do căn bệnh mà tại địa phương gọi nó là “căn bệnh kỳ lạ”, vào ngày 28/5 đã thành lập Ủy ban đối phó căn bệnh kỳ lạ thành phố Minamata (bao gồm Sở Y tế và Bảo hiểm Minamata, Thành phố Minamata, Hội bác sỹ Thành phố Minamata, Bệnh viện thành phố, Bệnh viện trực thuộc tập đoàn Chisso) nhằm tìm ra biện pháp và nguyên nhân của căn bệnh này. Ban đầu, bởi vì bệnh nhân phát sinh nhiều ở khu vực Idetsuki và Tsukiura, với suy nghĩ đây là căn bệnh lây truyền nên nhà của các bệnh nhân đã được tiến hành khử độc. Vào ngày 14/8, Ủy ban này đã yêu cầu sự hỗ trợ từ Khoa Y đại học Kumamoto trong việc tìm ra nguyên nhân căn bệnh. Ngày 24/8, Nhóm nghiên cứu về căn bệnh Minamata trường Đại học Kumamoto được thành lập. Họ đến thực địa để chẩn đoán, khám bệnh và tiến hành nhiều cuộc khảo sát. Đồng thời, họ cách ly những người bệnh nhằm quan sát và nghiên cứu các dấu hiệu lâm sàng. Đối với những bệnh nhân đã từ vong, họ tiến hành các cuộc giải phẫu bệnh lý. 6 Giả thuyết trúng độc kim loại nặng Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Kumamoto tiến hành các cuộc điều tra tại nơi phát sinh bệnh, đồng thời, tiến hành phân tích các các tài liệu thủy hải sản, đất, nước biển, nước uống,.. được thu thập từ thực địa tại phòng nghiên cứu thuộc ngành vệ sinh công chúng, ngành vệ sinh, hệ sinh thái học. Ngày 3/11/1956, tại Khoa Y Đại học Kumamoto, nhóm nghiên cứu đã công bố thông tin cho rằng “Căn bệnh này, tuy lúc đầu được suy đoán là một căn bệnh lây truyền, nhưng thật sự không phải, mà là một căn bệnh gây ra do trúng độc kim loại nặng” và “nó xâm nhập vào cơ thể người bệnh chủ yếu là do ăn phải thủy hải sản từ vùng ô nhiễm”. Tuy vậy, trong một thời gian dài, người ta vẫn không biết được chất gì và nguyên nhân nào đã gây nên sự ô nhiễm ở vùng vịnh Minamata và thủy sản ở đó. Giả thuyết các chất gây nên căn bệnh này là mangan, selenium, thallium, hoặc là phức hợp của 2 hoặc 3 trong số đó được đề xướng tuy nhiên, xét trên lý thuyết, các dấu hiệu lâm sàng hay bệnh lý lại không khớp nhau. Bởi vì không thể tái hiện lại trên các động vật thí nghiệm nên giả thuyết này vẫn chưa được chứng thực. Giả thuyết trúng độc thủy ngân hữu cơ Mãi đến 22/7/1959, GS. Haruhiko Takuomi và GS. Tadao Takeuchi sau khi trải qua quá trình nghiên cứu về bệnh lý và các dấu hiệu lâm sàng đã phát biểu chính thức “Căn bệnh Minamata gây ra bởi việc ăn phải thủy hải sản vịnh Minamata, dẫn đến bệnh chứng về thần kinh nghiêm trọng. Chất gây nhiễm độc trên thủy hải sản được lưu ý hang đầu chính là thủy ngân”. Sự phản biện của Chisso Ngày 5/8/1959, tại Hội nghị đặc biệt về Căn bệnh Minamata tỉnh Kumamoto, Tập đoàn Chisso đã phản biện rằng “Giả thuyết thủy ngân hữu cơ của Đại học Kumamoto là suy đoán không mang tính xác thực, dựa trên lý thuyết hóa học thường thức điều đó là một điều buồn cười”. Cùng năm, Chisso đã tiến hành thực nghiệm sự tác động của nước thải từ nhà máy đối với loài mèo và xác nhận kết quả chúng bị mắc bệnh Minamata nhưng không được công bố một cách chính thức (ngày 6/10, chú mèo mang số 400 phát bệnh). Giả thuyết trúng độc Amine và thuốc nổ Ngày 28/9/1959, Hiệp hội Công nghiệp Hóa học Nhật Bản đã phát biểu giả thuyết thuốc nổ và ngày 4/12, GS. Raisaku Kiyoura (Đại học Công nghiệp Tokyo) đã phát biểu giả thuyết nhiễm độc Amine. Đặc trưng của chất hóa hợp thủy ngân metyl 7 Dù đã được tiến hành nghiên cứu về thủy ngân hữu cơ, nhưng mãi đến 29/9/1959, GS. Maki Uchida của Đại học Kumamoto đã phát biểu “Chúng tôi đã tách ra được tinh thể hóa hợp của thủy ngân hữu cơ trong các loại sò của vùng vịnh Minamata”. Sau đó, vào tháng 8/1962, theo phát biểu của GS. Katsuro Irukayama, họ đã tách ra hợp chất muối của thủy ngân metyl trong cặn thủy ngân từ nhà máy axit axetic. Ngày 20/2/1963, Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Kumamoto đã chính thức công bố, “Căn bệnh Minamata, chứng bệnh do nhiễm độc hệ thần kinh trung ương sau khi ăn cá và thủy sản ở vịnh Minamata, vật chất gây nhiễm độc thủy hải sản là hợp chất thủy ngân metyl có trong thủy hải sản và từ nguồn nước thải của nhà máy Chisso.” Sự kiến giải chính thức từ chính phủ Đến ngày 31/5/1965, Khoa vệ sinh học trường Đại học Niigata đã ra thông báo “Tại khu vực ven biển hạ lưu sông Agano đang phát tán căn bệnh do nhiễm độc thủy ngân, nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân” và căn bệnh Niigata chính thức được công bố, đây được coi như sự kiện Minamata thứ 2 của Nhật Bản. Ngày 12/6/1967, nguồn nước thải từ Công ty điện Showa Denko K.K bị tố giác là nguồn gây ô nhiễm, dẫn đến căn bệnh Niigata này. Tại tòa án địa phương, họ bị yêu cầu phải bồi thường cho nạn nhân cũng như chịu sự xử phạt thỏa đáng. Cũng tương tự như thế, ngày 26/9/1968, Chính phủ đã chính thức lên tiếng và xác nhận về vấn đề ở Minamata. “Căn bệnh Minamata là căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương do nhiễm độc bởi hợp chất thủy ngân metyl. Quá trình chế tạo Acetaldehyde của nhà máy Chisso ở Minamata sử dụng chất xúc tác là thủy nhân, do đó trong quá trình sản xuất cũng sinh ra các sản phẩm phụ có chứa chết thủy ngân metyl. Nó cùng với nước thải công nghiệp trực tiếp đổ ra ngoài mà không qua xử lý, do đó không những gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn tích tụ thủy ngân metyl trong cơ thể sinh vật biển. Và người dân sống ở khu vực này, sau khi ăn phải những sinh vật này thì cũng dần tích tụ thủy ngân metyl trong người, sau đó thì phát bệnh”. Các kiến giải liên quan đến căn bệnh Minamata cũng được tuyên bố và công nhận căn bệnh này trở thành 公害病 (căn bệnh gây ra do ô nhiễm). Như vậy, phải đến năm thứ 12 (kể từ tháng 5/1956) thì căn bệnh Minamata và căn bệnh Niigata cũng như các vấn đề liên quan mới được chính phủ thừa nhận và công bố một cách chính thức. 4.2 Chisso và vấn đề ở Minamata Vào năm 1908, Chisso đã xây dựng nhà máy ở Minamata, tại một làng chài nhỏ thuộc miền nam tỉnh Kumamoto. Hai năm trước, Chisso xây dựng nhà máy điện gần Okuchi, tỉnh Kagoshima. Họ chủ yếu sản xuất ammonia, acetaldehyde, synthetic acetic 8 acid, vinyl chloride,… Họ phát triển mạnh mẽ và dẫn đầu trong ngành sản xuất điện ở Nhật Bản. Nhật Bản là đất nước thất bại trong Thế chiến thứ II, Chisso đã đánh mất toàn bộ tài sản và xí nghiệp ở khu vực châu Á bao gồm Hàn Quốc, Peninsula và Trung Quốc; riêng nhà máy ở Minamata cũng chịu thiệt hại nặng nề bởi quả bom nguyên tử của Mỹ đánh lên thành phố Nagasaki. Tuy nhiên, sau chiến tranh, Chisso nhanh chóng hồi phục nhờ vào sự hỗ trợ của chính quyền Nhà nước và biến Minamata trở thành thành lũy của họ. Acetaldehyde được sản xuất bằng cách sử dụng thủy ngân như một chất xúc tác (nguyên nhân trực tiếp cho bệnh Minamata sau này). Nó đã sản xuất ra khoảng 45,000 tấn vào năm 1960. Điều này có nghĩa là chiếm khoảng 25-35% tổng sản lượng trên toàn quốc. Chisso trở thành công ty hàng đầu Nhật Bản. Vào những năm 1950, khi Chisso tiến hành sản xuất tối đa lượng acetaldehyde, hệ thống sinh thái ở Vịnh Minamata bắt đầu có nhiều thay đổi, có những thứ dơ bẩn nổi lên gần miệng của ống nước thải ở Vịnh Minamata, nghêu sò dần biến mất. Sau một thời gian, sự ô nhiễm đã lan tràn khắp Vịnh. Gần bờ biển, tràn ngập xác cá và sò. Trên bờ, lũ mèo phát điên và tự nhảy xuống biển chết. Hải âu và quạ không còn bay lượn và té xuống đất chết. Mặc dù, người dân bắt đầu có những dự cảm chẳng lành, nhưng họ vẫn giữ việc đánh bắt cá trên biển, ăn uống, và bán nó vì cuộc sống sinh nhai của mình. Vào ngày 21/4/1956, một bé gái năm tuổi, là con của người đóng thuyền và đánh bắt cá ngoài khơi bờ biển Minamata đã được đưa vào bệnh viện trực thuộc nhà máy Chisso, nơi được cho là để cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tiên tiến nhất trong khu vực Minamata trong vài ngày. Cô bé không thể dung đũa, bước đi chệnh choạng, và không thể phát âm rõ ràng. Và có thông báo rằng, nhiều trẻ em xuất hiện các triệu chứng tương tự trong khi phố của cô bé. Phản hồi điều này, Hajime Hosokawa, giám đốc bệnh viện trực thuộc nhà máy Chisso, vào ngày 1/5 đã báo cáo với Trung tâm Y tế Cộng đồng Minamata như sau, "những bệnh nhân mắc chứng bệnh không rõ nguồn gốc liên quan đến sự tổn thương hệ thần kinh trung ương, và bốn trong số đó đã được nhập viện". Sau này, ngày 1/5 ngày được ghi nhận như là ngày bắt đầu của căn bệnh và sự cố của Minamata. Như đã trình bày ở trên, chất gây nên sự ô nhiễm và căn bệnh Minamata là do sự ô nhiễm thủy ngân metyl, sau đó thông qua thủy hải sản nhiễm độc mà đi vào cơ thể người bệnh. Nếu thực hiện các biện pháp thích hợp trong giai đoạn này, ví dụ như cấm tiêu thụ cá và nghêu sò, thì sau đó đã giảm bớt phần nào sự bùng phát căn bệnh, ngay cả khi nguyên nhân hay cơ chế của căn bệnh vẫn chưa được hiểu rõ. Chính phủ và chính quyền tỉnh đã thừa nhận đây là sai lầm đầu tiền và lớn nhất. Nhà máy Chisso Minamata bị nghi ngờ là nguồn xả thải gây ô nhiễm, tuy nhiên họ vẫn tiếp tục xả các chất thải có chứa thủy ngân metyl chưa qua xử lý ra môi trường. 9 Cuối cùng, vào tháng 7 năm 1959, nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Kumamoto đã tìm ra chất gây ô nhiễm là thủy ngân metyl. Thế nhưng, Chisso ngay lập tức đã bác bỏ, nói rằng lý thuyết nhiễm độc thủy ngân hữu cơ được đưa ra bởi nhóm nghiên cứu là "sai lầm về tri thức khoa học", là “điều đáng buồn cười”. Nhiều tổ chức hoặc cá nhân cũng đã phản bác công việc của nhóm nghiên cứu, như Hiệp hội Hóa học Nhật Bản, nơi mà Chisso là một thành viên đã thông báo rằng, “sự việc gây ra do các vụ nổ sau Thế chiến thứ 2” hay thuyết Amino của các chuyên gia chính phủ. Thế nhưng, tháng 11/1959, nhóm nghiên cứu Đại học Kumamoto đã trình bày lên Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội “nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm ở Minamata là thủy ngân hữu cơ nhiễm trong cá và thủy hải sản”. Tuy nhiên ngày hôm sau, bộ đã hủy bỏ và không tiếp nhận bản báo cáo này. Trong suốt quá trình phản bác nhóm nghiên cứu Đại học Kumamoto, Chisso đã tiến hành thực nghiệm sự tác động của nước thải từ nhà máy đối với loài mèo và xác nhận kết quả chúng bị mắc bệnh Minamata nhưng không được công bố một cách chính thức (ngày 6/10, chú mèo mang số 400 phát bệnh). Nhưng họ giữ bí mật một cách tuyệt đối bao gồm cả nguyên nhân vẫn chưa biết gây nên ô nhiễm và căn bệnh Minamata. Bằng cách này, Chisso, Hiệp hội Hóa học Nhật Bản, và cả Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội đã che giấu sự thật, và phản bác quá trình tìm ra nguyên nhân ô nhiễm của nhóm nghiên cứu Đại học Kumamoto. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm tòi. Năm sau đó, họ chiết xuất được các tinh thể của một hợp chất thủy ngân hữu cơ từ sò của vịnh Minamata. Ngoài ra, họ cũng đã tách được muối thủy ngân metyl của chất thải acetaldehyde của Chisso vào tháng 8/1962, đây là một bằng chứng khoa học không thể chối cãi. Họ đã đi đến kết luận khoa học vào tháng 2/1963 như sau “Căn bệnh Minamata, chứng bệnh do nhiễm độc hệ thần kinh trung ương sau khi ăn cá và thủy sản ở vịnh Minamata, vật chất gây nhiễm độc thủy hải sản là hợp chất thủy ngân metyl có trong thủy hải sản và từ nguồn nước thải của nhà máy Chisso.” Đây là kết quả nghiên cứu nhằm tìm ra sự thật của các nhà nghiên cứu trường đại học. Mặt khác, liên quan đến phản ứng của chính phủ, Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội, họ bắt đầu việc nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Nhưng một khi Chisso bị điều tra thì chính chình quyền sẽ phải cố gắng che đậy nguyên nhân (25, no more) Khi có giả thuyết về kim loại nặng gây độc hại vào năm 1956, chính quyền tỉnh Kumamoto đã hỏi xin ý kiến của Bộ có nên "[có thể] cấm bắt cá và động vật có vỏ bằng cách áp dụng Luật vệ sinh thực phẩm" hay không. Bởi vì, cả chính phủ và chính quyền sẽ phải chịu thiệt hại “50-50” nên Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội đã trả lời “bởi vì không có chứng cớ đủ thuyết phục về việc hải sản bị nhiễm bẩn, nên không thể áp dụng theo Luật vệ sinh thực phẩm” (25, nomore). Như vậy Bộ cũng đã không áp dụng Luật vệ sinh thực phẩm và Luật Kiểm soát nước thải nhà máy đối với Chisso vào thời điểm này, bỏ qua việc 10 Chisso thải ra nguồn nước thải chưa qua xử lý. Điều này mãi đến năm 1968, sau khi công ty và nhà máy sản xuất acetaldehyde biến mất ở Nhật Bản, Bộ Khoa học và Công nghệ mới thừa nhận với chính phủ quốc gia rằng, “ô nhiễm môi trường ở Minamata gây ra bởi nhà máy Chisso”. 4.3 Phản ứng không thành thật của Chisso và chính quyền đối với nạn nhân Bởi vì Chisso đã thải ra môi trường nước thải chưa qua xử lý dẫn đến việc gây ô nhiễm biển kể từ khi họ bắt đầu đi vào hoạt động. Sự ô nhiễm dần trở nên nguy hiểm, một thỏa thuận bồi thường đã được ký kết giữa Chisso và Hợp tác xã ngư nghiệp Minamata vào đầu năm 1926. Nhưng đến năm 1956, khi vấn đề ô nhiễm chính thức được thừa nhận và xảy ra trên diện rộng. Sau đó, Chisso vẫn tiếp tục tăng việc sản xuất acetaldehyde và số nạn nhân cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Hợp tác xã ngư nghiệp Minamata đã yêu cầu Chisso phải bồi thường nhiều hơn hoặc điều tra rõ nguyên nhân. Cho nên Chisso buộc phải thay đổi hệ thống xả thải của mình: nước thải không được thải vào đường dẫn nước Hyakken, con đường gây ô nhiễm nguyên trọng tại Vịnh Minamata, nhưng sẽ thải vào song Minamata thông qua bể Yahata ở miệng sông. Ngạc nhiên trước sự thay đổi này, chính phủ yêu cầu Chisso phải trở lại sử dụng tuyến đường xả thải Hyakken vào 11/1959. Do đó, bởi vì Chisso tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất acetaldehyde mà không nói về bất kỳ giải pháp khắc phục nào cho nguồn ô nhiễm nữa nên việc bùng nổ ô nhiễm và bệnh Minamata lan rộng đến vùng biển Shiranui. Tháng 12/1959, Chisso đã ký kết một thỏa thuận với nhóm những người chịu thiệt hại thông qua sự hòa giải của chính quyền tỉnh Kumamoto. Nhưng đây không phải một “thỏa thuận đền bù” mà chỉ là một “số tiền an ủi”, bởi vì nguyên nhân gây ô nhiễm vẫn chưa xác định, và đây chỉ bày tỏ sự thông cảm của Chisso đối với nạn nhân. Nhưng thực tế là, Chisso đã biết rõ nguyên nhân gây ra những thiệt hại này thông qua “thí nghiệm mèo”. Nên, thỏa thuận này là một thỏa thuận bất công. Số tiền được đưa ra là quá ít, ví dụ 300,000 yên/ người chết; Chisso sẽ không chi trả them them them bất cứ khoản bồi thường nào dù có xác định nguyên nhân là do ô nhiễm ở Minamata đi chăng nữa; và Chisso sẽ ngưng việc chi trả ngay khi xác định Chisso không liên quan. Thế nhưng, những nạn nhân, người không thể lao động hay đủ chi trả cho cuộc sống sinh nhai của mình cũng như việc chữa trị cho căn bệnh này, cuối cùng đều phải ký kết một thỏa thuận bất công cho mình. Nhưng sau đó, theo quy định của Luật về Vấn để ô nhiễm Minamata lần thứ nhất, thỏa thuận này đang chống lại cộng đồng nên nó không còn bất kỳ hiệu lực nào nữa, nêu rõ, "thỏa thuận quy định một số tiền bồi thường ít ỏi dụng sự thiếu hiểu biết và khó khăn của nạn nhân, và buộc họ phải thôi tố cáo về sự thiệt hại”. 11 Dựa trên giả thuyết thủy ngân hữu cơ được trình bày bởi nhóm nghiên cứu của Đại học Kumamoto tháng 7 năm 1959, các ngư dân của Minamata buộc Chisso phải xử lý nước thải nhà máy. Đáp lại điều này, Chisso đã thiết lập Cyclator, là một hệ thống lọc nước thải vào tháng 12 cùng năm và thông báo rằng nước thải sẽ được xử lý trước khi thải ra môi trường, vấn đề ở Minamata sẽ nhanh chóng kết thúc.Tại buổi họp báo Lễ hoàn thành hệ thống Cyclator, người quản lý nhà máy thong thả uống một ly nước thải đã được xử lý qua hệ thống này. Nhưng không lâu sau đó, người ta hiểu ra rằng hóa ra Cyclator không có khả năng loại bỏ thủy ngân. Sau tất cả, Chisso vẫn tiếp tục việc thải ra môi trường nước thải chứa thủy ngân và gây ô nhiễm môi trường dẫn đến căn bệnh Minamata cho đến tận năm 1966, khi một hệ thống khép kín được đưa vào sử dụng. Chisso ngưng việc sản xuất acetaldehyde vào tháng 5/1968, sau đó bốn tháng, chính phủ mới chính thức thừa nhận lần đầu tiên rằng sự cố môi trường ở Minamata và căn bệnh phát sinh ở đây là một thảm họa môi trường do ô nhiễm chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso. Như vậy, có thể thấy, cả nhà máy Chisso và chính quyền đã tìm ra được nguyên nhân gây nên vấn đề ô nhiễm từ rất sớm. Thế nhưng vì lợi ích của chính nhà máy Chisso và lợi ích kinh tế của nhà nước, mà họ đã lờ đi những giải pháp cấp bách trước mắt. Bản thân Chisso tuy đã thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế việc xả nguồn nước thải chưa qua xử lý vào vụng Vịnh Minamata hay nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, nhưng họ chưa thật sự giải quyết triệt để nguồn nhân gây ô nhiễm là thủy ngân hữu cơ. Và việc tiếp tục gia tăng sản xuất acetaldehyde này càng làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm tại nơi đây. Chính nhà cầm quyền cũng thừa nhận họ đã mắc phải sai lầm trong việc giải quyết vấn đề ở đây. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh lâm sàng và việc cá chết hang loạt, thay vì phải ban các lệnh cấm tiêu thụ nguồn cá khai thác ở đây thì họ đã không làm như thế, vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của tỉnh và nhà nước. Hay có nhiều giả thuyết liên quan đến nhiễm độc kim loại nặng được đưa ra từ rất sớm, thế nhưng từ phía chính phủ đã không có bất cứ động thái tích cực nào, dẫn đến việc nguồn phát sinh chất thải là Chisso vẫn có thể tiếp tục hoạt động và gây ô nhiễm. Chính vì những lợi ích kinh tế nhằm phục hồi đấ nước sau chiến tranh một cách nhanh chóng, mà nhà cầm quyền đã lựa chọn việc để mặc cho doanh nghiệp tàn phá môi trường và cuộc sống của người dân địa phương, gây nên những hậy quả nghiêm trọng không chỉ đối với môi trường mà còn đến cả con người trong một thời gian dài. Tóm lại, Chính sách dồn toàn lực cho phát triển kinh tế đã đem lại cho Nhật Bản những thành tựu lớn lao trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, xứng đáng với tên gọi “tăng trưởng thần kỳ”. Tuy nhiên, mặt trái của hoạt động sản xuất với cường độ cao mà không xem xét đến các tác động tới môi trường đã dẫn đến sự gia tăng các vấn đề ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. 12 Chương 2: Vấn đề ô nhiễm ở Minamata – Những thiệt hại và giải pháp của người Nhật 1. Những thiệt hại gây ra bởi Thảm họa Minamata và Căn bệnh Minamata 1.1 Thiệt hại về mặt môi trường, sinh vật và sản xuất Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, trong quá khứ Minamata là một ngư trường lớn và giàu có, thế nhưng do ảnh hưởng từ việc gây ô nhiễm của Chisso đã dẫn đến những thiệt hại nặng nề đến ngành ngư nghiệp tại nơi đây. Từ thời Đại Chính, dù Chisso đã nhiều lần tiến hành bồi thường, kể cả sau khi bùng phát căn bệnh Minamata, nhưng đến năm 1968, thì số tiền bồi thường là 140.000.000 ¥, năm 1973 và 1974, tổng số tiền bồi thường là 3.932.000.000¥ cho 漁業協同組合(Hợp tác xã ngư nghiệp) và 漁業商組合(Công đoàn ngư nghiệp), bao gồm Minamata thành phố. Thêm vào đó, vì mục đích tái sinh lại vịnh Minamata, họ phải tiến hành loại bỏ và thanh lọc thành phần thủy ngân lắng ở đáy vịnh. Để xử lý 150 triệu m3 bùn có nồng độ thủy ngân trên 25ppm, họ phải tiến hành nạo vét gần như toàn bộ lớp đáy, một bộ phận 58ha phần đất liền trên bờ. Tổng chi phí tốn gần 48500000000 ¥ (trong đó, chi phí tiến hành do Chisso chi trả, chi phí nhằm xúc tiến và đảm bảo hiệu quả do nhà nước và tỉnh chi trả). 13 Tác động xấu đến dân cư, kinh tế và xã hội của vùng Năm 1907, nhân khẩu của làng Minamata là khoảng 10.000 người, kinh ngoạch chiếm khoảng 2 vạn yên (hiện tại là 2400 vạn). Sau khi Chisso đến xây dựng nhà máy sản xuất ở đây, nơi đây phát triển một cách nhanh chóng. 1.2 Thế nhưng, từ khi phát sinh vấn đề ô nhiễm và căn bệnh Minamata, tình hình kinh doanh của Chisso trở nên tồi tệ đi. Cơ hội việc làm ở Minamata giảm mạnh, tình hình kinh tế trì trệ, dân cư trở nên thưa thớt và lão hóa dân số xảy ra. Dân số liên tục giảm, dẫn đến suy thoái xã hội, năm 1970 dân số chỉ có 4 vạn người, năm 1990 dân cư chỉ có 34594 người. Năm 1960, tỉ trọng các nhóm ngành ở Minamata đối với ngành công nghiệp cấp 1 chiếm 41.9%, cấp 2 là 34.5%, cấp 3 là 23.6%; trong khi tỉ lệ này toàn quốc ở nhóm cấp 1 là 48.5%, cấp 2 là 21.8%, cấp 3 là 29.6%. Như vậy có thể thấy, khu vực này từ sớm đã tiến 14 ngành công nghiệp hóa và đang phát triển đầy triển vọng. Ngoài ra, ở nhóm ngành cấp 2, có Chisso được xếp vào, có tỷ lệ dân lao động chiến 70% cho đến năm 1955, chỉ trong năm 1951, đã đạt 95%, năm 1954 là 80% lao động công nghiệp. Thế nhưng, sau khi sự việc ô nhiễm xảy ra, từ khu vực có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của tình umamoto thì tình hình đã đảo ngược và sự cách biệt có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong một khoảng thời gian dài, Chisso đã có nhiều đóng góp cho việc phát triển của thành phố Minamata, như năm 1950, họ đóng góp gần 50% kinh ngạch thuế. Thế nhưng, căn bệnh Minamata đã gây ra nhiều biến động xã hội, dẫn đến nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Những năm sau đó, đóng góp của họ dần suy giảm, năm 1965 chỉ có 25% nguồn thuế của thành phố, năm 1988 còn chưa đến 9%. 15 Như thế, nhiều vấn đề xã hội cũng đã phát sinh gây cản trở sự phát triển của thành phố Minamata. Theo chính phủ, ngày 20/6/1978, trong cuộc Nội các chính phủ chính họ đã hoàn thành việc tiến hành phục hưng lại vùng Minamata như tiến hành thực hiện các chính sách cải thiện hệ thống giao thông, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội,… cũng như phục hưng nông nghiệp và công nghiệp,… 1.2 Căn bệnh Minamata: 1.2.1 Sự bùng phát căn bệnh Minamata Minamata là chứng bệnh trúng độc hệ thần kinh gây ra bởi hấp thụ một lượng lớn methyl thủy ngân qua việc ăn những loại thủy sản bị ô nhiễm. Tháng 5 năm 1956, tại khu vực ven vịnh Minamata tỉnh Kumamoto, căn bệnh này lần đầu tiên được chính thức xác nhận và mang tên “Bệnh Minamata”. Đây là một trong bốn căn bệnh gây ra do ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản, do nước thải nhà máy của công ty phân bón ni-tơ Shin Nihon (tiền thân của Chisso) làm ô nhiễm môi trường, dẫn đến việc gây tổn hại sức khỏe con người. Tháng 5 năm 1965, tại lưu vực song Agano của tỉnh Niigata việc phát sinh hiện tượng này cũng được ghi nhận, được gọi là bệnh Minamata Niigata hay còn gọi là bệnh Minamata phiên bản 2. 16 (Ảnh tư liệu tại Trung tâm nghiên cứu Minamata – Bữa ăn của người dân vịnh Minamata những năm 1950) 1.2.2 Triệu chứng của căn bệnh Triệu chứng chủ yếu của bệnh Minamata là suy giảm cảm giác, mất khả năng điều hòa vận động, gây tổn hại trung khu thần kinh với những biểu hiện từ tổn hại thị lực cho đến thính lực. Tất cả những triệu chứng trên đây được tập hợp và gọi chung là hội chứng Hunter Russell, một trường hợp bệnh điển hình của việc trúng độc thủy ngân metyl. Ở những người mắc bệnh nặng xuất hiện trạng thái tổn hại nhận thức nặng hơn là mất ý thức, thậm chí gây tử vong. Trường hợp bệnh nhẹ ghi nhận những triệu chứng như đau đầu, cảm giác mệt mỏi, có sự bất thường với vị giác, khứu giác, ù tai. 17 (Ảnh trích từ Tập ảnh Sự kiện ở Minamata, 2013, Kuwabara Shisei, NXB Fujiwara) 1.2.3 Hậu quả nặng nề của căn bệnh Cho đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người. Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã được chính phủ công nhận. 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo Chính phủ Nhật thì có tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay. Tuy nhiên có một số đã chết trước khi căn bệnh này được chính thức khám phá, và nhiều người chưa kịp nộp đơn xin chứng nhận thì đã chết. Nhiều người thì không nộp đơn vì nhiều lý do, chính vì vậy mà không thể có được một số liệu chính xác về những bệnh nhân Minamata. Căn bệnh kiểu Minamata đã không chỉ xảy ra ở riêng vùng Minamata. Năm 1965 bệnh Minamata đã bùng phát dọc theo con sông Agano thuộc tỉnh Nigata, do công ty Showa Denko thải thủy ngân xuống. Theo Japan Today, khoảng 3.000 người được chính thức công nhận là mắc bệnh Minamata. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn nằm ngoài danh sách cứu trợ do chưa đủ điều kiện được công nhận nhiễm bệnh. Năm 1977, chính phủ Nhật Bản thông qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn trong việc xác nhận nạn nhân của Minamata. Theo đó, những người có các biểu hiện đặc trưng như rối loạn cảm giác ở chân tay, hạn chế tầm nhìn hay 18 mất khả năng vận động mới được công nhận là bệnh nhân Minamata. Đến nay, vẫn còn 33.450 người trong danh sách chờ. Phần lớn các bệnh nhân hang ngày phải đến bệnh viện để chữa trị và phục hồi. Hiện nay khi các bệnh nhân trở nên già hơn, số người phải nằm tại viên hoặc cần sự trợ giúp tại gia đình cũng tăng lên. Trong xã hội đang già đi của Nhật bản, những bệnh nhân này muốn được sống yên ổn cùng mọi người trong xã hội mà không phải bị lo lắng gì, là những mối quan tâm của các bệnh nhân tại Minamata. Những bệnh nhân mà có thể gi chuyển được, vẫn cố gắng làm việc. Mặc dù công việc nhà nông hoặc đánh bắt cá rất nặng nhọc, nhưng một số bệnh nhân vẫn có thể hỗ trợ công việc này. Một số bệnh nhân thì làm việc cho các công ty, và họ phải học cách sống cùng với căn bệnh này. Tuy nhiên vẫn có một số định kiến và hiểu lầm về căn bệnh Minamata này vẫn còn tồn tại. Nhiều người đã phải dấu họ là bệnh nhân Minamata, thậm chí ngay với cả người than trong gia đình hoặc họ hang. Một số người thì cống hiến cho các hoạt động như kể về giai đoạn trải qua căn bệnh của mình và những bài học cho các thế hệ trong tương lai, hy vọng rằng căn bệnh Minamata sẽ không được phép xảy ra ở bất kì nơi nào nữa. Cho đến tháng 9 năm 2014, Trung tâm nghiên cứu quốc lập về bệnh Minamata tuyên bố loại “chất ức chế ROCK” – 1 loại thuốc điều trị xuất huyết dưới màng nhện (một lớp màng trong não) hầu như được sử dụng trong điều trị, có khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh Minamata. Tuy nhiên, đối với việc đưa vào ứng dụng thực tế trong điều trị, vì vẫn còn trong giai đoạn chưa có đầy đủ dữ liệu nghiên cứu căn bản, năm 2015, theo dự toán của bộ môi trường, chi phí nghiên cứu lien quan đến việc điều trị nâng cao về bệnh Minamata vào khoảng 18.000.000 yên. 2. Giải pháp của chính phủ, nhà máy và người dân với sự cố ô nhiễm Minamata 2.1. Từ phía nhà nước Bắt đầu những quy định về thủy ngân Theo Tổng quan về các vấn đề Minamata, Tháng 9 năm 1958, vì hứng chịu chỉ trích về việc xả thải gây ô nhiễm, công ty Chisso đã bí mật chuyển đường ống xả thải: Đổi tuyến xả thải vào vịnh Minamata thông qua cửa xả Hyakken, tạm thời đưa về “hồ Yahata”, nước thải được đổ ra biển Shiranui thong qua cửa song Minamata. Kết quả là tình trạng ô nhiễm ở các khu vực phụ cận cửa song Minamata ngày càng mở rộng, đến tận phía bờ bên kia Amakusa, tỉnh Kagoshima và toàn vùng biển Shiranui, gây tình trạng mở rộng khu vực bị ô nhiễm và phát sinh them nhiều bệnh nhân mới. Năm 1959, Chisso tái thiết lập tuyến xả thải về như cũ, them vào đó, để xử lý nước thải từ nhà máy theo đúng quy định, vào tháng 12 cùng năm công ty này cũng lắp đặt máy xử lý 19 bồi lắng (凝集沈殿処理装置(サイクレーター)). Tuy nhiên tổ hợp này lại không có tính năng loại trừ methyl thủy ngân. Từ tháng 8 năm 1960, đưa vào sử dụng hệ thống cống tuần hoàn (精ドレン循環方式) chưa hoàn thiện, nhưng được cho rằng có khả năng loại trừ thủy ngân, tháng 6 năm 1966 nhờ vào việc hoàn thành hệ thống cống tuần hoàn, về nguyên tắc, nước thải có chứa methyl thủy ngân không còn được thải ra ngoài. Tháng 5 năm 1968, nhờ vào việc sản xuất acetaldehyde bị đình chỉ, nguồn phát sinh methyl thủy ngân cũng bị loại trừ. Chính sách xử lý đối với trường hợp tương tự ở Niigata Ở tỉnh Niigata, công ty điện lực Showa đã bắt đầu tạo ra methyl thủy ngân trong quá trình sản xuất acetaldehyde. Tháng 11 năm 1959, đáp lại những bất an về việc xả nước thải có chứa methyl thủy ngân tại nhà máy Chisso Minamata và những nhà máy tương tự, Bộ Công thương Nhật Bản đã tổ chức điều tra về tình trạng xử lý thủy ngân và lượng thủy ngân trong nước thải nhà máy. Dựa trên cơ sở đó, đưa ra những yêu cầu nhằm cải thiện việc xử lý nước thải đối với các nhà máy, tuy nhiên nhà máy Kanose của công ty Showa, do lượng thủy ngân có trong nước xả thải là rất ít nên đã được đưa ra khỏi danh sách những đơn vị cần được chỉ đạo cải thiện. Do đó, điều này được cho rằng có liên quan đến việc phát sinh bệnh Minamata Niigata ( Fukai Junichi, 1999, Chính sách kinh tế chính trị, NXB Keiso Shobo). Sau đó, phương pháp sản xuất acetaldehyde thay đổi, thêm vào đó, vào tháng 1 năm 1965, từ việc di dời cơ sở sản xuất, tháng 5 cùng năm, theo như công bố về bệnh Minamata Niigata, nhìn chung nước thải chứa methyl thủy ngân đã bị loại bỏ. Những quy định về nước xả thải Tháng 9/1968, nguyên nhân phát sinh bệnh Minamata đã được chính phủ lý giải trên cơ sở: Với trường hợp nhà máy Chisso Minamata là do “Các hợp chất methyl thủy ngân phát sinh trong thiết bị sản xuất acetaldehyde axit axetic”, trường hợp bệnh Niigata Minamata là do “Các hợp chất methyl thủy ngân là sản phẩm phụ trong quá trình điều chế acetaldehyde”. Từ tháng 2/1969, Cục quản lý về kế hoạch và đầu tư Nhật Bản đã bắt đầu triển khai các quy định về methyl thủy ngân: Chỉ định diện tích thủy vực trong Luật bảo vệ nguồn nước, thiết lập tiêu chuẩn chất lượng nước, dựa trên Luật nước thải nhà máy đưa ra các quy định về methyl thủy ngân trong nước thải. Tháng 12/1970, dựa trên những điều được quy định trong Luật phòng chống ô nhiễm nguồn nước, những quy định về nước thải chứa chất nguy hại giống như trường hợp Minamata được đồng loạt áp dụng trên toàn quốc. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Mau 5 datn...
14
666
69