Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Thiết kế bài dạy mỹ thuật phù hợp,tạo hứng thú học tập cho học sinh,phân luồng b...

Tài liệu Thiết kế bài dạy mỹ thuật phù hợp,tạo hứng thú học tập cho học sinh,phân luồng bồi dưỡng học sinh giỏi bậc thcs trường thcs&thpt bá thước

.PDF
20
7
142

Mô tả:

1. Mở đầu: 1.1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay ngành giáo dục vẫn đang tiếp tục tiến hành cải cách, đổi mới về căn bản, toàn diện các mặt giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Trong đó giáo dục ở nhà trường phổ thông theo hướng chuyển từ trọng tâm cung cấp kiến thức sang phát triển năng lực cho học sinh đã đuợc nêu rõ ở Nghị quyết Hội nghị TW5 khóa XI: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật nói chung, dạy học hiểu Thường thức mĩ thuật nói riêng theo hướng hình thành ở học sinh năng lực học hiểu, năng lực tích hợp, tổng hợp, năng lực thưởng thức và đánh giá nghệ thuật, là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ thực tế học sinh trong môi trường mình tác nghiệp tôi đã áp dụng: kết hợp nhiều biện pháp và tích hợp nhiều kiến thức bộ môn khoa học khác như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, các kiến thức xã hội … và khéo léo vận dụng linh hoạt bộ môn Mĩ thuật ở các khối vào dạy học ( lớp trước hỗ trợ lớp sau) để làm rõ ràng kiến thức cần truyền đạt; đồng thời linh hoạt đưa phương pháp trắc nghiệm và tổ chức trò chơi trong tiết học khiến các em bớt đi sự nhàm chán và có động cơ học tập cao hơn. Bên cạnh đó bản thân tôi và học sinh cùng tổ chức tiết học như một sân chơi nghệ thuật thu nhỏ, học trò là những diễn viên chính được giao nhiệm vụ hoạt động và chinh phục từng phần kiến thức của bài học. Cùng biến tiết học trở nên đơn giản, hiệu quả và phong phú cần vai trò dẫn dắt chuyên nghiệp của người thầy. Bởi vậy người thày như một MC, luôn làm mới mình, hoá thân trong mỗi bài giảng dẫn dắt học sinh khám phá bài học, mở ra những điều mới mẻ hữu ích trông thấy qua bài học, lôi cuốn HS. Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “Thiết kế bài dạy mĩ thuật phù hợp, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phân luồng bồi dưỡng học sinh giỏi trường THCS & THPT Bá Thước” được áp dụng trong 2 năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019 với hơn 170 học sinh và tôi đã thu được những kết quả khả quan. 1 1.2 Mục đích nghiên cứu: Thứ nhất, tôi đặt ra câu hỏi: “ Làm thế nào để truyền đạt hết mục tiêu, kiến thức cơ bản đến cho học trò?!”. Thứ hai: “Làm thế nào để có nhiều Học sinh giỏi hơn, không có học trò chưa đạt kỹ năng nhận biết, kỹ năng thể hiện, thực hành và các em háo hức khám phá, sáng tạo trong mỗi bài học ?!” là điều mà tôi luôn trăn trở mỗi lần soạn giáo án, mỗi tiết lên lớp giảng dạy. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: gồm 168 em học sinh của 4 khối lớp bậc THCS năm học 2017 – 2018 và 179 em HS năm học 2018 – 2019. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết . Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, nghiên cứu tâm lí, khả năng học hiểu và động cơ học tập của học sinh; mức độ xử lí tình huống học tập của Học sinh. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng mĩ thuật ngắn gọn, sâu sắc, trọng tâm. Đưa học sinh làm chủ quá trình học tập chiếm lĩnh tri thức. Cải cách, sáng tạo phương pháp dạy & học thúc đẩy sự chủ động, mạnh dạn học hiểu của học sinh. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận: Căn cứ vào các công văn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học, PPCT, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Học sinh cập nhật gần đây đối với môn dạy đặc thù như Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục. Căn cứ vào Sách giáo khoa, các tài liệu tập huấn chuyên môn, Bồi dưỡng thường xuyên của GV, chuẩn kiến thức kỹ năng học tập môn Mĩ thuật và tình hình học tập của học sinh tại địa bàn trường học. Mục tiêu của môn Mĩ thuật bậc THCS là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về, sơ lược về sự hình thành và phát triển của các nền Mĩ thuật qua các giai đoạn lịch sử trong nước và thế giới. Trang bị những kiến thức tạo hình cơ bản, làm nền tảng để các em sáng tạo nghệ thuật, ứng dụng vào thực tế cuộc sống ... Đồng thời hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em phát triển toàn diện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành con người mới của đất nước. Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ 2 ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ và tạo ra cái đẹp chân chính ngày càng quan trọng. Môn Mĩ thuật có chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo trình độ chuẩn. Tại trường học, kết quả học tập của học sinh được theo dõi, kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc. Việc dạy và học môn Mĩ thuật bậc THCS đảm bảo cho các em giải quyết được mục tiêu bài học, các kỹ năng thẩm mĩ cơ bản tạo nền tảng cơ bản ứng dụng trong cuộc sống. Là một mắt xích của hệ thống giáo dục các môn học bậc THCS giúp học sinh phát triển một cách toàn diện đồng đều Đức - Trí - Lao - Thể - Mĩ, 2.2. Thực trạng: 2.2.1. Thực trạng của vấn đề Trong năm học 2017 – 2018 trường THCS Lũng Niêm có 168 em học sinh, 99,8% là con em dân tộc Thái ( dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ) Ở lứa tuổi THCS cũng như bao lứa tuổi khác các em vẫn thích học vẽ và thường thì các em không có đủ điều kiện học như các bạn ở vùng kinh tế phát triển. Vì vậy các em thích học theo lối tự do hơn là khuôn mẫu và đối với các bài học Lịch sử mĩ thuật các em không dễ hứng thú. Có nhiều yếu tố dẫn đến điều này, trong đó phải kể đến sự trừu tượng của lịch sử văn hoá dân tộc và thế giới trong cái nhìn nhỏ bé của các em học sinh. Bên cạnh đó trực quan dạy học, phương pháp dạy học đóng vai trò không nhỏ trong truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, tạo hứng thú học tập, kích thích sự ham hiểu biết trong các em và thật sự khiến các em nhận thấy ” Bài học đó khá dễ dàng mà bổ ích”. Một bước ngoặt mới đối với nhà trường khi tháng 8 năm 2018, trường THCS Lũng Niêm và trường THPT Bá Thước 3 sáp nhập với tên gọi ” Trường THCS - THPT Bá Thước”, về ngôi trường mới ban đầu các em có nhiều bỡ ngỡ và khó khăn khi hòa nhập song được học ở môi trường rộng lớn khang trang và thân thiện khiến HS càng có thêm động lực học hỏi và thi đua rèn luyện. Một tiết học thường thức mĩ thuật thành công ngoài để HS yêu thích và chủ động khám phá có định hướng từ đường dẫn là mục tiêu bài học, cần phải đảm bảo các yếu tố khoa học về phân bổ thời gian, lượng kiến thức, mức độ bài học và đối tượng HS. Ngay cả đối với một số giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn cũng bày tỏ sự ái ngại khi dạy những bài thuộc phân môn Thường thức Mĩ thuật. Nhất là khi đi thi Giáo viên giỏi các cấp: sợ cháy giáo án khi muốn đi sâu kiến thức một chút, sợ Học sinh nhút nhát không chịu phát biểu mất thêm thời 3 gian hoặc phát biểu một cách thụ động máy móc không tạo nên không khí học tập tích cực chủ động.... Sinh thời Bác Hồ từng nói: ”Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Một con người sống thiếu am hiểu lịch sử, có cái nhìn phiến diện sẽ là con người sống thiếu khuyết văn hoá. Đối với Học sinh khi học Mĩ thuật cần nắm được cơ bản lịch sử văn hoá của dân tộc qua các giai đoạn để hiểu về tính chất văn hoá với bề dày lịch sử truyền thống. Đồng thời cần hiểu sơ lược lịch sử phát triển văn hoá thế giới tương ứng với mức độ bài học, giúp HS tư duy và lí giải vấn đề học tập một cách logic, khoa học, có cái nhìn tổng quan đến chi tiết. Tìm thấy bản chất vấn đề bài học, khơi sáng tư duy logic và cảm xúc, tiếp lửa hứng thú cho bài học và cả những tiết học tiếp theo. 2.2.2. Thực trạng chương trình - Sách giáo khoa: Khi nghiên cứu sách giáo khoa môn Mĩ Thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo tôi nhận thấy có những điểm hợp lí và chưa hợp lí. Nội dung chương trình Môn Mĩ Thuật gồm 35 tiết học trên lớp, gồm 4 phân môn: Vẽ tranh, Vẽ trang trí, Vẽ theo mẫu và Thường thức mĩ thuật. Trong đó các phân môn đều học qua lí thuyết khoảng ¼ thời gian rồi mới đến phần thực hành. Riêng phân môn Thường thức mĩ thuật học về sự phát triển của Mĩ thuật Việt Nam và thế giới từ thời kỳ cổ đại đến cận đại một cách sơ lược, cơ bản tức là học 100 % lí thuyết. Ngoài việc đã giảm tải và thay đổi vị trí các tiết học để có phần logic hơn thì vấn đề ở đây còn là sự thiếu hợp lí của tiến trình các bài học, tôi đơn cử phân môn Thường thức mĩ thuật, cụ thể như sau: Lớp 6 gồm những bài: Tiết 2: Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại. Tiết 9: Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010 – 1225). Tiết 10: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý. Tiết 19: Tranh dân gian Việt Nam. Tiết 20: Giới thiệu tranh dân gian Việt Nam. Tiết 30: Sơ lược về mĩ thuật thế giới thời kỳ cổ đại. Tiết 31: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật Ai Cập, Hy Lạp, LaMã thời kỳ cổ đại. Lớp 7 gồm những bài: Tiết 1: Sơ lược về mĩ thuật thời Trần ( 1225 – 1400) Tiết 2: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần Tiết 21:Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 4 Tiết 22: Một số tác giả, tác phẩm của Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 Tiết 26: Vài nét về mĩ thuật Ý thời kỳ Phục Hưng Tíêt 27: Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ý thời kỳ Phục Hưng. Lớp 8 gồm những bài: Tiết 2: Sơ lược về mĩ thuật thời Lê ( từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII) Tiết 3: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê Tiết 10: Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 Tiết 11: Một số tác giả tác phẩm của mĩ thuậtViệt Nam giai đoạn 1954 – 1975 Tiết 21: Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương Tây từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Tiết 22: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của truờng phái hội hoạ Ấn tượng Lớp 9 gồm những bài: Tiết 1: Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn ( 1802 – 1945) Tiết 7: Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam Tiết 13: Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam Tiết 17: Sơ lược về một số nền mỹ thuật châu Á. Như vậy chương trình học phân môn Thường thức mĩ thuật bậc THCS gồm 23 tiết thực dạy, ngoài ra giáo viên có thể lồng ghép tích hợp trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá hoặc trong các tiết học khác. Nhìn bao quát ta thấy hệ thống các tiết học được phân bố theo tiến trình từ thấp đến cao theo cấp độ các lớp, song lại phân bố rải rác, thời gian trong nội dung tiết học được cắt ghép thiếu logic, quá cách xa nhau ( tính theo năm học). Ví dụ, lớp 6 học “ Sơ lược về mĩ thuật thời Lý 1010 – 1225”, lên lớp 7 các em được học “ Sơ lược về mĩ thuật thời Trần 1225 - 1400”, lớp 8 học “ Sơ lược về mĩ thuật thời Lê XV – XVIII”, lớp 9 học “Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn 1802 - 1945”. Trong khi ở lớp 7 các em đã được học “ Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954”, Lớp 8 học: “Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975”… Sự sắp xếp này gây ra lộn xộn trong tư duy người học khó cho các em có cái nhìn bao quát và tư duy logic. Về các phân môn còn lại, chủ yếu là rèn kỹ năng thực hành, cách tạo hình nghệ thuật. Vấn đề để kỹ năng vẽ tốt thì phải có một quá trình thực hiện và sự logic đi lên của quá trình ấy. Song các bài thực hành hầu hết là học xen kẽ các thể loại khác và ngắt đoạn bài học theo PPCT, cộng thêm với số tiết dạy rất ít (1 tiết/ tuần/ lớp). Điều đó dễ khiến tiết học trở thành cưỡi ngựa xem hoa. Nếu như 5 người GV không sáng tạo trong phương pháp dạy, học và thực hành thì tiến trình học chậm lại, nặng hơn, nhàm chán hơn. 2.2.3. Về phía giáo viên: Bên cạnh việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy có hiệu quả như phương pháp làm việc nhóm, thuyết trình, tổ chức trò chơi để giải quyết tình huống học tập… bản thân tôi cũng giành thời gian chuẩn bị cho tài liệu, giáo án, trực quan, ... chủ động thiết kế bài dạy sao cho khoa học, hấp dẫn mà học sinh lại có nhiều thời gian để ứng dụng thực hành. Trong quá trình giảng dạy tôi phát hiện thấy học sinh khối lớp 8, 9 thường ít tập trung cao độ hơn học sinh khối 6, 7 bởi nhiều lý do: Thứ nhất, ở lứa tuổi dậy thì tâm sinh lý các em có nhiều thay đổi. Thứ hai, suốt mấy năm học thể loại bài không thay đổi (trong bốn phân môn), bên cạnh đó phân môn Thường thức mĩ thuật chỉ yêu cầu kiến thức kỹ năng hình thành sơ lược cho học sinh, giống như “cưỡi ngựa xem hoa”, điều đó chưa khắc sâu trong nhận thức và trí nhớ các em đồng thời lại tạo thói quen xấu trong học tập cho học sinh, các em dễ chủ quan, lơ là. Kiến thức lại mang tính hàn lâm khô cứng. 2.2.4. Thực trạng về học sinh : Theo con số khảo sát, các em đều không ngại học tất cả các môn học mà là không đầu tư nhiều cho tiết học đặc thù bởi có lẽ chưa thực sự thu hút các em hay do những yêu cầu cần thiết để các em vận dụng và sáng tạo chưa thoả đáng Đối với môn học mang tính nghệ thuật, yếu tố xúc cảm rất quan trọng - nó tạo ra động lực tích cực cho HS. Ngoài yếu tố chủ quan thì không gian học, khí hậu, thời tiết cũng như sự mệt mỏi, stress, ngại ngùng khi nói trước đám đông ( ngại thể hiện ) là những nguyên nhân khiến các em giảm đi hứng thú, tự tin và chất lượng học tập... Một số không nhỏ học sinh tiếp thu còn thụ động và làm việc kém hiệu quả cùng với tư tưởng chú trọng đầu tư các môn học khác khiến các em không thực sự giành tâm huyết và thời gian cho tiết học... nên dễ dẫn tới kết quả học tập chưa cao, chưa đáp ứng chuẩn và trên chuẩn kỹ năng, chưa thật sự ứng dụng hiệu quả bài học vào cuộc sống. Trong khi sự phát triển và cạnh tranh không ngừng từ cuộc sống đòi hỏi con người cần có nhiều kỹ năng hơn ngoài lý thuyết hàn lâm và thực hành có hơi hướng chuyên nghiệp từ kiến thức nền cơ bản. Trước thực trạng trên là người hướng dẫn – GV cần làm như thế nào để hoàn thành tốt nhất vai trò cầu nối giữa HS với bài học trên lớp và cuộc sống thực? 6 Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh khi học phân môn thường thức mĩ thuật: Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Khối lớp SL % SL % SL % . Tổng số HS 179 6 10 25 15 37,5 15 37,5 39 7 9 18,4 22 44,9 18 36,7 40 8 6 11,2 28 53 19 35,8 48 9 4 15,4 11 42,3 11 42,3 52 Thực trạng về quy trình học bài Thường thức mĩ thuật của học sinh: Quy trình học một bài thường thức mĩ thuật của học sinh. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài. - Giáo viên phân nhóm học tập. Nêu các yêu cầu để nhóm làm việc. - 1,2 học sinh viết phiếu trả lời > Nhóm truởng đọc kết quả trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ xung và đánh giá. - Chốt ý, rút kinh nghiệm học tập (có vai trò của giáo viên) > Ghi bài. S T T Yêu cầu Tổng số Đạt Tốt Mức độ đạt Đạt Đạt % Chư Khá TB Đạt a Đạt Phát hiện được kiến thức, 86, trả lời được các câu hỏi 20 57 69 9 1 trong SGK Trả lời được các câu hỏi 2 52, tích hợp nâng cao của 10 38 40 2 4 Giáo viên 168 Ứ.dụng tích hợp liên môn tổng hợp được kiến thức 38, bài học logic, đầy đủ, thể 0 20 45 3 hiện qua thuyết trình và 7 trình bày trên phiếu học tập có thẩm mĩ, sáng tạo. Bảng khảo sát mức độ học tập của học sinh % CĐ 22 13,1 80 47,6 103 61,3 Qua bảng thống kê cho thấy đối với phân môn Thường thức mĩ thuật học sinh chưa hoàn toàn chủ động trong học tập, vẫn còn lúng túng, vẫn thiếu tự tin 7 và đặc biệt là chưa thực sự có mong muốn hiểu biết khám phá thể hiện thái độ bản thân đối với bài học mà chỉ thực hiện nhiệm vụ học tập của mình khi được yêu cầu. Một số học sinh khác thuộc diện ỷ lại vào nhóm, thiếu nhiệt tình trong hoạt động. Nguyên nhân là do học sinh chưa thật sự chủ động chuẩn bị, trang bị cho mình kiến thức bài học, chưa hiểu bản chất vấn đề, chưa xác định rõ vai trò chủ đạo của mình và thiếu mạnh dạn tự tin trong quá trình học tập ( Bảng khảo sát mức độ ). Từ thực trạng trên, tôi đã chú trọng cải tiến cách giảng dạy, đặc biệt là áp dụng các biện pháp, qua thực tế vận dụng các biện pháp này đã đạt được những thành quả nhất định. Tôi xin mạnh dạn đưa ra giải pháp như sau. 2.3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN : 2.3.1. Biện pháp 1. Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, xác định đúng mục tiêu của bài học. Thiết kế bài giảng ngắn gọn trọng tâm: Trong 4 phân môn mĩ thuật thì Thường thức mĩ thuật là phân môn khó bởi nó yêu cầu người dạy và người học vận dụng tổng hoà các kiến thức và kĩ năng của nhiều môn học như lịch sử, văn học, địa lí...và phân môn này có mối quan hệ với tất cả các phân môn còn lại. Không những thế để học sinh nắm bắt cập nhật kiến thức xã hội xung quanh đã khó, những bài học thuộc thể loại Thuờng thức mĩ thuật thực ra là học lịch sử mĩ thuật cơ bản này có bối cảnh cách xa các em hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm thì các em thấy mông lung là điều hiển nhiên.Vì vậy giáo viên cần hướng cho học sinh nghiên cứu kĩ bài, xác định đúng nội dung trọng tâm của bài học để có biện pháp chuẩn bị bài học một cách đầy đủ chính xác, dễ hiểu nhất. Từ đó mới có thể mở rộng tư duy hơn. Quy trình học một bài thường thức mĩ thuật của học sinh. - Giáo viên nêu yêu cầu bài học, yêu cầu của hoạt động nhóm. - Học sinh tổ chức nhóm học tập - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể đến các thành viên khác - Nhóm truởng đọc kết quả trước lớp: Đóng vai diễn đạt câu trả lời bằng nhiều hình thức hấp dẫn như: Thuyết trình, hùng biện hoặc tự luận bằng vè hoặc thơ, dán tranh ảnh sưu tầm hoặc kiến thức sưu tầm được… - Các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ xung và đánh giá theo tiêu chí đã đề ra - Chốt ý, rút kinh nghiệm học tập (có vai trò của giáo viên) - Ghi bài. 8 Như vậy bám sát mục tiêu bài học và dựa vào tình hình học tập chung, giáo viên có thể giảng dạy và giao phần công việc vừa sức đến học sinh khiến các em bớt khó khăn, thêm hứng thú và chuyên tâm hơn với việc học tập. Đồng thời từ quá trình đó giáo viên phát hiện, khai thác và bồi dưỡng thêm các yêu cầu cao hơn. 2.3.2. Biện pháp 2. Phương pháp mở bài và kết thúc bài học tạo ấn tượng sâu sắc với học sinh. Hẳn trong chúng ta ai đều cũng đựơc trải qua quãng thời học sinh đầy kỷ niệm, cũng sẽ có ít nhiều ấn tượng khó phai. Đó có thể là những điều tốt đẹp của bạn bè, thầy cô và mái trường. và cũng có thể là những bài học hay khó quên lắm chứ ạ! Bởi vậy, tạo ấn tượng sâu sắc với học trò trong mỗi bài học không chỉ bởi tình cảm Thầy – trò, sự quan tâm chu đáo, những tài lẻ của thầy cô … mà đó có thể từ chính phần mở bài hoặc kết thúc bài học trong mỗi tiết học. Ví dụ, vào bài tiết học Giới thiệu Tranh dân gian Việt Nam, giáo viên kiểm tra miệng bằng một trò chơi ghép tranh với hai bạn học sinh, thời gian dài bằng một bài hát của lớp, hát bài hát về trò chơi dân gian “Lí cây bông” hoặc “bắc kim thang” … Lấy kết quả là bức tranh của học sinh giáo viên làm lí do nhận xét và dẫn vào bài mới. Hoặc như chiếu một loạt các hình ảnh trên máy chiếu, Giáo viên hỏi học sinh nhận thấy các hình ảnh trên ở đâu? Nói về vấn đề gì… Và vào bài mới để tìm câu trả lời lí giải cho các hình ảnh gợi ý đó. 9 v Þt r Ýc ñ a a i c Ë p hi l ¹ p La M· t r ª n b¶ n ®å t h Õ g ií i Ví dụ:“Đây là hình ảnh của đất nước Ai cập Cổ đại huyền bí với những câu chuyện tình lãng mạn, những cuộc chinh phạt thần thánh và công cuộc xây dựng Kim tự tháp của các Pha-ra-on quyền uy để lại cho nhân thế một di sản khổng lồ về văn hoá, những công trình vượt thiên kỷ và còn được thêu dệt là của người ngoài hành tinh xây dựng. Tiếp theo đất nước Ai Cập là vương quốc Hi Lạp và La Mã cũng phát triển không kém trên mọi lĩnh vực. Cụ thể như thế nào thì hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiết học 31, bài “ Sơ lược về Mĩ thuật thế giới thời kỳ Cổ đại”. Thậm chí giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc một câu ca dao, tục ngữ nói về nội dung liên quan đến bài học. Ví dụ “Đời vua Thái tổ, thái tông. Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”… để học Sơ lược về Mĩ thuật thời Lý (1010 – 1225) và lí giải vì sao lại có câu ca dao như vậy. Đối với phần kết thúc mỗi bài học, để để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí học sinh không cần giáo viên phải đi tận đâu cao sang bay bổng mà theo tôi đó chính là phần củng cố bài học. chốt lại nội dung trọng tâm của bài học bằng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc trò chơi bốc thăm giành giải thưởng...v.v.. sau khi trả lời đúng câu hỏi khó. Đồng thời GV là người đóng vai trò chốt hạ bài học, khắc sâu kiến thức trọng tâm một lần nữa trước khi kết thúc bài, chuyển sang phần dặn dò chuẩn bị bài học tiếp theo. 2.3.3. Biện pháp 3. Phong cách người thầy khi dẫn dắt tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho quá trình học. Phong cách người giáo viên trong hoạt động dạy và học đóng vai trò vừa như một MC « chuyên nghiệp », vừa như « hoa tiêu » trên chặng đường lĩnh hội kiến thức của học sinh. Bởi vậy không chỉ biểu hiện ở dáng vẻ, điệu bộ bên ngoài mang tính chuẩn mực mà giọng nói, cách truyền thụ ngắt câu, nhả câu chữ, nhấn mạnh âm từ … làm cho dòng chảy kiến thức đọng lại trong học sinh ấn tượng và sâu sắc hơn. 10 Không những thế, người giáo viên còn như một « diễn viên chuyên nghiệp ». Mọi cảm xúc hỷ nộ ái ố… bên ngoài cuộc sống dường như phải hoàn toàn gác lại phía sau cửa lớp, thay vào đó là sự nghiêm túc, sẵn sàng bước vào tiết học với khí thế của người háo hức khám phá, chinh phục tri thức. có như vậy mới truyền lửa tới học trò tạo năng lượng và hứng thú học tập. 2.3.4. Biện pháp 4. Lồng ghép các trò chơi học tập, các câu đố vui hại não tạo sự sôi động, hứng thú và sự mạnh dạn tự tin trong học sinh. Trong mỗi bài giảng giáo viên cần chú ý đến cảm xúc của hoc sinh trước khi tiến hành bài học. Có thể đó là mệt mỏi, lơ là, có thể là ngại ngùng e dè, nhút nhát, có thể là chưa sắn sàng với môn học..v.v.. Những cảm xúc ấy ít nhiều tác động đến chất lượng tiếp thu bài. Trước bối cảnh đó người thầy như chúng ta thường “ lên lớp” một tràng mới bước vào bài mới ?! điều đó khó giải quýêt triệt để được vấn đề, có thể làm học sinh có phần ức chế và mệt mỏi hơn . Thay vào đó giáo viên hỏi thăm lớp, trêu đùa các em vài câu, bớt 3-5 phút tổ chức cho các em một trò chơi sôi động ... Bỏ qua phần mở bài truyền thống giáo viên khởi động bằng một trò chơi có thể lồng ghép nội dung bài học mới sẽ thú vị hơn. dẫn dắt các em đi vào bài học mới một cách nhẹ nhàng, tạo hứng khởi và ham hiểu biết trong các em, kích thích quá trình động não. Tuỳ vào lượng kiến thức và điều kiện cụ thể mà giáo viên có thể tổ chức trò chơi đoán chữ hoặc giải các câu đố hướng vào nội dung bài học. Ví dụ: Gợi 4-6 học sinh thuộc “đối tượng có vấn đề”, yêu cầu các em lập nhóm hai người một để bàn bạc giải được câu đố thì ngồi xuống, không giải được thì đứng đấy đợi quyết đinh tiếp theo. Cả lớp không được nhắc vì đây toàn là câu hỏi tìm “Ai thông minh hơn học sinh mẫu giáo” cả. Các em đã sẵn sàng chưa? Đội 1, các em thích học môn nào nhất? ( môn ngữ văn), Vậy thì câu hỏi của các em thuộc môn Sinh học. Con gà gáy tứ phương tám hướng hỏi nó đẻ hướng nào?54321 – (Gà trống không đẻ được). nếu trả lời đúng các em được lớp tặng một tràng pháo tay và ngồi xuống, thường thì các em trả lời đầu tiên hay sai. Đội số 2, các em đã sẵn sàng chưa? ( Sẵn sàng). Các em có thích xem phim hoạt hình không? ( Có/ Không) Vậy thì câu hỏi của các em như sau: Trong tất cả các loài chuột thì chuột gì đi bằng hai chân?54321 hết giờ! ( Chuột MicKy). Tốt, …nhưng đó mới chỉ là câu hỏi phụ, còn bây giờ mới là câu hỏi chính: Vậy vịt nào đi bằng hai chân ? ( Vịt Donal/ tất cả các Vịt) 11 Đội 3, các em có thấy hồi hộp không? Sẵn sàng chưa? ( Sẵn sàng). Có một người mặc quần Bộ đội, mặc áo bộ đội, đội mũ bộ đội, đi giày bộ đội, đeo súng bộ đội và đứng trong Doanh trại quân đội mà không đuợc gọi là chú bộ đội, vì sao?54321 hết giờ! ( Vì đó là cô bộ đội) Thường thì học sinh chưa trả lời được khi thời gian hết giờ. Nếu thời gian không cho phép, giáo viên có thể kết thúc trò chơi với 3 câu hỏi như trên, ngựơc lại có thể tổ chức được thêm thì giữ lại những em trả lời sai yêu câu trả lời tiếp bằng hình thức độc lập tự chủ. Các câu hỏi có thể như sau: Luật chơi vòng này là: Với bất cứ câu hỏi nào cô hỏi các em chỉ được trả lời hai từ Đúng hoặc Sai, nếu trả lời đúng thì các em được đường hoàng về chỗ và sai thì phải chịu hình phạt nhảy lò cò về đến chỗ ngồi. Quay sang hỏi em đầu tiên: Em đã sẵn sàng chưa? ( Sẵn sàng ạ), Vâng “sẵn sàng” thì nhảy về chỗ đi. Do em trả lời sai rồi, cô nhắc lại chỉ được trả lời đúng hoặc sai và cô có thể hỏi bất cứ câu hỏi nào. Quay sang bạn thứ hai hỏi:) Em thấy ổn không? (Đúng). Em thích câu hỏi khó hay câu dễ? (Đúng). GV quay xuống lớp: này, yêu cầu lớp trật tự, đi nhẹ nói khẽ cuời duyên. Câu hỏi của bạn có nội dung như sau, nghe kỹ đây: một ngưòi đàn ông kết hôn với một người phụ nữ da trắng. hỏi con cuả họ sinh ra răng nó màu trắng đúng hay sai? (Đúng). Chắc chưa? ( Chắc/ Đúng). Đều mời nhảy lò cò về chỗ vì đáp án là: Khi đứa trẻ mới sinh ra làm gì có răng mà đúng với sai! Có rất nhiều các câu hỏi vui như vậy kích thích các em động não và hứng khởi với tiết học mới, ngoài ra Giáo viên có thể hỏi những câu hỏi vui liên quan đến bài học để thay cho mở bài. Ví dụ: Bệnh gì mà bác sĩ phải “ Bó tay”? ( Gãy tay) Câu nói mà người vui nghe thì buồn mà người buồn nghe lại thấy vui hơn? ( Điều gì rồi cũng qua ) Bên trái đường có một căn nhà Xanh, bên phải đường có một căn nhà Đỏ, hỏi Nhà Trắng ở đâu? (ở NewYork, Mỹ) Và cuối cùng là câu: Trường Đại học đầu tiên của nước Việt Nam tên là gì? ( là Văn miếu Quốc Tử Giám Thời kỳ nhà Lý ) Vậy văn miếu này có đặc điểm gì? Vì sao nhà Lý cho xây dựng nên công trình này? Vai trò của nó có ảnh hưởng gì đối với sự phát triển cuả dân tộc ta thì qua bài học hôm nay cô và trò chúng ta sẽ tìm đựoc câu trả lời. Mời các bạn lấy sách ra học bài! Trong thời gian rất ngắn, giáo viên có thể tổ chức trò chơi tại lớp chỉ với phấn, bảng và học sinh và các kiến thức xã hội giáo viên đã sưu tầm được. 12 Như vậy sau biện pháp trên GV đã “cân bằng được trạng thái” cho HS, truyền thêm cảm hứng cho các em học tập, việc học sẽ nhẹ nhàng và sâu sắc hơn. Trò chơi trong học tập không chỉ xuất hiện ở phần đầu của tiết học khiến giờ học trở nên sôi nổi hơn mà còn là phương pháp kết thúc bài học một cách trọn vẹn, hấp dẫn. Giáo viên có thể củng cố bài học bằng các câu hỏi trắc nghiệm, các thành viên mỗi nhóm học tập được phép trả lời để ghi điểm cho nhóm mình, mỗi thành viên không vượt quá 2 lần trả lời. Cuối giờ học cộng lại xem kết quả nhóm nào trả lời xuất sắc nhất sẽ được biểu dương. Cũng có thể củng cố bài học qua câu đố giải ô chữ, Ví dụ: Trò chơi: Đoán Ô Chữ 13 ô 1 N G U 2 Y 8ô Ễ N Đ Ứ C N Ù N Đ I Ê U K H Ắ C 2 8ô Q U Ả N G N A M 3 3 4 6 Hàng  N P H Á I X U dọc: Đây là quốc gia mà 1964 đã mở  N 11 ô L Ư U C Ô N G N H rộng cuộc chiến tranh đánh phá T R Ầ N V Ă N C Bắc Ẩ N miền 11 ô 5 10 ô B Ù I 7 8 5ô N G G U Y Ễ N H Ả M I Ẹ 9ô C O N 1 4 5 6 7 8 ở Miền Bắc Việt Nam 2.3.4. Biện pháp 5. Phát hiện các nhân tố tiến bộ trong tiết học, lồng ghép các câu hỏi tổng hợp, tích hợp liên môn nâng cao. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có những tiết dạy đòi hỏi giáo viên phải liên hệ đến thực tế, vận dụng các kiến thức của bộ môn khác để giải quyết vấn đề bài dạy của mình tạo ấn tượng sâu sắc cho học sinh, giúp các em dễ khắc sâu kiến thức và biết vận dụng bài học vào thực tế, giải quyết được vấn 13 đề trong đời sống thường ngày. Với phân môn Thường thức mĩ thuật, học sinh càng cần phải biết tích hợp liên môn các kiến thức khoa học xã hội khác vào quá trình học, Ví dụ khi học bài “ Sơ lược về mĩ thuật thời Lý 1010 – 1225” rất cần đến sự hỗ trợ của môn Lịch sử và Địa lí để các em nắm được tổng quan bối cảnh xã hội có liên quan đến bài học và vị trí các công trình mĩ thuật còn tồn tại đến ngày nay. Thông qua đó Học sinh hiểu rõ hơn vấn đề mình đang tìm hiểu. Những câu hỏi liên môn có thể lồng ghép trong tiết học như là: + “ Bằng kiến thức Lịch sử em hãy nêu sơ lược quá trình hình thành Triều đại nhà Lý? +Trong cai trị, nhà Lý có nhiều chính sách tiến bộ điều đó tác động to lớn đến mĩ thuật không? Biểu hiện như thế nào? + Đóng vai là “một hướng dẫn viên du lịch”, kết hợp kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí nhóm em hãy giới thiệu cho “du khách” ( cô, và lớp học) biết về chùa Một Cột của Việt Nam?... v.v... Thông qua phương pháp tích hợp liên môn, bài học thuộc thể loại thường thức mĩ thuật sẽ được triển khai rất dễ hiểu và lôi cuốn. Hình ảnh tích hợp môn Địa lí vào dạy học. 2.3.4. Biện pháp 6. Sử dụng sơ đồ tư duy, sử dụng biểu đồ lịch sử thiết kế làm trực quan dạy học. 14 Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh tư duy một cách sáng tạo mà logic. Kiến thức được hệ thống bài bản, cô đọng và nổi bật trọng tâm. Vì vậy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn Thường thức mĩ thuật là điều cần thiết để có kết quả cao. Ví dụ: Tìm hiểu đồ gốm thời Lý Rồng thời Lý Bên cạnh đó lược đồ các giai đoạn lịch sử lại giúp cho học sinh có cái nhìn khái quát, bao trùm vấn đề trên diện rộng. Tư duy liên hệ đến bài học, giải quyết vấn đề đặt ra một cách cụ thể, logic và dễ hiểu hơn. Ví dụ tôi nghiên cứu và biên soạn : Lược đồ các giai đoạn lịch sử Việt Nam. Mỗi khi đến tiết học Thường thức mĩ thuật thì lược đồ các giai đoạn lịch sử này đã giúp tôi và học sinh giải quyết rất nhanh gọn vấn đề “I.Bối cảnh lịch sử”, làm bàn đạp vào nội dung chính một cách dễ hiểu, dễ hình dung thông suốt. tạo hứng thú học tâp tiếp theo. Lưu ý trong quá trình dạy học, đối với HS chưa chăm, chưa ngoan GV cần quan tâm nhiều hơn, động viên và nghiêm khắc hơn đồng thời với HS có năng lực khá trở lên GV cần phải đầu tư cho kiến thức phong phú hơn, mở rộng bài học một cách hợp lí không phải là “phô kiến thức” mà là để bài học sâu sắc hơn, là đáp ứng nhu cầu hiểu biết của các em. Hơn nữa, nhiệm vụ của chúng ta 15 ngoài hoàn thành phần truyền đạt kiến thức phổ thông còn phải giúp các em hình thành những phẩm chất và kỹ năng xã hội khác thông qua bài học. Kết hợp các kiến thức văn hoá xã hội chung vào bài giảng một cách hợp lí là phương pháp triệt để trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức hình thành kỹ năng cho học sinh. Tạo cho các em một vị trí quan trọng trong hoạt động Học đó là học sinh phải làm chủ được hoạt động học tập. Trách nhiệm thật không nhẹ nhàng song nếu tâm huyết và được học trò tin yêu thì tôi nghĩ thầy cô nào cũng sẽ làm được. Trong thời buổi hội nhập và phát triển hiện nay, sự giao thoa giữa các nền văn hoá trong khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ. Đây là mảnh đất màu mỡ để văn hoá nghệ thuật thăng hoa. Nhưng cũng chính vì vậy mà dễ mai một đi bản sắc truyền thống vốn có từ ngàn đời. Nhiệm vụ của giáo viên dạy Mĩ thuật một môn học đậm chất văn hoá khoa học là truyền được cảm hứng thẩm mĩ tốt lành đến tâm hồn học trò qua bài học, đạo diễn cho sân khấu bé nhỏ của mình nở tung những sáng tạo mới mẻ và ý tưởng mạnh bạo khi “Học Mĩ thuật, làm nghệ thuật” mà vẫn gìn giữ được tinh hoa truyền thống. Việc tích hợp các kiến thức từ các môn học khác vào giảng dạy bộ môn Mĩ thuật nhằm giúp các em hiểu sâu sắc hơn bài học là ý tưởng mà tôi luôn xây dựng. Đồng thời tạo sức hút trong mỗi bài giảng bằng phong cách giảng dạy chuẩn mực, thân thiện, kiến thức phong phú, phương pháp truyền đạt ngắn gọn dễ hiểu là điều hết sức quan trọng giúp GV hướng dẫn thành công tiết học. Đồng thời GV tác động thói quen chủ động chuẩn bị bài học tới HS, đưa ra mục tiêu của bài học tiếp theo, phỏng vấn nhu cầu của học HS muốn học bài này bằng cách nào để đạt mục tiêu cao nhất? lắng nghe các em trình bày tức là trao cho HS quyền chủ động học, đồng thời dựa vào đấy GV hướng HS đi đúng mục tiêu bài học dựa vào cách các em đề xuất ( nếu hợp lí). Bên cạnh đó là kèm theo điều kiện, có thưởng và có kỷ luật tương ứng với mức học tập của HS. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Sau gần hai năm học nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng những kinh nghiệm trên vào thực tế giảng dạy, tôi đã thấy được hiệu quả rõ rệt so với đầu năm học 2017 - 2018. Bằng chứng cụ thể nhất đó là học sinh học hào hứng hơn ở các giờ học Thường thức mĩ thuật, chất lượng học tập của bài học ngày một tốt hơn. Cụ thể kết quả khảo sát học sinh, về mức độ hứng thú: 16 Rất hứng thú SL 93 95 % 55,4 53,1 Hứng thú SL 67 74 Không hứng thú % 39,8 41,3 SL 8 10 Tổng số Tháng HS 168 179 % 4,8 0,6 5 2018 2019 . Về mức độ hiểu bài, tiếp thu bài của học sinh cuối năm học 2017-2018 : S T T Yêu cầu Tổng số Đạt Tốt Mức độ đạt Đạt Đạt % Chua Khá TB Đạt Đạt % CĐ Phát hiện được kiến thức, trả lời được các câu hỏi 57 69 37 97 5 3 1 trong SGK Trả lời được các câu hỏi 87, 2 42 50 55 21 12,5 tích hợp nâng cao của 5 2 Giáo viên Ứng dụng tích hợp liên 168 môn tổng hợp được kiến thức bài học logic, đầy đủ, thể hiện qua thuyết 25 48 70 85 25 15 3 trình và viết trên phiếu học tập có thẩm mĩ sáng tạo. Về mức độ hiểu bài, tiếp thu bài của học sinh cuối năm học 2018-2019 S T T Yêu cầu Phát hiện được kiến thức, trả lời được các câu hỏi 1 trong SGK 2 Trả lời được các câu hỏi 2 tích hợp nâng cao của GV Ứng dụng tích hợp liên 3 môn tổng hợp được kiến thức bài học logic, đầy đủ, thể hiện qua thuyết trình Tổng Đạt Đạt số Tốt Khá 179 97 43 68 47 31 73 Mức độ đạt Đạt % Chua TB Đạt Đạt 39 43 51 100 88, 1 85 % CĐ 0 0 21 11,7 24 15 17 và viết trên phiếu học tập có thẩm mĩ sáng tạo. .Trên đây là bảng kết quả học tập của học sinh đơn vị tôi công tác, năm học 2018 - 2019. Việc áp dụng đề tài “Thiết kế bài dạy mĩ thuật phù hợp, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phân luồng bồi dưỡng học sinh giỏi trường THCS & THPT Bá Thước” đã thu được kết quả khả quan, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn, số học sinh khá giỏi qua thời gian đã có những chuyển biến rõ rệt về mọi mặt. Số học sinh trung bình ít hơn và học sinh yếu kém không còn. Qua bảng thống kê cho thấy so với kết quả khảo sát ban đầu đã có số lượng lớn học sinh rất hứng thú với môn học ( 55,4%), con số học sinh không hứng thú đã được đẩy lùi. Các em yêu thích môn học và yêu sáng tạo nghệ thuật cũng như biết vận dụng bài học vào thực tiễn nhiều hơn, chất lượng học tập ngày càng tốt hơn. 3. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT 3.1. Kết luận: Qua quá trình công tác thực tế của bản thân và qua quá trình thực hiện đề tài “Thiết kế bài dạy mĩ thuật phù hợp, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phân luồng bồi dưỡng học sinh giỏi trường THCS & THPT Bá Thước” tôi nhận thấy để học sinh học tốt giáo viên cần thực hiện một số quy trình sau: Yêu cầu học sinh chú trọng nghiên cứu nội dung trọng tâm của bài học, tự bố trí công việc hoạt động của nhóm để cùng xây dựng ý tưởng, làm việc tích cực sáng tạo, hoàn thành mục tiêu bài học. Rèn luyện khả năng cảm nhận, phân tích, xử lí thông tin theo nhiều cách để khai thác, phát huy tối đa khả năng, năng lực của học sinh. Hoàn thành mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu mới cao hơn, phù hợp với thời đại. Cơ động, linh hoạt trong việc tổ chức lớp học...tạo hứng thú học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, muốn thực hiện có hiệu quả tốt các tiết học, giáo viên cần nhắc nhở học sinh phải chuẩn bị bài, chuẩn bị tài liệu kĩ trước khi đến lớp, đọc qua nội dung bài học, cũng như mang đầy đủ đồ dùng học tập. Bản thân mỗi giáo viên cần tự trang bị tư tưởng cho mình về các đối tượng học sinh, không nên gò ép các em vào mục tiêu đặt ra, có thể cách thức giáo viên đưa ra đầy đủ nhưng đáp số mà HS mang lại không giống nhau. Điều đó hoàn toàn có thể và chúng ta nên tôn trọng thành quả của các em nếu đó là tất cả nỗ lực các em mang lại. Đồng thời càng tạo sự thoải mái, thân thiện, gần gũi 18 với học trò. Khi các em thấy yên tâm và ấm áp trong môi trường học tập, kiến thức sẽ đến với các em rất tự nhiên. 3.2. Kiến nghị - đề xuất : Qua thực tế giảng dạy, tôi xin phép được đề xuất như sau : Thứ nhất, việc tổ chức hội giảng cho giáo viên bộ môn Mĩ thuật theo chu kỳ năm cần được mở rộng nâng cao hơn để giáo viên có cơ hội được giao lưu, học hỏi, bổ xung và mài giũa phương pháp cũng như kiến thức của mình. Thứ hai là tổ chức thi Học sinh giỏi đúng theo chu kỳ năm. đảm bảo quyền lợi cũng như đánh giá kiến thức cho học sinh đúng đắn. Thứ ba là tách sách giáo khoa Âm nhạc và Mĩ thuật thành hai cuốn riêng biệt, gợi ý được các ứng dụng kiến thức của mỗi bài học vào các lĩnh vực trong thực tiễn bằng hình ảnh trực quan sẽ giúp học sinh mở rộng tư duy hơn và tính khả dụng của bài học cũng hiệu quả hơn. Bởi không phải tiết học nào giáo viên cũng có thể sử dụng phần mềm Powerpoint để trình chiếu các hình ảnh ứng dụng của bài học. Đồng thời tăng cường tiết học vẽ thực tế thay cho vẽ nhiều trong phòng học. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ được rút ra từ thực tế giảng dạy và công tác của bản thân tôi. Trong quá trình thực hiện đề tài, do còn nhiều hạn chế cũng như kinh nghiệm tôi chưa tích luỹ được nhiều sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong Hội đồng khoa học giáo dục các cấp xem xét, đánh giá xây dựng để kinh nghiệm giảng dạy của tôi ngày được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Bá Thước, ngày 10 tháng 5 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI VIẾT HIỆU TRƯỞNG ...................................................... ...................................................... ...................................................... ...................................................... 19 ....................................................... Nguyễn Thị Kiều Thuỷ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan