Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Tích hợp liên môn công nghệ lớp 6 chủ đề “ tinh hoa trang phục việt”...

Tài liệu Tích hợp liên môn công nghệ lớp 6 chủ đề “ tinh hoa trang phục việt”

.DOC
18
2273
127

Mô tả:

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP --  œ -- - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo Quốc Oai. - Trường THCS Sài Sơn. - Địa chỉ: Sài Sơn- Quốc Oai- Hà Nội. THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN  Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền  Ngày sinh: 17/05/1981  Tổ chuyên môn : Toán – Công nghệ  Email: [email protected]  Điện thoại: 0975620028 1 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN --  œ -1. Tên hồ sơ dạy học: “ TINH HOA TRANG PHỤC VIỆT ” 2. Mục tiêu dạy học. a. Về kiến thức:  Công nghệ : - Nắm được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục - Biết lựa chọn trang phục phù hợp đặc điểm, thời tiết, công việc ,nghề nghiệp và giới tính - Biết được đặc điểm trang phục dân tộc Việt qua các giai đoạn lịch sử  Địa lí: - Biết được sự đa dạng và thất thường của khí hậu Việt Nam .  Giáo dục công dân: - Sống giản dị phù hợp với điều kiện của gia đình và bản thân, không xa hoa lãng phí và chạy theo những nhu cầu vật chất. - Biết gìn giữ nét đẹp truyền thống tốt đẹp của dân tộc  Mĩ thuật: - Biết được thế nào là họa tiết trang trí. - Biết được sự đa dạng và phong phú của trang phục - Biết lựa chọn trang phục phù hợp với phụ kiện và vóc dáng người, phù hợp với hoàn cảnh gia đình nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.  Lịch sử: - Biết được các giai đoạn phát triển trong lịch sử Việt Nam b. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm kiếm, xử lí, sử dụng và sắp xếp thông tin theo chủ đề, ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị đa phương tiện. - Phát huy tính tích cực trong học tập; có kĩ năng làm việc nhóm, làm việc có kế hoạch, hình thành tư duy độc lập trong phê phán. c. Về thái độ: - GD ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học. - Có niềm tự hào về lịch sử quê hương, có tình yêu quê hương, biết giữ gìn,bảo vệ truyền thống dân tộc. 3. Những kiến thức bộ môn cần vận dụng :  Công nghệ 6  Mỹ thuật 6,9. 2 Giáo dục công dân 7+ 9  Địa lí 8  Lich sử 6 4. Đối tượng dạy học  Đối tượng học sinh : Lớp 6  Đối tượng thể nghiệm: Học sinh lớp 6C- trường THCS Sài Sơn.  Số lượng 24 em.  Đặc điểm: - Học sinh chuẩn bị đầy đủ SGK các môn tích hợp. - Mỗi nhóm gồm 6 học sinh - Nhóm nào cũng có học sinh biết sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin - Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng và thư kí. 5. Ý nghĩa của bài học: - Qua dự án này , học sinh có hiểu biết hơn về trang phục và lịch sử phát triển của trang phục Việt Nam. Qua đó giúp học sinh có cái nhìn cũng như có cách ăn mặc đúng đắn hơn, phù hợp hơn với lưa tuổi giúp hình thành phẩm chất đạo đức của người học sinh. - Việc tích hợp cho học sinh tìm hiểu và khám phá về trang phục Việt và cách lựa chọ trang phục không chỉ giúp hạn chế sự chống chéo về kiến thức, giảm tải kiến thức mà còn giúp học sinh có kiến thức hệ thống hơn, liên tục hơn, khoa học hơn, thiết thực hơn … - Tạo cơ hội cho các em được thể hiện mình, giao tiếp được năng lên. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc học đều các môn học để có sự phát triển một cách toàn diện. Góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ và đáp ứng được nhu cầu hiện nay. 6. Thiết bị dạy học, học liệu * Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: + Với Giáo viên: - Máy tính kết nối Internet, máy chiếu, thiết bị đa phương tiện - Phiếu học tập, phiếu đánh giá, sách tham khảo. - SGK : Địa lí 8; Công nghệ 6; GDCD 7+9; Mỹ thuật 6,7, 9. - Bản đồ tư duy Mindmap + Với học sinh: - Máy tính kết nối Internet, bài viết, tài liệu sưu tầm. - SGK theo yêu cầu GV. * Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học. - Ứng dụng Power Point - Công cụ tìm kiếm thông tin Google  3 - Trang web:Vnthuquan.net; khampha.vn 7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 4 Tiết 1-2: TÌM HIỂU VỀ TRANG PHỤC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRANG PHỤC VIỆT --  œ -I. MỤC TIÊU: Qua chủ đề học sinh: - Hiểu được khái niệm trang phục và đặc điểm trang phục dân tộc Việt qua các giai đoạn lịch sử. - Thêm yêu và có ý thức gìn giữ nét đẹp trang phục cũng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt. - Vẽ được một bức tranh về trang phục dân tộc mà em yêu thích II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu chủ đề. Hoạt động 2: Nhóm 1 trình bày sản phẩm, báo cáo kết quả nghiên cứu Giáo viên minh họa thêm cho học sinh bằng hình ảnh Hoạt động 3: Học sinh các nhóm khác nêu câu hỏi phản hồi.  Đại diện nhóm trả lời  Giáo viên đóng vai trò cố vấn (khi cần thiết) Hoạt động 4: Tổng kết tiểu chủ đề. Sau tiết học, học sinh và giáo viên rút ra kết luận cần ghi nhớ NỘI DUNG GHI NHỚ 1 1. Khái niệm trang phục: a. Khái niệm trang phục theo nghĩa hẹp: - Là cách ăn mặc của con người nhằm bảo vệ cơ thể , che nóng, che lạnh giúp con người chống chọi với khí hậu bên ngoài. b. Khái niệm trang phục theo nghĩa rộng; - Là sự thể hiện nghề nghiệp, đẳng cấp, phong tục tập quán, tôn giáo nghi lễ, là tinh hoa văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển đất nước 2. Họa tiết trang trí trên trang phục: - Từ những họa tiết đơn giản như các hình hình học, hình kỉ hà ..(trang phục thổ cẩm) đến các họa tiết tinh xảo hơn như chim lạc, rồng, phượng,hoa lá cách điệu .v.v… 3. Lịch sử phát triển của trang phục Việt. 3.1- Buổi đầu lịch sử (Thời kỳ nguyên thủy) Trang phục chưa phát triển 5 3.2- Thời đại dựng nước (Thời kỳ Hùng Vương) Giai đoạn này con người dùng các vật dụng từ thiên nhiên để tạo trang phục cho mình. Phụ nữ trong giai đoạn này mặc áo yếm, váy còn nam giới đóng khố, cởi trần. 3.3 Thời kỳ phong kiến - Cùng với sự phát triển của xã hội, giai đoạn này dệt may đã có những bước phát triển vượt bậc : + Trang phục nữ: yếm cổ tròn, áo tứ thân,váy đụp, đầu chit khăn mỏ quạ, màu sắc thường là màu đen + Trang phục nam: Áo tứ thân, quần ống rộng và thẳng, đũng sâu,khi mặc buộc dây thắt lưng ra ngoài, màu thường là màu đen. + Trang phục của tầng lớp thống trị: Lụa, gấm…, Họa tiết trang trí trên trang phục thường được thêu hình ảnh rồng và một số hoa văn tinh xảo khác. + Cuối thời kỳ âu phục du nhập vào nước ta. 3.4 -Trang phục từ Cách mạng tháng Tám đến nay Trang phục từ Cách mạng tháng Tám đến nay Lịch sử đất nước có những thay đổi lớn lao Vào thời kỳ này vẫn là yếm đào, khăn mỏ quạ, áo tứ thân trong nhân dân nhưng nhiều người cất áo the, khăn đóng, mặc áo cánh hoặc sơ-mi gọn gàng hơn. - Cùng với sự phát triển của xã hội cũng như sự mở cửa giao lưu về văn hóa, trang phục của các nước trên thế giới du nhập vào nước ta một cách ồ ạt Một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ đã tiếp thu dòng văn hóa “ngoài luồng” nhanh chóng theo hướng “ Tây hóa” tạo nên hiệu ứng ăn mặc giống người nổi tiếng .Thay cho những bộ đồng phục, trang phục thiếu niên, thanh niên là những chiếc quần “tụt”, “áo hững hờ”với đầu tóc nhuộm xanh đỏ, quần áo cùng với những phụ kiện không hợp với lứa tuổi, với tính chất công việc, không phù hợp với hoàn cảnh trông rất lố bịch khiến ta có cái nhìn phản cảm 6 HĐ 5: Thực hành  Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến nội dung của chủ đề 7 Tiết 3+4 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN TRANG PHỤC --  œ -I. MỤC TIÊU: Qua chủ đề học sinh cần nắm được: - Các đặc điểm về khí hậu, công việc, lứa tuổi, vóc dáng cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn trang phục - Biết lựa chọn cho bản thân trang phục phù hợp. II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu chủ đề. Hoạt động 2: Nhóm 1 trình bày sản phẩm, báo cáo kết quả nghiên cứu Giáo viên minh họa thêm cho học sinh bằng hình ảnh Hoạt động 3: Học sinh các nhóm khác nêu câu hỏi phản hồi.  Đại diện nhóm trả lời  Giáo viên đóng vai trò cố vấn (khi cần thiết) Hoạt động 4: Tổng kết tiểu chủ đề. Sau tiết học, học sinh và giáo viên rút ra kết luận cần ghi nhớ 1. Đặc điểm của khí hậu ảnh hưởng đến sự lựa chọn trang phục. Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bán cầu Bắc lại nằm ở trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á đó là nhân tố chính tạo nên sự phong phú và thất thường các mùa khí hậu ở nước ta. + Mùa Đông khí tiết rất lạnh có thời điểm xuống tới nhiệt độ 0 (Thị trấn Sa Pa có lúc chìm trong mưa tuyết) hay trung tâm Hà Nội có thời điểm xuống tới 60C - 70C. Để giữ ấm được cho cơ thể ngoài việc lựa chọn những trang phục có tính giữ nhiệt cao như vải sợi bông, vải sợi tổng hợp, chất liệu len, dạ… ta nên chú ý một chút đến tính thẩm mỹ của trang phục bằng cách lựa chọn bộ trang phục có điểm thêm các họa tiết kẻ, hoặc họa tiết hình khối độc đáo hay bộ trang phục có gam màu nóng ( màu đỏ, màu cam.v.v…) giúp bạn lộng lẫy mà lại tiết kiệm được chi phí đầu tư vào phụ kiện của trang phục. + Mùa hè nhiệt độ cao, có thời điểm nhiệt độ lên tới 43 0C – 440C, trời oi bức khó chịu.Khi đó bộ trang phục với chất liệu vải dệt kim hay cotton, lụa.v.v… với tính chất dễ thấm mồ hôi, thoáng mátcùng với kiểu may đơn giản, màu sắc nhã nhặn giúp cơ thể mát mẻ và dễ chiu hơn. 2.Đặc điểm lứa tuổi và tính chất công việc - Cùng với sự phát triển và hội nhập của mỗi quốc gia thì ngành nghề trong xã hội ngày càng đa dạng , phong phú và mang những nét đặc trưng riêng. + Người lớn tuổi: trang phục cần thoải mái, dễ chịu, màu sắc hài hòa, 8 kiểu may không cần cầu kỳ, chất liệu vải mềm… + Trẻ em, học sinh hiếu động , trang phục cần thoải mái khi vui chơi, kiểu may đơn giản, dễ mặc, màu sắc tươi sáng, họa tiết trang trí trên trang phục ngộ nghĩnh, vui mắt. + Khi lao động chân tay(làm đồng, làm vườn, dọn vệ sinh.v.v..) mồ hôi ra nhiều dễ lấm lem nên trang phục cần gọn gàng, kiểu may đơn giản, màu sắc sử dụng gam màu trầm hoặc sẫm màu ,tránh làm ảnh hưởng đến năng suất công việc. + Lao động trí óc: Tùy vào tính chất công việc, đặc điểm từng ngành nghề mà có sự lự chọn cho phù hợp, trang trọng và mang lại hiệu quả công việc cao + Trong các ngày lễ hội trang phục cần trang trọng, đẹp mắt:  Mặc áo dài: trang phục tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam  Trang phục lễ hội truyền thống của từng vùng mền, từng dân tộc(54 dân tộc)…. 3.Vóc dáng người: Trang phục được coi là một công cụ nhiệm màu giúp người béo, thấp có cảm giác gầy đi và cao hơn khi mặc trên người bộ trang phục với gam màu tối, họa tiết trang trí đơn giản hoặc hoa dây, kẻ sọc…với kiểu may vừa sát cơ thể và cũng có thể giúp người gầy, mảnh có cảm giác béo hơn nhờ những bộ trang phục có màu sắc tươi sáng, họa tiết trang trí to với kiểu may suông, có cầu vai, tay bồng… 4. Phong tục, tập quán văn hóa.  Kết luận: Với sự lựa chọn trang phục phù hợp bạn sẽ làm việc tự tin hơn, hiệu quả công việc cao hơn và gây được sự thiện cảm với mọi người xung quanh 9 Hoạt động 5: Thực hành: Em hãy kể một vài tấm gương về việc sử dụng trang phục phù hợp? Từ đó rút ra cho mình bài học ? III. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 10 Trường THCS Sài Sơn Họ và tên học sinh: ……………………………. Lớp:…. PHIẾU ĐIỀU TRA Em hãy điền những thông tin chính mà em biết vào bảng sau: Khái niệm Các giai đoạn phát triển của trang phục Trang phục là gì? ………………………………………………………….. ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… … …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… - Họa tiết trang trí là gì? - Đặc điểm của họa tiết trang trí trên trang phục? …………………………………………………………… ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. …………………………………………………………… - Giai đoạn sơ khai (Thời kỳ Hùng Vương) …………………………………………………………… ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. …………………………………………………………… ……………………………………………………………. - Thời kỳ phong kiến …………………………………………………………… ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. …………………………………………………………… Giai đoạn từ năm 1945 đến nay: ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. …………………………………………………………… ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. 11 ……………………………………………………………. Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn trang phục? Chúng ảnh hưởng như thế nào? Mặc như thế nào là đẹp? Mặc đẹp có phụ thuộc vào kiểu mốt và giá thành của trang phục không? ……………………………………………………………. …………………………………………………………… ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. …………………………………………………………… ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. …………………………………………………………… ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. ………………………………………………………….. ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. ……………………………………………………………  KẾT LUẬN CHUNG IV. Các sản phẩm của học sinh Mô tả các sản phẩm của học sinh, minh chứng kết quả học tập của học sinh qua bài học: + Phiếu điều tra học sinh + Bài vẽ của học sinh 12 Trường THCS Sài Sơn PHIẾU ĐIỀU TRA Họ và tên học sinh: ……………………………. Lớp:…. I.Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Trang phục là: A. Quần, áo,giày,dép… B. Đồ trang sức C. Là phong tục tâp quán, là sự thể hiện nề văn hóa của một dân tộc. D. Tất cả các phương án trên Câu 2: Chức năng của trang phục: A. Giúp con người chống nóng B. Giúp con người chống lạnh C. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người D. Làm tăng vẻ đẹp của con người Câu 3:Người béo và người lùn nên mặc loại vải: A. Màu sáng, mặt vải thô, kẻ sọc ngang B. Màu sáng, mặt vải láng, kẻ sọc dọc C. Màu tối,mặt vải thô, kẻ sọc ngang D. Màu tối,mặt vải trơn, kẻ sọc dọc Câu 4: Người có dáng cao,gầy nên mặc trang phục: A. Áo có cầu vai, tay bồng, kiểu thụng B. May sát cơ thể,tay chéo C. Đường may dọc theo thân áo, tay chéo D. Kiểu may sát cơ thể, tay bồng Câu 5: Khi chon vải cho trẻ em từ sơ sinh đến mẫu giáo, ta nên chọn vải: A. Vải thô cứng, tối màu B. Vải mềm, dễ thấm mồ hôi,màu sắc đẹp, họa tiết trang trí ngộ nghĩnh, bắt mắt C. Vải pha nilon, màu sặc sỡ D. Gam màu tối, ít thấm mồ hôi Câu 6:Khi thể dục thể thao, em chọn trang phục A. Vải sợi bông, may sát người và đi giày cao gót B. Vải sợi tổng hợp, may rộng, giày da đắt tiền C. Vải sợi bông, may rộng, dép lê D. Vải dễ thấm mồ hôi, may thoải mái, giày bata Câu 7: Mặc thế nào là đẹp? 13 A. Mặc trang phục mốt nhất, đắt tiền nhất. B. Mặc trang phục phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, phù hợp với cong việc và hoàn cảnh sống C. Trang phục giản dị, màu săc trang nhã, may sát cơ thể,biết cách ứng xử D. Quần áo đồng bộ với phù kiện Câu 8: Sự tinh tế của trang phục Việt thể hiện ở: A. Kiểu dáng của trang phục B. Chất liệu của trang phục C. Hoa văn trang trí trên trang phục D. Tất cả các phương án trên Câu 9: Bộ y phục nào được coi là quốc phục Việt thời kỳ phong kiến? A. Áo sơ mi, quần âu B. Áo yếm và khố C. Áo yếm và áo dài D. Áo tứ thân và váy xòe I. Liên hệ bản thân 1. Em đã đang và sẽ làm gì để gìn giữ nét đẹp trang phục Việt nói riêng và nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt nói chung? 2. Hãy vẽ lại một bộ trang phục dân tộc mà em yêu thích?  Kết quả khảo sát 30HS trước và sau khi thực hiện dự án: Thời điểm Số HS Chưa thực hiện được nội dung yêu cầu Trước dự án Sau khi thực hiện dự án 24 24 6 2 14 Thực hiện nội dung yêu cầu ở mức độ trung bình Thực hiện tốt nội dung yêu cầu 11 10 7 12 15 16 BÀI VẼ CỦA HỌC SINH 17 V. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN a/ Đối với thực tiễn dạy học: - Trong chương trình SGK THCS hiện hành cụ thể là trong phạm vi các bộ môn Khoa học xã hội THCS( như Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân) thì các môn học này bị coi là môn học phụ và không được coi trọng hay đầu tư nhiều.Việc tích hợp cho học sinh tìm hiểu và khám phá về những mối liên hệ, sự khăng khít, điều lí thú trong các môn học không chỉ giúp hạn chế sự chống chéo về kiến thức, giảm tải kiến thức mà còn giúp học sinh có kiến thức hệ thống hơn, liên tục hơn, khoa học hơn, thiết thực hơn, say mê và ham học hơn. - Giáo viên được đổi mới, sáng tạo trong cách dạy, cách đánh giá và phát huy được tính tích cực triệt để, gây được sự hứng thú của người học nhiều hơn và các em cũng được khắc sâu hơn nội dung kiến thức nhờ vào những trải nghiệm trong quá trình tìm tài liệu và nghiên cứu nội dung chủ đề. - Học sinh bước đầu được làm quen với cách học mới, làm việc theo nhóm có hiệu quả. b/ Đối với thực tiễn đời sống, xã hội: - Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay đang có nhiều biến đổi, nhiều giá trị đạo đức bị suy thoái thì việc tìm hiểu về giá trị sáng chói về truyền thống dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng:  Thứ nhất: Cho thế hệ trẻ hiểu đầy đủ hơn, chân thực hơn về nguồn gốc trang phục dân tộc.  Thứ hai: Có ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.  Thứ ba: Việc học tập chủ đề này cũng góp phần tạo nên thành công cho phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” phần nào hạn chế được làn sóng “tây” hóa trang phục ở Việt Nam. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan