Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện t...

Tài liệu Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở việt nam

.PDF
106
348
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN MINH HÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Định hướng ứng dụng) HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN MINH HÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 8380107 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Minh Hà LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài: “Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam”. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trƣờng Đại học Luật Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt những học kỳ vừa qua. Đó là nền tảng kiến thức quan trọng giúp em nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, cũng là hành trang quý báu để em vững bƣớc trên con đƣờng sự nghiệp trong tƣơng lai. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ BCT Bộ Công Thƣơng BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông CQLCT&BVNTD Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng NTD Ngƣời tiêu dùng TMĐT Thƣơng mại điện tử MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu .....................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................5 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ....................................5 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................6 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7 1.1. Khái quát về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử .........................................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng ............................................................... 7 1.1.2. Khái quát về thương mại điện tử ...................................................... 9 1.1.3. Sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử ................................................................................................................... 15 1.1.4. Yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử ............ 17 1.2. Khái quát pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử ........................................................................................................19 1.2.1. Khái niệm, dặc điểm của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ................................................................. 19 1.2.2. Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử .................................................................................... 20 1.2.3. Kinh nghiệm pháp luật một số nước trên thế giới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử .......................................... 23 CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở VIỆT NAM ............................................ 29 2.1. Các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử ..................................................................................29 2.1.1. Quy định về nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử................................................ 29 2.1.2. Quy định về bảo vệ thông tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử ....................................................................................................... 31 2.1.3. Quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng trong thương mại điện tử ............... 34 2.1.4. Quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ..... 41 2.1.5. Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ................................................................. 46 2.2. Thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử ở Việt Nam ...........................................................................................50 2.2.1. Thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ............................................................................................................... 50 2.2.2. Những kết quả đạt được trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử .......................................... 53 2.2.3. Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử .................... 55 2.2.4. Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc ........................................... 57 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM .................................................. 60 3.1. Một số yêu cầu nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử .....60 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử ..................................................................................61 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử .................................................................................... 61 3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về bảo mật thông tin trong giao dịch thương mại điện tử .................................................................................... 62 3.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về chứng cứ điện tử....................... 64 3.2.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài xử lý vi phạm trong thương mại điện tử .................................................................................... 64 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử .......................................................65 3.3.1. Các giải pháp đảm bảo an toàn trong giao dịch thương mại điện tử ................................................................................................................... 65 3.3.2. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ .......... 67 3.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ................................................................. 68 3.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương tới địa phương .................................................. 69 3.3.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ý thức với người tiêu dùng và doanh nghiệp ............................................................. 70 3.3.6. Tăng cường hợp tác, giao lưu, học hỏi và trao đổi quốc tế về các mô hình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ...... 71 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đem lại nhiều ứng dụng to lớn cho xã hội loài ngƣời, trong đó có việc góp phần phát triển hoạt động thƣơng mại. Thông qua khoa học công nghệ những giao dịch kinh doanh thƣơng mại có thể đƣợc thiết lập, thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không phụ thuộc vào yếu tố địa lý. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất thì các giao dịch thƣơng mại đƣợc thiết lập, thực hiện dƣới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đƣợc gọi là những giao dịch TMĐT. Theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ), hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa và lĩnh vực TMĐT có triển vọng tiến xa hơn. Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trƣờng TMĐT ở Việt Nam đƣợc dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, tiềm năng tăng trƣởng của lĩnh vực TMĐT của Việt Nam rất lớn.1 Theo đó, thực trạng tăng trƣởng và phát triển của TMĐT không chỉ của Việt Nam mà trên toàn thế giới đang không ngừng lớn mạnh, và dần sẽ trở thành xu hƣớng mua sắm, tiêu dùng chủ yếu của con ngƣời. Nhƣng mọi sự việc đều có hai mặt, có mặt tốt nhƣng cũng đi kèm đó là những mặt xấu, có cơ hội nhƣng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể: Thứ nhất, làn sóng đầu tƣ của các đối thủ ngoại vào Việt Nam cho thấy, TMĐT trong tƣơng lai có thể chỉ là sân chơi của những tên tuổi lớn. Giới trẻ hiện vẫn ƣu tiên mua hàng qua các website TMĐT của nƣớc ngoài nhƣ Amazon, ebay,… do hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lƣợng phù hợp với nhu cầu ngƣời dùng và cũng đảm bảo về chi phí thanh toán cũng nhƣ vận chuyển. 1 xem: www.tapchitaichinh.vn; truy cập ngày 10/6/2018; 2 Thứ hai, môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt không dành cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính, công nghệ, quản trị… yếu kém. Thực tế, tiềm lực vốn là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp nội nếu muốn cạnh tranh với ngành TMĐT nƣớc ngoài. Ngoài ra, nếu không cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp các giải pháp TMĐT thì rất dễ bị tốn chi phí mà không thu lại đƣợc nguồn lợi gì. Thứ ba, cơ sở hạ tầng công nghệ chƣa tốt không chỉ khiến cho TMĐT của Việt Nam khó cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác có thể đối mặt với các sự cố không mong muốn hoặc thách thức về an ninh mạng. Đặc biệt, vấn đề đang đe dọa sự phát triển của TMĐT ở Việt Nam chính là việc bảo vệ quyền lợi NTD. Đây là vấn đề hiện nay đang rất nóng, đƣợc các chuyên gia bình luận cũng nhƣ các cơ quan, báo đài quan tâm và đƣa tin. TMĐT phát triển kéo theo nhiều mối nguy về an ninh mạng, về an toàn thông tin ngƣời khiến NTD chƣa thể an tâm để sử dụng. Điển hình hiện nay có nhiều vụ việc đƣợc NTD khiếu nại lên cơ quan chức năng về vấn đề các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng phƣơng thức TMĐT cố tình vi phạm quyền lợi của NTD nhƣ không đảm bảo về chất lƣợng hàng hóa, để lộ thông tin cá nhân của NTD, lợi dụng thông tin của NTD để trục lợi,… Mặc dù pháp luật đã xây dựng cơ chế điều chỉnh nhƣng vẫn chƣa khả quan và đem lại hiệu quả nhƣ mong đợi. Vì vậy, với việc lựa chọn đề tài: “Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam”, tác giả muốn tập trung nghiên cứu tại sao pháp luật bảo vệ NTD trong TMĐT đã có nhƣng vẫn còn rất nhiều vụ việc vi phạm diễn ra. Qua đó, mong muốn tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, của các chủ thể có liên quan trong hoạt động TMĐT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NTD. 2. Tình hình nghiên cứu Dƣới góc độ luật học, hầu hết các công trình nghiên cứu trƣớc đây 3 thƣờng tách riêng vấn đề TMĐT và bảo vệ quyền lợi NTD để nghiên cứu độc lập. Trong đó, công trình hoàn thiện hơn cả phải kể đến là Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thƣ: “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay” (năm 2013). Cho đến nay, đây là công trình nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ nhất về cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề về bảo vệ NTD gắn với hoạt động TMĐT lại chƣa đƣợc nghiên cứu sâu. Bên cạnh đó, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khác nhƣ:  TS. Nguyễn Thị Vân Anh (2010), “Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi NTD”, Tạp chí Luật học, số 11/2010;  Nguyễn Thị Hà (2012), “Chế tài pháp lý đối với hành vi vi phạm quyền lợi NTD trong TMĐT”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2012;  Nguyễn Hoàng Mỹ Linh (2012), “Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của hệ thống các cơ quan nhà nước tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;  Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), “Trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trƣờng đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;  Hà Vy (2015), “Pháp luật về hợp đồng TMĐT ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;  Nguyễn Thị Ngọc Anh (2016), “Pháp luật về TMĐT ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;  Trần Bảo Ngọc (2017), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD và thực tiễn thi hành tại tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Có thể nhận định rằng, các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ nêu ra vấn đề pháp luật về TMĐT nói chung hoặc pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD nói chung mà chƣa đi sâu phân tích và nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi 4 NTD trong hoạt động TMĐT. Trên thực tế, TMĐT pháp triển từng ngày nên những nghiên cứu của các tác giả cũng sẽ có những phần chƣa cập nhật so với hiện tại do thời điểm nghiên cứu cũng đã khá lâu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đặt ra mục đích nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT. Từ đó, đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm bảo vệ hiệu quả quyền lợi của NTD trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam. Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, Luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, về hoạt động TMĐT; yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT, đồng thời luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm của pháp luật một số quốc gia về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật, việc thực thi pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu TMĐT là cầu nối giữa nhà kinh doanh và NTD, là một phƣơng thức kinh doanh của các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận. Điều này rất có thể sẽ xâm hại đến quyền lợi của NTD nếu không đƣợc sự điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hệ thống quy định pháp luật cũng nhƣ quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD 5 đặt trong mối tƣơng quan với pháp luật điều chỉnh hoạt động TMĐT do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tiến hành trong thời gian từ năm 2012 (Luật bảo vệ quyền lợi NTD có hiệu lực) đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu các vấn đề thuộc đề tài này, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lenin, những quan điểm. đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Phƣơng pháp phân tích, bình luận, diễn giải, so sánh và phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng chủ yếu ở Chƣơng 1 khi nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT. Phƣơng pháp so sánh luật học, phân tích, tổng hợp, thống kê, đƣợc sử dụng chủ yếu ở Chƣơng 2 khi khái quát, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT nhằm chỉ ra ƣu điểm và hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng ở Chƣơng 3 khi xem xét, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận, luận văn là công trình chuyên khảo góp phần xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật, nhằm nâng cao tính minh bạch, khả thi của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT, tạo hành lang pháp lý vững chắc góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NTD, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi NTD và hoàn thiện cơ chế, thiết chế về bảo vệ NTD trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam hiện nay. Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho công 6 tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về vấn đề pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lí luận pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT Chƣơng 2: Quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT và thực tiễn thi hành ở Việt Nam Chƣơng 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. Khái quát về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử 1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng Hiện nay, trên thế giới, pháp luật mỗi quốc gia lại có những cách thức khác nhau để quy định về NTD, nhƣng chủ yếu vẫn dựa vào hai yếu tố là tƣ cách chủ thể và mục đích sử dụng. Theo đó, hiện có hai quan điểm để quy định về khái niệm NTD: (i) theo nghĩa hẹp chỉ NTD là cá nhân tiêu dùng; (ii) theo nghĩa rộng thì NTD bao gồm cả cá nhân và tổ chức tiêu dùng. Quan điểm thứ nhất (nghĩa hẹp) đƣợc thể hiện nhƣ sau: Trong bản Hƣớng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ NTD ban hành từ năm 1985 và đã đƣợc hiệu chỉnh vào năm 1999, khái niệm NTD không đƣợc giải thích một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo bản hƣớng dẫn này NTD đƣợc hƣởng 8 quyền sau đây: (i) quyền đƣợc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, (ii) quyền đƣợc an toàn, (iii) quyền đƣợc thông tin, (iv) quyền đƣợc lựa chọn, (v) quyền đƣợc lắng nghe, (vi) quyền đƣợc khiếu nại và bồi thƣờng, (vii) quyền đƣợc giáo dục, đào tạo về tiêu dùng, (viii) quyền đƣợc có môi trƣờng sống lành mạnh và bền vững.2 Xem xét tổng thể nội dung của 8 quyền, có thể thấy rằng, đây chỉ có thể là các quyền của cá nhân mỗi con ngƣời mới đầy đủ tƣ cách để thụ hƣởng. Nói cách khác, 8 quyền năng này không thể trao trọn vẹn cho chủ thể là tổ chức. Điều này cũng có nghĩa rằng, trong quan niệm của Bản hƣớng dẫn vừa nêu, NTD chỉ đƣợc hiểu là cá nhân tiêu dùng. Cũng theo cách hiểu này, pháp luật về bảo vệ NTD của Hoa Kỳ cũng không giải thích rõ khái niệm về NTD, nhƣng theo ghi nhận của các chuyên 2 Cục quản lý cạnh tranh, Sổ tay công tác bảo vệ NTD (Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 2006) tr. 33. 8 gia pháp luật tại đây thì:“NTD là cá nhân tham gia giao dịch với mục đích chủ yếu vì nhu cầu cá nhân hoặc sinh hoạt hộ gia đình.”3 Nhƣ vậy, xu hƣớng chung mang tính thông lệ trong pháp luật bảo vệ NTD ở các quốc gia trên thế giới là NTD chỉ là cá nhân mua sắm hàng hóa, dịch vụ vì mục đích không nhằm mục đích hoạt động kinh doanh, thƣơng mại hoặc hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp. Quan điểm thứ hai (nghĩa rộng) về NTD đƣợc hiểu nhƣ sau: NTD bao gồm cả cá nhân và tổ chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ vì mục đích tiêu dùng hoặc mục đích thƣơng mại. NTD ngoài mục đích mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thì còn có thể phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh. Theo đó, quan điểm này cho phép mở rộng đối tƣợng đƣợc bảo vệ theo luật bảo vệ NTD. Hiện nay các quốc gia theo quan điểm này không nhiều và Việt Nam là một trong số đó. Ở Việt Nam, theo quy định tại Khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 quy định: “NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Nhƣ vậy, khái niệm NTD theo pháp luật Việt Nam bao gồm các đối tƣợng không chỉ là các cá nhân tiêu dùng riêng lẻ mà còn là các tổ chức, pháp nhân (nhƣ doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nƣớc, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, đoàn thể,…) tiến hành mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức đó. Nói cách khác, các đối tƣợng đƣợc coi là NTD theo Luật bảo vệ quyền lợi NTD của Việt Nam khi thực hiện việc mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích để bán lại, tái sản xuất, kinh doanh hoặc nhằm mục đích sinh lời. Những đối tƣợng mua hàng hóa, dịch vụ để bán lại hoặc sử dụng làm nguyên liệu phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh đƣợc bảo vệ bởi các văn bản quy phạm pháp luật khác nhƣ Bộ luật dân sự, Luật thƣơng mại, Luật cạnh tranh, Bộ luật Hình sự, … 3 Michael L. Rustad, Everyday Law for Consumers (Paradigm Publishers, 2007) at 2. 9 1.1.2. Khái quát về thương mại điện tử 1.1.2.1. Sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử TMĐT đƣợc biết đến từ lâu trên thế giới và đặc biệt phát triển mạnh ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến sự ra đời và quá trình phát triển cũng nhƣ lợi ích của nó đã đem lại cho nhân loại. Trong nửa đầu thế kỷ 20, kỹ thuật số bắt đầu phát triển và từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Hình ảnh và âm thanh đều đƣợc số hóa thành nhóm bit (byte) điện tử, đƣợc truyền tải với tốc độ ánh sáng. Nó còn có thể đƣợc các bên sử dụng làm ký hiệu riêng khi giao kết hợp đồng với nhau. Việc áp dụng kỹ thuật số đƣợc coi là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại, cuộc cách mạng số hóa thúc đẩy sự ra đời của nền kinh tế số hóa và của xã hội thông tin mà TMĐT là một bộ phận hợp thành. TMĐT (tên tiếng anh là e-commerce) còn đƣợc biết đến với tên gọi là nền kinh tế ảo, nền kinh tế „.com”, thƣơng mại trực tuyến “online trade”, thƣơng mại điều khiển học “cybertrade”, thƣơng mại phi giấy tờ “paperless commerce”, kinh doanh điện tử “electronic business”,… Nhìn chung trên thế giới có rất nhiều tên gọi khác nhau về TMĐT. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận rằng TMĐT ra đời đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống hiện đại. 1.1.2.2. Khái niệm thương mại điện tử Không chỉ tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau mà bản thân khái niện TMĐT cũng đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhiều tổ chức quốc tế đã đƣa ra khái niệm về TMĐT theo cách riêng của họ, song tựu chung lại có hai cách tiếp cận cơ bản về TMĐT là TMĐT theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, hiện có hai đại diện tiêu biểu là Ủy ban liên hợp quốc về Luật thƣơng mại quốc tế (UNCITRAL) và Ủy ban Châu Âu. Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban liên hợp quốc về Luật thƣơng mại quốc tế quy định phạm vi điều chỉnh của luật này là mọi hoạt động thông tin dƣới dạng một thông điệp dữ liệu và trong khuôn khổ các hoạt động thƣơng mại. 10 Thông điệp dữ liệu đƣợc hiểu là “thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang điện hoặc các phương tiện tương tự và bao gồm, nhưng phải chỉ bao gồm trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Exchange des Donnees inomatisees), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc FAX”4 Ủy ban Châu Âu lại đƣa ra định nghĩa về TMĐT nhƣ sau: TMĐT đƣợc hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phƣơng tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền điện tử dƣới dạng text, âm thanh và hình ảnh. TMĐT gồm nhiều hành vi, trong đó có mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phƣơng thức điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thƣơng mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến với NTD và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT đƣợc thực hiện với cả thƣơng mại hàng hóa (ví dụ: hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thƣơng mại dịch vụ (ví dụ: cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý tài chính), các hoạt động truyền thống (ví dụ: chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ: siêu thị ảo). Nhƣ vậy, tuy mỗi tổ chức trên đƣa ra định nghĩa TMĐT theo những cách khác nhau nhƣng điểm chung giữa hai định nghĩa này là TMĐT đƣợc hiểu theo nghĩa rộng. Nó đƣợc hiểu là các giao dịch tài chính và thƣơng mại bằng phƣơng tiện điện tử nhƣ: Trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng. Theo nghĩa hẹp, TMĐT đƣợc hiểu là hoạt động thƣơng mại đƣợc thực hiện qua mạng internet. Theo tổ chức thƣơng mại thế giới WTO: TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm đƣợc mua bán và thanh toán trên mạng internet, nhƣng đƣợc giao nhận một các hữu hình, cả các sản phẩm đƣợc giao nhận cũng nhƣ những thông tin số hóa qua mạng internet.5 Còn tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc đƣa ra 4 Điều 1,2 Luật mẫu của UNCITRAL về TMĐT; Marc bacchetta, patrick low, aa ditya Mattoo, Ludger Schuknecht, Hannu Wager và Madelon Wehrens, Electronic commerce anh the role of Wto, university Cambrigde Publishing 5 11 khái niệm TMĐT nhƣ sau: TMĐT đƣợc định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thƣơng mại dựa trên việc truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông nhƣ internet6. Nhƣ vậy, ở nghĩa hẹp TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thƣơng mại mà chủ yếu là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ đƣợc thực hiện thông qua qua mạng internet mà không bao gồm các phƣơng tiện điện tử khác nhƣ điện thoại, fax, telex. Tại Việt Nam, Luật Giao dịch điện tử ra đời năm 2005 đã đánh dấu bƣớc đầu tiên định hình khung pháp lý điều chỉnh trực tiếp đối với các giao dịch thƣơng mại thông qua phƣơng tiện điện tử. Sau đó, các văn bản dƣới luật đƣợc ban hành nhƣ: Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 09/06/2006 về TMĐT; Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực; Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/05/2013 về TMĐT; Thông tƣ số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của BCT quy định về quản lý website TMĐT,… đều không đƣa ra định nghĩa về TMĐT, nhƣng có đƣa ra khái niệm về hoạt động TMĐT. Theo đó, hoạt động TMĐT đƣợc hiểu là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thƣơng mại bằng phƣơng tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.7 Nhƣ vậy, TMĐT là một khái niệm phức tạp mà mỗi tổ chức, cá nhân có cách hiểu và định nghĩa khác nhau. Trên thế giới hiện nay cũng chƣa có một cách hiểu nhất quán về thuật ngữ này. Từ những phân tích trên,tôi xin đƣa ra khái niệm về TMĐT trong nghiên cứu của mình nhƣ sau: TMĐT là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thƣơng mại bằng phƣơng tiện thông tin dƣới dạng thông điệp dữ liệu điện tử, qua các phƣơng tiện điện tử và thông điệp dữ liệu này đƣợc truyền đi bằng mạng internet, mạng viễn 6 TS. Mai Hồng Quỳ (2000), Một số vấn đề pháp lý của TMĐT và việc áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí nhà nƣớc và pháp luật, số 2 năm 2000, trang 25; 7 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT; 12 thông di động (nhƣ 3G, 4G của các nhà mạng nhƣ VinaPhone, MobiPhone, Viettel,…) và các mạng mở khác. 1.1.2.3. Các biểu hiện của hoạt động thương mại điện tử Các hình thức tổ chức hoạt động TMĐT có thể đƣợc chia theo Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thành hai loại bao gồm: (i) Các hình thức hoạt động TMĐT thông qua việc thiết lập các website TMĐT hoặc ứng dụng trên thiết bị di động phải đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; (ii) Các hình thức hoạt động TMĐT không phải đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhƣ: bán hàng online qua mạng xã hội facebook, instagram, zalo, viber,… Theo đó, các hoạt động TMĐT đƣợc thực hiện trên website TMĐT bao gồm: + Website TMĐT bán hàng là website TMĐT do các thƣơng nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thƣơng mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Trong đó tiến hành các hành vi nhƣ giao kết hợp đồng TMĐT; giao kết hợp đồng sử dụng chứng năng đặt hàng trực tuyến; thanh toán điện tử;… + Website cung cấp dịch vụ TMĐT là website TMĐT do các thƣơng nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trƣờng cho các thƣơng nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thƣơng mại. Trong đó bao gồm các loại nhƣ: Sàn giao dịch TMĐT; Website đấu giá trực tuyến; Website khuyến mại trực tuyến; Các loại website khác do BCT quy định. Ngoài ra, các ứng dụng đƣợc tạo lập trên các thiết bị di động có cả chức năng bán hàng và chức năng cung cấp dịch vụ TMĐT cũng là một hình thức của hoạt động TMĐT phải thông báo hoặc đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng có chức năng nhƣ các website TMĐT bán hàng và sàn giao dịch TMĐT theo quy định tại Thông tƣ 59/2015/TT-BCT của BCT quy định quản lý hoat động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động. Về bản chất, các hoạt động TMĐT đƣợc tiến hành trên các website trực tuyến là sự điện tử hóa những hành vi đƣợc thực hiện trên thực tế của giao
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất