Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế ...

Tài liệu Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế

.PDF
103
3095
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THU THỦY QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP CỦA QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ MÃ SỐ: 603860 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VŨ ĐỨC LONG HÀ NỘI – 2012 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy cô Khoa Sau đại học trường Đại học Luật Hà Nội. Em xin trân trọng cảm ơn TS. Vũ Đức Long – Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp cùng toàn thể các thầy cô đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn Học viên Nguyễn Thu Thủy MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1:................................................................................................. 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP CỦA QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ.............................. 1 1.1. Khái quát chung về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế .......................................................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế .... 1 1.1.1.a. Định nghĩa........................................................................................ 1 1.1.1.b. Nội dung quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia: ............................... 4 1.1.2. Cơ sở hình thành quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế .......................................................................................................... 7 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của các học thuyết về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế. ................................................... 11 1.2.1. Học thuyết miễn trừ tuyệt đối (Doctrine of Absolute Immunity) ....... 12 1.2.2. Học thuyết về quyền miễn trừ tương đối (Doctrine of Restrictive Immunity) ................................................................................................... 15 CHƯƠNG 2:............................................................................................... 23 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP CỦA QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ ...................................... 23 2.1. Pháp luật về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế ................................................................................................................... 23 2.1.1. Chủ thể được hưởng quyền miễn trừ tư pháp..................................... 23 2.1.2. Nội dung của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia ........................... 28 2.1.2.a. Quyền miễn trừ xét xử .................................................................... 28 2.1.2.b. Quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo cho vụ kiện ........... 36 2.1.2.c. Quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài. ............................................................... 37 2.2. Pháp luật Việt Nam về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế ................................................................................................ 43 2.2.1. Phạm vi của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia ............................. 43 2.2.2. Nội dung của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia theo pháp luật Việt Nam ............................................................................................................ 46 CHƯƠNG 3:............................................................................................... 58 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP CỦA QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ CÁC NƯỚC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ........................ 58 3.1. Thực tiễn áp dụng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế các nước ......................................................................................... 58 3.1.1. Mỹ .................................................................................................... 59 3.1.2. Một số nước châu Âu ........................................................................ 64 3.1.2.a. Liên hiệp Anh................................................................................. 64 3.1.2.b. Pháp: .............................................................................................. 66 3.1.2.c. Đức: ............................................................................................... 68 3.1.3. Một số nước châu Á .......................................................................... 69 3.1.3.a. Nhật Bản ........................................................................................ 70 3.1.3.b. Trung Quốc .................................................................................... 71 3.2. Thực tiễn pháp luật về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện ............................... 73 3.2.1. Thực tiễn pháp luật về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam................................................................................ 73 3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế ..................................................... 80 KẾT LUẬN ................................................................................................ 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 88 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt 3. Tên đầy đủ tiếng Anh Công ước United Nations UNJISP Convention on Jurisdictional immunities of State and their properties 2004 Australia FSIA Australia foreign Sovereign immunity Act 1985 BLDS Civil Code 2004 4. BLTTDS 5. Canada SIA 6. ILC 7. Nam Phi FSIA Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 Luật Miễn trừ quốc gia của Canada năm 1985 Ủy ban luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc Luật Miễn trừ dành cho quốc gia nước ngoài của Nam Phi năm 1981 8. Singapore SIA 9. UK SIA 1. 2. 10. US FSIA 11. Israel FSIL Civil Procedural Code 2004 Canada State immunity Act 1985 International Law Commission South Africa Foreign State immunities Act 1981 Singapore State Immunity Act 1979 United Kingdom State Immunity Act 1978 United State Foreign Sovereign Immunities Act 1976 Israel Foreign Sovereign Immunity Law 2008 Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán của quốc gia và miễn trừ tài sản của quốc gia năm 2004 Luật Miễn trừ dành cho quốc gia nước ngoài của Australia năm 1985 Bộ luật Dân sự 2005 Luật Miễn trừ quốc gia của Singapore nưm 1979 Luật Miễn trừ quốc gia của Liên hiệp Anh năm 1978 Luật Miễn trừ dành cho quốc gia nước ngoài của Hoa Kỳ năm 1976 Luật Miễn trừ dành cho quốc gia nước ngoài của Israel 2008 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới tác động của tiến trình toàn cầu hóa cũng như những yêu cầu đặt ra nhằm phát triển kinh tế đất nước, các quốc gia đã tham gia ngày càng nhiều hơn vào các quan hệ pháp lý quốc tế. Bên cạnh việc thiết lập các quan hệ mang tính chất chính trị với các quốc gia khác hoặc những chủ thể khác của luật quốc tế, quốc gia còn tham gia vào các quan hệ pháp luật với cá nhân, pháp nhân trong các lĩnh vực như dân sự, thương mại, lao động,… Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật với các thể nhân, pháp nhân, quốc gia với tư cách là chủ thể duy nhất có chủ quyền, được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Quyền năng đặc biệt này của quốc gia được hình thành trên cơ sở nguyên tắc "Par in parem imperium non habet imperium" - kẻ ngang quyền này không có quyền đối với kẻ ngang quyền kia – do một thẩm phán người Italia là Bartolus đưa ra vào thế kỷ XIV. Cho đến đầu thế kỷ XIX, tòa án của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận, theo nguyên tắc chủ quyền và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, quốc gia nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối trừ trường hợp quốc gia tự nguyện từ bỏ quyền này. Tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể về số lượng cũng như bản chất của các quan hệ trong lĩnh vực dân sự, thương mại, lao động giữa quốc gia và các cá nhân, pháp nhân đã dẫn đến sự thay đổi về nội dung của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. Để đảm bảo sự bình đẳng giữa các cá nhân, pháp nhân khi tham gia vào các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài với quốc gia, các quốc gia trên thế giới đã đưa ra những trường hợp mà quốc gia bị hạn chế quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia vào các quan hệ trên. Nhìn chung, pháp luật của các nước cũng như điều ước quốc tế về quyền miễn trừ quốc gia đều được xây dựng trên cơ sở học thuyết miễn trừ tương đối. Theo học thuyết miễn trừ tương đối, quốc gia sẽ chỉ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp khi thực hiện các hoạt động với tính chất công (acts jure imperii); đối với những hoạt động mang tính chất tư (acts jure gestionis) quốc gia sẽ không được viện dẫn quyền miễn trừ trước tòa án nước ngoài. Tuy nhiên, các trường hợp mà quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ tại tòa án của quốc gia khác lại chưa được hiểu một cách thống nhất cả về các quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn xét xử của tòa án. Tại Việt Nam, trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, Đảng ta đã khẳng định mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 là “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trưởng quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” . Để thực hiện được mục tiêu trên, Việt Nam cần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trên thực tế, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế đất nước, Nhà nước Việt Nam đã và đang ký kết một loạt những cam kết mở cửa thị trường đối với các đối tác thương mại trên toàn cầu. Việt Nam cũng mở rộng cửa để đón nhận các đối tác nước ngoài tới kinh doanh tai Việt Nam, trong đó đáng kể là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là một trong mười nền kinh tế hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á. Quá trình toàn cầu hóa bên cạnh những lợi ích vô cùng to lớn về mặt kinh tế cũng đã đồng thời đặt chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức mới, trong đó phải kể đến các tranh chấp quốc tế đang phát sinh ngày càng nhiều. Đặc biệt là các tranh chấp phát sinh giữa nhà nước Việt Nam với các thể nhân, pháp nhân nước ngoài hay giữa nhà nước nước ngoài với các thể nhân, pháp nhân Việt Nam – một hiện tượng khó có thể tránh khỏi khi các quốc gia tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Trong khi các quốc gia trên thế giới đã thừa nhận thẩm quyền của tòa án nước mình đối với một số tranh chấp mà quốc gia nước ngoài là một bên đương sự thì tại Việt Nam, hình ảnh một quốc gia bị khởi kiện bởi cá nhân hay pháp nhân nước ngoài trước tòa án của một quốc gia khác và việc quốc gia không được viện dẫn quyền miễn trừ từ những vụ kiện này vẫn còn là một vấn đề khó có thể được chấp nhận. Ngược lại, chính phủ Việt Nam cũng như các cơ quan nhà nước Việt Nam đã và đang là bị đơn trong nhiều vụ kiện do các nhà đầu tư nước ngoài khởi xướng tại các trung tâm trọng tài quốc tế cũng như tòa án của các quốc gia như vụ kiện nhà đầu tư Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, Công ty Sourth Fork của Hoa Kỳ khởi kiện Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận,…. Những tranh chấp trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời cũng gây thiệt hại đối với tài sản của nhà nước ta. Vậy mà hiện nay, Việt Nam chưa đưa ra quy định nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài tại tòa án có thẩm quyền của Việt Nam. Không những thế, về mặt lý luận, các quan điểm về quyền miễn trừ tư pháp cảu quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam cũng chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Chính điều đó đã khiến cho Việt Nam thường bị rơi vào thế bị động khi tham gia vào các tranh chấp quốc tế do không đưa ra được những lập luận vững chắc, vận dụng các quy định một cách linh hoạt để có thể bảo đảm quyền và lợi ích cho nhà nước Việt Nam cũng như cho các cá nhân, tổ chức của Việt Nam. Đây chính là trở ngại to lớn đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đối với khoa học pháp lý ở Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ là một trong những cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể đưa ra các quan điểm, lập luận bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp bị các cá nhân, pháp nhân nước ngoài khởi kiện tại tòa án nước ngoài đối với các tranh chấp trong lĩnh vực mang tính chất tư như dân sự, thương mại, lao động. Đồng thời, trên cơ sở những quy định của pháp luật của các quốc gia, các điều ước quốc tế cũng như thực tiễn xét xử của các nước, Việt Nam có thể xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quốc gia về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia cũng như xem xét việc gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia năm 2004. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là một trong những nội dung nghiên cứu quen thuộc trong khoa học pháp lý quốc tế. Có thể kể ra đây một số bài viết như: Law on State Immunity của tác giả Hazel Fox; The State Immunity Controversy in International Law – Private Suits Against Sovereign States in Domestic Courts, Springer Berlin Heidelberg (2005) của tác giả Ernest K. Bankas, The State immunities from state practices (2006) do Hội đồng châu Âu và các tác giả Gerhard Hafner, Marcelo G. Kohen, Susan Breau biên tập và đặc biệt là các báo cáo của Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc đã đưa ra trong quá trình soạn thảo Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia, cùng nhiều công trình nghiên cứu khác. Đây là nguồn tư liệu quý báu giúp cho người viết có cái nhìn đầy đủ hơn về những sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về quyền miễn trừ của quốc gia nói chung và quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nói riêng. Tuy nhiên, đây chủ yếu là những tài liệu bằng tiếng nước ngoài nên việc tiếp cận và nghiên cứu vấn đề còn gây nhiều trở ngại lớn. Tại Việt Nam, vấn đề quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ cả về lý luận và thực tiễn. Về mặt pháp lý, Việt Nam hiện nay chưa có một quy định nào trực tiếp điều chỉnh về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. Về mặt lý luận, trong thực tiễn nghiên cứu pháp lý, hiện nay vẫn chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về vấn đề này. Nhìn chung, các tài liệu của các tác giả Việt Nam có đề cập đến vấn đề quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia còn rất ít, chỉ có thể liệt kê một số tác phẩm được viết dưới dạng giáo trình như: Giáo trình Tư pháp quốc tế của Trường đại học Luật hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế của Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, hoặc một số sách chuyên khảo như “ Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế” của TS. Đoàn Năng biên soạn năm 2001, “Tư pháp quốc tế Việt Nam của TS. Đỗ Văn Đại và PGS. TS Mai Hồng Quỳ xuất bản năm 2010, cuốn “Tư pháp quốc tế” của ThS. Lê Thị Nam Giang năm 2010 và “Những phát triển của Luật pháp quốc tế thế kỷ XXI” của tác giả Nguyễn Trường Giang xuất bản năm 2008. Bên cạnh đó, một số tác giả cũng đã có những bài viết trên các tạp chí hoặc các công trình nghiên cứu về vấn đề quyền miễn trừ quốc gia như:“Quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam” của ThS. Bành Quốc Tuấn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Số 13/2010), “Tìm hiểu về quyền miễn trừ quốc gia trong quan hệ quốc tế” của ThS. Lê Thị Nam Giang và nhóm SV CLC K30, hay bài viết “Quyền miễn trừ của nhà nước và doanh nghiệp nhà nước nước ngoài theo pháp luật cạnh tranh Mỹ - kinh nghiệm cho Việt Nam” và “Vai trò của chính phủ trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài,” của TS. Nguyễn Thanh Tú – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp hay “Quyền miễn trừ quốc gia trong quan hệ quốc tế” của Lê Huyền Thanh – trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Mình. Tuy nhiên, các tác phẩm trên chỉ đề cập một cách khái quát về vấn đề quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia như là một nội dung được điều chỉnh của Tư pháp quốc tế mà không đi sâu nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của quyền miễn trừ quốc gia trong Tư pháp quốc tế cũng như chưa nghiên cứu một cách toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn các tranh chấp mà Việt Nam tham gia có liên quan đến vấn đề quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài nhằm làm rõ các quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới và các điều ước quốc tế về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia cũng như thực tiễn áp dụng các quy định trên tại các quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. Với mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau đây: + Làm rõ cơ sở hình thành quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia và các học thuyết về quyền miễn trừ tư pháp cảu quốc gia + Phân tích các quy định của pháp luật các nước và các điều ước quốc tế về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia với hai nội dung chính là chủ thể được hưởng quyền miễn trừ tư pháp và nội dung của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. + Phân tích các quan điểm cũng như một số quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia + Làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật các nước về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia cũng như thực tiễn giải quyết các tranh chấp có liên quan đến quyền miễn trừ tư pháp của nhà nước Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, lao động với các thể nhân, pháp nhân nước ngoài. + Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật của các quốc gia như Hoa Kỳ, Liên hiệp Anh, Australia, Canada, Nhật Bản, Nam Phi,…cũng như ba điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia bao gồm: Công ước Brussels năm 1926 về việc thống nhất những quy định liên quan đến quyền miễn trừ dành cho tàu thuyền của quốc gia Công ước của Hội đồng châu Âu về quyền miễn trừ quốc gia, Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia năm 2004, cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan đến quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. Tuy nhiên, luận văn không nghiên cứu toàn bộ các quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trên tất cả các lĩnh vực như hình sự, dân sự,.. mà chỉ nghiên cứu những quy định của pháp luật của các quốc gia và các điều ước quốc tế điều chỉnh quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, lao động,.. (là những quan hệ mang tính chất tư) với các cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Đồng thời, luận văn chỉ xem xét vấn đề quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia tại tòa án của quốc gia nước ngoài. Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung xem xét những vấn đề sau: + Cơ sở hình thành quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia và các học thuyết về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia + Các quy định của pháp luật về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế + Phân tích thực tiễn xét xử tại các quốc gia trên thế giới có liên quan đến vấn đề quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia + Phân tích thực tiễn giải quyết các tranh chấp có liên quan đến quyền miễn trừ tư pháp của Việt Nam. + Đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu, luận văn được triển khai trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu; phương pháp thống kê, tổng hợp nhằm đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật các nước và Việt Nam về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia; phương pháp so sánh để đánh giá sự tương đồng và khác biệt giữa các học thuyết về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia cũng như đánh giá sự tương đồng và khác biệt giữa các văn bản pháp luật của các nước và các điều ước quốc tế về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia, đặc biệt là với Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia năm 2004.…. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn - Luận văn làm rõ một cách tổng thể sự hình thành và phát triển của các học thuyết về quyền miễn trừ quốc gia – nền tảng để các quốc gia trên thế giới xây dựng và thực thi các quy định của pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế về vấn đề này. - Luận văn đã làm rõ nội dung của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia được ghi nhận trong pháp luật các nước cũng như những điều ước quốc tế đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia năm 2004. - Luận văn làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn xét xử có liên quan đến vấn đề quyền miễn trừ tư pháp của Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, lao động,… với các cá nhân nước ngoài. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia Chương 2: Các quy định của pháp luật về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế các nước và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam. 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP CỦA QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Với sự phát triển của nền kinh tế cũng như quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, không một quốc gia nào có thể tồn tại mà hoàn toàn đóng cửa với thế giới bên ngoài. Chính vì lí do đó, các quốc gia đã tích cực tham gia vào các quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Không chỉ tham gia vào các quan hệ pháp lý với các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế, quốc gia còn tham gia vào các quan hệ với cá nhân, pháp nhân của nước khác trong các lĩnh vực dân sự, thương mại,… Tuy nhiên, khi tham gia các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng với các chủ thể khác của tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt, không ngang hàng với các cá nhân và pháp nhân do quốc gia – với thuộc tính không tách rời là chủ quyền - được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. 1.1. Khái quát chung về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế 1.1.1. Khái niệm quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế 1.1.1.a. Định nghĩa Trong giao tiếp thông thường, “quốc gia” là thuật ngữ được sử dụng với rất nhiều từ đồng nghĩa như “đất nước”, “nhà nước”, “nước”,… Đây cũng là thuật ngữ có thể được sử dụng để chỉ tất cả các hoạt động của chính phủ như cơ cấu tổ chức, các hoạt động do các cơ quan nhà nước thực hiện. Theo Gamal Moursi Badr thì khái niệm “quốc gia” được sử dụng để chỉ “chính phủ quốc gia và con người trên một lãnh thổ nhất định”[2, tr.73]. Tuy nhiên, hiện nay, trên thế giới chưa có một văn bản pháp lý nào đưa ra khái niệm về chủ thể đặc biệt này. Khoa học pháp lý quốc tế hiện nay chỉ đưa ra những tiêu chí để xác định một thực thể có danh nghĩa quốc gia. Theo Điều 1 Công ước Montevideo về quyền và nghĩa vụ của quốc gia được thông qua tại Hội nghị quốc tế các nước châu Mỹ ngày 26/12/1933 thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế quốc tế phải có 4 yếu tố cơ bản: dân cư cư trú thường xuyên; lãnh thổ được xác định; chính phủ; và khả năng tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác. Khi có đầy đủ những yếu tố trên, một thực thể sẽ được xem như là một quốc gia với thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời là chủ quyền [56, tr 62]. Một trong những biểu hiện của chủ quyền quốc gia là thẩm quyền của quốc gia được theo pháp luật quốc tế được ban hành và thực thi các quy định của pháp luật đối với các sự việc, con người và tài sản trên lãnh thổ của quốc gia mình (còn được gọi là thẩm quyền tài phán của quốc gia). Quyền tài phán của quốc gia bao gồm ba 2 loại: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, một trong những biện pháp để quốc gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với các hoạt động của các thể nhân, pháp nhân cũng như nước ngoài tham gia vào các hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia là thông qua hoạt động tố tụng của tòa án. Trong khi đó, sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã khiến vai trò và chức năng của quốc gia được mở rộng. Không chỉ tham gia vào các quan hệ pháp luật với các chủ thể khác của luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại, quốc gia còn tham gia vào các quan hệ pháp luật với các tổ chức và công dân nước ngoài trong trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại, lao động,… với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Các quan hệ giữa một bên là quốc gia, một bên là thể nhân hoặc cơ quan, tổ chức của quốc gia khác trong lĩnh vực dân sự, thương mại, lao động là các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Song song với sự phát triển các quan hệ giữa quốc gia với các chủ thể khác của tư pháp quốc tế, là sự gia tăng về số lượng các vụ tranh chấp giữa những chủ thể này. Tuy nhiên, tòa án của quốc gia – với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại, kinh tế phát sinh từ các quan hệ tư pháp quốc tế - lại bị hạn chế thẩm quyền đối với quốc gia. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đã khiến các chủ thể này được hưởng quyền miễn trừ đối với thẩm quyền tài phán của quốc gia khác, mà cụ thể là thẩm quyền xét xử của tòa án của quốc gia khác. Theo Black’s law Dictionary thì thuật ngữ “immunity” (“miễn trừ”) được hiểu là việc cho phép một chủ thể không phải thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật yêu cầu các cá nhân khác phải thực hiện1. Theo tiếng Latinh, “miễn trừ” được dịch là “immunitas” có nghĩa là không phải thực hiện một nghĩa vụ, một hoạt động nào đó. Trong khoa học pháp lý, quyền miễn trừ là những ưu đãi và đặc quyền pháp lý do pháp luật quy định, cho phép những chủ thể nhất định không phải thực hiện một số nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý cụ thể để bảo đảm cho những chủ thể này thực hiện những chức năng của họ [62]. Tại Báo cáo thứ hai về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia và quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia, Sompong Sucharitkul – Báo cáo viên đặc biệt của Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc (International Law Commission – ILC) có nêu: ““Miễn trừ” là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong quan hệ trái quyền2. Trong một quan hệ mà một “quyền” của chủ thể này tương đương với “nghĩa vụ” của một 1 2 An exemption from performing duties which thelaw generally requires other citizens to perform. “Quan hệ trái quyền là những quyền dân sự trong đó chủ thể quyền thực hiện quyền để thỏa mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụ thuộc vào ý chí của người khác” [61, tr 43] 3 chủ thể khác, thì quyền “miễn trừ” mà một cá nhân hoặc một tổ chức hay một quốc gia được trao cho đồng nghĩa với việc chủ thể có quyền tương ứng sẽ không còn “quyền lực” nào nữa (...).” và ““miễn trừ” là một dạng đặc quyền” [30]. Trên cơ sở khái niệm “quốc gia” và “miễn trừ”, định nghĩa về quyền miễn trừ quốc gia đã được các nhà nghiên cứu đưa ra. Theo Stein, quyền miễn trừ quốc gia là “quyền của quốc gia và các cơ quan của quốc gia không phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình tại cơ quan của quốc gia khác”. Brohmer thì cho rằng, quyền miễn trừ quốc gia là hệ thống các quy định mang tính loại trừ - những trường hợp mà tòa án của một quốc gia không có thẩm quyền giải quyết. Trong khi đó, theo Rajesh Venugopalan, trong bối cảnh pháp luật quốc tế hiện nay, quyền miễn trừ quốc gia được hiểu là “các nguyên tắc pháp lý và các quy định trên cơ sở đó quốc gia có thể yêu cầu miễn trừ hoặc không phải tuân theo thẩm quyền lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp của quốc gia nước ngoài.” [36, tr 11]. Như vậy, có thể hiểu, quyền miễn trừ của quốc gia (hay còn được gọi là quyền miễn trừ nhà nước) là tổng hợp các quy định và các nguyên tắc pháp lý mà trên cơ sở đó quốc gia và các cơ quan của quốc gia không phải tuân theo thẩm quyền tài phán của quốc gia nước ngoài. Quyền miễn trừ quốc gia là một trong những nguyên tắc lâu đời trong quan hệ quốc tế, được xem như hàng rào bảo vệ cho quốc gia tại cơ quan tài phán của quốc gia nước ngoài. Mục đích chính của quyền miễn trừ quốc gia là nhằm đảm bảo các quốc gia có thể thực hiện một cách thuận lợi các chức năng đối ngoại và đối nội của mình thông qua việc đảm bảo cho quốc gia không phải tham gia vào các thủ tục tố tụng tại quốc gia nước ngoài. Ban đầu, quyền miễn trừ quốc gia được hình thành từ các quyết định của tòa án các quốc gia dành cho nhau trên cơ sở mối quan hệ thân thiện giữa các quốc gia. Về sau, nó dần trở thành một tập quán quốc tế, được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Trong lời nói đầu của Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán của quốc gia và quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia năm 2004 (sau đây gọi tắt là Công ước UNJISP năm 2004) đã ghi nhận: “Các quyền miễn trừ tài phán của quốc gia và tài sản của quốc gia được thừa nhận là một tập quán quốc tế”. Với vai trò quan trọng của quyền miễn trừ của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ quốc tế mà đặc biệt là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, nhiều nước đã ban hành các đạo luật về quyền miễn trừ của quốc trong hệ thống pháp luật của mình cũng như tham gia vào các điều ước quốc tế về vấn đề này. Sự tăng cường giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực thương mại cũng như những lĩnh vực khác của đời sống xã hội giữa các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa đã khiến khái niệm và nội dung của quyền miễn trừ quốc gia có sự thay đổi. Dù vẫn 4 còn nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của quyền miễn trừ quốc gia nhưng hầu hết các học giả đều thừa nhận, một trong những nội dung quan trọng và chủ yếu của quyền miễn trừ quốc gia chính là quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. Để hiểu rõ về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia, trước hết chúng ta cần phải hiểu được khái niệm “tư pháp”. Từ lâu nay, khái niệm này đã đã được nhiều nhà khoa học và nhà hoạt động thực tiễn của Việt Nam đề cập, tranh luận nhưng vẫn chưa có ý kiến thống nhất. Thuật ngữ “tư pháp” được sử dụng ở Việt Nam với nhiều ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất, “tư pháp” có nghĩa là quyền xét xử, được sử dụng để nhắc đến các cơ quan tham gia vào hoạt động xét xử của nhà nước trong các vụ việc dân sự, các vụ án hình sự và hành chính. Như vậy, theo ý nghĩa này, “tư pháp” được dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án. Nghĩa thứ hai, “tư pháp” được hiểu một nhánh quyền lực bên cạnh quyền lập pháp và hành pháp trong học thuyết tam quyền phân lập – quyền tư pháp. Quyền tư pháp là quyền lực nhà nước trao cho các cơ quan nhà nước để tiến hành các hoạt động: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm duy trì và bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân [74]. Ngoài ra, chữ “tư pháp” còn có một nghĩa khác nữa là ngành luật tư (private law) - ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tư. Trên thực tế, khái niệm “tư pháp” thường được sử dụng khi nhắc đến hoạt động tố tụng của các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án. Vì vậy, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế có thể được hiểu là quyền đặc biệt của quốc gia – chủ thể có thuộc tính chính trị pháp lý là chủ quyền - khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài với các thể nhân, cơ quan, tổ chức, theo đó, quốc gia sẽ không chịu sự tài phán của các cơ quan tư pháp của quốc gia khác (mà chủ yếu là tòa án quốc gia) trong quá trình giải quyết vụ việc phát sinh từ quan hệ có yếu tố nước ngoài trên nếu không được sự chấp thuận của quốc gia. 1.1.1.b. Nội dung quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia: Tuy sử dụng các thuật ngữ không hoàn toàn giống nhau, nhưng hiện nay, các nhà nghiên cứu đều khẳng định, quyền miễn trừ của quốc gia bao gồm: quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài sản. Như vậy, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là một nội dung của quyền miễn trừ quốc gia độc lập với quyền miễn trừ tài sản của quốc gia. Trong cuốn Thuật ngữ pháp luật quốc tế do TS. Đỗ Hòa Bình 5 chủ biên khi định nghĩa về quyền miễn trừ của quốc gia, các tác giả đã giải thích: “Quyền miễn trừ của quốc gia bao gồm quyền miễn trừ tư pháp (miễn trừ xét xử, miễn trừ áp dụng các biện pháp sơ bộ án, miễn trừ thi hành án) và quyền miễn trừ về tài sản.” Tương tự, trong Giáo trình Thương mại quốc tế - Khoa Luật Đại học quốc gia có nêu: “Là một thực thể chính trị - pháp lý có chủ quyền, quốc gia tham gia vào các giao dịch dân sự - kinh tế - thương mại với tư cách chủ thể đặc biệt. Do đó, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ: miễn trừ về tư pháp và miễn trừ về tài sản”[57, tr111]. TS. Đoàn Năng cũng có cùng ý kiến: “Vấn đề quy chế pháp lý của tài sản quốc gia trong quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài gắn bó rất chặt chẽ với vấn đề quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia”[54, tr192]; và đã tách quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia thành những nội dung độc lập với nhau trong cuốn Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế. Tương tự, trong bài viết của mình, ThS. Bành Quốc Tuấn có nêu: “Quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế gồm quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia.”[71, tr14] cũng như phân tích các nội dung của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia gồm: quyền miễn trừ xét xử, miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành án. Trên thực tế, quyền miễn trừ tài sản thuộc sở hữu của quốc gia là một nội dung quan trọng của quyền miễn trừ quốc gia khi tham gia vào các quan hệ Tư pháp quốc tế và có thể thừa nhận, quyền miễn trừ tài sản này được thể hiện thông qua quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. Theo TS. Đoàn Năng: “Trên thực tế, hai trong số ba nội dung của quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia trực tiếp đụng đến tài sản của quốc gia, bởi vì, thông thường để đảm bảo sơ bô đối với đơn kiện cũng như bảo đảm thi hành các bản án, các tòa án thực hiện sai áp đối với nhưng tài sản nhất định của bên bị đơn trong tranh chấp dân sự” [54,tr192] Tuy nhiên, pháp luật quốc tế cũng đã quy định những loại tài sản mà quốc gia luôn được hưởng quyền miễn trừ trong mọi trường hợp, không chỉ đối với các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện hay các biện pháp cưỡng chế thi hành án.3 Tương ứng với ba giai đoạn của quá trình tố tụng, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia bao gồm 3 nội dung chính sau: + Quyền miễn trừ xét xử của quốc gia: Quyền miễn trừ xét xử của quốc gia được hiểu là tòa án của một quốc gia không được quyền xét xử một quốc gia khác nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó. Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào các quan hệ dân sự, 3 Điều 21 của Công ước UNJISP 2004 đã quy định về quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia như một nội dung độc lập. 6 thương mại, lao động với một quốc gia, các cá nhân, pháp nhân sẽ không có quyền khởi kiện quốc gia đó ra trước tòa án của quốc gia nước ngoài nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó được thể hiện thông qua hợp đồng hoặc các hình thức khác. + Quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo cho vụ kiện (hay còn được gọi là quyền miễn trừ đối với các biện pháp tiền tố tụng, quyền miễn trừ đối với các biện pháp sơ bộ, hay quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện): Nội dung của quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo cho vụ kiện được hiểu là trong trường hợp quốc gia đồng ý cho cá nhân, pháp nhân khởi kiện mình tại tòa án nước ngoài thì tòa án nước ngoài sẽ được quyền xét xử nhưng không được áp dụng bất kỳ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tích thu đối với tài sản của quốc gia để đảm bảo cho việc xét xử. + Quyền miễn trừ đối với các biện pháp bảo đảm thi hành án. Quyền miễn trừ đối với các biện pháp bảo đảm thi hành án của quốc gia có nội dung như sau: nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể thi hành bản án một cách bắt buộc để chống lại quốc gia đó trong trường hợp quốc gia là đương sự của vụ kiện. Quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo vụ kiện cũng như quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế thi hành án được các học giả phương Tây cũng như một số văn bản pháp luật đề cập dưới tên gọi là quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo thi hành (Immunity From Execution/ Enforcement). Các nội dung nêu trên của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia có gắn bó chặt chẽ với nhau. Quốc gia có quyền từ bỏ từng nội dung hoặc tất cả các nội dung của quyền miễn trừ tư pháp bởi việc hưởng quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia vào các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài là quyền của quốc gia chứ không phải là nghĩa vụ của quốc gia. Việc quốc gia từ bỏ nội dung này không có nghĩa là đương nhiên từ bỏ nội dung khác của quyền miễn trừ tư pháp. Và quốc gia từ bỏ từng nội dung hoặc từ bỏ toàn bộ các nội dung của quyền miễn trừ tư pháp trong trường hợp này không có nghĩa là trong trường hợp khác quốc gia cũng đương nhiên từ bỏ. Trong vụ án Socifros v. USSR (1938), tòa án Pháp đã khẳng định: “hai quyền miễn trừ này không có liên hệ với nhau, và việc từ bỏ quyền này sẽ không bao giờ dẫn đến việc mất quyền viện dẫn quyền miễn trừ kia tại tòa án Pháp”. Trong phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế trong vụ kiện giữa Đức và Italia có nêu: “Các quy định của tập quán quốc tế điều chỉnh quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành và các quy định điều chỉnh quyền miễn trừ xét xử (…) là hai nội dung khác biệt, và phải được áp dụng một cách độc lập” [24, tr 44]. 7 1.1.2. Cơ sở hình thành quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế Khi nói đến quốc gia, người ta luôn nhắc đến một trong những thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của quốc gia đó là chủ quyền, với thuật ngữ phổ cập là chủ quyền quốc gia. Thuật ngữ “chủ quyền” xuất phát từ tiếng Pháp “souveraineté” có nguồn gốc từ tiếng Latinh cổ là Superanitas hoặc Suprema potestas, đều có nghĩa là quyền lực tối cao[50]. Từ trước đến nay, tồn tại nhiều học thuyết khác nhau về chủ quyền quốc gia như: thuyết chủ quyền tuyệt đối, thuyết chủ quyền độc lập,…Theo quan điểm hiện đại thì chủ quyền quốc gia là một trong các thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia, bao gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong các quan hệ quốc tế [64, tr62]. Quốc gia thực hiện quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình trên hai phương diện vật chất và quyền lực: - Về phương diện quyền lực: quốc gia có quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ; thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thông qua hệ thống cơ quan nhà nước trong phạm vi lãnh thổ; thực hiện thẩm quyền đối với các cá nhân và tổ chức đang hoạt động trên lãnh thổ quốc gia. - Về phương diện vật chất: quốc gia là chủ thể duy nhất có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tài nguyên nằm phía trong bên giới quốc gia trên cơ sở lợi ích và phù hợp với sự lựa chọn của cộng đồng dân cư sinh sống trên vùng lãnh thổ đó. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thực hiện chủ quyền một cách riêng biệt, không chia sẻ với các chủ thể khác của luật quốc tế. Thông qua hệ thống cơ quan nhà nước, quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền sử dụng lãnh thổ của mình và thự hiện quyền lực trên lãnh thổ đó. Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng, không được áp đặt quyền lực của họ và không được can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia. Trong phán quyết giải quyết tranh chấp liên quan đến Eo biển Corfu, Tòa Công lý quốc tế của Liên hợp quốc đã khẳng định rằng “giữa các quốc gia độc lập, việc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ là một trong số những cơ sở chủ yếu cho quan hệ quốc tế” [68]. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có một số hạn chế đối với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ của quốc gia và quyền miễn trừ của quốc gia chính là một trong những trường hợp hạn chế đối với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ của quốc gia nhằm đảm bảo sự tôn trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác. Trên cơ sở chủ quyền quốc gia, một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đã được hình thành và được cộng đồng quốc tế thừa nhận là nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia”. Theo nguyên tắc này, khi tham gia vào các quan hệ 8 quốc tế, các quốc gia được quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của quốc gia mà không phải chịu sự áp đặt của bất kỳ chủ thể nào khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Các quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội [73]. Hay nói cách khác, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, có tiềm lực mạnh hay yếu đều bình đẳng với nhau về chủ quyền. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia được xem như là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại, là cơ sở đảm bảo trật tự quốc tế. Đây là nguyên tắc được ghi nhận trong điều lệ của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế và trong nhiều văn bản quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốc tế. Khoản 1 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định: “Tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành viên”.Trong Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp Quốc cũng khẳng định: “nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc sẽ là sự đóng góp có ý nghĩa cho luật quốc tế hiện tại, và việc áp dụng có hiệu quả sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền”[73]. Do các quốc gia độc lập và bình đẳng về chủ quyền nên không thể có quốc gia nào có quyền đứng trên để phán xét tính đúng sai của hành động của một quốc gia khác. Điều này được tổng hợp thành nguyên tắc kẻ ngang quyền này không có quyền lực gì đối với kẻ ngang quyền kia (Par in parem non habet imperium). Hay nói cách khác, tòa án của một quốc gia sẽ không có thẩm quyền xét xử một quốc gia nước ngoài. Trong báo cáo của De Bar về thẩm quyền của tòa án đối với quốc gia nước ngoài gửi Ủy ban Liên hợp quốc về pháp điển hóa pháp luật quốc tế (League of Nations Committee for the Codification of Interntional law) đã giải thích nguyên tắc trên như sau: “Việc tòa án của một quốc gia không có thẩm quyền đối với một quốc gia khác được công nhận rộng rãi đối với các trường hợp quốc gia thực hiện các hoạt động thực hiện chủ quyền quốc gia nhằm đảm bảo hoạt động quản lý đất nước và thực hiện các dịch vụ công”[13, tr30]. Như vậy, chủ quyền quốc gia và nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” – một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại - chính là cơ sở của quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế. Trong phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong án lệ nổi tiếng về quyền miễn trừ quốc gia – The Schooner 9 Exchange v. Mc Faddon, Thẩm phán Marshall đã khẳng định quyền miễn trừ quốc gia được hình thành trên cơ sở “sự bình đẳng và độc lập chủ quyền tuyệt đối giữa các quốc gia” [21, tr 2]. Nikolai A. Ushakov cũng thừa nhận: “Quyền miễn trừ quốc gia được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, là nội dung được thừa nhận ở phạm vi toàn cầu”[41]. Điều này đã được ghi nhận trong Công ước của Hội đồng châu Âu về quyền miễn trừ quốc gia năm 1972 (gọi tắt là Công ước Basel 1972): ““Miễn trừ quốc gia” là khái niệm của pháp luật quốc tế, được phát triển từ nguyên tắc par in parem non habet imperium”. Đặc biệt, gần đây nhất, trong phán quyết ngày 3 tháng 2 năm 2012 của Tòa án Công lý quốc tế trong vụ kiện về “Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia” giữa Cộng hòa Liên Bang Đức và Cộng hòa Italia, Tòa đã ghi nhận: “Nguyên tắc miễn trừ quốc gia có vị trí quan trọng trong pháp luật quốc tế và quan hệ quốc tế. Nó được hình thành trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đã được thừa nhận tại đoạn 1 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.”[24, tr24] Tuy được hình thành trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế - nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia – quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia vẫn là một trong những nội dung cơ bản của tư pháp quốc tế xuất phát từ hai lý do chính: Thứ nhất, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà quốc gia tham gia với các cá nhân, pháp nhân là các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Theo Giáo trình Tư pháp quốc tế - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội thì: “Tư pháp quốc tế là một bộ môn khoa học pháp lý độc lập và là một ngành luật độc lập bao gồm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài”[58, tr13]. Tương tự, trong Giáo trình Tư pháp quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội cũng ghi nhận: “Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sư, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài (gọi chung là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài)”[66,tr21] Nhiều sách báo, tài liệu của nước ngoài cũng thừa nhận về vị trí cũng như đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Chẳng hạn, theo Peter North và J.J. Fawcett thì: “Tư pháp quốc tế là một bộ phận của pháp luật Anh được áp dụng khi tòa án giải quyết các vụ kiện có yếu tố nước ngoài” [23, tr3] hay theo David McClean thì: “Tư pháp quốc tế là một bộ phận thuộc lĩnh vực luật tư của một quốc gia điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài”[10, tr1]. Từ đó có thể khẳng định, các quan hệ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất