Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận những nguyên nhân hình thành nợ xấu một số nhtm ở tp.hồ chí minh giai ...

Tài liệu Tiểu luận những nguyên nhân hình thành nợ xấu một số nhtm ở tp.hồ chí minh giai đoạn 2002 2011

.PDF
20
103
53

Mô tả:

Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI: “ NHỮNG NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH NỢ XẤU MỘT SỐ NHTM Ở TP. HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2002 – 2011.” GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Danh NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: 1. Nguyễn Thị Cẩm Anh 2. Lê Song Tuyết Nga 3. Thị Nguyệt 4. Nguyễn Thị Mai 5. Phạm Thị Phương Lan 6. Kiều Vũ Kim Ngân 7. Trần Thị Thùy Dương TP.HCM, ngày 24/09/2012 1 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế I. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 1. Đặt vấn đề Sau 20 năm đổi mới, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đáng kể. hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có tốc độ phát triển cao, ổn định, có môi trường có tiềm năng đầu tư an toàn cao trong khu vực và thế giới. Đóng góp vào sự thành công đó phải kể đến ngành Ngân hàng. Với sự lãnh đạo của ngân hàng Trung ương cũng như sự phát triển và hoạt động có hiệu quả của các ngân hàng thương mại đã huy động được một lượng vốn lớn, đấp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như cung cấp dịc vụ, tiện ích về Ngân hàng- Tài chính cho khách hàng góp phần đưa đất nước phát triển theo hướng hiện đại, theo kịp với trình độ thế giới. Tuy nhiên do sự chuyển đổi cơ chế còn chậm, trình độ còn kém nên ngành Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong chính sách cũng như quản lý và hoạt động, đặc biệt là vấn đề nợ xấu, và từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ Mỹ lan rộng toàn thế giới các nền kinh tế phải đối đầu với rất nhiều khó khăn bắt đầu từ hệ thống ngân hàng, trong đó đáng kể nhất pahir nói tới vấn đề nợ xấu. Nợ xấu gây ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành, làm cho tình hình cùa ngành Ngân hàng trở nên yếu kém, khả năng cạnh tranh giảm sút. Nhất là hiện nay khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của WTO thì vấn đề này đã gây ra nhiều khó khăn cho việc cạnh tranh với nước ngoài, tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, mất lòng tin khách hàng và tất nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Và khi đề cập đến tình trạng nợ xấu của nước ta các chuyên gia kinh tế gọi đó là “cục máu đông” của nền kinh tế, “ cục máu đông” này khiến dòng tiền lưu thông bị tắc lại, nền kinh tế bị đình trệ, doanh nghiệp không tiếp cận được với tín dụng của ngân hàng. Do đó làm thế nào để hạn chế,quản lý và xử lý nwoj xấu là một vấn đề đáng được quan tâm. Nghiên cứu được nợ xấu thì mới có thể tìm ra được nguyên nhân gây ra nợ xấu. từ đó đưa ra biện pháp, chính sách phù hợp trong việc điều tiết hoạt động tín dụng nhằm đảm ảo nợ xấu được ở mức quy định của ngành. Đảm bảo một tiền đề vững chắc cho sự phát triển có định hướng,có mục tiêu và an toàn, có hiệu quả về lâu dài. Trong khi đó theo chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh thì vấn đè nợ xấu của Việt Nam khác với các nước khác,nợ xấu Việt Nam gắn với nợ khu vực doanh nghiệp nhà nước mặc dù tới thời điểm hiện nay dư nợ của doanh nghiệp nhà nước trong tổng dư nợ vẫn chưa được công bố. Thêm vào đó nợ xấu gắn với đầu tư công. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận dự án với vốn đầu tư ngân sách nhà nước và vay ngân hàng để làm dự án,sau đó ngân sách không có vốn rót cho dự án nên dẫn đến tình trạng nợ xấu doanh nghiệp. Ngoài ra bản chất nợ xấu Việt Nam không phải do ngân hàng rất nhiều các khoản này do vay theo chỉ định. Từ đó vấn đề được đặt ra là “ nợ xấu là một vấn đề bức bách của nền kinh tế Việt Nam, và vấn đề này cần được giải quyết càng sớm càng tốt” 2 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế Với những lý do trên nên nhóm em đưa ra ý kiến về đề tài “ nợ xấu và nguyên nhân gây ra nợ xấu của một số ngân hàng thương mại tại TP HCM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung và tốc độ nợ xấu càng ngày càng nhanh hơn trong thời gian gần đây do vấn đề sở hữu chéo của các tổ chức phức tạp:tình trạng cho vay tập trung vào các nhóm khách hàng có liên quan: tăng trưởng kinh tế và tổng cầu chậm lại: đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán: tính minh bạch của các tổ chức tính dụng còn nhiều hạn chế và nhiều hành vi che giấu nợ xấu: năng lực của các cơ quan kiểm tra còn hạn chế cho nên: Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu vấn đề nợ xấu và các nguyên nhân gây ra nợ xấu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu trên cơ sở lý luận về nợ xấu của các NHTM Mục tiêu cụ thể: - Từ cách xử lý vấn đề nợ xấu của các NHTM của một số nước để vận dụng vào thực tế Việt Nam, tập trung chủ yếu vào một số NHTM tại TP HCM. - Đề xuất một số biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu nhằm giảm thiểu các khoản cho vay khó thu hồi và không phát sinh các khoản nợ mới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi mục tiêu Những nhân tố nào hình thành nợ xấu của các NHTM ? - Câu hỏi nghiên cứu Liệu có mối quan hệ nào giữa lãi suất cho vay và nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu? GDP thực có ảnh hương hay không đến vấn đề nợ xấu? Tổng nợ có thực sự tỷ lệ với nợ xấu? Tổng tài sản có ảnh hưởng như thế nào đến quy mô của nợ xấu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nợ xấu và những nguyên nhân gây ra nợ xấu của một số NHTM tại TP HCM Phạm vi nghiên cứu: về nội dung: tìm hiểu về nợ xấu và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu. Về thời gian: Do tính chất vi mô nên bài nghiên cứu chỉ khảo sát 5 ngân hàng thương mại tiêu biểu tại TP HCM : Sacombank, ACB, Vietinbank, Techcombank, Vietcombank. Về không gian: từ năm 2002 đến năm 2011 5. Phương pháp nghiên cứu 3 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng. Tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng hoặc là nguyên nhân gây ra nợ xấu Đưa ra giả thuyết nghiên cứu - Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay với nợ xấu của các ngân hàng - Sự ảnh hưởng của GDP thực đến nợ xấu - Tỷ lệ giữa tổng nợ và nơ xấu - Tổng tài sản có giải quyết được vấn đề nợ xấu Chọn mẫu, phân tích dữu liệu và đưa ra mô hình hồi quy. Thu thập, thống kê và mô tả dữ liệu một cách nhất quán, phân tích các dữu liệu thu thập từ đó đưa ra mô hình và đi đến kết luận Sử dụng nguồn dữu liệu thứ cấp 4 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU 1. Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Trong ngân hàng thương mại, tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản "nợ", tiền cho công ty và các cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản "có" của ngân hàng. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. 2. Rủi ro tín dụng Có nhiều rủi ro mà các ngân hàng đang phải đối mặt như rủi ro lạm phát, thị trường, lãi suất, hối đoái, tái đầu tư, tác nghiệp... Trong phạm vi bài nghiên cứu, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng được xem như là khả năng khách hàng không trả được nợ vay và lãi sử dụng tiền vay mà nguyên nhân là từ những tình huống không “phát hiện” được khi cho vay và phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng. Lợi nhuận mà ngân hàng công bố hiện nay có phần phản ánh rủi ro tín dụng thông qua các khoản trích lập dự phòng. Tuy nhiên, ngay chính tiêu chuẩn và điều khoản trích 5 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành vẫn còn nhiều khiếm khuyết, không phản ánh được thực chất các nguy cơ rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang gặp phải. Chẳng hạn như các khoản cho vay khi được bảo đảm bằng 100% giá trị tài sản cũng không đồng nghĩa với việc là sẽ không có rủi ro tín dụng. Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động thì việc giá trị tài sản giảm sâu hoặc kém thanh khoản là hoàn toàn có thể xảy ra. Đối với các ngân hàng Việt Nam, khi nhóm tài sản đảm bảo hiện nay chủ yếu là bất động sản thì việc thị trường bất động sản xấu đi vừa không chỉ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng là các nhà đầu tư bất động sản mà còn là các khoản nợ được thế chấp bởi bất động sản (bất động sản dân cư). Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng ở các ngân hàng Việt Nam còn do sự gia tăng của hiện tượng bất cân xứng thông tin trong bối cảnh bất ổn vĩ mô mà biểu hiện là hành vi lựa chọn ngược (adverse selection). Trái với quan điểm thông thường cho rằng khi lãi suất cho vay cao sẽ giúp loại bỏ các dự án tồi có suất sinh lợi kém, đồng thời chọn lọc những dự án tốt với mức sinh lợi cao. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, khi lãi suất cho vay quá cao thì chính những con nợ rủi ro mới là đối tượng sẵn sàng tiếp cận vốn vay. Nghĩa là, do ngân hàng không có thông tin đáng tin cậy về người đi vay và do đó không thể phân biệt được con nợ tốt với con nợ xấu nên khi lãi suất quá cao đã đặt ngân hàng vào thế lựa chọn bất lợi chứ không hoàn toàn là người đi vay mới bị bất lợi. 3. Nợ là gì?      Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ bao gồm: Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; Các khoản bao thanh toán; Các hình thức tín dụng khác. Các khoản nợ của ngân hàng được phân loại thành 5 nhóm: Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: ˗ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: ˗ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; ˗ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: ˗ Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; ˗ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: ˗ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; ˗ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: ˗ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; 6 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế ˗ ˗ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; Đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Từ quy định phân loại nợ trên của nhà nước, định nghĩa về nợ xấu được đưa ra dưới đây. 4. Nợ xấu Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).” Ngoài ra, nợ xấu còn là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, có khả năng tổn thất cao hay không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc, “về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: nợ quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ nghi ngờ. Căn cứ vào 2 yếu tố này, các ngân hàng thương mại sẽ tiến hành hạch toán các khoản nợ của mình. 5. Phương thức đánh giá nợ xấu Phương thức đánh giá nợ xấu chủ yếu dựa vào 2 yếu tố của một khoản nợ xấu. Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ mới hạch toán nợ xấu theo thời gian quá hạn trên 90 ngày (yếu tố 1); nhưng lại bỏ qua việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng (yếu tố 2). Hiện tại, hai phương pháp thường dùng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay khách hàng. Tuy vậy, việc áp dụng hai phương pháp này còn gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước phát triển. 6. Tình hình nợ xấu Việt Nam Nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng (TCTD) được tích lũy từ trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy, nợ xấu của hệ thống các ngân hàng có chiều hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh dư nợ tín dụng không tăng từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh. Đến ngày 31/5/2012, nợ xấu theo các TCTD báo cáo là hơn 117 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng (ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa, 2012). 7 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế So với tỷ lệ nợ xấu hiện nay ở mức 4,47% theo báo cáo của TCTD hay 8,6% theo kết quả giám sát vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của một số nước trong khu vực tại thời điểm Chính phủ phải đứng ra xử lý nợ xấu, cụ thể: Hàn Quốc 17% (tháng 3/1998), Thái Lan 47,7% (tháng 5/1999), Malaysia 11,4% (tháng 9/1998), Indonesia trên 50% (năm 1999). (ThS.Nguyễn Hữu Nghĩa, 2012) 7. Sơ lược một vài ngân hàng tại Tp.HCM Ngân hàng ACB: ACB có tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Ngân hàng được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Vốn điều lệ của ACB hiện nay là 9.376.965.060.000 đồng. Với tầm nhìn xác định là trở thành ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hiện nay ACB là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ được đánh giá là một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ phong phú dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. (www.acb.com.vn) Theo số liệu báo cáo tài chính quý 2/2012, nợ xấu của ACB tăng từ 0,86% đầu năm lên 1,53% cuối quý 2, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng gấp đôi từ 300 tỷ đầu năm lên 600 tỷ cuối quý 2. Nguồn: số liệu báo cáo tài chính quý 2/2012 của ACB Ngân hàng Sacombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (sacombank) Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP.HCM vào năm 1991 từ 8 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia. Vốn điều lệ của sacombank hiện nay là 9.179.230.130.000 đồng. Sau nhiều năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tại Việt Nam về tốc độ tăng trưởng với tỉ lệ hơn 50%/năm với mạng lưới hoạt động trên toàn quốc. Chiến lược của Sacombank là phát triển thành một ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam. (www.sacombank.com.vn) Theo báo cáo tài chính quý 2/2012 của ngân hàng, ngày 30/06/2012, nợ quá hạn chiếm 1,77% tổng dư nợ - chỉ tiêu này tăng hơn 104% so với đầu năm, nợ có khả năng mất vốn 0,39% tổng dư nợ. Nguồn: số liệu báo cáo tài chính quý 2/2012 của Sacombank Vietinbank: Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. VietinBank là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất thị trường hiện nay. Với thương hiệu tốt và mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng truyền thống, cùng với nền tảng tài chính vững mạnh, VietinBank luôn là một trong những Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Vốn điều lệ hiện nay của ngân hàng là 20.229.721.610.000 đồng. (www.vietinbank.vn) Theo như thông báo kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2012 của Vietinbank, dư nợ có khả năng mất vốn cuối quý II của vietinbank lên tới 2.254 tỷ đồng, nợ nghi ngờ 1.912,5 tỷ đồng, tăng mạnh so với số dư đầu năm. Trong khi đó, hạng mục dư nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý giảm. 9 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế Nguồn: báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2012 của Sacombank Vietcombank: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Vietcombank đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển bền vững với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực. Sau đợt phát hành tăng vốn điều lệ năm 2012, vốn điều lệ mới của VietinBank là 26.217.545.370.000 đồng, đưa VietinBank chính thức trở thành Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. (www.vietcombank.com.vn) Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2012 của Vietcombank, nợ xấu của ngân hàng tăng từ 2,03% đầu năm lên 3,5% vào cuối quý 2/2012 trong đó nợ có khả năng mất vốn lên tới 3.946 tỷ đồng. Techcombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (techcombank) được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 18 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 180.874 tỷ đồng (tính đến hết năm 2011). 10 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện nay, số vốn điều lệ của ngân hàng là 8.788.078.710.000 đồng. (www.techcombank.com.vn) Theo báo cáo tài chính bán niên hợp nhất năm 2012, nợ xấu của ngân hàng tăng từ 2,82% đầu năm lên 2,94% cuối quý 2/2012. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 562.644 triệu đồng. III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Những nhân tố hình thành nợ xấu: Sự suy giảm về chất lượng cho vay của các ngân hàng là một trong những nguyên nhân chính của sự sụp đổ hệ thống tài chính. Kinh nghiệm trước đó cho thấy rằng một sự tăng lên nhanh chóng các khoản nợ xấu đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc khủng hoảng ngân hàng (Demirgüç-Kunt Detragiache năm 1998, và GonzálezHermosillo, 1999). Ở các nước đang phát triển và kém phát triển, những lý do gây nên nợ xấu là một khía cạnh đa chiều. Các nhà nghiên cứu khác nhau đã kết luận những nguyên nhân khác nhau về vấn đề này. Trong đó đươc chia ra làm hai nhân tố chính: Yếu tố kinh tế vĩ mô, và yếu tố liên quan đến ngân hàng. 2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Điều kiện kinh tế: nghiên cứu của Sinkey và Greenwalt (1991) tại các ngân hàng thương mại lớn Hoa Kỳ từ 1984 đến 1987 sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản chỉ ra rằng khu vực điều kiện kinh tế khó khăn giải thích tỷ lệ tổn thất của các ngân hàng thương mại. Sử dụng một mô hình động và một tập dữ liệu bảng điều khiển trong giai đoạn 1985-1997 để điều tra các yếu tố quyết định các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại và tiết kiệm Tây Ban Nha, Salas và Saurina(2002) cho rằng tăng trưởng GDP thực là một trong các yếu tố giải thích khác biệt trong tỷ lệ nợ xấu. Thu nhập: Lawrence (1995) đã xem xét một mô hình và giới thiệu một cách rõ ràng xác suất của sự vỡ nợ. Mô hình này cho rằng khách hàng đi vay có thu nhập thấp có tỷ lệ vỡ nợ cao hơn do họ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và không có khả năng chi trả nợ. Ngoài ra, các ngân hàng cũng tính lãi suất cao hơn cho các khách hàng rủi ro. 11 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế Tỷ lệ lạm phát: Sự bất ổn định kinh tế vĩ mô biểu hiện bằng tỷ lệ lạm phát cao cũng làm cho việc thẩm định nợ cho vay khó khăn hơn đối với các ngân hàng, hơn nữa, giá tài sản cũng có khả năng rất dễ bay hơi trong điều kiện như vậy. Do đó, giá trị tiền vay thực trong tương lai cũng là rất không chắc chắn (Martin Brownbrigde, 1998) Tỷ lệ thất nghiệp: Một sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp có thể ảnh hưởng tiêu cực các dòng lưu chuyển tiền tệ của các hộ gia đình và làm tăng gánh nặng nợ nần. Còn đối với các công ty, gia tăng thất nghiệp có thể báo hiệu một sự sụt giảm trong sản xuất như là một hệ quả của sự sụt giảm trong cầu tiêu dùng. Điều này dẫn đến việc giảm doanh thu và sau đó là vỡ nợ. Babouček và Jančar (2005) xác định sự tác động của những cú sốc kinh tế vĩ mô đến chất lượng cho vay của ngành ngân hàng Séc trong giai đoạn 19932006 và đã công bố mối tương quan giữa các khoản cho vay không hiệu quả với tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Lãi suất: Lãi suất tăng dẫn đến việc trả nợ khó khăn hơn, trong trường hợp cho vay lãi suất thả nổi. Kết quả là sự gia tăng gánh nặng nợ do các khoản thanh toán lãi tăng và nợ xấu cũng tăng. Nghiên cứu của Kalirai và Scheicher (2002) đã sử dụng hồi quy tuyến tính đơn giản để kiểm tra sự phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố rủi ro tín dụng đến các ngân hàng ở Áo trong giai đoạn 1990-2001 kết luận chất lượng cho vay đã bị ảnh hưởng đặc biệt bởi tỷ lệ lãi suất danh nghĩa ngắn hạn, sản xuất công nghiệp, sự trở lại thị trường chứng khoán và chỉ số niềm tin kinh doanh. Bong bóng bất động sản: Arpa et al. (2001) sử dụng một mô hình phương chuỗi thời gian đơn đã đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế vĩ mô đến các khoản dự phòng rủi ro của các ngân hàng Áo cho giai đoạn 1990-1999, cho rằng dự phòng rủi ro tăng lên khi tốc độ tăng trưởng thực của tổng sản phẩm quốc nội giảm, lãi suất thực giảm và tăng giá ồ ạt trên thị trường bất động sản. Tóm lại, bằng chứng thực nghiệm cho thấy điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát và lãi suất thấp sẽ củng cố chất lượng các khoản cho vay, thêm nữa dưới thuận lợi của điều kiện kinh tế, người vay nhận được đầy đủ thu nhập và đáp ứng khả năng chi trả nợ. 3. Các yếu tố liên quan đến ngân hàng: Sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng: Sinkey và Greenwalt (1991) cũng đã nghiên cứu các ngân hàng thương mại lớn ở Mỹ và phát hiện ra rằng việc cho vay quá nhiều làm tăng tỷ lệ mất tiền vay. Salas và Saurina (2002) đã nghiên cứu các ngân hàng Tây Ban Nha cho rằng tăng trưởng tín dụng có liên quan đến các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Bercoff, Giovanni và Grimard (2002) cho thấy rằng sự gia tăng tài sản của các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến nợ xấu. Lãi suất cao: Các ngân hàng ấn định lãi suất cao tương đối sẽ phải đối mặt với một tỷ lệ vỡ nợ cao hơn. Nghiên cứu của Sinkey và Greenwalt (1991) đối với các ngân hàng thương mại lớn ở Mỹ mô tả một mức lãi suất cao của các ngân hàng có liên quan đến tổng nợ xấu. Rajan và dhal (2003) đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để chỉ ra rằng các yếu tố tài chính như chi phí tín dụng đã có tác động đáng kể nợ xấu. Nghiên cứu 12 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế của Waweru và Kalini (2009) trên các ngân hàng thương mại ở Kenya sử dụng phân tích thống kê cho thấy lãi suất cao của các ngân hàng là một trong những yếu tố nội bộ dẫn tới tình trạng nợ xấu tăng. Điều khoản tín dụng chưa chặt chẽ: Ngân hàng cho vay mà không xem xét các điều khoản tín dụng đầy đủ có khả năng sẽ dẫn đến sự xuất hiện nợ xấu. Jimenez và Saurina (2005) trong nghiên cứu của họ được tiến hành đối với các ngân hàng Tây Ban Nha giai đoạn 1984-2003 đã đưa ra bằng chứng cho thấy nợ xấu có liên quan đến các điều khoản tín dụng thiếu sự chặt chẽ. Quy mô ngân hàng: Nghiên cứu của Cole et al. (2004) sử dụng dữ liệu thu được từ năm 1993 Khảo sát Dự trữ Liên bang Tài chính doanh nghiệp nhỏ và các báo cáo ngân hàng tài chính Quốc gia, cho rằng các ngân hàng nhỏ chỉ bảo lãnh cho vay doanh nghiệp nhỏ rủi ro sẽ cao hơn so với các ngân hàng lớn, rủi ro trong đó là các công ty nhỏ sẽ thiếu dữ liệu tài chính để xem xét khả năng hoàn vốn và rủi ro còn ở mức tỷ lệ thất bại của các doanh nghiệp nhỏ là cao hơn so với những người lớn hơn. Hiệu quả chi phí: Hughes et al. (1995) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Để cải thiện chất lượng cho vay, các ngân hàng sẽ tăng giám sát và phải chịu chi phí cao hơn, nhưng bù lại làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nợ xấu sẽ giảm. Do đó, một ngân hàng kém hiệu quả trong thực tế có thể nắm giữ một danh mục đầu tư rủi ro thấp. Bercoff,Giovanni và Grimard (2002) cũng cho thấy, hoạt động hiệu quả giúp giảm thiểu các khoản nợ xấu. Cơ cấu sở hữu: Hu et al (2006) đã phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và cơ cấu sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Đài Loan với một tập dữ liệu bảng cho giai đoạn 1996-1999 cho thấy các ngân hàng với quyền sở hữu của chính phủ cao hơn ghi nhận khoản nợ xấu thấp hơn. Trong khi đó nghiên cứu của Walter và Werlang (1995) lại cho rằng các tổ chức tài chính nhà nước hoạt động trên thị trường kém hiệu quả, bởi vì danh mục đầu tư của họ chỉ tập trung vào các khoản nợ xấu nợ do các công ty nhà nước gây ra. Giám sát khoản cho vay: Thường xuyên theo dõi chất lượng các khoản cho vay là điều cần thiết của mọi ngân hàng để đảm bảo một hệ thống tài chính lành mạnh và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng hệ thống. (Agresti et al, 2008).Theo dõi sự ổn định tài chính của khách hàng vay có thể được thực hiện bằng cách định kỳ rà soát các hoạt động cá tài khoản, kiểm tra các báo cáo chứng khoán, thăm hỏi công ty vay vốn định kỳ để biết rõ hơn về tiến độ triển khai khoản vay, đầu tư kinh doanh hiệu quả hay không và tư vấn khi cần thiết. Khả năng đánh giá rủi ro kém: Khả năng hoàn trả khoản vay của người vay là rất quan trọng đối với tất cả các ngân hàng thương mại. Các khoản nợ xấu chính là kết quả khách quan của sự thỏa hiệp trong thẩm định và đánh giá tín dụng. Vấn đề trầm trọng hơn do sự yếu kém trong việc tính toán, tiết lộ và cấp các khoản vay bổ sung. Trong việc đánh giá các khoản vay hiện tại, trình trạng tín dụng của người vay và giá trị thị trường của tài 13 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế sản thế chấp không được đưa vào tài khoản do đó gây khó khăn để phát hiện ra các khoản nợ xấu (Patersson, 2004) IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập dữ liệu: Do hạn chế về khả năng cũng như sự hiểu biết, nhóm chúng em chỉ đưa ra nghiên cứu định lượng bằng cách thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Các dữ liệu thu thập được sẽ được chạy phần mềm Eview và trình bày dưới dạng mô hình hồi quy đa biến. Sau đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định ANOVA, phân tích tương quan Pearson, phương pháp bình phương nhỏ nhất để đánh giá mức độ ảnh hưởng, độ tin cậy cũng như độ chính xác của các biến độc lập. 2. Mô hình nghiên cứu: Mô hình hồi quy đa biến được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu định lượng nhằm xem xét sự tác động của các biến độc lập có hay không có ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc. Để kiểm tra các yếu tố hình thành nợ xấu, bài viết sử dụng mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu (NPL’s rate) và các biến độc lập được nghiên cứu là GDP thực bình quân đầu người (real GDP per capita), lãi suất (Interest rate), tổng dư nợ cho vay (total loans) và tổng tài sản (Total assets). Mô hình hồi quy đa biến: NPLR = α0 + β1TL + β2IR + β3GDPPC + β3TA + € Trong đó NPLR: tỷ lệ nợ xấu (NPL’s rate) TL: Tổng dư nợ (total loans) IR: Lãi suất (Interest rate) GDPPC: GDP thực trên đầu người (real GDP per capita) TA: Tổng tài sản (Total assets) €: Sai số 3. Công cụ phân tích: Phần mềm Eview 4.0 Cỡ mẫu: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2002-2011 ở 5 ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam: Techcombank, Vietinbank, Vietcombank, Sacombank, ACB. Do giới hạn của bài viết nên việc nghiên cứu chỉ dựa trên mẫu là 5 ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam sẽ không đánh giá được hết mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập do đó độ tin cậy của mô hình chưa cao. Bên cạnh đó, mặc dù dữ liệu về tổng dư nợ cho vay, tổng 14 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế tài sản đã có từ những năm trước đó song nhóm không thể sử dụng được những dữ liệu đó do sự vắng mặt của số liệu tỷ lệ nợ xấu và lãi suất. Chính vì vậy sự thu thập số liệu các biến độc lập sẽ được thu hẹp trong giai đoạn 2002-2011. Cách chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên ( chọn 5 trong 20 ngân hàng lớn nhất Việt Nam theo Bảng xếp hạng VNR500 - TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2009). Nguồn dữ liệu: Bài viết lấy dữ liệu thứ cấp từ tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn và từ các bảng báo cáo tài chính thường niên của 5 ngân hàng Techcombank, Vietinbank, Vietcombank, Sacombank, ACB trong giai đoạn từ năm 2002-2011. Do đó mức độ tin cậy và mức độ chính xác của các dữ liệu khá cao. Dữ liệu thống kê: Dưới đây là mẫu thống kê dữ liệu của nhóm. Do số liệu còn nhiều thiếu sót nên nhóm chỉ đưa ra một số số liệu mẫu thống kê được của 5 ngân hàng trong giai đoạn 20022011 được trích ra từ các bảng báo cáo tài chính thường niên trên website chính. Ngân hàng ACB (đơn vị: triệu VND) Tổng Nợ Tổng Tài sản Tổng nợ xấu 2002 3.908.156 9.349.660 30.634 2003 5.352.255 10.854.801 35.330 2004 6.698.437 15.416.674 48.660 2005 9.381.517 24.272.864 27.939 2006 17.014.419 31.587.493 33.162 2007 31.810.857 85.391.681 26.565 2008 34.832.700 105.306.130 308.714 2009 62.357.978 167.881.047 254.680 2010 87.195.105 205.102.950 292.806 2011 101.897.633 281.019.319 873.516 Nguồn Website Báo cáo thường niên http://www.acb.com.vn/codong/bcthuongnien11.htm Ngân hàng Vietcombank (đơn vị: triệu VND) Tổng Nợ Tổng Tài sản 2002 29.295.181 81.668.309 2003 39.629.761 97.653.125 2004 51.772.554 121.200.151 2005 86.855.031 136.720.611 2006 117.147.302 166.952.020 2007 97.531.894 197.408.036 2008 112.792.965 222.089.520 ACB Tổng nợ xấu 1.799.946 1.240.065 1.451.183 2.092.667 1.860.700 3.211.629 5.202.045 15 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế 2009 141.621.126 255.495.883 3.498.684 2010 176.813.906 307.621.338 5.005.547 209.417.633 366.722.279 Website Báo cáo thường http://www.vietcombank.com.vn/annualreports/ 4.257.959 niên 2011 Ngân hàng Sacombank (đơn vị: triệu VND) Tổng Nợ Tổng Tài sản 2002 4.296.451 2003 7.304.443 2004 5.840.000 10.394.881 2005 8.425.238 14.458.182 2006 14.394.313 24.776.183 2007 35.378.147 64.572.875 2008 35.008.871 68.438.569 2009 59.657.004 104.019.144 2010 82.484.803 141.798.738 2011 80.539.487 140.136.974 VietcomBank Tổng nợ xấu 46.501 104.104 81.408 208.407 384.008 447.520 463.176 Website Báo cáo thường niên http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/Pages/Bao-cao-thuong-nien.aspx SacomBank Ngân hàng Techcombank (đơn vị: triệu VND) Tổng Nợ Tổng Tài sản Tổng nợ xấu 2002 2.103.301 4.059.822 96.271 2003 2.380.100 5.510.430 87.530 2004 3.465.540 7.667.461 116.064 2005 5.830.036 10.666.106 98.493 2006 8.696.101 17.326.353 274.399 2007 20.486.131 39.542.496 585.238 2008 26.018.985 59.360.485 837.171 2009 42.092.767 92.534.430 1.048.004 2010 52.927.857 150.291.215 1.211.067 2011 63.451.465 180.531.163 1.793.656 Website Báo cáo thường niên Techcombank https://www.techcombank.com.vn/Desktop.aspx/Nha_dau_tu/Bao-cao-thuongnien/Bao_cao_thuong_nien/ Ngân hàng Vietinbank (đơn vị: triệu VND) Tổng Nợ Tổng Tài sản 2002 47.120.856 67.980.412 Tổng nợ xấu 16 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 51.778.523 64.159.522 75.885.674 80.152.334 102.190.640 120.752.073 166.064.058 234.204.809 279.703.452 80.887.100 90.734.644 116.373.386 135.442.520 166.112.971 193.590.357 243.785.208 367.712.191 460.603.925 Website Báo cáo thường http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/annual/index.html Năm 1.924.605 1.128.278 1.708.407 2.187.345 1.000.809 1.538.538 5.281.184 niên VietinBank Tốc độ tăng trưởng (%) 2002 440 7.2 2003 492 7.26 2004 552 7.7 2005 636 8.43 2006 723 8.17 2007 835 8.5 2008 1047 6.18 2009 1055 5.32 2010 1168 6.78 2011 1300 5.89 Website Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217 V. GDP/người KẾT LUẬN Dựa theo kết quả của các bài nghiên cứu trước đây và các chuyên gia nghiên cứu thì quy hô, tổng tài sản, lãi suất của các NHTM và GDP thực trên đầu người của Việt Nam là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình nợ xấu của một số NHTM Việt Nam. Nợ xấu đang chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP của Việt Nam hiện nay, và nguyên nhân mà nhóm nghiên cứu cho rằng là chú yếu gây nên tình trạng nợ xấu của các NHTM hiện nay chính là năng lực hoạt động yếu kém của ngân hàng trong khâu quản lý, thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay và kiểm soát nguồn vốn vay, cũng như việc hỗ trợ khách hàng.Không tính toán được rủi ro tín dụng khi đầu tư tràn lan vào các dự án mà phần lớn trong đó đều không có tính khả thi. Việc cho các doanh nghiệp nhà nước vay cũng đã làm gia tăng khoản nợ khó đòi một cách đáng kể. Ngoài ra lãi suất huy động vốn quá cao, dẫn 17 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế đến lãi suất cho các doanh nghiệp vay tăng lên, các doanh nghiệp mạnh sẽ không chấp nhận mức lãi suất quá cao, họ có khả năng tìm đến những nguồn vốn khác. Nghi vấn đặt ra đối với những doanh nghiệp dám chấp thuận mức lãi suất cao. Phần lớn sự chấp thuận đó xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận được những nguồn vốn khác. Và tất nhiên, nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng lên từ nhóm đối tượng này. Dù răng việc NHTM có quy mô và tổng tài sản lớn cũng góp phần không nhỏ trước việc ổn định ngân hàng trước vấn đề nợ xấu, nhưng trước thực tế nợ xấu xuất hiện càng nhiều vượt ngoài tầm kiểm soát thì sẽ vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hoạt động của các NHTM. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng các tính toán về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang ở mức thấp hơn so với thực tế. Đồng thời, các thống kê thiếu tính minh bạch và rất có thể năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện ở mức yếu hơn so với các báo cáo. Kể từ năm 2011, tỷ lệ nợ xấu đã tăng cao trên khắp hệ thống. Trong khi Việt Nam đã đạt 1 số thành tựu trong việc hạ nhiệt lạm phát và lãi suất, hoạt động kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các yếu tố tiêu cực từ kinh tế thế giới. Cũng theo Fitch, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ chỉ tăng trưởng ở mức khiêm tốn do những lần cắt giảm lãi suất trong 6 tháng đầu năm đã ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận cận biên trong khi nhu cầu về các khoản vay mới không tăng. Thêm vào đó, mặc dù 1 số ngân hàng lớn đã tăng vốn trong thời gian cuối năm 2011 và 6 tháng đầu năm nay, toàn bộ hệ thống ngân hàng vẫn đang khá yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc liên quan đến chất lượng tài sản. Các cơ quan chức năng cũng đã cố gắng giải quyết 1 vài vấn đề mang tính chất gốc rễ. Một số biện pháp cải cách cụ thể cũng đã được đưa ra, ví dụ như tái cấu trúc các ngân hàng nhỏ và có kế hoạch thành lập công ty quản lý tài sản để mua nợ xấu từ khác ngân hàng. Tuy nhiên, theo Fitch, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có được bước tiến rõ rệt trong việc triển khai các biện pháp này. Kiến nghị cho các NHTM Việt Nam Giải quyết trong ngắn hạn: Thành lập Cty mua bán nợ theo mô hình: Về quản trị, là một định chế tài chính độc lập dưới hình thức Cty cổ phần, với cơ cấu góp vốn của NHNN, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, các Cty bảo hiểm, các NHTM và xã hội, trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ trên 50%. Về quy mô, vốn không nên cố định là 100 nghìn tỷ động như đề xuất của NHNN mà phụ thuộc quy mô và giá trị thực của nợ xấu thực tế. Cty mua bán nợ không nên trực thuộc NHNN hoặc Bộ Tài chính. Vì các cơ quan này vừa quản lý nhà nước trực tiếp các NHTM hoặc các DNNN, vừa mua bán các khoản nợ do mình quản lý, nên sẽ thiếu khách quan, minh bạch, dễ nảy sinh 18 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế lợi ích cục bộ. Nếu trực thuộc hai cơ quan trên, nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mà nguồn này rất hạn chế trong giai đoạn hiện nay. Về nguồn vốn, sẽ lấy từ ngân sách để góp, chứ không được lấy từ trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN mà nên vay của các định chế tài chính lớn theo nguyên tắc lấy thu bù chi đảm bảo hoạt động có lãi. Mục tiêu của công ty mua bán nợ là xử lý nợ xấu, để cứu DN chứ không phải để làm sạch sổ sách ngân hàng. Đối với những DN nào mà nợ xấu không có khả năng phục hồi thì kiên quyết cho phá sản, giải thể… Giải quyết trong dài hạn Thường xuyên theo dõi chất lượng các khoản cho vay để đảm bảo một hệ thống tài chính lành mạnh và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng hệ thống.Theo dõi sự ổn định tài chính của khách hàng vay có thể được thực hiện bằng cách định kỳ rà soát các hoạt động các tài khoản, kiểm tra các báo cáo chứng khoán, thăm hỏi công ty vay vốn định kỳ để biết rõ hơn về tiến độ triển khai khoản vay, đầu tư kinh doanh hiệu quả hay không và tư vấn khi cần thiết. Cần phải nghiêm ngặt và rõ ràng trong quá trình tìm hiểu và xác định mức độ rủi ro. Cùng đó, cần hoàn thiện cơ chế pháp lý về mua bán nợ đặc biệt là nợ của DNNN để ngăn ngừa rủi ro, thất thoát vốn khi mua bán nợ. Để giải quyết nợ xấu của các ngân hàng, các ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu của mình, bằng cách trích lập dự phòng rủi ro, khoanh nợ, giãn nợ và bán nợ. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu không có khả năng tự xử lý thì phải sát nhập, chuyển nhượng theo đề án tái cơ cấu của NHTM. 19 Bài báo cáo môn phương pháp nghiên cứu kinh tế VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đề cương nghiên cứu có sử dụng một số tài liệu tham khảo như sau: Irum Saba, Rehana Kouser, Muhammad Azeem.(2012). Determinants of Non Performing Loans: Case of US banking Sector. Wondimagegnehu Negera. (2012). Determinants of Non Performing Loans: The case of Ethiopian Banks. Hippolyte Fofack. (2005). Nonperforming loans in sub-saharan Africa :causal analysis and macroeconomic implications. O.Masood , B.Aktan.(2009). Determinants of non-perfroming loans: a comparative analysis. Hu, Jin-Li, Yang Li & Yung-Ho, Chiu. (2006). Ownership and Non-performing Loans: Evidence from Taiwan’s Banks. Developing Economies. Jimenez, Gabriel & Jesus Saurina. (2005). Credit cycles, credit risk, and prudential regulation.Banco de Espana. Patersson, Jessica & Isac Wadman.(2004) . Non- Performing Loans-The markets of Italy and Sweden, Uppsala University thesis, Department of Business Studies. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Mau 5 datn...
14
666
69