Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thu hồi đất vì mục đích an ninh quốc phòng & phát triển kinh tế, xã hội vì lợi í...

Tài liệu Thu hồi đất vì mục đích an ninh quốc phòng & phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng theo quy định của luật đất đai năm 2013

.PDF
24
1
147

Mô tả:

lOMoARcPSD|15963670 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA/TRUNG TÂM: PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH TÊN ĐỀ TÀI: THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH AN NINH QUỐC PHÒNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA CÔNG CỘNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013. BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Luật Đất Đai Mã phách:……………… Hà Nội – 2022 lOMoARcPSD|15963670 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: - Ở Việt Nam ngày nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Nhà nước có nhiệm vụ quản lý thống nhất quá trình khai thác, sử dụng đất của người dân trong xã hội. Dựa trên quyền sử dụng đất được trao, người dân tiến hành khai thác và sử dụng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên đó. Đất đai có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên quản lý, sử dụng đất đai luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm. Trong đó việc xác định giá đất để bồi thường thiệt hại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất luôn là vấn đề bức thiết.Tuy nhiên trên thực tế, vì mục tiêu chung về sự phát triển của toàn xã hội ở tầm vĩ mô mà nhà nước có thể “thu hồi” quyền sử dụng đất đã trao cho người dân để thực hiện những chính sách vĩ mô. Đây là hoạt động có liên quan tới rất nhiều ban ngành nhằm bảo đảm công bằng cho từng cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức khi Nhà nước thu hồi đất đai phục vụ cho mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích công cộng. Để hiểu hơn về mục đích thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh quốc phòng hiện nay được quy định như thế nào, cũng chính là lý do tôi chọn chủ đề này. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: a. Mục đích: Làm rõ các quy định, mục tiêu và trình tự của pháp luật về việc nhà nước thu hồi đất và thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua các vụ việc, tình huống cụ thể tại Việt Nam. b. Nhiệm vụ: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thu hồi đất, các trường hợp, trình tự, thủ tục khi nhà nước thu hồi đất. Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về định giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Qua đó, chỉ ra các quy định phù hợp, chưa phù hợp của pháp luật về việc nhà nước thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, cũng như những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và nêu nguyên nhân của tình trạng này.Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về việc thu hồi đất của người dân. lOMoARcPSD|15963670 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng: Nội dung các quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước và các lý luận – thực tiễn về việc thu hồi đất vì mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích của quốc gia – công cộng từ khi Luật Đất Đai 2013 có hiệu lực đến nay. b. Phạm vi: Chỉ tập trung nghiên cứu các khái niệm , trình tự, thủ tục, quy định pháp luật về việc nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh & phát triển kinh tế - xã hội, chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất mà cụ thể là các quy định về bồi thường, thiệt hại về đất và tài sản của người sử dụng đất. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin ,phương pháp tổng hợp - phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp: diễn dịch, quy nạp, so sánh, logic... để nghiên cứu và làm sáng tỏ nội dung bài tập lớn. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: - Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh & phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là một trong những giải pháp lớn tạo động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội thông qua các dự án xây dựng khu quân sự, quân y, giáo dưỡng...vv khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp. Qua nghiên cứu bài tập lớn giúp ta hiểu thêm về mục đích nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Tiếp cận mảng pháp luật bồi thường, các trình tự thủ tục khi Nhà nước thu hồi đất cho mục đích phát triển quốc phòng an ninh nhìn từ góc độ thực tiễn , kèm theo những bất cập, khó khăn, các kiến nghị và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất. lOMoARcPSD|15963670 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG QUỐC PHÒNG AN NINH & PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Khái niệm thu hồi đất của nhà nước: - Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định về khái niệm thu - - - hồi đất về cơ bản đã hợp lý hơn so với Luật Đất đai năm 2003: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất đã giao cho các chủ thể sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. 1.1.1. Khái niệm thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh: Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh là đất chuyên dùng Nhà nước giao cho đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 89 Luật đất đai năm 2003. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh là một trong các trường hợp được thu hồi đất một cách hợp pháp, là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất vì mục đích quốc phòng an ninh và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm các loại đất sau: + Đất cho các đơn vị dóng quân + Đất làm quân sự, làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; + Đất làm ga, cảng quân sự + Đất làm công việc, khoa học và công nghệ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh + Đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân + Đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí lOMoARcPSD|15963670 + Đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang miễn phí + Đất làm nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân + Đất làm trại giam giữ , cơ sở giáo dục , trường giáo dưỡng do Bộ quốc phòng , Bộ công an quản lý + Đất xây dựng các công trình quốc phòng , an ninh khác do Chính phủ quy định . - Lưu ý : Theo Nghị định số 181 / 2004 / NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai năm 2003 , đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ quốc phòng , Bộ công an quản lý , bảo vệ và sử dụng cũng được xác định là đất sử dụng vào mục đích quốc phòng , an ninh . Đất do đơn vị vũ trang nhân dân quản lý , sử dụng nhưng không thuộc loại đất được quy định trên đây thì không phải đất sử dụng vào mục đích quốc phòng , an ninh . - Ví dụ : đất sử dụng làm nhà ở cho gia đình quân nhân , công nhân viên quốc phòng ... - - - - 1.1.2. Khái niệm thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội: Về khái niệm thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế, khoản 1 Điều 40 Luật Đất đai năm 2003 xác định: “Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chínhphủ”. Luật Đất đai năm 2013 không quy định thế nào là thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, mà chỉ quy định các trường hợp cụ thể mà Nhà nước tiến hành thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế là một trong các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, với mục đích là để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Từ những lý giải trên, có thể khái quát về thu hồi đất vì mục đích kinh tế như sau: Thu hồi đất vì mục đích kinh tế là việc Nhà nước ra quyết định hành chính thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất và quyền sử dụng đất đã giao cho chủ thể sử dụng đất nhằm mục đích thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội phải gắn với lợi ích của quốc gia , lợi ích công cộng. lOMoARcPSD|15963670 1.1.3. Mục đích của việc thu hồi đất : - Mục đích, động cơ của việc thu hồi đất là lợi nhuận kinh tế. Nhà nước - - - - là chủ thể đứng ra thu hồi đất để giao cho các chủ đầu tư dự án. Đất được thu hồi được sử dụng để thực hiện các dự án không phải phục vụ chung cho lợi ích của cả cộng đồng hay vì mục đích an ninh quốc phòng quốc gia, mà để thực hiện các dự án mang lại lợi ích kinh tế, nhằm phát sinh lợi nhuận như dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị,…. Chính chủ đầu tư là người đề xuất thu hồi đất của người sử dụng đất với mục đích, động cơ vì lợi nhuận kinh tế. Mặc dù quan hệ thu hồi đất vì mục đích kinh tế là quan hệ hành chính mệnh lệnh (Nhà nước ban hành quyết định hành chính để thu hồi đất của người sử dụng đất); tuy nhiên, đối với các dự án mà chủ đầu tư tự đứng ra thoả thuậnvới người dân thì quan hệ này đã chuyển sang quan hệ kinh tế - dân sự. 1.1.4. Sự cần thiết phải quy định về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh & phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng: Trên thực tế, việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội mang lại cho doanh nghiệp, nhà đầu tư cơ hội phát triển từ việc được giao đất thực hiện dự án, nhưng đồng thời làm mất đi tư liệu sản xuất của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, từ góc độ hiệu quả kinh tế, quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; đồng thời, để tạo động lực cơ sở vật chất cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc thu hồi đất nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết, xuất phát từ những lý do sau đây: Thứ nhất, ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu (Hiến pháp năm 2013). Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất, hoặc người được trao quyền sử dụng đất tạo ra. Như vậy, thu hồi đất là phạm trù không thể thiếu trong toàn bộ các quyền của chủ sở hữu đất đai do Nhà nước làm đại diện. Thực tế, để làm tăng giá trị cao nhất của đất, Nhà nước cần phải điều tiết việc quản lý, sử dụng đất thông qua nhiều hình thức, trong đó có thu hồi đất, đây là một trong những nội dung quan trọng của chức năng lOMoARcPSD|15963670 - - - - quản lý nhà nước về đất đai, nhưng phải bảo đảm lợi ích quốc gia và nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội. Xuất phát từ yêu cầu này, các vấn đề liên quan đến thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải được luật hóa nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất. Bởi vì, đây không chỉ là một phương thức thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của Nhà nước trong việc làm cho đất đai trở thành tư liệu sản xuất hiệu quả vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ hai, thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, dự án tái định cư… sẽ làm tăng thêm giá trị của đất, không chỉ những nơi có đất bị thu hồi, mà còn những khu vực “vệ tinh” của dự án. Đây là trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách quản lý đất đai, điều tiết giá trị tăng thêm từ đất thông qua việc dịch chuyển vị trí đất trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội, chuyển các loại đất khác thành đất thực hiện dự án. Ở góc nhìn này, việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội sẽ mang lại lợi ích cho Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi. Cụ thể: Đối với Nhà nước, chế định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội mang đến nhiều lợi ích cho công tác quản lý nhà nước như: Một là, giúp Nhà nước thực hiện quy hoạch sử dụng đất nhằm làm tăng tối đa hiểu quả sử dụng của từng loại đất; Hai là, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án có sử dụng đất, từ đó kích thích nền kinh tế phát triển; Ba là, Nhà nước không phải bỏ ra một khoản kinh phí rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế hoặc nhu cầu của xã hội, nhà đầu tư sẽ thay Nhà nước làm việc này, thậm chí việc này còn tạo ra nguồn thu cho Nhà nước từ tiền giao đất, cho thuê đất, thuế… Đối với nhà đầu tư, Nhà nước thu hồi đất để giao hoặc cho các tổ chức kinh tế thuê để thực hiện các dự án. Xét về mặt kinh tế, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt nên người nào nắm trong tay nhiều đất đai sẽ có nhiều lợi thế hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với người có đất bị thu hồi, trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tất yếu phải thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, bản thân việc này cũng tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất. Để bù đắp cho họ về những thiệt hại mà họ phải gánh chịu, trước khi ban hành Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước ta đã có những quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lOMoARcPSD|15963670 dành cho người bị thu hồi đất. Trên thực tế, những chính sách này ngày càng hoàn thiện và bảo đảm tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất, họ được bồi thường quyền sử dụng đất trên cơ sở có sự thỏa thuận theo khung giá quy định và thị trường. - Thứ ba, ngoài mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc thu hồi đất còn phải bảo đảm sự ổn định về chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Muốn vậy, Nhà nước cần phải điều tiết, giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất, đây là động lực của sự phát triển, nếu giải quyết tốt lợi ích kinh tế giữa ba chủ thể này thì sẽ tạo động lực cho sự phát triển của xã hội; ngược lại, chế định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội sẽ là nguyên nhân của những đối kháng và mâu thuẫn xã hội. 1.2. Những trường hợp thu hồi đất 1.2.1. Trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh (Điều 61, Luật Đất Đai 2013 ) - Khi nào Nhà nước thu hồi đất? - Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: + Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng + Thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai + Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người + Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh - Dưới đây là những trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh theo Điều 61 Luật Đất đai năm 2013 1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; 2. Xây dựng căn cứ quân sự; 3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; 4. Xây dựng ga, cảng quân sự; 5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; 6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; 7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; 8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; 9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; lOMoARcPSD|15963670 10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý. 1.2.2. Trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62, Luật Đất Đai 2013) 1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; 2. Thực hiê ̣n các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia; c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải; 3. Thực hiê ̣n các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm: a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương; b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải; c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, lOMoARcPSD|15963670 chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI, LỢI ÍCH QUỐC GIA CÔNG CỘNG - - - - - 2.1. Thực trạng pháp luật về thu hồi đất: 2.1.1. Trình tự , thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, lợi ích công cộng a.Về thẩm quyền thu hồi đất: UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất đối trường hợp: Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất. (Theo Điều 66 Luật Đất đai năm 2013) b.Về trình tự thu hồi đất: Bước 1: Thông báo thu hồi đất Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân lOMoARcPSD|15963670 - - - - - - - - cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. (Theo Điều 67, Điều 69 Luật Đất đai năm 2013) Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. (Theo Điểm b, c, khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai năm 2013). Bước 3: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền; Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. (Theo khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai năm 2013) Bước 4: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết lOMoARcPSD|15963670 công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. - Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt. (Theo Khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai năm 2013) Bước 5: Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. - Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. - Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước. - Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước. (Theo Điều 93 Luật Đất đai năm 2013)  Như vậy, trình tự thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 được viện dẫn nêu trên. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì UBND cấp xã, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện. Trường hợp người lOMoARcPSD|15963670 - - - - - - đã được vận động, thuyết phục không chấp hành việc kiểm đếm bắt buộc hoặc không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc hoặc cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất bị thu hồi không đồng ý đối với việc kiểm đếm tài sản hoặc không ý bàn giao đất trong khu vực quy hoạch thì Cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành cưỡng chế theo quy định pháp luật. c.Cưỡng chế thu hồi đất: Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện theo quy định như sau: Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc: Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc: Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: + Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành; + Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được quy định như sau: + Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; lOMoARcPSD|15963670 - - - - - - + Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế. (Theo Điều 70 Luật Đất đai năm 2013) Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất: Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: + Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xãnơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; + Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; + Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất: + Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế; + Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế; + Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 - Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản. + Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất: + Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất; + Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mă ̣t bằng. - Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán; + Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất; + Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất; + Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu. (Theo Điều 71 Luật Đất đai năm 2013) - Trong trường hợp người sử dụng đất trong khu vực đất bị thu hồi nhận thấy các quyết định hành chính, các hành vi hành chính của các Cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thu hồi đất ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đến Cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết theo quy định pháp luật . (Theo Điều 204 Luật Đất đai năm 2013). - Đồng thời, theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 43/2014/NDCP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Người có đất Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 - - - - - thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành; hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có). Đối với trường hợp việc thu hồi đất có liên quan đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác trong việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật khác có liên quan thì Nhà nước tiến hành thu hồi đất, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định mà không phải chờ cho đến khi giải quyết xong quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất giữa người có đất thu hồi và tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật có liên quan”. 2.1.2. Quy định về thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng: Xuất phát từ lợi ích Nhà nước, mọi người sử dụng đất phải chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cơ chế thực hiện thủ tục hành chính trong các trường hợp này là: + Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất + Nhà nước thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch + Kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch +Kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Quy định trên được phân biệt với trường hợp đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư và như vậy,việc tổ chức thu hồi đất và giải phóng mặt bằng giao cho tổ chức phát triển đất. Cùng với cơ chế trên, trình tự thủ tục thu hồi đất phải đảm bảo từng bước như sau: + Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người thu hồi đất biết lý do thu hồi + Thông báo thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thề bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 - Với quy trình đ ã được xác định theo các bước đã nêu, người sử dụng đất có trách nhiệm chấp hành q uyết định đó vá bàn giao mặt bằng cho Nhà nước theo đúng tiến độ thực hiện. - Trong trường hợp người sử dụng đất không chấp hành quyết định thu hồi sẽ bị cơ quan ra quyết định thu hồi đất cưỡng chế, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại. 2.1.3. Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: a.Nguyên tắc bồi thường: - Theo Điều 74 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 luật này thì được bồi thường. - Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. - Đồng thời, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. b.Điều kiện được bồi thường: - Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định cụ thể tại Điều 75 Luật Đất Đai 2013 như sau: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 - - - - - - sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 - - - - có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp". Nếu đủ điều kiện theo quy định trên thì sẽ được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. c.Thời hạn bồi thường: Theo Điều 93 Luật Đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Nếu người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc Nhà nước. CHƯƠNG 3: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, LỢI ÍCH QUỐC GIA CÔNG CỘNG 3.1. Những hạn chế trong quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng,an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng. - Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính mà người dân khởi kiện yêu cầu huỷ các quyết định thu hồi đất cho thấy trình tự, thủ tục Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 thu hồi đất là một vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến tiến độ, sự thành công của công tác giải phóng mặt bằng. - Nguyên nhân dẫn đến việc người dân không thống nhất với quyết định của cơ quan nhà nước về thu hồi đất có nhiều bao gồm cả nguyên nhân từ việc áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước chưa đúng hoặc do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân nên đưa ra những yêu cầu không phù hợp tuy nhiên trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ muốn đưa ra những vấn đề bất cập của pháp luật trong quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất vì mục đích Quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. - Luật đất đai năm 2013 là văn bản Luật đầu tiên quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thu hồi đất cụ thể tại Điều 69 quy định các bước cơ bản sau: (i) Lập, phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; Thông báo thu hồi đất; Thực hiện quy trình kiểm đếm xác định thiệt hại. (ii) Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. (iii) Quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất. (iv) Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất. Đây là điểm tiến bộ của Luật đất đai 2013 tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cần phải được xem xét và hoàn chỉnh. - Một là, Trình tự, thủ tục thu hồi đất được quy định ở nhiều văn bản cả Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định của UBND cấp tỉnh. - Hai là, Văn bản quy phạm pháp luật chưa có sự thống nhất, khó thực hiện dễ gây tranh cãi. - Ba là, Quy định về Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa cụ thể, rõ ràng khó thực hiện. - Bốn là, Trình tự thủ tục thu hồi đất không quy phương pháp ghi nhận hiện trạng khu đất bị thu hồi tại thời điểm thông báo thu hồi đât. - Năm là, Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc chưa được quy định chặt chẽ thiếu cụ thể. - Sáu là, Quy định về lấy ý kiến trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa rõ ràng, khó thực hiện. - Tám là, bất cập trong quy định về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất. Downloaded by ng?c trâm ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan