Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Thực trạng việc triển khai thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gươn...

Tài liệu Thực trạng việc triển khai thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh” của đảng bộ phường quảng thành hiện nay

.DOCX
22
123
132

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẢNG ỦY PHƯỜNG QUẢNG THÀNH, TP THANH HÓA 1.1 Tổng quan về phường Quảng Thành 1.1.1. Vị trí địa lý Phường Quảng Thành nằm phía Đông Nam thành phố Thanh Hoá, cách trung tâm khoảng 5km. Phía Tây giáp phường Đông Vệ; phía Bắc giáp Quốc lộ 47, phường Quảng Hưng, phường Đông Sơn ; phía Đông giáp Xã Quảng Đông; phía Nam giáp phường Quảng Thịnh, xã Quảng Định, Quảng Tân ( huyện Quảng Xương). Diện tích tự nhiên là 748,8 ha. Dân số trên 12 nghìn khẩu, chia làm 9 phố : Thành Mai, Minh Trại, Thành Trọng, Thành Tân, Thành Công, Thành Tráng, Thành Long, Thành Yên, Thành Bắc. 1.1.2 Điều kiện tự nhiên * Địa hình và đất đai Phường Quảng Thành thuộc tiểu vùng đồng bằng, đất đai bằng phẳng, chất đất phì nhiêu, màu mỡ bởi sự bồi tụ của phù sa phù hợp với trồng lúa nước, trồng màu, thuốc lào, cây ăn quả, …. Tuy nhiên, Quảng Thành cũng có khoản ¼ diện tích đất canh tác bị bạc màu và 20% diện tích đồng sâu chỉ cấy được 1 vụ như Đồng Tròi, Đồng Nẫn , Đồng Thắt, … * Khí hậu Nằm ở phía Đông – Nam thành phố Thanh Hóa, cách biển không xa ( trên 10km), Quảng Thành thuộc vùng khí hậu cận biển nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao. Có 4 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè, mưa ở mức trung bình thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Song do bị ảnh hưởng gió Tây khô nóng có khi nhiệt độ cao tới 41,5 độ ( tháng 5 và tháng 6); mùa đông có rét đậm có khi xuống dưới 10 độ (tháng 11 và tháng 12) nhiệt độ trung bình năm là 23-24 độ C. Mưa lớn nhất vào tháng 9 với bão, lũ, úng lụt, … nên nhân dân trong phường thường phải hứng chịu những trận bão từ biển Đông tràn vào. * Sông ngòi: Với hệ thống nông giang sông Chu được xây dựng đầu thế kỉ XX, nằm trong phạm vi tưới tiêu kênh Bắc, gồm các Chi Giang: 27, 29 ,31 và các mương máng đã tạo nên hệ thống thủy lợi tưới tiêu thuận lợi cho cánh đồng lúa của Quảng Thành. Công tác thủy lợi luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. 1.1.3 Điều kiện xã hội * Dân số: Dân số toàn phường tính đến năm 2015 là trên 12 nghìn khẩu tương đương trên 5 nghìn hộ. Đa số là người Kinh sinh sống, một phần nhỏ là người Việt gốc Hoa , đồng bào Thiên chúa giáo chiếm tỷ lệ nhỏ. * Về y tế: Y tế đang được chú trọng phát triển, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong phường. * Giao thông: Giao thông bộ thuận lợi bởi từ những con đường Quốc lộ 1A gần ở phí Tây phường; quốc lộ 47 ở phía Bắc phường. Từ những con đường này, nhân dân Quảng Thành có điều kiện giao lưu với mọi miền trong, ngoài tỉnh. Hiện nay đường liên phường và liên phố đã được mở rộng xây dựng đường nhựa, bê tông và cấp phối. * Giáo dục: Quảng Thành là vùng đất có truyền thống hiếu học. Nhân dân Quảng Thành ngày càng có nhiều người học hành đỗ đạt với học vị cao đẳng, đại học. Nguồn trí thức quý giá đó sẽ đóng góp xứng đáng vào công cuộc bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nươc. * Văn hóa: Là vùng đất thuần nông, trồng lúa là chính mang đậm nét đặc trưng của văn hóa nông nghiệp cùng đồng bằng sông Mã, đất và người Quảng Thành luôn giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của cha ông. Từ xa xưa, nhân dân phường Quảng Thành luôn luôn giữ nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt về tục thờ cúng tổ tiên tại các gia đình, dòng họ, tín ngướng thờ phụng thánh thần, phật – những vị có công với xóm làng, mỗi gia đình đều lập bàn thờ gia tiên riêng. 1.1.4 Điều kiện kinh tế Đảng ủy quan tâm chỉ đạo và có những bước phát triển mới trong việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi , từ đó tăng thu nhập cho nhân dân làm nông, nâng cao đời sống cho nhân dân. Nhằm giải phòng sức lao động cho nhân dân, đảm bảo cung cấp kịp thời phục vụ cho sản xuất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hợp tác xã đã tổ chức tốt khâu dịch vụ sản xuất nông nghiệp và đưa cơ giới vào sản xuất. 1.1.5 Hệ thống chính trị Hệ thống chính trị của phường gồm: Ban Chấp hành Đảng bộ phường gồm có 15 đảng ủy viên (05 Ủy viên Ban Thường vụ; 01 Bí thư, 01 Phó Bí thư Thường trực, 01 Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND và 10 Ủy viên Ban chấp hành). Cơ quan làm việc là Đảng ủy phường. Ủy ban nhân dân phường có 05 thành viên, gồm: 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 Ủy viên Ủy ban nhân dân. Giúp việc, tham mưu cho Ủy ban nhân dân là các ban, đơn vị trực thuộc. Hội đồng nhân dân phường có 26 thành viên gồm: 01 Chủ tịch (Bí thư Đảng ủy phường kiêm Chủ tịch HĐND phường), 01 Phó Chủ tịch Thường trực HĐND, 01 UV Thường trực HĐND và 23 đại biểu HĐND. Có 2 ban : Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chính trị, xã hội củaphường được tổ chức chặt chẽ, đầy đủ, hoạt động khá đồng đều, hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.1.6 Những thuận lợi và khó khăn của phường Quảng Thành * Thuận lợi - Điều kiện kinh tế xã hội của phường liên tục tăng trưởng và phát triển, được đầu tư phát triển mạnh với nhiều dư án lớn, xây dựng đường xá cầu, cống, điện, đường trường trạm, … - An ninh chính trị trong phường được ổn định, trật tự an toàn được giữ vững trên toàn phường. - Những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước được phường thực hiện nghiêm chỉnh đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nhân dân trong phường phát triển việc trồng lúa nước, trồng màu, …. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi phường Quảng Thành cũng gặp phải một số các khó khăn thách thức như: Thời tiết diễn biến phức tạp, trình độ dân chí còn thấp, kinh tế còn kém phát triển, dịch bệnh thiên tài thường xuyên xảy ra, chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế... Khắc phục khó khăn, trở ngại , phát huy thuận lợi của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Đảng bộ và nhân dân Quảng Thành đã tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa đời sống nhân dân ngày càng ổn định vững chắc. Đó là cơ sở để những năm tiếp theo Quảng Thành phấn đấu đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu chúng của Thành phố Thanh Hóa. 1.2 1.2.1 Đặc điểm Đảng ủy Phường Quảng Thành Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa Ngày 19/5/1948, Chi bộ Nguyễn Ái Quốc thành lập, với 4 đảng viên đầu tiên, Chi bộ từng bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Qua 4 kỳ Đại hội, Chi bộ đã phát triển lên số lượng là 200 Đảng viên lãnh đạo nhân dân xã Quảng Định (lớn) thực hiện có kết quả nhiệm vụ Chi bộ đề ra nhứ các phong trào ủng hộ kháng chiến, thuế nông nghiệp, dân công, chi viện sức người, sức của cho chiến trường. Đến thánh 11 năm 1953, Chi bộ xã Quảng Thành ra đời với hơn 50 Đrang viên tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ giai đoạn cách mạng mới. Trong điều kiện của chiến tranh, nhân dân phải chịu nhiều mất mát hy sinh, nhưng với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ sau đó là Đảng bộ xã Quảng Thành, nhân dân đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” ngay tại quê hương, vừa tham gia ủng hộ cuộc kháng chiến trên khắp các chiến trường. Trong 21 năm (1954-1975) vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, vừa chiến đấu chống Mỹ cứu nước là thời gian cam go thử thách nhưng cũng là quãng thời gian rất vinh quang, tự hào đối với Đảng bộ và nhân dân xã nhà. Chi bộ xã Quảng Thành ra đời đã tổ chức, động viên, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân vượt qua nạn đói, thực hiện cải cách ruộng đất, từng ngày, từng giờ khôi phục kinh tế, xã hội làm thay đổi bộ mặt quê hương. Bước vào thời kì đất nước thống nhất (1975-1985), ngay từ những năm đầu Đảng bộ xã đã phải vật lộn với rất nhiều khó khăn của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội trong nước. Quá trình vận dụng Chỉ thị 100 CT/TW ngày 13/1/1981 vào điều kiện cụ thể của xã nhà đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, chặn đà giảm sút của sản xuất dần dần ổn định đời sống các tầng lớp nhân dân. Từ cuối năm 1986 đến nay, vận dụng đường lối Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI và mới nhất là Đại hội lần thứ XII, Đảng bộ đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng để tổ chức lại sản xuất, từng bước hoàn thiện quản lý mới. Đảng bộ luôn chú trọng lãnh đạo bảo đả, giữ vững đường lối đổi mới của Đảng, giữ vững ổn định chính trị để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Trong 31 năm đổi mới, nhất là 21 năm sáp nhập vào Thành phố Thanh Hóa, Quảng Thành đã có sự vươn lên mạnh mẽ. Kinh tế có bước tăng trưởng cao. Năm 2016 tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15,6%. Tổng thu ngan sách năm sau cao hơn năm trước. Kết cấu hạ tầng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội được tăng cường, các công trình xây dựng, phát huy hiệu quả làm thay đổi bộ mặt của phường. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Công tác Xây dựng hệ thống chính trị được củng cố, nâng cao. Đó là điều kiện tiên quyết đưa Quảng Thành nhanh chóng trở thành địa phưng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo. 1.2.2 Cơ cấu tổ chức - Cơ cấu tổ chức Đảng ủy phường Quảng Thành gồm : Ban Chấp hành Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2015-2020 được Đại hội Đảng bộ phường bầu ra các chức danh: + 01 Bí thư: Bà Nguyễn Thị Vân + 02 Phó Bí thư: 01 Phó bí thư thường trực : Ông Nguyễn Văn Oanh 01 Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBND: Ông Nguyễn Thế Long + 01 nhân viên văn phòng: Hà Thị Xuân (hợp đồng) + Có 4 Ban trực thuộc Đảng ủy phường là : Ban XD cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ phường; Ban Tuyên giáo; Khối Dân vận phường; Ủy ban Kiểm tra. + Đảng bộ phường có 410 đảng viên, sinh hoạt tại 14 chi bộ ( Chi bộ Thành Mai, Chi bộ Thành Yên, Chi bộ Minh Trại, Chi bộ Thành Long, Chi bộ Thành Trọng, Chi bộ Thành Tân, Chi bộ Thành Công, Chi bộ Thành Bắc, Chi bộ Thành Tráng, Chi bộ Mầm Non, Chi bộ Trường Tiểu học, Chi bộ trường THCS, Chi bộ Công an, Chi bộ Vicet) - Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đảng ủy: BÍ THƯ PHÓ BÍ THƯ PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG ( kiêm Chủ tịch TRỰC UBND) Ban XD cơ Ban Khối Ủy sở và thực Tuyên Dân ban hiện quy chế giáo vận Kiểm dân chủ phường phườn tra phường g 1.2.3 Trình độ chuyên môn – nghiệp vụ: - Trình độ chuyên môn: + Có 5/15 Cán bộ có bằng trung cấp ( 02 cán bộ đang học) + 10/15 cán bộ có bằng đại học - Trình độ Lý luận chính trị: + 2/15 cán bộ có trình độ cao cấp Lý luận Chính trị + 12/15 cán bộ có trình độ trung cấp Lý luận chính trị 1.2.4 Chức năng , nhiệm vụ của Văn phòng Đảng ủy phường Văn phòng Đảng ủy phường do cán bộ Hà Thị Xuân đảm nhiệm có chức năng và nhiệm vụ như sau: * Chức năng: Văn phòng Đảng ủy có chức năng tham mưu trực tiếp giúp Ban Thường vụ và Thường trực Đảng ủy tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của đảng bộ, đồng thời có chức năng là trung tâm thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng ủy. * Nhiệm vụ: - Giúp Đảng uỷ, Ban Thường vụ và Thường trực Đảng uỷ xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác và quy chế làm việc đã đề ra. Khi được Ban Thường vụ ủy nhiệm, Văn phòng thừa lệnh Ban Thường vụ điều hành và giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể do Thường trực giao. - Kiểm tra, đôn đốc và trực tiếp tham gia quá trình chuẩn bị các chương trình, đề án của Đảng uỷ. - Theo dõi, tổng hợp thông tin tình hình thực hiện các nghị quyết, các chỉ thị của cấp trên; đôn đốc các Ban của Đảng uỷ, các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; thông báo ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ và của Thường trực đến các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. - Xây dựng dự toán ngân sách và tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo cơ quan trong việc thực hiện dự toán và điều hành ngân sách hàng năm; quản lý tài chính, tài sản. - Xây dựng kế hoạch công tác của cơ quan và bố trí phương tiện phục vụ hoạt động của cơ quan. - Thực hiện công tác thu, chi đảng phí đúng quy định. Định kỳ 6 tháng đến 1 năm, Văn phòng xây dựng kế hoạch, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra tiến hành duyệt quyết toán thu - chi đảng phí đối với các cấp ủy trực thuộc. - Đảm bảo các điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc phục vụ công tác của cấp ủy. - Ghi biên bản, lập hồ sơ, xây dựng các văn bản phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; tiếp nhận, phát hành và quản lý tập trung tài liệu của Đảng theo đúng chế độ công tác văn thư, lưu trữ. - Trực tiếp phục vụ các hội nghị của Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ và tiếp khách của cơ quan. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Đảng uỷ giao. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” CỦA ĐẢNG BỘ PHƯỜNG QUẢNG THÀNH HIỆN NAY 2.1 Đánh giá thực trạng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Đúng vào dịp kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/189019/5/2016), ngày 15/5/2016, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngày 16/5/2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, những kết quả bước đầu đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, từng bước ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đồng thời nâng cao nhận thức và tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW đã xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên gương mẫu, tận tụy, đổi mới lề lối làm việc, tác phong sâu sát thực tế, nêu cao ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân ghi nhận, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở đã được giải quyết… Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 05CT/TW ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên. Nhắc sâu những lời khen ngợi, dặn dò, chỉ bảo ân cần của Bác và sau khi tiếp thu chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Đảng bộ phường Quảng Thành đã triển khai nghiêm túc, kịp thời Chỉ thị số 03 và nay là Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đặc biệt là khi Quảng Thành đã sáp nhập vào Thành phố Thanh Hóa thì việc thay đổi nhận thức và hành động là vô cùng cần thiết. 2.1.1 Nội dung Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 2.1.2 Kết quả đạt được Đảng bộ phường Quảng Thành có 14 chi bộ trong đó có 9 chi bộ ở các phố, 5 chi bộ trường học, số lượng Đảng viên trong Đảng bộ 410 đồng chí . Sau 5 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã thu được những kết quả tích cực, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng, sự đồng thuận trong đảng, trong các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua trên các lĩnh vực công tác, học tập, lao động, kinh doanh sản xuất góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngay từ khi phát động cuộc vận động, Đảng bộ phường luôn xác định đây là cuộc vận động lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố hệ thống chính trị, nâng cao nhận thức, góp phần đẩy lùi tiêu cực, suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Vì vậy, ngay từ đầu, Đảng bộ Thành phố Thanh Hoá đã xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các bước theo đúng hướng dẫn. Đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động cấp phường do đồng chí Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban, Ban Tuyên giáo, Khối Dân vận ở phường là cơ quan thường trực cuộc vận động. Chỉ đạo các chi bộ, Mặt trận Tổ quốc, các ngành đoàn thể thành lập Ban chỉ đạo ở cấp mình, xây dựng quy chế hoạt động và kế hoạch thực hiện cuộc vận động ở cơ sở nhằm tuyên truyền sâu rộng nội dung cuộc vận động đến mọi cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân. Việc triển khai học tập các chuyên đề của cuộc vận động trong 8 năm qua đều được Đảng uỷ, ban chỉ đạo các cấp triển khai nghiêm túc; quá trình học tập mỗi chuyên đề đều được thảo luận, liên hệ kiểm điểm đối với từng chi bộ, cơ quan, đơn vị và từng đảng viên. Ngay từ bước triển khai, Ban chỉ đạo phường đã xây dựng mẫu tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ đảng viên để cấp uỷ chi bộ làm căn cứ xây dựng tiêu chuẩn đạo đức của chi bộ cơ quan, đơn vị mình từ đó đề ra chương trình hành động của mình theo tấm gương đạo đức của Bác và làm căn cứ cho việc đánh giá, phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức cơ sở đảng cuối năm. Việc lấy ý kiến đóng góp của quần chúng với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nơi công tác và ý kiến nhận xét của cấp uỷ, ban công tác mặt trận, trưởng phố nơi cư trú cũng được triển khai nghiêm túc. Ban chỉ đạo phường chọn một số đơn vị làm điểm việc lấy ý kiến đóng góp đối với tập thể chi bộ, cá nhân đảng viên và cán bộ công chức, sau đó rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng. Kết quả toàn xã có 95,5% cán bộ, đảng viên được cấp uỷ và ban công tác Mặt trận Tổ quốc nơi đảng viên cư trú cho ý kiến đánh giá. Trong đó có 99,5% đảng viên; 90% cán bộ ngoài đảng được quần chúng tham gia đóng góp ý kiến. Năn 2013, cùng với việc triển khai các chuyên đề, Đảng bộ phường đã tổ chức Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên, học sinh, nhân dân trong phường đặc biệt quan tâm và hưởng ứng. Hội thi cấp phường đã có 18 thí sinh được lựa chọn từ 13 chi bộ và các đoàn thể tham gia. Qua hội thi đã lựa chọn được 1 thí sinh đạt giải nhì tham dự hội thi cấp thành phố. Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là một đợt tuyên truyền sinh động trong Đảng và trong toàn xã hội về tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Người và đã trở thành một sinh hoạt chính trị văn hoá có ý nghĩa thiết thực, tạo chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, nội dung của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó nhắn nhủ mỗi người tự giác, tự nguyện học tập và làm theo, góp phần xây dựng nền tảng đạo đức, văn hoá tinh thần tốt đẹp trong xã hội. Năm 2014, nội dung của cuộc vận động được gắn với kiểm điểm hơn 45 năm thực hiện Di chúc của Bác và được tiến hành từ cấp chi bộ trở lên. Ban chỉ đạo phường đã chọn 01 chi bộ làm điểm, rút kinh nghiệm trước khi triển khai ra diện rộng, đồng thời thành lập 1 tổ công tác gồm các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo cấp phư trực tiếp xuống chỉ đạo các chi bộ. Kết quả có 100% các chi bộ hoàn thành tốt việc triển khai tổ chức thực hiện nội dung cuộc vận động năm 2015. Tỷ lệ đảng viên tham gia học tập và đăng ký phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đạt 98,9%; cán bộ công chức, viên chức ngoài đảng tham gia học tập và đăng ký phấn đấu làm theo gương Bác đạt 97,5%; số hộ dân tham gia học tập đạt 85%. Cùng với việc triển khai các nội dung của cuộc vận động, Ban chỉ đạo phường, Ban Tuyên giáo, Khối Dân vận phường và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cấp uỷ đảng, chính quyền, các phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú như vừa đẩy mạnh xây dựng các mô hình tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác gắn với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; đài truyền thanh phương thường xuyên mở chuyên mục "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với nội dung là các bài viết gương người tốt, việc tốt về những tập thể, cá nhân tiêu biểu. Việc tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề sẽ tác động sâu đến từng hành động của cán bộ, đảng viên, giúp cho cán bộ Đảng viên hoàn thành tốt từng chuyên đề , từng việc làm cụ thể, gắn lý thuyết với thực tiễn. Sinh hoạt theo chuyên đề sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và thiết thực trong từng hành động của Cán bộ, đảng viên. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh" đã thực sự trở thành phong trào rộng lớn ở tất cả các chi bộ, các ngành đoàn thể, trường học,... Trên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình trong học tập và làm theo gương Bác. Họ đã có những hành động, việc làm làm theo tấm gương của Bác rất cụ thể, thiếu thực, được mọi người dân xung quanh và các cấp ủy, chính quyền ghi nhận. Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện cuộc vận động đã có 5 tập thể, 18 cá nhân được các chi bộ lựa chọn để đề nghị phường biểu dương khen thưởng. Cuộc vận động đã có tác động tích cực, tạo được sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và ý thức tự giác rèn luyện về đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, đa số đã nhận thức rõ hơn nội dung tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nhận thức rõ hơn về vị trí và tầm quan trọng của đạo đức đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, khắc phục khuyết điểm, yếu kém, thực hành tiết kiệm chống lãng phí có tiến bộ, cải cách hành chính, sửa đổi lối làm việc có chuyển biến. Tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, ý thức trách nhiệm trong công tác của cán bộ công chức được nâng cao hơn; nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia lao động sản xuất nhằm phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Các chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thu hút được sự đồng tình ủng hộ, tự giác tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Thông qua cuộc vận động nhằm góp phần xây dựng nền tảng đạo đức tốt đẹp của mỗi người, qua đó xây dựng nền tảng đạo đức của toàn xã hội. 2.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Đảng bộ phường Quảng Thành vẫn còn một số hạn chế sau: - Việc triển khai cuộc vận động ở một số chi bộ tổ chức chưa đều, hiệu quả chưa cao; kết quả "làm theo" chưa thực sự tự giác và rõ nét; những chuyển biến về đạo đức, lối sống, phong cách công tác của cán bộ, đảng viên chưa toàn diện, vững chắc. - Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ chi bộ chưa thực sự quyết liệt, hoạt động của ban chỉ đạo các cấp chưa thường xuyên trong việc kiểm tra đôn đốc; việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức ở một số cơ sở còn chưa được cụ thể hoá theo ngành, cơ quan, đơn vị. - Công tác tuyên truyền, kịp thời phát hiện và biểu dương các gương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện và làm theo của cuộc vận động còn ít, việc nêu gương của cán bộ, công chức còn hạn chế. - Nhiều cán bộ, công chức coi đây như một phong trào, một cuộc vận động; học nhiều nhưng kết quả làm theo đạo đức của Bác còn nhiều hạn chế. Trách nhiệm nêu gương làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa cao. - Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chuẩn mực đạo đức, đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở nhiều nơi vẫn còn hình thức. Việc thực hiện Chỉ thị chưa đạt mục đích đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực. - Sinh hoạt theo chuyên đề sẽ làm hạn chế đi khả năng phát huy năng lực của cán bộ, Đảng viên, thay vào đó chỉ là làm theo phong trào, hình thức. Sinh hoạt theo chuyên đề thì mỗi một thời gian sẽ theo 1 chuyên đề khác nhau, việc thực hiện sẽ bị chậm chễ và khó bao quát được Chỉ thị 05 trong quá trình hoạt động. 2.3 Nguyên nhân của những hạn chế Những hạn chế đó tồn tại vì một số lý do sau: - Trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị chưa thực sự coi đây là công việc thường xuyên; cán bộ, đảng viên chưa coi thực hiện Chỉ thị là nhiệm vụ quan trọng. - Chưa thực sự gắn kết giữa ‘xây” và “chống”; việc biểu dương, khen thưởng những tập thể cá nhân có thành tích học tập và làm theo Bác chưa đi liền với việc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở, xử lý đối với những tập thể, cá nhân không nghiêm túc triển khai học tập, nhất là việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Bộ phận giúp việc cấp ủy làm việc chưa hiệu quả, công tác tham mưu cho cấp ủy chủ yếu do ban tuyên giáo thực hiện. - Bộ phận chuyên trách không có biên chế, tổ chức, bộ máy không thống nhất, dẫn đến hạn chế trong công tác tham mưu cho cấp ủy. CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 3.1 Những giải pháp Đảng bộ đã rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình triển khai thực hiện cuộc vận động đó là: Phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ đảng và ban chỉ đạo các cấp; sự nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, đứng đầu cơ quan, đơn vị; Phải kết hợp chặt chẽ việc "học tập" và "làm theo", tổ chức, hướng dẫn, động viên mọi người tích cực, tự giác học tập và làm theo; Phải gắn nội dung của cuộc vận động với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và các cuộc vận động, các phong trào khác đang tiến hành ở từng ngành, từng địa phương, đơn vị; Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua, trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Để tiếp tục đưa các nội dung của cuộc vận động đi vào chiều sâu, việc học tập chuyên đề của cuộc vận động năm 2017 và những năm tiếp theo, Đảng bộ phường chú trọng vào một số giải pháp cụ thể: 3.1.1 Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết thực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong toàn đảng bộ, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân trong phường về cuộc vận động, trở thành nội dung quan trọng, thường xuyên trong mọi hoạt động của các cấp, các ngành, của từng cán bộ, đảng viên và coi đây là một tiêu chí để đánh giá cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hàng năm. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, có ý nghĩa sau xa đối với toàn Đảng, toàn dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng phải tự giác học tập, rèn luyện, phải có chương trình hành động cụ thể, thiết thực, tạo được bước chuyển biến sâu sắc về nhận thức, quyết tâm sửa mình theo tấm gương của Người. Cùng với việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác, cần nêu gương đạo đức của những chiến sĩ cộng sản tiêu biểu qua các thời kì cách mạng, những tấm gương điển hình xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những hành động, những con người cụ thể của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay. Điều đó vừa có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp của Đảng, của cách mạng, vừa có ý nghĩa tôn vinh những tấm gương sáng trong điều kiện mới. 3.1.2 Đề cao tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong việc “học tập” và “làm theo” Chú trọng nhiệm vụ cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức và các nội dung đăng ký phấn đấu của tập thể, cá nhân. Thường xuyên đánh giá định kỳ báo cáo kết quả thực hiện trước chi bộ và phải chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên về kết quả thực hiện cuộc vận động ở đơn vị, địa phương mình phụ trách. Các cán bộ hiện đang công tác tại cơ quan chính quyền, phải luôn luôn thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của cơ quan; Nói và làm theo Điều lệ Đảng; không ngừng nghiên cứu, học hỏi nâng cao trình độ để tham mưu đắc lực cho cấp ủy những phương hướng và giải pháp đúng đắn, phù hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo; giải quyết tốt mọi tình huống trong công tác xây dựng Đảng một cách hài hòa, phục vụ lợi ích chính đáng cho đảng viên và quần chúng nhân dân; góp phần xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, tiến tới mục tiêu cuối cùng của Đảng là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 3.1.3 Tăng cường công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, tạo sự chuyển biến thực sự về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải nhằm nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp, giác ngộ cách mạng của cán bộ, đảng viên về Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, hết lòng phấn đấu, hy sinh vì đọc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải hướng tới sự tự giác ngộ trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách, cán bộ, đảng viên thông qua hành động thực tế; luôn cảnh giác trước những cám dỗ về danh lợi, vật chất, tránh rơi vào chủ nghĩa cá nhân, thống nhất giữa lời nói và việc làm, mẫu mực trong chấp hành chỉ thị, nghị quyết, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước; luôn nâng cao cảnh giác, chủ đọng phòng ngừa, đấu tranh phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng; làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. 3.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện cuộc vận động ở các cấp Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời phát hiện, biểu dương và nhân rộng các mô hình tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong thực hiện cuộc vận động. Xử lý nghiêm minh, đúng quy định những cán bộ, đảng viên vi phạm kỉ luật. 3.1.5 Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chủ động, thống nhất, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, sát hợp, động viên đoàn viên, hội viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng trong thực hiện cuộc vận động. 3.2 Kiến nghị - Cần xây dựng quy chế, quy định nhằm chấn chỉnh, xử lý nghiêm các cán bộ công chức có biểu hiện suy thoái về mặt đạo đức, lơ là công việc, sách nhiễu nhân dân, cần thiết nên loại bỏ những con sâu ra khỏi hệ thống chính quyền cơ sở. - Cần phải có đủ sách về pháp luật, các cuốn sách kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các tổ chức Đảng, các công sở làm việc và nhà văn hóa các phố cho nhân dân được đọc và tìm hiểu. - Chỉ đạo tổng kết hàng năm việc thực hiện cuộc vận động, có chính sách khen thưởng riêng cho cuộc vận động và nhất là những gương mặt tiêu biểu điển hình của cá nhân, tập thể được khen thưởng một cách thỏa đáng và kịp thời. - Muốn trở thành người giúp ích cho tổ chức, cho dân, cho Đảng cần phải thực hiện tốt lời dạy của Bác, đó là phải rèn luyện những phẩm chất đạo đức cách mạng thật trong sáng và phải làm tốt những điều sau đây: Một là: Phải luôn luôn nêu cao tính tiền phong gương mẫu, hăng hái đi đầu trong mọi tình huống, không sợ khó khăn, gian khổ, thi đua tăng gia sản xuất, học tập và rèn luyện ý chí cách mạng; Hai là: Tôn trọng trí tuệ và làm việc dân chủ, phục tùng tập thể, tăng cường đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Ba là: Kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, luôn luôn trao dồi đạo đức cách mạng, có lối sống giản dị, trong sạch lành mạnh, đấu tranh chống thói xa hoa, lãng phí; thực hiện nghiêm túc chế độ phê bình và tự phê bình. Bốn là: Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan