Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận môn triết học học thuyết âm dương ngũ hành và ứng dụng của nó trong đờ...

Tài liệu Tiểu luận môn triết học học thuyết âm dương ngũ hành và ứng dụng của nó trong đời sống

.DOC
28
614
84

Mô tả:

Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ MỤC LỤC A. NGUỒN GỐC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH B. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG TƯ TƯỞNG CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC C. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH D. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH 1. Ứng dụng vào một số lãnh vực đời sống 2. Ứng dụng vào Y học 3. Lịch vạn niên 4. Học thuyết Âm dương Ngũ hành và võ thuật Việt Nam 5. Phong Thủy học TRANG 2 14 17 21 21 21 22 22 24 2 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ LÔØI NOÙI ÑAÀU Trời đất vạn vật nói chung là một đại vũ trụ và con người là một tiểu vũ trụ và cũng hàm chứa Âm Dương và Ngũ Hành. Khởi đầu là Thái Cực, chưa có sự biến hóa. Thái cực này vận động biến thành hai khí Âm và Dương. Hai khí Âm Dương luôn luôn chuyển hóa làm cho vũ trụ động và vạn vật sinh tồn. Người ta thường nói: Thái Cực thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Toàn thể cuộc Trời Đất này (Vũ Trụ) sinh tồn là do lý Thái Cực, và mọi vật đều do Âm Dương tác tạo, nên cũng có một lý Thái Cực riêng cho mình. Âm Dương là khí vô hình, có hai phần khác nhau là Dương và Âm để bù đắp cho nhau mà sinh động lực. Học thuyết ngũ hành cho rằng thế giới là do năm loại vật chất cơ bản nhất: mộc, thổ, hoả, kim, thuỷ cấu tạo nên .Sự phát triển biến hoá của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên (bao gồm cả con người) đều là kết quả của năm loại vật chất này không ngừng vận động và tác dụng lẫn nhau. Phát hiện này đã tìm ra quy luật và nguyên nhân sinh diệt của vạn vật trong vũ trụ. Cho nên học thuyết ngũ hành cũng là chủ nghĩa duy vật biện chứng pháp thô sơ. Học thuyết ngũ hành có công dụng rất rộng trên mọi lĩnh vực khoa học. Chúng tôi chọn đề tài này với các lý do sau: 1. Sự hấp dẫn của học thuyết Âm dương Ngũ hành. 2. Ứng dụng rộng rãi của nó trong đời sống hiện nay. 3. Những bí ẩn của nó. Nội dung tiểu luận gồm bốn phần: A. B. NGUỒN GỐC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG TƯ TƯỞNG CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC C. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH D. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Đoàn Thế Hùng và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nội dung tiểu luận này. 3 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ A. NGUỒN GỐC THUYẾT Âm Dương Ngũ Hành Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành xuất phát từ Kinh Dịch cổ. Nguồn gốc của thuyết này là từ một mô hình tối cổ về các con số gọi là Hà Đồ. Tương truyền do trời ban cho vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa, cách đây khoảng 4000 năm. Khi Ngài đi tuần thú Phương Nam, qua sông Hoàng Hà, bỗng thấy một con Long Mã hiện lên, trên lưng nó có những chấm đen trắng. Khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 số đếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theo đúng 4 phương: Nam, Bắc, Đông, Tây. Ở chính giữa là hai số 5 và 10. Ngài gọi là Hà Đồ, tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà (chỉ là hình vẽ chứ không có chữ vì sự phát minh thuộc thời chưa có chữ viết). Bảng Hà Đồ chia 10 số đếm thành 2 loại số đối xứng nhau: Số Dương, số Cơ, số Trời: 1, 3, 5, 7, 9 (chấm trắng). Số Âm, số Ngẫu, số Đất: 2, 4, 6, 8, 10 (chấm đen). Số Sinh: 1, 2, 3, 4, 5. Số Thành: 6, 7, 8, 9, 10. Tuy nhiên, trong Hà Đồ không phải chỉ có Âm Dương, bởi vì chỉ riêng cơ chế Âm Dương thì không đủ giải thích mọi biến thiên phức tạp của vũ trụ. Trong đồ hình còn có cả nội dung tương tác của 10 số đếm, thông qua sự định vị 5 con số đầu tiên là 5 con số Sinh, đại diện cho 5 yếu tố vận động trong vũ trụ, đã được ghi rõ trong bài ca quyết: Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi. Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi. Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi. Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi. Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi. Nghĩa Là: Số Trời 1 sinh Thủy, thành số Đất 6. Số Đất 2 sinh Hỏa, thành số Trời 7. Số Trời 3 sinh Mộc, thành số Đất 8. 4 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ Số Đất 4 sinh Kim, thành số Trời 9. Số Trời 5 sinh Thổ, thành số Đất 10. Như vậy Ngũ Hành đã được định cùng với 5 cặp số Sinh Thành ra chúng, có vị trí Tiên Thiên theo đúng các hướng của các cặp số: 1-6: Hành Thủy, phương Bắc. 2-7: Hành Hỏa, phương Nam. 3-8: Hành Mộc, phương Đông. 4-9: Hành Kim, phương Tây. 5-10: Hành Thổ, ở Trung Tâm. Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khi tương tác lẫn nhau cũng phải theo cơ chế hai chiều đối xứng là Âm và Dương, tức cơ chế Tương Sinh và Tương Khắc. Đây là tinh thần căn bản của thuyết Ngũ Hành. Theo đó cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển mãi không ngừng, các Hành cách nhau thì khắc chế nhau, và cứ thế mà luân lưu mãi, biểu thị cho triết lý cao siêu của sự đổi thay, biến dịch của vũ trụ tự nhiên. Sự ra đời của học thuyết ngũ hành, trong giới học thuật vẫn còn là vấn đề chưa được làm sáng tỏ . Ba loại ý kiến rất đối lập nhau như sau: Giới dịch học cho rằng sự ra đời của học thuyết ngũ hành rất có khả năng đồng thời với học thuyết âm dương .Nhưng giới sử học lại cho rằng người đầu tiên sáng lập ra học thuyết ngũ hành là Mạnh Tử. Trong cuốn "Trung quốc thông sử giản biên" của Phạm văn Lan đã nói: " Mạnh Tử là người đầu tiên sáng lập ra học thuyết ngũ hành, Mạnh Tử nói năm trăm năm tất có Vương Giả Hưng ,từ Nghiêu Thuấn đến Vu Thang là hơn năm trăm năm..Từ Văn Vương đến Khổng Tử lại hơn năm trăm năm..Hầu như đã có cách nói tính toán về ngũ hành .Sau Mạnh Tử một ít, Châu Diễn đã mở rộng thuyết ngũ hành trở thành âm dương ngũ hành ".Nói Mạnh Tử phát minh là không có chứng cứ xác thực.Điều này chính Phạm Văn Lan đã tự phủ định mình .Trong cùng một chương của cuốn sách trên ông đã nói:" Mặc Tử không tin ngũ hành, bác bỏ thuật chiêm bốc dùng ngũ sắc thanh long để định cát hung ,điều đó đủ thấy thời Đông Chu thuyết ngũ hành đã thông dụng rồi, đến Châu Diễn đặc biệt phát huy " . Mạnh Tử là người nước Lỗ thời Chiến quốc mà thời Đông Chu đã có ngũ hành rồi ,rõ ràng không phải Mạnh Tử phát minh ra ngũ hành .Có những sách sử nói ,học thuyết âm dương ngũ hành là Đổng Trọng Thư đời Hán sáng lập ra điều đó càng không đúng . Giới triết học như Vũ Bạch Huệ ,Vương Dung thì cho rằng: " Văn bản công khai của ngũ hành có thể thấy trong sách "Thượng Thư " của Hồng Phạm (Tương truyền văn tự những năm đầu thời Tây chu, theo những khảo chứng của người cận đại có thể là thời chiến quốc). Ngũ hành là, một thuỷ, hai hoả, ba mộc, bốn kim, năm thổ; thuỷ nhuận dưới , hoả nóng trên , mộc cong thẳng, kim là cắt đứt, thổ là nông gia trồng trọt". Qua đó có thể thấy vấn đề nguồn gốc học thuyết ngũ hành vẫn là điều chưa sáng tỏ. Tính Chất Của Ngũ Hành Hành Mộc gọi là Phu Hòa, vì nó phân bố ra khí ôn hòa làm cho vạn vật được nẩy sinh tươi tốt Hành Hỏa gọi là Thăng Minh, có nghĩa là bừng sáng, có khí thịnh trưởng làm cho vạn vật được phát triển. 5 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ Hành Thổ gọi là Bị Hóa, vì nó đầy đủ khí hóa sinh vạn vật, làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể. Hành Kim gọi là Thẩm Bình, vì nó phát ra khí yên tĩnh, hòa bình, làm cho vạn vật kết quả. Hành Thủy gọi là Tĩnh Thuận, vì có khí tĩnh mà nhu thuận làm cho vạn vật được bế tàng, gìn giữ. Quan hệ tương sinh nghĩa là giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau. Quan hệ tương khắc là ức chế, làm thiệt hại nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành. Quan hệ tương sinh và tương khắc nếu thái quá lại làm cho sự biến hóa bị trở ngại khác thường thành ra thái quá hoặc bất cập. Hành Mộc bất cập được gọi là Ủy Hòa, nghĩa là thiếu khí ôn hòa sẽ làm cho vạn vật rũ rượi, không phấn chấn. Hành Hỏa bất cập được gọi là Phục Minh, nghĩa là thiếu khí ấm áp làm cho vạn vật ảm đạm, không sáng. Hành Thổ bất cập gọi là Ty Giám, nghĩa là không có khí hóa sinh, sẽ làm cho vạn vật yếu ớt, không có sức. Hành Kim bất cập gọi là Tòng Cách, nghĩa là không có khí thu liễm, làm cho vạn vật trở nên mềm giãn, không có sức đ àn hồi. Hành Thủy bất cập gọi là Hạc Lưu, nghĩa là không có khí phong tàng dấu kín, làm cho vạn vật bị khô queo. Hành Mộc thái quá thì gọi là Phát Sinh, do sự khuếch tán khí ôn hòa quá sớm, làm cho vạn vật sớm phát dục. Hành Hỏa thái quá gọi là Hách Hy, do khuếch tán hỏa khí mãnh liệt, làm cho vạn vật nóng nảy chẳng yên. Hành Thổ thái quá gọi là Đơn Phụ, do có khí nồng hậu rắn chắc, làm cho vạn vật không thể thành hình. Hành Kim thái quá gọi là Kiên Thành, do có khí cứng cỏi làm cho vạn vật ngay thẳng, không có sức nhu nhuyễn. Hành Thủy thái quá gọi là Lưu Diễn, do có khí đầy tràn làm cho vạn vật phiêu lưu không thể về chỗ. Do đó 2 hệ thống tương sinh và tương khắc không tồn tại đơn độc, biệt lập. Trong 6 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ tương khắc đã có ngụ ý tương sinh và ngược lại, để vạn vật cùng tồn tại và phát triển. Bởi vì vũ trụ không thể có sinh mà không có khắc, không thể có khắc mà không có sinh. Không có sinh thì vạn vật không nảy nở, không có khắc thì sự phát triển quá độ sẽ có hại. 7 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ 8 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ 9 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ 10 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ 11 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ 12 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ 13 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ Thuyết Âm Dương Ngũ Hành xuất hiện như một học thuyết triết học bao trùm mọi phương diện trong vũ trụ. Âm Dương, Ngũ Hành cùng song song tồn tại để bổ khuyết, chế hóa, cùng thúc đẩy sự sinh trưởng, biến hóa vô cùng của vạn vật. Trải qua nhiều thời đại, các bậc Thánh Nhân đã dày công nghiên cứu, sáng tạo, cùng vận dụng thuyết Ngũ Hành vào những vấn đề rất lớn rộng, có liên quan mật thiết đến con người như thiên văn, lịch pháp, y học, dược học, võ học, thời sinh học, định chế xã hội, văn hóa, phong thủy, địa lý, chiêm tinh, bói toán v.v... B. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG TƯ TƯỞNG CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC 14 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này. Việc sử dụng phạm trù âm dương ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Chính vì thế, sự tìm hiểu học thuyết âm dương ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông. Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ". Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược... Hai thế lực âm và dương tác động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ. Sách "Quốc ngữ" nói rằng "khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất". Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm âm dương. Ông nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương”, ông không những chỉ tìm hiểu quy luật biến hoá âm dương của trời đất mà còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn, đó là âm dương. Học thuyết âm dương được thể hiện sâu sắc nhất trong "Kinh Dịch". Tương truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt (--) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm. Hai vạch (-), (--) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của người Trung Quốc, nó bao trùm mọi nguyên lý của vũ trụ, không vật gì không được tạo thành bởi âm dương, không vật gì không được chuyển hóa bởi âm dương biến đổi cho nhau. Các học giả từ thời thượng cổ đã nhận thấy những quy luật vận động của tự nhiên bằng trực quan, cảm tính của mình và ký thác những nhận thức vào hai vạch (--) (-) và tạo nên sức sống cho hai vạch đó. Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động và biến hóa không ngừng, do sự giao cảm của âm dương mà ra, đồng thời coi âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng cùng tồn tại trong một thể thống nhất trong mọi sự vật từ vi mô đến vĩ mô, từ một sự vặt cụ thể đến toàn thể vũ trụ. Theo lý thuyết trong "Kinh Dịch" thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực là nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: "Dịch có thái cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ". Như vậy, tác giả của “Kinh Dịch" đã quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể động. Trong thái cực, thiếu dương vận động đến thái dương thì trong lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm lại nảy sinh thiếu dương. Cứ như thế, âm dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng biến hóa không bao giờ ngừng nghỉ. Vì thế, các nhà làm Dịch mới gọi tác phẩm của mình là "Kinh Dịch”. Ở "Kinh Dịch", âm dương được quan nệm là những mặt, những hiện tượng đối lập. Như trong tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông - tây, trong xã hội: quân tử - tiểu nhân, 15 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã bước đầu phát hiện được những mặt đối lập tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào cũng có một thái cực, thái cực là ầm dương). Nhìn chung, toàn bộ “Kinh dịch” đều lấy âm dương làm nền tảng cho học thuyết của mình. Vấn đề âm dương trong trời đất, trong vạn vật liên quan tới sự sống con người được bàn nhiều nhất trong nội dung trao đổi y học, y thuật giữa Hoàng đế và Kỳ Bá qua tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Tác phẩm này lấy âm dương để xem xét nguồn gốc của các tật bệnh. "Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của thần minh, trị bệnh phải cần ở gốc, cho nên tích luỹ dương làm trời, tích lũy ầm làm đất, âm tĩnh đương động, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng, dương hóa khí, âm tàng hình". Tác phẩm này còn bàn đến tính phổ biến của khái niệm âm dương. Theo tác phẩm thì trời thuộc dương, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm. Âm dương là khái niệm phổ biến của trời đất. Mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều có thể lấy âm dương làm đại biểu. Thông qua quy luật biến đổi âm dương trong tự nhiên mà cố thể suy diễn, phân tích luật âm dương trong cơ thể con người. Từ những quan niệm trên về âm dương, người xưa đã khái quát thành quy luật để khẳng định tính phổ biến của học thuyết này: Trước hết, âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên. Âm dương đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện. Về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), "cái này đi ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang bên phải". Âm dương còn đối lập nhau cả ở phương vị nữa. Theo "Nội kinh", khí dương lấy phía Nam làm phương vị, lấy phía Bắc làm nơi tàng thế. Khí âm lấy phía Bắc làm phương vị, lấy phía Nam làm nơi tiềm phục. Nếu suy rộng hơn nữa thì phàm những thuộc tính tương đổi như hoạt động với trầm tĩnh, sáng sủa với đen tối, đông - tây, trong xã hội : quân tử - tiểu nhân, hưng phấn với ức chế, vô hình với hữu hình... chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự không một cái gì không phải là quan hệ đối nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã lập của âm dương. Do đó, âm dương tuy là bước đầu phát hiện được những mặt đối lập khái niệm trừu tượng nhưng nó có sẵn cơ sở tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật chất, nó có thể bao quát và phổ cập tất cả vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: các thuộc tính đối lập của mọi sự vật, âm "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào dương tuỳ đối lập, mâu thuẫn nhau, song cũng có một thái cực, thái cực là âm dương), không tách biệt nhau mà xâm nhập vào nhau, không phải là tuyệt đối mà là tương đối, không phải là đại biểu cố định cho một số sự vật nào đó mà là đại biểu cho sự chuyển biến, đối lập của tất cả các sự vật. Song âm dương không phải là hai mặt tách rời nhau và chỉ có đấu tranh với nhau mà còn thống nhất với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại, "âm là cái dương vẫn tìm, mềm là cái dương vẫn lấn". Trong vũ trụ, cái gì cũng thế, "cô dương thì bất sinh, cô âm thì bất trường". Nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được. Nếu một mặt mất đi thì mặt kia cũng mất theo, "dương cô thì âm tuyệt", âm dương phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình. Ngay cả cái gọi là âm dương cũng chỉ 16 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ có ý nghĩa tương đối, vì trong dương bao giờ cũng có âm, trong âm bao giờ cũng có dương. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu dương rồi, khi âm phát triển đến thái âm thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu âm rồi. Sở dĩ gọi là âm vì trong nó phần âm lấn phần dương, sở dĩ gọi là dương vì trong nó phần dương lấn phần âm. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. Sách Lão Tử viết: "phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”. Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại. Từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Sự vận động của hai mặt âm dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương". Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi. Đó chính là quá trình vãn động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương. C. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH Trời đất vạn vật nói chung là một đại vũ trụ và con người là một tiểu vũ trụ và cũng hàm chứa Âm Dương và Ngũ Hành. Khởi đầu là Thái Cực, chưa có sự biến hóa. Thái cực này vận động biến thành hai khí Âm và Dương. Hai khí Âm Dương luôn luôn chuyển hóa làm cho vũ trụ động và vạn vật sinh tồn. Người ta thường nói: Thái Cực thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Chú ý rằng “thị sinh” ở đây không có nghĩa là từ cái “không” mà sinh ra cái “có”, mà có nghĩa là đã có sẵn trong đó rồi, và có thể nhận thấy được khi phân hai (sinh) mà hoạt động. Thái (lớn quá, cao xa quá) Cực (là chỗ tận cùng, chỗ chấm dứt, và cũng có nghĩa là rất lắm, quá nhiều, quá lớn) là nguyên lý tạo dựng và chi phối Vũ Trụ. Lí Thái Cực là lý Nhất Nguyên Lượng Cực có nghĩa là một nơi (Nhất Nguyên) khi nói chung (khi bất động) có hai phần Âm Dương (Lượng Cực) khi nói riêng ra (khi hoạt động). Nói ngược lại thì sự hoạt động của Âm Dương là cái lý của Thái Cực. Toàn thể cuộc Trời Đất này (Vũ Trụ) sinh tồn là do lý Thái Cực, và mọi vật đều do Âm Dương tác tạo, nên cũng có một lý Thái Cực riêng cho mình. Âm Dương là khí vô hình, có hai phần khác nhau là Dương và Âm để bù đắp cho nhau mà sinh động lực. Hai khí Âm Dương giao tiếp tuần hoàn sinh hóa ra vạn vật theo 4 trạng thái phát triển và suy tận được gọi là Tứ Tượng (Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm). Tứ Tượng lạ sinh Bát Quái. Bát Quái là tám hướng chính của Âm Dương, sinh hóa ra 5 khí chất chính là Ngũ Hành. Theo Đổng Trọng Thư thì “Khí của trời đất, hợp thì là một, chia thì là Âm và Dương, tách ra thành bốn mùa, bày xếp theo Ngũ Hành.” Âm Dương là một, nhưng Âm Dương thiên biến vạn hóa (Bất Trắc) để sinh Ngũ Hành, và với tính cách tương phản tương thành đã sinh hóa vạn vật, muôn loài, tạo ra một chuỗi nhân quả liên tục không dứt. Vạn vật trong vũ trụ này sở dĩ có được là do sự Diệu Hợp Nhị Ngưng, phối hợp với nhau một cách kỳ diệu mà 17 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ ngưng đóng lại của nhị ngũ (2, 5) tức Âm Dương Ngũ Hành là Hình Nhị Thượng (khí năng, khí chất vô hình) qua Hình Nhị Hạ (thể chất, hữu hình). Khi biến thì Hình hóa, ở Trời là Tượng, ở Đất là Hình. Âm Dương chuyển hóa, tiêu trưởng, thuận nghịch đắp đổi cho nhau sinh ra Ngũ Hành, tạo nên vạn vật. Thái Cực động thì sinh Dương, động cực thì Tịnh, Tịnh thì sinh Âm, Tịnh cực thì lại động, một Tịnh một động cũng làm căn bản cho nhau, đó là trở về cái gốc (Hổ Vi Kỳ Căn). Học thuyết âm dương Thông qua quan sát các sự vật hiện tượng mà chia mọi vật trong vũ trụ thành hai loại âm dương. Từ đó xây dựng nên tư tưởng duy vật biện chứng pháp thô sơ. Học thuyết âm dương cho rằng, tất cả mọi vật hình thành biến hoá và phát triển, đều do sự vận động của hai khí âm dương mà thành . Nó tổng kết qui luật biến hoá âm dương của giới tự nhiên là thống nhất với tư tưởng triết học đối lập thống nhất . Học thuyết âm dương không những ứng dụng vào vào các lĩnh vực khoa học mà còn trở thành cơ sở lý luận thế giới quan duy vật biện chứng của khoa học tự nhiên .Học thuyết âm dương khởi nguồn từ đời nhà Hạ điều này có thể chứng minh bằng sự xuất hiện hào âm dương bát quái trong Kinh dịch . Trong bát quái , hào âm ( ) và hào dương ( ) xuất hiện trong sách cổ "Liên sơn" đời Hạ ; nên trong "kinh sơn hải" có câu " Phục hi được Hà đồ do đó người Hạ gọi "Liên sơn"; Hoàng đế được hà đồ, nên ngươi thượng gọi " Qui tàng"; Liệt sơn được Hà đồ do đó người Chu gọi là "Chu dịch".Nên học thuyết âm dương ra đời vào đời nhà Hạ là chắc chắn. Âm dương đối lập Âm dương đối lập là nói vạn vật trong tự nhiên bên trong nó tồn tại hai thuộc tính ngược nhau, tức tồn tại hai mặt âm dương .Ví dụ: bát quái là do hai loại ký hiệu âm dương hợp thành , cũng tức do bốn loại ký hiệu đối lập tổ hợp thành bát quái do ba hai loại ký hiệu tổ hợp tạo thành sáu mươi tư quẻ cho nên chu dịch càn tạc độ nói rằng: " Càn khôn là căn bản của âm dương là tổ tông của vạn vật quẻ càn thuần dương quẻ khôn thuần âm cho nên nói âm dương là hai loại mưu thuẩn đối lập,là mưu thuẩn căn bản của tất cả sự vật .Song tuy mâu thuẫn đối lập nhưng càn khôn lại thống nhất với nhau .Nhờ có sự thống nhất này nên mới có sự biến hoá sinh thành vạn vật .Cho nên sự đối lập và thống nhất của âm dương là có từ đầu chí cuối tất cả các sự vật. Thuộc tính âm dương Âm dương không những thống soái hai mặt đối lập của vạn vật mà còn có thuộc tính khác ngược nhau . Trong bản chất và hiện tượng đều tồn tại hai mặt đối lập hàm chứa thuộc tính âm dương , vừa không thể tuỳ ý áp đặt , vừa không thể đổi cho nhau mà phải theo qui luật nhất định .Vậy dùng tiêu chuẩn nào để phân chia thuộc tính âm dương của sự vật hiện tượng ? "Hệ từ" nói :" càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ" .Càn là cha khôn là mẹ sinh ra chấn, cấn, khảm, tốn, ly, đoài sáu con lại chia thành trai gái , tức trời đất sinh vạn vật, không có vật nào mà không mang hai thuộc tính. "Hệ từ" nói: " Thiên tôn địa bỉ " (trời sang đất hèn) "càn là vật dương, khôn là vật âm" và quẻ dương lẻ quẻ âm chẵn. Phàm là giống nam, cao và lẻ đều thuộc phạm trù dương, phàm là giống nữ, thấp và mềm đều thuộc phạm trù âm. Âm dương là gốc của nhau 18 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ Âm dương là gốc của nhau nghĩa là trong sự vật hoặc hiện tượng hai mặt đó vừa đối lập nhau vừa dựa vào nhau để tồn tại có mối quan hệ biện chứng cái này dùng cái kia làm tiền đề để tồn tại tức là không có âm dương không tồn tại và không có dương âm không thể tồn tại .Đúng vậy không có càn thì không có khôn, không có trời không có đất. "Tố vấn âm dương ứng tượng đại luận" nói : "Âm ở trong dương giữ lấy, dương ở ngoài khiến âm vậy".Do đó âm dương dựa vào nhau cùng tồn tại tác dụng lẫn nhau . Âm dương tiêu trường Âm dương tiêu trường nghĩa là: Trong sự vật hiện tượng hai mặt đối lập nhau vận động biến hoá. Sự vận động của nó cái này yếu xuống cái kia mạnh lên . Do hai mặt âm dương đối lập nên từ đầu chí cuối ở vào thế cái này yếu đi cái kia mạnh lên nó luôn nằm trong trạng thái cân bằng động như thế mới duy trì được sự phát triển biến hoá bình thường của sự vật . Hệ từ nói: " mặt trời lặn, mặt trăng lên, trăng lặn mặt trời lại mọc, cứ thế mà thay nhau. Lạnh đi nóng lại đến, hàn thử cứ thế thay nhau theo năm tháng". Cái gọi là đi và đến chính là yếu đi và mạnh lên. Nếu sự biến hoá này phát sinh khác thường cũng tức là phản ứng khác thường của sự tiêu trường âm dương. Âm dương chuyển hoá Âm dương chuyển hoá tức là âm dương biến hoá, nó là hai loại thuộc tínhk hác nhau của âm dương trong sự vật. Dưới điều kiện nhất định cái này sẽ chuyển hoá sang phía đối lập bên kia. "Hệ từ" nói: "Âm dương hợp đức thì cương nhu có hình". Âm và dương đối lập nhưng lại dựa vào nhau chỉ có âm dương thống nhất mới có thể thúc đẩy sự vật biến hoá và phát triển, như vậy âm dương mới có thể cùng nhau tồn tại lâu dài... Âm dương tuy đều có hai thuộc tính khác nhau nhưng lại có thể chuyển hoá lẫn nhau ." Luôn luôn sinh ra gọi là biến" " đạo có biến động nên gọi là hào". "Dịch " tức là âm dương cũng biến nghĩa là âm cực sinh dương dương cực sinh âm, cho nên căn cứ âm biến thành dương, dương biến thành âm mà dương trong cửu sơ của càn ở dưới, âm trong lục sơ của khôn bát đầu thay đổi. Điều đó nói lên hai quẻ càn khôn đại diện cho sự mâu thuẫn âm dương lại thống nhất làm một. Hào sơ của hai quẻ âm dương kết hợp, âm dương bắt đầu chuyển hoá. Âm dương chuyển hoá lẫn nhau là quy luật phát triển tất yếu của sự vật. Chỉ cần sự vật phát triển thuận theo qui luật âm dương biến hoá thì cuối cùng sẽ đạt được mục đích sự vật chuyển hoá lẫn nhau. Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và phát triển của một dạng vật chất, âm dương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến hóa của vũ trụ. Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương. Điều kiện của sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dương giao hòa cảm ứng là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan. Học thuyết ngũ hành Học thuyết ngũ hành cho rằng thế giới là do năm loại vật chất cơ bản nhất: mộc, thổ, hoả, kim, thuỷ, Cấu tạo nên .Sự phát triển biến hoá của các sự vật , hiện tượng trong tự nhiên (bao gồm cả con người) đều là kết quả của năm loại vật chất này không ngừng vận động và tác dụng lẫn nhau .Phát hiện này đã tìm ra quy luật 19 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ và nguyên nhân sinh diệt của vạn vật trong vũ trụ .Cho nên học thuyết ngũ hành cũng là chủ nghĩa duy vật biện chứng pháp thô sơ. Học thuyết ngũ hành có công dụng rất rộng trên mọi lĩnh vực khoa học. Đặc tính của ngũ hành " Mộc" có sinh sôi,dài thẳng ;"hoả" rất nóng, hướng lên ;"thổ" nuôi lớn hoá dục ;"kim" có tính thanh tĩnh, thu sát ;"thuỷ" hàn lạnh hướng xuống. Học thuyết ngũ hành dùng hình tượng để so sánh, lấy sự việc hoặc hiện tượng muốn nói chia làm năm loại, đưa sự vật hiện tượng qui về một trong năm ngũ hành và trên cơ sở thuộc tính của ngũ hành, vận dụng qui luật ngũ hành để giải thích nói rõ mối liên hệ và biến hoá giữa các sự vật, hiện tượng . Ngũ hành sinh khắc Học thuyết ngũ hành cho rằng , sự vật và giữa các sự vật tồn tại mối liên hệ nhất định , mối liên hệ này thúc đẩy sự vật tiến hoá phát triển. Giữa ngũ hành tồn tại qui luật tương sinh, tương khắc, do đó sinh khắc chính là học thuyết ngũ hành dùng để khái quát nói rõ quan điểm cơ bản của mối liên hệ biện chứng giữa sự phát triển biến hoá giữa các sự vật hiện tượng Tương sinh nghĩa là cùng bồi bổ, thúc đẩy, trợ giúp nhau . Tương khắc là chế ngự, khắc lại, khống chế nhau Ngũ hành tương sinh: Mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc Ngũ hành tương khắc:Mộc khắc thổ, thổ khác thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc. Trong tương sinh có mối quan hệ hai mặt : Cái sinh ra tôi, cái tôi sinh ra .Sinh ra tôi là cha mẹ cái tôi sinh ra là con cháu, cái khắc tôi là quan quỉ, cái tôi khắc là thê tài cái ngang với tôi là anh em. Tương sinh tương khắc giống như âm dương, là hai mặt không thể tách rời của sự vật, không có sinh thì sự vật không phát sinh không trưởng thành được, không có khắc không thể duy trì được sự cân bằng và điều hoà trong sự phát triển và biến hoá của sự vật. Cho neen không có tương sinh thì không có tương khắc, không có tương khắc cũng không có tương sinh .Mối quan hệ trong sinh có khắc trong khắc có sinh, tương phân, tương thành dựa vào nhau này để duy trì và thúc đẩy sự vật phát triển và không ngừng biến hoá Ngũ hành quá thừa Vì sao nói ngũ hành quá thừa? Vật thịnh cực quá mức thì thừa mạnh mà có mầm yếu .Đó gọi là thừa. Vật cực thịnh, thái quá luôn dễ gãy, như ngọc cứng dễ vỡ, sắt cứng dễ gẫy là lý do này Phản ngược ngũ hành Trong ngũ hành sinh khắc, không chỉ khắc theo chiều thuận như vượng khắc suy mạnh khắc yếu mà có lúc cũng xuất hiện sự xung khắc ngược lại : Suy khắc vượng , yếu khắc mạnh . Như thổ vượng thì mộc suy , mộc bị thổ khắc, mộc vượng kim suy kim bị mộc khắc, thuỷ suy hoả vượng , thuỷ bị hảo khắc , kim vượng hoả suy , hoả bị kim khắc. Sự khắc ngược này gọi là phản ngược. Ngú hành trường sinh đế vượng Mộc trường sinh ở Hợi đế vượng ở Mão tử ở Ngọ mộ ở Mùi Hoả trường sinh ở Dần đế vượng ở Ngọ tử ở Dậu mộ ở Tuất Kim trường sinh ở Tị đế vượng ở Dậu tử ở Tý mộ ở Sửu 20 Hoïc thuyeát Aâm döông Nguõ haønh vaø öùng duïng cuûa noù trong ñôøi soáng ____________________________________________________________________________________ Thuỷ- Thổ: trường sinh ở Thân đế vượng ở Tý tử ở Mão mộ ở Thìn Vượng tướng hưu tù của ngũ hành Mùa xuân Mộc vượng Hoả tưởng Thổ tử Kim tù Thuỷ hưu Mùa hạ Hoả vượng Thổ tướng Kim tử Thuỷ tù Mộc hưu Mùa thu Kim vượng Thuỷ tướng Mộc tử Hoả tù Thổ hưu Mùa đông Thuỷ vượng Mộc tướng Hoả tử Thổ tù Kim hưu. D. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH 1. Ứng dụng vào một số lãnh vực đời sống a. Ứng dụng vào việc ăn uống: - “Trời nuôi người bằng Ngũ khí, Đất nuôi người bằng Ngũ vị”. - Người ta phân loại thức ăn theo Ngũ hành dựa vào màu sắc, mùi vị mà suy ra tác dụng của món ăn đối với cơ thể. Thí dụ: món ăn chua đi vào Can, ngọt đi vào Tỳ…. Và sau đó áp dụng nguyên tắc ăn uống theo qui luật của Ngũ hành: dùng thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe của mình sao cho duy trì được thế quân bình (đối với người khỏe) hoặc tái lập mối quan hệ quân bình của Ngũ hành trong cơ thể (đối với người đau ốm). Món ăn đầy đủ Ngũ hành thường tồn tại rất lâu phong tục ẩm thực (tô phở, nước mắm…). Tránh tình trạng dùng thái quá một món ăn nào đó vì có thể hại sức khỏe. Thí dụ: ăn quá chua hại Can, quá mặn hại Thận; hoặc khi đang có bệnh về Tỳ (Thổ) nên tránh dùng thức ăn uống chua (Mộc) để tránh làm hại thêm Tỳ Vị (Mộc tăng khắc Thổ). b. Ứng dụng vào tổ chức công việc, tổ chức sinh hoạt hàng ngày: Dựa theo tính chất của từng hành trong Ngũ hành: Sinh (Mộc), Trưởng (Hỏa), Hóa (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và qui luật của Ngũ hành mà tổ chức công việc hoặc sinh hoạt thường ngày. Thí dụ: - Khởi đầu một ngày, công việc luôn có tính chất Mộc cần có thời gian để Sinh. Thí dụ: máy chạy một chút cho trơn máy, người tập thể dục hít thở để khởi động cho một ngày. - Kế tiếp là Hỏa (Trưởng): đẩy mạnh tiến độ công việc, đây là lúc năng suất công việc cao nhất. - Công việc có kết quả, có sản sinh ra một cái gì mới mẻ thì công việc mới tồn tại {Thổ (Hóa)}. - Khi đã có kết quả cần biết thu lại, rút lui từ từ về, nghỉ ngơi dần {Kim (Thu)}. - Và ẩn, chứa lại, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mới {Thủy (Tàng)}, chuẩn bị cho quá trình Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng kế tiếp. Tránh làm ngược lại hoặc làm rối loạn quá trình đó. Một thí dụ khác: Tổ chức hội họp: trước tiên cần có thời gian cho mọi người chuẩn bị, tập trung (Mộc); sau đó đi vào vấn đề bàn luận (Hỏa); việc bàn luận đó phải đi đến một kết quả, kết quả hữu ích (Thổ); rồi có đúc kết lại vấn đề (Kim), ra quyết định tiến hành công việc và chấm dứt cuộc họp (Thủy). Mối quan hệ của từng giai đoạn nêu trên cũng có Sinh, Khắc, Thừa, Vũ. Việc tiến hành một công việc bất kỳ nào cũng tương tự. Có như vậy công việc mới thành công vì diễn tiến phù hợp với qui luật Ngũ hành. 2. Ứng dụng vào Y học a. Ứng dụng vào Triệu chứng học: 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan