Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật trong bộ luật dân sự việt nam...

Tài liệu Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật trong bộ luật dân sự việt nam

.PDF
88
266
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VŨ THỊ THANH NGA QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60.38.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn HÀ NỘI - 2012 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – Giảng viên – Tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Luật dân sự cùng các thầy cô trong trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp kiến thức cho em trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu chương trình đào tạo thạc sỹ của trường. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa luận thành công, tốt đẹp. Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2012 Học viên Vũ Thị Thanh Nga LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Học viên Vũ Thị Thanh Nga DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật Dân sự MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM. 7 1.1. Khái quát về quyền thừa kế của cá nhân. 7 1.2. Khái quát về quyền và nghĩa vụ của người thừa thừa kế. 11 1.3. Qui định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của người 19 thừa kế từ thế kỷ XV đến nay 1.4. Pháp luật của một số nước về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế 36 theo pháp luật CHƯƠNG 2: QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VỀ QUYỀN VÀ 39 NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ. 2.1. Các quyền của ngươì thừa kế 39 2.2. Các nghĩa vụ của người thừa kế 58 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN 70 VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT. 3.1. Thực trạng áp dụng luật về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. 70 3.2. Một số kiến nghị và hướng hoàn thiện. 75 Kết luận. 79 Danh mục tài liệu tham khảo. 81 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Thừa kế là quan hệ về tài sản có tính chất phổ biến trong đời sống xã hội. Theo cách hiểu phổ thông nhất, thừa kế di sản là sự chuyển dịch di sản của cá nhân đã chết cho những người còn sống. Quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ thừa kế di sản tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Có thể thấy rằng sở hữu tài sản và thừa kế xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người. Ở nước ta, pháp luật về thừa kế có quá trình phát triển khá sớm trong tiến trình lịch sử lập pháp của dân tộc, thể hiện rõ nhất từ các quy định về điền sản áp dụng cho Tư điền sản do Vua Lê Nhân Tông ban hành trong niên hiệu Thái Hòa thứ bảy (1449), được quy định tại Điều 388, 391 Quốc triều hình luật (năm thứ 3 niên hiệu Quang Thuận năm 1482), Bộ luật Hồng Đức ban hành giữa sau thế kỷ XV (khoảng năm 1483). Từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1959, do những điều kiện nhất định, nên Sắc lệnh 90 ngày 10/10/1945 cho phép tạm thời áp dụng những văn bản Pháp luật của chế độ cũ với điều kiện “những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Viêt Nam và chính thế cộng hòa”. Hiến pháp năm 1980 ra đời, quyền thừa kế của công dân được tiếp tục ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất này Điều 27 Hiến pháp 80 quy định “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”. Ngày 30/8/1990, Hội đồng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua pháp luật thừa kế. Qua hơn 4 năm thực hiện Pháp lệnh thừa kế và thực tiễn xét xử đã cho thấy, pháp lệnh thừa kế đã đi vào cuộc sống và về cơ bản vẫn phù hợp với thực trạng các quan hệ thừa kế hiện nay, bảo đảm quyền thừa kế của công dân được các tầng lớp nhân dân đồng tình, chấp thuận. Do đó chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 1995 đã thừa kế hầu hết các quy định của Pháp lệnh nói trên, tuy nhiên trong từng điều khoản cụ thể thì Luật dân sự năm 2 1995 có chỉnh lý, bổ sung nhằm đưa các quy định của Pháp luật về thừa kế vào cuộc sống một các hữu hiệu hơn. Sau 10 năm thực hiện, các quy định thừa kế của Bộ luật dân sự năm 1995 đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần điều chỉnh ổn định các quan hệ về thừa kế tài sản trên thực tế, xuất phát từ giá trị thực tế của các quy định về thừa kế tại phần thứ 4 của Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 tiếp tục kế thừa, trong nội dung của Bộ luật dân sự năm 2005 phần quy định về thừa kế là phần ít sửa đổi bổ sung nhât. Qua nghiên cứu các qui định về thừa kế trong pháp luật nước ta từ khi có các quy định về điền sản áp dụng cho Tư điền sản do Vua Lê Nhân Tông ban hành cho đến nay có thể thấy, quan hệ thừa kế không những chịu ảnh hưởng bởi chế độ chính trị xã hội, chế độ sở hữu mà còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ hôn nhân gia đình, phong tục tập quán ở mỗi thời kỳ lịch sử trong một mức độ nhất định. Ngày nay, trong chế độ xã hội nhà nước - pháp quyền, quyền thừa kế của công dân là một trong những quyền cơ bản được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Công dân có quyền để lại tài sản cho cá nhân hoặc tổ chức theo di chúc hoặc theo pháp luật, nhưng cũng có quyền hưởng di sản của người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Các qui định pháp luật hiện hành về thừa kế đã được xây dựng và không ngừng được hoàn thiện. Mặc dù vậy, qua thực tiễn xét xử tranh chấp về quyền thừa kế tại Toà án các cấp cũng cho thấy, những quy định về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế của BLDS hiện hành vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, thiếu sót. Nhiều qui định về thừa kế trong BLDS vẫn chưa thật sự phù hợp với thực tế của đời sống xã hội, nhất là trong bối cảnh nước ta ngày càng có sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật thừa kế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, lựa chọn đề tài nghiên cứu: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM. Là thực sự cần thiết, thông qua 3 việc nghiên cứu đề tài, tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự của nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về thừa kế nói chung theo pháp luật ở nước ta còn dàn trải và mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể trong chế định về quyền thừa kế như: thời điểm mở thừa kế; điều kiện của những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; quyền thừa kế di sản của con nuôi…được đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí luật học, Tạp chí dân chủ và pháp luật. Một số bài viết chỉ tập trung phân tích, bình luận một tranh chấp cụ thể như tranh chấp về xác định chủ thể hưởng di sản theo pháp luật, người thừa kế thế vị hoặc chủ thể không được thừa kế theo pháp luật... Vấn đề thừa kế cũng đã được nghiên cứu khái quát trong một số sách mang tính kiến thức phổ thông như: "Câu hỏi và giải đáp pháp luật về thừa kế" của luật sư Lê Kim Quế, "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của TS. Đinh Văn Thanh và luật sư Trần Hữu Biền... với nội dung giải đáp các vấn đề cơ bản nhất về thừa kế trong đời sống xã hội. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: * Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: 4 Đề tài được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người theo Pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam để từ đó rút ra những kết luận: - Nghiên cứu có tính chất tổng quát các quy định của pháp luật thực định về các quyền, nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật. - Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các qui định về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luât. * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận của Pháp luật về thừa kế và cụ thể là quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo Pháp luật; các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân trong những năm gần đây. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ Luật học. Đề tài không nghiên cứu tất cả các nội dung của chế định thừa kế mà chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất, nhưng hiện có những cách hiểu rất khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật về: quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo Pháp luật. - Đề tài được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người theo Pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam . - Quá trình hình thành và phát triển pháp luật thừa kế ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử; nêu những cơ sở và luận điểm có tính chất tổng quát về tiến trình phát triển pháp luật thừa kế ở nước ta về quyền và nghĩa vụ của người 5 thừa kế qua các thời kỳ lịch sử và phân tích để thấy rõ những nội dung kế thừa, phát triển qua mỗi thời kỳ lịch sử. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý Nhà nước, quản lý xã hội cũng như chủ trương, quan điểm về việc xây dựng Bộ luật dân sự. Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, qui nạp, đối chiếu, so sánh, khảo sát thăm dò lấy ý kiến trong phạm vi những người làm công tác thực tiễn, sử dụng kết quả thống kê... nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong nội dung luận văn. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống các khái niệm về thừa kế, về quyền thừa kế đã được phân tích, làm sáng tỏ… để minh chứng tính đặc thù của quan hệ thừa kế trong các quan hệ pháp luật dân sự. Thừa kế theo quy định của BLDS được đặt trong mối liên hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định để phân tích, làm sáng tỏ quyền và nghĩa vụ thừa kế đó dưới góc độ khách quan và chủ quan, được củng cố, ghi nhận được bảo vệ ngày một hiệu quả hơn. Qua đó làm sáng tỏ quyền dân sự cơ bản của công dân, góp phần hoàn thiện về mặt lý luận trong việc nâng cao trình độ ý thức pháp luật của cá nhân trong chế định thừa kế. Từ đó sẽ góp phần khắc phục và loại bỏ những quy định pháp luật thừa kế thiếu tính khái quát, không đồng bộ, không toàn diện trong BLDS. 6 Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ là cơ sở để tiếp tục có những kiến nghị bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện chế định thừa kế trong BLDS. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là nêu những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định thừa kế cho phù hợp với tổng thể các quy định trong BLDS và đồng bộ với các quy định của các nghành luật khác. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy ở bậc Đại học, Trường Đào tạo nghề trong lĩnh vực tư pháp và là trong lĩnh vực thừa kế, là tư liệu tốt để các nhà khoa học tham khảo trong nghiên cứu khoa học. Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, trong một chừng mực nhất định cũng có thể giúp ích phần nào cho các cán bộ làm công tác thực tiễn (Thẩm phán, Luật sư, kiểm sát viên..) trong việc hiểu biết một cách sâu sắc, đầy đủ và vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật khi áp dụng giải quyết phân chia di sản thừa kế theo quy định của Pháp luật 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo Pháp luật trong Luật Dân sự Việt Nam. Chương 2: Nội dung của quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo Pháp luật. Chương 3: Thực tế áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật, một số kiến nghị và hướng hoàn thiện. 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái quát về quyền thừa kế của cá nhân. 1.1.1. Khái niệm thừa kế: Là một thực thể trong đời sống xã hội, con người không thể tồn tại và phát triển nếu tách rời những cơ sở vật chất nhất định. Nói cách khác, con người không thể sống và lao động khi không có tài sản để thoả mãn các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Nếu tư liệu tiêu dùng là phương tiện sinh hoạt, tư liệu sản xuất là phương tiện để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tài sản nói chung là phương tiện sống của con người. Khi sống, con người khai thác công dụng của tài sản để thoả mãn cho nhu cầu của mình, khi chết, tài sản còn lại của họ được dịch chuyển cho người còn sống. Quá trình dịch chuyển tài sản đó từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là thừa kế. Nhìn nhận một cách tổng quan nhất thì “thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống”1. Về mặt ngữ nghĩa thì thừa kế là thừa hưởng một cách kế tục. Theo phương diện này, Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa: “Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho”2. Về mặt nội dung thì thừa kế là quá trình dịch chuyển di sản từ người chết cho người còn sống. Quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống được hình thành ở bất cứ một xã hội nào và dĩ nhiên, khi chưa có Nhà nước và pháp luật, thì nó được thực hiện theo tập tục xã hội nên được gọi là thừa kế. Khi Nhà 1, 2. Xem Từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học NXB Đà Nẵng 2000. 8 nước xuất hiện, bằng pháp luật, nhà nước tác động đến quá trình dịch chuyển tài sản nói trên, trong đó, quyền để lại tài sản cũng như quyền hưởng di sản của các chủ thể được nhà nước ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. Khi chưa xuất hiện nhà nước, thừa kế được dịch chuyển theo phong tục, tập quán của các thị tộc, bộ lạc, thì khi nhà nước xuất hiện, quá trình dịch chuyển tài sản từ một người đã chết cho người còn sống đã có sự tác động bằng ý chí của nhà nước. Giai cấp thống trị thông qua quyền lực nhà nước để áp dụng các phương pháp cưỡng chế nhằm tác động đến các quan hệ xã hội làm cho các quan hệ đó phát sinh, phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp mình. Nghĩa là khi có nhà nước thì mọi quan hệ cũng như mọi sự kiện ẩy ra trong đời sống xã hội đều được pháp luật điều chỉnh. Thừa kế trong xã hội đã có nhà nước cũng không nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. 1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế của cá nhân: Thừa kế xuất hiện ngay cả khi xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật thì quyền thừa kế của cá nhân chỉ ra đời và tồn tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp và có nhà nước. Bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, nhà nước qui định quyền để lại thừa kế và nhận thừa kế của các chủ thể, qui định trình tự và các điều kiện dịch chuyển tài sản cũng như qui định các phương thức dịch chuyển tài sản từ người đã chết sang những người còn sống khác. Tuy nhiên, mỗi một chế độ xã hội khác nhau sẽ có sự khác nhau trong quy định về quyền thừa kế. Thậm chí ngay trong một chế độ xã hội nhưng ở từng giai đoạn khác nhau sự quy định này cũng có thể khác nhau. Điều đó có nghĩa rằng chế độ thừa kế phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của một nhà nước và đặc biệt là do chế độ sở hữu quyết định. Như vậy, cùng với quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế không đơn thuần chỉ còn là phạm trù kinh tế nữa, mà nó đã trở thành phạm trù pháp luật. Quan hệ sở 9 hữu và quan hệ thừa kế đều là những quan hệ pháp luật và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia, ngược lại chúng lại là cơ sở của nhau theo những chuẩn mực pháp luật nhất định và mang bản chất giai cấp sâu sắc. Quan hệ pháp luật về thừa kế hiện hành là một minh chứng cho nhận định đó. Điều chỉnh mối quan hệ về thừa kế, pháp luật về thừa kế xác định quyền của cá nhân trong việc hưởng di sản thừa kế, mà trong lý luận pháp lý được gọi chung là quyền thừa kế. Quyền thừa kế của cá nhân là chế định pháp luật và quan hệ thừa kế là quan hệ pháp luật dân sự được các quy phạm pháp luật điều chỉnh phù hợp với những điều kiện, trình tự để nhận di sản... của cá nhân tham gia vào quan hệ đó. Tất cả sự quy định của nhà nước nhằm tác động, điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản từ một người đã chết sang người còn sống sẽ hình thành khái niệm quyền thừa kế theo nghĩa khách quan của nó. Quyền thừa kế của cá nhân là một chế định của ngành luật dân sự bao gồm một tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển những lợi ích vật chất từ người chết cho những người còn sống khác. Việc ghi nhận và xác định các quyền nói trên không phải hoàn toàn do ý chí chủ quan tuyệt đối của giai cấp lãnh đạo xã hội, dù rằng pháp luật là ý chí của giai cấp đó. Bằng ý chí chủ quan của mình trên cơ sở dựa vào điều kiện vật chất của xã hội, Nhà nước ta đã ghi nhận các quyền trong lĩnh vực thừa kế cho các cá nhân. Như vậy, khi xem xét quyền thừa kế dưới góc độ một chế định pháp luật thì có nghĩa là xem xét, nhìn nhận ở phương diện khách quan. Ngoài ra, quyền 10 thừa kế của cá nhân còn được xem xét ở một phương diện khác, phương diện chủ quan. Quyền thừa kế của cá nhân là quyền năng cụ thể của mỗi một cá nhân trong việc nhận di sản thừa kế, đó là những khả năng mà chủ thể được phép xử sự theo quy định của pháp luật. Quyền thừa kế cần được hiểu theo hai phương diện như sau: - Về phương diện khách quan, quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản (di sản) của người chết cho người còn sống. - Về phương diện chủ quan, quyền thừa kế của cá nhân được hiểu là quyền dân sự cơ bản của công dân được nhận hoặc không nhận di sản thừa kế theo một trình tự và thủ tục pháp luật nhất định. Như vậy, thừa kế theo pháp luật là sự chuyển dịch di sản của người chết cho người còn sống theo mối quan hệ ràng buộc về huyết thống, gia đình hay thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản. Thừa kế theo pháp luật bảo đảm quyền của người có tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, nếu không thực hiện quyền định đoạt bằng việc lập di chúc hoặc tuy có lập di chúc, song việc định đoạt đó bị hạn chế bởi pháp luật hay di chúc họ lập ra không có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Thừa kế theo pháp luật về bản chất là bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết thống, gia đình hay thân thuộc với người có tài sản khi người này chết. Quá trình dịch chuyển tài sản từ một người đã chết cho người còn sống được gọi là thừa kế hay được gọi là quan hệ thừa kế? Tương tự như vậy, quá trình dịch chuyển tài sản từ một người đã chết cho người còn sống khi đã có sự tác động của pháp luật được gọi là quyền thừa kế hay được gọi là quan hệ pháp luật về thừa kế? 11 Như vậy, thừa kế theo pháp luật là quá trình dịch chuyển di sản từ người đã chết cho người còn sống. Sự dịch chuyển trên được thực hiện “Theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật qui định”. 1.2. Khái quát về quyền và nghĩa vụ của người thừa thừa kế: 1.2.1.Khái niệm, đặc điểm quyền của người thừa kế theo pháp luật: 1.2.1.1. Khái niệm quyền của người thừa kế theo pháp luật: Quyển thừa kế là quyền tài sản của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ thừa kế nói riêng. Với tư cách là một chủ thể có quyền trong quan hệ thừa kế, pháp luật cho phép người thừa kế thực hiện các hành vi ứng xử theo ý chí của mình phù hợp với các qui định của pháp luật Quan hệ thừa kế là quan hệ tuyệt đối, chủ thể mang quyền đựơc xác định là người thừa kế, do vậy quyền của người thừa kế là các khả năng mà pháp luật cho phép người thừa kế xự sự với phần di sản mà mình được hưởng. Các khả năng đó được cụ thể hoá bằng các qui định về thừa kế trong BLDS 2005. Căn cứ BLDS 2005 thì quyền thừa kế của cá nhân gồm những quyền sau đây: Quyền nhận di sản thừa kế (Điều 632. 636), quyền từ chối hưởng di sản thừa kế (Điều 642), Quyền quản lý di sản thờ cúng, Quyền quản lý di sản (Điều 638. 640), Quyền quản lý di sản thờ cúng (theo di chúc theo thoả thuận), Quyền từ chối nhận di sản (Điều 642), Quyền thoả thuận hạn chế chia di sản (Điều 686), Quyền khởi kiện chia di sản (Điều 645), Quyền hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 669)…. 1.2.1.2. Đặc điểm về quyền của người thừa kế theo pháp luật: Thừa kế là quan hệ tuyêt đối cho nên quyền của người thừa kế là quyền đối vật, trong khoa học pháp luật dân sự, người ta thường dựa vào những tiêu 12 chí khác nhau để phân chia quan hệ pháp luật dân sự thành các loại khác nhau: - Nếu dựa vào tính xác định của chủ thể mang quyền và chủ thể mang nghĩa vụ thì quan hệ pháp luật dân sự được phân thành quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân sự tương đối. Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối là quan hệ mà trong đó chỉ xác định được chủ thể mang quyền, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ. Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là quan hệ mà trong đó, tương ứng với chủ thể mang quyền đã được xác định cụ thể là chủ thể mang nghĩa vụ cũng đã được xác định cụ thể, theo đó quyền của chủ thể bên này là nghĩa vụ của chủ thể bên kia và ngược lại. Như vậy, theo cách phân loại trên ta coi thừa kế là một quan hệ thì quan hệ pháp luật thì thừa kế sẽ thuộc nhóm quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối. - Nếu dựa vào cách thức thực hiện quyền dân sự của thể mang quyền thì quan hệ pháp luật dân sự được phân chia thành quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền. Quan hệ vật quyền (hay còn gọi là quyền đối vật) là quan hệ pháp luật dân sự mà trong đó, chủ thể mang quyền thực hiện quyền dân sự bằng chính hành vi của mình mà hoàn toàn không phụ thuộc vào hành vi của người khác. Ví dụ: quan hệ pháp luật về sở hữu được coi là quan hệ vật quyền vì trong đó khi thực hiện quyền dân sự của mình, chủ sở hữu (chủ thể mang quyền) bằng chính hành vi của mình tác động trực tiếp đến vật để thực hiện việc chiếm hữu, việc sử dụng và định đoạt tài sản của mình. Quan hệ trái quyền là quan hệ pháp luật dân sự mà trong đó, quyền của chủ thể bên này muốn được thực hiện phải thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Ví dụ: quan hệ nghĩa vụ vay nợ được coi là một quan hệ trái quyền vì quyền thu hồi nợ của bên cho vay chỉ được thực hiện chừng nào bên vay thực hiện hành vi trả nợ. Theo cách phân loại trên ta coi thừa kế là một quan hệ pháp luật, thì quan hệ pháp luật về thừa kế được xếp vào quan hệ vật quyền. Bởi lẽ, thừa kế là việc 13 để lại tài sản và việc nhận tài sản mà việc để lại tài sản của người đã chết (dù có di chúc hay không) thì về bản chất, đều là quyền định đoạt tài sản của một chủ sở hữu. Việc nhận di sản chính là việc người thừa kế tiếp nhận quyền định đoạt của người để lại thừa kế. 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật: 1.2.2.1. Khái niệm về nghĩa vụ của người thừa kế theo Pháp luật: Theo qui định tại Điều 637 Bộ luật dân sự năm 2005, thì việc thực hiện nghĩa vụ tài sản thuộc về những người hưởng di sản thừa kế: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại...”. Quy định này cần được hiểu là người hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại không phải với tư cách là chủ thể mới “bước vào quan hệ nghĩa vụ”, có nghĩa là họ không thay thế vị trí chủ thể. Họ thực hiện nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của người chết để lại, hay nói cách khác, họ phải trả nợ chỉ vì họ tiếp nhận tài sản có của người chết để lại (nợ của người chết không phải là nợ của người hưởng di sản). Sau khi thanh toán toàn bộ nghĩa vụ của người chết để lại và những chi phí liên quan đến di sản thừa kế, nếu tài sản không còn (nghĩa vụ tài sản và các chi phí khác bằng hoặc lớn hơn khối tài sản mà người chết để lại) thì khi đó không còn tài sản để chia thừa kế và như vậy thì không có quan hệ nhận di sản thừa kế. Ví dụ: Một người để lại khối di sản thừa kế trị giá 360 triệu đồng nhưng lúc còn sống, người đó vay nợ 200 triệu đồng và nợ tiền thuế Nhà nước là 160 triệu đồng; trước lúc chết người đó chưa kịp thực hiện các nghĩa vụ này. Như vậy, di sản để lại ngang bằng với các khoản nợ. Sau khi thanh toán không còn di sản để chia cho những người thừa kế. Thứ nữa, theo quy định tại Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối tiếp nhận di sản. Nếu nhận di sản thì phải 14 thực hiện việc trả nợ thay cho người để lại di sản. Nếu từ chối nhận di sản cũng có nghĩa từ chối thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết, họ không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết, vì không phải là món nợ của bản thân họ. Điều này chứng tỏ rằng, người thừa kế không buộc phải nhận di sản để rồi phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết cho chủ nợ. Nếu quan niệm nghĩa vụ tài sản là di sản thừa kế thì trong mọi trường hợp chủ nợ đều có quyền yêu cầu người thừa kế thực hiện việc trả nợ. Vậy, nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật là cách xử xử bắt buộc của người được hường thừa kế mà theo quy định của pháp luật họ phải thực hiện khi được hưởng di sản thừa kế của người chết thay cho người chết trong phạm vi di sản do người chết để lại. 1.2.1.2.Đặc điểm về nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật: - Nghĩa vụ của người thừa kế mang tính phái sinh (nếu nhận di sản thì mới phải thực hiện nghĩa vụ). Khi mở thừa kế, nếu người thừa kế từ chối nhận di sản thì không phải thực hiện nghĩa vụ của người chết. Trái lại, nếu nhận di sản thì phải thực hiện nghĩa vụ của người chết trong phạm vi di sản hưởng. Theo qui định tại Điều 636 BLDS: “Kể từ thời điểm mở , những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại là những nghĩa vụ mà người để lại di sản đáng lẽ phải thực hiện khi còn sống nhưng chưa thực hiện được thì người đó đã chết, vì vậy những nghĩa vụ này được chuyển cho người hưởng di sản. Nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại mà người hưởng di sản thực hiện được hiểu là người thừa kế kế quyền tài sản, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại trong phạm vi kế quyền đó. Hiểu theo nghĩa khác, thì người thừa kế nếu không từ chối quyền hưởng di sản thì trước khi nhận phần di sản thuộc về mình 15 thì dùng một phần di sản để thực hiện nghĩa vụ thay cho ngươì để lại lại di sản. Trường hợp thực hiên thay nghĩa vụ mà không còn di sản thì người thừa kế không được hưởng di sản thừa kế. Do vậy, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại không phải là di sản thừa kế. Di sản thừa kế chỉ là những tài sản và quyền về tài sản do người chết để lại được đem chia thừa kế. Sự thanh toán nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại chính là xác định di sản để chia thừa kế hoặc không còn di sản để chia thừa kế. Di sản thừa kế là những tài sản và quyền tài sản của người chết để lại được chia cho những người có quyền hưởng theo pháp luật. Tuy nhiên phải xác định những nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân người chết chấm dứt cùng thời điểm mở thừa kế, vì nghĩa vụ gắn liền với nhân thân người chết chấm dứt cùng thời điểm mở thừa kế. Do vậy người hưởng di sản thừa kế theo pháp luật chỉ phải thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản của người đó. Nguyên tắc này có trong quy định tại khoản 1 Điều 637 BLDS “Những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng của nền kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay vấn đề tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Vì thế, di sản thừa kế và việc xác định di sản thừa kế cũng đặt ra nhiều hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Đích cuối cùng của tranh chấp thừa kế là xác định đúng khối di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế theo kỷ phần mà người thừa kế có quyền được hưởng. Vì thế, khi nói về di sản thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau. Hiện nay, trong khoa học pháp lý vấn đề di sản thừa kế vẫn còn tồn tại ba quan điểm khác nhau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất