Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động chính sách giao đất, giao rừng đến thu nhập của hộ dân sinh sống tại kh...

Tài liệu Tác động chính sách giao đất, giao rừng đến thu nhập của hộ dân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn tỉnh cà mau

.DOCX
55
35
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THANH NHANH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT,GIAO RỪNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ DÂN SINH SỐNG TẠI KHU VỰC RỪNG NGẬP MẶN TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH-NĂM2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THANH NHANH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ DÂN SINH SỐNG TẠI KHU VỰC RỪNG NGẬP MẶN TỈNH CÀ MAU CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG Mà SỐ: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN:PGS.TS. BÙI THỊ MAI HOÀ ITP. HỒ CHÍ MINH-NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sốliệu và kết quảnêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳcông trình nghiên cứu nào khác. Ngày 26tháng 7năm 2016 Tác giả Võ Thanh Nhanh MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNGDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Chương 1. GIỚI THIỆU..........................................................................................1 1.1.SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................2 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.3.2. Phạm vithu thập dữ liệu....................................................................................3 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 1.4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.............................................................................3 Chương 2.CƠ SỞLÝ THUYẾT............................................................................4 2.1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................................4 2.1.1. Các khái niệm....................................................................................................4 2.1.2.Phương pháp đánh giá tác động chính sách......................................................8 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.......................................92 .2.1. Các nghiên cứu liên quan đến GĐGR...............................................................9 2.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ.......13 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC GIAO ĐẤT GIAO RỪNG........................................................................................16 2.3.1. Yếu tố chính sách GĐGR................................................................................16 2.3.2. Các yếu tố thuộc đặc điểm kinh tế xã hội của hộ............................................17 2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2.....................................................................................21 Chương 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................23 3.1.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................................................................23 3.1.1. Khung phân tích..............................................................................................23 3.1.2. Mô hình đánh giá tác động..............................................................................23 3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU..................................................................................25 3.2.1. Mô tả và định nghĩa các biến trong phân tích định lượng..............................25 3.2.2. Dữ liệu thứ cấp................................................................................................27 3.2.3. Dữ liệu sơ cấp..................................................................................................27 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu........................................................................29 3.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 3.....................................................................................29 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................31 4.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU........................................................31 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.............................31 4.1.2. Thực trạng chính sách GĐGR ngập mặn của tỉnh Cà Mau............................36 4.2. ĐẶC ĐIỂM MẪU PHỎNG VẤN.....................................................................40 4.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học hộ phỏng vấn..........................................................40 4.2.2. Tình trạng nhà ở và các vật dụng thiết yếu.....................................................42 4.2.3. Thu nhập của hộ..............................................................................................43 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GĐGR ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ DÂN SINH SỐNG TẠI RỪNG NGẬP MẶN TỈNH CÀ MAU.......................................44 4.3.1. Kiểm định điều kiện của phương pháp khác biệt kép.....................................44 4.3.2. Tác động của chính sách GĐGR đến thu nhập của người dân.......................45 4.4. NGUYÊN NHÂN CỦA KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG TỪ CHÍNH SÁCH GĐGR ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ DÂN SINH SỐNG TẠI KHU VỰC RỪNG NGẬP MẶN TỈNH CÀ MAU..............................................................................................48 4.4.1. Diện tích đất rừng giao cho hộ........................................................................48 4.4.2. Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương..............................................................49 4.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 4.....................................................................................52 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH..........................54 5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................54 5.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH......................................................................55 5.2.1. Hoàn thiện chính sách giao đất, giao rừng......................................................55 5.2.2. Tạo điều kiện cho hộ dân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau tham gia chính sách GĐGR được tiếp cận tín dụng chính thức................................56 5.2.3. Khai thác rừng kết hợp với nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh tháirừng ngập mặn tỉnh Cà Mau.......................................................................................................57 5.2.4. Các chính sách hỗ trợ về quản lý rừng và sản xuất.........................................58 5.2.5. Thu hút vốn đầu tư phát triển rừng.................................................................58 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.............58 TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC Chương 1.GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từxưa đến nay, rừng luôn đóng vai trò quan trọng đối với môi trường cũng như sựsống của con người. Rừng không chỉđơn thuần có ý nghĩa vềchức năng sinh thái, mà còn là không gian sinh tồn và đóng vai trò quan trọng cho sựphát triển kinh tế-xã hội, sựổn định chính trịcủa quốc gia.Chính phủViệt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm hạn chếsựsuy thoái rừng và quản lý bền vững hơn nguồn tài nguyên quý giá này, trong đó, giao đất giao rừng (GĐGR) là một chính sách lớn trong quản lý rừng và có tác động nhiều nhất đến cuộc sống của người dân. Kểtừkhi triển khai chính sách GĐGR (năm 2003) đến nay, cuộc sống của người dân đã có nhiều thay đổi. Việc thực thi chính sách đã góp phần đem lại sựthành công vềtỷlệtăng trưởng rừng, tạo điều kiện cho người dân có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống, tiếp cận các dịch vụxã hội cơ bản(Nguyễn ThịMỹVân, 2015).Theo SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau (2015), rừng ngập mặn Cà Mau có tổng diện tích 60.000 ha, tập trung nhiều nhất ởhuyện Ngọc Hiển với 41.400 ha, chiếm 69% diện tích rừng ngập mặn toàn tỉnh;18.600 ha còn lại, tương đương 31% diện tích rừng ngập mặn được phân bổởcác huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh. Trong những năm qua, tỉnh Cà Mau rất chú trọng đến việc thực thi chính sách GĐGR cho người dân kết hợp với việc triển khai Đềán tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong đó có tái cơ cấu lâm nghiệp nhằm nâng cao giá trịgia tăng của rừng. Đến cuối năm 2015, có 9.000 hộdân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn đã được giao 40.000 ha đất rừng; diện tích chưa giao là 20.000 ha (SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, 2015).Thu nhập bình quân năm 2015 của hộđược GĐGR trung bình là 220 triệu đồng/năm, gấp 1,3 lần so với mức thu nhập trung bình 170 triệu đồng của hộsản xuất nôngnghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2015 (SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, 2015). 2Hiện nay có nhiều đềtài nghiên cứu vềchính sách GĐGR, chủyếu tập trung đánh giá chính sách GĐGR ởkhu vực miền núi hoặc đánh giá chính sách GĐGR đối với dân tộc thiểu số. Kểtừkhi chính sách GĐGR được triển khai trên địa bàn tỉnh Cà Mau từnăm 2007 đến nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của chính GĐGR đối với người dân. Vấn đềđặt ra là, chính sách GĐGR của tỉnh Cà Mau thời gian qua có thực sựcải thiện thu nhập cho hộdân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn hay không?.Từđó tác giảchọn đềtài “Tác động chính sách giao đất, giao rừng đến thu nhập của hộdân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau”đểnghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chungĐềtài này nghiên cứu tác động của chính sách GĐGR đến thu nhập của hộdân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau. Trên cơ sởđó đưa ra một sốgợi ý cho chính sách GĐGR của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thểMục tiêu 1: Đánh giá tác độngcủa chính sách GĐGR đến thu nhập của hộdân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặntỉnh Cà Mau.Mục tiêu 2: Tìm hiểu nguyên nhân của kết quảảnh hưởng từchính sách GĐGR đến thu nhập của hộdân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau.Mục tiêu 3: Gợi ý cho chính sách GĐGR đểnâng cao thu nhập của hộdân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặntỉnh Cà Mau.Ba mục tiêu trên nhằm trảlời cho hai câu hỏi nghiên cứu:Chính sách GĐGR có thực sựtác động đến thu nhập của hộdân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau hay không? Nguyên nhân của kết quảảnh hưởng này?Chính sách GĐGR cần phải có những điều chỉnh như thếnào đểnâng cao thu nhập của hộdân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn? 31.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứuChính sách GĐGR đối với rừng ngập mặn và hộdân sinh sống trong vùng rừng ngập mặn là đối tượng nghiên cứu của đềtài.Đối với hộdân sinh sống trong vùng rừng ngập mặn, có 02 nhóm đối tượng: (1)Nhóm xửlý/nhóm thụhưởng chính sách GĐGR; (2) Nhóm kiểm soát/nhóm so sách là những hộdân có điều kiện tương đồng nhưng họkhông được GĐGR.1.3.2. Phạm vithu thập dữ liệuVềkhông gian: Huyện Ngọc Hiển có diện tích rừng ngập mặn lớn, chiếm 69% diện tích toàn tỉnh và chiếm 70% sốhộđược GĐGR của toàn tỉnh nên đềtài chọn huyện Ngọc Hiển làm đại diện cho cảkhu vực rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau. Vềthời gian: thời gian nghiên cứu của đềtài được giới hạn trong giai đoạn 2011 -2015.Sốliệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từtháng 02/2016 đến tháng 04/2016. 1.3.3. Phương pháp nghiên cứuĐềtài sửdụng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID –diffence in difference) hay còn gọi là khác biệt kép đểđánh giá tác độngcủa chính sách GĐGR đến thu nhập của hộdân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặntỉnh Cà Mau. 1.4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂNLuận văn bao gồm các chương dưới đây: Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Cơ sởlý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quảnghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Chương 2.CƠ SỞLÝ THUYẾT 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Các khái niệm 2.1.1.1. Nông dân, nông thônTheo Bùi Quang Dũng (2012) thì nông dân là người dân làm nghềnông. Người nông dân vừa là tác nhân kinh tế, vừa là chủmột gia đình. Một gia đình nông dân không đơn giản là một đơn vịsản xuất, đó cũng là một đơn vịtiêu dùng. Gia đình nông dân không chỉnuôi dưỡng các thành viên của nómà còn cung cấp cho họnhững hoạt động khác.Theo Phan Văn Thạng (2008) thì nông thôn là một hình thức cư trú mang tính không gian -lãnh thổ, xã hội của con người, nơi sinh sống của những người chủyếu làm nghềnông và những nghềkhác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. 2.1.1.2. Hộ gia đình, nông hộHộgia đình là một khái niệm đểchỉhình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộgia đình trước hết là một tổchức kinh tếcó tính chất hành chính và địalý. Trong đó, gia đình là một nhóm người mà các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệhôn nhân, quan hệhuyết thống (kểcảnhận con nuôi) vừa đáp ứng nhu cầu riêng tư của mình, vừa thỏa mãn nhu cầu xã hội. Do tác động của nền kinh tếthịtrường, hộgia đình ởnông thôn Việt Nam được phân loại thành: hộgia đình thuần nông, hộgia đình nông nghiệp -phi nông nghiệp, hộgia đình phi nông nghiệp.Theo từđiển bách khoa toàn thư Việt Nam thì nông hộlà gia đình nông dân ởnông thôn, sinh sống bằng nghềnông hoặc một sốngành nghềphụkhác. Nông hộlà đơn vịsản xuất quan trọng đối với nông nghiệp. Liên hợp quốc (1993) khái niệm về“Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, làm chung và có chung một ngân quỹ. 5Theo Frank Ellis (1993) thì nông hộđược khái niệm như là một hộgia đình mà trong đó các thành viên trong nông hộsẽdành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp hoặc theo Nguyễn Lân (2000) thì nông hộlà gia đình sống bằng nghềnông.Như vậy, nông hộlà những hộsống ởnông thôn, có ngành nghềsản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủyếu bằng nghềnông. Ngoài hoạt động nông nghiệp, nông hộcòn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủcông nghiệp, thương mại, dịch vụ...) ởcác mức độkhác nhau.2.1.1.3. Thu nhậpTheo Samuelson và Nordhause (1997), thu nhập là sốtiền thu được hay tiền mặt mà mộtngười hay hộgia đình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).Tổng cục Thống kê (2010) định nghĩa vềthu nhập là tổng sốtiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong một ngày, 1 tuần hay 1 tháng; hay nói cụthểhơn là tất cảnhững gì mà người ta thu được khi bỏcông sức lao động một cách chính đáng được gọi là thu nhập. Thu nhập bình quân/người/tháng được tính bằng cách chia tổng sốthu nhập trong năm của hộgia đình cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.2.1.1.4. Thu nhập của hộ gia đìnhTheo Singh và Strauss (1986) cho rằng thu nhập của hộgia đình gồm thu nhập chính từnông nghiệp và thu nhập từphi nông nghiệp.Theo Tổng cục Thống kê (2010) định nghĩa: Thu nhập của hộgia đình là toàn bộsốtiền và giá trịhiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ gia đình và các thành viên trong hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Thu nhập bao gồm: (1) thu nhập từ tiền công, tiền lương; (2) thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); (3) thu nhập từ ngành nghề phi nông, lâm, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) thu khác được tính vào thu nhập như cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm,... 6Cần lưu ý giữa các khoản thu tính vào thu nhập và các khoản thu không tính vào thu nhập. Các khoản không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh,...2.1.1.5. Rừng và giao đất, giao rừngRừng là một hệsinh thái bao gồm các quần thểthực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tốmôi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệthực vật đặc trưng là thành phần chính có độche phủcủa tán rừng từ0,1 trởlên (Luật Bảo vệvà phát triển rừng, 2004). Rừng gồm rừng trồng và rừng tựnhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.Giao đất là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trao quyền sửdụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sửdụng đất (Luật đất đai, 2003). Giao đất khác với cho thuê đất.Cho thuê đất là hình thức Nhà nước hoặc các chủsửdụng đất tạm thời chuyển quyền sửdụng đất của mình cho các chủthuê đất thông qua hợp đồng thuê đất phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.Giao đất, cho thuê đất là nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước vềđất đai, được hình thành trên cơ sởchếđộsởhữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủsởhữu. Nhà nước thực hiện trao quyền sửdụng đất cho các đối tượng cónhu cầu sửdụng đất thông qua giao đất và cho thuê đất. Việc giao đấtvà cho thuê đất phải đảm bảo các nguyên tắc là phù hợp với quy hoạch, kếhoạch sửdụng đất; đúng thẩm quyền; đúng đối tượng; theo trình tự, thủtục do pháp luật quy định; đúng hạn mức, thời hạn; do UBND các cấp có thẩm quyền thực hiện. Việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện thông qua các hình thức Nhà nước có thu tiền và không thu tiền sửdụng (Luật Đất đai, 2003).Giao rừng là việc Nhà nước thực hiện trao quyền sửdụng đất và rừng cho các đối tượng trong xã hội.Hộgia đình và cá nhân được giao đất lâmnghiệp chỉcó quyền sửdụng đất; được giao rừng tựnhiên chỉcó quyền sửdụng rừng, chứkhông có quyền sởhữu rừng. Rừng trồng do chủrừng tựđầu tư thì có quyền sởhữu rừng (Luật Bảo vệvà phát triển rừng, 2004). 7Theo Luật Bảo vệvà phát triển rừng (2004), giao rừng được Nhà nước triển khai với nhiều đối tượng khác nhau: (1) Ban quản lý vườn quốc gia, Ban quản lý khu bảo tồn; (2) Ban quản lý rừng phòng hộ; (3) Lâm trường/công ty kinh doanh rừng; (4) Cộng đồng thôn, bản, xã; (5) Hộgia đình/cá nhân; (6) Các tổchức chính trịxã hội dân sựkhác như Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.2.1.1.6. Chính sách và đánh giá chính sáchTheo Từđiển tiếng Việt (Hoàng Phê, 1992), chính sách là sách lược và kếhoạch cụthểnhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trịchung và tình hình thực tếmà đềra. Theo Anderson (2003), chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề. Hay chính sách là đường lối cụthểcủa một chính đảng hoặc một chủthểquyền lực vềmột lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kếhoạch thực hiện đường lối ấy (Nguyễn Minh Thuyết, 2010 được trích trong Võ Thanh Sơn, 2013).Như vậy, khi xem xét chính sách, chúng ta thấy có một sốđặc điểm chung: Chính sách là do một chủthểquyền lực hoặc chủthểquản lý đưa ra; Chính sách được ban hành căn cứvào đường lối chính trịchung và tình hình thực tế; Chính sách được ban hành bao giờcũng nhắm đến một mục đích nhất định; Nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; Chính sách được ban hành đều có sựtính toán và chủđích rõ ràng (Ngô TựNam, 2012).Đánh giá chính sách là đánh giá tính toàn vẹn, tính thống nhất, tính khảthi và hiệu quảcủa chính sách, nhằm điều chỉnh chính sách cho phù hợp với mục tiêu và thực tế(Nguyễn Minh Thuyết, 2010 được trích trong Võ Thanh Sơn, 2013). Theo Ngô TựNam (2012), đánh giá chính sách là phân tíchđộng lực của chính sách, tính cấp bách của chính sách, đồng thời dựbáo hiệu quảcủa chính sách khi tổchức thực hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002) thì đánh giá chính sách là quá trình xem xét, đánh giá mục tiêu, nội dung và các ảnh hưởng của chính sách, đểtừđó đưa ra những kiến nghịvềchính 8sách trên cơ sởlợi ích xã hội.2.1.2. Phương pháp đánh giá tác động chính sáchTheo Jean-Pierre Cling và cộng sự(2012) thì đánh giá tác động chính sách là cách tiếp cận mang tính thực chứng. Đây là việc xem xét và đánh giá các chính sách đã được triển khai dựa vào những sốliệu kinh tếvi mô và các kỹthuật kinh tếlượng. Đánh giá chính sách bao gồm:Đánh giá nhu cầu: đối tượng mục tiêu là ai, vấn đềcần giải quyết là gì, chương trình nằm trong khuôn khổnào, hoạt động can thiệp có vịtrí như thếnào?Đánh giá quy trình: chương trình được triển khai thếnào trong thực tế, các dịch vụđã hứa được cung cấp chưa, dịch vụcó đến được đối tượng mục tiêu không, khách hàng có hài lòng không?Đánh giá tác động: liệu chương trình có tạo ra tác động mong đợi đối với các cá nhân hay đối tượng mục tiêu, các hộgia đình, các thểchế, các đối tượng thụhưởng của chương trình? Những tác động này là nhờchương trình hay nhờvào các yếu tốkhác? Mục tiêu của đánh giá tác động của chính sách là đo lường mức độthay đổi trong phúc lợi của đối tượng tham gia do chính sách đó mang lại.Có 2 cách đánh giá chính sách: (1) Sửdụng các dữliệu vềlịch sửcủa những đối tượng thụhưởng và “dựđoán” kết quảthông qua các kỹthuật kinh tếlượng truyền thống; (2) So sánh nhóm đối tượng thụhưởng chính sách (còn gọi là nhóm xửlý) với nhóm “đối chứng” -tức là nhóm đối tượng không hưởng lợi từchính sách (còn gọi là nhóm kiểm soát) với điều kiện nhóm đối tượng không thụhưởng chính sách có những đặc điểm tương tựnhóm đối tượng thụhưởng chính sách. Leeuw và Vaessene (2009) cho rằng đánh giá tác động chủyếu quan tâm đến kết quảcuối cùng của những can thiệp như là chương trình, dựán đến phúc lợi cộng đồng, gia đình, cá nhân. Theo Khandker và cộng sự(2010) các phương pháp đánh giá tác động được áp dụng phổbiến như sau: (1) Đánh giá ngẫu nhiên hóa (Randomized evaluation). (2) Phương pháp đối chiếu (Matching method), đặc biệt là so sánh điểm xuhướng (PSM-propensity score matching) (3) Phương pháp khácbiệt kép (DID-diffence in difference). (4) Phương pháp biến công cụ(IV-Instrument Variable). (5) Thiết kếGián đoạn hồi qui (Regression Discontinuity) và Phương pháp tuần tự(Pipeline). Luận văn này sửdụng phương pháp phân biệt kép (khác biệt trong khác biệt) sẽtrình bày cụthểởchương 3.2.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI2.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến GĐGRNguyễn ThịMỹVân (2015) khi nghiên cứu vềảnh hưởng của chính sách GĐGR đến sinhkếbền vững của người dân tộc thiểu sốtại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huếđã sửdụng khung sinh kếđểđánh giá tác động của chính sách GĐGR. Trên cơ sởkhảo sát bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu người dân tộc thiểu sốđược Nhà nước GĐGR và sửdụng kỹthuật kiểm định Chi bình phương. Kết quảnghiên cứu cho thấy, sau 10 năm triển khai GĐGR trên địa bàn huyện A Lưới, chương trình đã đạt được một sốkết quảnhư sau:Vềkhía cạnh kinh tế, trong 2 hoạt động của chương trình là giao rừng tựnhiên cho cộng đồng quản lý và giao đất lâm nghiệp đểngười dân trồng rừng), hoạt độnggiao rừng tựnhiên hầu như chưa đem lại lợi ích kinh tếcho cộng đồng, do phần lớn rừng tựnhiên trên địa bàn huyện A Lưới được xác định là rừng phòng hộ, sựhưởng lợi của người dân rất hạn chế. Bên cạnh đó, những khu rừng được giao cho dân chủyếu là rừng nghèo kiệt, nên hiệu quảkinh tếthấp. Trái lại, chương trình trồng rừng trên địa bàn ngày càng thu hút sựtham gia của người dân, góp phần tạo thêm việc làm cho một sốbộphận dân cư, đặc biệt là tầng lớp trẻ, tạo cơ hội cho người dân có thêm nguồn thu, từđó giúp cải thiện đời sống hộgia đình, góp phần thay đổi nhận thức của người dân vềquan hệhàng hóa sức lao động. Xét ởkhía cạnh các nguồn vốn sinh kếcủa hộgia đình, chương trìnhtrồng rừng đã góp phần nâng cao nguồn vốn nhân lực cho người dân thông qua sựtiếp nhận khoa học kỹthuật, tiếp cận các nguồn tri thức mới, vốn xã hội của cộng đồng 10cũng được mởrộng hơn thông qua các mạng lưới trao đổi hàng hóa và thông tin; vốn vật chấtcủa hộgia đình và cộng đồng cũng được nâng cấp, đầu tư, cải thiện nhiều hơn so với những năm trước. Vềkhía cạnh xã hội, chương trình đã tạo cơ hội cho người dân được tham gia các khóa tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, được giao lưu học hỏi, được tiếp cận với các phương tiện hiện đại. Vềkhía cạnh môi trường, việc triển khai chính sách GĐGR đã dẫn đến những thay đổi vềmục đích sửdụng tài nguyên: góp phần làm tăng giá trịsửdụng đất, phát triển kinh tếhàng hóa, tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận với các nguồn sinh kếmới, tạo thêm việc làmVềgóc độquản lý, việc thực thi chính sách GĐGR đã làm thay đổi các quyền hưởng dụng vềđất rừng của các tộc người ởhuyện A Lưới: quyền sởhữu rừng truyền thống của cộng đồng và phương thức quản lý rừng theo luật tục đã dần được thay thếbởi hệthống quản lý rừng theo luật pháp.Tuy nhiên, chính sách GĐGR vẫn còn một sốhạn chếnhư: Thứnhất,tình trạng nghèo ởđịa phương vẫn còn nghiêm trọng. Tỷlệnghèo thực tếcủa người dân (38,6% hộnghèo và 12,7% hộcận nghèo) cao hơn rất nhiều so với con sốthống kê của chính quyền các cấp; Thứhai, người nghèo có một sốhạn chếvềtiếp cận thông tin, sống chủyếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và khai thác các lâm sảnphi gỗ; Thứba,trong quá trình triển khai GĐGR, đã làm nảy sinh hiện tượng xung đột vềlợi ích nhóm diện tích đất rừng có mối quan hệvới tình trạng kinh tếhộgia đình trên địa bàn huyện A Lưới: hộnghèo có diện tích đất rừng ít hơn so với hộkhông nghèo.Nguyễn ThịThu Trang (2012) đã nghiên cứuvềphân quyền sởhữu tài sản trong giao rừng cho cộng đồng ởTây Nguyên. Tác giảđã sửdụng phương pháp nghiên cứu tình huống đểphân tích việc quản lý, khai thác tài nguyên rừng ởTây Nguyên. Kết quảnghiên cứu cho thấy ởTây Nguyên tồn tại cơ chếtiếp cận mởhệthống rừng xuất phát từchỗNhà nước nắm giữdiện tích rừng lớn nhưng quản lý, bảo vệkhông hiệu quả. Một bộphận lớn người dân địa phương có điều kiện tiếp 11cận, sửdụng rừng thực tếnhưng không được trao quyền pháp lý đã làm nảy sinh sựcạnh tranh, mâu thuẫn giữa các đối tượng tiếp cận, sửdụng rừng. Nhà nước không đủnguồn lực kiểm soát các hoạt động khai thác rừng trên diện rộng. Hộgia đình, doanh nghiệp được giao rừng nhưng không có khảnăng chi phối đến tài sản rừng, loại trừkhai thác, sửdụng của người khác và đảm bảo an toàn quyền hưởng dụng, vì thếkhông có động cơ đểquản lý, bảo vệvà đầu tư dài hạn vào rừng. Từđó, tác giảkhuyến nghịcần tiếp tục nhân rộng mô hình giao rừng cho cộng đồng; thừa nhận người dân có tư cách pháp nhân theo luật dân sựđểtham gia giao dịch liên quan đến tài sản rừng; Hỗtrợtài chính đối với cộng đồng được Nhà nước giao rừng đặc biệt là bắt đầu giao rừng đểcộng đồng có nguồn vốn trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệrừng.Nguyễn Bảo Huy (2013) khi nghiên cứu vềcơ chếhưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng ởTây Nguyên đã đi sâu nghiên cứu mô hình quản lý rừng cộng đồng đã được phát triển và thửnghiệm ở6 thôn buôn thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nông. Kết quảnghiên cứu cho thấy giao rừng và cấp quyền sửdụng rừng cho cộng đồng dân cư thôn buôn là tiền đềđểphát triển quản lý rừng cộng đồng.Cácnguồn lợi kinh tếtừrừng tựnhiên cho người nhận rừng nói chung bao gồm:Gỗ: Gỗđóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng sống gần rừng như làm nhà,chuồng trại, nhà rẫy, các công trình công cộng, thủy lợi, hàng rào, ....; đồng thời giá trịthương mại của gỗluôn là một tiềm năng tạo ra thu nhập cao. Khảnăng cung cấp gỗcủa rừng phụthuộc vào trạng thái giàu nghèo của rừng được giao.Lâm sản ngoài gỗ: Đây là nhóm sản phẩm rất đa dạng, mức độgiàu nghèo củanó phụthuộc vào trạng thái rừng giao, đồng thời phụthuộc vào kinh nghiệm, kiến thứcsửdụng rừng của người bản địa. Trong thực tếlâm sản ngoài gỗluôn đóng vai trò quan trong đờisống vật chất và tinh thần của người dân tộc thiểu số, cung cấp thực phẩm, cây thuốc,làm công cụlao động, đểbán, chăn nuôi .... Tuy nhiên các loại lâm sản ngoài gỗthường phân tán, quy mô nhỏ; chỉmột sốloại có thểcó sản phẩm lớn tập trung ởmộtvài nơi như song mây, măng, tre nứa,sa nhân, .... 12Dịch vụmôi trường rừng: Đây là nguồn lợi tiềm năng, hiện đang được thảoluận vàphát triển; bao gồm việc chi trảdịch vụmôi trường của rừng như bảo vệnguồn nướccho thủy lợi, thủy điện, thu hút khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, du lịch sinh thái, nghỉdưỡng, bảo tồn đa dạng sinh họchưởng lợi từgỗthương mại là trực tiếp và thiết thực nhất đối với người nhận rừng tựnhiên. Khảnăng khai thác gỗthương mại phụthuộc vào trạng thái rừng khi giao, vì vậy cần cóchính sách giao các trạng thái rừng giàu nghèo khác nhau cho cộng đồng quản lý và tạo thunhập, không chỉchủtrương giao đất trống và rừng nghèo kiệt như hiện nay.Tổng giá trịgỗthu đượctừthí điểm rừng cộng đồng trong thời gian này ởTây Nguyên là 6,8 tỷđồng, bình quân mỗithôn buôn tổng thu được 1,5 tỷ/năm; và theo cơ chếtrên sau khi trừchi phí, thuế, trích cho xã,cộng đồng còn được 48%, tức mỗi thôn buôn có khoảng 700triệu đồng/năm. Thu nhập này là đángkểvới cộng đồng nghèo và tạo ra động lực bảo vệvà phát triển rừng. Sốtiền này được phânchia theo quy ước, mỗi hộdân mỗi năm có được 4 -6 triệu đồng và quỹcộng đồng mỗi thônmỗi năm bình quân thu được 250 triệuđồng, phục vụcho bảo vệvà phát triển rừng.Nguyễn ThịHồng Mai và Hoàng Huy Tuấn(2013) nghiên cứu vềquản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quảnghiên cứu cho thấy, chính sách GĐGR cho cộng đồng bước đầu đã phát huy được hiệu quả, có tác dụng cải thiện thu nhập cho cộng đồng. Tuy nhiên, hạn chếlớn nhất của chính sách GĐGR là thiếu hỗtrợtừbên ngoài.Sau khi giao rừng, hầu như chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng “giao phó” toànbộtrách nhiệm quản lý rừng cho cộng đồng, trong khi đó cộng đồng thiếu năng lực và kinhphí đểthực hiện công việc này.Kiểm lâm địa bàn chỉchú trọng đến việc kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến rừngcộng đồng, chứchưa chú trọng đến việc hỗtrợcộng đồng trong việc quản lý rừng; Hệthống khuyến nông khuyến lâm chưa quan tâm đến việc hỗtrợcho cộng đồng sau khi đượcgiaorừng. Vấn đềtiếp cận nguồn tài chính và tín dụng là không thểthực hiện đượcđối với các rừng cộng đồng hiện nay. Nhóm tác giảcũng đã đúc kết các điều kiện đểgiao đất rừng thành công cho cộng đồng gồm: Chất lượng rừng giao cho cộng đồng có thểlà mộtyếu tốquan trọng vìnó ảnh hưởng trực tiếp đến hưởng lợi vềmặt kinh tếcủa cộng đồng. Khi rừng giao cho cộng đồng có chất lượng thấp, cộng đồng phải mất một thời gian dài chờđợi mới được hưởng lợi từrừng.Loại rừng cộng đồng sẽđồng ý nhận rừng phòng hộđểbảo vệchỉkhi nó được giao cùng với một diện tích lớn rừng sản xuất.Cộng đồng thích rừng tựnhiên hỗn loài (gỗvà phi gỗ).Vịtrí rừng: Rừng gần cộng đồng thì dễcho cộng đồng đi tuần tra nhưng lại dễbịkhai thác trái phép. Trong khi những khu rừng được giao ởxa khu dân cư là rất khókhăn cho việc tuần tra nhưng ít bịphá hủy. Tuy nhiên nhìn chung người dân khôngthích được giao những khu rừng ởxa và khó tiếp cận.Diện tích rừng: Diện tích rừng giaocho cộng đồng là rất linh hoạt, phụthuộc rất nhiều vào diện tích rừng sẵn có ởđịa phương. Diện tích rừng được quản lý bởi mỗi cộng đồng không nên quá nhỏnhưng cũng không quárộng vì nó có thểvượt quá khảnăng của họđểquản lý rừng có hiệu quảvà có thểtạo nênsựkhông công bằng cho các cộng đồng xung quanh.Yếu tốquan trọng đểchính sách GĐGR có hiệu quảbền vững là cần phải tăng cường sựhỗtrợtừbên ngoài đối với cộng đồng sau khi giao rừng gồm: Nâng cao năng lực vềquản lý rừng cho cộng đồng (chú trọng đến những quyền vànghĩa vụkhi được nhận rừng; kỹthuật khai thác, cách thức tổchức điềuhành, quản lý, phát triển rừng của cộng đồng...) và chính quyền địa phương cần quan tâm đến việc hỗtrợvềkỹthuật và tín dụng.2.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộKarttunen (2009) cho rằng nguồn lực vốn con người của hộgia đình và các yếu tốnhân khẩu xã hội như giới tính, trình độhọc vấn của chủhộcùng với tỷlệphụthuộc ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.Theo Marshall (1890), kiến thức là động lực mạnh mẽcủa sản xuất. Cùngvới quan điểm này Wharton (1963) cho rằng, với tất cảnguồn lực đầu vào giống nhau, hai nông dân khác biệt nhau vềtrình độkỹ 14thuật nông nghiệp sẽcó kết quảsản xuất khác nhau.Walker và cộng sự(2004) đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về“Nguồn gốc và các yếu tốảnh hưởng đến thu nhập của hộgia đình ởnông thôn”ởMozambique. Kết quảcủa bài nghiên cứu đã cho thấy các yếu tốảnh hưởng đến thu nhập của nông hộởMozambique là: giới tính, tuổi, trình độhọc vấn của hộ, tài sản của hộ, cơ sởhạtầng, tiềm năng sản xuất (đa dạng cây trồng và sinh thái),...Shrestha và Eiumnoh (2000) nghiên cứu về“Các yếu tốquyết định đến thu nhập nông hộởlưu vực sông Sakae Krang của Thái Lan”. Với cỡmẫu là 192 hộgia đình là nông thôn, kết quảhồi quy đa biến cho thấy những nhân tốảnh hưởng đến thu nhập của những hộởvùng đồng bằng và đồi núi chủyếu bao gồm: Nguồn thu từnông nghiệp, phi nông nghiệp, giáo dục, nhận thức của người dân vềmôi trường, hiện trạng sởhữu đất đai và sốthành viên trong độtuổi lao động.Nghiên cứu của Yang (2004) về“Giáo dục và phân bổhiệu quả: sựphát triển thu nhập hộgia đình trong thời gian cải cách nông thôn ởTrung Quốc”trong nghiên cứu đã phân tích sựđóng góp của giáo dục và sựphân bổnguồn lực của hộtrong việc tăng trưởng thu nhập của hộgia đình ởnông thôn Trung Quốc. Nghiên cứu đã chứng minh trình độhọc vấn là một yếu tốquan trọng đểngành công nghiệp ởnông thôn phát triển nhanh chóng và cũng tạo nên nguồn thu nhập ổn định, bền vững hơn cho người nông dân. Các hộgia đình cóthành viên có trình độhọc vấn cao hơn sẽphân bổnguồn lực của hộcho các hoạt động phi nông nghiệp và mang lại thu nhập cao hơn. Nghiên cứu cũng cho rằng kinh nghiệm cũng đóng vai trò quan trọng đối với thu nhập hộgia đình. Schwarze (2004), với nghiêncứu “Các yếu tốtác động đến quyết định hoạt động tạo thu nhập của hộgia đình nông thôn trong vùng lân cận vườn quốc gia Lore-Lindu ởSulawesi, Indonesia”. Kết quảnghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính với dữliệu khảo sát 301 hộgia đình nông thôn tại 12 ngôi làng xung quanh vườn quốc gia Lore-Lindu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cho thấy diện tích đất thuộc quyền sởhữu, giá trịcác loại tài sản khác và sốlượng gia súc sởhữu có ảnh hưởng tích cực đến tổng thu nhập của hộgia đình; tỷlệphụthuộc có 15ảnh hưởng tiêu cực đến tổng thu nhập của hộ.Nghiên cứu của Naschold (2009) về“Các yếu tốkinh tếvi mô của sựbất bình đẳng thu nhập ởnông thôn Pakistan”. Kết quảnghiên cứu cho thấy yếu tốtạo ra sựkhác biệt thu nhập giữa các hộgia đìnhbao gồm: việc sởhữu đất đai, sốnhân khẩu, trình độgiáo dục của các thành viên trong hộ. Những hộcó sốthành viên trong tuổi lao động nhiều và có trình độcao hơn thì có thu nhập vượt trội hơn so với các hộcó ít lao động và trình độthấp.Aikaeli (2010) nghiên cứu về“Các yếu tốquyết định đến thu nhập nông thôn ởTanzania”. Kết quảnghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến với cởmẫu hợp lệlà 1.610 hộgia đình nông thôn cho thấy trình độhọc vấn của chủhộ, quy mô hộgia đình, diện tích đất sản xuất là yếu tốảnh hưởng tích cực đến thu nhập của các hộgia đình nông thôn. Ngoài ra, các hộcó chủhộlà nữthì có thu nhập thấp hơn so với thu nhập của các hộcó chủhộlà nam giới.Nguyễn Trọng Hoài (2005) khi nghiên cứu vềnghèo đói các tỉnh Đông Nam Bộđã kết luận các yếu tốảnh hưởng đến thu nhập của nông hộlà việc làm; diện tích đất đai và khảnăng tiếp cận đất đai; tỷlệngười phụthuộc càng cao thì thu nhập bình quân của hộsẽgiảm.Nghiên cứu của Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Quốc Nghi và Trần QuếAnh (2011) về“Các nhân tốảnh hưởng đến thu nhập của hộgia đình ởkhu vực nông thôn của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”, sốliệu nghiên cứu từviệc phỏng vấn trực tiếp 182 hộgia đình. Tác giảsửdụng phương pháp thống kê mô tảvà phương pháp hồi quy đểphân tích. Kết quảnghiên cứu, cả5 biến độc lập trong mô hình đều ảnh hưởng đến thu nhập của hộgia đình ởnông thôn huyện Trà Ôn, trong đó nguồn thu nhập chính của phần lớn hộgia đình phụthuộc vào nghềnông, bên cạnh đó nghiên cứu còn xác định các nhân tốảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộgia đình là nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc của chủhộ, độtuổi lao động, trình độhọc vấn và sốlao động tạo ra thu nhập.Nguyễn Bích Đào (2008), cho rằng tín dụng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tếnông thôn. Vốn là điều kiện quan trọng, thiết yếu ban đầu của các nông 16hộkết hợp với trình độsản xuất kinh doanh, tiếp thu khoa học kỹthuật và nắm bắt thông tin thịtrường sẽgiúp nhiều hộmạnh dạn áp dụng các tiến bộkhoa học kỹthuật đểtăng năng suất, sản lượng, chất lượng và hạgiá thành sản phẩm. Theo Đinh Phi Hổ(2007), quy mô vốn có tác động đến thu nhập. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, thu nhập hộgia đình thấp và tiết kiệm cũng thấp. Và khi tiết kiệm thấp dẫn đến thiếu hụt vốn đầu tư, lại tiếp tục dẫn đến thu nhập thấp.2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC GIAO ĐẤT GIAO RỪNGQua lược khảo các nghiên cứu có liên quan, tác giảtổng hợp các yếu tốchính tác động đến thu nhập của hộđược GĐGR tại tỉnh Cà Mau gồm 2 nhóm yếu tốchính là (i) Yếu tốchính sách GĐGR của nhà nước và (ii) yếu tốliên quan đến đặc điểm kinh tếxã hội của hộdân.2.3.1. Yếu tố chính sách GĐGRChính sách GĐGR là chủtrương lớn của nhà nước.Trong thực tiễn triển khai tại các vùng, miền khác nhau ởViệt Nam mặc dù còn một sốhạn chếnhưng đã có tác động cải thiện sinh kếvà thu nhập của người dân. Nghiên cứu của Nguyễn ThịMỹVân (2015) cho thấy GĐGR đã cải thiện sinh kếcủa người dân vềkhíacạnh kinh tế, tăng thu nhập của hộ. Nguyễn ThịHồng Mai và Hoàng Huy Tuấn (2013) cũng nhận thấy chính sách GĐGR tại tỉnh Thừa Thiên Huếcó tác dụng cải thiện thu nhập cho cộng đồng. Nguyễn Bảo Huy (2013) khi nghiên cứu vềcơ chếhưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng ởTây Nguyên cho thấy mỗi hộdân tham gia quản lý rừng sẽđược hưởng thêm sốtiền 4 -6 triệu đồng/hộ/năm. Ngoài ra, hộdân còn có thêm nguồn thu nhập chưa được lượng hóa bằng tiền từgỗđược sửdụng đểlàm nhà, chuồng trại chăn nuôi.Tóm lại, chính sách GĐGR trong thực tếđã tạo điều kiện cải thiện thu nhập cho người dân và được xác định yếu tốquan trọng có tác động thu nhập của người dân sinh sống tại rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau. 172.3.2. Các yếu tố thuộc đặc điểm kinh tế xã hội của hộ2.3.2.1. Giới tính của chủ hộGiới tính của chủhộ: Có những quan điểm trái ngược nhau vềmối quan hệgiữa giới tính của chủhộvà thu nhập của hộ. Nhiều nghiên cứu chỉra rằng những hộcó chủhộlà nam thường có thu nhập bình quân đầu người cao hơn hộcó chủhộlà nữ(Karttunen,2009; Walker và cộng sự2004). Tuy nhiên, theo đánh giá của UNDP (1995), ởViệt Nam, những hộdo phụnữlàm chủhộcó thu nhập không thấp hơn so với những hộdo nam giới làm chủ.2.3.2.2. Trình độ học vấn của chủ hộChất lượng lao động của hộthểhiện ởtrình độhọc vấn, sựhiểu biết, kỹnăng, việc ứng dụng các tiến bộkhoa học kỹthuật sản xuất,... tuy nhiên người có trình độhọc vấn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất