Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số phương pháp giúp học sinh lớp 12 ôn thi trung học phổ thông quốc gi...

Tài liệu Skkn một số phương pháp giúp học sinh lớp 12 ôn thi trung học phổ thông quốc gia môn ngữ văn

.DOCX
27
1
90

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây nền giáo dục phổ thông nước ta đang từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là chuyển từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá đánh giá năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, một thực trạng đáng lo ngại là nhiều học sinh không những không còn đam mê với môn văn mà các em còn hiểu sai ý nghĩa của môn học. Học văn không đơn thuần chỉ để phục vụ cho các kì thi mà văn học còn là món ăn tinh thần giúp các em làm đẹp tâm hồn, sống hữu ích, biết rung động trước cuộc đời và biết yêu thương đồng loại. M. Goorki đã từng nói: Văn học là nhân học. Không đơn thuần học sinh học tốt bộ môn Văn chỉ để phục vụ cho các kỳ thi, mà văn học chính là một món ăn tinh thần giúp các em làm đẹp tâm hồn mình, sống vui vẻ, hữu ích và biết yêu thương con người. Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, làm thế nào để vừa giúp các em yêu thích môn văn đồng thời có thể nâng cao kết quả học tập và chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT quả là một vấn đề quan trọng. Nhất là khi thời gian gần đây Bộ giáo dục và đào tạo ra quyết định số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 theo tinh thần đổi mới, thì quả thật đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với cả giáo viên và học sinh bởi thời gian quyết định đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá và ngày thi tốt nghiệp quá cận kề. Vậy làm thế nào để trong vòng thời gian ngắn có thể giúp học sinh vừa nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học, đồng thời có thể tiếp nhận nhanh nhất cách thức đổi mới trong cách kiểm tra đánh giá nhằm giúp các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014? Chính điều đó đã thôi thúc người viết quyết định lựa chọn đề tài Một số phương pháp giúp học sinh lớp 12 ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ Văn. 2. Lịch sử vấn đề Nói về vấn đề giúp học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn thì đã có rất nhiều những giảng viên, giáo viên giảng dạy đi trước đã tìm hiểu. Trên báo Giáo dục và thời đại có bài Ôn tập môn văn thi tốt nghiệp như thế nào? Trong bài này người viết đã gợi ý một vài kĩ năng trong cách diễn đạt và một số vấn đề liên quan đến kinh nghiệm sống. Báo Giáo dục Việt Nam cũng đăng tải bài viết Phương pháp ôn thi tốt nghiệp môn Văn của thầy giáo Huỳnh Ngọc Toàn, bài viết hướng học sinh đến những nhóm kiến thức quan trọng, giúp các em nhanh chóng phân loại dạng câu hỏi để chủ động tiếp cận kiến thức. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của Bộ giáo dục đào tạo, trên báo Kênh tuyển sinh Thạc sĩ Triệu Thị Huệ giáo viên Văn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, thành phố Hồ Chí Minh với bài viết Ôn thi tốt nghiệp hiệu quả môn Văn đã hướng dẫn các em các tiếp cận một số văn bản ngoài SGK và một số dạng văn mở. Cũng nghiên cứu về vấn đề này, báo Dân trí cũng đưa ra vấn đề Thi tốt nghiệp môn văn trong 120 phút học sinh cần lưu ý điểm gì? Bài viết đã lưu ý giáo viên và học sinh ngoài những văn bản trong SGK cần tìm hiểu một số văn bản ngoài chưởng trình, hình thành hệ thống câu hỏi để học sinh tự cảm nhận văn bản. Riêng với phần làm văn sẽ ra tác phẩm trong SGK nhưng theo tinh thần mở, giáo viên cần chủ động cho học sinh tìm hiểu bằng dạng đề mới…Trên báo điện tử Tuyển sinh 247 cũng đưa ra một vài dạng đề thi thử theo tinh thần đổi mới. Ngoài ra còn có nhiều những công trình nghiên cứu khác nữa cũng liên quan đến vấn đề này. Như tôi đã nói ở trên, thời gian đổi mới phương pháp thi tốt nghiệp quá cận kề và đã có một vài bài viết đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, những bài viết đó chưa đưa ra được những phương pháp cụ thể mà còn nói chung chung gần như là chỉ nói về cấu trúc đề thi. Bên cạnh đó, phương pháp ôn tập hiệu quả nhất là phải phù hợp với đối tượng học sinh. Chính vì vậy với đề tài Một số phương pháp giúp học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh miền núi chắc chắn sẽ đưa ra những hướng giải quyết, những phương pháp cụ thể hơn với đối tượng học sinh. 3. Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm Từ trước tới nay, đề thi tốt nghiệp THPT vẫn bám vào sách giáo khoa. Nghĩa là với tinh thần học gì thì ra đề đó. Tuy nhiên, qua hội thảo đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT Bộ giáo dục đào tạo quyết định một phần thi thuộc chương trình ngoài sách giáo khoa nhằm kiểm tra khả năng đọc – hiểu, kỷ năng cảm nhận của học sinh. Với đối tượng là học sinh người dân tộc thiểu số, kỷ năng tự học và cảm nhận còn hạn chế . Chính vì vậy, mục đích nghiên cứu đề tài này của chúng tôi là: - Đề ra những biện pháp thích hợp với đối tượng học sinh miền núi nhằm đạt hiệu quả cao đối với phần đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa, tìm hiểu những thông tin xã hội nói chung để làm tốt phần viết nghị luận xã hội. - Tạo cho các em cơ sở tiếp cận các tác phẩm tự nhiên để từ đó có thêm hứng thú với bộ môn ngữ văn. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài. - Đưa ra một số ví dụ thiết thực để đổi mới phương pháp ôn thi tốt nghiệp THPT. - Tiến hành thực nghiệm đề tài đang nghiên cứu. - Tổng kết kết quả thực nghiệm. Lấy ý kiến từ học sinh, đồng nghiệp. 4.2 Phương pháp nghiên cứu 4.2.1 Các phương pháp chung Các phương pháp chung khi tôi thực hiện đề tài này là: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra quan sát. - Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. - Phương pháp đàm thoại. 4.2.2 Các biện pháp cụ thể - Đọc các tài liệu, các bài báo, một số sáng kiến kinh nghiệm khác về phương pháp ôn thi tốt nghiệp. - Tiến hành ra đề thi cho học sinh tự ôn tập và rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm ở nhà. - Trực tiếp trao đổi với học sinh, đồng nghiệp về việc đổi mới phương pháp ôn thi tốt nghiệp THPT. - Tiến hành thi thử sau chương trình học. 5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu - Một số tác phẩm ngoài chương trình SGK. - Vấn đề nóng của xã hội. - Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Nghiên cứu Một số phương pháp giúp học sinh lớp 12 ôn thi THPTQuốc gia môn Ngữ văn với đối tượng là học sinh miền núi. Ngưỡng tiếp nhận của các em còn thấp nên để phù hợp với cách đổi mới đề thi tốt nghiệp đề tài đã đưa ra những bước đi, những biện pháp cụ thể, phù hợp. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề đặt ra 1.1 Về phía nội dung chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT - Phần nội dung chương trình Ngữ văn lớp 12 tất cả các tác phẩm đều nằm trong nội dung ôn tập thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên có một số tác phẩm tiêu biểu đặc sắc cần lưu ý trong quá trình ôn thi cho học sinh. Đặc biệt có một số tác phẩm mang tính biểu tượng cao như Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo mang màu sắc tượng trưng, siêu thực; Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu với hình tượng chiếc thuyền mang ẩn ý sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Đó cũng là hai tác phẩm mới được đưa vào chương trình sách giáo khoa sau khi chỉnh lí sách. Để học sinh hiểu được ý nghĩa sâu sắc của văn bản, nhất là với đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số thì cũng là một quá trình. - Những tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Pháp, thời kì chống Mĩ đều có điểm chung là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Riêng tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu hướng về đề tài đời tư thế sự và vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt mang quan điểm sống sâu sắc. Tuy nhiên trong quá trình học mặc dù được giáo viên hướng dẫn nhưng không phải học sinh nào cũng nắm được tinh thần chung của tác phẩm. - Trong chương trình học, ngoài Văn học Việt Nam học sinh còn được học Văn học nước ngoài. Thuốc của Lỗ Tấn với hình tượng Thuốc, Số phận con người của Sô-lôkhốp với tính cách Nga và đoạn trữ tình ngoại đề xúc động, Ông già và biển cả của Hê-minh-uê với hình tượng con cá kiếm, cuộc đi săn của ông lão Xan-ti-a-gô. Văn học nước ngoài sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc nên nếu vốn hiểu biết ít sẽ không lĩnh hội được ý nghĩa từ những dụng ý đó. - Từ năm 2014, trước thực trạng nhiều học sinh không còn đam mê môn Văn, Bộ giáo dục đã mở rộng chương trình thi tốt nghiệp ra ngoài sách giáo khoa, cho học sinh có cơ hội khám phá những tác phẩm mới, đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với cả giáo viên và học sinh. Không chỉ vậy, vốn hiểu biết về kiến thức xã hội cũng được kiểm tra trong kỳ thi tốt nghiệp này điều này đòi hỏi người đọc cần trang bị kiến thức xã hội nóng hổi hằng ngày cho mình. 1.2 Về phía học sinh - Chương trình lớp 12 vốn nặng, lại áp lực thi tốt nghiệp nhưng nhiều học sinh lại tỏ ra chễnh mãng việc học. Bên cạnh đó các em lại không hứng thú với môn văn cho nên vẫn chưa chủ động khám phá kiến thức, chưa chủ động lên kế hoạch ôn thi tốt nghiệp cho bản thân. Nhiều học sinh còn không nắm được cốt truyện, thường xuyên xuyên tạc nội dung tác phẩm trong các bài thi, kiểm tra. - Phần lớn học sinh trong trường đều là học sinh dân tộc thiểu số, các em gặp vấn đề trong cách diễn đạt suy nghĩ. Đôi khi các em hiểu vấn đề nhưng do vốn từ vựng hạn chế nên không thể hiện hết được cảm nhận của mình. Trong khi đó, để chiếm lĩnh một tác phẩm văn học với đầy đủ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật lại đòi hỏi học sinh phải có năng lực tư duy và tích hợp nhiều vốn kiến thức. - Học sinh vắng học nhiều cũng là một khó khăn trong quá trình dạy và học. Kiến thức vốn liên thông, xuyên suốt nhưng nhiều học sinh lại thường xuyên vắng học nên bỏ qua nhiều nội dung quan trọng của tác phẩm. - Bên cạnh đó, theo tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ sẽ ra những tác phẩm ngoài sách giáo khoa để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của học sinh. Thời gia đổi mới quá gấp gáp cũng gây không ít tâm lý hoang mang cho học sinh. Một mặt vốn cách học thụ động lại chậm nắm vấn đề nên rèn luyện được kỹ năng tự đọc hiểu trong khoảng thời gian ngắn cũng thật sự khó khăn. - Cấu trúc thi tốt nghiệp còn có phần viết nghị luận xã hội. Đây là những kiến thức liên quan đến kỹ năng sống học sinh cần tự chủ động tìm hiểu và tích lũy. Tuy nhiên, một phần do điều kiện gia đình khó khăn, phương tiện truyền thông hạn chế, mặt khác do không chủ ý tiếp thu kiến thức giáo viên truyền đạt qua các giờ học nên để làm tốt câu nghị luận văn học quả không dễ với các em. 1.3 Về phía giáo viên - Không chỉ với học sinh mà ngay cả với giáo viên cũng gặp nhiều lung túng và lo lắng trong quá trình ôn thi cho các em vì thời gian đổi mới quá cập rập. Trong khi đó hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp của Bộ thì quá chậm nên ảnh hưởng không ít đến thời gian ôn thi. - Tiếp cận với những tác phẩm hay, mang nhiều giá trị nhân sinh, nhân đạo sâu sắc nhiều giáo viên tham phần bình mà giành mất phần kích thích khả năng sáng tạo cho của các em. - Hệ thống câu hỏi trong quá trình ôn thi cũng chưa thật sự đổi mới theo tinh thần đổi mới. Với cấu trúc ra đề thi bằng cách kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, ra đề mở đối với phần nghị luận văn học, tuy nhiên nhiều giáo viên vẫn chưa chú ý đến hệ thống câu hỏi theo kiểu mở trong quá trình ôn thi. - Thời gian ôn thi cũng là vấn đề, tuy nhiên trong quá trình dạy học giáo viên vẫn chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa học và ôn nên cuối phần phụ đạo còn lúng túng về thời gian. Những thực trạng trên cho thấy rằng cần có những biện pháp cụ thể, áp dụng triệt để trong giờ ôn thi thì mới có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp và cũng phần nào đó giúp học sinh có thêm đam mê hơn với bộ môn Ngữ văn. 2 Tính thuyết phục của đề tài Những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học văn không còn xa lạ gì đối với giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn. Từ phương pháp dạy thơ trung đại đến nghị luận xã hội hoặc một tác phẩm trữ tình…Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả giáo dục cao thì đòi hỏi phương pháp đó phải phù hợp với đối tượng học sinh. Nhất là đối với học sinh người dân tộc thiểu số, vốn hiểu biết của các em còn hạn chế, khả năng tiếp thu, diễn đạt còn vụng về thì giáo viên cần phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp. Kỳ thi tốt nghiệp đang đến gần, việc tìm ra phương pháp giúp học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp có hiệu quả là một việc quan trọng. Định hướng cho các em cách tiếp thu kiến thức, bổ trợ kỹ năng cần thiết sẽ giúp các em tự tin chinh phục kiến thức, nhất là khi Bộ giáo dục đang yêu cầu đổi mới khâu kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn thì các em lại cần hơn những phương pháp ôn thi hiệu quả, tích cực. Chính vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi tin rằng đây sẽ là một tài liệu hữu ích để cung cấp cho giáo viên, học sinh nếu muốn tìm hiểu thêm một vài phương pháp ôn thi tốt nghiệp hiệu quả. Và cũng mong những phương pháp dạy tôi đề xuất sẽ giúp đồng nghiệp, học sinh có nhiều ý tưởng hơn để giúp các em không chỉ ôn thi tốt, đam mê môn văn mà còn thông qua văn chương các em sống có cảm xúc và biết yêu thương người hơn. 3. Một số biện pháp ôn thi tốt nghiệp THPT Ôn thi tốt nghiệp THPT đạt được kết quả cao không chỉ là mong muốn riêng của học sinh mà còn cả của giáo viên. Chính vì vậy, phương pháp ôn tập phù hợp thật sự rất quan trọng. Với tinh thần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nên yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp ôn tập. 3.1 Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT Để hiểu rõ tinh thần đổi mới trong khâu kiểm tra, đánh giá đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn trong năm 2014 như thế nào, chúng ta sẽ cùng so sánh hai cấu trúc thi đề thi tốt nghiệp THPT. Đề mục Cấu trúc đề thi tốt nghiệp Cấu trúc đề thi theo tinh thần THPT cũ đổi mới - Câu hỏi lý thuyết thường 2 - Một văn bản ngoài chương điểm. trình SGK. - Câu hỏi nhỏ dưới dạng kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu một văn bản Câu 1: Từ tái ngoài chương trình học hiện lý thuyết đến kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu. - Nội dung: + Tái hiện kiến thức về một - Nội dung: + Nội dung chính của văn bản, giai đoạn văn học, tác giả, tác thông tin quan trọng, ý nghĩa của phẩm văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. + Ý nghĩa chi tiết, nghệ thuật, nhan đề…tác phẩm. văn bản. + Hiểu từ ngữ, cú pháp, chấm câu, hình thức biểu tượng, ký hiệu ngôn ngữ. + Nhận diện một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản. Ý nghĩa của những biện pháp tu từ đó? + Cảm xúc, suy nghĩ của học sinh sau khi đọc văn bản đó. - Thường là câu 3 điểm. - Tự luận, theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của học Câu 2: Nghị luận sinh. xã hội - Nội dung: Những sự kiện nóng - Nội dung: Vận dụng kiến hổi của xã hội, tư tưởng đạo đức, thức hiểu biết về xã hội và tình yêu thương con người, tình đời sống để viết bài nghị luận yêu và lòng tự hào về quê hương xã hội ngắn (khoảng 400 từ) xứ sở… với hai dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hoặc nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Vận dụng khả năng đọc – - Với nghị luận văn học này, năm hiểu và kiến thức văn học để 2014 vẫn sử dụng ngữ liệu là tác Câu 3: Nghị luận văn học(Dạng đề mở) viết bài nghị luận văn học, phẩm hoặc trích đoạn nêu trong phân tích giá trị nội dung, chương trình và sách giáo khoa nghệ thuật của bài thơ, đoạn nhưng đổi mới cách nêu vấn đề. thơ hoặc một tác phẩm văn xuôi (đặt mỗi tác phẩm trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể). - Gồm: - Bài làm được đánh giá dựa vào chuẩn kĩ năng viết nói chung và chuẩn kĩ năng viết kiểu văn bản nói riêng mà đề bài yêu cầu phù a. Nghị luận về một bài thơ, hợp với giá trị nhân văn, chuẩn đoạn thơ. mực đạo đức và pháp luật. b. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Không áp đặt nội dung chi tiết cần đạt. Nhằm mục đích khắc phục hiện tượng học tủ, học thuộc những bài làm văn mẫu, sao chép nguyên si những tài liệu gốc… thì việc đổi mới trong cách ra đề thi từ yêu cầu học sinh phải phân tích đến cảm nhận, suy nghĩ sẽ là một bước tiến quan trọng. Điểm mới đáng chú ý trong cách ra đề môn ngữ văn là ở chỗ chuyển từ việc yêu cầu học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc những nội dung, văn bản có trong sách giáo khoa sang việc vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc đọc hiểu một hoặc một số văn bản không có trong sách giáo khoa nhưng có cùng đặc điểm về thể loại, đề tài, chủ đề… Cách kiểm tra này sẽ đánh giá khách quan và chính xác hơn năng lực đọc hiểu của học sinh; tránh được hiện tượng học tủ, học vẹt, ngoài ra với cách ra đề mở các em có thể tự do phát biểu cảm nhận của mình, đây cũng là cách để cũng cố tình yêu môn Văn của học sinh. Bên cạnh đó, đề thi mới vẫn coi trọng kỹ năng viết. Đề thi sẽ đưa vào những câu hỏi theo hướng “mở” và tích hợp kiến thức liên môn chứ không phải câu hỏi “đóng” (và cả đáp án “đóng”), yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức và làm bài theo những khuôn mẫu có sẵn như trước. Với cấu trúc như trên, dung lượng đề thi năm nay sẽ giảm bớt để phù hợp với thời gian làm bài là 120 phút. Tuy nhiên, rèn kĩ năng cảm nhận, viết như thế nào để vừa vặn thời gian cũng là một thao tác cần rèn luyện. 3.2 Khâu chuẩn bị Việc Bộ giáo dục đổi mới cách ra đề thi tốt nghiệp THPT khiến không ít giáo viên và học sinh hoang mang, lúng túng nhất là trong thời điểm gấp rút khi kỳ thi tốt nghiệp đang cận kề. Vậy, để có thể có được kết quả bài làm cao nhất cả giáo viên và học sinh cần thực hiện tốt những khâu chuẩn bị. Bởi khâu chuẩn bị tốt sẽ tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh. - Về phía giáo viên: + Chủ động tìm hiểu, tiếp cận phương pháp, cách thức ra đề thi tốt nghiệp mới. Nắm rõ những chỉ đạo của cấp trên sát sao để trấn an tinh thần của học sinh, đồng thời cung cấp cho các em những hiểu biết đầu tiên về cách ra đề thi. + Sưu tầm những bài thơ, đoạn văn, văn bản liên quan đến những nhà thơ, nhà văn trong chương trình học, định hướng cho các em bằng các ra những đề thi tương tự dưới dạng đọc hiểu và đề mở (đối với phần nghị luận văn học). + Giao bài tập cho các em về nhà bằng cách tự cảm nhận một văn bản và kiểm tra lại khoảng thời gian 15 phút đầu giờ học. - Về phía học sinh: + Nắm được cấu trúc đề, cách thức đổi mới đề thi tốt nghiệp, tự tạo cho mình tâm lý tiếp nhận. + Tự học, tự cảm nhận văn bản dưới định hướng của giáo viên. + Thường xuyên theo dõi các thông tin xã hội ở các kênh truyền thông để trang bị những kiến thức xã hội cho phần nghị luận xã hội. + Nắm chắc cốt truyện, thuộc lòng thơ, hiểu ý nghĩa của những chi tiết quan trọng trong văn bản truyện. 1. 3. Đối với hoạt động dạy học trên lớp Phương pháp học, ôn thi thể hiện rõ nhất ở khâu chuẩn bị bài và tiến trình bài học trên lớp. Thành công của tiết dạy, cũng là chất lượng của bài học tùy thuộc vào phương pháp lên lớp của giáo viên. Giáo viên cần tỉ mỉ trong từng thiết kế bài dạy. Muốn như vậy, đối với mỗi dạng cấu trúc đề thi giáo viên cần có phương pháp ôn thi phù hợp. 3.3.1 Với dạng câu hỏi đọc – hiểu Giáo sư Trần Đình Sử đã từng khẳng định: “Khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn Văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Do đó, có thể nói rèn luyện năng lực, kĩ năng đọc – hiểu văn bản cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng, khoa học và đúng đắn để các em tiếp cận môn Ngữ văn, đánh thức tình yêu đối với môn Văn và có khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học trong nhà trường vào cuộc sống. Với dạng câu hỏi đọc – hiểu yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi về các loại văn bản, bao gồm cả văn bản nhật dụng, văn bản hành chính, văn bản toán học, văn bản khoa học…Ngoài những câu hỏi về nội dung, thông tin … trong văn bản, thì đề thi còn có những câu hỏi mở, đưa ra những tình huống trong cuộc sống để học sinh thể hiện quan điểm cá nhân, yêu cầu các em phải suy ngẫm, đưa ra quan điểm, nhận xét, ý kiến của cá nhân, phải phân tích sâu, thuyết phục. Vậy muốn làm tốt các em cần rèn luyện tốt kĩ năng đọc – hiểu. Các câu hỏi đọc – hiểu thường tập trung vào các khía cạnh sau: 3.3.1.1 Nắm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản Cho ví dụ sau: Anh / chị hãy đọc ngữ liệu sau: “Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron (thịt, trứng, sữa...) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra. Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết người”. (Sinh học - lớp 8. NXB Giáo Dục 2007) Cho biết: Văn bản sau nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho văn bản. Đối với dạng câu hỏi này, các em cần đọc kỹ văn bản, tìm xem trong đó từ ngữ nào được lặp đi lặp lại. Xét nội dung của nó nói về điều gì ? Xác định được nội dung rồi đặt tên cho văn bản. Với dạng câu hỏi đặt tên cho văn bản giáo viên cần lưu ý cho học sinh đây là dạng câu hỏi “ăn” điểm, giúp các em tránh được điểm chết (bài làm 1 điểm là điểm chết) nên nhất định không được bỏ qua câu này. Với ví dụ trên, ta thấy: đoạn văn nói đến căn bệnh xơ vữa động mạch và nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy ta có thể đặt tên cho đoạn văn bản đó là: “Bệnh xơ vữa động mạch” hoặc “Đề phòng với xơ vữa động mạch”. 3.3.1.2 Với dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức Tiếng Việt Câu hỏi đọc – hiểu còn kiểm tra kiến thức Tiếng Việt. Kiểm tra những hiểu biết của các em về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản... Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai sót và cho học sinh nhận biết từ đó trả lời các câu hỏi. Đọc ví dụ sau: Đây là một đoạn văn nháp, trong đó còn mắc phải một số lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic... Anh, chị hãy chỉ ra những sai sót đó. Đoạn văn nháp: “... cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối nhân cách hóa những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực quan có thể nhìn thấy”. Với đề bài trên, học sinh cần chỉ ra được những lỗi sai trong đoạn văn và gọi đúng tên những lỗi sai đó: - Sai ngữ pháp: Câu thứ nhất trong đoạn văn. - Sai chính tả: Dữ rằn, giòng sông, chực quan. - Dùng từ sai: Đối địch. - Sai logic: Vừa hung bạo, vừa dữ dằn. Để làm tốt câu hỏi này, học sinh cần đọc kĩ văn bản, quan sát kĩ để nhận ra những lỗi sai về về từ ngữ, cấu trúc. 3.3.1.3 Dạng tìm ra một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng Với dạng câu hỏi này các em cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng, khi nắm chắc các biện pháp nghệ thuật này học sinh sẽ dễ nhận diện chugs trong một văn bản. - So sánh: Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm. - Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm. - Nhân hóa: Cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. - Hoán dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. - Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm. - Nói giảm nói tránh: Dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự. - Điệp ngữ: Lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh. - Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước. Cho ví dụ sau: Anh/ chị hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau: “Chúng đem bom ngàn cân Dội lên trang giấy trắng Mỏng như một ánh trăng ngần Hiền như lá mọc mùa xuân” (Trang giấy học trò - Chính Hữu) Ở ngữ liệu trên tác giả Chính Hữu đã sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, đối lập và so sánh. Ẩn dụ: Hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ; Đối lập: bom nghìn cân với trang giấy mỏng manh; So sánh: Trang giấy mỏng như…, hiền như…Tác dụng nhằm khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảm của tác giả. 3.3.1.4 Dạng nhận diện phong cách ngôn ngữ tiếng Việt Ngoài những dạng câu hỏi trên, câu hỏi đọc – hiểu còn kiểm tra kĩ năng nhận diện phong cách ngôn ngữ của học sinh. Chính vì thế, học sinh cần khái quát lại 6 phong cách ngôn ngữ văn bản đã được học từ chương trình Ngữ văn 10 đến Ngữ văn 12. Mỗi một phong cách ngôn ngữ cần nắm được đặc trưng riêng, văn bản ngôn ngữ của nó. Dưới đây là bản thống kê: Tên các phong cách ngôn ngữ và các thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách. Thể loại văn bản tiêu PCNN PCNN PCNN PCNN PCNN PCNN Sinh hoạt nghệ thuật báo chí chính luận khoa học hành chính -Dạng nói -Thơ ca, hò - Thể loại (độc thoại, vè. chính: Bản đối thoại) tin, Phóng -Truyện, tiểu -Dạng viết thuyết, kí, (nhật kí, - Tuyên bố. Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bản khoa học thông tư, chuyên sâu. thông cáo… - Các văn bản -Giấy chứng - Ngoài ra: hiệu triệu. dùng để giảng nhận, văn hồi ức cá thư bạn dạy các môn nhân) đọc, phỏng biểu -Dạng lời nói tái hiện (trong tác phẩm văn kịch bản sự… -Cương lĩnh - Các loại văn -Nghị định, vấn, quảng cáo, bình luận thời sự,… -Các bài bình luận, xã luận báo cáo bằng, chứng KH giáo trình, chỉ, giấy khai thiết kế bài dạy. sinh,… -Đơn, bản - Các văn bản khai, báo cáo, phổ biến khoa biên bản,… học) học. Tên các phong cách ngôn ngữ và đặc trưng cơ bản của từng phong cách Đặc PCNN PCNN PCNN PCNN PCNN PCNN Sinh hoạt nghệ thuật báo chí chính luận khoa học hành chính -Tính khuôn - Tính cụ -Tính hình -Tính thông - Tính công -Tính trừu thể tin thời sự. khai về quan tượng, khái mẫu. điểm chính trị. quát. - Tính chặt chẽ -Tính lí trí, xác. trong diễn đạt lôgíc. trưng -Tính cơ tượng. -Tính truyền -Tính ngắn cảm xúc. cảm. bản gọn. - Tính cá -Tính cá thể -Tính sinh thể hóa. động, hấp dẫn. và suy luận. - Tính truyền -Tính phi -Tính minh -Tính công vụ. cá thể. cảm, thuyết phục. Một điểm nữa cần lưu ý các em – đây cũng là một cách để các em dễ nhận diện phong cách ngôn ngữ văn bản. Khi đọc đề cần chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ của văn bản (ngữ liệu), các em sẽ dễ dàng nhận ra phong cách ngôn ngữ của văn bản đó. Cho ví dụ sau: Anh / chị hãy đọc ngữ liệu sau và cho biết ngữ liệu thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Ngữ liệu 1: “Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...” (Sao chiến thắng – Chế Lan Viên) Ngữ liệu 2: “Việc mà Trung Quốc đưa công cụ là giàn khoan HD981 vào vùng biển đặc quyền của Việt Nam mà không được sự đồng ý của Nhà nước Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế, cụ thể là vi phạm Công ước Liên hợp quốc luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên đã kí kết. (Theo Báo Dân trí) Như vậy, căn cứ vào ngôn ngữ văn bản, dạng văn bản và nguồn gốc của ngữ liệu ta có thể xác định được phong cách ngôn ngữ dễ dàng. Ngữ liệu 1 là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, ở ngữ liệu 2 là phong cách ngôn ngữ báo chí. Cuối cùng, ngoài những dạng câu hỏi trên học sinh cần lưu ý, với mỗi ngữ liệu đọc – hiểu, ở câu hỏi cuối thì đề thi còn có những câu hỏi mở, thường đưa ra những tình huống trong cuộc sống để học sinh thể hiện quan điểm cá nhân, yêu cầu các em phải suy ngẫm, đưa ra quan điểm, nhận xét, ý kiến của cá nhân, thể hiện quan điểm, lập trường tư tưởng của mình. Ở phần này, để làm tốt, các em cần lưu ý, mọi ý kiến, suy nghĩ, quan điểm sống đưa ra phải bám vào ngữ liệu gốc, bám vào chủ đề của văn bản để tránh xa đề lạc đề. 3.3.2 Với dạng đề nghị luận xã hội Năm 2014 đổi mới cách ra đề thi tốt nghiệp nhưng nhìn chung phần nghị luận xã hội vẫn được giữ nguyên. Nên học sinh vẫn không bỡ ngỡ lắm trước dạng đề thi này. Vậy, để làm tốt dạng này đầu tiên yêu cầu học sinh phải nắm chắc, biết thế nào là nghị xã luận xã hội, dàn ý chung của kiểu bài này. 3.3.2.1 Nắm rõ dàn ý chung của bài văn nghị luận xã hội * Mở bài - Dẫn dắt vấn đề. - Nêu vấn đề. - Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có). * Thân bài Sử dụng các thao tác đã học để nghị luận: - Giải thích vấn đề + Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. + Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. + Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. - Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề: Bản chất của thao tác này là nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ; dùng các luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề. - Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) vấn đề: + Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, ưu – nhược điểm của vấn đề. + Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm… + Đề xuất giải pháp. * Kết bài - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài. - Thông điệp chung tới mọi người. Tuy nhiên, trên đây chỉ là dạng dàn ý chung của kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh không nên rập khuôn, máy móc, mà tùy theo từng kiểu đề bài khác nhau các em cần có sự vận dụng linh hoạt để phù hợp với dạng đề đồng thời đạt được hiệu quả cao. 3.3.2.2 Tích lũy kiến thức và kĩ năng sống Vì đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số, điều kiện sinh sống của các em còn nhiều thiếu thốn, kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, cho nên việc tích lũy kiến thức xã hội từ kênh thông tin truyền thông còn hạn chế. Đó cũng chính là khó khăn giáo viên gặp phải trong công tác giảng dạy Chính vì vậy, phương pháp đơn giản nhất để giáo viên cung cấp thông tin, các vấn đề xã hội nóng hổi cho các em là thường xuyên lồng ghép các mẫu tin trong các tiết học chính khóa, ngoài ra trong giờ học tự chọn, giáo viên cũng chọn lọc những thông tin tiêu biểu để truyền đạt đến các em. Một phương pháp nữa là trong những giờ sinh hoạt 15 phút, cho học sinh đọc báo hoặc những mẫu chuyện về những nhân vật tiêu biểu nhằm giúp học sinh phần nào đó hình dung được vấn đề. Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức được tích lũy và lấy ra từ cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, học sinh cần tìm kiếm, học hỏi và nắm bắt thông tin nhanh chóng. Muốn vậy học sinh cần khai thác thông tin trên báo, đài; ghi chép lại những nhân chứng, bài học, tình huống hay và có ý nghĩa trong cuộc sống để làm tư liệu dẫn chứng cho bài làm. Với dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội thì thường đề cập tới nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày và mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như: gian lận trong thi cử, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, quan điểm về sống thử, văn hóa thần tượng,… Có thể nói, đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Bộ Giáo dục đã hướng đến để học sinh tiếp cận. Để làm dạng bài này đạt kết quả cao, đòi hỏi thí sinh phải có vốn hiểu biết nhất định về đời sống xã hội để vận dụng vào bài làm. Điều quan trọng là các em phải biết chọn lọc thông tin tiêu biểu để nhuần nhuyễn vận dụng vào bài làm, linh hoạt trong từng dạng đề bài. 3.3.2.3 Một số lưu ý Kiểu bài nghị luận xã hội là kiểu bài bắt buộc trong chương trình thi, nhưng lại không có những bài học sẵn như nghị luận văn học, để làm tốt câu hỏi này học sinh lưu ý cần phải nắm vững các vấn đề sau: - Phải biết phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất. - Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận văn học, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng những lí lẽ xác đáng. - Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang, viết ngắn quả là khó hơn viết dài, nên các em cần phải chú ý làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, học sinh cần viết và trình bày ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao. Cuối cùng của bài văn nghị luận xã hội, cũng là điều quan trọng, học sinh cần bày tỏ chứng kiến của mình, có lập trường vững vàng trước những vấn đề xã hội nhạy cảm, nóng hổi. Và hơn hết, thông qua bài làm văn đó em rút ra được thông điệp gì từ cuộc sống để từ đó liên hệ với bản thân trong cuộc sống hiện nay. 3.3.3 Với dạng đề nghị luận văn học Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục đổi mới đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT. Ngoài đổi mới dạng câu hỏi đọc – hiểu thì phần nghị luận văn học cũng được quan tâm. Nội dung thi vẫn nằm trong chương trình sách giáo khoa, tuy nhiên câu hỏi được ra dưới dạng “mở” và tích hợp chứ không “đóng” như đề thi các năm. Với cách ra đề thi như thế này thật sự sẽ giúp các em có thể phát huy khả năng sáng tạo, tưởng tượng của các em và thông qua đó giáo viên cũng có thể kiểm tra được năng lực của học sinh. Để làm tốt phần nghị luận văn học này, các em cần chú ý đến những dạng đề mở bên cạnh đó nắm được tinh thần chung của các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12. 3.3.3.1 Một số dạng đề nghị luận văn học Đầu tiên, các em cần xác định được tuy là đổi mới, là mở, nhưng học sinh cũng phải bám vào nội dung chính của tác phẩm văn học. Nói cách khác vẫn là thứ rượu cũ nhưng được thay bằng một chiếc bình mới. Chiếc bình đó chính là sự thay đổi về hình thức, cách thức hỏi. Thay vì trước đây, trước một tác phẩm văn học người ta thường yêu cầu các em phân tích văn bản, thì giờ thao tác phân tích được thay bằng cảm nhận, suy nghĩ để học sinh có thể thuận tiện bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ riêng của mình. Vậy, để giải quyết tốt dạng đề mới này học sinh cần hiểu được chương trình học. Xác định đúng thời kì của từng tác phẩm và trong thời kì đó những tác phẩm nào
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan