Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng giải pháp cho vay ngân hàng agribank (1)...

Tài liệu Thực trạng giải pháp cho vay ngân hàng agribank (1)

.PDF
53
306
144

Mô tả:

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG. 1.1. Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Tuyên Quang: 1.1.1. Tên ngân hàng: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Tuyên Quang. 1.1.2. Giám đốc hiện tại của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Tuyên Quang: Quyền giám đốc. Nguyễn Tuấn Anh 1.1.3. Địa chỉ: Số 64 đường chiến thắng sông Lô, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. 1.1.4. Cơ sở pháp lý của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Tuyên Quang: Ngày 22/12/1992, thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Tuyên Quang 1.1.5. Loại hình ngân hàng: Về hình thức ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là 1 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn. Trang 1 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- 1.1.6. Chức năng và nhiệm vụ NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang: a, Chức năng trung gian tín dụng : Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. b, Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. c, Chức năng tạo ra tiền bút tệ theo cấp số nhân: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. d, Ngoài các chức năng nhiệm vụ trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NHNo&PTNTchi nhánh thành phố Tuyên Quang: 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NHNo&PTNTchi nhánh thành phố Tuyên Quang: Trang 2 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- Biểu đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NHNo&PTNT: Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc chi nhánh Phó giám đốc chi nhánh Phòng hành chính Phòng kế hoạchvà kinh doanh( phòng tín dụng) Phòng kế toán 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: a. Chức năng , nhiệm vụ của phòng tín dụng : - Thiết lập, mở rộng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các phòng liên quan để thực hiện chức năng có liên quan. - Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ: đánh giá tài sản đảm bảo vay nợ, tổng hợp các ý kiến tham gia cuả các đơn vị chức năng có liên quan. - Quyết định trong hạn mức được giao hoặc trinh duyệt khoản vay, bảo lãnh tài trợ thương mại. - Quản lý hậu giải ngân ( kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện cho vay vốn của khách hàng, giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình hình của khách hàng). Thực hiện cho vay nợ theo quy định. Trang 3 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- - Đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng. - Chăm sóc toàn diện với khách hàng, tiếp nhận tất cả các yêu cầu về dịch vụ ngân hàng của khách hàng, chuyển đến các phòng liên quan nhằm mục đích thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng. - Cung cấp các thông tin liên quan cho phòng thẩm định và quản lý tín dụng, tham gia xây dựng chính sách tín dụng. - Lập báo cáo về tín dụng theo quy định. - Thực hiên các nhiệm vụ khác được giám đốc phân công. b. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác kiểm toán nội bộ; - Công tác thanh quyết toán hợp đồng ; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao - Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện. - Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ. - Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của ngân hàng tỉnh giao cho ngân hàng chi nhánh, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn ngân hàng Trang 4 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- - Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc; - Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn ngân hàng; - Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của ngân hàng; - Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình lãnh đạo. - Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành. - Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh quyết toán đối với các hợp đồng trong ngân hàng cũng như nguồn vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do ngân hàng làm chủ đầu tư và thực hiện. - Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng quy định. - Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán.. tài sản của ngân hàng. c. Chức năng, nhiệm vụ của phòng hành chính: - Tham mưu, giúp việc cho giám đốc ngân hàng và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách. - Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế ngân hàng Trang 5 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- - Đối nội: công tác nội vụ của cơ quan, tiếp nhận, tổng hợp thông tin. Xử lý các thông tin theo chức năng, quyền hạn của phòng. - Đối ngoại: tiếp khách, tiếp nhận tổng hợp các thông tin từ bên ngoài đến ngân hàng. Xử lý các thông tin đó theo chức năng, quyền hạn của mình - Tổ chức hội nghị và các buổi tiếp khách của ngân hàng. - Phát hành, lưu trữ, bảo mật con dấu cũng như các tài liệu đảm bảo chính xác, kịp thời, an toàn. - Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật định và quy chế ngân hàng - Lưu giữ và bổ sung hồ sơ CBCNV kịp thời, chính xác - Lập kế hoạch, kiểm tra, theo dõi, duy trì việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong toàn công ty theo quy chế - Bảo vệ tài sản ngân hàng và tài sản cán bộ trong địa phận ngân hàng. - Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự trị an trong toàn ngân hàng. - Lực lượng chính trong lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, hỏa hoạn. - Quản lý nhân lực thực hiện theo luật nghĩa vụ quân sự. - Đảm nhận việc cung cấp các nhu cầu phục vụ công tác văn phòng - Thực hiên các nhiệm vụ khác có tính đột xuất theo lệnh của giám đốc 1.2.3. Mối quan hệ của các phòng ban trong NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang: - Mặc dù nghiệp vụ cụ thể và chức năng của các phòng ban trong ngân hàng là khác nhau, nhưng trong tổng thể bộ máy ngân hàng, các phòng ban có mối Trang 6 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lần nhau tạo thành những mắt xích quan trọng vận hành bộ máy ngân hàng hoạt động trôi chảy. - Xét về mặt tổng quan, các bộ phận trong ngân hàng hoạt động cùng chung một mục đích là kiếm lợi nhuận từ tiền vốn huy động được. Phòng kế hoạch kinh doanh tìm nguồn vốn và cho vay, phòng kế toán hạch toán và giải ngân nguồn vốn. - Về mặt nghiệp vụ cụ thể, Phòng tín dụng quản lý tất cả các khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng nông nghiệp và phất triển nông thôn chi nhánh thành phố Tuyên Quang , bao gồm các phòng giao dịch có tài khoản của khách hàng bên phòng kế toán. Đối với các khách hàng đang có dư nợ tín dụng tại ngân hàng thì kế toán thực hiện lệnh chuyển tiền và rút tiền từ tài khoản hoặc giao dịch liên quan khác cho khách hàng phải có chứ kí của cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng đó trên chứng từ. - Do vậy, giữa phòng kế toán và phòng tín dụng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, cùng quản lý khách hàng để đảm bảo thu lãi và thu nợ đúng hạn, tránh trường hợp khách hàng có tiền trong tài khoản rút ra tiêu việc khác mà không trả nợ ngân hàng. - Ngoài ra, các phó giám đốc và giám đốc kiểm tra đôn đốc các phòng ban thực hiện đúng trách nhiệm, kiểm tra các chứng từ để điểu chỉnh mọi sai sót đúng lúc và kịp thời. 1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Tuyên Quang: 1.3.1. Các dịch vụ của ngân hàng: 1.3.1.1. Tên các dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng: a. Khách hàng cá nhân; - Tiết kiệm Trang 7 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- - Dịch vụ kiều hối - Dịch vụ thẻ - Dịch vụ mua bán ngoại tệ - Tài khoản tiền gửi - SMS banking - Giấy tờ có giá - Triết khấu, tái triết khấu - Thanh toán trong nước, chuyển tiền - Dịch vụ séc b. Khách hàng doanh nghiệp: - Bảo lãnh - Tín dụng doanh nghiệp - Tài khoản và tiền gửi - Bao thanh toán - Triết khấu, tái triết khấu - Thanh toán trong nước - Thanh toán nước ngoài - Dịch vụ séc - Giấy tờ có giá - Kinh doanh ngoại tệ - Thanh toán biên mậu Trang 8 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- - Dịch vụ thẻ - SMS banking 1.3.1.2. Quy trình cung cấp dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Tuyên Quang: * Quy trình gửi tiền tiết kiệm: Biểu đồ 1.2: Quy trình gửi tiền tiết kiệm: Yêu cầu gửi tiền tiết kiệm Nhận chứng từ và kiểm tra yêu cầu Nhận tiền, kiểm tiền Cập nhật thông tin, in sổ và thẻ lưu Kiểm soát và phê duyệt thông tin Ký tên, đóng dấu Trả sổ tiết kiệm cho khách hàng Cất tiền, lưu sổ quỹ Bước1: Nhận yêu cầu của khách hàng: - Khách hàng tới quầy giao dịch viết giấy yêu cầu gửi tiền tiết kiệm gồm 2 liên, 1 liên hạch toán tại ngân và 1 liên khách hàng giữ. Trang 9 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- - Trên giấy yêu cầu khách hàng ghi rõ yêu cầu về thông tin tiền gửi như số tiền, loại tiền, nguồn tiền gửi, hình thức gửi. Nếu gửi tiết kiệm bằng tiền mặt thì kê rõ loại tiền, số tiền. Nếu khách hàng chuyển khoản thì khách hàng phải có tài khoản tại NHNo & PTNT. Bước 2: Kiểm tra tiền gửi và hướng dẫn khách hàng làm những thủ tục cần thiết: - Yêu cầu khách hàng xuất trình những chứng từ cần thiết như chứng minh nhân dân, hộ chiếu... - Kiểm tra các yếu tố trên giấy yêu cầu gửi tiền của khách hàng như số tiền, ngày tháng, số tài khoản, kê khai tiền gửi, giấy tờ tùy thân, chữ ký,.. - Yêu cầu khách hàng chỉnh sửa chính xác thông tin nếu có sai sót và thu tiền. Bước 3: Nhận tiền, kiểm đếm: - Áp dụng đối với khách hàng gửi tiền mặt. - Thực hiện đúng quy trình thu tiên mặt, chú ý thu đúng sô tiền kê khai của khách hàng - Đóng dấu đã thu tiền trên bảng kê nộp tiền của khách hàng. Bước 4: Hạch toán, in sổ và thẻ lưu cho khách hàng: - Kiểm tra dựa trên giấy tờ tùy thân của khách hàng. Nếu khách hàng chưa mở tài khoản tại NHNo & PTNT thì mở cho khách hàng 1 tài khoản mới. - Căn cứ vào thồn tin khách hàng để khai và yêu cầu gửi tiền để khai báo thông tin gửi tiết kiệm. - In sổ tiết kiệm và thẻ lưu. Lựa chọn đúng sổ tiết kiệm và tự kiểm tra thông tin trước khi in sổ. Nếu khách hàng chuyển khoản cần có dấu chuyển khoản trên sổ tiết kiệm. Bước 5: Kiểm soát và phê duyệt: Trang 10 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- - Kiểm tra các thông tin trên yêu cầu gửi tiền của khách hàng, thông tin cá nhân của khách hàng để cập nhật thông tin và hệ thống của ngân hàng. - Phê duyệt trên hệ thống nội bộ của ngân hàng. Bước 6: Ký tên, đóng dâu và trả lại cho giao dịch viên: - Ký kiểm soát sổ tiết kiệm và các chứng từ kèm theo. - Trả lại sổ tiết kiệm và các giấy tờ cho giao dịch viên. Bước 7: Trả lại sổ tiết kiệm và giấy tờ cho khách hàng: - Các giao dịch viên kiểm tra lại các yếu tố đã in trên sổ tiết kiệm. - Chuyển cho khách hàng kiểm tra lại thông tin trước khi rời quầy. Sau đó chuyển trả cho khách hàng 1 liên giấy gửi tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm và giấy tờ tùy thân của khách hàng. Bước 8: Cất tiền và ghi sổ: - Lưu thẻ lưu vào sổ và sắp xếp theo thứ tự. * Quy trình cho vay tín chấp: Biểu đồ 1.3: Quy trình cho vay tín chấp: Nhận hồ sơ Kiểm tra thông tin Phân tích tin dụng Xét duyệt cho vay Ký hợp đồng cho vay Thu hồi nợ Trang 11 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tín chấp và vay tiêu dùng - Sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của bạn nhân viên tín dụng sẽ giúp hướng dẫn cách làm hồ sơ sao cho phù hợp. Vì mỗi ngân hàng có một yêu câu riêng cũng như các yêu cầu về giầy tờ cần thiết của mỗi sản phẩm vay là khác nhau. Bước 2: Thẩm định hồ sơ đơn xin vay vốn: - Khả năng tài chính: Đây là tiêu chí hàng đầu được các ngân hàng quan tâm khi cho vay tín chấp vì ngân hàng muốn biết bạn có đủ khả năng chi trả khoản vay hàng tháng hay không. Những người có mức lương cơ bản và sau thuế cao thường được ưu tiên hơn. Thường thì bạn sẽ phải nộp bảng lương và xác nhận công tác sau đó nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác minh thông qua công ty bạn đang công tác. - Nơi cư trú: Đây là cơ sở để ngân hàng xác minh cụ thể hơn và đảm bảo hơn cho mức độ uy tín của bạn. Thông thường những người ở tại nhà cùng bố mẹ hoặc thường trú sẽ được ưu tiên hơn. Những khách hàng tạm trú cần có xác nhận hoặc kt3 trên 6 tháng. Việc thường xuyên di chuyển địa điểm cư trú sẽ là một bất lợi lớn nếu bạn muốn vay tín chấp. Bước 3: Phân tích tín dụng: - Mục tiêu của phân tích tín dụng là xác định rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro - Nội dung phân tích bao gồm:  Đánh giá tài sản của khách hàng  Đánh giá các khoản nợ  Đánh giá phương án vay vốn của khách hàng Bước 4: Xét duyệt cho vay: Trang 12 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- - Nhân viên tư vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để kiểm tra, xem xét và tái thẩm định (nếu cần thiết) và trình lên giám đốc duyệt. Khi đó giám độc sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định của các cẩm để xem xét việc cho vay hay không. Nếu được duyệt thì nhân viên tín dụng sẽ thông báo và tiến hành gặp khách hàng để ký kết hợp đồng vay tín chấp. Bước 5: Ký hợp đồng và giải ngân: - Hợp đồng tín dụng chính là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng. Hai bên có trách nhiệm tuân thủ đúng các yêu cầu của nhau. Nội dung chính của hợp đồng tín dụng thường bao gồm:  Khách hàng: họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân  Mục đích sử dụng: phải ghi rõ vay để làm gì  Số lượng tín dụng  Lãi suất  Thời hạn tín dụng  Các loại đảm bảo  Điều kiện thanh toán - Sau khi được giám đốc phê duyệt thì phòng kế toán có trách nhiệm giải ngân khoản vay tiêu dùng tới khách hàng. Sau khi giải ngân xong thì nhân viên tín dụng vẫn sẽ kiểm soát bạn sử dụng khoản vay có đúng mục đích không. Nếu có dấu hiệu lừa đảo hay chiếm đoạt thì ngân hàng có quyền thu hồi khoản vay bất cứ lúc nào. Bước 6: Thu nợ và đưa ra phán quyết mới tín dụng mới: - Thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm 1 phần khoản vay gốc và số tiền lãi. Số tiền này đã được thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng đã ký trước đó. - Một số trường hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp. Trang 13 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- *Quy trình bảo lãnh dự thầu: Biều đồ 1.4: Quy trình bảo lãnh dự thầu Tiếp nhận hồ sơ khách hàng Thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của Khách hàng Thông báo chấp thuận hoặc từ chối bảo lãnh Tiến hành ký hợp đồng bảo lãnh trong phạm vi được uỷ quyền Phát hành thư cam kết bảo lãnh Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Khách hàng - Khách hàng liên hệ Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT để được hướng dẫn lập và nộp hồ sơ bảo lãnh. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh của Khách hàng, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, liệt kê những hồ sơ còn thiếu và chỉ yêu cầu Khách hàng bổ sung hồ sơ một lần. Bước 2: Thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng - Kiểm tra thông tin và tính đầy đủ của hồ sơ khách hàng bao gồm: + Hồ sơ pháp lý + Hồ sơ tài chính + Hồ sơ đề nghị bảo lãnh + Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Bước3: Thông báo chấp thuận hoặc từ chối bảo lãnh - Kiểm tra khách hàng cá điều kiện sau, nếu đầy đủ thì thông báo cho khách hàng chấp thuận bảo lãnh Trang 14 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- + Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật; + Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với NHNo&PTNT. + Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh theo quy định. + Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu, khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu. + Trong trường hợp vay vốn nước ngoài khách hàng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý và trả nợ nước ngoài. + Khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài được đầu tư, kinh doanh hoặc được tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Bước 4: Tiến hành ký hợp đồng bảo lãnh trong phạm vi ủy quyền: - Nếu đầy đủ chứng từ và phù hợp với các yêu cầu của ngân hàng thì 2 bên ký kết hợp đồng bảo lãnh dự thầu. Bước 5: Phát hành thư cam kết bảo lãnh: - Sau khi ký kết hợp đồng bảo lãnh, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng - Phối hợp giữa ngân hàng và khách hàng để thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm mỗi bên theo hợp đồng bảo lãnh đã ký kết cho đến khi kết thúc hợp đồng bảo lãnh. 1.3.2. Cơ cấu bộ phận kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Tuyên Quang: Trang 15 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- Biểu đồ 1.5: Cơ cấu bộ phận kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang: Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh Phó phòng phụ trách cho vay doanh nghiệp Cán bộ tín Cán bộ tín dụng ngân dụng ngân hàng phụ hàng phụ trách trách doanh doanh nghiệp nghiệp Phó phòng phụ trách cho vay cá nhân, hộ gia đình Cán bộ tín Cán bộ tín dụng ngân dụng ngân hàng phụ hàng phụ trách trách phường phường Hưng Nông Thành Tiến Cán bộ tín dụng ngân hàng phụ trách phường Phan Thiết Cán bộ tín dụng ngân hàng phụ trách phường Tân Quang 1.3.3. Các yếu tố đầu vào: 1.3.3.1. Công nghệ - Ngân hàng nông nghiệp và phat triển nông thôn đã và đang dùng công nghệ để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho ngân hàng. Chiến lược công nghệ của chúng tôi là một phần cốt lõi của chiến lược kinh doanh. Ngay từ năm 2001 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã là ngân hàng tiên phong triển khai hệ thống Ngân hàng hàng đầu thế giới Globus/T24, và từ năm 2003 ngân hàng cũng là một trong số các ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ Internet Banking. - Thứ nhất là đầu tư vào nền tảng và kiến trúc hệ thống công nghệ để đảm bảo một kiến trúc công nghệ tiên tiến nhất, có hiệu năng và độ mở rộng cao cũng Trang 16 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- như an toàn về bảo mật thông tin, đảm bảo có thể hỗ trợ mức độ tăng trưởng kinh doanh cao trong nhiều năm. - Thứ hai về mặt dịch vụ, chúng tôi đã triển khai hàng loạt các dự án tự động hóa các hoạt động kinh doanh cốt lõi như phê duyệt tín dụng, phát hành và thanh toán LC, chuyển tiền và kiều hôi… nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên và giảm thiểu rủi ro trong họat động. - Đặc biệt NHNo & PTNT đang triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tiên tiến nhất để giúp các nhân viên có thể chăm sóc khách hàng chu đáo và đồng nhất qua mọi kênh - NHNo & PTNT cũng liên tục đầu tư công nghệ vào cải tiến cũng như đưa ra các sản phẩm mới, từ các sản phẩm và tính năng trên các kênh điện tử như Ngân hàng điện tử, ATM, sản phẩm trên điện thoại di động đến các hệ thống cho phép định giá và xử lý các sản phẩm cấu trúc phức tạp liên quan đến thị trường tài chính và thị trường vốn - Đảm bảo an ninh thông tin là vấn đề chúng tôi luôn quan tâm hàng đầu. Ở mỗi một sản phẩm, mỗi ứng dụng, chúng tôi đều đầu tư vào các giải pháp an ninh thông tin hàng đầu thị trường cũng như tiến hành các qui trình đảm bảo và kiểm thử kỹ lưỡng về mặt an ninh thông tin. Ví dụ chúng tôi tuân thủ các tiêu chuẩn về an ninh thông tin quốc tế 1.3.3.2. Yếu tố lao động: a. Cơ cấu lao động trong ngân hàng những năm gần đây: Cơ cấu lao động của ngân hàng những năm gần đây phân theo phòng, ban, bộ phận, giới tính, trình độ Trang 17 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- Bảng 1.1: .Cơ cấu lao động trong ngân hàng những năm gần đây: Phòng tín dụng Phòng kế toán Phòng hành Giới tính Trình Giới tính Trình Giới tính Nam Nữ Năm 6 3 6 3 2014 9 1 Đại 6 3 Đại độ Đại Nam Nữ 2 1 học 9 1 học 2013 Năm Đại Nam Nữ học 2012 Năm độ Đại học 1 Đại Trình Giới tính Trình độ Nam Nữ độ Đại 2 1 học 2 1 học 9 Ban giám đốc chính Đại học 2 1 học 2 học 1 Đại Đại Đại học 1 1 học Đại học Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm NHNo & PTNH chi nhánh thành phố Tuyên Quang b. Nguồn lao động tuyển dụng: - Các ứng viên tuyên dụng phải tham gia thi tuyển tại trung tâm thi tuyên được ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định. Các ứng viên phải trải qua 3 vòng thi là thi về kiến thức chuyên ngành, thi tiếng anh và thi phóng vân trực tiếp. c. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực: Vớii những nhân viên chưa có kinh nghiệm trong công việc ngân hàng cử đi học tập các khóa đào tạo tại trung tâm đào tạo mà HĐTV chỉ định. d. Các chính sách hiện thời của NHNo & PTNT tạo động lực cho lao động: - Sắp xếp lao động đảm bảo việc làm: ban lãnh đạo đã sắp xếp 100% lao động có đầy đủ công ăn việc làm, không có trường hợp phải nghỉ việc do thiếu việc làm, bố trí đúng người đúng việc, theo đúng khả năng và của từng lao động. - Chế độ bảo hiểm xã hội: lao động làm việc tại chi nhánh đều được cơ quan đóng bảo hiểm xã hội, bào hiểm y tế đúng thời hạn và đúng theo quy định Trang 18 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- 1.3.3.3 Yếu tố vốn: Bảng 1.2: Vốn và cơ cấu vốn của ngân hàng năm 2012, 2013, 2014: Đơn vị: triệu VNĐ STT Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn 1 Nguồn vốn huy 31/12/2012 474.122 31/12/2013 548.980 31/12/2014 664.774 437.342 540.232 648.278 437.342 540.232 648.278 Nguồn vốn KKH 31.087 0 0 Nguồn vốn có KH 406.255 540.232 648.278 Ngắn hạn 354.431 335.019 402.023 Trung hạn 51.708 184.278 221.133 116 20.935 25.122 * Cơ cấu nguồn vốn theo Nội tệ 437.342 540.232 648.278 432.963 491.687 590.024 Ngoại tệ quy đổi 4.379 437.342 48.545 540.232 58.254 648.278 414.515 497.418 596.901 22.827 42.814 51.377 36.780 8.748 16.496 động tại địa phương * Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn Dài hạn * Phân loại vốn theo Tiền gửi dân cư 2 Tiền gửi của các TCXH Nguồn vốn UTĐT Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang 1.3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang: * Hoạt động huy động vốn: Trang 19 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------o0o-------------------- - Năm 2012: Nguồn vốn huy động tại địa phương: 437.342 triệu đồng, so với 31/12/2011 tăng 94.670 triệu đồng, tăng trưởng 27,6 % - Năm 2013: Nguồn vốn huy động tại địa phương: 548.980 triệu đồng, so với 31/12/2012 tăng 111.638 triệu đồng, tăng trưởng 25.5% - Năm 2014: Nguồn vốn huy động tại địa phương: 664.774 triệu đồng, so với 31/12/2013 tăng 115.794 triệu đồng, tăng trưởng 21.1% * Hoạt động tín dụng: Bảng 1.3: Biểu phân tích dư nợ 2012,2013,2014: Đơn vị: triệu VNĐ STT I Chỉ tiêu Tổng dư nợ 1 Dư nợ phân theo thời gian: 31/12/2012 461.920 31/12/ 2013 554.304 31/12/2014 665.165 Ngắn hạn 297.072 356.486 427.783 Trung hạn 143.399 172.079 206.495 21.449 25.739 30.887 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: Dư nợ doanh nghiệp 166.627 199.952 239.942 Dư nợ ngắn hạn 123.361 148.033 177.640 43.266 51.919 62.302 87 98 105 1.130 1.356 1.627 Dư nợ ngắn hạn 500 600 720 Dư nợ trung, dài hạn 630 756 905 3 2 2 Dư nợ cá thể, hộ gia đình 294.163 352.995 395.594 Dư nợ ngắn hạn 294.163 300.995 245.221 Dư nợ trung, dài hạn 170.293 204.351 146.173 Số khách hàng còn dư nợ 120.953 93.144 4200 Dài hạn 2 * Dư nợ trung, dài hạn Số doanh nghiệp còn dư nợ * Dư nợ HTX Số HTX còn dư nợ * Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất