Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Tích hợp liên môn địa lý 9 chủ đề lao động và việc làm...

Tài liệu Tích hợp liên môn địa lý 9 chủ đề lao động và việc làm

.DOCX
16
1401
109

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI -------------------- HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Tên chủ đề dạy học: Lao động và việc làm. Môn học chính của chủ đề: Địa lí Các môn được tích hợp: Giáo dục công dân, Toán học, Mĩ thuật Năm học 2014-2015 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Oai - Trường THCS Thanh Văn - Địa chỉ: Thanh Văn- Thanh Oai- Hà Nội - Điện thoại: 0433974006 Email: C2Thanhvă[email protected] - Thông tin về giáo viên. 1. Họ và tên: TÀO THỊ HUỆ - Ngày sinh: 20-5-1990 Môn: Địa lý - Điện thoai: 01674544929 Email: [email protected] 2. Họ và tên: TRẦN THỊ KHUYÊN - Ngày sinh: 08/08/1985 Môn Giáo dục công dân - Điện thoại: 01698215307 Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên hồ sơ dạy học: Chủ đề “ Lao động và việc làm ” 2. Mục tiêu dạy học. Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn Địa lí, Giáo dục công dân, Toán học, Mĩ thuật để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra Sau bài học HS có khả năng: a. Kiến thức. - Biết được tình hình dân số nước ta hiện nay. - Hiểu rõ tình hình lao động và việc làm của nước ta. - Là thanh niên trong thời kì đổi mới thanh niên Việt Nam cần phải làm gì để đưa đất nước ta tiến lên. * Môn Địa lí 9: - Bài 2 “ Dân số và gia tăng dân số” + Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả + Biết được sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, và nguyên nhân của sự thay đổi. - Bài 4 “ Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống” + Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc làm sử dụng lao động ở nước ta. + Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. - Bài 5 “ Thực hành. Phân tích và thực hành so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999” + Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta. + Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số theo tuổi và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. + Cách tính tỉ số phụ thuộc * Môn Giáo dục công dân: - Bài 8 “ Năng động - sáng tạo” + Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. + Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo + Biết cần làm gì để trở thành người năng động và sáng tạo. - Bài 9 “ Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả” + Nêu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? + Hiểu được ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? + Nêu được các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. - Bài 14 “ Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân” + Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. + Nêu được các nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. + Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. + Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. * Môn Toán lớp 6 “ Tỉ số của 2 số” * Môn Mĩ thuật lớp 8, bài 24 “ Ước mơ của em” b. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ. - Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Năng động, sáng tạo trong học tập lao động và trong sinh hoạt hàng ngày. - Vận dụng phương pháp học tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân - Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới - Kỹ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet. - Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế. - Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về lao động và việc làm. - Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn. c. Thái độ. - HS nhận thức rõ về dân số, lao động và việc làm hiện nay của nước ta từ đó có ý thức học tập, rèn luyện đạo đức để đưa đất nước tiến lên. - Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí - Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động. - Có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của bản thân. - Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Tôn trọng những người năng động sáng tạo. 3. Đối tượng dạy học của bài học. - Khối 9 của trường THCS Thanh Văn. - Gồm 2 lớp. + Lớp 9A có 31 học sinh. Gồm 14 học sinh nam và 17 học sinh nữ + lớp 9B có 29 học sinh. Gồm 21 học sinh nam và 8 học sinh nữ 4. Ý nghĩa của bài học. Thông qua bài học HS hiểu được: Dân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triêu người- đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở Châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đây là thời kỳ duy nhất trong quá trình quá độ dân số. Thời kỳ này đem đến cơ hội là nguồn lao động dồi dào, tạo ra lượng của cải vật chất lớn để tích lũy cho tương lai( đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai). Mặt khác, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc giảm tỷ số giữa giáo viên và học sinh. Cơ cấu dân số vàng tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh song cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức cần phải giải quyết. Tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu quốc gia đó có tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp. Thông qua các nội dung được tích hợp học sinh sẽ hiểu rõ lao động là hoạt động có mục đích của con người để tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần cho xã hội. Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người. Là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước. Do vậy, lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Là học sinh lớp 9 các em sắp bước vào tuổi lao động, do vậy các em cần phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Đặc biệt hơn các em cần phải tìm hiểu về hợp đồng lao động và quy định của bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên. Thực trạng ở Việt Nam cho thấy, lực lượng lao động nước ta đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao do thiếu lao động có tay nghề cao, sức bền còn hạn chế, kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập. Năng suất lao động của Việt Nam cũng tăng rất chậm so với các nước trong khu vực, thấp hơn Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và còn xa mới bằng Hàn Quốc. Hơn nữa, chất lượng giáo dục, đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của thanh niên gia tăng trong điều kiện thị trường lao động ngày càng cạnh tranh. Thanh niên thất nghiệp dẫn tới những tích tụ nguy hiểm về mặt xã hội. Là thanh niên là chủ nhân của đất nước, các em cần phải tích cực chủ động và sáng tạo, say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày nhằm đạt kết quả cao. Học sinh nhận thức được rằng năng động sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Để có được những kết quả như vậy thì chúng ta cần phải lao động tự giác, kỉ luật và luôn năng động, sáng tạo. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Sử dụng máy chiếu, loa kết nối với máy tính. - Học liệu: + SGK các môn học ,Địa lí lớp 9, Giáo dục công dân lớp 9, Toán học lớp 6, Mĩ thuật lớp 8. + Số liệu của tổng cục thống kê. + Tài liệu của GS,TS Nguyễn Đình Cử( viện dân số và các vấn đề xã hội, đại học kinh tế quốc dân). + Hình ảnh dân số, lao động và thanh niên Việt Nam. Bảng 1: Bảng số liệu của 4 lần tổng điều tra dân số toàn quốc của nước ta. Đơn vị: Triệu người Thời gian 01/04/1979 01/04/1989 01/04/1999 Số dân 25,46 64,41 76,34 01/04/2009 86 Hình 1:Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta từ năm 1954 đến năm 2013 Bảng 2: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 2012 (%) Các vùng Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số Cả nước 0,9 Đồng bằng sông Hồng 0,8 Trung du và miền núi Bắc Bộ 1,2 Bắc Trung bộ và duyên hải Nam 1,7 Trung Bộ Tây Nguyên 1,3 Đông nam Bộ 0,8 Đồng bằng sông Cửu Long 0,8 Bảng 3: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Việt Nam (%) Nhóm tuổi 1- 14 15- 64 65 trở lên Tổng 1979 42,6 52,7 4,7 100 1989 39,0 56,4 4,6 100 1999 33,5 60,7 5,8 100 2009 25,1 68,3 6,6 100 2012 23,9 69,0 7,1 100 Bảng 4: Tỉ số phụ thuộc Việt Nam, 1979-2012 Năm 1979 1989 1999 2009 Tỉ số phụ thuộc 89,7 77,3 64,7 46,4 2012 44,9 Hình 2: Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị và nông thôn năm 2009 (%) Thành thị Nông thôn Hình 3: Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao đông phân theo đào tạo năm 2003 (%) Qua đào tạo Không qua đào tạo Hình 4: Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo nghành năm 2003 và 2009 (%) 2009 2003 Nông, lâm, ngư nghi ệp Công nghi ệp - xây dựng Dịch vụ 20.00% Đặt tiêu đề cho đoạn văn Dân số "vàng" tác động đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi gia đình cũng như sự phát triển đất nước, trên tất cả các bình diện: Kinh tế, xã hội và môi trường. Trong thời kì “ dân số vàng”, mô hình “ mỗi gia đinhg chỉ có một hoặc hai con” trở nên phổ biến nên quy mô gia đình nhỏ. Quy mô gia đình càng nhỏ thì thu nhập và tiêu dùng bình quân một người/ một tháng cao. Gia đình ít con, thu nhập tăng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc giảm tỷ số giữa học sinh và giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương lai. Đặc điểm nổi bật trong thời kì “cơ cấu vàng” là dân số có khả năng lao động chiếm tỉ lệ cao. Đây là dư lợi lớn của dân số vàng cho tăng trưởng kinh tế. Hơn thế nũa, khoảng một nửa dân số trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kic thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề Cơ cấu “dân số vàng” cũng là cơ hội dịch chuyển lao động thông qua di cư, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. CHỦ ĐỀ: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM (3 tiết) A. Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ. B. Hoạt động khởi động. GV sử dụng hình ảnh lao động của Việt Nam để vào bài C. Hoạt động nhận thức. Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số ở Việt Nam (- Phương pháp đàm thoại gợi mở, - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp. ) Bước 1: GV giới thiệu bảng 1: Bảng số liệu của 4 lần tổng điều tra dân số toàn quốc của nước ta. + Dân số nước ta tính đến năm 2013 là bao nhiêu? + Nhận xét về diện tích và dân số Việt Nam so với thế giới và khu vực? + Dân số đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế? Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét và chuyển ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu gia tăng dân số ở Việt Nam (- Phương pháp đàm thoại gợi mở, phân tích biểu đồ, kĩ thuật 3 lần 3 - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp/ thảo luận nhóm) Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ 1 và bảng 2 sau đó nhận xét. Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét. Bước 3: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm suy nghĩ câu hỏi sau + Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả gì?( kinh tế, xã hội, môi trường) + Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăn tự nhiên của dân số ở nước ta? ( kinh tế, xã hội, môi trường) + Nêu giải pháp của sự gia tăng dân số? Bước 4: Mỗi học sinh của các nóm viết ra 3 hậu quả của dân số đông, 3 lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên, 3 giải pháp của gia tăng dân số. sau khi thu thập ý kiến thì xử lí và thảo luận về các ý kiến phản hồi, đại diện nhóm trình bày. Bước 5: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam, sự hình thành cơ cấu dân số vàng, quyền và nghĩa vụ lao động của công dân . ( - Phương pháp đàm thoại gợi mở, phân tích bảng số liệu - Hình thức tổ chức dạy học : cả lớp/ cặp nhóm) Bước 1: HS quan sát bảng 3, nhận xét và rút ra kết luận Bước 2: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức. Bước 3: GV nêu công tức tính tỉ số phụ thuộc và chú ý dân số trong đội tuổi lao động và dân số ngoài độ tuổi lao động. Để HS hiểu rõ hơn về lao động GV tích hợp môn giáo dục công dân bài 14 “ Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân” Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức . * Chú ý về tuổi lao động. Các nhà khoa học trong và ngoài nước vẫn chưa thống nhất về khoảng tuổi của” dân số hoạt động kinh tế”. Ở nước ta do tuổi thọ ngày càng cao( năm 2009 là 70,2 đối với nam, 75,6 đối với nữ), sức khỏe của người cao tuổi ngày càng được cải thiện nên nhiều người vẫn tham gia hoạt động kinh tế. Trên thực tế, tỉ lệ tham gia lao động của nhóm(60- 64) còn cao hơn nhóm(15-19). Mặt khác, xã hội càng phát triển, thời gian đi học, đào tạo nghề của thanh thiếu niên càng dài, có thể nhận thấy một xu hướng chuyển từ “ làm việc sớm, hưu sớm” sang “ làm việc muộn, hưu muộn”. Vì vậy bài học này, khoảng tuổi hoạt động kinh tế được xác định từ 15 đến 64. Bước 5: HS thảo luận tình huống về hợp đồng lao động. Bước 6: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức Bước 7: HS thảo luận tìm hiểu bộ luật lao động( 3 nhóm). Bước 8: GV nhận xét, bổ sung trách nhiệm của HS, chuẩn xác kiến thức. Bước 9: HS tính tỉ số phụ thuộc, nhận xét và nêu ý nghĩa của tỉ số phụ thuộc. Từ đó rút ra kết luận thế nào là cơ cấu dân số vàng Bước 10: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức, bảng 4 Hoạt động 4: Tìm hiểu nguồn lao động và sử dụng lao động của nước ta hiện nay (- Phương pháp nhóm/ cặp, kĩ thuật khăn phủ bàn - Hình thức tổ chức thảo luận nhóm) Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một phiếu học tập về nguồn lao động của nước ta. Bước 2: HS thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung thêm về chất lượng lao động của nước ta, chuẩn xác kiến thức Bước 4: HS quan sát hình 4. Và nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta Bước 5: GV nhận xét, bổ sung chuẩn xác kiến thức Hoạt động 5: Tìm hiểu cơ cấu dân số vàng của nước ta có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế- xã hội ( Phương pháp: đàm thoại gợi mở, đặt tiêu đề cho một đoạn văn. Hình thức tổ chức: cả lớp/ thảo luận nhóm) Bước 1: GV đưa ra một đoạn văn bản, yêu cầu: + Các nhóm đọc và đặt tiêu đề cho đoạn văn đó. + Tìm các ý thể hiện những thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội khi tỉ số phụ thuộc giảm. Bước 2: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 6: Tìm hiểu cơ cấu dân số vàng của nước ta gây khó khăn gì cho phát triển kinh tế- xã hội. ( - Phương pháp: đàm thoại gợi mở, kĩ thuật hỏi chuyên gia. - Hình thức tổ chức: cả lớp/ nhóm) Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình hãy cho biết, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh sẽ gây những khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức. Bước 3: GV xây dựng nhóm chuyên gia về việc làm của nước ta. Nhóm chuyên gia cần trả lời các câu hỏi của các thành viên trong lớp về vấn đề việc làm hiện nay của nước ta dựa vào SGK và tài liệu các em tìm được. Bước 4: Cả lớp thảo luận và GV nhận xét, bổ sung chuẩn xác kiến thức. Bước 5: HS lấy dẫn chứng, chứng minh dân số trong độ tuổi lao động tăng đã gây sức ép tài nguyên và môi trường. Bước 6: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 7: Tìm hiểu những giải pháp khắc phục những khó khăn về nguồn lao động của nước ta. (- Phương pháp đàm thoại gợi mở. - Hình thức tổ chức cả lớp) Bước 1: GV yêu cầu HS. Hãy nêu những biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nước ta. Bước 2: HS trả lời, HS khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức. Bước 3: GV đặt câu hỏi. Em hãy nêu những phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Bước 4: HS trả lời Bước 5: GV cho HS tìm hiểu kĩ về năng động, sáng tạo và làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả Bước 6: HS trả lời GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức. D. Củng cố GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút. GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi sau: + Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? + Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp HS suy nghĩ viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi HS trình bày 1 phút về những điều các em học được và những câu hỏi các em cần được giải đáp hay những vấn đề các em muốn tiếp tục tìm hiểu E. Hướng dẫn về nhà. - HS vẽ tranh theo chủ đề ước mơ nghề nghiệp. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập - Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua phiếu học tập. - HS trả lời được câu số 1 đến câu số 4, như vậy HS đã biết được tình hình dân số và lao động nước ta hiện nay. - HS trả lời được các câu hỏi từ số 5 đến số 7, như vậy HS đã thông hiểu hơn về tình hình lao động và việc làm ở Việt Nam. - HS trả lời được câu hỏi từ số 8 đến số 10, như vậy HS đã biết vận dụng chủ đề vào cuộc sống. 8. Các sản phẩm của học sinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan