Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghi...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ của tphcm

.DOCX
89
58
117

Mô tả:

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾTP. HỒCHÍ MINH TRẦN THU HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HồChí Minh -Năm 2016 BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾTP. HỒCHÍ MINHTRẦN THU HÀ Chuyên ngành: Kinh tếchính trị Mã số: 60310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Vũ Anh Tuấn TP. HồChí Minh -Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Trần Thu Hà, là học viên cao học khóa 22 của Trường Đại học Kinh tếthành phốHồChí Minh, chuyên ngành Kinh tếchính trị.Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin và sốliệu đượcsửdụng trong luận văn được trích dẫn đầy đủnguồn tài liệu tại tài liệu tham khảo là hoàn toàn trung thực.Thành phốHồChí Minh, ngày tháng năm Trần Thu HàHọc viên cao học khóa 22Chuyên ngành: Kinh tếChính trịTrường Đại học Kinh tếTP.HồChí Minh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoanMục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐỔI MỚI CÔNGNGHỆ.......5 1.1. Những vấn đề cơ bản vềdoanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................5 1.1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.....................................................5 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừaliên quan đến đổi mới công nghệ......6 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừatrong nền kinh tế...................................7 1.2. Những vấn đề chung về công nghệ và đổi mới công nghệ..................................8 1.2.1. Khái niệm về công nghệ và đổi mới công nghệ................................................8 1.2.2. Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ .................................................11 1.2.3.Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa.............................................................................................................................1 41.3.Tổng quan về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ.17 1.3.1. Khái niệm về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ............................................................................................................................. ................17 1.3.2. Mục tiêu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ......17 1.3.3. Nội dung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ.....18 1.4. Các tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Vđổi mới công nghệ............................................................................................................................ 211.5. Một số kinh nghiệm về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ....23 1.5.1.Kinh nghiệm quốctế.......................................................................................23 1.5.2.Kinh nghiệm trong nước.................................................................................25 1.5.3.Một số bài học rút ra đối với Thành phố Hồ Chí Minh..................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................29 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2009-2014.............................................................................30 2.1.Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừatrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.30 2.1.1. Số lượng và quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừatrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................................. .......302.1.2. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừatrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................................. 312.2. Tình hình thực hiệnchính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh....................................................................................35 2.2.1. Tình hình ban hành các văn bản cụ thể hóa, triển khai thực hiện các chính sách Trung ương và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừacủa Thành phố Hồ Chí Minh..................................................................................................35 2.2.2.Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh.............................................36 2.2.3.Tình hình thực hiện các chính sách khác của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ doanh nghiệpnhỏ và vừađổi mới công nghệ................................................45 2.3.Đánh giá chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ của TP.HCM....................................................................................................................... .......55 2.3.1. Mặt được..................................................................................................................55 2.3.2. Một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế........................................58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................70 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNNVV ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆCỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020..........................................................................................................................7 13.1.Một số quan điểm về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ............................................................................................................................. ........71 3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ...............................................................71 3.1.2. Phương hướngcủa thành phố Hồ Chí Minh về phát triển khoa học và công nghệvà hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ...................................73 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ..................................................................................75 3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quảchính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020....................................78 3.2.1. Đổi mới tư duy và nâng cao năng lực chuyên môn của người làm chính sách trong việc nghiên cứu và ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ.....................................................................................................78 3.2.2. Rà soát các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động đổi mới công nghệcủa doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoàn thiện hệ thống văn bản, xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu lực và hiệu quả của chính sách..........................................................................79 3.2.3.Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừavà tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừađổi mới công nghệ......................................................................81 3.2.4.Tạo động lực về kinh tế đối với doanh nghiệp nhỏvà vừa.............................82 3.2.5. Nhóm giải pháp đào tạo, thông tin, tuyên truyền............................................87 3.2.6. Một số giải pháp về phía doanh nghiệp nhỏ và vừavà cộng đồng doanh nghiệp........................................................................................................................8 8KẾT LUẬN CHƯƠNG III........................................................................................91 KẾT LUẬN...............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................94 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Công nghệkhông chỉ là động lực của quá trình phát triển mà còn trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, khi tốc độ phát triển khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu thì đổi mới công nghệ đã thật sự trở thành nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về doanh nghiệp nào biết ứng dụng công nghệmới vào sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) ở Việt Nam vẫn diễn ra chậm chạp và hiệu quả chưa cao. Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), số lượng DNNVV chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Nhận thức rõ vai tròcủa DNNVVđối với sựphát triển KT-XH của đất nước cũng nhưthành phố, chính quyền thành phốđã triển khai một sốchính sách, giải phápnhằm hỗtrợdoanh nghiệp nói chung và DNNVVnói riêng trong đổi mới công nghệ,nâng caonăng lực và khảnăng cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác đổi mới công nghệởcác DNNVVcủa TP.HCMchưa thực sựđược quan tâm đúng mức và hiệu quả. Việc thực hiện chính sách hỗtrợđổi mới công nghệcho các doanh nghiệp này cònnhiều hạn chế, chưa có tác động đủlớn đểgiúp các DNNVVđổi mới công nghệnhằm nâng cao khảnăng cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và của DNNVVnói chung. Theo kết quả khảo sát 3.671 doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn TP.HCM của Cục Thống kê Thành phốHồ Chí Minh, chỉ có khoảng 13% trong số này có trình độ công nghệ từ trung bình khá trở lên, trong khi đó, có tới hơn 51% ở mức yếu. Trong bối cạnh hậu khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu và các thách thức to lớn mà Việt Nam cũng như TP.HCM phải đốimặt khihội nhập quốc tếthì vấn đềđổi mới công nghệcủa các DNNVVnhằm nâng cao khảnăng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụcàng trởnên cấp thiết. Do vậy, nghiên cứu tình hìnhtriển khai và thực hiện cácchính sách hỗtrợDNNVVđổi mới công nghệcủa TP. HCMlà một yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa vềmặt lý luận và thực tiễn, góp phần thay đổi nhận thức và hành động của các cơ quan quản lý lẫn các nhà quản trịDNNVVtrong việc ban hành và thực thi các chính sách hỗtrợDNNVV đổi mới công nghệ. Do đó,tác giảlựa chọn đềtài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quảthực hiện chính sách hỗtrợdoanh nghiệp nhỏvà vừa đổi mới công nghệcủa Thành phốHồChí Minh” đểnghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu -Tổng quan lý luận và thực tiễn vềdoanh nghiệp nhỏvà vừa. -Tổng quan lý luận vềcông nghệ,đổi mới công nghệvà chính sách hỗtrợdoanh nghiệp nhỏvà vừa đổi mới công nghệ. -Đánh giá thực trạng công nghệvà thực trạng thực hiện các giải pháp, cách chính sách hỗtrợDNNVV đổi mới công nghệcủa Thành phốHồChí Minh. -Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DNNVV của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu-Đối tượng nghiên cứu là việc thực hiện các chính sách hỗ choDNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tiến hành tiến đổi mới công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, luận văn tập trung vào nghiên cứu các chính sách hiện có và tình hình thực hiện các chính sách hiện có theo các nhóm tiêu chí cụ thể. Do giới hạn về thời gian, nên việc nghiên cứu, khảo sát và điều tra dữ liệu sơ cấp chỉ tập trung vào một số DNNVV trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh. -Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu các chính sách tác động gián tiếp và các chính sách tác động trực tiếp tới quá trình đổi mới công nghệ của các DNNVV tại TP.HCM từ năm 2009 đến năm 2014. 4. Tình hình nghiên cứu trước đâyLiên quan đến DNNVV, những vấn đềvềlý luận cũng như chính sách hỗtrợDNNVV, trong đó có hỗtrợphát triển công nghệthu hút nhiều sựquan tâm nghiên cứu. Một sốđềtài nghiên cứu vềcác vấn đềliên quan tới chính sách hỗtrợđổi mới công nghệcho các doanh nghiệp như: -Bài báo “Vềchính sách hỗtrợđổi mới công nghệcho doanh nghiệp vừa và nhỏ” của TS Nguyễn Văn Thu đăng trên Tạp chí hoạt động khoa học và công nghệnăm 2007. Trong bài này, tác giảđã nêu khái quát những yếu tốcản trởđối với quá trình ĐMCN, các hình thức hỗtrợDNNVV, một sốlưu ý trong việc hỗtrợthực hiện quá trình ĐMCN. -Đềtài cấp bộ: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và định hướng hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp trong một sốngành kinh tế” của Phạm ThếDũng. BộKhoa học và Công nghệ, 2009. Trong đềtài này, tác giảđã đánh giá vềthực trạng yếu kém của công tác ĐMCN trong các ngành cơ điện tử, sinh học, thực phẩm; chỉra một sốnguyên nhân cơ bản của các yếu kém. Nhiều nguyên nhân có liên quan tới quá trình ban hành và thực hiện các chính sách hỗtrợĐMCN cho các doanh nghiệp Việt Nam. 3Trong đó: vềphía chủquan, các doanh nghiệp Việt Nam với đa sốlà các DNNVVkhông có đủnăng lực và nguồn lực đểĐMCN một cách bài bản và liên tục; vềphía Chính phủ, các bộngành và địa phương, các chính sách vĩ mô như chính sách ưu đãi thuếnhập khẩu, chính sách hỗtrợnghiên cứu khoa học và công nghệchưa hướng tới các doanh nghiệp cụthểmà chủyếu tập trung cho các viện nghiên cứu và các trường đại học.-“Chính sách hỗtrợĐMCN cho các doanh nghiệp nhỏvà vừa của Hà Nội” luận văn thạc sỹkinh tếchính trịcủa tác giảNguyễn ThịMinh Thùy, 2012. Trong luận văn này,tác giảđã trình bày một sốlý luận cơ bản, khái niệm vềchính sách hỗtrợĐMCN; đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách hỗtrợĐMCN cho doanh nghiệp nhỏvà vừa của Hà Nội và đềxuất một sốgiải pháp. Tuy nhiên, các kiến nghịchính sách mới chỉdừng ởnhóm chính sách thông tin, tuyên truyền... luận văn chưa tập trung đánh giá nhóm chính sách cơ bản như vốn, tín dụng, bảo hộsởhữu công nghiệp, phát triển thịtrường khoa học và công nghệ.-Chuyên đềnghiên cứu “Tổng quan các chính sách của Nhà nước khuyến khích hoạt động ĐMCN trong sản xuất giai đoạn 19952005” của tác giảNghiêm Công, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, 2006. Chuyên đềđã tập hợp chính sách trong giai đoạn 1995-2005, đưa ra một sốđánh giá, phân tích và kiến nghịđiều chỉnh chính sách. Chuyên đềđã góp phần làm rõ các vấn đềcơ bản vềchính sách khuyến khích ĐMCN, có giá trịtham khảo.-Sách tham khảo “Quản lý ĐMCN trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏvà vừa” của TS. Trần Ngọc Ca, Nhà xuấtbản Chính trịQuốc gia, 2000. Nội dung sách có giá trịtham khảo các vấn đềlý luận vềquản lý doanh nghiệp, đổi mới doanh nghiệp.Tuy nhiên từtrước đến nay, chưa thấy có công trình nghiên cứu cụthểnào dưới góc độchuyên ngành kinh tếchính trịvềchính sách hỗtrợĐMCN cho các DNNVV tại TP.HCM, trong đó có việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng ban hành và thực thi các chính sách trong thời gian qua và đưa ra các đềxuất nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quảthực thi chính sách hỗtrợDNNVV đổi mới công nghệcủa TP.HCM trong thời gian tới.5. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu sử dụng được vận dụng tổng hợp từ các phương pháp duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp, thống kê so sánh, diễn dịch, quy nạp, suy luận logic trên cơ sở lý thuyết và các tài liệu có liên quan. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng 4phương pháp khảo sát từ phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, tổng hợp và phân tích thông tin (bằng công cụ exel), đưa ra nhận định.6. Ý nghĩa của đề tài-Vềmặt khoa học: luận văn làm rõ cơ sởlý luận vềDNNVV, vềĐMCN và chính sách nhà nước nhằm hỗtrợdoanh nghiệp ĐMCN. Cụthể: đánh giá, lựa chọn khái niệm công nghệ; bổsung, làm rõ chính sách nhằm thúc đẩy DNNVV đổi mới công nghệ; chỉra các yếu tốảnh hưởng tới ĐMCN của DNNVV.-Vềmặt thực tiễn: Luận văn đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quảchính sách của Thành phốHồChí Minh nhằm hỗtrợDNNVV đổi mới công nghệtheo cách tiếp cận vềmức độtác động của chính sách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, Thành phốvà những định hướng phát triển của Thành phốtrong thời gian tới.Ngoài ra, kết quảnghiên cứu của luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo vềhoạt động hỗtrợdoanh nghiệp đổi mới công nghệ, vềcác chính sách nhằm hỗtrợdoanh nghiệp nói chung, DNNVV đổi mới công nghệ.7. Kết cấu của luận vănNgoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như sau:-Chương 1: Tổng quan về DNNVV và chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ-Chương 2: Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 -2014Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀDOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪAVÀ CHÍNH SÁCH HỖTRỢDOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪAĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 1.1. Những vấn đềcơ bản vềdoanh nghiệp nhỏvà vừa 1.1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏvà vừa Mỗi quốc gia có những tiêu chí khác nhau đểxác định DNNVV, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế-kỹthuật, trình độphát triển của vùng lãnh thổ, mặt bằng giá trịsức lao động, trịgiá tài sản, thiết bịhay mục đích xếp loại doanh nghiệptrong từng thời kỳnhất định. Do đó, việc xác định DNNVV này chỉmang tính chất tương đối. Hai tiêu chí được sửdụng phổbiến nhất là quy mô vốn và sốlượng lao động. Trongtừng giai đoạn phát triển,độlớn của các tiêu chínày cũng khác nhau. ỞViệt Nam, theo Điều 3, Chương 1 của Nghịđịnh số56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009của Chính phủvềtrợgiúp phát triển DNNVVđã đưa rakhái niệm và các tiêu chí xác định DNNVV, cụthể: “Doanh nghiệp nhỏvà vừa là cơ sởkinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kếtoán của doanh nghiệp) hoặc sốlao động bình quan năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”[22]. Điều này cũng nêu rõ các tiêu chí xác định DNNVV theo cảquy mô nguồnvốn và sốlao động bình quân năm:Bảng 1.1: Phân loại DNNVV của Việt Nam Quy môKhu vựcDoanh nghiệpsiêu nhỏDoanh nghiệpnhỏDoanh nghiệpvừaSố lao độngTổng nguồn vốnSố lao độngTổng nguồn vốnSố lao độngI. Nông, lâm nghiệp và thủy sản10 người trở xuống20 tỷ đồng trở xuốngtừ trên 10 người đến 200 ngườitừ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồngtừ trên 200 người đến 300 ngườiII. Công nghiệp và xây dựng10 người trở xuống20 tỷ đồng trở xuốngtừ trên 10 người đến 200 ngườitừ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồngtừ trên 200 người đến 300 ngườiIII. Thương mại và dịch vụ10 người trở xuống10 tỷ đồng trở xuốngtừ trên 10 người đến 50 ngườitừ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồngtừ trên 50 người đến 100 ngườiNguồn: Nghịđịnh 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ 6Tính đến thời điểm hiện tại, khái niệm DNNVV cùng các tiêu chí quy định tại Nghịđịnh 56/2009/NĐ-CP của Chính phủđược được áp dụng thống nhất trong cảnước. Trong phạm vi của luận văn, tác giảsửdụng khái niệm và các tiêu chí xác định DNNVV theo Nghịđịnh 56/2009/NĐ-CPđểlàm căn cứtính toán.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏvà vừaliên quan đến ĐMCNỞnước ta, các DNNVV đã trải qua một quá trình phát triển gắn với quá trình đổi mới nền kinh tế. Đặc điểm chung của các DNNVV trong giai đoạn mới hình thành và phát triển là còn thiếu tiềm lực vềvốn, công nghệ, kỹnăng quản lý non kém, khảnăng cạnh tranh trên thịtrường hạn chế[14]. Trong thời gian qua, Chính phủđã cónhiều đổi mới đểcải thiện môi trường đầu tư, trợgiúp DNNVV.Doanh nghiệp nhỏvà vừađã có sựphát triển đáng kể. Một sốđặc điểmcủa DNNVV tác động trực tiếp đến việc ĐMCN:Thứ nhất, DNNVV là các doanh nghiệp dễ khởi nghiệp, lúc thành lập ban đầu không đòi hỏi nhiều gì về vốn, lao động. Một số doanh nghiệp lớn hiện nay đều khởi nghiệp từ DNNVV. Ngay từ khi thành lập, DNNVV có khả năng hoạt động linh hoạt, năng động, thích ứng nhanh với thị trường, có khả năng đón đầu những biến chuyển của công nghệ quản lý; phát huy mọi tiềm năng của địa phương và cơ sở do có ưu thế của sự gần kềvới các nguồn lực đầu vào (lao động, tài nguyên, nguồn vốn tại chỗ) và với thị trường tiêu thụ. Đây là một lợi thế so sánh lớn để cạnh tranh ngay trong thời đại toàn cầu hoá.Thứ hai, DNNVV có khả năng bổ sung, tham gia vào chuỗi giá trị, hợp tác trong sựphát triển của các doanh nghiệp lớn. DNNVV là chủ thể đảm nhiệm có hiệu quả cao những công đoạn cả ở phần đầu, phần giữa và phần cuối của quá trình sản xuất, mà doanh nghiệp lớn không cần và không nên làm. Về phía dịch vụ, với ưu thế của sự “gần kề”, DNNVV có những hiểu biết sâu sắc về thị trường và khách hàng; có tính cơ động, nhanh nhạy gia nhập vào những thị trường tốt và rút lui khỏi những thị trường xấu, từ những thị trường nghách đến những thị trường lớn.Thứ ba, DNNVV còn có những điểm yếu về nguồn lực để tiến hành nghiên cứu, ứng dụng ĐMCN. Không đủ sức thực hiện những dự án lớn về đầu tư quy mô lớn để tận dụng lợi ích của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Không có ưu thế của kinh tế qui mô (ecomomy of scale), tức là những thành quả và lợi ích đặc biệt mà chỉ từ một qui mô thích hợp (thường là đủ lớn) thì mới là có được. DNNVV vẫn là bên yếu thế trong các mối quan hệ với Nhà nước, với thị trường, với ngân hàng, với các trung tâm khoa học, với truyền thông, với đối tác, đối thủ cạnh tranh, vớikhách hàng. DNNVV thiếu sức phòng, tránh và chống các rủi ro trong môi trường kinh doanh, thông thường có nhiều DNNVV đăng ký hoạt động, thì cũng có nhiều DNNVV giải thể, phá sản. 7Do những đặc điểm nội tại của DNNVV, sự phát triển của DNNVV và hoạt động ĐMCN ở DNNVV không thể thực hiện một cách tự phát mà thiếu tác động của chính sách hỗ trợ. Chính phủ các nước không chỉ đối xử với DNNVV bình đẳng như với doanh nghiệplớn, mà còn dành ưu đãi rõ rệt cho DNNVV.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏvà vừa trong nền kinh tếNếu xét riêng từng doanh nghiệp, DNNVV không có được lợi thếvềmặt kinh tếso với các doanh nghiệplớn. Song vềtổng thể, DNNVV đóng vai trò cực kỳquan trọng vềmặt kinh tế, xã hội. Cụthể:1.1.3.1. Tạo việc làm cho người lao động, tăng thunhập trong dân cư:Nhiều DNNVV có thểtạo ra nhiều việc làm cho sốlượng lớn người lao động. Sựxuất hiện ngày càng nhiều DNNVV ởcác địa phương, các vùng nông thôn góp phần giải quyết vấn đềlao động dôi dư, nhàn rỗi trong xã hội và ổn định KT-XH. Theo thống kê, có 36% việc làm mới được tạo ra từkhu vực này, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển đồng đều giữa các vùng, khu vực trong cảtỉnh. Việc phát triển các DNNVV ởthành thịcũng như ởnông thôn là một trong các giải pháp cơ bản góp phần tăng nhanhthu nhập của các tầng lớp dân cư. 1.1.3.2. Thu hút vốnTrong lúc lạm phát chưa ổn định, huy động vốn của ngân hàng chưa hấp dẫn, các cá nhân có tiền nhàn rỗi có nhu cầu thành lập các cơ sởsản xuất nhỏlà hợp lý, đây là yếu tốtích cực của việc huy động vốn trong dân cư, do vậy hàng năm đã có hàng trăm DNNVV được thành lập.1.1.3.3. Làm cho nền kinh tếnăng động,hiệu quảhơnTrong quá trình sản xuất kinh doanh, các DNNVV cùng với các doanh nghiệp quy mô lớn có sựbổsung hỗtrợlẫn nhau. Các DNNVV có thểlàm đại lý, vệtinh, tiêu thụhàng hóa hoặc cung cấp vật tư đầu vào với giá rẻhơn, góp phần hạgiá thành, nâng cao hiệu quảsản xuất cho doanh nghiệplớn. Bên cạnh đó, khi sốlượng DNNVV tăng lên sẽlàm tăng nhanh sốlượng các sản phẩm và dịch vụmới trong nền kinh tế. Do quy mô nhỏ, DNNVV có khảnăng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất một cách linh hoạt từnhững ngành nghềkém hiệu quảsang các ngành khác hiệu quảhơn. Chính sựphát triển đó của các DNNVV đã làm tăng tính cạnh tranh, tính linh hoạtvà giảm bớt mức độrủi ro của nền kinh tế.1.1.3.4. Khai thác tiềm năng phong phú trong dânDNNVV đã tận dụng triệt đểcác nguồn lực xã hội, có nhiều thuận lợi đểkhai thác các tiềm năng rất phong phú trong dân, từtrí tuệ, tay nghềtinh xảo, vốn, bí quyết nghề 8nghiệp, nhất là của các nghệnhân, ngành nghềtruyền thống... đểphát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, DNNVV khi thành lập cần vốn ít, thu hồi vốn nhanh, có khảnăng huy động vốn nhanh, khai thác, sửdụng các tiềm năng vềnguồn lao động và nguyên vật liệu tại các địa phương cũng như việc thu hút vốn.1.1.3.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tếPhát triển các DNNVV sẽthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo tất cảcác khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tếvà thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, sựphát triển mạnh các DNNVV còn có tác dụng làm cho cơ cấu thành phần kinh tếthay đổi nhờsựtăng nhanh các cơ sởngoài quốc doanh. Sựphát triển của các DNNVV cũng kéo theo sựthay đổi của cơ cấu ngành kinh tếthông qua sựđa dạng hóa các ngành nghềvà lấy hiệu quảkinh tếlàm thước đo. Ngoài ra, việc phát triển các DNNVV còn có tác dụng duy trì và phát triển các ngành nghềthủcông truyền thống.1.1.3.6. Góp phần vào việc đô thịhoáDNNVVđã góp phần tạo đầu ra cho nông nghiệp, nâng cao giá trịcủa nông sản hàng hoá, đồng thời sửdụng lao động dôi dư từnông nghiệp, đểhọcó ngay việc làm tại địa phương, đem lại lợi ích kép vềxã hội, đó là: vừa không đểxảy ra tình trạng mất việc làm, vừa tạo ra nhiều đô thịnhỏ, kiềm chếtình trạng lao động nông thôn đổxô vềđô thị.1.1.3.7. Ươm mầm các tài năng kinh doanhSựphát triển các DNNVV có tác dụng đào tạo, chọn lọc và thửthách đội ngũ doanh nhân. Sựra đời của các DNNVV làm xuất hiện nhiều tài năng trong kinh doanh. DNNVV có vai trò không nhỏtrong việc đào tạo lớp doanh nhân mới ởViệt Nam cũng như các nước trên thếgiới. Tóm lại, DNNVV có vai trò hết sức quan trọng trong bất kỳnền kinh tếnào. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì DNNVV càng có vai trò quan trọng hơn. Đây chính là động lực giúp nền kinh tếphát triển một cách năng động.1.2. Những vấn đềchung vềcông nghệvà ĐMCN1.2.1. Khái niệm công nghệvà ĐMCN1.2.1.1. Khái niệm vềcông nghệThuật ngữcông nghệhiện đang được sửdụng rộng rãi trên thếgiới, tuy nhiên việc đưa ra định nghĩa công nghệlại chưa có sựthống nhất.Theo Từđiển Bách Khoa Việt Nam, có sáu khái niệm vềcông nghệ: (i) công nghệlà môn khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các quy luật tựnhiên và các nguyên lý khoa học, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người; (ii) công nghệlà các phương tiện kỹthuật, là sựthểhiện vật chất hóa các tri thức ứng dụng khoa học; (iii) công nghệlà tập hợp các cách 9thức, các phương pháp dựa trên cơ sởkhoa học và được ứng dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau đểtạo ra các sản phẩm và dịch vụ; (iv) công nghệgồm nhiều yếu tốhợp thành như phương tiện, máy móc, thiết bị, các quá trình vận hành, các phương pháp tổchức, quản lý đảm bảo cho quá trình sản xuất và dịch vụxã hội; (v) vềmặt kinh tếhọc, trong mối quan hệvới sản xuất, công nghệđược coi là phương tiện đểthực hiện quá trình sản xuất, biến đổi các đầu vào đểcác đầu ra cho các sản phẩm và dịch vụmong muốn; (vi) công nghệlà việc áp dụng các thành tựu vào sản xuất và đời sống bằng cách sửdụng các phương tiện kỹthuật, các phương pháp sản xuất và quản lý với tư cách là những kết quảcủa các hoạt động nghiên cứu, phát triển của quá trình xửlý một cách hệthống và có phương pháp toàn bộnhững tri thức, kinh nghiệm, kỹnăng và kỹxảo được con người tích lũy và tạora trong toàn bộquá trình phát triển của mình.Các tổchức khác nhau cũng có cách nhìn nhận khác nhau vềcông nghệ. Theo Tổchức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thì công nghệlà việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sửdụng các kếtquảnghiên cứu và xửlý nó một cách có hệthống và có phương pháp, trong khi đó Ủy ban KT-XH Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) quan niệm “công nghệlà kiến thức có hệthống vềquy trình kỹthuật đểchếbiến vật liệu và thông tin; công nghệbao gồm kỹnăng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệthống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ”.ỞViệt Nam, khái niệm công nghệcũng đã được trình bày trong Luật Khoa học và Công nghệ(ban hành năm 2013), Luật Chuyển giao công nghệ(ban hành năm 2006)“Công nghệlà giải pháp, quy trình, bí quyết kỹthuật có kèm hoặc không kèm theo công cụ, phương tiệndùng đểbiến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Khái niệm này gần với định nghĩa của ESCAP và phù hợp với các nước đang phát triển và được tác giảsửdụng trong luận văn,làm cơ sởphân tích vềchính sách ĐMCN. Các hình thức tồn tại của công nghệkhi lưu thông trên thịtrường dưới dạng sản phẩm hàng hóa như: dây chuyền máy móc, thiết bị; bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ; các bí quyết công nghệ; các dịch vụkỹthuật; các dịch vụkhác và kết quảR&D.1.2.1.2. Khái niệm về ĐMCNĐMCN là một hệ thống các hoạt động phức tạp nhằm chuyển đổi các ý tưởng và kiến thức khoa học thành thực thể vật chất và các ứng dụng trong hiện thực; đó là quá trình biến đổi tri thức thành các sản phẩm và dịch vụ hữu ích có tác động tới sự phát triển của nền kinh tế và bao gồm các lĩnh vực: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ, thực thi công nghệ, sản xuất, marketing, truyền bá và mở rộng 10công nghệ (T.M.Khalil, 2002)[5].Tuy nhiên, M.A.Schilling (2009)cho rằng ĐMCN là việc giới thiệu, đưa ra một thiết bị, phương pháp hoặc vật liệu mới nhằm hướng tới các mục tiêu thương mại hoặc thực tế sản xuất, kinh doanh. Chúng bao gồm các ý tưởng sáng tạo và đòi hỏi sự cần thiết phải kết hợp ý tưởng, nguồn lực và kỹ năng để hiện thực hóa ý tưởng đó thành sản phẩm mới, qui trình mới[2]. Hiện nay, quan niệm về ĐMCN được sử dụng tương đối rộng rãi trên thế giới là quan niệm của Tổ chức Kinh tế hợp tác và phát triển (OECD, 1996), theo đó ĐMCN (bao gồm đổi mới qui trình sản xuất và sản phẩm) là việc tạo ra sản phẩm hoặc qui trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến công nghệ đáng kể về sản phẩm hoặc qui trình sản xuất, ĐMCN diễn ra khi đưa ra thị trường sản phẩm mới(đổi mới sản phẩm) hoặc công nghệ mới được sử dụng trong quá trình sản xuất (đổi mới trong qui trình). Như vậy, nội hàm ĐMCN của OECD rất rộng, việc doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ thông qua chuyển giao mà không có những cải tiến đáng kể hoặc không tạo ra sản phẩm, qui trình mới thì không được coi là ĐMCN; điều này chưa phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bởi vì năng lực công nghệcủa các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVVcòn hạn chế.Tại Việt Nam, theo Thông tư 03/2012/TT-BKHCNngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ KH&CN, sau đó là Thông tư số 09/2013/TT-BKHCN ngày 15 tháng 3 năm 2013 của Bộ KH&CN về “Hướng dẫn quản lý chương trình ĐMCN quốc gia đến năm 2020”, ĐMCN được hiểu là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sửdụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Hoạt động chủ yếu của đổi mới công nghệ là nghiên cứu nhận dạng, đánh giá, định giá công nghệ và thay thế công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ tiên tiến; nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện công nghệ hoặc nghiên cứu làm chủ và sáng tạo ra công nghệ mới; áp dụng phương pháp sản xuất mới, phương pháp tiên tiến trong quản lý doanh nghiệp; phát triển tính năng, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm[5].Như vậy, đổi mới công nghệ theo tinh thần Thông tư số 09/2013/TT-BKHCN ngày 15 tháng 3 năm 2013 của Bộ KH&CNphù hợp hơn với điều kiện một nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm đổi mới công nghệ theo Thông tư này không chỉ là các hoạt động, quy trình về mặt kỹ thuật mà còn bao gồm các phương pháp sản xuất, phương pháp quản lý doanh nghiệp. Trong tham luận “Tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệpĐMCN sản xuất sản phẩm hỗtrợ” trình bày tại phiên họp thường kỳlần thứIV của Hội đồng chính sách KH&CN Quốc gia(2014), tác giảNguyễn Đình Bình và Nguyễn Hữu Xuyên đã kết hợp có chọn lọc các quan điểm về ĐMCN và dựa trên tinh thần của Thông tư 1109/2013/TT-BKHCN, Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg để đưa ra quan điểm về ĐMCN sản xuất sản phẩm công nghiệphỗ trợ là “hoạt động thay đổi toàn bộ công nghệ hay thay đổi phần quan trọng của công nghệ mà các doanh nghiệpngành công nghiệp hỗ trợđang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra các hoạt động của quá trình ĐMCN là: (i) thay đổi toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; (ii) thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn; (iii) đổi mới qui trình, sản phẩm để đưa sản phẩm ra thị trường bằng hoạt động nghiên cứu và triển khai[13].Trong khuôn khổ luận văn, tác giả quan điểm về ĐMCN là bao gồm các hoạt động: (i) thay đổi toàn bộmáy móc, thiết bị, dây chuyển công nghệhoặc phần quan trọng của công nghệđang sửdụng bằng các công nghệtiên tiến hơn; (ii) đổi mới quy trình và sản phẩm đểđưa sản phẩm ra thịtrường.Ngoài ra, trong thực tiễn, ĐMCN còn là việc đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, tổchức sản xuất, bảo vệbản quyền sởhữu trí tuệ, nghiên cứu và tìm kiếm thịtrường sản phẩm đầu ra cũng như duy trì các yếu tốđầu vào đểđảm bảo công nghệhoạt động hiệu quả. 1.2.1.3. Mục tiêu ĐMCNĐMCN chủyếu tập trung vào việc đổi mới quy trình sản xuất hay chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụnhằm chếtạo ra sản phẩm mới, thay thếsản phẩm cũ, nâng cấp sản phẩm (nâng cao các tính năng kinh tế-kỹthuật), phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, tăng thịphần, giảm chi phí sản xuất hoặc cải thiện điều kiện làm việc, giảm tác hại môi trường..., nâng cao khảnăng cạnh tranh trên thịtrường thếgiới.Công tác ĐMCN liên quan trực tiếp tới các nhóm năng lực mua bán, vận hành công nghệvà năng lực sáng tạo công nghệ. Điều này được thểhiện qua hai mục tiêu chính là đổi mới thiết bịcông nghệcùng quy trình và đổi mới sản phẩm hay dịchvụ.1.2.2. Vai trò của công nghệvà ĐMCN1.2.2.1. Đối với sựphát triển KT-XHCông nghệtác động mạnh mẽđến sựphát triển kinh tế-xã hội, là động lực của tăng trưởng kinh tếbền vững; đểtăng trưởng kinh tếcần có ba yếu tố, đó là vốn, lao động và tiến bộcông nghệ(Solow, 1987; Boskin & Lau, 1992). Mô hình tăng trưởng theo cách gia tăng đầu vào sản xuất –nhân tốlao động và vốn sẽđẩy nhanhtăng trưởng kinh tế, nhưng với tốc độgiảm dần. Theo phân tích của WB ở38 quốc gia và khu vực 12(2008) thì tiến bộcông nghệđóng góp khoảng 50% vào tăng trưởng kinh tếcác nước phát triển, còn Việt Nam là 23%; đồng thời, đổi mới công nghệcho phép mọi người có sựlựa chọn lớn hơn vềsản phẩm và dịch vụ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống (Schilling, 2009).Theo sốliệu và nhận định của BộKH&CN, tăng trưởng GDP có phần đóng góp của yếu tốTFP bao gồm các hoạt động Cơ cấu lại nền kinh tế+ Kích thích tăng nhu cầu sản phẩm, hàng hóa+ Tiến bộkhoa học kỹthuật -công nghệ, cụthểgiai đoạn 2001-2005 là 21,44%; giai đoạn 2006-2010 là 14,44% và giai đoạn 2001-2010 là 17,94%.Trong giai đoạn 2006-2008, bình quân đóng góp của KH&CNvào tăng GDP khoảng 10,2%.Đối với TP.HCM, đóng góp trung bình của TFP giai đoạn 2011 -2015 ước bằng 32,8% (tương đương 24,2% GDP); cao gấp 1,89 lần so với giai đoạn 2006 -2010. Như vậy, hệ thống công nghệ tác động mạnh mẽ và có quan hệ chặt chẽ với hệ thống KT-XH, đồng thời các vấn đề về công nghệ không thể tách rời các yếu tố môi trường xung quanh nó.Khi các chính sách công nghệ đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho công nghệ phát triển, phát triển công nghệ tạo ra của cải, nhờ sự đa dạng công nghệ giúp tăng trưởng kinh tế; khi kinh tế tăng trưởng thì xã hội sẽ có nguồn lực dồi dào cung cấp lại cho phát triển công nghệ, sự phát triển cao của công nghệ sẽ cung cấp cho xã hội nhiều phương tiện, công cụ tiên tiến, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh làm cho xã hội ổn định và tăng trưởng.Quaphân tích ởtrên, mặc dù có sựkhác nhau vềtác động của công nghệđối với sựphát triển kinh tế-xã hội ởmỗi quốc gia, khu vực, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng công nghệthông qua ĐMCN giữvai trò quan trọng đối với sựthay đổi cơ cấu kinh tếxã hộicủa các quốc gia. Sựthay đổi này kéo theo sựthay đổi của các chỉtiêu kinh tế-xã hội phản ánh sựphát triển của quốc gia như GDP, chỉsốphát triển con người (HDI), chỉsốnăng lực cạnh tranh, chỉsốsáng tạo công nghệ... Đối với Việt Nam, công nghệvà đổi mới công nghệlà một biện pháp đểđưa đất nước chuyển sang thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa.1.2.2.2. Đối với sự phát triển của DNNVVCông nghệtạo ra giá trịgia tăng cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là công nghệtác động trực tiếp hiệu quảsản xuất kinh doanh; nó thểhiện ởchỗcông nghệmới hơn, tiên tiến hơn nếu được sửdụng một cách khoa học thường sẽtạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn. Vì thếsẽtạo ra giá trịgia tăng cao hơn cho doanh nghiệp cũng như đem lại sựthỏa dụng cao hơn cho khách hàng. Mặt khác, công nghệlà một trong sáu yếu tốt quan trọng (công nghệ, vốn, lao động, tài 13nguyên, thịtrường, chính sách) được coi là hạt giống trong quá trình tạo ra sựthịnh vượng cho doanh nghiệp (Khalil, 2000).ĐMCNlàm gia tăng khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu tương lai của khách hàng (Perter Drucker, 1970). ĐMCN giúp cải thiện vịtrí cạnh tranh, tăng sản lượng và lợi nhuận ròng của doanh nghiệp (Beij, 1998). Vì thế, ĐMCN thực sựthành công khi và chỉkhi chúng được thương mại hóa, được thịtrường và xã hội chấp nhận. Hơn nữa, ĐMCN giúp doanh nghiệp nâng cao phẩm cấp sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, cải thiện điều kiện làm việc, giảm các tác động xấu đến môi trường, duy trì và mởrộng thịphần.Việc ĐMCN của một doanh nghiệpsẽ tạo ra tác động tích cực đến doanh nghiệpkhác và cộng đồng các doanh nghiệpở Việt Nam, tác động này được gọi là “hiệu ứng lan tỏa”. Bảng 1.2.Phân loại các hình thức lan tỏa công nghệHình thức lan tỏaMô tảLan tỏa theo chiều dọc: liên kết xuôiDoanh nghiệptại Việt Nam là khách hàng. Công nghệđược chuyển giao từnhững nhà cung cấp là các doanh nghiệpquốc tếhay doanh nghiệpFDI cho các doanh nghiệptại Việt Nam.Lan tỏa theo chiều dọc: liên kết ngượcDoanh nghiệptại Việt Nam là nhà cung cấp. Công nghệđược chuyển giao từnhững khách hàng là các doanh nghiệpquốc tếhay doanh nghiệpFDI cho các doanh nghiệptại Việt NamLan tỏa theo chiều ngang: cạnh tranhDoanh nghiệptại Việt Nam là một đối thủcạnh tranh.Công nghệđược chuyển giao từdoanh nghiệpnước ngoài/ đối thủcạnh tranh trong nước có vốn đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệptại Việt Nam.Nguồn: Báo cáo “Năng lực cạnh tranh và công nghệởcấp độdoanh nghiệp tại Việt Nam: Kết quảđiều tra năm 2013”– Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tếtrung ươngHiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc xảy ra khi doanh nghiệptrong nước là đối tác của các doanh nghiệpFDI. Qua hợp đồng hợp tác, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệpquốc tếchuyển giao công nghệvà đào tạo nhân lực cho doanh nghiệptrong nước. Lan tỏa theo chiều ngang xảy ra khi các doanh nghiệptrong nước cạnh tranh trong cùng ngành hoặc những trong những ngành có liên quan chặt chẽ với nhau hoặc cạnh tranh với các doanh nghiệpFDI gia nhập thịtrường trong nước, buộc phải học hỏi, tiếp thu những công nghệmới, quy trình mới mà các doanh nghiệpkhác đang áp dụng, khi đó một doanh nghiệpbắt đầu ĐMCN thì những đối thủcạnh tranhkhác cũng sẽ làm theo. Ngoài ra, hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang còn xảy ra qua việc di chuyển 14lao động từcác doanh nghiệpcó trình độcông nghệcao hơn, khi nhân lực đó được doanh nghiệptrong nước tuyển dụng.Như vậy, công nghệthông qua đổi mới công nghệlà một trong các yếu tốtác động trực tiếp tới sựtăng trưởng kinh tếvà góp phần tạo ra sựthịnh vượng cho quốc gia, đồng thời giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.1.2.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới ĐMCN của DNNVV1.2.3.1. Nhóm các yếu tố chủ quan-Năng lực công nghệ của DNNVV: bao gồm bốn loại năng lực (i) năng lực vận hành công nghệ, (ii) năng lực tiếp nhận công nghệ, (iii) năng lực hỗ trợ tiếp nhận công nghệ, (iv) năng lực ĐMCN.-Năng lực tài chính của DNNVV: thể hiện qua nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và năng lực huy động vốn cho ĐMCNcủa doanh nghiệp. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp hình thành từ lợi nhuận của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc từ vốn của các cổ đông. Năng lực huy động vốn cho ĐMCNthể hiện ở khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ cho ĐMCNtừ ngân hàng, Quỹ ĐMCNquốc gia, Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, các Quỹ đầu tư mạo hiểm và các đối tác, cá nhân khác. Năng lực huy động vốn này phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Ngoài ra, còn một số yếu tố chủ quan khác như quy mô doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động, định hướng chiến lược của doanh nghiệp, nhận thức của chủ doanh nghiệp và người lao động về ĐMCN.1.2.3.2. Nhóm các yếu tố khách quan-Áp lực cạnh tranh: áp lực cạnh tranh càng cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, ĐMCNlà biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả do tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, chi phí thấp hơn từ đó hạ giá thành sản phẩm.-Chính sách của nhà nước về ĐMCN:chính sách phù hợp sẽ có vai trò thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất