Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của các yếu tố đặc trưng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương ...

Tài liệu Tác động của các yếu tố đặc trưng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam

.DOCX
50
39
134

Mô tả:

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾTHÀNH PHỐHỒCHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾFULBRIGHT BÙI THỊNGỌC LAN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐĐẶC TRƯNGTỚI THANH KHOẢN CỦA HỆTHỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phốHồChí Minh, 2016 BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾTHÀNH PHỐHỒCHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾFULBRIGHT BÙI THỊNGỌC LAN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐĐẶC TRƯNGTỚI THANH KHOẢN CỦA HỆTHỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. TRẦN THỊQUẾGIANG Thành phốHồChí Minh, 2016 -i-LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và sốliệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độchính xác cao trongphạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường đại học kinh tếThành phốHồChí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tếFulbright.T hành phốHồChí Minh, ngày 31tháng 7năm 2016. Tác giả Bùi ThịNgọc Lan -ii-LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôixin đượcchân thànhcảm ơn cô Trần ThịQuếGiang đã tận tình hướng dẫntôi hoàn thành luận văn.Tôi cũngxin được cảm ơn thầy Đinh Công Khải, thầy Lê Việt Phú, anh Hoàng Văn Thắng, bạn Huỳnh Ngọc Chương đã cung cấp cho tôinhững lời khuyên hữu ích vềkinh tếlượng.Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo,các anh chịtrợgiảng trong Chương trình giảng dạy kinh tếFulbright suốt thời gian hai năm học qua đã truyền đạt cho tôicảtri thức và cách sống, đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉbảo và giúp đỡđểtôicó thểvượt qua những khó khăn trong học tập.Cảm ơn các anh chịvà các bạn học viên MPP7 đã cùng đồng hành trong hai năm học, cùng động viên và giúp đỡlẫn nhau trong quá trình học tập nhiều gian nan.Cảm ơn gia đình đã luôn ởbên cạnh, động viên, quan tâm lo lắng và tạo mọi điều kiện cho tôiđược học tập.Hai nămởFETP thực sựlà một trải nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, và tôixin được chân thành cảm ơn tất cả. -iii-TÓM TẮT Cuối năm 2014, đểgóp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN trong đó nới tỷlệsửdụng nguồn vốn ngắn hạn đểcho vay trung dài hạn đối với các ngân hàng thương mại lên tới 60%, tăng gấp đôi so với quy định trước đó. Một năm sau khi Thông tư 36 được ban hành, tín dụng tăng trưởng mạnh, trong đó tín dụng trung dài hạn tăng cao, chiếm tỷtrọng gần 50% tổng dư nợtín dụng; từđólàm dấy lên nhiều quan ngại vềrủi ro thanh khoản đối với hệthống ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu này đặt ra mục tiêu tìm hiểu các yếu tốđặc trưng của ngân hàng tác động đến thanh khoản, đặc biệt là các yếu tốliên quan đến hoạt động cho vay như tăng trưởng tín dụng, tăng tỷtrọng cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay; đểtừđó xem xétviệc Thông tư 36 tăng tỷlệcho vay trung dài hạn từnguồn vốn ngắn hạn tác động theo chiềuhướng nào đến thanh khoản của hệthống ngân hàng thương mại,vàcần cócác biện pháp chính sách gì nhằm hạn chếrủi ro thanh khoản xảy ra.Dữliệu nghiên cứu được thu thập từbáo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 24ngân hàng thương mại, trong khoảng thời gian 2008-2014. Nghiên cứu sửdụng dữliệu bảng với phương pháp ước lượng mô hình các tác động cốđịnh.Kết quảnghiên cứu cho thấy: Thứnhất, tăng trưởng tín dụng làm giảm khảnăngthanh khoản.Mối quan hệnày được phản ánh qua cuộc khủng hoảng thanh khoản của hệthống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2011, rõ nét nhất là tình trạng tăng trưởng tín dụng đột biến năm 2007, kéo theo cuộc đua lãi suất năm 2008 và những biến động lãi suất liên tục sau đó.Thứhai, ngân hàng đẩy mạnh cho vay trung dài hạn trên tổng cho vaykhiến khảnăng thanh khoản giảm,rủi ro thanh khoản tăng lên. Thực tếtại Việt Nam cho thấy, năm 2007-2008, các ngân hàng đã tập trung mạnh vào cho vay chứng khoán, bất động sản, đa phầnlà những khoản vay trung dài hạn và có tính rủi ro cao.Thứba, các yếu tốđặc trưng khác của ngân hàng như quy mô ngân hàng, vốn chủsởhữu có tác động cùngchiều vớithanh khoản; nợxấu có tác động ngượcchiều vớithanh khoản; tuy nhiên các yếu tốnày không có ý nghĩa thống kê.Trên cơ sởkết quảnghiên cứu, luận văn đềxuất một sốkhuyến nghịchính sách. VớiNgân hàng Nhà nước: Thứnhất, cần thận trọng trong các giải pháp khuyến khích tăng trưởng tín -iv-dụng, đặc biệt cần thận trọng khi thông qua nới lỏngcác chỉtiêu vềquản lý thanh khoản, tránh việc đánh đổi an toàn thanh khoản đểđạttăng trưởng tín dụng bằng mọi cách. Thứhai, việc sửa đổi Thông tư 36, trong đó siết lại tỷlệsửdụng vốn ngắn hạn đểcho vay trung dài hạn là cần thiết. Thứba, Ngân hàng nhà nước nên xây dựng lộtrình áp dụng các chỉsốđảm bảo thanh khoản (LCR)và chỉsốtài trợổn định ròng (NSFR)thay thếcho các chỉsốquản lý thanh khoản hiện tại.Thứtư, cần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, không phân biệt đối xửgiữa ngân hàng thương mạicổphần và ngân hàng thương mạinhà nước; tái cấu trúc các ngân hàng quy mô nhỏ,thường xuyên gặp khó khăn vềthanh khoản. Thứnăm, cần kiểm toán vốn đểxác định lại mức vốn chủsởhữu mà các ngân hàng đang thực sựnắm giữ, kiên quyết xửlý tình trạng sởhữu chéo.Với các ngân hàng thương mại, cầncân đối giữa hoạt động cho vay và hoạt động quản lý thanh khoản, duy trì tỷlệtài sản thanh khoản chất lượng cao ởmức hợp lý;thận trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng, đặc biệt với các khoản tín dụng trung, dài hạn.Từkhóa: Thanh khoản, rủi ro thanh khoản, Thông tư 36 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................ii TÓM TẮT.............................................................................................................................. ..iii MỤC LỤC............................................................................................................................. ....v DANH MỤC CÁC CHỮKÝ HIỆU, VIẾT TẮT..................................................................viii DANH MỤC BẢNG...............................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................................x DANH MỤC PHỤLỤC..........................................................................................................xi CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU........................................................................................................1 1.1Bối cảnh nghiên cứu......................................................................................................1 1.2Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................3 1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................4 1.4Phương pháp nghiên cứu và các nguồn thông tin..........................................................4 1.5Cấu trúccủa luận văn.....................................................................................................4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞLÝ THUYẾT..........................................................................................5 2.1Cáckháiniệmvềthanh khoảnvàrủiro thanh khoản....................................................5 2.2Các phương phápđolườngthanh khoản.......................................................................6 2.2.1Các nghiên cứu trước khủng hoảng tài chính 2007 –2008...............................6 2.2.2Quy định của Basel............................................................................................7 2.2.3Các quy định của Việt Nam...............................................................................8 2.3Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản...........................................................................10 2.4Các yếu tốtác động tới thanh khoản............................................................................12 2.4.1Quy mô ngân hàng vàthanh khoản.................................................................12 2.4.2Vốn chủsởhữu vàthanh khoản.......................................................................13 2.4.3Tăng trưởng cho vay vàthanh khoản..............................................................14 -vi-2.4.4Tỷlệcho vay trung dài hạnvàthanh khoản....................................................15 2.4.5Rủi ro tín dụng và thanh khoản........................................................................15 CHƯƠNG 3 MÔ TẢDỮLIỆU.............................................................................................21 3.1Nguồn dữliệu..............................................................................................................17 3.2Mô tảdữliệu................................................................................................................17 3.2.1Thanh khoảncủa các ngân hàng......................................................................17 3.2.2Quy mô ngân hàng...........................................................................................19 3.2.3Vốn chủsởhữu................................................................................................20 3.2.4Tăng trưởng cho vay........................................................................................22 3.2.5Tỷtrọng cho vaytrung dài hạn trong tổng cho vay.........................................24 3.2.6Nợxấu..............................................................................................................26 3.3Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.......................................................28 3.3.1Mô hình nghiên cứu đềxuất............................................................................28 3.3.2Phương pháp ước lượng mô hình....................................................................31 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH.................................32 4.1 Kết quảước lượng và kiểm địnhmô hình....................................................................32 4.2Phân tích và thảo luận kết quả.....................................................................................35 4.2.1Tác động của tăng trưởng cho vay đến thanh khoản.........................................35 4.2.2 Tác động của tỷlệcho vay trung dài hạntrên tổng cho vay đến thanh khoản..38 4.2.3 Tác động của quy mô ngân hàng, vốn chủsởhữu, nợxấu tới thanh khoản......44 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊCHÍNH SÁCH..........................................46 5.1 Kết luận..........................................................................................................................46 5.2 Khuyến nghịchính sách.................................................................................................46 5.2.1 Đối với Ngân hàng nhà nước..............................................................................46 5.2.2 Đối với Ngân hàng thương mại...........................................................................48 -vii-5.3 Hạn chếcủa luận văn.....................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................49 PHỤLỤC..................................................................................................................... ...........56 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 Bối cảnh nghiên cứuHoạt động kinh doanhtruyềnthốngcủa ngân hànglànhậntiềngửivàcho vay. Trong quátrìnhkinh doanh, ngânhàngthườngxuyên phảiđốimặtvớicácloạirủiro, một trong sốđó là rủi ro thanh khoản.Mấtthanh khoảnsẽdẫn đếnnhữnghậuquảtiêu cực không chỉvớibảnthân ngân hàngmàcònvớitoànxãhội. Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người gửi tiền khiến họhoang mang, mất niềm tin. Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu giải ngân cho các khoản cấp tín dụngkhiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Thiếuthanh khoản buộc các ngân hàng phải chạy đua huy động vốn, đẩylãi suất huy động rồi theođó là lãi suất cấp tín dụng tăng cao. Khi lãi suất tiền gửi tăng, nguồn tiền tập trung gửi vào ngân hàng thay vì chảy vào tiêu dùng và các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.Khi lãi suất cấp tín dụng cao làm tăng chi phíhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm –dịch vụ. Giá cảnhiều hàng hóa –dịch vụtăng dẫn đến lạm phát tăng, ảnh hưởng tới đời sống người dân.Chi phí đầu vào tăng nhưng đầu ratiêu thụkhó khăn do tiêu dùng giảm, doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế. Rủi ro thanh khoản đã xảy ra trong thực tế, ởcảViệt Nam và trên thếgiới. Tiêu biểu và gần đây nhất làcuộc khủng hoảng thếchấp dưới chuẩn của Mỹxảyra vàotháng8 năm 2007. Khởi đầu từviệc bùng nổtín dụng bất động sản, đến khi bong bóng bất động sản vỡ, nợxấu gia tăng, thịtrường tài chính Mỹdần rơi vào khủng hoảng thanh khoản. Chính phủMỹđã phảican thiệptrên quy mô lớn chưa từng có,đểtránh sựsụp đổcủa hệthống tài chính(Trần Phan Huy Hiệu, 2015).Cuộc khủnghoảngcho thấychính việc không chú trọng đến vấn đềthanh khoản đã khiến nhiều ngân hàng phải phá sản. Cuộc khủng hoảng đã làm lộrõ những lỗhổng của công tác quản lý thanh khoản trong hệthống ngân hàng Mỹnói riêng và hệthống ngân hàng toàn cầu nói chung (Lê Đạt Chí, 2011). -2-Sau khủng hoảng tài chính 2008, Uỷban giám sát ngân hàng Basel đã phải ban hành những quy tắc bổsung đểnâng cao hiệu quảquản trịrủi ro cho các ngân hàng. Basel III ra đời, bên cạnh những yêu cầu vềvốn chặtchẽhơn, đã đưa ra những tiêu chuẩn vềthanh khoản đối với hệthốngngân hàng thương mại(NHTM).Basel III đã thiết lập một khuôn khổvềquản lý rủi ro thanh khoản, gồm chỉsốđảm bảo thanh khoản (liquidity coverage ratio) được đưa vào áp dụng chính thức năm 2015 và chỉsốtài trợổnđịnhròng (net stable funding ratio)dựkiến được đưa vào áp dụng chính thức năm 2018. TạiViệt Nam, trong giai đoạn2008-2011, hệthốngNHTMcũngphảiđốimặtvớitìnhtrạngthiếuthanh khoảntrầmtrọng, dẫnđếncáccuộc chạyđualãi suất. Từđầu năm 2008, lãi suất qua đêm liên ngân hàng liên tiếp lập các kỷlục 20%, 25%, và đỉnh điểm là 27%/năm(Viết Chung, 2012). Các ngân hàngđua nhau tăng lãi suất huy động, phá rào lãi suất trần.Ởthờiđiểmcuối năm 2011,trong khi trầnlãi suất huy động là 14%/năm thìhầu hết các ngân hàngtrảlãi suất cho người gửi tiền đến 18%/năm, thậm chí 23%/năm cho những khoản tiền gửi ngắn hạn. Hoạt độnghuy động vàng, ngoại tệtăng mạnh nhằm bù đắp sựthiếu hụt tiền đồng (Phạm Hà Nguyên, 2013).Các chuyên gia nhận định, nguyên nhânlà do trong giai đoạn này, các NHTMđã tăng trưởng tín dụng quá nóng, đặc biệt tập trung vào cho vay chứng khoán, bất động sản; cơ cấu đầu tư không hợp lý và tỷlệnợxấu gia tăng làm tăng sựmất cân đối vềkì hạn giữa tài sản nợvà tài sản có, đẩy các ngân hàng rơi vào khó khăn thanh khoản. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn từnhững yếu kém trong công tác quản trịthanh khoản,công tác dựbáovà phân tích thịtrường (Nguyễn Hiền, 2008).Giai đoạn căng thẳng thanh khoản của hệthống NHTMViệt Nam đã qua nhưng rủi ro thanh khoảnbất cứlúc nào cũng có thểquay trởlại. Cuối năm 2014, đểgópphầnthúcđẩytăng trưởngtíndụng,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN)đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36) quy định các giới hạn, tỷlệbảo đảm an toàn trong hoạt động của tổchức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 36 chính thức có hiệu lực thi hành từ1/2/2015 và cho phép các NHTMdùng đến 60% vốn ngắn hạn đểcho vay trung dài hạn, tăng gấp đôi so với quy định trước đó. -3-Theo sốliệu thống kê của NHNN, tổng dư nợtín dụng cảnước tính đến tháng 11/2015 là4.586 nghìntỷđồng, tăng 15,5%so với cùng kì năm 2014.Trongđó, tín dụng trungdài hạn tăng rất nhanh (29%) và chiếm tỷtrọng gần 50% tổng dư nợtín dụng (Minh Anh, 2016). Tại TP HồChí Minh, tổng dư nợtín dụng đến cuối năm 2015 đạt trên 1,23 triệu tỉđồng, tăng 15,6% so với cuối năm 2014. Dư nợtín dụng trung và dài hạn cuối năm 2015 đạt khoảng 711 nghìntỷđồng, tăng 28,7% và chiếm 57,6% tổng dư nợtín dụng(T. Thu, 2016).Tại Hà Nội, tổng dư nợcho vay đến cuối tháng 12/2015 đạt 1.208 nghìn tỷđồng, tăng 19,5% so với năm 2014, trong đó dư nợngắn hạn tăng 17,9%, dư nợtrung dài hạn tăng 22,3%(Cục thống kê TP Hà Nội).Sựra đờicủaThông tư36 cùngdiễnbiếntình hìnhtíndụng trong thờigian qua, đặcbiệt làtìnhtrạng tậptrung mạnhvào cho vay trung dàihạnlạidấylên nhữngquan ngạitừphíacácchuyên gia vềrủiro thanh khoảnđốivớihệthốngNHTMViệt Nam. Chỉsau hơn một năm ban hành, Ngân hàng Nhà nước đãphải sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN bằng việc ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN,trong đó tỷlệsửdụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được giảm theo lộtrình từ60% xuống 50% từ1/1/2017 và 40% từ1/1/2018. Rủiro thanh khoảnbất cứlúc nào cũng có thểxảy ravàcầnphảicócơchếphòngngừahiệuquả.Vậy, liệu những lo ngại của các chuyên gia và việc sửa đổi Thông tư 36có là cần thiết? Tăng trưởng tín dụng, đặc biệt tăng tỷtrọng cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay có thực sựtác động tiêu cực tới khảnăng thanh khoản của các ngân hàng? Đó là những vấn đềđược đặt ratrong nghiên cứu này.1.2Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứuMục tiêu của đềtài là tìmhiểu cácyếu tốđặc trưng của ngân hàng tácđộngđếnthanh khoản, đặc biệt là các yếu tốliên quan đến hoạt động cho vaynhư tăng trưởng tín dụng, tăng tỷtrọng cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay; đểtừđóđánh giáviệc Thông tư 36 tăng tỷlệcho vay trung dài hạn từnguồn vốn ngắn hạn sẽtác động đếnthanh khoản của hệthống NHTMViệt Namtheo chiều hướng nào,cần cócác biện pháp chínhsáchgì nhằm hạn chếrủiro thanh khoảnxảyra. -4-Xuất phát từbối cảnh và mục tiêu, đềtài “Tác động của các yếu tốđặc trưngtới rủi ro thanh khoản của hệthống ngân hàng thương mại Việt Nam” nghiên cứu và trảlời hai câu hỏi sau:-Các yếu tốliên quan đến hoạt động cho vay như tăng trưởng tín dụng, tăng tỷtrọng cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay tácđộngnhư thếnào đếnkhảnăngthanh khoảncủahệthốngNHTMViệt Nam?Cầncónhữnggiải pháp chínhsáchgìđểngăn chặnrủiro thanh khoảnxảyra?1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là các ngân hàng thương mại thuộc hệthống NHTMViệt Nam. Do hạn chếvềnguồn sốliệu nên đềtài chỉtập trung nghiên cứu vào khoảng thời gian từ2008đến 2014.Khoảng thời gian này bao phủcảgiai đoạn căng thẳng thanh khoản 2008-2011 và giai đoạn thanh khoản ổn định sau đó.1.4Phương pháp nghiên cứu và các nguồn thông tinLuận vănsửdụngphương phápnghiêncứuhỗn hợp (kết hợp địnhlượngvà phân tích định tính)đểxem xét tác động của các yếu tốđặc trưng ngân hàng đếnthanh khoản của hệthống NHTMViệt Nam. Luận văn sửdụng dữliệu bảng với phương pháp ước lượng mô hình các ảnh hưởng cốđịnh (FEM), tiến hành kiểm định các vi phạm giảthuyết của mô hình hồi quy tuyến tính cổđiển và phân tích kết quảhồi quy trên mô hình cuối cùng đã được xửlý các vi phạm.Nguồndữliệusửdụng trong luận văn được thu thập từbáocáo tàichính, báocáo thườngniên củacácNHTMViệt Nam. 1.5Cấu trúc của luận vănLuận văngồm năm phần. Chương 1 giới thiệu vềvấn đềnghiên cứu được trình bày như trên. Chương 2 trình bày cơ sởlý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đó vềthanh khoản,các yếu tốđặc trưng của ngân hàng tác độngđếnthanh khoản, từđó đềxuất mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 3 giới thiệu vềnguồn dữliệu, mô tảdữliệu. Chương 4 trình bày các kết quảước lượng và kiểm định mô hình, phân tích kết quảhồi quy. Chương 5 là kết luận và các khuyến nghịchính sách nhằm tác động vào các yếu tốđặc trưngcó ảnh hưởng tớithanh khoản của hệthống NHTMViệt Nam. CHƯƠNG 2CƠ SỞLÝ THUYẾT2.1 Các khái niệm vềthanh khoản và rủi ro thanh khoảnỞgóc độtài sản, thanh khoản là khảnăng chuyển hóa thành tiền của tài sản và ngược lại.Ởgóc độcủa một doanh nghiệp, thanh khoản là khảnăng thanh toán các khoản nợngắn hạn.Vớingân hàng thương mại (một loại hình doanh nghiệp đặc thù), thì thanh khoản là khảnăng tức thời đểđáp ứng các nghĩa vụtài chính phát sinh trong hoạt động kinh doanh như: nhu cầu rút tiền gửi,giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết, thanh toán và các giao dịch tài chính khác(Nguyễn Văn Tiến, 2015).Theo Duttweiler(2010), “do thực hiện bằng tiền mặt, thanh khoản chỉliên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ”.Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khảnăng cung ứngđủlượng tiền mặt cho các nghĩa vụtài chínhtức thời; hoặc cung ứng đủnhưng phải huy động vốn với giá cao hoặc bán tài sản với giá thấp. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khảnăng chi trảdo không đủquỹtiền mặt, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc phải chuyển đổi với chi phí cao, thậm chí không thểchuyển đổiđểđáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.Baselvà các tác giảkhác nhau, ởnhững thời điểm khác nhau đã có những định nghĩavà chú trọng tới những khía cạnh khác nhau củarủi ro thanh khoản. Năm 2000,Ủy ban Basel đãđịnh nghĩa thanh khoản như là khảnăng tăng quỹvềtài sản và đáp ứng các nghĩa vụkhi chúng đến hạn. Ủy ban giới thiệu 14 nguyên tắc chínhvềquản lý và giám sát thanh khoản, trong đó nhấn mạnhtầm quan trọng của việc thiết kếcác giải pháp quản lý khác nhau đểquản lý thanh khoản hàng ngày. Đồng thời, trong phân tích của mình, Baselchỉrõ mối liên hệgiữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro điển hình khác trong kinh doanh ngân hàng, như rủi ro tín dụng, rủi ro thịtrường, rủi ro hoạt động.Năm 2006, Basel hợp nhất các nguyên tắc đềra năm 2000. Theo cách phân loại của ECB (2002), Baselphân biệt rủi ro thanh khoản thành rủi ro thanh khoản tài trợ(funding liquidity risk) và rủi ro thanh khoản thịtrường(market liquidity risk). -6-Rủi ro thanh khoản tài trợlà rủi ro khi một ngân hàng không đủvốn đểđáp ứng các khoản nợkhi chúng đến hạn. Rủi ro thanh khoản tài trợphụthuộc vào sựsẵn có của các nguồn thanh khoản: thứnhất là từngười gửi tiền; thứhai là thịtrường (ngân hàng có thểbán các tài sản trên thịtrường hoặc tạo thanh khoản thông qua chứng khoán hóa; NHTMcũng có thểcó được nguồn thanh khoản thông qua thịtrường liên ngân hàng hoặc vay mượn trực tiếp từngân hàng trung ương).Rủi ro thanh khoản thịtrường là rủi ro khi một ngân hàng không thểbán được tài sản của họtrên thịtrường với thời gian ngắn, chi phí thấp và ít tác động vềgiá. Rủi ro thanh khoản thịtrường phụthuộc vào mức độphát triển của thịtrường.Tháng 2năm 2008, Basel xuất bản“Liquidity risk: Management and Supervisory Challenges”, trong đó định nghĩa thanh khoản là khảnăng tăng quỹtài sản và đáp ứng các nghĩa vụkhi chúng đến hạn, và xem rủi ro thanh khoản là rủi ro mà nhu cầu thanh toán vượt quá khảnăng tăng nợphải trảmới hoặc thanh khoản hóa tài sản.Tháng 9 năm 2008, Basel tiếp tục xuất bản “Principles for sound liquidity risk management and supervision”(“Sound Principles”), trong đó định nghĩa thanh khoản là khảnăng mà một ngân hàng tăng quỹtài sản và đáp ứng các nghĩa vụđến hạn mà không xảy ra các thua lỗkhông thểchấp nhận được. “Sound Principles” cung cấp những hướng dẫn chi tiết vềquản lý rủi ro và giám sát rủi ro thanh khoản tài trợ. Basel nhấn mạnh: những nguyên tắc này sẽgiúp hoạt động quản lý rủi ro trởnên tốt hơn, nhưng chỉkhi nó được thực hiện đầy đủbởi các ngân hàng và các nhà giám sát.Đểcủng cốcho việc thực hiện các nguyên tắc trong “Sound Principles”, tháng 12 năm 2010, Basel xuất bản “Basel III: International framework for liquidity risk measurement, standards and monitoring”, trong đó phát triển hai tiêu chuẩn tối thiểu vềthanh khoản tài trợ: chỉsốđảm bảo thanh khoản (LCR) và chỉsốtài trợổn định ròng (NSFR),vớimục tiêu thúc đẩy khảnăng phục hồi thanh khoản trong ngắn hạn và dài hạn chohệthống ngân hàng.2.2Các phương pháp đo lườngthanh khoản2.2.1 Các nghiên cứu trước khủng hoảng tài chính 2007-2008 -7-Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007–2008, đã có nhiều nghiên cứu vềthanh khoản ngân hàng và rủi ro thanh khoản. Nhiều tỷlệđo lườngthanh khoản được đưa ra, tuy nhiênchưa nhận được sựthống nhất của các nhà nghiên cứu. Vodova (2011) chỉra có 2 phương pháp cơ bản đểđo lườngthanh khoản là phương pháp khe hởthanh khoản và các tỷlệthanh khoản. Khe hởthanh khoản là sựkhác nhau giữa các tài sản có và nợphải trảởcảhiện tại và tương lai. Khe hởthanh khoản dương phản ánh sựthiếu hụt thanh khoản. Vodova cũng đưa ra một loạt các tỷlệđo lường rủi ro thanh khoản là: Tỷlệtài sản thanh khoản trên tổng tài sản, tỷlệtài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi và vay mượn ngắn hạn, tỷlệcho vay trên tổng tài sản, tỷlệcho vay trên tổng tiền gửi và tài trợngắnhạn. Các tỷlệthanh khoản giúp nhận ra những xu hướng thanh khoản chính. Các tỷlệnày sau đó được nhiều tác giảkhác sửdụng trong các nghiên cứu thực nghiệm của họ.Federico (2012) trong nghiên cứu vềphát triển chỉsốđo lường rủi ro thanh khoản, cũngnêu ra một sốtỷlệđo lường rủi ro thanh khoản phổbiến là:Tỷlệtài sản thanh khoản trên tổng tài sản; tỷlệcho vay trên tài sản; tỷlệvốn huy độngngắn hạn trên tổng vốn huy động; tỷlệvốn huy độngngắn hạn bán buôn trên tổng nguồn vốn huy động; tỷlệtài sản thanh khoản trênvốn huy độngngắn hạn...Các tỷlệnày là những tỷlệđược tính toán từsốliệu trên bảng cân đối kếtoán. Một sốtỷlệtập trung vào khoản mục tài sản có trên bảng cân đối kếtoán, một sốtập trung vào khoản mục nợphải trả, một sốkết hợp cảhai. Tuy nhiên, theo Federico, những tỷlệphản ánh đặc trưng thanh khoản của tài sảncótrong mối tương quan với nợphải trảcó tính tổng hợp và phù hợp hơn. 2.2.2 Quy định củaBaselCuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu2007–2008 cho thấycác ngân hàng thiếu những mô hình dựbáo tốt đểquản lýthanh khoản. Sau khủng hoảng, tháng 12 năm 2010, Ủy ban Basel đã phát hành những nguyên tắc và hướng dẫn mới vềquản lýthanh khoản, một phần của Basel III.Ủy ban đã nêu bật tầm quan trọng của quản lýthanh khoản tốt và định nghĩa haitỷlệmới đểđo lườngthanh khoản: tỷlệđảm bảo thanh khoản (đo lường rủi ro thanh khoản ngắn hạn) và tỷlệtài trợổn định ròng (đo lường rủi ro thanh khoản dài hạn). -8-Mục tiêu của tỷlệđảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio-LCR)là thúc đẩy khảnăng phục hồi thanh khoản ngắn hạn của một ngân hàng bằng cách đảm bảo rằng ngân hàng nắm giữđủcác tài sản có thanh khoản chất lượng cao có khảnăng chuyển đổi thành tiền nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong khoảngthời gian 30 ngày dưới tình trạng căng thẳng thanh khoản nghiêm trọng. LCR = àóưàTỷlệnày phải lớn hơn hoặc bằng 100%.Tài sản có thanh khoản chất lượng caolà những tài sản thỏa mãn được các đặc điểm: Rủi ro tín dụng và thịtrường thấp, dễđịnh giá, hệsốtương quan với các tài sản rủi ro là thấp, được niêm yết trên thịtrường giao dịch phát triển và đã được công nhận rộng rãi. Ngoài ra, tài sản có thanh khoản chất lượng cao còn phải thỏa mãn những đặc điểm liên quan đến thịtrường là: Thịtrường có quy mô và năng động, có mặt các nhà tạo lập thịtrường có quyết tâm, mức độtập trung thịtrường thấp, hướng đến chất lượng. Tổng luồng tiền ra ròngđược tính bằng cách lấytổng luồng tiền ra dựkiến trừđi (-)tổng luồng tiền vào dựkiến (dưới 75% tổng luồng tiền ra dựkiến).Tỷlệtài trợổn định ròng (the Net Stable Funding Ratio-NSFR)hướng tới mục tiêuthúc đẩy khảnăng phục hồi thanh khoản trong một thời gian dài hơn (1 năm) bằng cách tạo ra nguồn tài chính dài hạn hơn và ổn định hơn đểtài trợcho các hoạt động của ngân hàng. NSFR = ốềẵààợổđịốềầóàợổđịTỷlệnàyđảm bảo rằng các tài sản códài hạn sẽđược tài trợít nhất là với một sốtài sản nợổn định vềkỳhạn trong mối liên hệvới danh mục rủi ro thanh khoản.Tỷlệnày cũng phảilớn hơn 100%.2.2.3 Các quy định của Việt NamTại Việt Nam, việc đo lường thanh khoản được thực hiện dưới dạng quy định các tỷlệvềkhảnăng chitrả. Những văn bản đầu tiên liên quan đến việc quản lý thanh khoản của NHNNquy định khá đơn giản. Quyết định107/QĐ-NH ngày 09/6/1992 yêu cầucác TCTDphải bảo đảm khảnăng chi -9-trảbằng cách duy trì thường xuyên giá trịtài sản động tương đương với các khoản phải chi trảtrong 3 ngày làm việc tiếp theo.Quyết định 297/1999/QĐNHNN5ngày 25/8/1999 quy địnhtỷlệkhảnăng chi trảlàtỷlệgiữa tài sản "Có" có thểthanh toán ngay so vớicác loại tài sản "Nợ" phải thanh toán ngay. Tỷlệnày tối thiểu phải bằng 1 và phải duy trì hàng ngày.Quyết định 457/2005/QĐNHNNngày 19/4/2005 bắt đầu có những quy định sâu hơn vềquản lý thanh khoản, như yêu cầu các TCTDphải ban hành các quy định nội bộvềquản lý khảnăng chi trả, thành lập bộphận chuyên trách vềđảm bảo khảnăng chi trả...Quyết định này đưa ra hai tỷlệvềkhảnăng chi trảlà: tỷlệgiữa các tài sản "Có" có thểthanh toán ngay và các tài sản "Nợ" sẽđến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo(tỷlệnày tối thiểu phải bằng 25%), và tỷlệgiữa tổng tài sản "Có" có thểthanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản Nợphải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo(tỷlệnàytối thiểu phải bằng 1). Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010tiếp tục đưa những quy định chi tiết hơn vềquản lý khảnăng chi trả. Thông tư này giữnguyên yêu cầu vềtỷlệtối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theokểtừngày hôm sau như quyết định 457. Tuy nhiên, Thông tư 13 có sựkhác biệt so với quyết định 457 khi bỏquy định vềtỷlệđảm bảo khảnăng chi trảtrong thời gian 1 tháng; và thay thếbằng yêu cầu vềtỷlệkhảnăng chi trảngay, được tính bằng tỷlệgiữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng nợphải trả, tỷlệnày tối thiểu bằng 15%.Quy định mới đây nhất có đềcậpđến quản lý thanh khoản là Thông tư 36/2014/TT-NHNNngày 20/11/2014. Thông tư 36 quy định hai tỷlệlà:tỷlệkhảnăng chi trảtrong 30 ngàyvà tỷlệdựtrữthanh khoản. Tỷlệkhảnăng chi trảtrong 30 ngày được tính bằng tài sản có tính thanh khoản caochia cho dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo. Vềý nghĩa, tỷlệnày tương đươngvới LCR nhưng yêu cầu cụthểthì thấp hơn so với LCR.Nếu LCRyêu cầu tối thiểu là 100%và không phân biệt loại tài sảnthì tỷlệkhảnăng chi trảtrong 30 ngày đối với hệthống NHTMViệt Namyêu cầutối thiểu chỉlà 50%đối với VND và 10% đối với ngoại tệ. Vềkỹthuật tính toán, so với LCR thì tỷlệkhảnăng chi trả30 ngày được tính toán còn đơn -10-giản:chưa có sựphân nhóm đối với tài sản thanh khoản chất lượng cao, tài sản và nợdùng đểtính toán dòng tiền vào, dòng tiền ra; chưa sửdụng kỹthuật chặn đểgiới hạn mức tối thiểu của dòng tiền ra dòng dựtính(Hoàng Công Gia Khánh, 2016).Tỷlệdựtrữthanh khoản bằng tỷlệgiữa tài sản có thanh khoản chất lượng cao và tổng nợphải trả. Tỷlệnày được quy định là 10% với các NHTM. Ởđây, khái niệm “tài sản có thanh khoản chất lượng cao” đã được dùng thay thếcho khái niệm “tài sản có đến hạn thanh toán”, phù hợp hơn với thông lệquốc tếvà thuật ngữtrong Basel III. Tỷlệdựtrữthanh khoản có mục tiêu tương tựNSFR khi hướng tới đánh giá khảnăng thanh khoản dài hạn hơn (thay vì chỉ30 ngày), tuy nhiên khác biệt lớn vềcông thức tính và ý nghĩa (Hoàng Công Gia Khánh, 2016). Tỷlệdựtrữthanh khoản lấy tài sản có thanh khoản chất lượng cao chia cho nợphải trảmà không phân biệt kì hạn nợ. Trong khi đó, NSFR có sựtương đồng vềkì hạn giữa tửsốvà mẫu số(đều đo trong thời gian 1 năm).Tóm lại, các quy định của Việt Nam đã liên tục thay đổi theo từng thời kì, từthuật ngữsửdụng đến công thức, kì hạn tính toán; hướng tới những chuẩn mực chung của quốc tếnhưng vẫn còn ởmức thấp, chưa đạt tới chuẩn mực chung.2.3Nguyên nhân của rủi ro thanh khoảnNguyễn Văn Tiến (2015) chia nguyên nhân của rủi ro thanh khoản làm hai nhóm: nguyên nhân tiền đềvà nguyên nhân hoạt động.Nguyên nhân tiền đềxuất phát từbản chất của hoạt động kinh doanh ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay. Tiền gửi thường có kì hạn ngắn, trong khi đó các khoản vay thường có kì hạn dài hơn. Sựkhông trùng khớp vềkì hạn giữa tiền gửi và tiền cho vay là nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản, tức là ngân hàng không có khảnăng thực hiện các nghĩa vụkhi đến hạn hoặc phải trảvới chi phí cao. Tuy nhiên, sựkhông trùng khớp vềkì hạn chỉthực sựdẫn tới rủi ro thanh khoản khi cóảnh hưởng củacác yếu tố, bao gồm cácyếu tốđặc trưng ngân hàng và các yếu tốvĩ môtác động. Các yếu tốđặc trưng như quy mô, vốn, cơ cấu sản phẩm... tác động đến chiến lược quản lý thanh khoản của ngân hàng(Giannotti, Gibilaro, Mattarocci, 2010).Khi ngân hàng có chiến lược quản lý tài sản không phù hợp, nhưkhông dựtrữđủtài sản thanh khoản cần thiết đểđáp ứng nhu cầu thanh khoản khi đến hạn, thì rủi ro thanh khoản sẽcó khảnăngxảy ra. Rủi ro thanh khoản cũng có -11-thểxảy rado nhữngyếu tốnằm ngoài khảnăng kiểm soát của ngân hàng: vídụnhư biến độnglãi suất khiến khách hàng rút tiền đểchuyển sang ngân hàng khác, hoặc một biến cốnào đó khiến khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng và rút tiền hàng loạt... Nguyên nhân hoạt độnglà nguyên nhân được chia theo nguồn gốc phát sinh từhai phía của bảng cân đối kếtoán. Nguyên nhân phát sinh từbên phía tài sản có, khi những người vay tiền rút tiền theo hợp đồng tín dụng đã kí với ngân hàng. Nguyên nhân phát sinh từphía tài sản nợ, khi những người gửi tiền muốn rút tiền gửi ngay lập tức. Rochet (2008) cũng nêu ra 3 nguồn gốc chính của rủi ro thanh khoản.Thứnhất, trên phương diện tài sản nợ, có một sựkhông chắc chắn vềsốlượng tiền gửi rút ra hay sựquay vòng của các khoản vay liên ngân hàng, đặc biệt khi ngân hàng bịnghi ngờkhông có khảnăng trảnợhoặc khi thiếu hụt thanh khoản tạm thời.Thứhai, trên phương diện tài sảncó, có một sựkhông chắc chắn vềsốlượng yêu cầu vay mới mà ngân hàng nhận được trong tương lai.Thứbalà hoạt động ngoại bảng, như hạn mức tín dụng và các cam kết khác, trạng thái được tạo ra bởi ngân hàng trên thịtrường phái sinh. Dù xuất phát từphía nào thì khi nhu cầu rút tiền mặt lớn cũng sẽđẩy ngân hàng rơi vào khó khăn vềthanh khoản. Phần lớn tiền của ngân hàng đang nằm ởdạng không thanh khoản, tức là các khoản vay hoặc tài sản cốđịnh.Người vay tiền đang dùng tiền vay đểphục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của họsẽkhông sẵn sàng trảtiền trước hạn. Lúc này, ngân hàng buộc phải bán các tài sản không thanh khoản khác của mình đểđổi lấy tiền mặt; việc bán vội tài sản với khối lượng lớn có thểđẩy ngân hàng vào tình trạng bịép giá, thua lỗ. Nếu nhiều ngân hàng cùng gặp khó khăn thanh khoản, khối lượng tài sản bán ra nhiều, thì thậm chí ngân hàng còn không bán được đểđổi lấy thanh khoản.Ngân hàng cũng có thểtìm kiếm nguồn thanh khoản khác thông qua tăng lãi suất huy động đểthu hút thêm tiền gửi hoặc vay mượn trên thịtrường liên ngân hàng. Tuy nhiên, khi một ngân hàng gặp khó khăn vềthanh khoản thì uy tín của nó sẽbịgiảm sút và buộc phải đi vay trên thịtrường với lãi suất cao. Ngân hàng khó khăn vềthanh khoản cũng có thểtìm kiếm sựhỗtrợtừngân hàng trung ương. Song nếu một ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trầm trọng thì, chính quan hệvay mượn trên thịtrường liên ngân hàngsẽđẩy các ngân hàng rơi vào rủi ro -12-thanh khoản hệthống, ngân hàng trung ương cũng không đủdựtrữđểhỗtrợkịp thời tất cảcác ngân hàng; và hậu quảnghiêm trọng nhất là sụp đổhệthống ngân hàng.2.4Các yếu tốtác động tới thanh khoảnCó hai xu hướng chính trong nghiên cứu vềcác yếu tốảnh hưởng tớithanh khoản của hệthống ngân hàng. Một xu hướng chỉtập trung vào các yếu tốđặc trưngcủangân hàng, như: quy mô, vốn, tỷlệcho vay,chất lượng tài sản, hiệu quảhoạt động, cấu trúc sởhữu... Xu hướng còn lại chia các yếu tốảnh hưởng tớithanh khoản ngân hàng làm hai nhóm là nhóm yếu tốđặc trưng ngân hàng và nhóm các yếu tốvĩ mô(như tăng trưởng, lạm phát, thay đổi cung tiền, tỷlệthất nghiệp...).Nghiên cứu này chỉtập trung vào các yếu tốđặc trưng của ngân hàng.2.4.1Quy mô ngân hàng vàthanh khoảnQuy mô ngân hàng ảnh hưởng đến chiến lược quản lý thanh khoản của ngân hàng, qua đó tác động đến khảnăngthanh khoản.Vềmặt lý thuyết theo quy mô thì ngân hàng lớn hơn sẽcóthanh khoản tốthơn; do có tổngtài sản lớn hơn, danh tiếng tốt hơn,mạng lưới rộng khắp,khảnăng tiếp cận thịtrường liên ngân hàng tốt hơn,khảnăng đàm phán giá tốt hơn và cũng nhận được sựquan tâm hỗtrợnhiều
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất