Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tiết 1 gdcd 10

.DOCX
11
807
52

Mô tả:

Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học
PHẦN I: CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN - PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài 1 học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. Nhận biết được thế giới quan, vai trò của thế giới quan Hiểu được triết học là gì, vấn đề cơ bản của triết học và vai trò của triết học Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. 2. Về kĩ năng. Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm. 3. Về thái độ. Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và đấu tranh chống những quan điểm sai lầm của thế giới quan duy tâm. II. Các năng lực cần hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh Năng lực nhận thức các vấn đề về thế giới Năng lực tư duy phê phán Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực hợp tác Năng lực tổ chức và làm việc nhóm III. Phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp dạy học Sử dụng các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề là nhóm phương pháp chủ đạo, kết hợp với các phương pháp: thảo luận nhóm, đàm thoại, động não..... 2. Phương tiện dạy học - SGK GDCD 10, sách giáo viên - Câu hỏi tình huống GDCD 10, Tài liệu bồi dưỡng nội dung và phương pháp GDCD 10 - Giáo trình Triết học Mác -Lênin - Bảng biểu - Bảng, phấn IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Giới thiệu bài C. Mác cho rằng: “Không có triết học thì không thể tiến lên phía trước”. Vậy triết học có vai trò gì đối với cuộc sống. Để làm sáng tỏ vấn đề này hôm nay chúng ta sẽ học bài 1. Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG (Tiết 1) 3. Tiến trình lên lớp Hoạt động GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt GV: Nêu vấn đề Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên. Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với nghĩa này, Triết học không có đối tượng nghiên cứu riêng mà được coi là “khoa học của các khoa học”, bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại. Vậy trong giai đoạn hiện nay, đối tượng nghiên cứu của triết học là gì? GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho HS tìm hiểu kiến thức: Nhóm 1 và 2 cùng thảo luận hai vấn đề sau: 1, Đối tượng nguyên cứu của mỗi môn khoa học cụ thể (Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học)? 2, Triết học là gì? Triết học có phải là một môn khoa học nguyên cứu một lĩnh vực cụ thể không? Nhóm 3 và 4 cùng thảo luận hai vấn đề sau: 1, Đối tượng nguyên cứu của mỗi môn khoa học cụ thể? ( Văn học, Lịch sử, Địa lý) 2, Vậy đối tượng nghiên cứu của triết học là gì? So sánh đối tượng nghiên cứu của triết học với các môn khoa học cụ thể? HS: suy nghĩ, thảo luận và trao đổi HS: trả lời câu hỏi Câu trả lời của nhóm 1, 2 phải đảm bảo nội dung: 1, Đối tượng nghiên cứu của: + Toán: Số và quan hệ các số trong đại số và hình học. + Vật lý: nghiên cứu các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện, ánh sáng, sự vận động của các phân tử… 1) Thế giới quan và phương pháp luận a) Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học + Hóa học nghiên cứu quá trình hóa hợp, phân giải các chất. + Sinh học: nghiên cứu quá trình tiến hóa, sinh trưởng, phát triển của các giống, loài, sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. 2, Khái niệm triết học Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học không phải là một môn khoa học nguyên cứu một lĩnh vực cụ thể mà là một môn khoa học cơ bản, mang tính định hướng cho các khoa học chuyên ngành Câu trả lời của nhóm 3, 4 phải đảm bảo nội dung: 1, Đối tượng nghiên cứu của: +Văn học: nghiên cứu hình tượng, ngôn ngữ... + Lịch sử: nghiên cứu lịch sử của 1 dân tộc, quốc gia và của xã hội + Địa lí: nghiên cứu điều kiện tự nhiên, môi trường... 2, Đối tượng nghiên cứu của triết học: là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và trong lĩnh vực tư duy. => Như vậy: Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. So sánh đối tượng nghiên cứu triết học với các môn khoa học cụ thể. + Giống: nghiên cứu vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. + Khác: . Triết học: có tính hệ thống, khái quát cao, bao gồm toàn bộ thế giới vật chất (gồm tự nhiên, xã hội và tư duy của con người). . Các môn khoa học cụ thể: có tính chất riêng lẻ của từng lĩnh vực. GV: nhận xét HS: ghi bài Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và trong lĩnh vực tư duy. GV: chốt lại Như vây, mỗi môn khoa học cụ thể chỉ đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực nhất định nào đó. Còn Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. GV: nêu ví dụ cho HS phân tích Ví dụ: cùng nghiên cứu về con người, dưới góc độ sinh học cho rằng “con người là động vật bậc cao, được tiến hóa từ loài vượn người”. Định nghĩa này muốn nhấn mạnh đến những quy luật sinh học chi phối đời sống cơ thể của con người Tâm lý học nghiên cứu con người thông qua mối quan hệ xã hội “hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào”. Như vậy, tâm lý học lại nhấn mạnh bản chất xã hội của con người. Triết học Mác – Lênin cho rằng “trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” nghĩa là xem xét con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Câu hỏi: Các con nhận xét gì về cách đánh giá con người ở ba ngành khoa học trên? Học sinh trả lời Giáo viên kết luận: Nếu như Sinh học nghiên cứu những quy luật chi phối đời sống của cơ thể. Tâm lý học nghiên cứu con người ở những quy luật hình thành tâm lý, ý thức và những quy luật xã hội quy định đời sống xã hội của con người. Triết học nghiên cứu tổng thể những quy luật trên, nghiên cứu con người trong một thể thống nhất hoàn chỉnh bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Như vậy, Triết học là một môn khoa học xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, nhưng không đi sâu nghiên cứu một bộ phận hay một lĩnh vực nào đó của thế giới mà chỉ nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất trong thế giới. Câu hỏi: Từ đối tượng nghiên cứu của triết học, các con triết học có vai trò gì đối với con người? HS trả lời GV nhận xét, kết luận Mặc dù triết học không đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực của thế giới song triết học giúp cho con người có những hiểu biết về thế giới một cách hệ thống, từ đó định hướng cho con người trong việc tiếp cận và xử lý những vấn đề nảy sinh trong tư duy, tự nhiên và xã hội. Triết học có vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và cho nhận thức của con người. GV: chuyển ý b, Thế giới quan duy vật và thế Để hiểu rõ hơn vai trò của triết học chúng ta giới quan duy tâm đi tìm hiểu phần b, b, Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm GV: đưa tình huống có vấn đề cho HS giải quyết Có một tình huống mà cô nghĩ rằng sẽ có nhiều bạn ngồi đây sẽ trải qua. Cô có một học trò, vừa rồi anh ấy nộp hồ sơ xét tuyển Đại học, anh học tiếng anh rất giỏi và muốn thi vào trường Đại học Ngoại ngữ, ước mơ sau này của anh là trở thành một giáo viên dạy tiếng anh giỏi. Nhưng bố mẹ anh không đồng ý, cho rằng làm giáo viên vừa vất vả mà thu nhập không cao và bắt anh nộp hồ sơ vào Học viện Ngoại giao để theo nghề bố. Trong cuộc sống, các con sẽ phải đứng trước nhiều sự lựa chọn như vậy. Nếu trong trường hợp đó, các con sẽ làm thế nào? HS: trả lời GV: kết luận Đứng trước một quyết định, một tình huống, một sự vật, sự việc mỗi người đều có cách nhìn nhận và cách giải quyết riêng. GV: đặt vấn đề Đã bao giờ các con tự hỏi, tại sao có những người luôn đạt được sự thành công trong học tập, công việc, trong cuộc sống? Họ có bí quyết gì? Có một câu châm ngôn là “Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen;Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận”. Như vậy, theo logic thì số phận, hay nói chính xác hơn là sự thành công hay thất bại của mỗi người xét đến cùng là do nhận thức, cách nhìn nhận và cách giải quyết vấn đề. Chính thế giới quan cung cấp cho chúng ta điều này. GV: Sử dụng phương pháp đàm thoại Câu hỏi: Vậy thế giới quan là gì? HS trả lời GV kết luận Thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới. Điều này có nghĩa là thế giới quan là kết quả nhận thức của con người. Câu hỏi: Vậy TGQ phản ánh thế giới ở những góc độ nào? HS trả lời Giáo viên kết luận: TGQ phản ảnh thế giới ở 3 góc độ : + Đối tượng bên ngoài con người (thế giới tự nhiên). + Bản thân con người. + Mối quan hệ giữa con người và bên ngoài. TGQ có cấu trúc hết sức phức tạp nhưng khái quát lại nó có 02 yếu tố cơ bản đó là tri thức và niềm tin. Khi hai yếu tố này được kết hợp, thống nhất với nhau tạo cơ sở để con người hành động theo tri thức và niềm tin của con người TGQ có nhiều chức năng: nhận thức, đánh giá, bình xét ... trong đó, chức năng quan trọng nhất là chức năng định hướng cho toàn bộ cuộc sống con người. HS ghi Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống GV: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trang 6 từ “Bất luận thế giới quan nào… là vấn đề cơ bản của triết học”. Câu hỏi: Cơ sở nào phân chia thế giới quan thành thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm? HS: trả lời GV: Kết luận Dựa vào mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học để phân chia thế giới quan thành thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm HS: ghi Thế giới quan duy vật cho rằng: vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người ,không ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên GV kết luận: Thực tế đã khẳng định rằng, thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong nhận thức và cải tạo thế giới của con người.Thế giới quan duy tâm là chỗ dựa tinh thần cho lực lượng xã hội đã lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của thế giới. Do vậy phải quán triệt thế giới quan duy vật và phê phán thế giới quan duy tâm. 4. Luyện tập, củng cố Để có thể hiểu rõ hơn thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Các con đọc ví dụ trang 7 cho cô biết, nhà triết học Talet và nhà triết học Đemocrit có thế giới quan nào? Gợi ý: Hai nhà triết học Talet và nhà triết học Đemocrit có thế giới quan duy vật. Nếu như Talet coi nước, một dạng cụ thể của vật chất sinh ra thế giới và vạn vật thì Democrit lại coi nguyên tử và chân không là hai nhân tố tạo nên vạn vật. Mặc dù còn hạn chế, nhưng tư tưởng của hai ông góp phần đấu tranh chống thế giới quan duy tâm của các nhà triết học cùng thời. Câu hỏi: Trong những nội dung sau, nội dung nào thuộc về thế giới quan duy vật, nội dung nào thuộc về thế giới quan duy tâm 1, Vật chất có trước, ý thức có sau (DV 2, Nhà triết học Heraclit cho rằng lửa là bản nguyên đầu tiên của thế giới (DV) 3, Nhà triết học Béccơli cho rằng không sự vật nào tồn tại ngoài cảm giác (DT) 4, Sống chết có mệnh, giàu sang do trời (DT) 5, Phú quý sinh lễ nghĩa (DV) 6, Có số làm quan (DT) 7, Thượng đế tạo ra vật (DT) 8, Có thực mới vực được đạo (DV) 9, Có bột gột nên hồ (DV) 10, Thuyết Tiến hóa của Đác uyn cho rằng loài người có nguồn gốc từ vượn cổ. Trải qua quá trình lao động và tiến hóa thì hoàn thiện thành con người. (DV) 11, Trong Kinh thánh cho rằng Chúa trời tạo ra trái đất và con người từ Adam và Eva (DT) 12, Trong Truyện Kiều có đoạn Ngẫm hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt làm người có thân Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao (DT). 5. Dặn dò học sinh học bài, làm việc ở nhà - HS xem lại bài đã học. - Xem trước phần còn lại của bài 1, trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là phương pháp luận? + Thế nào là phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình? Cho ví dụ minh họa. + Hãy tìm những mẫu chuyện triết học, truyện ngụ ngôn, thần thoại, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ có hàm chứa các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận. + Hãy tìm nội dung trong phần còn lại của bài 1 để chứng minh rằng: chủ nghĩa duy vật biện chứng có sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. + Làm bài tập số 2, 4, SGK, tr. 11./.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan