Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Tập bài giảng lý thuyết bắn và quy tắc bắn súng bộ binh...

Tài liệu Tập bài giảng lý thuyết bắn và quy tắc bắn súng bộ binh

.PDF
113
2346
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Trung tá Đặng Văn Trường TẬP BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT BẮN VÀ QUY TẮC BẮN SÖNG BỘ BINH (Lưu hành nội bộ) HÀ NỘI, 2016 0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Trung tá Đặng Văn Trường TẬP BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT BẮN VÀ QUY TẮC BẮN SÖNG BỘ BINH (Dùng cho đào tạo đại học Giáo dục Quốc phòng - an ninh) HÀ NỘI, 2016 1 MỤC LỤC PHẦN 1. LÝ THUYẾT BẮN Chương 1. Giới thiệu môn học bắn súng 1 Chương 2. Đường đạn trong nòng 3 2.1. Khái niệm 3 2.2. Sự cháy của thuốc phóng 3 2.3. Các thời kỳ của phát bắn 4 2.4. Sự giật của súng và góc nảy 8 Chương 3. Đường đạn ngoài nòng 13 3.1. Khái niệm 13 3.2. Chuyển động của đầu đạn trong không khí 14 3.3. Đặc điểm, các yếu tố, các dạng đường đạn và ý nghĩa thực tiễn 20 3.4. Khoảng nguy hiểm, khoảng che đỡ, khoảng an toàn 23 PHẦN 2. QUI TẮC BẮN SÖNG BỘ BINH Chương 1. Qui tắc bắn mục tiêu mặt đất bằng súng bộ binh 32 1.1. Ngắm bắn 32 1.2. Qui tắc an toàn 36 1.3. Qui tắc bắn mục tiêu cố định, ẩn hiện 36 1.4. Qui tắc bắn mục tiêu vận động 46 1.5. Qui tắc bắn mục tiêu bân đêm 52 1.6. Qui tắc bắn mục tiêu trong các điều kiện khác 56 Chương 2. Qui tắc bắn súng diệt tăng 59 2.1. Qui tắc an toàn 59 2.2. Qui tắc bắn mục tiêu cố định, ẩn hiện 59 2.3. Qui tắc bắn mục tiêu vận động 72 2.4. Qui tắc bắn mục tiêu ban đêm 80 2.5. Qui tắc bắn mục tiêu trong các điiều kiện khác 82 Chương 3. Qui tắc, động tác bắn mục tiêu trên không 86 3.1. Hiểu biết chung 86 3.2. Qui tắc bắn máy bay và tên lửa hành trình 90 3.3. Bắn quân dù 97 3.4. Động tác bắn mục tiêu trên không bằng súng trường CKC, tiểu liên AK, trung liên RPĐ, đại liên PKMS 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 2 LỜI NÓI ĐẦU Huấn luyện vũ khí bộ binh và kỹ thuật sử dụng là những nội dung quan trọng trong huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh. Để chiến sĩ thực hành chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch một cách hiệu quả thì việc nắm bắt, hiểu biết và làm chủ vũ khí là một yêu cầu phải được chú trọng. Điều này thể hiện bản lĩnh và trình độ tác chiến của lực lượng vũ trang. Lý thuyết bắn và qui tắc bắn là nội dung cơ bản trang bị cho người học có trình độ kỹ thuật giỏi để vận dụng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự theo quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác quốc phòng-an ninh trong tình hình mới. Tập bài giảng “Lý thuyết bắn và qui tắc bắn súng bộ binh” được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên, cũng như nghiên cứu, học tập của học viên, những người làm công tác quản lý, chỉ huy, huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu khi làm nhiệm vụ. Quá trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những sơ suất, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để tập bài giảng được hoàn thiện hơn. 3 PHẦN 1: LÝ THUYẾT BẮN Chương 1 GIỚI THIỆU MÔN HỌC BẮN SÖNG 1.1. Vị trí môn học bắn súng Môn học bắn súng là nội dung cơ bản trong chương trình đào tạo giáo viên giáo dục Quốc phòng - An ninh. Nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về đường đạn và những tác động ảnh hưởng đến kết quả khi thực hiện phát (loạt) bắn; binh khí, qui tắc sử dụng các loại súng bộ binh; những thao tác cơ bản khi sử dụng súng, lựu đạn và một số bài bắn cơ bản của súng bộ binh. Đồng thời, rèn luyện cho người học có những kỹ năng sử dụng thành thạo các loại vũ khí bộ binh được trang bị. 1.2. Đặc điểm môn học bắn súng a) Nội dung huấn luyện bắn súng mang tính tổng hợp Môn học bắn súng bao gồm các nội dung lý thuyết và thực hành, là môn học mang tính tổng hợp các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học quân sự…, nhằm trang bị cơ sở lý luận, kỹ năng động tác cho người học, từ đó xây dựng niềm tin vào các loại vũ khí, trang bị đang sử dụng; đồng thời biết khắc phục những yếu tố tâm lý để phát huy hiệu quả các loại vũ khí, trang bị trong mọi điều kiện hoàn cảnh, thời tiết khác nhau. b) Huấn luyện thực hành là chủ yếu, đánh giá kết quả huấn luyện các bài bắn bằng kiểm tra bắn đạn thật Để hình thành và hoàn thiện kỹ năng thực hành bắn súng, người học phải trải qua giai đoạn luyện tập trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau, cả ban ngày và ban đêm; các động tác luôn lặp đi, lặp lại nhiều lần nên người học cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi dễ gây sự nhàm chán, đánh giá kết quả huấn luyện các bài bắn bằng kiểm tra bắn đạn thật có tác động trực tiếp đến tâm lý, tinh thần của người bắn. Vì vậy, học bắn súng cần phải có quyết tâm cao, sức khoẻ, thể lực tốt mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. c) Sử dụng nhiều vật chất, phương tiện dạy học, dễ mất an toàn Các loại vật chất phục vụ cho huấn luyện bắn súng nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại như: tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa; mô hình súng, lựu đạn, đạn các loại; tranh vẽ mô phỏng cấu tạo, mô phỏng chuyển động các bộ phận của súng, đạn; các loại sơ đồ bảng kẻ; các loại bia, súng thật và đạn thật. Các phương tiện kỹ thuật như: máy tính, máy chiếu, các thiết bị nghe, nhìn… đang từng bước đưa vào phục vụ cho huấn luyện bắn súng. Quá trình luyện tập và kiểm tra bắn đạn thật tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất toàn toàn cho người và vũ khí trang bị kỹ thuật. Do vậy, phải được tổ chức chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc các qui định, qui tắc an toàn; chống các biểu hiện qua loa, bỏ qua các khâu, các bước. 1 1.3. Nội dung môn học và chương trình đào tạo 1.3.1. Nội dung môn học a) Môn học bắn súng - Lý thuyết bắn súng bộ binh Huấn luyện lý thuyết bắn súng bộ binh nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để nghiên cứu về đường đạn và những tác động ảnh hưởng đến kết quả khi thực hiện phát (loạt) bắn. Là cơ sở khoa học để nghiên cứu, tính toán các số liệu cần thiết trong huấn luyện các nội dung của môn học bắn súng. - Qui tắc bắn súng bộ binh Huấn luyện quy tắc bắn súng bộ binh nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về phương pháp xác định phần tử bắn, phương pháp bắn và sửa bắn mục tiêu mặt đất, bắn súng diệt tăng B40, B41, bắn mục tiêu trên không bằng súng bộ binh, làm cơ sở cho việc sử dụng các loại vũ khí bộ binh trong huấn luyện và chiến đấu. 1.3.2. Chương trình đào tạo Chương trình môn học bắn súng bộ binh đào tạo giáo viên giáo dục Quốc phòng An ninh, trình độ đại học, loại hình đào tạo chính quy, được cấu trúc bởi môn học cơ sở: Vũ khí bộ binh và Kỹ thuật bắn súng bộ binh. Môn học:Lý thuyết bắn và qui tắc bắn sung bộ binh: - Số tín chỉ: 03. - Mục tiêu môn học: Trang bị cho học viên, giáo viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết bắn, binh khí, động tác và phương pháp huấn luyện bài binh khí súng bộ binh. - Nội dung chính của môn học: + Lý thuyết bắn: Giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về sự chuyển động của đầu đạn (quả đạn) trong nòng súng (nòng pháo), cũng như sự chuyển động của nó trong không gian và những tác động ảnh hưởng đến kết quả khi thực hiện phát (loạt) bắn. + Quy tắc bắn Giới thiệu qui tắc bắn mục tiêu mặt đất bằng súng bộ binh; qui tắc bắn súng diệt tăng B40, B41; qui tắc, động tác bắn mục tiêu trên không bằng súng trường CKC, súng tiểu liên AK, súng trung liên RPĐ, súng đại liên PKMS. 2 Chương 2 ĐƯỜNG ĐẠN TRONG NÕNG 2.1. Khái niệm Đường đạn trong nòng là sự chuyển động của đầu đạn (quả đạn) trong nòng súng (nòng pháo) dưới sự tác động của áp suất khí thuốc. Khái niệm đã chỉ ra: - Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi của thuốc phóng và chuyển động của đầu đạn. - Môi trường nghiên cứu: Trong nòng súng. - Về giới hạn: Từ khi hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng, tạo thành áp lực khí thuốc đẩy đầu đạn chuyển động trong nòng súng cho đến khi đầu đạn vừa ra khỏi mặt cắt phía trước miệng nòng súng. Khái niệm trên chỉ mang ý nghĩa tương đối, trên thực tế khi nghiên cứu về các yếu tố như: nhiệt độ, thể tích khí, áp suất khí thuốc, tốc độ của đầu đạn tác động đến quá trình chuyển động của đầu đạn (quả đạn) trong nòng súng qua các thời kỳ của phát bắn ta thấy các yếu tố này chưa phải kết thúc ngay tại thời điểm đầu đạn vừa ra tới mặt cắt phía trước miệng nòng súng (pháo), mà nó còn tiếp tục cho tới khi khí thuốc ngừng tác động vào đáy đầu đạn (nghĩa là khi áp suất khí thuốc đã cân bằng với áp suất khí quyển và bằng 1 atmốtphe). 2.2. Sự cháy của thuốc phóng Sự cháy của thuốc phóng diễn ra trong vỏ đạn rất nhanh, từ khi thuốc phóng bắt lửa đến khi cháy hết chỉ khoảng 0,001 đến 0,06 giây. Để tiện nghiên cứu, người ta phân chia sự cháy của thuốc phóng thành 3 giai đoạn: bắt lửa, bốc cháy và giai đoạn cháy. a) Giai đoạn bắt lửa Giai đoạn này hạt thuốc bị lửa bén vào và bắt đầu cháy ở từng điểm trên bề mặt ngoài của hạt thuốc, năng lượng do khí thuốc sinh ra rất nhỏ. Nhiệt độ bắt lửa: Với từng loại thuốc phóng, mỗi loại có nhiệt độ bắt lửa khác nhau: thuốc phóng có khói khoảng 2700 đến 3200C; thuốc phóng không có khói khoảng 2000C. b) Giai đoạn bốc cháy Là giai đoạn lửa cháy truyền lan trên toàn bộ bề mặt hạt thuốc, khi nhiệt độ và áp suất tăng thì tốc độ cháy tăng lên. Trong giai đoạn này năng lượng của khí thuốc vẫn còn rất nhỏ chưa đủ đẩy đầu đạn vận động. c) Giai đoạn cháy Là giai đoạn lửa bắt đầu cháy sâu vào bên trong của hạt thuốc cho đến khi hạt thuốc cháy hết. Trong giai đoạn này thuốc phóng cháy sinh ra một lượng khí thuốc lớn, với nhiệt độ cao, áp suất lớn đẩy đầu đạn vận động. Đây là giai đoạn chủ yếu sinh ra năng lượng đẩy đầu đạn vận động. 3 2.3. Các thời kỳ của phát bắn 2.3.1. Khái niệm, đặc điểm của phát bắn a) Khái niệm: Phát bắn là sự phóng đầu đạn (quả đạn) ra khỏi nòng súng (nòng pháo) bằng năng lượng của khí thuốc. - Giới hạn: Phát bắn được tính từ khi thuốc phóng cháy biến thành thể khí, tạo ra nhiệt độ cao và áp suất lớn đẩy đầu đạn chuyển động trong nòng súng với tốc độ nhanh dần cho đến khi đầu đạn ra khỏi mặt cắt phía trước của miệng nòng súng một khoảng nhất định, khi khí thuốc ngừng tác động lên đầu đạn để chuyển động trong không khí. Thời điểm được coi là đầu đạn ra khỏi mặt cắt phía trước của miệng nòng súng khi tiết diện lớn nhất của đầu đạn (cũng là cỡ của đầu đạn) ra khỏi mặt cắt miệng nòng súng. - Khi thuốc phóng cháy sinh ra một lượng khí lớn có nhiệt độ rất cao, lượng khí này tạo ra trong nòng súng một áp suất cao tác dụng vào đáy đầu đạn, đáy và thành vỏ đạn, cũng như lên thành nòng súng và khoá nòng. Nhờ áp suất khí thuốc tác động vào đáy đầu đạn, đầu đạn bắt đầu chuyển động rời khỏi vị trí và tiến ngập vào rãnh nòng. Đầu đạn chuyển động trong nòng súng với tốc độ không ngừng tăng lên và tiến về phía trước theo phương của trục nòng súng. Áp suất khí thuốc tác động vào đáy vỏ đạn, truyền qua khoá nòng, gây nên sự chuyển động giật lùi của súng về sau và trong quá trình đầu đạn chuyển động do ma sát với thành nòng súng gây nên sự rung động của nòng súng. Đồng thời, nhiệt độ và áp suất cao cũng tác động lên thành nòng gây lên hiện tượng nóng và giãn nòng súng. Khi đạn ra khỏi nòng súng, khí nóng và các hạt thuốc không cháy hết phụt theo sau đầu đạn ra khỏi nòng súng, khi gặp không khí tiếp tục cháy sinh ra ngọn lửa (ánh lửa đầu nòng) và sóng xung kích; sự chênh lệch giữa áp suất khí thuốc trong nòng súng với môi trường không khí tạo nên tiếng nổ khi đầu đạn bay ra khỏi nòng súng. b) Đặc điểm - Thời gian cháy của thuốc phóng: 0,001 0,06 giây. - Áp suất khí thuốc lớn nhất: 2800 3200 kG/cm2. - Nhiệt độ khí thuốc lớn nhất : 2400 30000C. - Vận tốc quay của đầu đạn: 3000 4000vg/s. - Sơ tốc đầu đạn: 400 1000m/s. - Năng lượng toả ra khi thuốc phóng cháy hết: Khoảng 35% năng lượng toả ra được sử dụng để đẩy đầu đạn chuyển động tịnh tiến. Khoảng 25% năng lượng để đầu đạn cắt rãnh, thắng lực cản ma sát khi nó chuyển động trong nòng súng; làm cho nòng súng và các bộ phận khác của súng nóng lên; đồng thời tác động để các bộ phận của súng chuyển động. Khoảng 40% năng lượng không được sử dụng và mất đi sau khi viên đạn bay ra khỏi nòng súng. 4 2.3.2. Các thời kỳ của phát bắn Phát bắn xảy ra trong thời gian rất ngắn. Để tiện nghiên cứu về mối quan hệ của các yếu tố: thể tích buồng đốt, áp suất khí thuốc, nhiệt độ khí thuốc và vận tốc của đầu đạn, ta chia quá trình xảy ra một phát bắn thành 4 thời kỳ. a) Thời kỳ 1 (thời kỳ dự bị) - Giới hạn: Từ khi thuốc phóng bắt đầu cháy cho đến khi đầu đạn cắt rãnh hoàn toàn vào rãnh nòng (súng có rãnh xoắn) hoặc bắt đầu chuyển động (súng không có rãnh xoắn). - Đặc điểm + Trong buồng đốt (vỏ đạn) thuốc phóng cháy sinh ra một lượng khí có nhiệt độ cao, lượng khí này tạo ra một áp suất cần thiết để đẩy đầu đạn rời khỏi vị trí cố định ban đầu và thắng được sức cản tác động lên đai đầu đạn để đầu đạn tiến ngập vào rãnh xoắn nòng súng. Áp suất này được gọi là “áp suất cắt rãnh”, nó đạt tới 250 đến 500 kG/cm2. Áp suất cắt rãnh lớn hay nhỏ phụ thuộc vào cấu tạo của các rãnh xoắn, khối lượng đầu đạn và độ cứng lớp vỏ bọc đầu đạn. + Thời kỳ này thuốc phóng cháy trong một dung tích coi như không đổi, đai đạn cắt rãnh tức thời, còn đầu đạn bắt đầu chuyển động ngay khi áp suất khí thuốc trong buồng đốt (vỏ đạn) đạt tới áp suất cắt rãnh. b) Thời kỳ 2 (thời kỳ cơ bản) - Giới hạn: Từ khi đầu đạn (quả đạn) bắt đầu chuyển động (thời điểm đầu đạn cắt rãnh hoàn toàn vào rãnh nòng) cho đến khi thuốc phóng cháy hết. - Đặc điểm + Ở đầu thời kỳ, vận tốc của đầu đạn còn rất nhỏ, nên sự gia tăng thể tích phía sau đầu đạn (thể tích khoảng trống giữa đáy đầu đạn và đáy vỏ đạn) chậm, trong khi đó lượng khí thuốc tăng lên rất nhanh làm cho áp suất khí thuốc tăng nhanh và đạt tới giá trị lớn nhất khi đầu đạn chuyển động được một đoạn khoảng 4 đến 6cm. Áp suất này được gọi là áp suất cực đại (Pmax), với súng bộ binh Pmax khoảng 2800 đến 3200kG/cm2 (tuỳ theo loại súng và đạn). Ví dụ: Với súng tiểu liên AK sử dụng đạn kiểu 1943, áp suất cực đại đạt khoảng 2800kG/cm2; với súng đại liên K53 sử dụng đạn kiểu 1908 (đạn nhẹ) khoảng 2900kG/cm2, đạn kiểu 1930 (đạn nặng) khoảng 3200kG/cm2. + Sau khi áp suất đạt giá trị cực đại, vận tốc của đầu đạn tăng nhanh nên thể tích khoảng trống phía sau đầu đạn tăng nhanh hơn sự gia tăng của lượng khí thuốc mới sinh ra, làm cho áp suất khí thuốc bắt đầu giảm. Đến cuối thời kỳ, áp suất khí thuốc chỉ còn bằng 2/3 giá trị của áp suất khí thuốc lớn nhất (Pk = 2/3Pmax). Vận tốc đầu đạn tăng dần và ở cuối thời kì nó đạt tới giá trị bằng 3/4 vận tốc lớn nhất (V k = 3/4Vmax). Thuốc phóng cháy hết khi đầu đạn sắp ra khỏi nòng súng. c) Thời kỳ 3 (thời kỳ giãn nở khí thuốc) - Giới hạn: Từ khi thuốc phóng cháy hết cho đến khi đầu đạn chuyển động ra khỏi mặt cắt phía trước miệng nòng súng. - Đặc điểm 5 + Thời kỳ này lượng khí thuốc không sinh thêm nhưng do nhiệt độ cao, khí thuốc tiếp tục giãn nở tạo nên áp suất lớn tác động mạnh vào đáy đầu đạn làm tăng tốc độ và đẩy đầu đạn chuyển động ra khỏi mặt cắt phía trước miệng nòng súng. + Trong thời kỳ này, sự giảm áp suất khí thuốc diễn ra rất nhanh; ở cuối thời kỳ, áp suất chỉ còn khoảng 300 đến 900kG/cm2, áp suất này gọi là áp suất miệng nòng (Pđ). Ví dụ: Súng trường SKS áp suất miệng nòng còn khoảng 390kG/cm2; súng đại liên K53 là 570kG/cm2. + Vận tốc ở thời điểm đầu đạn vừa bay ra khỏi miệng nòng súng gọi là vận tốc đầu nòng (Vđ). Tốc độ này nhỏ hơn tốc độ đầu V0 một chút. Chú ý: Với các loại súng ngắn (súng K54, K59...) không có thời kỳ này vì khi thuốc phóng cháy chưa hết đầu đạn đã chuyển động ra khỏi nòng súng (do chiều dài nòng súng ngắn). d) Thời kỳ 4 (thời kỳ tác động cuối cùng của khí thuốc) - Giới hạn: Từ khi đầu đạn vừa chuyển động ra khỏi mặt cắt phía trước miệng nòng súng cho đến khi khí thuốc ngừng tác động lên đầu đạn (áp suất khí thuốc cân bằng với áp suất không khí). - Đặc điểm + Khi đầu đạn vừa ra khỏi mặt cắt phía trước miệng nòng súng, khí thuốc phụt ra với vận tốc 1200 đến 2000m/s lớn hơn tốc độ của đầu đạn nên tiếp tục tác động vào đáy đầu đạn trong một khoảng nhất định ở phía trước mặt cắt của miệng nòng, làm cho tốc độ của đầu đạn tiếp tục tăng lên và đầu đạn đạt tới vận tốc lớn nhất (Vmax). Thông thường với súng bộ binh khoảng cách mà đầu đạn đạt được vận tốc lớn nhất cách miệng nòng súng là 20 đến 40 lần cỡ đạn (khoảng 10 đến 60cm). + Áp suất khí thuốc tiếp tục giảm nhanh cho đến khi cân bằng với áp suất không khí (P = 1 atmôtphe). Vđ Pmax Vmax Vk Pk Pđ Thời kỳ 1 Thời kỳ 2 Thời kỳ 3 Thời kỳ 4 Hình 2.1. Các thời kỳ của phát bắn 6 2.3.3. Tốc độ đầu của đầu đạn - Tốc độ đầu của đầu đạn (V0) là một đặc trưng quan trọng nhất về tính năng chiến đấu của súng, vì nó liên quan đến tầm bắn, độ tản mát và sức xuyên của đầu đạn. - Qua tính toán và thực nghiệm tốc độ đầu của đầu đạn được qui ước lớn hơn tốc độ đầu nòng (Vđ) và nhỏ hơn tốc độ lớn nhất (Vmax). - Tốc độ đầu của đầu đạn lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ dài của nòng súng, khối lượng của đầu đạn, nhiệt độ, độ ẩm, trọng lượng thuốc, hình dáng, kích thước và cấu tạo hạt thuốc... So với độ dài tiêu chuẩn của nòng súng, khi sử dụng loại đạn thích hợp thì: + Với cùng loại đạn, nếu cấu tạo nòng súng càng ngắn thì tốc độ đầu của đầu đạn càng nhỏ; nòng càng dài thì tốc độ đầu càng lớn. Ví dụ: Súng tiểu liên AK và súng trung liên RPĐ bắn cùng loại đạn, nhưng súng trung liên RPĐ có tốc độ đầu của đầu đạn là 735m/s, súng tiểu liên AK tốc đầu của đầu đạn là 710m/s (nòng súng tiểu liên AK ngắn hơn nòng súng trung liên RPĐ). + Khi kích thước nòng súng và khối lượng thuốc phóng cùng loại không đổi, nếu khối lượng đầu đạn càng nhỏ, tốc độ đầu của đầu đạn càng lớn và ngược lại. Ví dụ: dùng súng đại liên K57 bắn đạn kiểu 1908 đầu đạn nhẹ (9,6g) có tốc độ đầu là 855m/s, còn đầu đạn nặng (11,8g) có tốc độ đầu là 800m/s. + Khi kích thước nòng súng, khối lượng đầu đạn không đổi và cùng loại thuốc phóng, nếu khối lượng thuốc phóng càng lớn thì tốc độ đầu của đầu đạn càng lớn và ngược lại. 2.3.4. Ảnh hưởng của thuốc phóng đối với nòng súng khi bắn, biện pháp bảo quản nòng a) Ảnh hưởng của thuốc phóng đối với nòng súng khi bắn Nghiên cứu các thời kỳ của phát bắn ta thấy: khi thuốc phóng cháy sinh ra lượng khí thuốc có nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn tác động trực tiếp vào đáy đầu đạn và thành nòng súng. Lúc này thành nòng súng vừa phải chịu sự biến đổi nhiệt độ nhanh trong thời gian ngắn, vừa phải chịu áp suất nén lớn và ma sát với lớp vỏ ngoài của đầu đạn. Những tác động cơ học của khí thuốc và bụi bẩn trên thành nòng súng sẽ gây ra hiện tượng mòn nòng, phình nòng, vỡ nòng... Mặt khác, thuốc phóng là hợp chất hoá học, khi cháy sinh ra nhiều hợp chất hoá học có tính ăn mòn cao, làm cho nòng súng bị ăn mòn gây ra hiện tượng thành nòng súng bị rỗ. Những nguyên nhân trên là những tác nhân cơ bản làm giảm tuổi thọ của nòng súng. b) Biện pháp bảo quản nòng Để tăng được tuổi thọ của nòng súng người bắn phải luôn giữ gìn bảo quản súng, đạn sạch sẽ, thực hiện nghiêm quy tắc lau chùi bảo quản sử dụng vũ khí, nhất là trước và sau khi bắn đạn thật. Khi sử dụng phải thực hiện đúng chế độ hoả lực với từng loại súng (chế độ hoả lực là số lượng phát bắn lớn nhất có thể bắn được trong một khoảng thời gian nhất định, không gây tổn hại cho nòng súng và không làm cho kết quả bắn bị giảm đi). Để duy trì đúng chế độ hoả lực phải có biện pháp làm nguội nòng hoặc thay nòng trong quá trình bắn. 7 Ví dụ: Khi bắn súng đại liên PKMS nếu bắn liên tục thì chỉ bắn khoảng 500 viên phải thay nòng phụ để bắn. 2.4. Sự giật của súng và góc nẩy 2.4.1. Sự giật của súng a) Khái niệm Sự giật của súng là hiện tượng súng giật lùi do phản lực của các bộ phận của súng chuyển động về phía trước khi bóp cò và do áp lực khí thuốc đẩy về sau qua đáy vỏ đạn, truyền vào khoá nòng tác động đến toàn bộ khẩu súng. Khi bắn, người bắn cảm nhận được sức giật của súng khi có lực tác dụng vào tay, vai và ngực. Sức giật của súng được đặc trưng bằng độ lớn của tốc độ và năng lượng mà nó có được khi chuyển động về sau. Độ lớn sức giật của súng được tính theo độ lớn của năng lượng giật lùi. Công thức tính: Em (q β.ω) 2 .V02 2g.Q Trong đó: Em: Là năng lượng giật lùi của súng (kG.m). q: Là khối lượng đầu đạn (kg). β: Là hệ số giãn nở của khí thuốc. ω: Là khối lượng thuốc phóng (kg). V0: Là tốc độ đầu (sơ tốc) của đầu đạn (m/s). g: Là gia tốc rơi tự do (m/s2). Q: Là khối lượng của súng (kg). Độ lớn sức giật tỉ lệ thuận với khối lượng của đầu đạn, tỉ lệ nghịch với khối lượng của súng. Cùng khối lượng đầu đạn, nếu khối lượng súng càng lớn thì lực giật càng nhỏ và ngược lại; cùng khối lượng súng, nếu khối lượng đầu đạn càng lớn thì lực giật càng lớn và ngược lại. Ví dụ: So sánh sức giật của súng tiểu liên AKM với AKMS khi bắn một phát đạn vào mục tiêu, biết rằng súng lắp hộp tiếp đạn không có đạn và hệ số giãn nở khí thuốc β =1,8. Giải: 2 Theo đầu bài ta có: g = 10 m/s Tra bảng phụ lục 1 (sách dạy bắn súng tiểu liên AK) ta có: Q = 3,1kg (AKM), 3,3kg (AKMS); V0 = 715m/s; q = 0,0079kg; ự = 0,0016kg. Thay các số liệu trên vào công thức ta có: Với súng tiểu liên AKM: (0,0079 1,8.0,0016) 2 .7152 Em 0,958 kG.m 2.10.3,1 Với tiểu liên AKMS: 8 Em (0,0079 1,8.0,0016) 2 .7152 2.10.3,3 0,9 kG.m Ta thấy Em (AKM) > Em (AKMS) nên sức giật của súng tiểu liên AKM lớn hơn sức giật của súng tiểu liên AKMS. Trong tính toán chế tạo súng, đạn bộ binh phải bảo đảm tỉ lệ giữa khối lượng của súng và khối lượng của đầu đạn hợp lý để độ lớn của năng lượng giật lùi Em ≤ 2 kG.m. b) Các thời kỳ giật Hiện tượng súng giật lùi về sau từ khi bóp cò đến khi đạn bay ra khỏi nòng súng (nòng súng bị hất lên) xảy ra rất nhanh, nhưng thực tế đó là một quá trình, có hiện tượng xảy ra trước, có hiện tượng xảy ra sau và được chia làm ba thời kỳ: - Thời kỳ thứ nhất + Giới hạn: Tính từ khi bóp cò, búa đập vào kim hoả hoặc khoá nòng được lò xo phóng lên cho đến khi kết thúc chuyển động về phía trước của kim hoả. + Nguyên nhân: Do lò xo đẩy về, lò xo búa, lò xo kim hoả bung ra đẩy các bộ phận khoá nòng, búa, kim hoả chuyển động về phía trước sinh ra phản lực đẩy súng lùi về sau. + Ảnh hưởng đến bắn trúng Với loại súng có khối lượng búa, kim hoả nhỏ so với khối lượng súng và búa đập vồng, lực của lò xo búa yếu thì sức giật của thời kỳ này rất nhỏ nên ảnh hưởng không đáng kể đến bắn trúng (súng trường SKS, K44, K63, tiểu liên AK, trung liên RPK...). Với loại súng có khối lượng khoá nòng lớn, dùng lực của lò xo đẩy về đẩy bệ khoá nòng, khoá nòng, kim hoả về phía trước làm đạn nổ thì sức giật của thời kỳ này tương đối lớn nên ảnh hưởng lớn đến bắn trúng (súng trung liên RPĐ, súng đại liên K57, PKMS...). + Cách khắc phục Khi bắn các loại súng có khối lượng khoá nòng lớn phải giữ súng chắc, đều, bền trong suốt quá trình của phát (loạt) bắn. Với súng có giá, phải giá súng chắc chắn và khoá chặt tầm hướng khi bắn. - Thời kỳ thứ 2 + Giới hạn: Tính từ khi thuốc phóng cháy sinh ra thể khí tạo thành áp suất đẩy đầu đạn vận động trong nòng súng đến khi đầu đạn ra tới mặt cắt phía trước miệng nòng súng. + Nguyên nhân: Do áp suất khí thuốc đẩy đầu đạn vận động về trước, đồng thời tác động vào đáy vỏ đạn, truyền qua khoá nòng đẩy súng lùi về sau. Độ lùi của súng phụ thuộc vào khối lượng súng và khối lượng đầu đạn: súng nặng hơn đầu đạn bao nhiêu thì độ giật lùi của súng nhỏ hơn bấy nhiêu và ngược lại. 9 + Ảnh hưởng đến bắn trúng: Để làm rõ ảnh hưởng sức giật của súng ở thời kỳ này ta cần xét đến các yếu tố: tốc độ giật lùi, cự li giật lùi và hướng giật lùi của súng. * Tốc độ giật lùi: Tốc độ giật lùi của súng phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng của súng và khối lượng đầu đạn. Cùng khối lượng đầu đạn, súng có khối lượng càng lớn tốc độ giật lùi càng nhỏ và ngược lại; cùng khối lượng súng, khối lượng đầu đạn càng lớn thì tốc độ giật lùi càng lớn và ngược lại. Với các loại súng có lỗ trích khí, tốc độ giật lùi của súng nhỏ hơn các loại súng không có lỗ trích khí (vì một phần năng lượng khí thuốc đã truyền qua lỗ trích khí đẩy khoá nòng lùi). Với các loại súng bộ binh tốc độ giật lùi thời kỳ này nhỏ. Ví dụ: Súng tiểu liên AK (có lắp hộp tiếp đạn có đạn) nặng 4,3kg; đầu đạn nặng 7,9g tốc độ lùi khoảng 2 đến 3m/s. * Cự ly giật lùi: Cự ly giật lùi tính bằng tích số giữa tốc độ với thời gian giật lùi của súng. Thời gian giật lùi bằng thời gian đầu đạn vận động trong nòng súng (khoảng 1/700s). Theo tính toán cự ly giật lùi của các loại súng SKS, tiểu liên AK, trung liên RPK khoảng 2 đến 3mm. * Hướng giật lùi: thẳng theo trục nòng súng (ngược chiều với hướng chuyển động của đầu đạn). Như vậy, thời kỳ giật thứ hai tốc độ giật lùi nhỏ, cự ly giật lùi rất ngắn, hướng giật lùi thẳng với trục nòng súng nên sức giật ảnh hưởng không đáng kể đối với bắn trúng. - Thời kỳ thứ ba + Giới hạn: Tính từ khi đầu đạn vừa ra khỏi mặt cắt phía trước nòng súng cho đến khi khí thuốc phụt ra hết ở miệng nòng (áp suất khí thuốc cân bằng với áp suất không khí). + Nguyên nhân: Do mất cân bằng giữa áp suất khí thuốc trong nòng súng và áp suất không khí làm cho khí thuốc phụt mạnh về phía miệng nòng ra ngoài không khí, tạo nên phản lực đẩy súng tiếp tục lùi về sau với tốc độ nhanh hơn. Khi súng bị đẩy lùi về sau, gặp vai người bắn chặn lại và do cấu tạo báng súng chếch tạo thành ngẫu lực (mômen quay), làm cho nòng súng bị hất lên (nếu đế báng súng chếch xuống phía dưới). + Ảnh hưởng đến bắn trúng Tuy sức giật ở thời kỳ thứ ba mạnh và rõ rệt nhưng lại xảy ra sau khi đầu đạn đã ra khỏi miệng nòng nên với loại súng bắn phát một hoặc phát đầu của loạt bắn liên thanh thì không ảnh hưởng tới bắn trúng. Với các phát bắn sau của loạt bắn liên thanh thì ảnh hưởng rất lớn đến bắn trúng, vì khi súng đang rung động và nẩy lên (do thời kỳ giật thứ ba của phát bắn trước), trục nòng súng chưa trở về vị trí ban đầu (đường ngắm mất chính xác) thì viên đạn tiếp theo đã vận động trong nòng và bay ra. + Cách khắc phục 10 * Với người bắn: Triệt để lợi dụng các vật tỳ để tỳ súng chắc chắn khi bắn; với súng có giá cần phải giá súng chắc và khoá tầm, hướng (nên chọn vật tì có độ mềm vừa phải như đất có cỏ, bao cát.., không tỳ trực tiếp vào các vật cứng). Tư thế, động tác ở các phát bắn (loạt bắn) phải chính xác và không thay đổi để hạn chế góc nẩy. Lực nắm, giữ và ghì súng phải chắc, đều, bền trong suốt quá trình của các phát (loạt) bắn. * Trong chế tạo: Để giảm giật và giảm nảy người ta thêm bộ phận giảm giật và giảm nẩy cho súng. Ví dụ: Súng máy phòng không 12,7mm bộ phận này đã giảm giật được 50% đến 70% sức giật. Súng tiểu liên AKM chế tạo bộ phận giảm giật và giảm nẩy lắp ở miệng nòng súng (bộ bù khí thuốc), khi bắn khí thuốc phụt ra khỏi miệng nòng súng, đập vào thành bộ bù, đẩy nhẹ phần miệng nòng súng về trước, sang bên trái và xuống dưới. Súng phóng lựu M79 có đệm cao su ở đế báng súng để giảm sức giật. Súng diệt tăng B40, B41, ĐKZ khử sức giật bằng cách cho khí thuốc thoát về sau cân bằng với lực đẩy đầu đạn về trước. Hình 2.2. Bộ phận giảm nẩy của súng tiểu liên AKM 2.4.2. Góc nẩy và nguyên nhân gây ra góc nẩy a) Định nghĩa Góc nẩy là góc tạo bởi trục nòng súng khi đã lấy xong đường ngắm với trục nòng súng ở thời điểm ngay sau khi đầu đạn ra khỏi nòng súng. - Góc nẩy ký hiệu là (gama) Góc nẩy dương ( > 0) khi vị trí trục nòng ở thời điểm đầu đạn bay ra khỏi miệng nòng cao hơn vị trí trục nòng súng trước khi bắn. Góc nẩy âm ( < 0) khi vị trí trục nòng ở thời điểm đầu đạn bay ra khỏi miệng nòng thấp hơn vị trí trục nòng súng trước khi bắn. - Độ lớn của góc nẩy phụ thuộc vào cấu tạo từng loại súng và trình độ thao tác sử dụng súng của người bắn. Thông thường trong các bảng bắn của từng loại súng, người ta ghi góc nẩy đã tính toán được bằng độ, phút. 11 Hình 2.3. Góc nẩy của súng khi bắn b) Nguyên nhân gây ra góc nẩy - Do va đập các bộ phận của súng Trong quá trình bắn các bộ phận của súng chuyển động và va chạm vào nhau làm cho súng bị rung động, trục nòng súng thay đổi so với vị trí ban đầu (khi bệ khoá nòng lùi có xu hướng làm nòng súng nẩy lên, khi bệ khoá nòng tiến có xu hướng làm nòng súng chúc xuống). Đối với các loại súng có búa đập thẳng (trung liên RPĐ, đại liên K57, PKMS), do va đập của búa mạnh nên nguyên nhân này ảnh hưởng rõ rệt hơn các loại súng có búa đập vồng (súng trường CKC, tiểu liên AK, trung liên RPK, súng ngắn K54...) trong hình thành góc nẩy. - Do rung động của nòng súng Nòng súng được chế tạo bằng vật liệu có tính đàn hồi rất nhỏ nên dưới tác dụng của áp suất nén và ma sát của khí thuốc cùng với lực ma sát sinh ra do cọ sát của vỏ đầu đạn, nòng súng sẽ dao động quanh vị trí ban đầu của trục nòng. Hiện tượng dao động của nòng súng nói trên là một trong những nguyên nhân sinh ra góc nẩy khi bắn. Dao động của nòng súng phụ thuộc rất nhiều vào chiều dài và độ dày của nòng súng. Nếu nòng súng càng mỏng, càng dài, độ dao động càng lớn; ngược lại nòng súng càng dầy, càng ngắn, độ dao động càng nhỏ. Các loại súng như tiểu liên AK, trung liên RPK, RPĐ, súng ngắn là loại súng có nòng ngắn nên độ dao động không đáng kể. - Do súng giật lùi Trong quá trình bắn, búa, khoá nòng, đầu đạn, khí thuốc chuyển động về trước sinh ra phản lực đẩy súng lùi về sau (đặc biệt khi đạn bay ra khỏi nòng súng tạo ra hiện tượng mất cân bằng về lực, đẩy súng lùi nhanh về sau). Khi súng lùi về sau bị vai người bắn chặn lại, do cấu tạo báng súng chếch tạo thành mô men ngẫu lực (mô men quay), làm cho nòng súng hất lên hoặc chúc xuống. Đây là nguyên nhân chủ yếu tạo ra góc nẩy của súng khi bắn. Việc tạo thành góc nảy là một hiện tượng rất phức tạp và góc nảy không phải là một hằng số mà phụ thuộc phần lớn vào tư thế, động tác giữ súng của người bắn. Để hạn chế tác động tiêu cực của góc nảy đến bắn trúng phải kiểm tra chuẩn bị súng trước khi bắn; thực hiện đúng tư thế, động tác bắn, giữ súng chắc chắn, lợi dụng vật tỳ hợp lý. Câu hỏi: 1. Hãy Làm rỏ khái niệm đường đạn trong nòng súng? 2. Nêu và phân tích các thời kỳ của phát bắn; sự giật của súng? 12 Chương 3 ĐƯỜNG ĐẠN NGOÀI NÕNG 3.1. Khái niệm Đường đạn ngoài nòng là đường do trọng tâm của đầu đạn vạch ra khi vừa bay ra khỏi nòng súng (nòng pháo) và chuyển động trong không gian. Từ khái niệm ta thấy: - Đối tượng nghiên cứu là sự chuyển động của đầu đạn (quả đạn) - Môi trường nghiên cứu: trong không gian. Đầu đạn khi bay ra khỏi nòng súng có sơ tốc nhất định và bay theo quán tính. Nếu đầu đạn bay trong môi trường chân không và không bị tác động của trọng lực (lực hút của trái đất) thì nó sẽ bay theo đường thẳng, với tốc độ đều và bay mãi (định luật 1 Niutơn về chuyển động đều), đường đạn là đường thẳng dài vô tận; nếu có lực hút của trái đất thì đầu đạn vừa chuyển động đều theo quán tính, vừa rơi xuống theo phương thẳng đứng do lực hút của trái đất, đường đạn là đường cong cân đối, có giới hạn. Như vậy, trong môi trường không khí và có lực hút của trái đất, đường đạn là đường cong không cân đối, có giới hạn. - Giới hạn nghiên cứu: từ khi đầu đạn vừa bay ra khỏi mặt cắt phía trước miệng nòng súng (nòng pháo) cho đến khi kết thúc chuyển động. a) 0 b) 0 c) 0 C C Hình 3.1. Đường đạn trong các môi trường a) Đường đạn trong chân không, không có lực hút trái đất; b) Đường đạn trong chân không, có lực hút trái đất; c) Đường đạn trong không khí, có lực hút trái đất. 13 3.2. Chuyển động của đầu đạn trong không khí 3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển động của đầu đạn Khi đầu đạn chuyển động trong không khí luôn có hai lực đồng thời tác dụng vào đầu đạn là: lực hút của trái đất (P) và sức cản của không khí (R). Tiếp tuyến đường đạn Trục đầu đạn R1 R R2 N I Đường đạn P Hình 3.2. Lực tác dụng vào đầu đạn I: Là trọng tâm của đầu đạn; N: Là trung tâm sức cản không khí; P: Là trọng lực; R1: Là lực nâng mũi đầu đạn lên; R2: Là lực cản làm giảm tốc độ bay của đạn; R: Là tổng hợp các lực cản của không khí. a) Lực hút của trái đất Quá trình chuyển động trong không khí, đầu đạn luôn chịu tác động lực hút của trái đất, lực này làm cho đầu đạn vừa bay, vừa rơi dần xuống phía dưới theo phương thẳng đứng. Sự hạ thấp dần độ cao của đầu đạn so với đường phóng được tính theo công thức: H g t 2 Trong đó: H: Khoảng cách rơi tự do của đầu đạn so với đường phóng, tính bằng (m). g: Gia tốc rơi tự do, tính bằng (m/s2). Đường phóng t: Thời gian đạn bay, tính bằng (s). H1 0 H2 H3 H4 C Hình 3.3. Sự hạ thấp dần độ cao của đường đạn so với đường phóng Theo quy ước, lực hút của trái đất được gọi là trọng lực. Điểm tác dụng (điểm đặt) của trọng lực trên đầu đạn là trọng tâm của đầu đạn (với loại đạn nhọn súng bộ binh, trọng tâm đầu đạn nằm trên trục đầu đạn và cách mũi đầu đạn một đoạn khoảng bằng 2/3 chiều dài đầu đạn). Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về trái 14 đất. Đầu đạn có khối lượng càng lớn thì trọng lực càng lớn và ngược lại. Với đầu đạn súng bộ binh cỡ 7,62mm có khối lượng 7,9g sẽ chịu một lực hút của trái đất là 0,162N. b) Sức cản của không khí - Các yếu tố gây nên sức cản không khí Không khí là môi trường đàn hồi, khi đầu đạn chuyển động nó sẽ cản lại sự chuyển động của đầu đạn, một phần năng lượng của đầu đạn sẽ bị tiêu hao để thắng sức cản không khí và gây nên sự chuyển động của môi trường không khí xung quanh. Sức cản của không khí làm cho tốc độ bay của đầu đạn chậm dần lại. Sóng xạ thuật Xoáy khí Ma sát không khí Hình 3.4. Sức cản của không khí đối với đầu đạn - Nguyên nhân + Ma sát không khí Khi đầu đạn (quả đạn) chuyển động trong không khí, các phần tử của không khí tiếp xúc, va đập, cọ xát với vỏ đầu đạn (quả đạn) tạo nên ma sát giữa không khí với vỏ đạn. Lực ma sát này làm cho tốc độ bay của đầu đạn (quả đạn) giảm dần. + Sóng xạ thuật Đầu đạn (quả đạn) khi bay phải dồn ép lớp không khí dầy đặc bao quanh nó, sự dồn ép đó tạo thành sóng không khí (sóng hình nón); ở phía đầu đạn có làn sóng đầu, ở phía đai đạn có làn sóng đai và ở đuôi đạn có làn sóng đuôi; các sóng này gọi chung là sóng xạ thuật. Khi chuyển động trong môi trường không khí, để tạo ra sóng xạ thuật, đầu đạn phải tiêu hao một phần năng lượng nên vận tốc bay của đầu đạn bị giảm dần. Tiếng rít của đầu đạn (quả đạn) mà ta nghe được khi đầu đạn chuyển động trong không khí là do sóng xạ thuật tạo nên. + Sự tạo thành xoáy khí Khi đầu đạn chuyển động về trước, lớp không khí tiếp xúc sát bề mặt của vỏ đầu đạn chuyển động từ mũi đầu đạn đến đuôi đầu đạn và tách dần ra khỏi bề mặt đuôi đạn tạo thành khoảng trống ở sát ngay phía sau đuôi đầu đạn. Sự tạo thành khoảng trống ở phía sau đuôi đầu đạn làm cho áp suất ở mũi đầu đạn lớn hơn ở đuôi đầu đạn, tạo nên một lực chuyển động ngược chiều với hướng chuyển động của đầu đạn. Lực này có xu hướng kéo đầu đạn lùi về sau, làm cho tốc độ bay của đầu đạn bị giảm dần. 15 Khi lớp không khí chuyển động dồn ép vào khoảng trống ở phía sau đuôi đầu đạn sẽ tạo thành xoáy khí. Chú ý: Xoáy khí là hiện tượng được tạo thành sau khi có sự chênh lệch về áp suất giữa đầu đạn và đuôi đạn, nên nó không phải là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ bay của đầu đạn. Hợp lực của tất cả các lực do không khí gây nên tác động vào đầu đạn (quả đạn) khi bay tạo thành một lực cản lớn tại trung tâm sức cản của không khí (N) làm giảm tầm bay của đầu đạn (quả đạn). Ta có thể thấy rõ sự giảm tầm bay khi so sánh tầm bay của đầu đạn súng trường K44 trong môi trường chân không và môi trường không khí theo bảng dưới đây: Tầm bắn (m) Góc bắn (độ) Chân không Không khí 0o15’ 790 0o52’ Vo (m/s) Số lần giảm 500 155 1,5 2380 1000 238 2,4 9o 23860 2500 955 10 45o 865 Số % thay đổi 76349 3290 2182 22 Như vậy, khi đầu đạn vận động trong môi trường không khí lực hút của trái đất là nguyên nhân làm cho đầu đạn vừa bay, vừa rơi dần xuống theo phương thẳng đứng, sức cản của không khí là nguyên nhân làm giảm dần tốc độ bay của đầu đạn và làm cho đường đạn trở thành một đường cong không cân đối (Hình 3.5). Yy 0 C 0 C Hình 3.5. Đường đạn là một đường cong không cân đối 3.2.2. Các yếu tố quyết định đến độ lớn của sức cản không khí đối với đầu đạn a) Hình dáng đầu đạn Hình dáng của đầu đạn có ảnh hưởng rất lớn đến sức cản của không khí; nếu đầu đạn nhọn, mặt ngoài trơn nhẵn thì sức cản của không khí tác động lên đầu đạn sẽ nhỏ và ngược lại. Qua nghiên cứu, đầu đạn có mũi nhọn, bề mặt ngoài trơn nhẵn, đuôi hình côn (hình dạng khí động học) thì lực cản không khí tác động lên đầu đạn là nhỏ nhất. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan